1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: “CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN PẮC MA” TẠI CÁC XÃ MÙ CẢ, KA LĂNG VÀ MƯỜNG TÈ, HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU

81 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Dự Án: “Công Trình Thủy Điện Pắc Ma” Tại Các Xã Mù Cả, Ka Lăng Và Mường Tè, Huyện Mường Tè, Tỉnh Lai Châu
Trường học Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Pắc Ma
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Lai Châu
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 5,22 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (7)
    • 1.1. Chủ dự án đầu tư (7)
    • 1.2. Dự án đầu tư (7)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (20)
      • 1.3.1. Công suất của dự án đầu tư (20)
      • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (20)
      • 1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (30)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (30)
      • 1.4.1. Nhu cầu nguyên, liệu, vật liệu hóa chất sử dụng của dự án (30)
      • 1.4.2. Nhu cầu điện (30)
      • 1.4.3. Nhu cầu nước (31)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (32)
  • CHƯƠNG II (34)
    • 2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (34)
    • 2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (34)
  • CHƯƠNG III (36)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (36)
      • 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (36)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (38)
      • 3.1.3. Xử lý nước thải (43)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (50)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (50)
      • 3.3.1. Rác thải sinh hoạt (50)
      • 3.3.2. Rác thải trôi từ thượng nguồn về lòng hồ (53)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (54)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (57)
  • CHƯƠNG IV (71)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (71)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (73)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (73)
    • 5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (74)
      • 5.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (74)
      • 5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (74)
      • 5.1.3. Tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch (75)
    • 5.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (76)
      • 5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (76)
      • 5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (77)
    • 5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (77)
  • Chương VI (74)
    • 6.1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường (79)
    • 6.2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan (79)

Nội dung

Lượng nước khai thác, sử dụng của công trình thủy điện là lượng nước phục vụ cho mục đích phát điện với các thông số chính của nhà máy như sau: Trang 25 - Lưu lượng nước lớn nhất qua n

Chủ dự án đầu tư

Công ty Cổ phần Thủy điện Pắc Ma

- Địa chỉ văn phòng: Số 218, Đường Trần Hưng Đạo, Phường Đoàn Kết, Thành phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu, Việt Nam

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Đại diện (Ông): Trần Quỳnh Phương Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 6200068863 được Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu cấp đăng ký lần đầu ngày 27/2/2013 và đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 27/12/2021

- Giấy chứng nhận đầu tư mã số 2188206372 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châo cấp chứng nhận lần đầu mã số 23121000278 cấp ngày 13/12/2013, chứng nhận thay đổi lần thứ năm ngày 30/12/2021.

Dự án đầu tư

- Tên dự án: Công trình Thủy điện Pắc Ma

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: xã Mù Cả, Ka Lăng và Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Công trình thủy điện Pắc Ma được Bộ Công thương phê duyệt Quyết định bổ sung vào Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà theo Quyết định số 8638/QĐ-BCT ngày 19/11/2013

Như vậy, theo quy hoạch bậc thang sông Đà, nhà máy thủy điện Pắc Ma là công trình thủy điện đầu tiên trên sông Đà tính từ ranh giới Trung Quốc – Việt Nam

Hình 1.1 Sơ đồ bậc thang sông Đà a Vị trí địa lý công trình thủy điện Pắc Ma xác định như sau:

Bảng 1.1 Tọa độ ranh giới nhà máy thủy điện Pắc Ma

Nguồn : Bản vẽ thi công công trình thủy điện Pắc Ma

Hình 1.2: Mặt bằng công trình nhà máy thủy điện Pắc Ma

Hình 1.3 Sơ đồ vị trí nhà máy thủy điện Pắc Ma

Hình 1.4 Hình ảnh công trình nhà máy thủy điện Pắc Ma b Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt của dự án

- Quyết định số 8638/QĐ-BCT ngày 19/11/2013 của Bộ Công thương phê duyệt Quyết định bổ sung dự án thủy điện Pắc Ma vào Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà

- Quyết định số 3713/QĐ-BCT ngày 14/9/2016 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà

- Quyết định số 2819/QĐ-BCT ngày 14/12/2021 của Bộ Công thương phê duyệt điều chỉnh quy mô công suất và điện lượng bình quân năm

- Thông báo số 85/ĐL-TĐ ngày 14/1/2022 của Cục điện lực và năng lượng tái tạo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh Dự án thủy điện Pắc Ma

- Giấy phép khai thác nước mặt số 2745/GP-BTNMT ngày 05/9/2018 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường về cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt của nhà máy thủy điện Pắc Ma

- Quyết định số 1394/QĐ-BTNMT ngày 29/6/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

- Nghị quyết 29/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu chấp thuận bổ sung danh mục các công trình, dự án phải thu hồi đất, mức vốn bồi thường giải phóng mặt bằng và danh mục các công trình, dự án phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất phát sinh năm 2022 trên địa bàn tỉnh

- Quyết định số 1065/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của Ủy bna nhân dân tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt điều chỉnh về quy mô, địa điểm và số lượng dự án, công trình trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Mường Tè

- Quyết định số 757/QĐ-UBND ngày 25/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa công trình thủy điện Pắc Ma tại các xã Mù Cả, Ka Lăng và Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu c Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Ngày 17/2/2016 Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 164/QĐ-UBND, công suất lắp máy là 140 MW

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu thay đổi thiết bị cánh quay của nhà máy thủy điện, công suất nhà máy có thể đạt được 160MW Ngày 14/12/2021 Bộ Công thương phê duyệt điều chỉnh quy mô công suất và điện lượng bình quân năm nhà máy thủy điện Pắc Ma tại Quyết định số 2819/QĐ-BCT Theo đó, nhà máy được điều chỉnh công suất lắp máy lên 160MW và điện lượng bình quân năm là 583,98 triệu kWh

- Ngày 28/12/2022, Dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Công trình Thủy điện Pắc Ma (điều chỉnh nâng công suất từ 140MW lên 160MW)” tại các xã Mù Cả, Ka Lăng và Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu theo Quyết định số 3742/QĐ-BTNMT Quyết định này thay thế Quyết định 164/QĐ-UBND ngày 17/2/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu d Quy mô dự án

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Thủy điện Pắc Ma hiện nay đã hoàn thành xây dựng với tổng số vốn là 6.073 tỷ đồng Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, dự án thuộc loại hình đầu tư theo tiêu chí phân loại dự án nhóm A

- Quy mô cơ sở: Nhà máy thủy điện Pắc Ma có diện tích lưu vực là 21.304 km 2 , diện tích sử dụng đất là 263ha với tổng công suất lắp máy là 160MW bao gồm 04 tổ máy, mỗi tổ máy 40MW

Căn cứ mục 6 và mục 10 Phụ lục III Phụ lục kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ, dự án thuộc danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường

Căn cứ Khoản 1 Điều 39 và Điểm a Khoản 1 Điều 41, dự án lập Giấy phép môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và cấp phép

- Quy mô các hạng mục công trình của dự án

Dự án công trình thủy điện Pắc Ma là công trình cấp I có tổng công suất lắp máy là 160MW (gồm 04 tổ máy, mỗi tổ máy 40MW), được xây dựng trên dòng chính sông Đà, thuộc địa bàn các xã Mường Tè, Mù Cả và Ka Lăng – huyện Mường Tè – tỉnh Lai Châu với các thông số cơ bản như sau (kèm theo văn bản số 85/ĐL-TĐ ngày 14/1/2022):

Bảng 1.2: Các hạng mục công trình thủy điện Pắc Ma

TT Hạng mục chính Thông số kỹ thuật Ghi chú

I Lưu vực và dòng chảy tự nhiên

- Diện tích lưu vực 21.304 km 2 Không thay đổi so với QĐ ĐTM 3742/QĐ- BTNMT

- Chiều dài sông chính 415 km

- Lượng mưa trung bình nhiều năm 1.624,5 mm

- Lưu lượng trung bình nhiều năm 634,9 m 3 /s

- P=0,1% thì lưu lượng đỉnh lũ là 14.276 m 3 /s

- P=0,5% thì lưu lượng đỉnh lũ là 12.014 m 3 /s

- Diện tích lưu vực đến tuyến đập (Flv) 21.304 km 2 Không thay đổi so với QĐ ĐTM 3742/QĐ- BTNMT

- Dung tích toàn bộ (Vtb) 18,74 triệu m 3

- Dung tích chết (Vc) 13,02 triệu m 3

- Dung tích hữu ích (Vtb) 5,72 triệu m 3

- Diện tích mặt hồ ở MNDBT 2.097 km 2

III Các hạng mục công trình chính

1 Đập không tràn Không thay đổi so với QĐ ĐTM 3742/QĐ- BTNMT

1.1 Đập không tràn bờ phải

- Chiều dài đập theo đỉnh 146,95m

- Chiều rộng đập vị trí nhỏ nhất 6m

TT Hạng mục chính Thông số kỹ thuật Ghi chú

- Chiều cao đập lớn nhất 32,3m

- Hệ số mái thượng lưu/hạ lưu 0/0,75

1.2 Đập không tràn bờ trái

- Kết cấu đập (tường nối liền đáy BTCT, lõi đắp đá) Hình dạng chữ U

- Chiều dài đập theo đỉnh 37,45m

- Chiều rộng đỉnh đập vị trí nhỏ nhất 52,2m

- Bề rộng đáy vị trí nhỏ nhất 52,2m

- Chiều cao đập lớn nhất 22,8m

- Dung trọng sau hoàn thiện của lõi 1,85 T/m 3

- Chiều dày vị trí nhỏ nhất tường/ bản đáy 1/1,5m

- Kiểu Đỉnh rộng có cửa văn phẳng Không thay đổi so với QĐ ĐTM 3742/QĐ- BTNMT

- Kích thước thông thủy 01 khoang tràn 14x15,5m

+ Ứng với lũ thiết kế

+ Ứng với lũ kiểm tra

+ Hình thức (dòng chảy đáy) Bể tiêu năng

Kích thước bể tiêu năng

(ứng với 03 khoang tràn giáp nhà máy)

Kích thước bể tiêu năng

(ứng với 06 khoang tràn phía bờ phải)

TT Hạng mục chính Thông số kỹ thuật Ghi chú

+ Cao trình đáy hoàn thiện bể tiêu năng 287,5m

- Kiểu Thân đập Không thay đổi so với QĐ ĐTM 3742/QĐ- BTNMT

- Số khoang x kích thước thông thủy mỗi khoang 04x13,5x15,1m

Lưới chắn rác (mỗi khoang chia 2) có kích thước thông thủy mỗi phần

- Chiều dài (kể cả phần nhà máy) 110,3m

- Kiểu Lòng sông Không thay đổi so với QĐ ĐTM 3742/QĐ- BTNMT

Kapsun – cánh quay (thiết bị của Andritz Hydro) có đường kính D1=6,2m; n7,14vòng/phút;

- Dài theo hướng dòng chảy 70,6m

- Rộng (theo hướng vuông góc dòng chảy) 79,4m

- Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy 1.360,0 m 3 /s

- Công suất lắp máy 160MW

- Công suất đảm bảo 12,5MW

- Điện lượng trung bình năm 583,98 triệu kWh

- Số giờ sử dụng Nlm 3.650 giờ

- Mực nước hạ lưu lớn nhất

- Mực nước hạ lưu nhỏ nhất

(ứng với lưu lượng phát điện 298,85m

TT Hạng mục chính Thông số kỹ thuật Ghi chú

- Kiểu/cấp điện áp GIS/110kV Không thay đổi so với QĐ ĐTM 3742/QĐ- BTNMT

- Vị trí Trong nhà máy

IV Các hạng mục công trình phụ trợ

1 Văn phòng làm việc và nhà điều hành

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư

Công trình thủy điện Pắc Ma sản xuất điện với tổng công suất là 160MW gồm 04 tổ máy, mỗi tổ máy 40MW, tạo ra điện với sản lượng trung bình năm là 583,98 triệu kWh

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Tuyến đập thủy điện được xây dựng ngang sông Đà với tác dụng giữ và tích nước vào hồ chứa Nước từ hồ qua cửa lấy nước đến turbine Capsun do Andritz Hydro chế tạo với công suất lắp máy 40MW/tổ máy, tổng công suất nhà máy là 160MW Lượng nước thừa từ hồ chứa được xả tự do qua đập tràn về sông Đà

Nước chảy làm quay turbine máy phát điện và tạo ra điện với sản lượng trung bình năm là 583,98 triệu kWh Điện tạo ra từ turbine quay được đưa qua máy biến áp tạo ra dòng điện cao thế và đấu nối vào mạng lưới phân phối điện 110kV truyền tải lên lưới điện quốc gia Nguồn nước sau khi làm quay turbine qua kênh xả đổ về phía hạ lưu sông Đà

Thời gian vận hành phát điện trung bình với công suất lắp máy của nhà máy thủy điện Pắc Ma là 10 giờ/ngày

Sơ đồ minh họa quy trình sản xuất:

Hình 1.5 Sơ đồ quy trình vận hành sản xuất nhà máy thủy điện Pắc Ma

Nhà máy thủy điện Pắc Ma được vận hành theo nguyên lý nhà máy thủy điện cột nước thấp, theo chế độ điều tiết nước ngày đêm

Nhà máy thủy điện được tích nước ngay trong lòng sông và dẫn trực tiếp lưu lượng vào cửa lấy nước của nhà máy, sau đó dẫn đến tuabin phát điện và chuyển thủy năng thành cơ năng (chuyển động quay), thông qua kết nối trục với máy phát điện để biến năng lượng nước thành điện năng Nhà máy thủy điện Pắc

Rác thải (cây cối, chai nhựa,…) trôi từ thượng nguồn

Hồ chứa dung tích 18,74 triệu m 3

Nhà máy thủy điện (tuabin phát điện)

Trạm biến áp Đường dây 110kV

Ghi chú: Đường đi của nước Đường đi của điện

- Phát sinh CTNH, chất thải rắn sinh hoạt;

- Phát sinh tiếng ồn, độ rung, điện và từ trường;

Ma sử dụng thiết bị Kapsun cánh quay được chế tạo bởi Andritz Hydro có cột nước nhỏ nhất 6,5m; cột nước lớn nhất là 18,8m và cột nước theo tính toán là 14,19m

Các thiết bị chính sử dụng phục vụ giai đoạn vận hành nhà máy chủ yếu như sau:

Bảng 1.3: Thiết bị thuỷ lực chính và phụ

TT Tên thiết bị Thông số chính Đơn vị

Khối lượng (Tấn) Ghi chú Đơn vị Toàn bộ

A Thiết bị thuỷ lực chính

Thiết bị Andritz Hydro (Cộng hòa Áo) có công nghệ thiết bị châu Âu D1=6,2m; n7,14vòng/ph Htt,19m;

2 Điều tốc (thiết bị dầu 2 áp lực, máy điều tốc) áp lực dầu 6,3MPa Điện - kỹ thuật số bộ 04 11.3 45.2

3 Máy phát điện đồng 3 bộ ba pha

4 Hệ thống kích thích 4 bộ 04 15 60.0

B Thiết bị phụ tổ máy

B1 Hệ thống thoát nước tổ máy

1 Tổ máy bơm ly tâm Q0m 3 /h,

2 Phụ tùng, đường ống lô 01 15,0 21,0

B2 Hệ thống tiêu nước rò rỉ nhà máy thuỷ điện

1 Tổ máy bơm ly tâm Qm 3 /h,

2 Phụ tùng đường ống lô 01 10,0 10,0

TT Tên thiết bị Thông số chính Đơn vị

Khối lượng (Tấn) Ghi chú Đơn vị Toàn bộ Cộng: 14,0 (Tấn)

B3 Hệ thống cấp nước kỹ thuật

2 Thiết bị lọc nước Q 0m 3 /h bộ 08 0,5 4,0

3 Phụ tùng, đường ống lô 01 12,0 12,0

1 Tổ máy nén khí hạ áp 2 Q=5.0m 3 /ph-

2 Bình khí nén hạ áp cho phanh hãm tổ máy

3 Bình khí nén hạ áp cho cấp nước kỹ thuật

4 Tổ máy nén khí cao áp Q=3.0m 3 /ph-

5 Bình khí nén cao áp 3 V=3.0m 3 ,

6 Phụ tùng, đường ống 5 lô 01 15.0 15.0

1 Thiết bị làm sạch dầu bộ 01 2,0 2,0

4 Phụ tùng, đường ống lô 01 12,0 12,0

B6 Hệ thống đo lường thuỷ lực

1 Các thiết bị đo lô 01 1,0 1,0

2 Giá gá lắp, đường ống lô 01 10,0 10,0

TT Tên thiết bị Thông số chính Đơn vị

Khối lượng (Tấn) Ghi chú Đơn vị Toàn bộ

2 Phụ tùng đường ống lô 01 5,0 5,0

B8 Xưởng sửa chữa cơ khí

1 Các máy công cụ lô 01 15,0 15,0

2 Vật tư dự phòng lô 01 5,0 5,0

B9 Vệ sinh công nghiệp và môi trường

1 Thông gió điều hoà không khí lô 01 13,5 13,5

2 Xử lí nước thải lô 01 4,5 4,5

B10 Vật tư phụ tùng thay thế khác

1.3.2.1 Phương thức khai thác, sử dụng nước

Công trình thủy điện Pắc Ma là dạng nhà máy thủy điện lòng sông, lượng nước được tích trữ vào hồ chứa có dung tích toàn bộ 18,74 triệu m 3 (dung tích hữu ích là 5,72 triệu m 3 ), hoạt động theo chế độ điều tiết ngày đêm Nước từ phần dung tích hữu ích của hồ chảy vào cửa lấy nước sau đó qua đường ống áp lực về nhà máy phát điện Nước sau khi phát điện được xả trả lại sông Đà qua kênh xả ngay sau nhà máy

Hồ chứa thủy điện Pắc Ma vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm Lượng nước khai thác, sử dụng của công trình thủy điện là lượng nước phục vụ cho mục đích phát điện với các thông số chính của nhà máy như sau:

- Công suất lắp máy = 40MW/tổ máy, nhà máy thủy điện Pắc Ma hoạt động với 04 tổ máy;

- Lưu lượng nước lớn nhất qua nhà máy: 1.360 m 3 /s;

- Lưu lượng lớn nhất qua một tổ máy: 340 m 3 /s;

- Lưu lượng bé nhất qua một tổ máy: 100 m 3 /s;

- Lưu lượng nước xả dòng chảy tối thiểu: 55,6 m 3 /s

* Trình tự, phương thức vận hành cửa van đập tràn

Công ty Cổ phần thủy điện Pắc Ma tiến hành vận hành cửa van đập tràn theo đúng Quyết định số 757/QĐ-UBND ngày 25/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa công trình thủy điện Pắc

Ma tại xã Mù Cả, Ka Lăng và Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, cụ thể như sau:

- Các cửa van được đánh số từ I đến IX, thứ tự từ trái sang phải theo hướng nhìn từ thượng lưu về hạ lưu

- Trình tự mở các van đập tràn được quy định tại bảng sau:

Bảng 1.4 Trình tự mở các cửa van đập tràn

Thứ tự mở sau được thực hiện sau khi hoàn thành thứ tự mở trước đó Trình tự đóng các cửa van được thực hiện ngược với trình tự mở

1.3.2.2 Chế độ khai thác, sử dụng nước của công trình theo các thời kỳ trong năm

Nguyên tắc chung: hồ chứa vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm và tuân thủ phương thức huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, các quy định của thị trường điện và Hợp đồng mua bán điện giữa Chủ dự án và đơn vị mua điện

Công ty Cổ phần thủy điện Pắc Ma tiến hành vận hành hồ chứa theo đúng Quyết định số 757/QĐ-UBND ngày 25/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa công trình thủy điện Pắc Ma tại xã

Mù Cả, Ka Lăng và Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, cụ thể như sau: a Vận hành công trình điều tiết trong mùa lũ

+) Nguyên tắc vận hành hồ chứa trong mùa lũ

- Duy trì mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường 315m bằng chế độ xả nước qua các tổ máy phát điện và chế độ đóng mở cửa van đập tràn đến khi toàn bộ các cửa van mở hoàn toàn

- Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường 315m đến cao trình mực nước lũ kiểm tra 312,41m để điều tiết cắt lũ khi các cửa van của đập tràn chưa ở trạng thái mở hoàn toàn, trừ trường hợp bất khả kháng

- Trong mọi trường hợp vận hành bình thường từ thời điểm lũ vào hồ đến khi đạt đỉnh, việc mở các cửa van đập tràn phải tiến hành lần lượt để tổng lưu lượng xả qua các tổ máy phát điện và đập tràn không được lớn hơn lưu lượng đến hồ cùng thời điểm so với sai số cho phép là 50% chênh lệch tổng lưu lượng xả của trình tự đó so với trình tự mở cửa van đập tràn liền kề trước hoặc sau +) Vận hành hồ chứa tham gia cắt/ giảm lũ cho hạ du, phát điện

- Từ thời điểm lũ vào hồ đến khi đạt đỉnh, việc vận hành hồ chứa cắt giảm lũ cho hạ du phải đảm bảo tổng lưu lượng xả qua công trình về hạ du không được lớn hơn lưu lượng vào hồ cùng thời điểm

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1 Nhu cầu nguyên, liệu, vật liệu hóa chất sử dụng của dự án Đối với nhà máy thủy điện, nguồn năng lượng chính cho sản xuất là thủy năng Nguyên liệu chính vận hành nhà máy thủy điện Pắc Ma là nguồn nước trên sông Đà với dung tích toàn bộ hồ chứa là 18,74 triệu m 3 , trong đó phần dung tích hữu ích chiếm 5,72 triệu m 3 Nước sau khi qua nhà máy thủy điện được trả lại sông Đà qua kênh xả ngay sau nhà máy

Ngoài ra, sử dụng các loại dầu nhớt, dầu DO, dầu bôi trơn và các loại dầu làm mát tuabin để phục vụ cho các hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy

1.4.2 Nhu cầu điện Điện năng sử dụng trung bình cho dự án khoảng 102.000 kWh/tháng tương đương 3.400 kWh/ngày được dùng cho hoạt động của cán bộ công nhân trong nhà máy, thiết bị chiếu sáng, hệ thống thiết bị phụ, thiết bị nâng, hạ cửa van,

Nguồn cung cấp điện: Được lấy từ nguồn điện 110 kV thông qua các máy biến áp tăng áp 13,8/110kV thủy điện Pắc Ma hoặc lấy từ nguồn 35kV địa phương thông qua máy biến áp 0,4/35kV thủy điện Pắc Ma

- Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

Giai đoạn hoạt động nhà máy có khoảng 30 cán bộ công nhân viên làm việc tại Dự án Nhu cầu cấp nước sinh hoạt như sau:

Theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng, định mức chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt tối thiểu là 80 lít/người/ngày Như vậy nhu cầu cấp nước sinh hoạt tại dự án là:

80 lít/người/ngày x 30 người x 10 -3 m 3 /lít = 2,4 m 3 /ngày đêm

- Nhu cầu sử dụng nước sản xuất

+ Lưu lượng nước lớn nhất qua nhà máy: 1.360 m 3 /s; lưu lượng lớn nhất qua một tổ máy: 340m 3 /s

+ Lưu lượng nước nhỏ nhất qua nhà máy: 400m 3 /s; lưu lượng nhỏ nhất qua một tổ máy là 100m 3 /s

+ Lưu lượng nước xả dòng chảy tối thiểu: 55,6 m 3 /s (Theo Quyết định số

1609/QĐ-BTNMT ngày 20/7/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Nhu cầu nước sử dụng phát điện theo tháng như sau:

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Qpđ TB tháng lớn nhất (m3/s)

Qpđ TB tháng nhỏ nhất

- Nhu cầu sử dụng nước PCCC

Căn cứ mục 10.3 TCVN 2622:1995 – Tiêu chuẩn Việt Nam cho phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình, Lưu lượng nước phòng cháy chữa cháy là 25 l/s tương đương 90m 3 /h

Bảng 1.5: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của nhà máy

TT Mục đích sử dụng Đơn vị Nhu cầu sử dụng lớn nhất

3 Nước phòng cháy chữa cháy m 3 /h 90

- Nguồn cung cấp cho nước sinh hoạt: nước sạch, mua các téc nước dự trữ phục vụ nước ăn uống của công nhân

Hình 1.6: Bể chứa nước phục vụ sinh hoạt nhà máy

- Nguồn cung cấp nước cho sản xuất: sông Đà.

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

1.5.1 Thủ tục pháp lý lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Ngày 17/2/2016 Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 164/QĐ-UBND, công suất lắp máy là 140 MW

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu thay đổi thiết bị cánh quay của nhà máy thủy điện, công suất nhà máy có thể đạt được 160MW Ngày 14/12/2021 Bộ Công thương phê duyệt điều chỉnh quy mô công suất và điện lượng bình quân năm nhà máy thủy điện Pắc Ma tại Quyết định số 2819/QĐ-BCT Theo đó, nhà máy được điều chỉnh công suất lắp máy lên 160MW và điện lượng bình quân năm là 583,98 triệu kWh

- Ngày 28/12/2022, Dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Công trình Thủy điện Pắc Ma (điều chỉnh nâng công suất từ 140MW lên 160MW)” tại các xã Mù Cả, Ka Lăng và Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu theo Quyết định số 3742/QĐ-BTNMT Quyết định này thay thế Quyết định 164/QĐ-UBND ngày 17/2/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu

1.5.2 Sơ đồ tổ chức quản lý vận hành nhà máy

Tổ chức quản lý vận hành nhà máy thuỷ điện Pắc Ma được biên chế phù hợp sẽ đảm bảo cho công tác vận hành sản xuất của nhà máy đạt hiệu quả cao Đồng thời đời sống của cán bộ công nhân viên từ đó cũng được cải thiện tốt Dự kiến

Tổ chức quản lý vận hành nhà máy thuỷ điện Pắc Ma sau khi đã tham khảo tổ chức của một số nhà máy có quy mô và trình độ công nghệ tương tự kết hợp với những yếu tố chủ đạo sau đây:

- Điều kiện sản xuất của một nhà máy với đặc thù sản phẩm là năng lượng điện

- Quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời trong hệ thống lưới điện quốc gia Do đó phải tuân thủ mọi yêu cầu nghiêm ngặt của trung tâm điều độ về chất lượng sản phẩm và độ an toàn trong quá trình sản xuất

Tổ chức quản lý vận hành nhà máy thủy điện gồm 30 người với nhiệm vụ:

- Vận hành nhà máy thuỷ điện sản xuất điện năng theo chế độ 3 ca 5 kíp liện tục

- Thực hiện công tác bảo dưỡng di tu thường xuyên và định kỳ các thiết bị công nghệ của công trình thuỷ công và nhà máy thuỷ điện

- Giám sát công trình thuỷ công, phát hiện và sửa chữa những hư hại nhỏ của công trình, nhà xưởng do mưa lũ gây ra

Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức quản lý nhà máy

Công ty Cổ phần thủy điện Pắc Ma

Bộ phận kỹ thuật Bộ phận hành chính

Phòng kỹ thuật an toàn, môi trường

Phân xưởng duy tu bảo dưỡng

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án phù hợp với Quy hoạch số 8638/QĐ-BCT ngày 19/11/2013 và Quyết định số 3713/QĐ-BCT ngày 14/9/2016 của Bộ Công thương về việc phê duyệt bổ sung dự án Công trình Thủy điện Pắc Ma vào Quy hoạch bậc thang thủy điện Sông Đà

Dự án phù hợp với Quyết định số 2819/QĐ-BCT ngày 14/12/2021 về điều chỉnh công suất và điện lượng bình quân năm Theo đó, dự án có công suất lắp máy là 160MW và điện lượng bình quân năm 583,98 x10 6 kWh

Dự án phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 2188206372 chứng nhận thay đổi lần thứ năm ngày 30/12/2021 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lai Châu cấp Theo đó, dự án được điều chỉnh với công suất lắp máy là 160MW với 04 tổ máy, điện lượng bình quân năm là 583,98 triệu kWh

Dự án phù hợp với Quyết định số 1065/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt điều chỉnh quy mô, địa điểm và số lượng dự án, công trình trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Mường Tè Theo đó, dự án Thủy điện Pắc Ma đã được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng 209,70 ha đất công trình năng lượng

Dự án phù hợp với Quyết định số 1247/QĐ-BCT ngày 26/4/2018 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến 2035 – Hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV

Dự án phù hợp với Nghị quyết số 39/2020/NQ – HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lai Châu về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025; nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội về phát triển công nghiệp là tăng cường công tác quản lý, khai thác, đầu tư thủy điện vừa và nhỏ gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa giữa phát triển thủy điện với phát triển thủy lợi, lợi ích nhà đầu tư, người dân và địa phương; hoàn thành hệ thống lưới điện truyền tải cao thế.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Trong giai đoạn vận hành, nhà máy phát sinh một số loại nước thải như sau:

- Nước thải sinh hoạt nhà máy được thu gom và xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/TNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B; K = 1,2) chảy bằng ống PVC D90 dài khoảng 60m chảy ra sông Đà tại điểm xả có tọa độ X = 2.496.942; YE0.313

- Nước thải sinh hoạt khu nhà nghỉ công nhân được thu gom đưa về bể tự hoại 3 ngăn Nước thải sinh hoạt sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/TNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B; K = 1,2) chảy bằng ống PVC D110 dài khoảng 70m chảy ra sông Đà tại điểm xả có tọa độ X 2.496.452; YE0.090

- Nước thải sản xuất: Nước thải nhiễm dầu nhà máy được thu về bể tách dầu 3 ngăn Nước sau tách dầu đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B; Kq=1,2; Kf=1,1) chảy bằng ống thép mạ kẽm D150 đặt trong bê tông trước khi chảy ra sông Đà tại điểm xả có tọa độ X = 2.496.887; YE0.253

- Nước rỉ rác: Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được thu gom về hệ thống xử lý nước rỉ rác công suất 1m 3 /ngày đêm đảm bảo xử lý đạt QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (cột B2) và tái sử dụng theo đúng quy định của pháp luật Nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, không có thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

* Hệ thống thu gom nước mưa khu vực nhà máy:

Trên khuôn viên nhà máy, bố trí 01 hệ thống mương rãnh thoát nước mưa B200 xung quanh nhà máy thu gom nước mưa chảy tràn và đổ vào sông Đà Đáy rãnh có độ dốc dọc 0,3% cho phép nước chảy theo hướng quy định Định kỳ cử cán bộ kiểm tra vệ sinh mương thoát nước và nạo vét bùn, đảm bảo khơi thông dòng chảy không gây ngập lụt

Hình 3.1 Hệ thống rãnh thu nước mưa khu vực nhà máy

* Hệ thống thu gom nước mưa khu vực nhà nghỉ công nhân:

Hình 3.2 Sơ đồ thu gom nước mưa khu vực nhà nghỉ công nhân

Nước mưa thu mái bằng đường ống PVC D90 cùng với nước chảy tràn khu vực nhà nghỉ công nhân được thu gom vào hệ thống rãnh xây bê tông có rộng x sâu = 0,5m x 0,3m với độ dốc 0,3% Tổng chiều dài rãnh thoát nước mưa là 90,3m, nước mưa khu nhà nghỉ công nhân thu gom và thoát ra ngoài môi trường tại 01 điểm xả nước mưa có tọa độ X=2.496.445; YE0.080 Định kỳ công nhân kiểm tra vệ sinh mương thoát nước và nạo vét bùn, cát đảm bảo thoát nước mưa, không gây ngập úng

Nước mưa trên mái Nước mưa chảy tràn

Rãnh thoát nước mưa kích thước 0,5m x 0,3m

Hình 3.3 Rãnh thu nước mưa khu vực nhà nghỉ công nhân

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước rỉ từ ô chôn lấp chất thải rắn Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của dự án được trình bày như sau:

Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt

Hệ thống ống thoát nước

PVC a Khu vực nhà máy thủy điện

Nước thải sinh hoạt (bao gồm: nước đen từ bồn cầu, bồn tiểu và nước xám như nước rửa chân tay,…) của công nhân làm việc tại khu vực nhà máy thủy điện được thu gom bằng ống PVC về bể tự hoại 3 ngăn (dung tích 8,91m 3 ), nước thải sau bể tự hoại nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B) sau đó được dẫn bằng ống PVC D90 dài 60m thải ra sông Đà tại điểm xả có tọa độ X 2.496.942; Y= 450.313

- Tọa độ xả nước thải sinh hoạt nhà máy thủy điện (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 103 o 00’, múi chiếu 3 o ): X = 2.496.942; Y= 450.313

- Vị trí xả thải: Sông Đà, xã Pắc Ma, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

- Phương thức xả thải: Tự chảy

- Chế độ xả thải: Gián đoạn

- Thông số kỹ thuật cửa xả: ống PVC D90 dài 60m

- Nguồn tiếp nhận: Sông Đà b Khu vực nhà nghỉ công nhân

Nước thải sinh hoạt (bao gồm: nước đen từ bồn cầu, bồn tiểu và nước xám như nước tắm giặt,…) của công nhân tại khu vực nhà nghỉ công nhân được thu gom bằng ống PVC về 22 bể tự hoại 3 ngăn (dung tích 8,316m 3 ), nước thải sau bể tự hoại nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B) sau đó được dẫn bằng ống PVC D110 dài 70m thải ra sông Đà tại điểm xả có tọa độ X=2.496.452; YE0.090

- Tọa độ xả nước thải sinh hoạt nhà máy thủy điện (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 103 o 00’, múi chiếu 3 o ): X=2.496.452; YE0.090

- Vị trí xả thải: Sông Đà, xã Pắc Ma, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

- Phương thức xả thải: Tự chảy

- Chế độ xả thải: Gián đoạn

- Thông số kỹ thuật cửa xả: ống PVC D110 dài 70m

- Nguồn tiếp nhận: Sông Đà

Trong quá trình vận hành nhà máy thủy điện sẽ phát sinh lượng nước tháo khô bao gồm:

- Tháo nước làm mát tổ máy: Nước làm mát có tác dụng thu nhiệt từ thiết bị làm nguội của máy phát điện, dầu ổ trục, hệ thống kích thích Nước làm mát được lấy từ kênh dẫn nước, sau khi qua hệ thống làm mát, nhiệt độ nước tăng lên sẽ được tháo xả ra phía hạ lưu

- Tháo nước kiểm tra, sửa chữa: nước chảy qua tuabin, nước trong ống xả, nước trong buồng xoắn hoặc phần còn lại của ống áp lực phải thảo khô để kiểm tra sửa chữa

- Lượng nước rò rỉ trong nhà máy: nước rò rỉ ở nắp tuabin, nước rò trong các đường ống và nước rửa các thiết bị khi sửa chữa

Lượng nước này chủ yếu chứa cặn, đất cát nhỏ được dẫn vào bể chứa rồi bơm hút xả ra hạ lưu Ngoài ra nước rò rỉ của nhà máy còn chứa một phần các chất ô nhiễm khác như rỉ sét máy móc, đường ống, dầu bôi trơn tuabin bị nước cuốn trôi trong quá trình quay…

Hình 3.5 Sơ đồ thu gom nước nhiễm dầu trong quá trình vận hành nhà máy

Nước thải nhiễm dầu được thu gom bằng ống thép mạ kẽm D150 về bể tách dầu (dầu nổi lên bề mặt nước và được công nhân sử dụng thiết bị gạt dầu để tách, phần nước sau tách dầu được tự chảy sang ngăn chứa nước sau tách) Nước sau tác được bơm cưỡng bức qua ống thép mạ kẽm D150 đặt trong bê tông thải ra sông Đà tại điểm xả có tọa độ X = 2.496.887; Y= 450.253

Bể tách dầu tại mặt bằng +272,3

Sông Đà ống thép mạ kẽm D150 ống thép mạ kẽm D150

Hình 3.6 Ống xả nước nhiễm dầu trong quá trình vận hành nhà máy thủy điện

- Tọa độ xả nước thải sinh hoạt nhà máy thủy điện (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 103 o 00’, múi chiếu 3 o ): X = 2.496.887; Y= 450.253

- Vị trí xả thải: Sông Đà, xã Pắc Ma, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

- Phương thức xả thải: Xả cưỡng bức

- Chế độ xả thải: Gián đoạn

- Thông số kỹ thuật cửa xả: ống thép mạ kẽm D150

- Nguồn tiếp nhận: Sông Đà

3 Nước thải rỉ rác bãi chôn lấp CTR sinh hoạt

Nước rỉ rác từ ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được thu gom ống PVC D20 sau đó dẫn ra ống HDPE D90 về bể xử lý nước rỉ rác dung tích 5,5m 3 Nước sau xử lý đạt QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (cột B2) và tái sử dụng theo đúng quy định của pháp luật không thải ra ngoài môi trường

Hình 3.7: Sơ đồ thu gom nước rỉ rác từ khu vực chôn lấp rác thải sinh hoạt của dự án

Nước thải sinh hoạt của cán bộ vận hành công trình không nhiều, sẽ được dẫn về bể tự hoại được xây dựng trong nhà điều hành và nhà nghỉ của cán bộ công nhân viên vận hành

Xây dựng 01 bể tự hoại 3 ngăn có dung tích 8,91m 3 đặt tại mặt bằng +322,3 có kích thước dài x rộng x cao = 3x1,98x1,5m Nước thải sinh hoạt sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột B; K=1,2) chảy bằng ống PVC D90 dài khoảng 60m ra sông Đà tại điểm xả có tọa độ X = 2.496.942; Y = 450.313

Xây dựng 22 bể tự hoại 3 ngăn có dung tích 8,316m 3 có kích thước dài x rộng x cao = 2,8m x 1,98m x 1,5m đặt tại khu nhà nghỉ công nhân Nước thải sinh hoạt sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột B; K = 1,2) trước khi xả ra sông Đà Các bể tự hoại được đấu nôi chung qua đường ống PVC D110 dài khoảng 70m và rãnh thu nước thải bằng bê tông và chảy ra sông Đà tại điểm xả có tọa độ X 2.496.452; Y = 450.090

Hình 3.8 Mặt bằng bể tự hoại 3 ngăn

Ngăn thứ nhất – ngăn chứa:

Sau khi nước thải được xả xuống ngăn chứa của bể tự hoại quá trình phân hủy yếm khí diễn ra chuyển các các chất ô nhiễm ban dầu thành các chất hữu cơ dễ phân hủy hơn và sinh ra khí NH3, CH4… Các chất không phân hủy được sẽ đọng tại đáy bể Ngăn chứa này có diện tích lớn nhất trong 3 ngăn, bằng 2 ngăn kia cộng lại để chứa rác vô cơ và tạo đủ thời gian để phân hủy các chất thải ngay từ ban đầu

Trong quá trình hoạt động, lượng bùn nhẹ sinh ra trong quá trình phân hủy được khí thải kéo lên bên trên, nổi thành một lớp dày trên bề mặt bê Chính lớp bùn nổi này tạo ra môi trường yếm khí tốt hơn cho bể tự hoại

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

Các nguồn phát sinh bụi và khí thải:

- Từ hoạt động của phương tiện giao thông ra vào dự án

- Mùi, khí thải từ ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

- Mùi, khí thải từ khu vực bếp, nhà ăn trong khu vực nhà nghỉ công nhân

Dự án không có công trình xử lý mà chỉ có các biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải Cụ thể:

+ Thường xuyên quét dọn, làm sạch các đoạn đường khu vực nhà máy với tần suất 01 lần/tuần

+ Trồng cây xanh tại khu nhà nghỉ công nhân với diện tích khoảng 100m 2 + Đảm bảo chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đúng quy cách

+ Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về chất lượng môi trường theo QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 30kg/ngày Chủ dự án thu gom chất thải rắn sinh hoạt vào 07 thùng có dung tích 120 lít đặt tại nhà máy thủy điện và khu nhà ở công nhân Rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày được đem đi đổ thải bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có diện tích 500m 2 được chia thành 5 ô (mỗi ô có diện tích 100m 2 , kích thước dài rộng = 10m 10m được bố trí trong khu đất xây dựng nhà nghỉ công nhân

➢ Công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn thông thường:

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có diện tích 500m 2 chia thành

05 ô (mỗi ô có diện tích 100m 2 ) bố trí gần khu đất xây dựng nhà nghỉ công nhân, lót đáy và xung quanh thành bãi bằng vật liệu chống thấm HDPE, đặt các ống thoát nước rỉ rác, thu gom về hệ thống xử lý nước rỉ rác Ngoài ra, đào các rãnh thoát nước mưa xung quanh để không cho nước mưa chảy tràn qua bãi chôn lấp, bố trí ống thoát khí trong bãi chôn lấp

Hình 3.17 Mặt bằng khu vực chôn lấp rác thải sinh hoạt nhà máy

Hình 3.18: Khu vực chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Tiến hành đổ rác tại từng ô theo trình tự trong ra ngoài, đổ lớp rác có chiều dày tối đa là 2m sau đó phủ lớp đất sét có chiều dày tối thiểu 60cm lên bề mặt

Sau khi rác thải được thu gom ở khu nhà ở cán bộ, công, nhân viên rồi được vận chuyển về bãi rác, sau đó rác thải sẽ được đổ thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ:

+ Chất thải sau khi được chấp nhận chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ thành từng lớp có chiều dày tối đa 60cm đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén 0,48 tấn/m 3 đến 0,8 tấn/m 3

+ Các chất đem vào hố, được phun vi sinh khử trùng, vi sinh vật phân hủy, rác đổ vào hố đến khi đạt chiều cao 2m sau đó phủ lớp đất sét có chiều dày tối chiều 60cm lên bề mặt

+ Để tránh ảnh hưởng của rác gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nền của hố rác được thiết kế chống thấm, đảm bảo độ thấm của nền hố cm/s Rác thải được nén kỹ và rắc vôi bột trước khi phủ đất Đặt ống thoát nước rỉ rác và đào các rãnh thoát nước thải và nước mưa không để cho nước mưa chảy tràn qua hố rác và có ống thoát khí

+ Hệ thống thoát nước thải được thu theo các rãnh bố trí dưới mặt nền bãi rác, sau khi thu gom vào bể chứa nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường Sử dụng các hóa chất và các chế phẩm để loại bỏ vi khuẩn lây bệnh và tăng cường khả năng phân hủy chất ô nhiễm trong nước thải

Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại dự án khoảng 30kg/ngày ~

0,06m 3 (với khối lượng riêng rác thải sau khi đầm nén khoảng 468kg/m 3 ) Với diện tích bãi là 500m 2 và tầng cao đổ thải khoảng 2m thì bãi chôn lấp được khoảng 40 năm Sau khoảng 40 năm, khi bãi chôn lấp đầy, tiến hành đóng bãi chôn lấp theo đúng quy định của pháp luật

Thực hiện tiến hành đóng bãi chôn lấp khi bãi đầy, theo trình tự:

- Phủ lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn 60cm Sau đó tiến hành các hoạt động sau:

+ Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày 50cm

+ Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày 20cm

+ Tiến hành trồng cây trên bề mặt bãi

Trong vòng 6 ngày kể từ ngày đóng ô chôn lấp, CDA có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong ô chôn lấp, gồm: Hệ thống chống thấm, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, hệ thống quản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí thải, hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm

- Kết quả quan trắc chất lượng nước thải; giám sát môi trường định kỳ, theo dõi diễn biến môi trường tại ô chôn lấp đã đóng ít nhất 05 năm kể từ ngày đóng ô chôn lấp

- Báo cáo phục hồi môi trường, cải thiện cảnh quan khu vực ô chộn lấp và biến pháp kiểm soát ô nhiễm trong những năm tiếp theo;

- Việc đóng ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được xác định là hoàn thành khi các thành phần môi trường do tác động ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép

Sau khi đóng ô chôn lấp, tiếp tục không cho phép người và súc vật ra, vào tự do, đặc biệt trên đỉnh ô chôn lấp nơi tập trung khí gas Bố trí các biển cảnh báo, chỉ dẫn an toan trong ô chôn lấp

3.3.2 Rác thải trôi từ thượng nguồn về lòng hồ

Rác thải lòng hồ ước tính khoảng 4.500 m 3 /năm Do dọc thượng nguồn từ thủy điện Pắc Ma lên hồ thủy điện Thổ Khả Hà (Trung Quốc) gần như không có dân cư sinh sống, do đó rác thải trôi về lòng hồ Pắc Ma chủ yếu là là gỗ, củi, cành, lá cây, rác thải nhựa, nilon,… trôi từ thượng nguồn về

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại được phân thành từng loại riêng, không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại của công trình thủy điện Pắc Ma chủ yếu từ quá trình bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa thiết bị và khi gặp sự cố với máy biến áp, váng dầu thải từ thiết bị tại bể chứa nước rò rỉ gian máy

- CTNH phát sinh từ quá trình bảo dưỡng, thay thế và sửa chữa máy móc khoảng 12 kg/tháng bao gồm dầu mỡ thải của các thiết bị, máy móc, giẻ lau và gang tay dính dầu,…

Bảng 3.5: Dự báo khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn vận hành

TT Tên chất thải Mã CTNH Trạng thái tồn tại

Số lượng trung bình (kg/tháng)

1 Hộp mực in thải 08 02 04 Rắn 0,5

2 Bóng đèn huỳnh quang thải

3 Dầu thủy lực tổng hợp thải

4 Dầu thải từ bể tách dầu 17 05 04 Lỏng 4

5 Giẻ lau dính dầu 18 02 01 Rắn 2

6 Pin, ắc quy chì thải 19 06 01 Rắn 1

Các loại chất thải nguy hại được thu gom và lưu giữ vào 05 thùng chuyên dụng loại 120 lít tại kho chứa trong nhà máy thủy điện có diện tích khoảng 61,76m2 (dài x rộng x cao = 8x7,72x6,2m) Kho được thiết kế đúng theo quy định với mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy bảo đảm kín thít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại, có biện pháp cách ly với các loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại có khả năng phản ứng hóa học với nhau; khu lưu giữ chất thải nguy hại có thiết kế gờ cao 10cm bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn Trong kho chứa có đầy đủ các thiết bị ứng phó sự cố, phòng cháy, chữa cháy

Trong kho bố trí 06 thùng chứa CTNH mỗi thùng có dán nhãn mác để phân loại CTNH, bao gồm:

+ 01 thùng dung tích 60 lít chứa hộp chứa mực in thải

+ 01 thùng dung tích 120 lít chứa bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải

+ 01 thùng phuy 200 lít chứa dầu thuỷ lực tổng hợp thải

+ 01 thùng phuy 200 lít chứa dầu thải từ thiết bị tách dầu

+ 01 thùng dung tích 200 lít chứa giẻ lau dính dầu

+ 01 thùng dung tích 60 lít chứa ắc quy chì thải

Toàn bộ chất thải nguy hại sẽ được hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

* Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Hoạt động quay của các turbine, máy nén khí, quạt thông gió sẽ gây tiếng ồn lớn;

- Hoạt động phương tiện ra vào nhà máy;

- Hoạt động của máy phát điện dự phòng

* Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung Để giảm thiểu tiếng ồn và độ rung tại các khu vực của dự án cần thực hiện các biện pháp sau:

- Xây dựng nhà máy thủy điện với kết cấu bê tông cốt thép vững chắc chống chấn động Các thiết bị gây ồn lớn như turbine, máy phát điện, máy nén khí bố trí dưới các tầng hầm để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung;

- Lắp đặt máy móc theo đúng thiết kế, lên kế hoạch thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế các chi tiết mau mòn (tần suất 4-6 tháng/lần);

- Tổ chức làm việc theo 3 ca, 5 kíp để giảm tác động của tiếng ồn, độ rung đối với cán bộ, công nhân viên vận hành trạm;

- Trồng cây xanh tại khu vực nhà điều hành, khu nhà máy và các khu vực đất trống thích hợp để hạn chế tiếng ồn phát tán, làm đẹp cảnh quan môi trường;

- Trang bị đầy đủ dụng cụ ốp tai chống ồn và bắt buộc công nhân phải sử dụng khi tiếp xúc những nơi có độ ồn lớn;

- Kiểm tra sự cân bằng của nhà máy khi lắp đặt thiết bị, kiểm tra độ ăn mòn chi tiết và thường kỳ cho bôi trơn dầu vào máy móc;

- Lắp đặt các tấm đệm cao su hoặc xốp cho các thiết bị để giảm chấn động do thiết bị gây nên;

- Các quạt, bơm đều nằm ở bệ bê tông riêng biệt dưới tầng trệt, không liên kết vào khung, sàn nhà máy tránh rung động phát ra tiếng ồn;

- Sử dụng các loại xe chuyên dụng và bảo dưỡng định kỳ;

- Thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra các loại phương tiện vận chuyển, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định Tránh sử dụng các loại phương tiện, máy móc quá cũ sẽ gây tiếng ồn rất lớn;

- Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo hoạt động đúng công suất, vận chuyển đúng trọng tải quy định

* Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung

- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (khu vực thông thường);

- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc (khu vực lao động);

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung (khu vực thông thường);

- QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – giá trị cho phép tại nơi làm việc (thời gian tiếp xúc 480 phút)

3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

3.6.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố trạm xử lý nước thải

Trong quá trình hoạt động của dự án có thể phát sinh các sự cố do vận hành các bể tự hoại, bể xử lý nước thải rỉ rác, bể xử lý nước thải nhiễm dầu hoặc sự cố tắc, vỡ đường ống thoát nước mưa, nước thải

Bảng 3.6: Sự cố phát sinh và biện pháp giảm thiêu, ứng phó trong quá trình vận hành bể tự hoại

Trạm Sự cố Nguyên nhân Giải pháp

Bể tự hoại Sự cố nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu theo quy định

- Lượng vi sinh vật trong bể không đủ

- Định kỳ bổ sung chế phẩm vi sinh;

- Lượng bùn trong bể quá tải

- Thường xuyên nạo vét bùn cặn nhằm tăng khả năng lắng của nước thải

Bể xử lý nước thải nhiễm dầu

Sự cố tràn bể xử lý - Lượng nước nhiễm dầu phát sinh nhiều

- Hỏng bơm nước nhiễm dầu sau xử lý

- Thường xuyên theo dõi vận hành bể xử lý nước nhiễm dầu Tách gạt dầu thường xuyên để đảm bảo không tràn bể

- Luôn đảm bảo trong nhà máy có bơm dự phòng, thay thế bơm nhanh nhất có thể

Sự cố nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu theo quy định

- Dầu thải không được vớt hết

Tách gạt dầu thường xuyên

Bể xử lý nước thải rỉ rác

Sự cố nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu theo quy định

- Lượng vi sinh vật trong bể không đủ

- Lượng bùn trong bể quá tải

- Định kỳ bổ sung chế phẩm vi sinh;

- Thường xuyên nạo vét bùn cặn nhằm tăng khả năng lắng của nước thải Đường ống thoát nước mưa, nước thải

Tắc vỡ đường ống thoát nước mưa, nước thải

- Chất lượng đường ống lắp đặt không đảm bảo;

- Bùn, đất, dầu mỡ hoặc các chất rắn khác bịt kín các đường ống

- Thường xuyên tổ chức nạo vét hệ thống thoát nước, tránh hiện tắc nghẽn gây hiện tượng ngập úng khi có mưa lớn

- Khi xảy ra sự cố:

+ Cử cán bộ tìm kiếm, xác định các vị trí bị tắc, vỡ;

+ Thông đường ống tắc nghẽn;

+ Thay thế đường ống thoát nước bị hỏng

3.6.2 Phương án phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ

Vấn đề phòng cháy chữa cháy trong nhà máy cần được quan tâm Các sự cố cháy nổ có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

- Cháy do điện: Khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắt mạch chập điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi cháy cầu chì, chập mạch

- Công nhân hút thuốc trong khu vực dễ cháy nổ như khu vực kho CTNH, chất thải rắn, trạm biến áp,…

- Cháy do sét đánh, tia lửa sét;

Bất kỳ nguồn phát sinh nhiệt nào đều có thể gây cháy, nổ Xác suất xảy ra sự cố cháy nổ thấp Tuy nhiên một khi xảy ra sự cố sẽ gây thiệt hại to lớn về kinh tế và làm ô nhiễm môi trường Hơn nữa tính mạng con người và tài sản bị đe dọa Do vậy, chủ đầu tư sẽ chú ý đến các công tác PCCC để đảm bảo an toàn trong hoạt động của nhà máy và hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra

* Biện pháp phòng ngừa sự cố:

- Xây dựng ban hành nội quy PCCC, đặt biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc niêm yết tại vị trí dễ thấy để mọi người thực hiện

- Tăng cường các biện pháp giáo dục ý thức chấp hành nội quy PCCC cho công nhân, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc chấp hành nội quy PCCC đã đề ra

- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh công nghiệp tại các khu vực có nhiều chất dễ cháy, hạn chế đến mức thấp nhất không để phát sinh tia lửa

- Hệ thống điện được lắp đặt các rơle chống sự cố để hạn chế chập điện, những tình huống xấu do sự cố về điện gây ra

- Tổ chức thường xuyên các đợt diễn tập PCCC cho cán bộ, công nhân Nhà máy hiểu biết, nắm bắt và thành thạo công tác phòng cháy, nổ và xây dựng một đội phòng, chống cháy được huấn luyện thường xuyên và luôn ở trạng thái thường trực

- Chủ đầu tư làm việc với công an PCCC để hoàn tất các thủ tục về PCCC và được hướng dẫn về công tác PCCC

- Các loại phương tiện dễ cháy nổ như dầu được bảo quản tại thùng chứa chuyên dụng và các xa cách nguồn có khả năng gây cháy nổ

- Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng cháy chứa cháy

- Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động gồm tủ trung tâm báo cháy, các đầu dò báo cháy và báo nhiệt, chuông đèn, nút ấn báo cháy Hệ thống báo cháy được cơ quan chức năng nghiệm thu và kiểm tra thường xuyên và nằm trong tình trạng sẵn sàng hoạt động theo đúng quy định phòng cháy chữa cháy

- Phương tiện chữa cháy của cơ sở đã lắp đặt: Hệ thống cấp nước chữa cháy lắp đặt tại công trình văn phòng và máy được thiết kế và lắp đặt theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN – 2622-1995 - Phòng chống cháy cho nhà và công trình, TCVN 5738 – 2001 Hệ thống báo cháy tự động; TCVN 3890 – 2009 phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình, trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng

* Hệ thống chữa cháy vách tường và trụ chữa cháy ngoài nhà:

- Hệ thống chữa cháy bằng nước vách tường được thiết kế trong nhà máy theo TCVN 2622-1995 đảm bảo mỗi vị trí bên trong công trình có đồng thời 2 họng nước chữa cháy phun tới Cuộn vòi dùng cho hệ thống chữa cháy vách tường là cuộn vòi theo TCVN có đường kính D50mm và chiều dài 20m Các họng chữa cháy vách 3 được bố trí ở nơi dễ quan sát, tại các vị trí ở gần các lối ra vào trong công trình

- Hệ thống trụ chữa cháy ngoài nhà bố trí với trụ chữa cháy có 2 họng D65, mỗi trụ bố trí 1 hộp đựng 2 lăng vòi đường kính D65 đặt ở vị trí gần trụ chữa cháy, thuận tiện dễ quan sát và thao tác

- Hệ thống chữa cháy bằng nước của nhà máy được lấy từ thượng lưu hồ chứa thông qua hệ thống van giảm áp, bộ lọc và hệ thống bơm

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

- Nguồn phát sinh nước thải:

+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt của cán bộ vận hành công trình

+ Nguồn số 02: Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

+ Nguồn số 03: Nước thải nhiễm dầu

- Lưu lượng xả nước thải tối đa:

+ Nguồn số 03: 40,2 m 3 /h tương đương 402 m 3 /ngày đêm (một ngày nhà máy hoạt động trung bình 10 giờ với công suất định mức)

+ Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại xả ra sông Đà

+ Nước rỉ rác sau hệ thống xử lý xả ra sông Đà

+ Nước thải nhiễm dầu sau bể tách dầu xả ra sông Đà

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:

Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn theo dòng nước thải (nguồn số 1)

STT Thông số Đơn vị

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 100

4 Tổng chất rắn hòa tan mg/L 1000

7 Nitrat (NO 3 - ) (tính theo N) mg/L 50

8 Dầu mỡ động, thực vật mg/L 20

STT Thông số Đơn vị

9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/L 10

10 Phosphat (PO 4 3- ) (tính theo P) mg/L 10

Bảng 4.2 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn theo dòng nước thải (nguồn số 2)

STT Thông số QCVN 25: 2009/BTNMT, cột B2

Bảng 4.3 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn theo dòng nước thải (nguồn số 3)

TT Thông số Đơn vị

5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 100

7 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/L 6

10 Tổng dầu mỡ khoáng mg/L 10

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sẽ được thoát ra sông Đà, tọa độ điểm xả lần lượt là: X = 2.496.942; Y = 450.313 và X = 2.496.452; Y = 450.090, phương thức xả thải tự chảy

+ Nước rỉ rác: Nước rỉ rác sau quá trình xử lý đạt QCVN 25: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (cột B2) và tái sử dụng theo quy định của pháp luật được xả ra nguồn tiếp nhận

+ Nước thải nhiễm dầu sau khi xử lý sẽ được thoát ra sông Đà, tọa độ điểm xả là: X = 2.496.887; Y = 450.253, phương thức xả thải cưỡng bức.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

- Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:

+ Nguồn số 01: Tiếng ồn từ các thiết bị vận hành như turbine, máy bơm, máy phát điện

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:

+ Tiếng ồn, độ rung phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

Tần suất quan trắc định kỳ

1 70 55 06 tháng/lần Khu vực thông thường

TT Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB

Tần suất quan trắc định kỳ

1 70 60 06 tháng/lần Khu vực thông thường

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

5.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Thời gian vận hành thử nghiệm: 01 tháng (Dự kiến sau 5 ngày kể từ ngày được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường của Dự án)

Bảng 5.1: Thời gian vận hành thử nghiệm

Công trình xử lý chất thải

Thời gian vận hành thử nghiệm

1 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Sau 5 ngày kể từ ngày được cấp phép

30 ngày tính từ khi bắt đầu vận hành thử nghiệm

Dự kiến trong thời gian vận hành thử nghiệm, nhà máy hoạt động 85-100

2 Bể tách dầu Sau 5 ngày kể từ ngày được cấp phép

3 Hệ thống xử lý nước rỉ rác

Sau 5 ngày kể từ ngày được cấp phép

Ghi chú: Căn cứ Điểm b, Khoản 6, Điều 31, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Chủ đầu tư tự quyết định thời gian vận hành thử nghiệm và đảm bảo đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định

5.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

Bảng 5.2: Kế hoạch đo đạc, lấy mẫu đánh giá hiệu quả xử lý các công trình xử lý nước thải nhà máy thủy điện Pắc Ma

TT Vị trí lấy mẫu Thông số Thời gian lấy mẫu

Quy chuẩn so sánh Giai đoạn vận hành ổn định

Nước thải sinh hoạt sau xử lý nhà máy thủy điện pH, BOD 5 , TSS, TDS, H 2 S, NH 4 + ,

NO 3 - , dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề

Lấy mẫu 3 ngày liên tiếp

Lấy 01 mẫu/ ngày, lấy mẫu đơn

TT Vị trí lấy mẫu Thông số Thời gian lấy mẫu

Quy chuẩn so sánh mặt, PO 4 3- , tổng Coliform

Nước thải sinh hoạt sau xử lý khu nhà nghỉ công nhân pH, BOD 5 , TSS, TDS, H 2 S, NH 4 + ,

NO 3 - , dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, PO 4 3- , tổng Coliform

Lấy mẫu 3 ngày liên tiếp

Lấy 01 mẫu/ ngày, lấy mẫu đơn

Nước thải nhiễm dầu trước và sau xử lý

Nhiệt độ, pH, BOD 5 , COD, TSS, tổng N, tổng P, NH 4 + , Fe, Tổng dầu mỡ khoáng, tổng Coliform

Lấy mẫu 3 ngày liên tiếp

Lấy 02 mẫu/ ngày, lấy mẫu đơn

Nước thải rỉ rác từ ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trước và sau xử lý

Lấy mẫu 3 ngày liên tiếp

Lấy 02 mẫu/ ngày, lấy mẫu đơn

Ghi chú: Căn cứ Khoản 5, Điều 21, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Chủ đầu tư tự quyết định về việc quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở Tuy nhiên, Chủ đầu tư bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải

5.1.3 Tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch

Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nền của khu vực phục vụ cho công tác xây dựng Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án, Chủ dự án phối hợp với đơn vị tư vấn thuê Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng (Đơn vị có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số hiệu VIMCERTS 185 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp kèm theo Quyết định số 540/QĐ-BTNMT ngày 21/03/2022) đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu phân tích hiện trạng môi trường Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu thải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường.

Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

5.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

- Giám sát chất lượng nước mặt

+ Vị trí giám sát: 01 vị trí (tại khu vực hồ chứa)

+ Thông số giám sát: pH, DO, BOD5, COD, TSS, amoni, Nitrat, Phosphat, tổng các chất hoạt động bề mặt, Coliforms

+ Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (cột B1)

- Giám sát nước thải sinh hoạt

+ Vị trí giám sát: 02 vị trí (tại vị trí xả nước thải sau xử lý khu vực nhà máy và khu vực nhà nghỉ công nhân)

+ Thông số giám sát: pH, BOD5, TSS, TDS, Sunfua, Amoni, Nitrat, dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, Phosphat, tổng coliforms + Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B; K=1,2)

- Giám sát nước thải nhiễm dầu

+ Vị trí giám sát: 01 vị trí tại điểm xả nước thải sau xử lý

+ Thông số giám sát: nhiệt độ, pH, BOD5, COD, TSS, tổng Nitơ, tổng Photpho, amoni, sắt, tổng dầu mỡ khoáng, coliforms

+ Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B; Kq = 1,2; Kf = 1,1)

- Giám sát nước thải rỉ rác

+ Vị trí giám sát: 01 vị trí nước thải sau xử lý

+ Thông số giám sát: BOD5, COD, tổng Nitơ, amoni

+ Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 25:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (cột B2)

- Giám sát chế độ thủy văn, dòng chảy giai đoạn vận hành

+ Chỉ tiêu giám sát: Mực nước hồ, lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu, lưu lượng xả qua nhà máy, lưu lượng xả qua tràn

+ Hình thức giám sát: Thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông số: mực nước hồ, lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu, lưu lượng xả qua nhà máy, lưu lượng xả qua tràn và giám sát bằng camera

+ Chế độ giám sát: không quá 15 phút/ 01 lần

- Giám sát chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng và chất thải nguy hại

+ Vị trí giám sát: Khu vực tập kết chất thải rắn sinh hoạt, khu vực lưu chứa chất thải nguy hại

+ Tần suất giám sát: hàng ngày

+ Thực hiện phân định, phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan

+ Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

+ Vị trí giám sát: Toàn bộ khu vực dự án

+ Thông số giám sát: sạt lở, bồi lắng lòng hồ; sạt lở khu vực nhà máy và khu vực phụ trợ; sụt lún, rò rỉ, thấm qua thân đập, điện từ trường

+ Tần suất giám sát: 06 tháng/lần

5.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải

Dự án không thuộc đối tượng phải giám sát tự động, liên tục đối với nước thải, khí thải.

Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường

Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác, toàn vẹn của các số liệu thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường Nếu có gì sai trái chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan

Công ty Cổ phần Thủy điện Pắc Ma, chủ dự án đầu tư cam kết:

Nhằm đảm bảo tốt công tác BVMT trong quá trình xây dựng và đi vào vận hành của Nhà máy, Chủ dự án là Công ty Cổ phần Thủy điện Pắc Ma cam kết thực hiện như sau:

- Xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, duy trì dòng chảy tối thiểu đáp ứng các nhu cầu nước cho các đối tượng dùng nước phía hạ du theo đúng quy định tại Quyết định số 1609/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện; thực hiện các giải pháp quản lý, kỹ thuật khác trong quá trình vận hành đảm bảo các yêu cầu của quy trình vận hành hồ chứa

- Thực hiện phân định, phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan

- Định kỳ chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

- Thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải đảm bảo toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B; K=1,2); nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B; Kq=1,2; Kf=1,1); nước thải rỉ rác phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án được xử lý đạt QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (cột B2); thu gom, xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án bảo đảm đạt quy chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước của khu vực

- Quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại trong suốt quá trình triển khai xây dựng và hoạt động đảm bảo theo đúng Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường

- Thiết kế, lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số mực nước hồ, lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu, lưu lượng xả qua nhà máy và truyền dữ liệu trực tiếp vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng

10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước; thực hiện giám sát các thông số thủy văn phục vụ cho việc vận hành xả lũ; có hệ thống cảnh báo an toàn lòng hồ và vùng hạ du hồ chứa

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xác định ranh giới hành lang bảo vệ hồ chứa ứng với mực nước cao nhất khi có lũ kiểm tra; chỉ được tích nước vào hồ chứa sau khi hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thu dọn lòng hồ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành; hoàn thành công tác lập hành lang bảo vệ đập, hồ chứa trước khi vận hành, khai thác

- Lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện nghiêm túc các quy định về điều tiết nước như: quy trình vận hành hồ chứa; phương án bảo vệ đập; phương án phòng chống lụt bão; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt và các nhu cầu sử dụng nước, bảo vệ môi trường sinh thái vùng hạ du đập

- Phổ biến thông tin, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên và cộng đồng về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành Dự án; có biện pháp quản lý đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động nhằm ngăn chặn các hành vi chặt phá cây rừng, xâm hại đa dạng sinh học

- Thực hiện chương trình quản lý, giám sát môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; lưu giữ số liệu để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành kiểm tra khi cần thiết; bảo đảm kinh phí để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và chương trình quan trắc, giám sát môi trường.

Ngày đăng: 23/02/2024, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN