Tóm lại, Ngân hàng trung ương có nhiều khả năng thực tế để ấn định mức cung tiền theo dự kiến, có thể tăng hoặc giảm bớt nó bằng các công cụ điều tiết của mình, chủ động thực hiện chính
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ
- -
BỘ MÔN: KINH TẾ HỌC
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Phân tích các yếu tố tác động đến mức cung tiền tệ và ảnh hưởng của sự biến
động mức cung tiền tệ đến tổng cầu (tổng chi tiêu dự kiến) Hãy phân tích sự thay đổi mức cung tiền của Việt Nam trong những năm gần đây và cho biết sự thay đổi này tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
NHÓM 4 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S GV Nguyễn Thị Thu Hiền
LỚP HỌC PHẦN: 2320MAEC0111
HÀ NỘI, 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
I Các yếu tố ảnh hưởng đến cung tiền tệ 5
1.1 Khái niệm mức cung tiền MS 5
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền 5
II Ảnh hưởng của mức cung đến tổng cầu 7
2.1 Khái niệm tổng cầu 7
2.2 Ảnh hưởng của mức cung tiền tệ đến tổng cầu 7
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9
I Mức cung tiền tệ của Việt Nam trong những năm gần đây 9
II Tác động của các cung tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam 12
PHẦN 3: KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
31 Nguyễn Đức Hảo 22D16075 K58F1 Phần 1
32 Nguyễn Thu Hằng 22D160082 K58F1 Trình bày word
33 Ngô Thị Thúy Hiền 22D160085 K58F1 Trình bày PP
34 Vũ Thu Hiền 22D160086 K58F1 Thư ký
35 Nguyễn Minh Hiếu 22D160088 K58F1 Phần 1 (Nhóm trưởng)
36 Nguyễn Nhật Hoa 22D160091 K58F4 Phần 2
37 Đỗ Thị Như Hoàng 22D160093 K58F1 Trình bày PP
38 Dương Văn Hòa 22D160096 K58F4 Phần 3
39 Phùng Thị Hồng 22D160097 K58F1 Phần 2
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Mức cung tiền tệ và sự biến động của nó là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của một quốc gia, tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, tiêu dùng, thương mại và đầu tư Mức cung tiền tệ ảnh hưởng đến mức độ lạm phát, sức mua, xuất khẩu, nhập khẩu, giá trị tiền tệ cũng như lãi suất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế của một quốc gia Trong vài năm qua, Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt trội trong mức cung tiền tệ được thể hiện qua việc tăng trưởng sản xuất, tiêu dùng và đầu
tư Từ năm 2015 đến 2019, mức cung tiền tăng từ khoảng 8,88% lên 17,16% và giảm xuống còn khoảng 12% vào năm 2020 Sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tài chính của Việt Nam, sức mua và tiêu dùng của người dân đồng thời cũng thể hiện tác động đến hoạt động kinh tế của quốc gia Mức cung tiền tăng đồng thời với các biện pháp hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tư của Chính phủ nhằm tăng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019 Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với tình trạng lạm phát giữ nguyên, giá cả tăng cao, năng lực cạnh tranh giảm sút
và sức mua bị ảnh hưởng nghiêm trọng Còn với ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, mức cung tiền áp đảo chính sách tiền tệ của Chính phủ sẽ giúp tăng trưởng kinh tế, nhưng có thể sẽ gây ra lạm phát và việc tăng trưởng không bền vững Chính sách tiền tệ phù hợp có thể giúp kiểm soát được tình trạng lạm phát và giúp tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định hơn Trong năm 2020, việc giảm mức cung tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam Một số doanh nghiệp bị gián đoạn hoạt động, tăng thêm những áp lực đối với việc xử lý nợ xấu, chỉ số tài chính giảm đáng
kể Tuy nhiên, Chính phủ đã có các biện pháp hỗ trợ kinh tế cả về mặt tiền tệ và hỗ trợ vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tình trạng tài chính của quốc gia
Tóm lại, mức cung tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong tình hình kinh tế của một quốc gia và phản ánh trực tiếp tình trạng tài chính của nó Vì thế, cần phải đưa ra các chính sách tiền tệ hợp lý để đảm bảo sự ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh
tế bền vững của Việt Nam
Trang 5PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ
1.1 Khái niệm mức cung tiền (MS)
Mức cung tiền (hay còn gọi là cung ứng tiền tệ hoặc cung tiền) là một khái niệm kinh tế vĩ mô, để chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng)
Mức cung tiền là tổng là tổng số tiền có khả năng thanh toán nhanh và dễ dàng Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại
Ta có H = M0 + R
Trong đó:
H : tiền cơ sở (tiền do ngân hàng TW phát hành)
M0 : tiền mặt lưu hành
R : tiền dự trữ trong các ngân hàng
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền
*Thứ nhất là ảnh hưởng từ hoạt động của ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính Hoạt động của nó cũng như hoạt động của các tổ chức môi giới tài chính khác như quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm vv, là nhận số tiền của người gửi này (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, …) và đem số tiền đó cho người khác vay để sinh lợi Ngân hàng thương mại cũng được coi là tổ chức tài chính trung gian, đứng ra thu thập các khoản tiền tiết kiệm của dân cư, những người muốn
để dành một phần giá trị thu nhập cho tiêu dùng tương lai, cũng như thu nhập các khoản tiền nhàn rỗi khác trong xã hội, và đem khoản tiền này cho những người cần vay để chi tiêu cho hiện tại Ngân hàng thu lợi nhuận trên cơ sở lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã cho phép mỗi ngân hàng riêng biệt không cần phải lưu trữ đầy đủ mọi giá trị các khoản tiền vào, ra một ngày của ngân hàng Thông qua một hệ thống thanh toán của ngân hàng nhà nước mà ở đó mỗi Ngân hàng thương mại đều có 1 tài khoản của mình, công việc thanh toán bù trừ được tiến hành và cuối ngày chỉ cần thanh toán khoản chênh lệch giữa toàn bộ số tiền gửi và rút ra trên tạo tài khoản của ngân hàng thương mại mở tại hệ thống thanh toán Điều này mở ra khả năng hạ thấp mức dự trữ của NHTM, tăng tốc độ thanh toán, đẩy nhanh các hoạt động giao dịch, sự thanh toán ngân hàng không chỉ diễn ra trong một nước Mối quan hệ giữa ngân hàng nước này làm chị nhánh cho ngân hàng nước khác, với công nghệ ngân hàng hiện đại như hệ thống máy tính,… đã làm cho quá trình thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng thuận lợi và bớt rủi ro Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi được thực hiện bởi hệ thống các ngân hàng thương mại
Mỗi ngân hàng sẽ nhận được một khoản tiền gửi, bắt buộc phải để lại dự trữ theo một tỉ lệ % nào đó ( ví dụ 10% số tiền gửi) như Ngân hàng Trung ương quy định Số tiền dự trữ này dùng để đảm bảo khả năng ổn định cho việc chi trả thường
Trang 6xuyên của Ngân hàng thương mại và yêu cầu quản lý tiền tệ của Ngân hàng trung ương Tùy theo loại tiền gửi và quy mô của chúng mà Ngân hàng trung ương quy định những tỉ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau Một phần tiền dự trữ được dự trữ tại ngân hàng dưới dạng tiền mặt, còn một phần được gửi vào tài khoản của mình tại Ngân hàng trung ương
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ là: rb= Rb/ D
Trong đó:
rb : tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Rb : dự trữ (tiền) bắt buộc
D : tiền gửi
Một khoản tiền gửi mới đưa vào hệ thống ngân hàng sẽ tạo thêm một khoản
dự trữ mới ,và cho phép tạo một lượng tối đa khoản cho vay mới Những khoản cho vay được đưa trở lại hệ thống ngân hàng, lại trở thành những khoản tiền gửi mới ( D) bằng 1/rb
*Thứ hai là ảnh hưởng từ ngân hàng trung ương:
Chức năng của Ngân hàng trung ương:
- Ngân hàng của các ngân hàng thương mại: Ngân hàng trung ương giữ khoản
dự trữ cho các ngân hàng thương mại, thực hiện tiến trình thanh toán cho các ngân hàng thương mại và hoạt động như người cho vay của phương sách cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại trong trường hợp khẩn cấp
- Ngân hàng chính phủ: Ngân hàng trung ương giữ các tài khoản cho chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khóa của chính phủ bằng việc mua bán tín phiếu của chính phủ
- Kiểm soát mức cung tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển kinh tế
- Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của ngân hàng thương mại
- Thực thi chính sách tiền tệ
- Ngân hàng trung ương điều chỉnh mức cung tiền và các tỷ lệ lãi suất bằng nhiều công cụ khác nhau, nhằm tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số nhân tiền tệ
Các công cụ quản lý tiền tệ thường dùng của Ngân hàng trung ương gồm:
+ Hoạt động thị trường mở:
Muốn tăng mức cung tiền ngân hàng trung ương mua trái phiếu ở thị trường
mở Kết quả là họ đã đưa thêm vào thị trường một lượng tiền cơ sở bằng cách tăng
dự trữ của các ngân hàng thương mại, dẫn đến tăng khả năng cho vay, tăng mức tiền gửi nhờ số nhân tiền tệ Kết quả cuối cùng là mức cung tiền đã tăng gấp bội so với
số tiền mua tín phiếu của ngân hàng trung ương Để có kết quả ngược lại, ngân hàng trung ương sẽ bán trái phiếu của chính phủ
+ Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại Tỷ lệ dự trữ càng thấp, số nhân tiền gửi càng
Trang 7Discover more
from:
KTVM 02
Document continues below
kinh tế vi mô
Trường Đại học…
441 documents
Go to course
KINH TẾ VI MÔ 1 (
600 CÂU )
kinh tế vi
64
kinh tế vĩ mô - chính sách tài khoá
kinh tế vi
21
XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH SỰ LỰA CHỌ…
kinh tế vi
28
Bài thảo luận chính sách can thiệp của…
kinh tế vi
6
Kinh tế vi mô - Bài thảo luận môn kinh…
kinh tế vi
25
Trang 8lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền.
+ Lãi suất chiết khấu:
Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của Ngân hàng trung ương khi họ cho Ngân hàng thương mại vay tiền Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi, sẽ là tín hiệu khuyến khích các Ngân hàng thương mại vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay, dẫn đến mức cung tiền sẽ tăng lên
Tóm lại, Ngân hàng trung ương có nhiều khả năng thực tế để ấn định mức cung tiền theo dự kiến, có thể tăng hoặc giảm bớt nó bằng các công cụ điều tiết của mình, chủ động thực hiện chính sách tiền tệ đã hoạch định
II Ảnh hưởng của mức cung tiền tệ đến tổng cầu
II.1 Khái niệm tổng cầu
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ (tổng sản phẩm quốc dân) mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với mức giá cả, thu nhập và các biến
số kinh tế khác đã cho Tổng cầu phụ thuộc vào giá cả,thu nhập của công chúng,vào dự đoán của các hãng kinh doanh về tình hình kinh tế cũng như các biếnchính sách khác như thuế, chi tiêu của chính phủ,khối lượng tiền tệ và lãi suất
Tổng cầu bao gồm 4 bộ phận cấu thành :
+ Chi tiêu tiêu dùng (C): Tổng cầu về hàng tiêu dùng và dịch vụ
+ Chi tiêu đầu tư (I): Các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động ,xưởng, máy móc và những đầu vào khác của sản xuất
+ Chi tiêu của chính phủ (G) :Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
+ Xuất khẩu ròng(NX): chi tiêu của nước ngoài ròng về hàng hóa dịch vụ trong nước
2.2.Ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu
Khái niệm: Cung tiền tệ (Money Supply) là tổng lượng tiền trong lưu thông trong nền kinh tế Cung tiền bao gồm: tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng và tiền của
cơ quan doanh nghiệp
Cung tiền có các hình thức: tiền mặt, tiền xu, tiền gửi ngân hàng, séc được phép lưu hành trên thị trường theo quy định Nhà nước
Cung tiền có tác động tới mọi mặt của nền kinh tế quốc dân Khi cung tiền tăng lên sẽ giúp giảm lãi suất trên thị trường Do vậy, khuyến khích cho vay cá nhân và tổ chức, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng phát triển kinh doanh Từ đó, nhu cầu tiêu dùng tăng và kinh tế cũng tăng Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, khiến tổng cầu tăng vượt
có thể dẫn đến lạm phát và gây ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế
Sự tác động của tiền tệ tới hoạt động kinh tế được thể hiện thông qua sự tác động tới các bộ phận của tổng cầu bao gồm những tác động tới chi tiêu đầu tư, chi tiêu tiêu dùng và buôn bán quốc tế
Đầu tiên là chi tiêu đầu tư:
- Sự thay đổi của MS đối với I thông qua chi phí đầu tư
Việc thu hẹp mức cung tiền tệ của NHTW sẽ đẩy lãi suất tăng lên, chi phí tài trợ
++BÀI TẬP KTCTrị-2019 (THẦY…
kinh tế vi
21
Trang 9cho các hoạt động đầu tư có thể tăng lên dẫn tới giảm lượng đầu tư, AD suy giảm làm giảm sản lượng và giá cả Ngược lại khi NHTW mở rộng tiền tệ, lãi suất cân bằng của thị trường giảm đi, chi phí đầu tư rẻ hơn có thể mở rộng đầu tư, tổng cầu tăng làm tăng sản lượng và giá cả Tuy nhiên lãi suất không thể đại diện đầy đủ cho chi phí đầu tư nên những tác động này có thể không rõ ràng
- Sự sẵn có của các nguồn vốn
Khi chính sách tiền tệ là thắt chặt, mức cung tiền giảm, mặc dù lãi suất có thể thay đổi rất ít nhưng khả năng cho vay của các ngân hàng có thể giảm (rD tăng) Việc hạn chế tín dụng của các ngân hàng thương mại làm cho chi tiêu đầu tư giảm xuống dẫn tới AD giảm Khi NHTW mở rộng tiền tệ có thể làm tăng khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại, làm cho chi tiêu đầu tư tăng lên Tuy nhiên khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại được mở rộng không đồng nghĩa với việc nguồn vốn này sẽ được tận dụng ngay, nó còn tùy thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh
tế Việc hạn chế khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng có tác dụng tốt hay không còn tùy thuộc giới hạn của việc kiểm soát vốn quốc tế
Ngoài ra, sự thay đổi của cung tiền tệ có tác dụng đến giá cổ phiếu, khi dân chúng giữ nhiều tiền hơn họ muốn chẳng hạn, chi tiêu vào thị trường cổ phiếu có thể tăng lên làm tăng giá cổ phiếu; giá trị ròng của các hãng tăng lên có nghĩa là những người cho vay sẽ được đảm bảo nhiều hơn cho các khoản vay của mình, như vậy khuyến khích cho vay để tài trợ cho chi tiêu đầu tư, tổng cầu tăng thúc đẩy sự gia tăng sản lượng và giá cả Thứ hai là Chi tiêu tiêu dùng:
- Ảnh hưởng đối với lãi suất
Do chi tiêu tiêu dùng hàng lâu bền thường được tài trợ một phần bằng đi vay, do vậy lãi suất thấp hơn sẽ khuyến khích người tiêu dùng tăng chi tiêu tiêu dùng lâu bền Cũng tương tự như đối với ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư, sự ảnh hưởng của lãi suất đến chi tiêu tiêu dùng lâu bền có thể là nhỏ
- Ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu
Chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa lâu bền và dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn vào thu nhập cả đời của họ chứ không phải chỉ là thu nhập hiện tại Khi giá cổ phiếu tăng lên, giá trị tài sản tài chính tăng lên làm thu nhập cả đời của người tiêu dùng và tiêu dùng
sẽ tăng
Cơ chế tác động này như sau: Khi giá cổ phiếu tăng, giá trị các tài sản tài chính tăng, người tiêu dùng có khả năng tài chính đảm bảo hơn sẽ đánh giá những khó khăn tài chính
ít xảy ra hơn Việc chi tiêu về hàng hóa lâu bền của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi những khó khăn tài chính có thể xảy ra trong tương lai Khi những khó khăn này xảy ra,
họ sẽ phải bán các tài sản của mình để tăng thêm tiền mặt, việc bán các tài sản tài chính như cổ phiếu sẽ thuận lợi cho việc bán các hàng hoá tiêu dùng lâu bền như vật dụng tiêu dùng, phương tiện đi lại, nhà ở… Do vậy giá cổ phiếu tăng có thể khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho hàng tiêu dùng lâu bền Và cuối cùng là ảnh hưởng tới xuất khẩu ròng: Trong bối cảnh nền kinh tế mở của các quốc gia và việc áp dụng chế độ
tỷ giá thả nổi, sự ảnh hưởng này thông qua tác động vào tỷ giá hối đoái Khi lãi suất trong nước giảm (lạm phát chưa thay đổi) tiền gửi bằng nội tệ sẽ kém hấp dẫn hơn so với tiền gửi ngoại tệ, kết quả là nhu cầu về ngoại tệ cao hơn so với nội tệ làm cho giá đồng nội tệ
Trang 10giảm so với ngoại tệ và làm cho hàng nội địa rẻ hơn so với hàng ngoại, xuất khẩu ròng tăng lên và vì vậy tổng cầu tăng lên
Như vậy: Sự thay đổi của mức cung tiền tệ có tác động tới các hoạt động kinh tế thông qua các tác động tới những bộ phận của tổng cầu như chi tiêu đầu tư, chi tiêu tiêu dùng, xuất khẩu ròng Tuy nhiên sự tác động này mạnh hay yếu còn tuỳ thuộc vào sự phản ứng của nền kinh tế Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và linh hoạt thì chính sách tiền tệ có hiệu quả lớn hơn Trong trường hợp nền kinh tế trì trệ, các nguồn tài chính được tạo ra có thể không được tận dụng đầy đủ và chính sách tiền tệ ít có hiệu lực hơn
PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
I Mức cung tiền tệ trong những năm gần đây.
- Trong giai đoạn 2000 - 2020, cung tiền của Việt Nam tăng trưởng ổn định, trung bình năm cả giai đoạn này đạt 24%/năm; trong đó, năm cao nhất là năm 2000 với 56,2% và năm thấp nhất là năm 2011 với 12,1% Lượng tiền M2 trong lưu thông trung bình cả giai đoạn chiếm 114,2% GDP/năm Năm có tỷ trọng cung tiền/GDP thấp nhất là năm 2000 với 50,5% và năm có tỷ trọng lớn nhất là năm 2020 với 182,5% Thời điểm quy mô GDP lớn nhất đạt 271,2 tỷ USD, năm 2020, cung tiền
có tỷ trọng bằng 182,52% GDP, cao hơn mức trung bình cả giai đoạn Quy mô GDP năm 2017 chỉ đạt 223,8 tỷ USD nhưng tăng trưởng cung tiền giảm nhẹ so với