Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI---o0o---BÁO CÁO TỔNG KẾTĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUHƯỚNG LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA CÁC THẾ HỆSINH VIÊN KHOA MARKET
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-o0o -BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA CÁC THẾ HỆ SINH VIÊN KHOA MARKETING TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THƯƠNG MẠI.
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thế Sơn
Thành viên: Đỗ Văn Anh
Trần Thị Thu Loan
Trương Quang Minh
Nguyễn Yến Nhi
Nguyễn Phương Thủy
Hà Nội 2023
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục đại học Việt Nam hiện đang là thị trường dịch vụ cạnh tranh khốc liệt với hơn 500 trường đại học trên cả nước, trong khi số lượng thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng có xu hướng không nhập học dần tăng cao trong vài năm trở lại đây Theo sốliệu Bộ GD&ĐT công bố cho thấy có sự mâu thuẫn giữa 2 con số thí sinh trúng tuyển
và thí sinh nhập học Trong khi tỉ lệ thí sinh trúng tuyển lên tới 92,7% nhưng thực tế không ít trường đại học chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu Do đó, các đơn vị đào tạo cần phải hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người học, sử dụng tốt những ưu thế cạnhtranh khác trong hoạt động tuyển sinh Tuyển sinh không chỉ một chính sách mà còn dần dần trở thành vấn đề cần chú ý của giáo dục đại học Ngành Marketing thuộc nhóm ngành có điểm đầu vào ở mức khá, với nhu cầu của thị trường lao động cao vì
sự đa dạng và phong phú của ngành Tuy nhiên, sự hiểu biết về ngành này còn thấp và nhiều sinh viên băn khoăn không biết thực sự học ngành này ra trường làm công việc
gì, nên ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành của họ Trong một bài phỏng vấn của Hoài Nam (2023) Trần Mạnh Quân, học sinh lớp 12 ở TPHCM cho biết em đã trúng tuyển vào ngành marketing của hai trường đại học khá có tiếng theo phương thức xét tuyển sớm Nhưng gần đây, Quân hoang mang khi trên mạng xã hội, nhiều tiktoker liên tục nhắc tên những bằng tốt nghiệp mà họ gọi là "vô dụng nhất" có cả ngành marketing mà Quân đang hướng tới Chính vì vậy mà các tổ chức giáo dục cần phải cónhững chương trình truyền thông cụ thể nhằm gia tăng nhận thức về ngành cũng như hướng ngành cho các học sinh/sinh viên Với mong muốn đóng góp một phần công sức cho sự phát triển của Trường Đại học Thương Mại nhằm tạo được uy tín hơn đối với học sinh/sinh viên Sự ra đời của bài nghiên cứu “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngành nghề của các thế hệ sinh viên khoa Marketing tạitrường Đại học Thương Mại” là cần thiết Việc nghiên cứu đề tài giúp sinh viên tìm hiểu xem yếu tố nào quyết định sinh viên lựa chọn ngành học Marketing Từ đó, bài nghiên cứu sẽ đề xuất giải pháp giúp nhà trường có thể xác định đâu là hướng đi để ngành Marketing phát triển bền vững trong tương lai, sinh viên khoa Marketing trường đại học Thương Mại có định hướng công việc đúng đắn, nâng cao chất lượng nguồn lao động
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài:“Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến xuhướng lựa chọn ngành nghề của các thế hệ sinh viên khoa Marketing tại trườngĐại học Thương Mại” là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự saochép của người khác, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài làtrung thực Đề tài là một sản phẩm mà nhóm chúng em đã nỗ lực nghiên cứutrong quá trình học tập và rèn luyện Để hoàn thành bài thảo luận này, chúng
em có tham khảo giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học và một số tàiliệu liên quan Những thông tin tham khảo trong bài thảo luận đề được tríchdẫn cụ thể nguồn sử dụng
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Giáo dục là một lĩnh vực luôn thu hút sự quan tâm của xã hội, bởi nó gắn liềnvới sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi Tronggiáo dục, hướng nghiệp là một vấn đề cấp thuyết, vì nó đóng vai trò quan trọngtrong việc xây dựng và phát triển lực lượng lao động trẻ tuổi, những người sẽ lànhân tố chủ chốt cho sự thịnh vượng của đất nước Lực lượng lao động non trẻbao gồm những sinh viên đang theo học hoặc những người mới tốt nghiệp,những người đang ở giai đoạn quyết định ngành nghề cho mình Chất lượng vàgiá trị của lực lượng lao động không chỉ phản ánh từ sự nỗ lực và trách nhiệmcủa người lao động, mà còn phản ánh từ sự hiệu quả của giáo dục trong việcđịnh hướng ngành nghề cho người học
Đứng trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đòi hỏi chất lượnglao động cao, có năng lực chuyên môn và sáng tạo, giáo dục hay định hướngcho sinh viên ngày càng phải được nâng cao và cập nhật Định hướng sinh viên
là một chính sách ngày càng được coi trọng như là một vấn đề hàng đầu, khôngnhững là từ giáo dục mà còn là bản thân sinh viên Tuy nhiên, vấn đề chọn tráingành vẫn diễn ra khá phổ biến, gây ra những hậu quả tiêu cực cho cả cá nhân
và xã hội Theo kết quả nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ điều tra lao động việclàm, đối tượng từ 25 đến 60 tuổi, thời gian trong 3 năm từ 2018 - 2020 củaTrường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố mới đây, tỉ lệ sinhviên tốt nghiệp trái ngành cho tất cả các ngành đào tạo là 21,43% Đáng nói,nếu tính riêng theo từng ngành nghề, tỷ lệ làm trái ngành tại một số lĩnh vựcthực tế còn ở mức cao hơn Cụ thể ở đây tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành kỹthuật, công nghệ, kiến trúc và xây dựng làm trái ngành là 31,6% Thậm chí,một số ngành có tỷ lệ này cao hơn 60% Song với đó bài nghiên cứu cũng chỉ
ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng làm trái ngành bao gồm nguyên nhân chủquan và nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan ở đây đến từ chínhbản thân các sinh viên, không ít ứng viên đã sẵn sàng làm việc trái ngành khi
Trang 5có cơ hội Ngoài ra theo trích dẫn từ bài nghiên cứu, ôngVũ Quang Thành,Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ Việc làm Hà Nội cho biết: "Phía cá nhân, bảnthân nhiều bạn trong quá trình đào tạo, lúc đầu đăng ký theo học không theođúng sở trường của bản thân Khi tham gia vào thị trường lao động, không thấyphù hợp thì các bạn quay ra tìm kiếm công việc khác" Cũng theo ông Thành,
sự khó khăn khi tìm kiếm việc làm cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đếnthực trạng "học ngành này - làm nghề khác" Như vậy dù nguyên nhân là kháchquan hay chủ quan thì việc lựa chọn làm trái ngành mình được đào tạo, ngườilao động sẽ phải chấp nhận đánh đổi về thời gian cũng như sự cố gắng để tiếpcận một lĩnh vực mới Chưa kể, mức thu nhập có thể thấp hơn với các ứng viênđược đào tạo đúng ngành Hơn nữa, việc trái ngành cũng gây lãng phí nguồnlực giáo dục, tạo ra sự bất cân xứng giữa cung và cầu lao động, ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế xã hội Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Trung tâmNghiên cứu và Tư vấn Giáo dục (ERC) năm 2021, 40% sinh viên Việt Namkhông hài lòng với ngành học của mình, 30% muốn chuyển sang ngành khác
và 20% không biết mình thích ngành nào Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng củagia đình, bạn bè, xã hội và thiếu hiểu biết về bản thân và thị trường lao động.Thêm vào đó, theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách(VEPR) năm 2020, tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành học sau khi ra trường chỉchiếm 28%, trong khi tỷ lệ sinh viên làm trái ngành hoặc không liên quan đếnngành học là 72% Nguyên nhân là do sự bất cân xứng giữa cung và cầu laođộng theo ngành nghề, sự thiếu minh bạch và chính xác của thông tin tuyểndụng và thiếu kỹ năng mềm của sinh viên Vì thế, việc định hướng sinh viên làmột công việc rất cần thiết và quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp giữa các bên liênquan như giáo dục, lao động, doanh nghiệp và chính quyền
Trường Đại học Thương Mại là một trường đại học công lập, trực thuộc BộCông Thương, là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu vàứng dụng khoa học - công nghệ về thương mại, kinh tế và quản trị kinh doanh,giữ vai trò quan trọng cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam Là trường dẫnđầu về thành tích đào tạo thương mại cơ bản, cung cấp cán bộ giảng dạy và
Trang 6nghiên cứu cho các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu trong cảnước Với phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ thể hiện quyếttâm thực hiện khâu đột phá trong lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo và hộinhập quốc tế Nhà trường đã chú trọng mở rộng những ngành đào tạo đáp ứngcho nhu cầu xã hội và tăng cường liên kết, hợp tác với thị trường sử dụng laođộng bằng việc ký kết hợp tác với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam,các tập đoàn khách sạn Accor của Pháp, Sunway của Malaysia… đồng thời đẩymạnh hoạt động hướng nghiệp trong học sinh trung học phổ thông và trongsinh viên Bên cạnh đó Nhà trường không ngừng bổ sung số lượng giảng viên
và bồi dưỡng chất lượng giảng viên nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ khoa họcđầu đàn, đầu ngành của trường
Các sinh viên theo học tại trường đại học Thương Mại nói chung và các sinhviên trong ngành marketing nói riêng đã có nhiều mong muốn khác nhau khi ratrường Nhìn chung, các sinh viên đều mong muốn có một công việc ổn định,phù hợp với khả năng và đam mê của mình, có thu nhập cao và cơ hội thăngtiến Các sinh viên cũng mong muốn được áp dụng những kiến thức và kỹ năng
mà họ đã học được trong trường vào thực tế, góp phần vào sự phát triển củadoanh nghiệp và xã hội Ngoài ra học cũng muốn được học hỏi và trau dồithêm những kinh nghiệm và kiến thức mới, không ngừng cải thiện bản thân vànâng cao chất lượng cuộc sống
Tuy nhiên, khi tốt nghiệp, các sinh viên của trường đại học Thương Mại, cụ thể
ở đây là sinh viên ngành marketing, cũng gặp không ít khó khăn và thách thứckhi ra trường Một số khó khăn có thể kể đến như: sự cạnh tranh cao trongngành, sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và công nghệ, sự thiếu hụtnguồn lực và cơ hội, sự thiếu nhất quán giữa lý thuyết và thực tiễn, sự thiếu tưvấn và hướng dẫn từ giáo viên và doanh nghiệp Đây là những vấn đề mànghiên cứu này muốn khảo sát và tìm hiểu, nhằm đưa ra những giải pháp vàkiến nghị để cải thiện chất lượng giáo dục và hướng nghiệp cho sinh viên trong
Trang 743
Trang 8ngành marketing Từ đó, đảm bảo cho cơ cấu nghề nghiệp của xã hội được táisản xuất và vận hành một cách suôn sẻ
Xuất phát từ những mong muốn trên đề tài: “Nghiên cứu những yếu tố ảnhhưởng đến xu hướng lựa chọn ngành nghề của các thế hệ sinh viên khoaMarketing tại trường Đại học Thương Mại” nhằm tìm hiểu động cơ học tập,định hướng cho công việc của các thế hệ sinh viên có sự thay đổi như thế nàoqua từng giai đoạn thời gian và những tác động đến định hướng nghề nghiệpcủa sinh viên hiện nay Đề tài mong muốn góp phần làm sáng tỏ thực trạng,những yếu tố tác động và xu hướng chọn nghề của tầng lớp sinh viên nói chung
và nhóm sinh viên khoa Marketing Trường Đại học Thương Mại nói riêng
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về xu hướng lựa chọn ngành nghề của sinh viênkhoa Marketing trường đại học Thương Mại
Đánh giá thực trạng xu hướng nghề nghiệp trong 5 -10 năm, chỉ ra nhữngngành học triển vọng theo xu hướng của sinh viên khoa Marketing trường đạihọc Thương Mại
Đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố để so sánh mức độ ảnh hưởng củachúng đến quá trình lựa chọn ngành nghề của sinh viên khoa Marketing trườngđại học Thương Mại
Đề xuất giải pháp giúp nhà trường, sinh viên khoa Marketing trường đại họcThương Mại có định hướng công việc đúng đắn, từ đó nâng cao chất lượngnguồn lao động
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở lý luận về xu hướng lựa chọn ngành nghề của sinh viên khoa Marketingtrường Đại học Thương Mại đã được hệ thống hóa như thế nào?
Xu hướng công việc và ngành nghề đã thay đổi như thế nào trong thời gian gầnđây?
Marketing 100% (12)
Trang 9Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinhviên Đại học Thương Mại ?
Yếu tố nào có tầm quan trọng cao nhất trong quá trình lựa chọn ngành nghề củasinh viên khoa Marketing ?
Nghiên cứu những giải pháp nào giúp nhà trường và sinh viên khoa Marketing
có thể nâng cao định hướng nghề nghiệp và chất lượng nguồn lao động ?
3.2 Công cụ nghiên cứu
Phiếu khảo sát trực tuyến: Sử dụng phiếu khảo sát trực tuyến dựng trên các nềntảng như Google Forms để thu thập ý kiến và thông tin từ một mẫu ngẫu nhiêncủa sinh viên Đại học Thương Mại Phiếu khảo sát sẽ chứa các câu hỏi về quátrình lựa chọn ngành học, nhận thức về xu hướng công việc, và ảnh hưởng của
xu hướng này đối với quyết định học ngành nào
Phỏng vấn cá nhân: Tiến hành các cuộc phỏng vấn cá nhân với một số sinhviên được lựa chọn từ mẫu khảo sát để thu thập thông tin chi tiết hơn về trảinghiệm và quan điểm cá nhân về quá trình lựa chọn ngành học và ảnh hưởngcủa xu hướng công việc
4 Nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng lựa chọn
ngành nghề của sinh viên trong các giai đoạn học tập của sinh viên chuyênngành Marketing trường đại học đại học Thương Mại Nghiên cứu sẽ tập trungvào việc tìm hiểu, phân tích những yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan ảnhhưởng đến việc đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề của sinh viên Từ đónghiên cứu này có thể giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan và cơ sở thông tinđầy đủ để đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề cụ thể, từ đó đảm bảo rằng họđang theo đuổi con đường nghề nghiệp phù hợp với họ nhất
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm nhất, năm hai, năm tư và sinh viên đã
Trang 10Từ đó nắm bắt được xu hướng giúp nhà trường cũng như sinh viên sẽ có nhữngđịnh hướng và quyết định đúng đắn để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạycũng như sinh viên sẽ bắt kịp xu hướng nghề nghiệp khi đã đi làm
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học ThươngMại
Phạm vi thời gian: Tháng 9 năm 2023 – Tháng 3 năm 2024
5 Ý nghĩa của đề tài
5.1 Ý nghĩa nghiên cứu
Đối với sinh viên
Nghiên cứu này có ý nghĩa với các thế hệ sinh viên đang gặp khó khăn trongquá trình lựa chọn ngành nghề phù hợp và phát triển sự nghiệp trong tương lai.Nghiên cứu tác động to lớn của các yếu tố chủ quan và khách quan của bảnthân sinh viên và sự lựa chọn nghề nghiệp của họ
Nghiên cứu này đóng vai trò cung cấp thông tin đầu vào cho nhận thức củasinh viên về bản thân, hiệu quả giáo dục và sở thích nghề nghiệp
Đối với nhà trường
Nghiên cứu tác động trong việc hỗ trợ việc ra quyết định nghề nghiệp, nâng caokiến thức về hướng nghiệp đối với các thế hệ sinh viên khoa Marketing Đại họcThương Mại nói riêng Từ đó, kết quả nghiên cứu được sẽ giúp nhà trường cócái nhìn tổng quan hơn về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Nghiên cứu xác định nhân tố ảnh hưởng nhất đến sự lựa chọn ngành nghề củasinh viên khoa Marketing đại học Thương Mại Qua đó có những thay đổi phùhợp, đúng đắn giúp trường nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo
Nghiên cứu này xác định rõ nguyên nhân và các giải pháp khắc phục quantrọng đối với không chỉ sinh viên mà còn là thị trường việc làm
6 Kết cấu đề tài
Phần mở đầu: Giới thiệu tổng quan về đề tài bao gồm lý do chọn đề tài, mụctiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu chung, ý nghĩacủa đề tài, kết cấu đề tài
Trang 11Chương 1: Tổng quan nghiên cứu: tổng quan các nghiên cứu trong và ngoàinước liên quan tới đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu các cơ sở lý thuyết và lý thuyết liên quan
để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu, bao gồm các kết quả nghiên cứu liên quan,
mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình và các cách thức để
có thể triển khai thực hiện đề tài Mô tả chi tiết các phương pháp nghiên cứu,thiết kế thang đo và mã hóa thang đo để xử lý số liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận về kết quả nghiên cứu: Trình bày vàdiễn giải kết quả phân tích số liệu đã thu được và thảo luận các kết quả đạtđược
Chương 5: Kết luận và kiến nghị : Trình bày các đóng góp của nghiên cứu vềcác đề xuất giải pháp cụ thể cho các thế hệ sinh viên và nhà trường Đưa ranhững hạn chế trong nghiên cứu để có hướng tốt hơn cho những nghiên cứu để
có định hướng tốt hơn cho những nghiên cứu tiếp theo
CHƯƠNG 1: Tổng quan nghiên cứu
1.1 Nghiên cứu nước ngoài
Theo Yikun Li và cộng sự (2021), một nghiên cứu tại Trung Quốc được thựchiện nhằm tìm ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành của sinhviên tại Đại học Kiểm toán Nam Kinh Bài nghiên cứu phân tích tài liệu thôngqua các bài nghiên cứu trước đó của các nhà nghiên cứu khác nhằm xác địnhcác yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên đạihọc được thu thập từ các tạp chí học thuật, luận văn và trang web nhằm thu hẹpđối tượng nghiên cứu và phương pháp bảng hỏi giúp thu thập số liệu, thông tinkhách quan Tại bảng câu hỏi khảo sát các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đếnlựa chọn chuyên ngành được sử dụng cho 217 sinh viên thu về kết quả có tới
215 sinh viên lựa chọn ba yếu tố bao gồm yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, yếu
tố nghề nghiệp, trong đó yếu tố nghề nghiệp được lựa chọn nhiều nhất gần mộtnửa số người tham gia lựa chọn (91/217) tiếp đó một bảng hỏi thêm nhằm tìm
ra cụ thể các yếu tố chỉ ra 3 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất lần lượt là do đề xuấthoặc mong đợi của ngươi thân (90,24%); điểm thi đại học (83,13%); tiềm năng
Trang 12thu nhập (80,22) Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu sử dụng bảng hỏi đánh giámức độ quan trọng của mỗi yếu tố trong tám yếu tố cuối cùng thu được kết quảchỉ ra có ba yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất quyết định lựa chọn chuyên ngànhbao gồm điểm thi đại học (129 sinh viên lựa chọn), cơ hội thăng tiến trongcông việc(98 sinh viên lựa chọn) và cuối cùng là thu nhập tiềm năm (65 sinhviên lựa chọn Như vậy qua bài nghiên cứu ta có thể thấy thu nhập tiềm năngtrong tương lai của một ngành mang lại có được vị trí nhất định trong việc đưa
ra quyết định lựa chọn ngành nghề mặc dù đứng sau yếu tố điểm thi đại học và
cơ hội thăng tiến trong công việc
Ngoài ra, nghiên cứu của Paul Stock, Eileen M.Stock ( 2019 ) dựa trên kết quảthông qua kết quả khảo sát 386 sinh viên của một trường đại học tại Texas từ2015-2017 nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngànhhọc tại đại học Và đã đưa ra được 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọnchuyên ngành tại đại học bao gồm: sở thích cá nhân, cha mẹ, tiềm năng thànhcông, kinh nghiệm công việc Trong đó lựa chọn nghề dựa theo sở thích cánhân được đề cao nhất (35.0%), tác động bởi cha mẹ (18.9%), theo sau đó làthu nhập tiềm năng ngành có thể đem lại (9.1%) và cuối cùng là yêu tố kinhnghiệm trong công việc trước đó (5.2%) Tuy nhiên thông qua phân tích, tác giảnhận thấy thu nhập tiềm năng là một yếu tố xuất hiện thường xuyên hơn so vớiyếu tố ảnh hưởng từ cha mẹ và nghiên cứu đã chốt lại với yếu tố sở thích cánhân là quan trọng nhất, theo sau đó là thu nhập tiềm năng và cuối cùng là ảnhhưởng của cha mẹ
Tiếp theo, Các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, Phần Lan và Hà Lan chỉ rarằng phần lớn sinh viên đại học đều có được mục đích hay định hướng trongcuộc sống (Kuusisto & Schutte, 2022; Kuusisto & Tirri, 2021; Malin, 2022;Manninen et al., 2019; Moran, 2009; Tirri & Kuusisto, 2016), được thực hiệndựa trên các phương pháp nghiên cứu khác nhau Với nghiên cứu định lượng
270 người trẻ trong độ tuổi 17 -22 tại trung tâm Stanford, sinh viên đại học Mỹhầu hết thể hiện được sự tự định hướng và có mục tiêu trong cuộc sống
Trang 13(Moran, 2009) Trong nghiên cứu định tính các sinh viên Mỹ và Phần Lan,phần lớn các sinh viên cũng được thể hiện là có lối sống rõ ràng và có mục đíchthông qua việc xác định mối liên hệ giữa định hướng của sinh viên và nhữngtrải nghiệm họ có được khi học đại học (Kuusisto & Schutte, 2022: Malin,2022) Bên cạnh đó, sinh viên trong học tập trong các lĩnh vực khác nhau cũng
có những sự khác biệt trong định hướng công việc, cụ thể, sinh viên trong lĩnhvực kinh tế hoặc STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics)thường là những người nhảy việc, trong khi đó, người học trong lĩnh vực xã hộilại có xu hướng trung thành và có mục tiêu với công việc hơn
Không những vậy, theo Shar-In A Sadjail và cộng sự (2022) nghiên cứu nàynhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên trường Cao đẳngKhoa học và Nghệ thuật trong việc lựa chọn ngành học mà mình sẽ theo đuổitrong những năm tới Nghiên cứu này sử dụng một nghiên cứu hiện tượng học-định tính được tiến hành đối với các sinh viên được chọn Dựa trên kết quảnghiên cứu, các yếu tố chung ảnh hưởng đến sinh viên trong việc ngành học đạihọc của họ là do ảnh hưởng bên ngoài, khả năng chi trả, tính thuyết thực, sởthích và mối quan tâm cá nhân, Riêng yếu tố khả năng chi trả khóa học giáodục là một trong những khóa học có giá cả phải chăng nhất ở Cao đẳng Khoahọc và Nghệ thuật Nhiều sinh viên, đặc biệt là những sinh viên có điều kiệnkinh tế thấp sẽ chuyển sang đăng ký các khóa học khác vì họ thấy nó có khảnăng chi trả Đây thực sự là lý do khiến số lượng tuyển sinh vào các khóa họcgiáo dục tăng vọt Như vậy nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù sinh viên cónhững sở thích riêng về khóa học, nhưng sự bất ổn về tài chính sẽ trở thànhđộng lực thôi thúc họ đổ xô vào các khóa học trái chuyên ngành
Còn theo Rhyoan Firmalino (2020) trong " Factors that Affect Student’sDecision in Choosing College Courses in Bestlink College of the Philippines".Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp định tính và thuyết kế mô tả
để phân tích và giải thích dữ liệu Công cụ được sử dụng trong nghiên cứu này
là một bảng câu hỏi khảo sát, được sử dụng cho 100 người trả lời từ Khoa học
Trang 14Xã hội và Nhân văn Nhóm đã sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên trong đómỗi cá nhân được chọn ngẫu nhiên Để diễn giải dữ liệu thu thập được, các nhànghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm Thông tin thu thập được từ bảngcâu hỏi sẽ đóng vai trò là dữ liệu chính được sử dụng để trả lời cho phát biểucủa vấn đề Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọnngành học đại học của sinh viên bao gồm kết quả học tập (với điểm trung bìnhtổng hợp là 4,73 đối với người trả lời nữ và 4,09 đối với người trả lời nam),quyết định của phụ huynh (với điểm trung bình tổng hợp là 4,08 đối với ngườitrả lời nữ) và 4,12 đối với người trả lời nam), khía cạnh tài chính (với điểmtrung bình tổng hợp là 4,05 đối với người trả lời nữ và 4,23 đối với người trảlời nam), kỹ năng (với điểm trung bình tổng hợp là 3,96 đối với người trả lời
nữ và 4,07 đối với người trả lời nam) và vị trí địa lý (với trung bình tổng hợp là3,82 đối với người trả lời là nữ và 3,90 đối với người trả lời là nam) Từ những
dữ liệu trên, nghiên cứu chỉ ra khả năng tài chính là một trong những yếu tố cóthể ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học đại học của họ
Trong nghiên cứu của Bikse và cộng sự (2018), đã tiến hành một so sánh về lựachọn nghề nghiệp của sinh viên giữa Latvia và Anh Dựa trên các khái niệm lýthuyết về sở thích nghề nghiệp và thông tin thu thập từ cuộc khảo sát, tác giả đãxác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trunghọc tại cả hai quốc gia Kết quả nghiên cứu cho thấy lời khuyên từ phụ huynh
là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định nghề nghiệp của sinh viên, với tỷ
lệ 31,5% tại Latvia và 21% tại Anh Ngoài ra, các yếu tố như thông tin về nghềnghiệp (70%), sở thích cá nhân (68,5%), và internet (28%) cũng ảnh hưởng đếnquá trình lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên theo nhiều cách khác nhau Sinhviên tại Latvia thường dựa vào sở thích cá nhân của họ khi quyết định về nghềnghiệp tương lai Họ cũng coi lời khuyên từ phụ huynh là quan trọng Tuynhiên, họ thường ít quan tâm đến yêu cầu của thị trường lao động Điều này đặt
ra một nhu cầu cần sự hỗ trợ để họ có thêm thông tin về xu hướng phát triển thịtrường lao động và các cơ hội đào tạo Trong khi đó, 70% học sinh tại Anh tỏ ra
Trang 15tự tin rằng họ đã có đủ thông tin để đưa ra quyết định thông minh về sự nghiệpcủa họ.
1.2 Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, bài nghiên cứu của phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Mạnh Hà trongviệc nghiên cứu thái độ của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp, đăng tạitạp chí tâm lý học, số 3 năm 2007, đã xây dựng hệ thống những câu hỏi địnhtính nhằm tìm hiểu thái độ của gần 1500 học sinh tại 13 trường THPT tại HàNội từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 5 năm 2005 đối với sự lựa chọn nghề Bàinghiên cứu đã chỉ ra một vài điểm đáng chú ý về sự định hướng nghề nghiệp từbản thân học sinh Cụ thể 84,2% các em học sinh nhận thức đúng đắn về tầmquan trọng của nghề đối với tương lai của bản thân Bên cạnh đó, khi được hỏi
về yếu tố được nhiều học sinh quan tâm nhất khi lựa chọn ngành nghề, chọnnghề dựa theo lực học (70,7%), chọn nghề có khả năng thực hiện thành công(62,4%) là hai trong số các yếu tố được nhiều học sinh quan tâm nhất Nhìn vàocác con số này, chúng ta thấy rằng, học sinh ngày nay đã có thái độ tích cựctrong việc lựa chọn nghề phù hợp với bản thân, tức khả năng tự định hướngnghề đã ngày càng được nâng cao trong nhận thức của học sinh, sinh viên
Ngoài ra, theo Adecco Việt Nam thành viên của Tập đoàn Adecco toàn cầu
-là nhà cung cấp dịch vụ Tính lương, Tuyển dụng và Thuê ngoài nhân sự hàngđầu tại Việt Nam đã có cuộc qua khảo sát và phân tích chuyên sâu hơn 600 cánhân ở 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM được công bố vào năm
2019 cho thấy, hơn 48% thế hệ Z (1995-2015) – thế hệ sẽ chiếm 25% lực lượnglao động vào năm 2025, biết đến nghề nghiệp hiện tại của mình qua mạng xãhội Con số này cũng cao hơn so với các nguồn thông tin khác như trường học(18,86%), bạn bè (17,92%) và truyền thông truyền thống (5,66%) Điều nàycho thấy sự phổ biến và tiện lợi của mạng xã hội trong việc cập nhật và chia sẻcác thông tin liên quan đến nghề nghiệp Mạng xã hội cũng là nơi tạo ra sự giaolưu, trao đổi và thảo luận giữa sinh viên với nhau, với các giảng viên, cácchuyên gia và các doanh nghiệp Sinh viên có thể học hỏi, lấy ý kiến và nhậnđược sự khuyến khích từ những người có chung quan điểm hoặc có kinh
Trang 16nghiệm trong lĩnh vực mà họ quan tâm Cũng theo kết quả của bài nghiên cứu,72% sinh viên cho rằng mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến việc lựa chọnngành học của mình, trong khi chỉ có 8% sinh viên cho rằng mạng xã hộikhông có ảnh hưởng gì và 20% còn lại là sinh viên cho rằng mạng xã hội ảnhhưởng tiêu cực tới việc lựa chọn ngành Không những vậy, bài nghiên cứu cũngnói chỉ ra rằng mạng xã hội là nơi phản ánh xu hướng và nhu cầu của xã hội đốivới các ngành học khác nhau Sinh viên có thể theo dõi, cập nhật và đánh giánhững thông tin về thị trường lao động, mức lương, cơ hội phát triển và sựcạnh tranh của các ngành học mà họ lựa chọn Cũng theo cuộc khảo sát, 68%sinh viên cho rằng mạng xã hội giúp họ có được cái nhìn rõ ràng và chính xác
về các ngành học mà họ quan tâm Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằngmạng xã hôi không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định chọnngành học của sinh viên Có nhiều yếu tố khác cũng có vai trò quan trọng, như
sở thích cá nhân, khả năng bản thân, gia đình, bạn bè, giáo viên và trường học
Do đó, sinh viên cần phải xem xét kỹ lưỡng và tổng hợp các yếu tố này để đưa
ra quyết định phù hợp với bản thân và tương lai
Theo bài nghiên cứu của Lê Tấn Nghiêm thuộc Khoa kinh tế - Trường Đại họcCần Thơ vào năm 2021, đã ước lượng được mức sẵn lòng chi trả và các yếu tốảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của phụ huynh cho con theo học chươngtrình chất lượng cao tại trường ,thông qua dữ liệu thu thập từ 190 phụ huynh cócon đang học lớp 12 ở thành phố Cần Thơ Việc ước tính mức sẵn lòng chi trảtheo phương pháp tham số đã xác định được mức học phí bình quân mà cácphụ huynh chấp nhận trả là 32,52 triệu đồng/năm học, cao hơn mức học phíhiện đang áp dụng tại Trường Về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả,nghiên cứu này sử dụng mô hình Probit kết hợp với hàm hữu dụng ngẫu nhiên
để xem xét tác động của các yếu tố thuộc về đặc điểm của phụ huynh và đặcđiểm của học sinh Theo kết quả nghiên cứu, mức học phí của chương trìnhchất lượng cao càng cao và số con còn đang đi học của phụ huynh càng nhiềuthì sự sẵn lòng chi trả học phí để con mình theo học chương trình chất lượngcao càng giảm Trong khi đó, sự lựa chọn ngành học chất lượng cao được ủng
Trang 17hộ bởi những gia đình có mức thu nhập cao hơn và những những gia đình củacác học sinh đang học lớp 12 có kết quả học tập tốt hơn Bên cạnh đó, nghiêncứu này còn phát hiện rằng sự chấp nhận cho con theo học ngành chất lượngcao là cao hơn ở đáp viên nữ so với đáp viên nam.Theo nghiên cứu của Theonghiên cứu của Trần Văn Bảo (2022) đã nghiên cứu về vấn đề lựa chọn ngànhnghề và chuyên ngành đại học của học sinh trung học phổ thông dựa trên cácyếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của học sinh Nghiên cứu cho thấy xu hướngchọn ngành, nghề của sinh viên hiện nay thường gắn liền với những ngành,nghề “hot” có thu nhập cao Tác giả cũng chỉ ra 11 yếu tố ảnh hưởng đáng kểđến sự lựa chọn của sinh viên Trong 11 yếu tố, yếu tố “Lời khuyên của ngườinhà” (3,50) và “Cơ hội việc làm trong tương lai” (4,37) có tác động mạnh mẽđến sự lựa chọn của sinh viên
Ban đầu, PCA (Principal Component Analysis) đã được áp dụng sử dụngphương pháp EFA (Exploratory Factor Analysis) với 16 biến (được thể hiệntrong bảng trên), mỗi biến đều được đánh giá trên thang đo Likert từ 1 "hoàntoàn không quan trọng" đến 5 "rất quan trọng" Kết quả cho thấy có 5 biến có
hệ số tải nhân tố dưới 0,5, bao gồm "Lời khuyên từ bạn bè/bạn cùng lớp",
"Chương trình tư vấn nghề nghiệp", "Chương trình marketing của các trường
Trang 18đại học", "Đại học gần nhà" và "Thích hợp cho khả năng học tập của bản thân".
Do đó, các biến này đã bị loại bỏ khỏi phân tích do độ tin cậy không đáng tincậy Lần thứ hai, tác giả giả nghiên cứu 11 yếu tố còn lại đựa chia thành banhóm “Gia đình”, “Trường học và xã hội”, “Tính cách cá nhân” Kết quảnghiên cứu này cho thấy rằng yếu tố "Trường học và xã hội" có tác động mạnh
mẽ đến việc sinh viên lựa chọn ngành học và nghề nghiệp của họ Do đó, cácchương trình tư vấn nghề nghiệp cần phải cung cấp hướng dẫn và thông tin chohọc sinh tại trường phổ thông Các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cần cập nhậtthông tin và dự đoán xu hướng thị trường lao động để hỗ trợ học sinh trongviệc đưa ra quyết định thông minh về ngành học Cơ hội việc làm sau khi tốtnghiệp và xu hướng thị trường lao động trong tương lai cần được khuyến khíchtrong các chương trình giáo dục Đồng thời, giáo viên trung học cũng cần cókiến thức về hướng dẫn nghề nghiệp để cung cấp thông tin cho học sinh Cuộcgặp giữa chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và phụ huynh cũng có tầm quan trọnglớn, vì phụ huynh có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của học sinh Nói cáchkhác, học sinh không nên chọn ngành học dựa trên sự ảnh hưởng của nhữngyếu tố có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực trong tương lai, như sự thiếu nguồnnhân lực hoặc thất nghiệp Có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn chuyên ngànhcủa học sinh, và điều này đề nghị rằng học sinh cần được chuẩn bị kỹ càng dựatrên kiến thức và giá trị nghề nghiệp mà họ mong đợi, cùng với nhu cầu côngviệc trong tương lai
Tiếp theo, vào năm 2023, Nguyễn Trọng Luân và cộng sự nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên kinh tế tại Việt Nam.Nghiên cứu tập trung phân tích sáu yếu tố bao gồm người ảnh hưởng (cha mẹ,bạn bè, giáo viên), sở thích, nguồn tài chính, năng lực bản thân, cơ hội nghềnghiệp, văn hoá để xác định mối quan hệ giữa các biến giúp giải thích khả năngtương thích của sinh viên và chuyên ngành họ chọn Một bảng câu hỏi khảo sát
sử dụng mẫu ngẫu nhiên đơn giản đã thu thập 309 điểm dữ liệu từ sinh viênkinh tế tại một trường đại học tư thục ở Việt Nam Các phương pháp nhưCronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định,
Trang 19hồi quy, và mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng bằng phần mềm SPSS
và Amos để kiểm tra mối tương quan giữa các yếu tố Kết quả nghiên cứu chothấy rằng các yếu tố như gia đình, bạn bè và giáo viên có ảnh hưởng quan trọngđối với việc sinh viên kinh tế lựa chọn nghề nghiệp của họ Cha mẹ đóng vaitrò quan trọng trong việc hỗ trợ con cái xây dựng tự tin và quyết định đúng đắn
về ngành nghề Khả năng tương tác tích cực hoặc tiêu cực của cha mẹ có thểảnh hưởng đáng kể đến sở thích và hành vi liên quan đến nghề nghiệp của sinhviên Do đó, yếu tố ảnh hưởng này đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọnnghề nghiệp của sinh viên, và họ thường dựa vào lời khuyên và sự hỗ trợ từngười ảnh hưởng cũng như cố vấn để đưa ra quyết định cuối cùng
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Sau khi đã giới thiệu về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi và phương phápnghiên cứu ở phần mở đầu cũng như có được cái nhìn tổng quan về nghiên cứubao gồm các bài nghiên cứu, cuộc khảo sát trong và ngoài nước tại chương 1.Tới chương 2 sẽ đưa ra cái nhìn về tổng quan về thị trường việc làm và cả gen
Z Song với đó trong chương này cũng sẽ trình bày về các khái niệm, lý thuyết
và mô hình liên quan đến chủ đề nghiên cứu Từ đó nêu được mục đích củachương nhằm cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về lĩnh vựcnghiên cứu, các khung nhìn và tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứutrước đây, cũng như các khoảng trống và hướng phát triển trong lĩnh vực lựachọn ngành nghề của các thế hệ sinh viên
2.1 Tổng quan thị trường việc làm
2.1.1 Chỉ số kinh tế - xã hội
Mặc dù kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế,chính trị trên thế giới biến động bất thường với nhiều khó khăn, thách thức, tuynhiên đến hết năm 2022, hoạt động kinh tế xã hội nước ta đã đạt được nhữngthành quả đáng ghi nhận
Mức tăng trưởng 8,02% của năm 2022 so với 2021 là mức tăng trưởng đáng kểnhất trong giai đoạn 2011 – 2023 và là chỉ số cao so với các nước trong khu
Trang 20vực và trên thế giới Thành quả này có đóng góp không nhỏ từ thị trường laođộng Việt Nam chứng kiến đà phát triển đáng kể Cụ thể, lực lượng lao động từ
15 tuổi trở lên đạt 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm 2021, năngsuất lao động toàn nền kinh tế năm 2020 đạt $8.083/ Lao động, tăng 4,8% Bêncạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cũng có xu hướng giảm khiđạt 2,32% (2.79% của thành thị và 2.03% của nông thôn)
Nhìn chung, thị trường lao động Việt Nam phục hồi tương đối chậm, tuy nhiênvẫn có những điểm sáng, lực lượng lao động hay thu nhập của người lao độngđều tăng lên; trong khi tỷ lệ thất nghiệp và lao động phi chính thức đều giảm
2.1.2 Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc
Nhu cầu tuyển dụng
Theo TopCV, hơn 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết nhu cầu tuyểndụng của họ sẽ tăng lên trong năm 2023, cụ thể 27,9% doanh nghiệp dự kiếntăng ngân sách tuyển dụng trong năm 2023 Kinh doanh/Bán hàng, IT phầnmềm và Marketing/Truyền thông/Quảng cáo được ước tính sẽ là ba vị trí đượctuyển dụng nhiều nhất trong năm 2023 tại các doanh nghiệp Đáng chú ý, cácdoanh nghiệp ngày càng đề cao kinh nghiệm thực tế (89,4%) và kĩ năng mềm(54,1%) của các ứng viên khi tiếp nhận CV
Cụ thể, Marketing/ Truyền thông/ Quảng cáo là vị trí được tuyển dụng nhiềuthứ hai trong năm 2022 (24,9%), tuy nhiên cũng đồng đứng thứ ba cho vị tríkhó tuyển dụng và giữ chân nhất trong năm 2022 Bên cạnh đó, các nguyênnhân chính dẫn đến sự khó tuyển dụng này ở doanh nghiệp đến từ việc ứngviên không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng (62,4%) và kĩ năng chuyên môn(59,2%) Điều này cho thấy thách thức không hề nhỏ đối với cả doanh nghiệplẫn người lao động khi người lao động phải ngày càng nâng cao năng lực đểđáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp cũng phảilàm hài lòng nhu cầu của người lao động
Nhu cầu tìm việc
Nhu cầu tìm việc/ chuyển việc của thực tập sinh, nhân viên dưới hai năm kinhnghiệm và quản lý có tính cạnh tranh lớn khi 93.8% người lao động ở các cấpbậc đang tìm việc/ tham khảo để “nhảy việc” trong 6 tháng tới Đáng chú ý,
Trang 2195,9% người lao động sẵn sàng đón nhận cơ hội làm việc mới ngay khi đangtrong thời gian làm việc ở công ty hiện tại, điều này càng tăng thêm tính cạnhtranh trong thị trường việc làm
Nhu cầu việc làm ở đối tượng chưa có kinh nghiệm chiếm số lượng nhiều nhấtvới 81,5%, bên cạnh đó thì các đối tượng 1-2 năm, 2-3 năm kinh nghiệm dựkiến cũng sẽ có sự thay đổi trong công việc ở năm 2023 Nhu cầu tìm việc nàycàng trở nên khốc liệt hơn nữa khi nhóm ngành Marketing/ Truyền thông/Quảng cáo luôn có nhu cầu cao
Mức lương luôn là yếu tố được người lao động quan tâm nhất khi đọc tin tuyểndụng, 70,6%, theo sau đó là môi trường làm việc, chế độ bảo hiểm, phúc lợi xãhội…
2.2 Tổng quan về Gen Z
Vấn đề của về việc làm của gen Z
Hướng nghiệp là một công việc vô cùng quan trọng cho sinh viên để có thểchọn đúng ngành đúng trường và có một nghề nghiệp phù hợp với bản thân.Tuy nhiên, những con số biết nói đã chỉ ra những vấn đề của gen Z hiện naykhi 94% sinh viên ra trường vẫn phải đào tạo lại để phù hợp với nhu cầu củadoanh nghiệp hay Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ Giáodục và Đào tạo) cho biết theo thống kê, năm 2021, số sinh viên tốt nghiệp làmđúng ngành đào tạo là 56%, số còn lại chỉ liên quan đến ngành đào tạo là 25%,thậm chí không liên quan đến ngành đào tạo là 19%
Nguyên nhân của việc chọn sai ngành, sai lĩnh vực này đến từ nhiều yếu tố Từ
đó cho thấy việc giúp sinh viên có những hiểu biết về nghề nghiệp để địnhhướng phát triển, lựa chọn ngành nghề còn nhiều hạn chế Vì vậy, việc xác định
rõ nguyên nhân và các giải pháp khắc phục là tối quan trọng đối với không chỉsinh viên mà còn là thị trường việc làm, nơi đòi hỏi chất lượng lao động ngàycàng cao
Vấn đề về chi phí sống (35%) và thất nghiệp (22%) là hai yếu tố hàng đầutrong mối lo của gen Z hiện nay, ở đó 51% gen Z nói rằng họ luôn sống trongtình trạng “kiếm đồng nào, tiêu đồng nấy” vì mức sống ở các thành phố lớn làquá cao và khoảng thu nhập của họ không thể nào đáp ứng cho tất cả các nhu
Trang 22cầu của bản thân Điều này càng cho thấy khoảng thu nhập là một trong nhữngmối quan tâm lớn nhất đối với thế hệ trẻ ngày nay, ngày càng nhiều thanh niênlựa chọn việc làm nhiều hơn một công việc cùng lúc Và tiền là mối yếu tốquan trọng nhất với 38% gen Z coi việc làm phụ chỉ để kiếm thêm thu nhập.Qua đó có thể thấy, vấn đề về chi phí sống và mức thu nhập đang đè nặng lênđôi vai của thế hệ trẻ, do đó ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu và lựa chọnngành nghề phù hợp với bản thân, thông qua việc có xu hướng tiếp cận đếnnhững ngành nghề có mức thu nhập cao nhằm đáp ứng nhu cầu sinh sống tạicác thành phố lớn.
Mối bận tâm về khoảng thu nhập ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnhsuy thoái kinh tế và lạm phát (lạm phát tăng 4,65%, CPI tăng 3,12%) trong bảytháng đầu năm 2023, do đó xu hướng định hướng ngành nghề của sinh viêncũng có khả năng bị ảnh hưởng chủ yếu bởi thu nhập Cụ thể hơn, theo Khảosát mức sống dân cư của Tổng cục thống kê năm 2022, mức chi tiêu bình quânđầu người một tháng tại thành thị ở mức 3,3 triệu đồng (giảm 13,6% điểm sovới năm 2020) Có thể thấy, sau thời điểm dịch covid-19, mức sống cư dân tăngtrở lại cộng hưởng cùng ảnh hưởng từ lạm phát khiến cuộc sống của sinh viênngày càng khó khăn hơn, từ đó tác động đến khả năng ra quyết định lựa chọnngành nghề có thu nhập cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội
Việc kiếm việc làm cũng trở nên khó khăn hơn đối với gen Z, thông qua bàibáo cáo thu thập được từ hơn 3000 người lao động của topCV, 52% gen Z nghĩrằng dường như rất khó hoặc không thể tìm được công việc mới Điều đó càngkhẳng định thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh đối với các ngành hot, và
sự thiếu việc làm đối với các ngành nhất định Việc lựa chọn ngành nghề cũng
có khả năng bị tác động bởi xu hướng của ngành nghề trong tương lai.Bên cạnh đó, yếu tố gia đình cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghềcủa con cái Có nhiều bài nghiên cứu kể cả ở phương Tây, con cái vẫn chịu ảnhhưởng từ bố mẹ như: Một số yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp ởtrường trung học của học học sinh của Borchert năm 2002; The influences andmotivations on which students base their choice of career của Kniveton; haynghiên cứu của Williams năm 2016, của Udoh và Sani năm 2012, Còn ở Việt
Trang 23Nam, về mặt lí luận, yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp cũng cónhiều bài nghiên cứu như bài nghiên cứu của Trần Văn Quí và cộng sự năm
2009, Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinhphổ thông trung học; hay bài Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướngnghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Nghệ An Dù đã đánh giáđược sự ảnh hưởng của bố mẹ, nhưng tác động của nó đến giới trẻ vẫn chưathật sự rõ ràng
Ngoài ra, dựa trên the Family communication pattern theory (FCPT) củaKoerner và Fitzpatrick vào năm 2002 hay những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựachọn sự nghiệp đã thể hiện tầm quan trọng của bố mẹ ảnh hưởng đến kĩ năng
xã hội và khả năng định hướng làm việc của con cái
Như vậy, việc định hướng ngành nghề và công việc lựa chọn sau này là mộtviệc vô cùng quan trọng của sinh viên, điều mà bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu
tố gây nên tình trạng làm trái ngành, trái nghề, chất lượng nguồn lao độngkhông đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp
Một ví dụ cụ thể về xu hướng có thể thấy rõ trong lĩnh vực dinh dưỡng Trongthời kỳ phát triển của những năm 1960, thực phẩm béo được coi là một phầnquan trọng của cuộc sống, và người ta thường ưa thích các món ăn nhiều dầu
mỡ Tuy nhiên, hiện nay, xu hướng đang chuyển dần về việc ăn uống lànhmạnh và dinh dưỡng thuần chay, với sự tập trung vào sức khỏe và cân nặng Sựthay đổi này có thể được giải thích bằng sự tăng nhận thức về tầm quan trọngcủa sức khỏe và cách ăn uống có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người.Khả năng của các xu hướng để tác động sâu rộng vào nhiều lĩnh vực khác nhau
là không thể phủ nhận Ví dụ, xu hướng dinh dưỡng có thể gây ra những thay
Trang 24đổi trong lĩnh vực giải trí, du lịch, bán lẻ và nông nghiệp Sự thay đổi trong thóiquen ăn uống của người dân có thể dẫn đến sự gia tăng trong việc mua sắmthực phẩm lành mạnh hoặc thay đổi trong sản xuất nông sản.
Nghiên cứu về xu hướng là một công cụ quan trọng để dự đoán và đo lườngnhững sự thay đổi của các lĩnh vực khác nhau dựa trên sự biến đổi của thôngtin trong khoảng không gian và thời gian nhất định Thông qua việc thu thập vàphân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như khảo sát, thống kê và phỏngvấn chuyên gia, nghiên cứu về xu hướng giúp xác định các mẫu, xu hướng và
sự biến đổi trong các yếu tố đang được nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu về xu hướng có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnhvực, từ kinh doanh đến công nghiệp, giáo dục, y tế và nhiều ngành khác Cáccông ty và tổ chức thường sử dụng thông tin từ nghiên cứu xu hướng để điềuchỉnh sản phẩm và dịch vụ của họ để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và
để thích nghi với những xu hướng mới đang diễn ra Nghiên cứu xu hướngkhông chỉ giúp cho doanh nghiệp và tổ chức thích nghi với thay đổi, mà còngiúp họ dự đoán và tận dụng những cơ hội mới Nó cung cấp cơ sở cho việcxây dựng chiến lược đổi mới và định hướng tương lai, từ đó giúp họ tìm kiếm
và lập kế hoạch cho những thay đổi cần thiết
Xu hướng trong việc lựa chọn ngành nghề cũng góp phần quan trọng trong việc
ra quyết định của chủ thể nghiên cứu Các yếu tố thay đổi theo thời gian luônnhận được sự quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng của sinh viên các ngành học,
có thể kể đến như thu nhập bình quân, tỉ lệ thất nghiệp hay tiềm năng phát triểncủa ngành, Từ đó, việc đưa yếu tố xu hướng vào trong vấn đề nghiên cứu làcần thiết để sinh viên có thể liên tục cập nhật về ngành học mà mình đang theođuổi
Tóm lại, nghiên cứu xu hướng giúp ta hiểu rõ và đo lường sự thay đổi tronglĩnh vực cụ thể Trong bối cảnh lựa chọn ngành nghề, việc hiểu và dự đoán các
xu hướng trong các ngành nghề cụ thể giúp người ra quyết định thích nghi với
sự biến đổi trong môi trường làm việc và đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu củathị trường lao động Điều quan trọng là nắm bắt và áp dụng kiến thức về xu
Trang 25hướng này để xác định các cơ hội và thách thức trong việc lựa chọn ngành nghề
Xét đến nghề: Cũng theo NEW E-Learing “Nghề là một lĩnh vực hoạt động màtrong đó người làm nghề được đào tạo những tri thức, kỹ năng để làm ra cá loạisản phẩm vật chất hay dịch vụ tinh thần nào đó đáp ứng nhu cầu của xã hội.”Mỗi một nghề sẽ chia ra làm các vị trí công việc cụ thể
Vậy ta định nghĩa từ ngành nghề thông qua khái niệm của ngành và nghề Ta cóthể hiểu kiến thức chuyên môn tại ngành học được sẽ được dùng để làm trongnghề mình làm Như vậy có thể hiểu ngành nghề là một tập hợp các công việchoặc nghề nghiệp có tính chất, mục tiêu, hoặc lĩnh vực công việc chung Ngànhnghề thường được xác định dựa trên các đặc điểm, kỹ năng, kiến thức, hoặclĩnh vực chuyên môn cụ thể Các ngành nghề thường có sự phân chia rõ ràng
và thường được nhận dạng thông qua các tiêu chuẩn hoặc quy định ngành nghề.Marketing
Marketing xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 và đã trải qua một quátrình phát triển đáng kể sau Chiến tranh thế giới thứ hai Ban đầu, marketingthường được coi là một phần của lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến việc lưu thônghàng hoá, và thỉnh thoảng nó được đánh dấu bằng danh hiệu thương mại Tuynhiên, theo thời gian, vai trò của marketing đã thay đổi và trở thành một lĩnhvực khoa học quan trọng, có nhiệm vụ chính là đáp ứng nhu cầu và mong muốncủa khách hàng