Chính vì vậy, trong những năm qua, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, lễ hội Đền Voi Phục được tổ chức trang nghiêm, thành kính, thực sự có ý nghĩa với đời sống văn
Trang 2Mã số: 8319042
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trọng Phượng
Hà Nội, 2023
Trang 3liệu trong luận văn là trung thực Những ý kiến khoa học trong luận văn chưa công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2023
Tác giả
Trần Minh Cường
Trang 4Văn hóa – Thể thao VH-TT Văn hóa, Thể thao và Du lịch VHTTDL
Vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP
Trang 5MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI, KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI ĐỀN VOI PHỤC 9
1.1 Các khái niệm cơ bản 9
1.1.1 Lễ hội và lễ hội truyền thống 9
1.1.2 Quản lý 11
1.1.3 Quản lý lễ hội 12
1.2 Các văn bản quản lý 12
1.2.1 Các văn bản chỉ đạo của Trung ương 12
1.2.2 Các văn bản quản lý của thành phố Hà Nội và quận Ba Đình 15
1.3 Nội dung quản lý lễ hội 17
1.4 Khái quát về phường Ngọc Khánh và lễ hội Đền Voi Phục 19
1.4.1 Khái quát về phường Ngọc Khánh 19
1.4.2 Giới thiệu về đền Voi Phục và lễ hội đền Voi Phục 23
1.4.3 Những giá trị tiêu biểu của lễ hội Đền Voi Phục 27
1.5 Vai trò của hoạt động quản lý đối với lễ hội Đền Voi Phục 34
Tiểu kết 35
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN VOI PHỤC 37
2.1 Các chủ thể quản lý và cơ chế phối hợp 37
2.1.1 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 37
2.1.2 Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội 38
2.1.3 Phòng Văn hóa và Thông tin quận Ba Đình 39
2.1.4 Ban Quản lý di tích đền Voi Phục 41
2.1.5 Cộng đồng dân cư 42
2.1.6 Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể quản lý 43
2.2 Nguồn lực cơ sở vật chất và tài chính 46
2.2.1 Cơ sở vật chất 46
2.2.2 Tài chính 48
2.3 Hoạt động quản lý lễ hội đền Voi Phục 50
2.3.1 Các hoạt động trước lễ hội 50
2.3.2 Các hoạt động trong lễ hội 64
2.3.3 Các hoạt động sau lễ hội 73
Trang 62.4.2 Hạn chế 79
Tiểu kết 81
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN VOI PHỤC 82
3.1 Những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội đền Voi Phục 82
3.1.1 Thuận lợi 82
3.1.2 Khó khăn 83
3.2 Phương hướng của các cấp trong công tác quản lý lễ hội đền Voi Phục 84
3.2.1 Phương hướng của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội 84
3.2.2 Phương hướng của Phòng Văn hóa và Thông tin quận Ba Đình và phường Ngọc Khánh 85
3.3 Đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội đền Voi Phục 86
3.3.1 Nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý 86
3.3.2 Nhóm giải pháp về nguồn lực 89
3.3.3 Nhóm giải pháp đối với các hoạt động quản lý lễ hội đền Voi Phục 90
Tiểu kết 105
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa bao hàm nhiều giá trị quan trọng đối với một đất nước, một dân tộc Lễ hội chứa đựng những khát vọng, mong muốn, tình cảm của nhân dân, cũng là dịp để người dân được vui chơi, giải trí, thể hiện đức tin về tín ngưỡng hay tôn giáo của mình Bởi vậy, lễ hội trở thành một trong những thành tố cơ bản của văn hóa
Đối với Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, lễ hội đóng một vai trò quan trọng trong việc bồi đắp nên những giá trị văn hóa cho Thủ đô Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch năm 2008, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước với 1.095 lễ hội trong một năm [54] Nói cách khác, lễ hội gắn liền với đời sống vật chất
và tinh thần của con người Tràng An
Nhắc tới Thăng Long - Hà Nội, không thể không nhắc tới Thăng Long
Tứ Trấn - bốn ngôi đền linh thiêng bậc nhất chốn kinh kì Trong đó, Trấn Tây chính là Đền Voi Phục tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình Đền Voi Phục tọa lạc bên cạnh công viên Thủ Lệ, thờ thần Linh Lang, người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống
Trong lịch sử, Đền Voi Phục không chỉ liên quan trực tiếp với Kinh
đô mà nó đã hội vào bản thân rất nhiều dòng chảy của tín ngưỡng dân gian
để tồn tại với thời gian, là một điểm sáng trong tinh thần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Lễ hội Đền Voi Phục cũng là lễ hội quan trọng trong hệ thống các lễ hội của thành phố Hà Nội, là một cuộc sinh hoạt văn hoá thường niên, mang tính chất mở, vượt ra ngoài không gian đất Thủ Lệ Lễ hội Đền Voi Phục được tổ chức rất trang trọng và linh thiêng với nhiều nghi lễ, hoạt động được tổ chức, tạo không gian sinh hoạt văn hóa lành mạnh, bổ ích, phù hợp với đời sống của nhân dân địa phương
Trang 8Năm 1962, Đền Voi Phục được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Năm 2010, Ủy ban nhân dân (UBND) Quận Ba Đình đã hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo Di tích Đền Voi Phục, gắn biển Công trình kỉ niệm Chào mừng
1000 năm Thăng Long - Hà Nội Năm 2022, Đền Voi Phục được công nhận là
di tích quốc gia đặc biệt
Đền Voi Phục và lễ hội Đền Voi Phục không chỉ là lễ hội của riêng nhân dân địa phương mà đã trở thành điểm đến của đông đảo người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận Năm 2015, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 41/CT-TW và Thủ tướng Chính phủ đã ra Công điện 229/CĐ-TTg về tăng cường hoạt động tổ chức quản lý lễ hội Chính vì vậy, trong những năm qua, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, lễ hội Đền Voi Phục được tổ chức trang nghiêm, thành kính, thực sự có ý nghĩa với đời sống văn hóa của người dân và các du khách tới tham dự lễ hội Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý lễ hội Đền Voi Phục trong thời gian qua cũng đã nảy sinh một số vấn đề như các đối tượng lợi dụng lễ hội để thực hiện các hành vi trộm cắp tài sản, móc túi; người dân tham gia ý thức chưa cao, đặt tiền lễ tùy tiện khắp nơi, xâm hại thô bạo đến di tích, xả rác bừa bãi, trang phục khi tham gia lễ hội chưa phù hợp; người bày bán hàng rong không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường; không gian tổ chức lễ hội trải rộng gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn, đặc biệt khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp… Những hình ảnh đó phần nào đã làm ảnh hưởng tới ý nghĩa thiêng liêng của Đền Voi Phục và lễ hội Đền Voi Phục
Để có thể bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của Đền Voi Phục, hoạt động quản lý lễ hội Đền Voi Phục cần được chú trọng, khắc phục những hạn chế đã xảy ra và có những giải pháp cấp thiết theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân
Trang 9dân Chính bởi những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý lễ hội Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý lễ hội
Năm 1994, Hội thảo khoa học Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện
đại do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia [19] tổ chức đã quy
tụ nhiều bài nghiên cứu của nhiều tác giả về ý nghĩa, giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại Trong bài viết của mình, tác giả Đinh Gia Khánh
đã nhận xét về các mặt tích cực và tiêu cực của sự bùng phát trở lại của các
lễ hội truyền thống Đồng thời, tác giả nêu ra một số quan điểm phổ biến khi đánh giá về sự trở lại của lễ hội
Năm 2004, các tác giả Nguyễn Thu Linh và Phan Văn Tú thực hiện đề tài
khoa học cấp Bộ Quản lý lễ hội cổ truyền: thực trạng và giải pháp [26] Đề tài
đã đánh giá tương đối đầy đủ về thực trạng lễ hội truyền thống Việt Nam và đưa
ra một số giải pháp để phát triển và nâng cao giá trị của lễ hội
Cùng quan tâm về quản lí lễ hội, tác giả Bùi Hoài Sơn công bố công
trình Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà
Nội, 2009) [42] Tác giả đã khái quát hệ thống văn bản của Nhà nước ta về quản lý lễ hội, đánh giá ưu, nhược điểm về hoạt động quản lý lễ hội, đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý lễ hội từ góc độ quản lý di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể
Năm 2011, tác giả Lê Hồng Lý chủ biên cuốn Lễ hội lịch sử ở đồng
bằng và trung du Bắc Bộ, Nxb Văn hóa Dân tộc ấn bản [29] Cuốn sách này
đã chỉ ra những đặc điểm riêng về loại hình lễ hội lịch sử, để từ đó có những hiểu biết đúng về ý nghĩa, cách thức tổ chức dạng lễ hội này trong bối cảnh phục dựng lễ hội ngày càng nhiều ở các địa phương
Trang 10Năm 2014, nhóm tác giả Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị
Phương Châm biên soạn cuốn Lễ hội dân gian: Giáo trình sau đại học, Nxb
Khoa học xã hội phát hành [51] Mục đích của cuốn tài liệu này phục vụ đối tượng là học viên chuyên ngành văn hóa học, quản lý văn hóa nên hệ thống các khái niệm, nội dung liên quan đến quản lý loại hình lễ hội dân gian khá đầy đủ, chi tiết Trong đó, xác định cụ thể được các chủ thể, khách thể, yếu tố tác động đến quản lý lễ hội dân gian theo đúng qui định của pháp luật
Năm 2014, tác giả Lê Hồng Lý có bài viết “Vai trò của nhà nước đối
với lễ hội dân gian hiện nay”, đăng trên Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 6
[30] Bài viết đề cập đến bên cạnh vai trò không thể thiếu của cộng đồng trong quản lý lễ hội thì quản lý nhà nước góp phần giúp hoạt động tổ chức lễ hội được bài bản, bền vững và huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội hơn
Đề tài quản lý lễ hội cũng được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt đối với các học viên Cao học tại Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương, chuyên ngành Quản lý văn hóa Năm 2017, tác giả Đỗ Thị
Phương đã lựa chọn đề tài “Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá, xã Yên
Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sĩ [36] Luận
văn đã đánh giá vai trò quan trọng của lễ hội truyền thống trong đời sống của nhân dân từ đó đi tới kết luận về vai trò của hoạt động quản lý với lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội Quán Giá nói riêng Tác giả cũng đã đưa ra các nghiên cứu về thực trạng quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá và các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội Quán Giá trong thời công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Năm 2018, luận văn thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật trung
ương “Quản lý lễ hội Hoa phượng đỏ ở thành phố Hải Phòng” của học viên
Cao Thị Minh Hảo [12] đã đưa ra những kiến thức tổng quan về lễ hội và quản lý lễ hội, đồng thời tác giả cũng đánh giá thực trạng quản lý lễ hội Hoa
Trang 11phượng đỏ tại Hải Phòng - một trong số những lễ hội quan trọng trong phát triển kinh tế và du lịch địa phương Từ đó, tác giả Cao Thị Minh Hảo đã đưa
ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hoạt động quản
lý lễ hội này
2.2 Các công trình nghiên cứu về Đền Voi Phục, lễ hội Đền Voi Phục và quản lý lễ hội Đền Voi Phục
Năm 2005, Nhà xuất bản văn hóa thông tin xuất bản cuốn Lễ hội Việt
Nam do hai tác giả Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lý đồng chủ biên [50] Cuốn
sách không chỉ nêu ra hơn 100 lễ hội tiêu biểu, nổi bật trên toàn lãnh thổ Việt Nam mà còn giới thiệu được cụ thể các thông tin xoay quanh các lễ hội đó Trang 138 của cuốn sách, các tác giả cũng đã giới thiệu về lễ hội Đền Voi Phục được ví như một trong những lễ hội linh thiêng bậc nhất của Thăng Long - Hà Nội
Năm 2009, trên website Báo Nhân dân (nhandan.com.vn), nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Dơn, đơn vị hoạt động Hội DSVH Thăng Long - Hà Nội
công bố bài báo Nghi thức rước trong lễ hội Thăng Long Tứ trấn - Hà Nội
[55] Tác giả Nguyễn Thị Dơn đã công bố những tìm hiểu của mình về nghi thức rước lễ hội Thăng Long Tứ Trấn trong đó có lễ hội Đền Voi Phục Bài báo đã giới thiệu về quy trình của lễ rước cũng như những điểm đặc sắc trong
lễ rước của lễ hội Đền Voi Phục
Tháng 1 - năm 2010, trong Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 307, tác giả
Hồ Thị Hồng Dung viết bài báo khoa học Việc tế lễ ở Đền Voi Phục [8], bài
báo đã nêu được một số nội dung trong hoạt động tổ chức lễ hội Đền Voi Phục đặc biệt đi sâu vào phần tễ lễ trong lễ hội
Trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 xuất bản năm 2017, tác
giả Nguyễn Doãn Minh đã có bài báo khoa học với đề tài Giá trị văn hóa
của Thăng Long Tứ trấn [31] Qua bài báo khoa học, tác giả đã cung cấp
Trang 12thêm các thông tin, số liệu quan trọng về giá trị kinh tế - văn hóa - xã hội của Thăng Long Tứ trấn trong đó có Đền Voi Phục Tác giả cũng đề cao giá trị của Đền Voi Phục nói riêng và Thăng Long Tứ trấn nói chung góp phần quan trọng trong sự hình thành giá trị văn hóa của Thăng Long - Hà Nội
Như vậy, có thể thấy trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học được công bố nghiên cứu về các vấn đề quản lý lễ hội, Đền Voi Phục và đã bắt đầu nghiên cứu những vấn đề nhỏ trong hoạt động tổ chức lễ hội Đền Voi Phục Đó là lý do, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý lễ hội Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý, hoạt động tổ chức lễ hội, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý lễ hội, tác giả luận văn có tiếp thu, kế thừa một phần kết quả của các tác giả đi trước và
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về quản lý lễ hội truyền thống Tìm hiểu khái quát về Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội và về lễ hội Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý lễ hội Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Trang 13Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý, bảo tồn và phát huy lễ hội Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý lễ hội Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba
Đình, Thành phố Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý lễ hội Đền Voi Phục, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến nay (năm 2015, Ban
bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 41/CT-TW và Thủ tướng Chính phủ đã ra Công điện 229/CĐ-TTg về tăng cường hoạt động tổ chức quản lý lễ hội)
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Địa điểm diễn ra lễ hội tại Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu: Để phân tích tình hình, đặc điểm lễ hội Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Thành phố
Hà Nội trên cơ sở đánh giá các công trình nghiên cứu về lễ hội, quản lý lễ hội
- Phương pháp khảo sát, điền dã thực địa: Tác giả trực tiếp tham dự lễ hội với tư cách là người nghiên cứu để quan sát hoạt động chuẩn bị, tiến trình thực hiện lễ hội Đồng thời tác giả tiến hành phỏng vấn, trao đổi những người tham dự lễ hội với các nhóm đối tượng khác nhau để nhìn nhận một cách tổng thể, khách quan Thông qua đó, để tác giả có thông tin trực tiếp, cụ thể phục vụ hoạt động nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Văn hóa dân gian, Lịch sử, Bảo tàng học và Quản lý văn hóa để nghiên cứu một cách tổng thể trong sự vận
Trang 14động và phát triển, tránh sự nhìn nhận phiến diện các sự vật, hiện tượng Đây
là phương pháp giúp tác giả nhìn nhận vừa sâu sắc, vừa toàn diện đối với những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc mà các thế hệ đã sáng tạo, được bảo tồn và trao truyền cho đến ngày nay, đồng thời đã và đang được thực hành trong các lễ hội, trong đó có lễ hội Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh,
quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội để góp phần quản lý khoa học và hiệu quả
6 Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ và có đánh giá khoa học về hoạt động quản lý lễ hội Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận
Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Qua những khảo sát, phân tích, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực tổ chức lễ hội Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Luận văn cung cấp nguồn tư liệu có hệ thống về hoạt động quản lý lễ hội Đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
và là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu cùng hướng, cũng như cho cán bộ quản lý văn hóa trong lĩnh vực có liên quan
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý lễ hội, khái quát về lễ hội
Đền Voi Phục
Chương 2: Thực trạng quản lý lễ hội Đền Voi Phục
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý lễ hội Đền Voi Phục
Trang 15Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI,
KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI ĐỀN VOI PHỤC 1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Lễ hội và lễ hội truyền thống
Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian, tín ngưỡng được hình thành khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam Ở mỗi vùng, miền, tùy thuộc vào điều kiện về tự nhiên, lịch sử, địa lý, kinh tế, lễ hội lại có những sắc thái, đặc điểm văn hóa cộng đồng riêng biệt, không thể pha lẫn
Hiện nay, riêng về khái niệm “lễ hội” đã có rất nhiều những quan điểm,
ý kiến khác nhau Từ những năm 90 của thế kỉ trước, những nhà nghiên cứu
về văn hóa trong các công trình đã đưa ra hai khái niệm “lễ hội” và “hội lễ”
Có thể nhìn nhận rằng, nội hàm của hai khái niệm này là giống nhau nhưng được tiếp cận ở những góc độ khác nhau về hoạt động trong lễ hội
Tác giả Lê Hữu Tầng trong Hội thảo khoa học quốc tế chủ đề “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại” cho rằng “lễ và hội là hai yếu
tố giữ vai trò then chốt, tạo nên cốt lõi của hội lễ” và khẳng định “có thể gọi
nó là hội lễ hay lễ hội đều được” [19, tr.2]
Tác giả Đinh Gia Khánh đã viết: “Danh từ hội lễ nên được dùng như một thuật ngữ văn hóa Có thể sơ bộ xác định ý nghĩa của thuật ngữ này theo hai thành tố là hội và lễ Hội là một tập hợp đông người trong một sinh hoạt
cộng đồng Lễ là các nghi thức đặc thù gắn với sinh hoạt ấy” [20, tr.172]
Có thể thấy, khái niệm “lễ hội” dù có nhiều quan điểm, luồng ý kiến khác nhau nhưng đều chung một nhận định là khái niệm đó bao gồm hai yếu
tố không thể tách rời là “lễ” và “hội”
Tác giả Nguyễn Phương định nghĩa:
Lễ hội là một hiện tượng văn hóa được hình thành và phát triển
Trang 16trong những điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế nhất định, gắn với những đặc điểm văn hóa cộng đồng Bên cạnh việc bảo lưu, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội đã và đang tạo nên những thói quen mới, lối sống mới, cách hành xử mới trước các sự kiện, dấu ấn lịch sử đương đại Các loại hình lễ hội có yêu cầu về không gian, thời gian, lễ thức riêng Lễ hội là DSVH quý
của mỗi quốc gia, dân tộc [37, tr.146]
Tác giả Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt đưa ra khái niệm về lễ hội là “Cuộc vui tổ chức chung, có hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa truyền thống của dân tộc” [35, tr.709]
Như vậy, từ những khái niệm trên, có thể hiểu: Lễ hội là hoạt động văn hóa của con người, mang tính cộng đồng; không gian và thời gian của lễ hội diễn ra trong những chu kỳ nhất định, được thể hiện bằng những hình thức và cấp độ khác nhau, mục đích để phục vụ lợi ích và nhu cầu của các cá nhân, tập thể; lễ hội bao gồm những hành vi, nghi thức, tác động để biểu hiện
sự tôn kính, tôn trọng đối với các vị thần linh, phản ánh những nguyện vọng,
mơ ước, khát vọng chính đáng của một cộng đồng dân cư
Về lễ hội truyền thống, theo các nhà nghiên cứu đây cũng là một bộ phận cấu thành DSVH phi vật thể
Theo tác giả Lý Tùng Hiếu: “Các lễ hội truyền thống (traditional festivals, còn gọi là lễ hội dân gian, lễ hội cổ truyền) bao gồm 03 loại hình:
lễ hội ngành nghề (professional festivals), lễ hội tưởng niệm danh nhân - anh hùng dân tộc (celebration festivals to celebrities and national heroes), lễ hội
tôn giáo tín ngưỡng (religious festivals)” [14, tr.409]
Điều 3, Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
29 tháng 8 năm 2018 quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, đã giải thích từ ngữ: Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa,
Trang 17lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân
1.1.2 Quản lý
Cho đến nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý Theo từ
điển Tiếng Việt chủ biên Hoàng Phê, quản lý là “Trông coi và giữ gìn theo
những yêu cầu nhất định; Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [35, tr.1013]
Theo cuốn Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, Quyển 1 phần
Lý thuyết của Học viện Hành chính quốc gia thì: “Quản lý là sự tác động có
định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định" [15, tr.17]
Hoạt động quản lý xã hội gắn liền với sự hình thành và phát triển của các tổ chức trong xã hội với tư cách là tập hợp những người được điều khiển, định hướng, phối hợp với nhau theo một cách thức định trước nhằm đạt tới một mục tiêu chung nào đó
Như vậy, theo tác giả, quản lý là sự tác động có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định Hoạt động quản lý xã hội gắn liền với sự hình thành và phát triển của các tổ chức trong xã hội với tư cách là tập hợp những người được điều khiển, định hướng, phối hợp với nhau theo một cách thức nhất định trước nhằm đạt tới một mục tiêu chung nào đó
Để một hoạt động quản lý có thể diễn ra, bên cạnh chủ thể quản lý cần
có các yếu tố khác như đối tượng quản lý, cách thức tác động của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý và những mục tiêu mà hoạt động quản lý hướng tới
Quản lý nhà nước (QLNN) là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện của nhà nước Đó là hoạt động quản lý
Trang 18gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội
1.1.3 Quản lý lễ hội
Quản lý lễ hội gồm QLNN và các hình thức quản lý khác đối với các hoạt động lễ hội nhằm đảm bảo được đặc trưng văn hóa tâm linh, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, đảm bảo tính thiêng của các nghi lễ cổ truyền, giữ gìn được những giá trị tốt đẹp của lễ hội; ngăn chặn được những hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội để trục lợi và vi phạm pháp luật; đồng thời, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng phong phú, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu công chúng, đảm bảo tính giáo dục, nhân văn, lành mạnh
Từ khái niệm này, có thể thấy rằng, quản lý lễ hội Đền Voi Phục cũng bao gồm QLNN và các hình thức quản lý khác đối với các hoạt động của lễ hội nhằm đảm bảo cho lễ hội đền Voi Phục diễn ra đúng với các nghi lễ truyền thồng, giữ gìn được những giá trị tốt đẹp của lễ hội; đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh cho một bộ phận nhân dân
1.2 Các văn bản quản lý
1.2.1 Các văn bản chỉ đạo của Trung ương
Luật Di sản văn hóa ban hành ngày 23 tháng 7 năm 2013 là minh chứng cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã và đang được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm Trong Luật Di sản văn hóa, Chương III Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, Điều 25 đã quy định:
Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:
1 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội
Trang 192 Khuyến khích việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống gắn với lễ hội
3 Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống
4 Khuyến khích việc hướng dẫn, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài về nguồn gốc, nội dung giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của lễ hội
Trong thời gian vừa qua, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội Gần đây nhất là Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội Ngoài
ra, các chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý lễ hội còn được đề cập trong nội dung các văn kiện của các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Tổng hợp những văn bản đó, có thể khái quát một số chủ trương của Đảng đối với quản lý lễ hội như sau:
- Một là, việc tổ chức lễ hội phải theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; phù hợp với thuần phong, mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục cao
- Hai là, bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đối mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu; nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong lễ hội
- Ba là, hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong tổ chức lễ hội
- Bốn là, ngăn chặn và khắc phục tình trạng lợi dụng di tích, nơi thờ
tự, lễ hội nhằm trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan và tổ chức các hoạt động trái pháp luật
Trang 20- Năm là, quản lý lễ hội phải đi đôi với việc tăng cường các biện pháp giữ gìn, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), phòng chống cháy nổ (PCCN), ATGT; khắc phục, giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc giao thông; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cảnh quan môi trường tại các lễ hội
- Sáu là, phát động phong trào quần chúng rộng rãi, nêu cao vai trò làm chủ, ý thức tự giác của nhân dân, xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn
về nếp sống văn minh - gia đình văn hóa
Ngày 29 tháng 8 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội với những quy định cụ thể, phù hợp với thực tiễn về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức (BTC) lễ hội; quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội,… Đây là Nghị định đầu tiên quy định riêng về công tác quản lý
và tổ chức lễ hội; là hành lang pháp lý quan trọng để các cấp, ngành và địa phương làm căn cứ tổ chức thực hiện Ngoài ra còn có các Nghị định khác quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL); Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng tôn giáo; một số văn bản của Bộ VHTTDL về quản lý và tổ chức lễ hội,…
Ngoài ra còn có Thông tư Liên tịch số BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Từ ngày 19/3/2023 tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội
Trang 2104/2014/TTLT-BVHTTDL-1.2.2 Các văn bản quản lý của thành phố Hà Nội và quận Ba Đình
Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND, ngày 19/9/2016 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc quy định phân cấp QLNN một số lĩnh vực
hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội Quyết định bao gồm
03 chương, 20 điều, trong đó điều 16 đề cập đến phân cấp QLNN ở lĩnh vực quản lý văn hóa, thể thao và du lịch
Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND, ngày 17/11/2016 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội Quy chế bao gồm 05 chương và 22 điều: Chương
II, từ điều 04 đến điều 09 đề cập đến bảo vệ, phát huy giá trị di tích, kiểm kê, xếp hạng, quản lý hiện vật tại di tích, quản lý các hoạt động phát huy tại di tích, sử dụng nguồn thu từ di tích Chương III: Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (từ Điều 10 đến Điều 16) Chương IV: Quản lý, phân công quản lý di tích (QLDT) (từ Điều 17 đến Điều 20)
Kế hoạch số 120/KH-UBND, ngày 01/6/2017 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế đối với việc nâng cao hiệu quả công tác QLDT, quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, nội dung kế hoạch có 02 vấn đề là: Công tác QLDT, trong đó bao gồm các
cơ quan và cấp quản lý, trách nhiệm các cấp quản lý đầu tư và huy động nguồn lực phát huy sức mạnh trong cộng đồng trong tu bổ, bảo tồn, phát huy
di tích Tăng cường kiểm tra, huy động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Công tác quản lý lễ hội; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, quản lý tốt các hoạt động xung quanh lễ hội
Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND, ngày 29/12/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế
Trang 22quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong đó, có sửa đổi một số điều và bãi
bỏ Điều 19, Điều 20 về quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội
Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 18/02/2022 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể thành phố Hà Nội đến năm 2025
UBND quận Ba Đình đã ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 17/1/2023 về việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực Văn hóa thông tin, Thể dục thể thao, Du lịch, Bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện năm 2023 Trong kế hoạch đã nêu rõ việc các đơn vị phối hợp với nhau thực hiện các lĩnh vực trong đó có Văn hóa thông tin và đặc biệt là hoạt động quản lý DSVH trên địa bàn
Ngày 27/2/2023 UBND quận Ba Đình đã ban hành kế hoạch số 92/KH-UBND về việc Tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ Văn hóa, Thể thao, quảng cáo, di tích trên địa bàn Quận Ba Đình năm 2023 Kế hoạch đã đề ra các mục đích cụ thể trong đó lĩnh vực văn hóa cần kiểm tra các hoạt động lễ hội trong các di tích; kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa
Với hệ thống văn bản trên của thành phố Hà Nội nói chung và của quận Ba Đình nói riêng, Ban quản lý các di tích trên địa bàn quận và cộng đồng dân cư đã lấy đó làm căn cứ quan trọng để thực hiện các hoạt động quan lý đối với lễ hội đền Voi Phục
Công văn số 105/UBND-VHTT ngày 18/01/2022 của UBND quận về việc triển khai các hoạt động Văn hoá chuẩn bị các điều kiện phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022
Trang 23Công văn số 185/UBND-VHTT ngày 28/01/2022 của UBND quận về việc tăng cường công tác QLDT, lễ hội bảo đảm an toàn phòng, chống cháy
nổ, ANTT, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch COVID-19 tại các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn quận dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
Công văn số 193/UBND-VHTT ngày 28/01/2022 của UBND quận
về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ di vật, hiện vật tại di tích trên địa bàn quận
Công văn số 233/UBND-VHTT ngày 14/02/2022 của UBND quận về việc mở cửa hoạt động trở lại đối với các di tích trên địa bàn quận
Quyết định số 2729/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Voi Phục; Quyết định số 4071/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm
2022 của UBND Quận Ba Đình về việc kiện toàn Ban Quản lý di tích lịch
sử quốc gia đặc biệt đền Voi Phục
Với hệ thống văn bản trên của thành phố Hà Nội nói chung và của quận Ba Đình nói riêng, Ban quản lý các di tích trên địa bàn quận và cộng đồng dân cư đã lấy đó làm căn cứ quan trọng để thực hiện các hoạt động quan lý đối với lễ hội đền Voi Phục
1.3 Nội dung quản lý lễ hội
Điều 54, Luật Di sản văn hóa (2001) quy định:
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm:
1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
di sản văn hoá;
3 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
Trang 244 Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
6 Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hoá;
7 Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
8 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá
Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng
8 năm 2018 quy định về quản lý và tổ chức lễ hội đã nêu ra những quy định chung; đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội; trách nhiệm QLNN về lễ hội và các điều khoản thi hành Vận dụng một số nội dung cơ bản quy định tại Luật
Di sản văn hóa và Nghị định này vào quản lý lễ hội đền Voi Phục, bên cạnh việc phân tích và đánh giá chủ thể quản lý và các nguồn lực cũng như cơ sở vật chất phục vụ lễ hội đền Voi Phục, tác giả rút ra các nội dung quản lý lễ hội đền Voi Phục trên cơ sở khung lý thuyết như sau:
Một là, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức lễ hội Hai là, hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho lễ hội
Ba là, tổ chức các hoạt động trong lễ hội
Bốn là, phục dựng các thành tố có giá trị của lễ hội truyền thống Năm là, sự tham gia của cộng đồng trong việc tổ chức, quản lý lễ hội Sáu là, hoạt động kiểm tra, giám sát, thi đua khen thưởng tổ chức lễ hội
Những nội dung này được tác giả triển khai trong luận văn theo trình
tự thời gian hoạt động quản lý lễ hội là: trước lễ hội, trong lễ hội và sau lễ
Trang 25hội Đây cũng là cơ sở đề ra các giải pháp sau khi đánh giá những thành tựu, hạn chế ở chương 3
1.4 Khái quát về phường Ngọc Khánh và lễ hội Đền Voi Phục
1.4.1 Khái quát về phường Ngọc Khánh
Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ Phường Ngọc Khánh (2020) do Đảng bộ
Ban Chấp hành Đảng bộ Phường Ngọc Khánh biên soạn đã đưa ra những thông tin cơ bản về địa bàn Phường Ngọc Khánh như sau:
Phường Ngọc Khánh ngày nay là một trong 14 phường của quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Theo số liệu thống kê năm 2019, phường Ngọc Khánh có diện tích 1,016 km, dân số có 20.363 người sinh sống trên 12 khu dân cư, với 36 tổ dân phố Phường nằm ở phía tây, cách trung tâm Hà Nội 5
km, trên trục quốc lộ quan trọng nối liền sân bay quốc tế Nội Bài với Thủ
đô Địa giới hành chính của phương tiếp giáp với 6 phường, 2 quận: phía đông giáp phường Kim Mã và Giảng Võ; phía bắc giáp phường Cống Vị, quận Ba Đình; phía tây giáp phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy; phía nam giáp phường Láng Thượng và Láng Hạ, quận Đống Đa
Trên địa bàn phường Ngọc Khánh có 13 tuyến phố, trong đó có 02 tuyến phố Cầu Giấy - Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai là hành lang bảo vệ các hoạt động đi lại của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước các đoàn khách quốc tế di chuyển từ trung tâm Thành phố đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đi sân bay quốc tế Nội Bài và ngược lại Đây cũng là tuyến đường lưu thông thường xuyên của các đoàn đại biểu nước ngoài, tổ chức quốc tế và người nước ngoài tạm trú, làm ăn sinh sống trên địa bàn [2, tr.13]
Phường có 01 di tích lịch sử quốc gia Đền Voi Phục và 01 di tích Đình Ngọc Khánh; có Vườn thú Hà Nội là một địa chỉ du lịch văn hóa lớn của Thủ
đô Hà Nội Trên địa bàn phường có một số cơ quan của Trung ương và Hà Nội như: Văn phòng Bộ Thủy sản, Viện Nghiên cứu thiết kế đường sắt, Đài
Trang 26Truyền hình Việt Nam, Trường Đội Lê Duẩn, Viện Tư liệu phim, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, 04 trường học đạt trường chuẩn quốc gia ; một số khu tập thể lớn như: Đường sắt, Giao thông, Thủ Lệ, Ngọc Khánh, Quân đội ; các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cùng với Thủ đô và đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển, phường Ngọc Khánh đã chuyển mình mạnh mẽ với quá trình đô thị hóa nhanh Đặc biệt những năm gần đây, quy hoạch và kiến trúc đô thị Hà Nội ngày càng được hoàn thiện, phường Ngọc Khánh đã hoàn thành mở rộng đường Kim Mã - Cầu Giấy, mở phố Đào Tấn, đường vành đai II, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Cát Linh, có một số loại hình kiến trúc hiện đại về nhà ở, các công trình dịch vụ, thương mại, văn hóa và nhiều tổ hợp công trình đa chức năng làm cho diện mạo phường thêm khang trang, hiện đại như: Khách sạn DAEWOO, Tổ hợp Trung tâm thương mại Metropolis, 04 cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế, 06 đại sứ quán, [2, tr.14]
Ngọc Khánh khi xưa nổi danh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nằm ở phía tây của Hoàng thành Thăng Long, sau này là của Ô Cầu Giấy Nơi cách đây gần 1.000 năm, tương truyền Thái tử nhà Lý là Hoàng Chân chiêu mộ
121 trai tráng Thị Trại cùng mười nghìn tinh binh lập nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược Do nằm trên huyết mạch giao thông Ô Cầu Giấy đã diễn ra những trận huyết chiến chiến lược chống lại hai cuộc xâm lược Bắc Kỳ và Hà Nội của thực dân Pháp Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, Ngọc Khánh cũng là trận địa kìm chân và tiêu hao nhiều sinh lực của địch
Hình thành và phát triển cùng với Thăng Long - Hà Nội, nhân dân Ngọc Khánh mang trong mình truyền thống văn hiến, anh hùng đã góp bao công sức, xương máu xây dựng và bảo vệ phố phường thân yêu Hình ảnh bị hùng của những nghĩa quân cùng dân binh chống thực dân Pháp xâm lược,
Trang 27Cầu Giấy mãi mãi được ghi vào lịch sử tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của người Thăng Long
Phường Ngọc Khánh xưa có hai làng cổ là Thủ Lệ và Ngọc Khánh thuộc mười ba làng trại được thành lập từ thời Vua Lý Thái Tông (1028-1054) thuộc phủ Ứng Thiên, kinh thành Thăng Long
Thăng Long thời Lý - Trấn có 61 phường Thời Lê, Vua Lê Thái Tổ gọi Thăng Long là Đông Kinh Đến Vua Lê Thánh Tông năm 1469 gọi là Trung Đô; phủ Ứng Thiên đổi gọi là phủ Phụng Thiên gồm hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức Trại Thủ Lệ và Ngọc Khánh thuộc Tổng nội huyện Quảng Đức Thời Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 (năm 1805) đóng đô ở Phú Xuân (Huế) đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, đổi huyện Vĩnh Xương thành huyện Thọ Xương, đối huyện Quảng Đức thành huyện Vĩnh Thuận Năm Minh Mệnh thứ 12 (năm 1831) bỏ tên gọi Thăng Long, thành lập tỉnh Hà Nội Phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Nội gồm 3 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận và Từ Liêm (được cắt từ trấn Sơn Tây về) Thủ Lệ và Ngọc Khánh thuộc Tổng nội huyện Vĩnh Thuận và đổi tên từ trại thành xã
Trong cuốn Hà Nội xưa và nay (1994) của các tác giả Giang Quân, Nguyễn Đăng Hàm, Nguyễn Kim Cuông đưa thêm các thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của Phường Ngọc Khánh qua những năm của thế kỷ XIX Năm 1899, thực dân Pháp lập ra khu vực ngoại thành Hà Nội gọi là huyện Hoàn Long trực thuộc Thành phố Hà Nội Lúc này, Thu Lê và Ngọc Khánh không gọi là xã mà gọi là thôn thuộc Tổng nội huyện Hoàn Long, Hà Nội [39; tr.32]
Năm 1915, toàn bộ huyện Hoàn Long được cắt thuộc tỉnh Hà Đông
Từ đó thôn Thủ Lệ và Ngọc Khánh thuộc tỉnh Hà Đông Nhưng đến cuối năm 1942, huyện Hoàn Long lại được cắt trả lại Hà Nội lấy tên là Đại lý đặc biệt Hà Nội thôn Thủ Lệ và Ngọc Khánh thuộc Tổng ti ngoại thành Hà Nội
Trang 28Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bỏ cấp tông nhưng vẫn duy trì đơn vị hành chính ngoại thành Hà Nội Ngày 21/12/1945, đại vị hành chính ngoại thành chia ra thành 5 khu hành chính: Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh Các xã Thủ Lệ, Ngọc Khánh thuộc khu Đại La ngoại thành Hà Nội
Tháng 3/1948 sau khi chiếm đóng Hà Nội, thực dân Pháp đặt bộ máy thống trị: nội thành là 36 khu phố, ngoại thành là Đại lý Hoàn Long gồm 5 quận hành chính là Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở Hai xã Thủ Lệ và Ngọc Khánh thuộc Tổng nội quận Cầu Giấy,
Về phía chính quyền cách mạng Việt Nam thì tháng 8/1948 chia nội, ngoại thành làm hai huyện: Trấn Tây và Trấn Nam Hai xã Thủ Lệ và Ngọc Khánh thuộc huyện Trấn Tây
Tháng 02/1949, hai huyện Trấn Tây và Trấn Nam được tách ra lập thành 5 quận Khu vực ngoại thành là Quận 4, 5 và 6 gồm 34 liên xã Thủ Lệ
và Ngọc Khánh thuộc liên xã Vạn Liễu, Quận 4 ngoại thành Hà Nội
Tháng 11/1949, sáp nhập 3 quận ngoại thành: 4, 5, 6 thành quận ngoại thành Hà Nội; liên xã Vạn Liễu thuộc miền C ngoại thành Hà Nội
Tháng 10/1954, giải phóng Thủ đô, lúc đầu chính quyền của ta tạm để cấp thôn thuộc quận Các thôn Thủ Lê, Ngọc Khánh trực thuộc quận Cầu Giấy
Ngày 24/11/1957, tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố khóa
I Các đơn vị hành chính của Hà Nội lúc này được chia thành 8 quận (4 quận nội thành và 4 quận ngoại thành) Sau cải cách ruộng đất và sửa sai thì các thôn ở ngoại thành sáp nhập thành các xã Thôn Thủ Lệ thuộc xã Phúc Lệ Thôn Ngọc Khánh từ đầu năm 1956 thuộc xã Thống Nhất (cùng các thôn Giảng Võ, Thành Công, Hào Nam, Hoàng Cầu) Phố Cầu Giấy thuộc xã Yên Hòa (cùng các thôn An Hòa, Hạ Yên Quyết) Các xã Phúc Lệ Thống Nhất,
Yê Yên Hòa đều thuộc Quận 6 ngoại thành Hà Nội
Trang 29Giữa năm 1961, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thôn Thủ Lệ, thôn Ngọc Khánh và phần nửa phố Cầu Giấy phía trên cầu (hữu ngạn sông Tô Lịch) được cắt về nội thành, hình thành ba khối: 68, 57, 70 thuộc khu phố Ba Đình
Ngày 21/12/1974, thành phố Hà Nội bỏ đơn vị hành chính khối dân phố, thành lập tiểu khu Các tiểu khu Thu Lệ, Ngọc Khánh (bao gồm cả các khu tập thể mới thành lập) và Cầu Giấy thuộc khu phố Ba Đình
Năm 1979, sáp nhập ba tiểu khu Thủ Lệ, Ngọc Khánh và Cầu Giấy thành tiểu khu Cầu Giấy thuộc khu Ba Đình, Năm 1981, tiểu khu Cầu Giấy chuyển thành phường Cầu Giấy, thuộc quận Ba Đình Ngày 01/7/1997, theo Nghị định số 74/NĐ-CP của Chính phủ, phường Cầu Giấy đổi tên thành
phường Ngọc Khánh [2, tr.17]
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với ý chí và tinh thần cách mạng vượt qua những khó khăn, mất mát, nhân dân phường Ngọc Khánh luôn phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất; dũng cảm đấu tranh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chống đế quốc
Mỹ và bảo vệ biên giới của Tổ quốc; đoàn kết một lòng và không ngừng vươn lên lập nhiều thành tích to lớn, góp phần vào thắng lợi chung của Thủ
đô và đất nước
Trong thời kỳ xây dựng và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phường Ngọc Khánh đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của quận Ba Đình
và Thủ đô Hà Nội, [2, tr.7]
1.4.2 Giới thiệu về đền Voi Phục và lễ hội đền Voi Phục
Ngôi đền còn được gọi là đền Linh Lang được bản thần tích trại Thủ
Lệ phản ánh xuất hiện vào đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) Đức thần
Trang 30được thờ là Hoàng tử Linh Lang, có nguồn gốc là con của Long Vương thác sinh vào làm con của một bà phi của vua Lý Thánh Tông, tên là Hạo Nương Đức thần đã có công giúp vua Lý Thành Tông đánh giặc Trinh Vĩnh (giặc Tống) Sau khi mất, ngài còn hiển thánh giúp chúa Trịnh Tùng đánh dẹp nhà Mạc Bản thần tích được Đông các Đại học sĩ ở Hàn Lâm viện soạn vào năm
1572 (niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên)
Những dấu tích vật chất khẳng định niên đại khởi dựng ngôi đền đến nay không còn Những trang, dòng phản ánh mối liên hệ của ngôi đền dưới thời Trần, Lê Trung Hưng thì quá ít Tuy nhiên có thể khẳng định đền Voi Phục đã có một vị trí xác định và quan trọng vào thế kỷ 15 khi hiện diện trên tấm bản đồ Hồng Đức (1490)
Về nguồn gốc của Thủy Thần - Đức thần trấn Tây, Thần Linh Lang
có tên gọi đầy đủ là Linh Lang Đại vương, là Hoàng tử thứ tư đời Lý Thánh Tông được thờ ở đền Voi Phục thuộc xã Thủ Lệ, huyện Hoàn Long xưa, nay
là phường Thủ Lệ, quận Ba Đình Lai lịch của Đức thần Linh Lang chủ yếu dựa vào bản thần tích xã Thủ Lệ do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên 1572
Đức thần có nguồn gốc Thủy phủ, là con trai của Long Vương tên là Hoàng Lang Khi xuất thế thác sinh làm con vua Lý Thánh Tông, thần vẫn được đặt tên là Hoàng Lang Sau khi mất, thần được phong là Linh Lang đại vương
Dung mạo Đức thần Linh Lang được bản thần tích đề cấp đến qua nhiều hình tượng Khi mẹ của Đức thần là Hạo Nương nằm mộng thì đó là một bậc đại trượng phu “mình dài chín thước, đầu đội mũ rồng sáng chói, mình mặc áo ngọc, đai ngọc rỡ ràng, cưỡi mây, đạo mưa…” [34, tr.820];
Trang 31Khi Đức thần Linh Lang mới sinh (ngày 13 tháng 12 năm Giáp Thìn), dung mạo với những đặc điểm khác thường như mắt phượng, cổ rồng, mày ngài hàm én, hình dung to lớn, thể mạo khôi
kỳ, sau lưng có hai mươi tám tinh tú, giống hệ những vảy kỳ lân, trong bụng có ngôi sao Bắc Đẩu, có chuỗi ngọc phân ra như hình điệu Sinh được bẩy ngày, nhà vua dựa theo giấc mộng mà đặt tên
là Hoàng Lang; Khi ra trận đánh giặc Trinh Vĩnh, thần tự xưng là Thiên tướng, nghiêng mình lắc mạnh, thân hình bỗng nhiên cao lớn đến chừng chín thước… [34, tr.822];
Khi hiển linh âm phù giúp vua Lê Trang Tông diệt nhà Mạc, ngài
là một vị thần nhân cao to lồng lộng, mình dài chín thước, đầu đội
mỹ phượng, lưng thắt đai ngọc, thân mặc áo giáp cẩm bào rực rỡ, tay cầm lá cờ lớn cưỡi trên con voi cao lớn sừng sững từ bên ngoài
đi vào [34, tr.826]
Công trạng của Đức thần: “Tương truyền, vào thời Lý Thánh Tông, Đức thần đã giúp vua phá tan giặc Trinh Vĩnh ở phương Bắc xâm chiếm đất nước Còn sau khi hóa, vào thời Trần, Đức thần Linh Lang hiển linh giúp đánh giặc Mông Cổ (giặc Nguyên), nhà vua lại bao phong làm Thượng đẳng thần” [34, tr.825] Vào thời vua Lê Trang Tông, Đức thần Linh Lang hiển linh âm phù giúp quan Đại thần Thái úy họ Nguyễn (có tài liệu ghi rõ là Trịnh Tùng) diệt trừ nhà Mạc Ngài được phong làm Thượng đẳng phúc thần
Hiện nay, khu thờ chính Đức thần Linh Lang có mặt bằng hình chuôi
vồ gồm Đại bái và Hậu cung, nối giữa là nếp Thiêu hương Đây là một bố cục đóng mở hợp lý Tượng Đức thần Linh Lang đặc trong một khám thờ, được tạc vào khoảng năm 1954 (sau khi ngôi đền được khôi phục) trong tư thế ngồi, đầu đội mũ, mình mặc hoàng bào, tay cầm thẻ lệnh Phía ngoài được người dân khoác thêm áo vải màu vàng Phía trước hai bên (trái-phải)
Trang 32có hai người hầu nữ trong tư thế đứng, tay chắp trước ngực, đối diện vào nhau Gian hai bên phải trái đặt ban thờ các Hữu quan và Tả quan
Nếp nhà Thiêu hương đặt bài vị: Linh Lang đại vương thần vị Phía trước hai bên bài vị có hai vị quan Hành khiển dạng tượng tròn đứng đối diện (Ban QLDT đền đội mũ và choàng thêm tấm lụa đỏ nên không rõ đường nét, hoạ tiết trang trí trên tượng) Bên cạnh là đôi voi bằng đồng trong tư thế đứng chầu vào ban thờ
“Linh Lang từ” có nghĩa là đền Linh Lang Đáng lưu ý là chữ “Lang” được dùng trên tấm bản đồ Hồng Đức còn có thêm bộ “vũ” ở trên tương đồng với chữ Lang sử dụng trong bản thần tích Mặc dù các cuốn từ điển Hán Việt hiện biết không thấy có chữ lang có tự dạng như trên, nhưng bộ “Vũ” có nghĩa là mưa hoặc những sự việc, hiện tượng liên quan đến mưa, đến nguồn nước” Vì vậy, “linh lang” có thể hiểu là nguồn nước thiêng Và “Linh Lang từ” là ngôi đền thờ nguồn nước thiêng Giả thuyết này có phần phù hợp với những biện giải của các tác giả đi trước Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Thị Cẩm Phương cho rằng: “Thờ Linh Lang” là một hiện tượng tập hợp lực lượng và
sự hội tụ của cư dân nông nghiệp và cư dân sông nước” và “Linh Lang từ một hình tượng của rắn thần, theo dòng chảy thời gian đã trở thành con vua
có công giúp nước” [38, tr.45]; tác giả Đỗ Thị Minh Thúy cũng cho rằng, Linh Lang - Thủy thần gắn bó với Hồ Tây, sông Tô, là cặp âm dương đối đãi với thần Cao Sơn (núi cao) [47]
Ngoài ra, trước ban thờ tượng Đức thần Linh lang có một khối đá hình chữ nhật đặt trong một khám gỗ sơn son thếp vàng Khối đá có vết lõm ở chính giữa Theo thần phả, tương truyền khi Đức thần Linh Lang hóa đã nằm gối đầu lên hòn đá này Tuy nhiên tục thờ đá dường như lại gợi lên một mối liên hệ với công việc trị thủy, trấn nước phải dùng đến đất đá trong truyền
Trang 33thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh thời kì hồng hoang chinh phục đồng bằng của người Việt cổ thời đại các Vua Hùng
Lễ hội đền Voi Phục tổ chức vào dịp Đức thần hóa ngày 10 tháng 2
âm lịch (đại hội) Thời gian tổ chức kéo dài từ ngày 9 tháng 2 đến hết ngày
30 tháng 2 (âm lịch) Quy mô gồm 13 làng trại cùng hai nơi Thụy Khuê và Hào Nam Trình tự lễ hội như sau:
- Ngày 9/2: Đại tế
- Ngày 10/2 (ngày hóa Đức thần): Đại hội
- Ngày 11, 12, 13/2: Tổ chức các nghi thức lễ giải
- Ngày 14/2: Tế giã đám
- Ngày 15, 16 /2: Lễ tạ Thánh (tế)
- Từ ngày 20/2 đến hết tháng 2 âm lịch: tổ chức hát chèo, hoạt động vui chơi,…
1.4.3 Những giá trị tiêu biểu của lễ hội Đền Voi Phục
1.4.3.1 Giá trị lịch sử
Vào thời Lý (1009-1225), ngay sau khi Đức thần hóa đền thờ chính ở Thủ Lệ được lập, phường Thị Trại được cho phép làm nơi “hộ nhi sở tại” (miễn trừ sưu thuế, phu, lính…) Một đền ở Bồng Lai nơi quê mẹ cũng được lập làm đền thờ chính, cho phép làm hộ nhi hương (làng được miễn trừ binh lương, tạp dịch) Theo nguyện vọng của Đức thần trước khi mất là khi tung
lá cờ lệnh lên không trung, lá cờ bay đến nơi nào thì nơi đó lập đền thờ Tương truyền có 269 nơi lập đền thờ [34] Các làng thờ Đức thần Linh Lang đều nằm trong lưu vực các con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Châu, sông Tích Đức thần được bao phong mỹ tự là Thượng đẳng phúc thần, muôn đời huyết thực, hương hỏa mãi mãi Nội dung thần tích cũng đề cập đến việc tế lễ Đức thần như sau: “… các việc binh hương tạp dịch của phường Thủ Lệ, hương hộ hi đều được miễn trừ, lại thưởng thêm cho 30 hốt bạc để sắm sửa
Trang 34đồ tế lễ, cùng với ba mươi sáu mẫu ruộng để lo việc tế lễ hai mùa xuân thu; phong làm Linh Lang đại vương, cho phép phường Thị Trại làm, dân Thủ Lệ thờ cúng đền chính… Từ đó các miếu thờ linh ứng vô cùng, nước cầu dân đảo đều thấy ứng nghiệm [34, tr.824-825]
Thời Trần, Đức thần được bao phong làm Thượng đẳng thần Thời Lê Trung Hưng, vào đời vua Lê Trang Tông (1533-1548), Đức thần vì có công
âm phù tiêu diệt nhà Mạc nên được phong làm Thượng đẳng phúc thần, muôn đời hưởng huyết thức thờ cúng Bản thần tích còn ghi thêm: “Về sau, trải qua các triều, Đức thần rất linh ứng, phò nước giúp dân, nên đều được bao phong mỹ tự, sánh cùng trời đất, muôn thuở lưu truyền, mãi mãi bất hủ” [34, tr.827]
Bên cạnh đó, nội dung bản thần tích còn kê khai những lễ tiết, sinh hóa, khánh hạ, các tên húy, hiệu của Đức thần, tên húy của cha mẹ, các màu sắc tế lễ cần phải nghiêm cấm: Ngày sinh là 13 tháng 12; ngày hóa là 10 tháng 2; ngày 15 tháng giêng, mừng xuân mở hòm rước sắc; ngày 12 tháng
2, làm lễ khánh hạ; ngày 5 tháng 5 làm lễ Đoan Ngọ; ngày 10 tháng 10 làm
lễ song thập; tế lễ vào dịp xuân thu nhị kỳ; thánh mẫu sinh ngày 15 tháng 3, hóa ngày 12 tháng 8; tên húy 3 chữ Linh, Lang, Hạo đều cấm kỵ; các màu sắc vàng tía, trắng khi làm lễ không được dùng [34, tr.260]
Như vậy, ý nghĩa của biểu tượng cốt lõi của lễ hội đền Voi Phục chính
là việc thờ và rước chân nhang Đức thần Linh Lang, là biểu tượng cho nguồn nước thiêng, về sau được bồi đắp thêm tục thờ người có công giết giặc gắn với dòng dõi nhà vua mà cư dân ở phường Thị Trại xưa cũng như nhiều làng người Việt sinh sống hai bên sông Hồng chung thờ
Những tài liệu trước năm 1945 một mặt củng cố và khẳng định về sự hiển linh của Đức thần Linh Lang cũng như niên đại tạo dựng ngôi đền Nhiều tài liệu khẳng định nguồn gốc ngôi đền và việc lễ tế có từ thời Lý: Vua
Trang 35Lê Thế Tông (1573-1599) lên ngôi, gia phong cho thần, gọi đền (Linh Lang)
là một trấn che chở cho kinh đô Hằng năm, cứ đầu mùa xuân lại sai các quan đến làm lễ tế; “Miếu Hoàng tử: Ở trại Thủ Lệ phường Vĩnh Thuận (nay ở khuôn viên công viên Thủ Lệ, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình), thờ Linh Lang Đại vương Vương là con của vua triều Lý, hiển linh ở đấy nên được lập đền để thờ” [33, tr.435]
Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1986, do tiến trình lịch sử giai đoạn này nhiều diễn biến phức tạp nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến đền Voi Phục và lễ hội đền Voi Phục Do chiến tranh, đền Voi Phục bị phá hủy năm
1947, đến năm 1953 được phục hồi Ngay sau khi ngôi đền được phục dựng lại vào năm 1953, những lễ tiết dịp mồng một, ngày rằm được duy trì Hình ảnh được chụp vào năm 1953 góp phần phản ánh đoàn rước trong lễ hội đền Voi Phục Ban Di tích đền gồm Thủ từ cùng một số cụ cao tuổi do dân làng
cử ra Việc tế lễ tại đền vẫn duy trì, nhưng lễ rước đền Voi Phục bị gián đoạn từ đó cho đến những năm 1990, nguyên nhân là do điều kiện kinh tế của Thủ Lệ cũng như những nơi chung thờ như Hào Nam, Thụy Khuê,… rất khó khăn
1.4.3.2 Giá trị văn hóa
Giá trị văn hóa được thể hiện rõ nét qua lễ hội đền Voi Phục xưa và nay Qua một số tư liệu và lời kể của các cụ già làng Thủ Lệ và bản thần tích làng Thủ Lệ, tục thờ Đức thần Linh Lang và lễ hội đền Voi Phục xưa kia được phác thảo như sau:
Lễ hội được tổ chức vào dịp Đức thần hóa ngày 10 tháng 2 âm lịch (đại hội) Thời gian tổ chức kéo dài từ ngày 9 tháng 2 đến hết ngày 30 tháng
2 (âm lịch) Quy mô gồm 13 làng trại cùng hai nơi Thụy Khuê và Hào Nam
Hội lệ truyền thống với sự tham gia của hai làng Vạn Phúc và Thủ Lệ Làng Vạn Phúc giữ vai trò chủ tế, không tham gia rước Thánh Làng Thủ Lệ
Trang 36giữ vai trò bồi tế, đông xướng và đồng thời tham gia rước Thánh Trình tự lễ hội như sau:
- Ngày 9/2: Đại tế, lễ dùng lợn chém sáu: thủ - lọng (đầu, cổ), bốn miếng thân lợn Các cụ ở Vạn Phúc rước đến đền Voi Phục Năm, sáu cụ của Vạn Phúc túc trực làm nghi lễ trong đền đến hết ngày 14/2
- Ngày 10/2 (ngày hóa Đức thần): Tổ chức đón tổng thượng Thụy Khuê rước Thánh vào đền lễ giải Nhân dân làng Thụy Chương (tương truyền đền Voi Phục ở Thụy Khuê nguyên là đất thuộc điện Thụy Chương vào thời Trần) rước long đình dàn đồ từ miếu Trắng (vị trí bãi xe Ngọc Khánh cũ) vào đền lúc 10 - 11 giờ An vị xong, làm lễ nghỉ ngơi ăn uống Độ 14 giờ Cai đám nổi hiệu trống ba tiếng một đợt, dân làng Thụy Chương vào giải tọa ngồi kín năm gian đền uống rượu, mứt lạc, mía tiện thành khẩu… đã được làng Thủ Lệ chuẩn bị sẵn Chừng 30 phút, Cai đám đứng ở gian giữa khoát tay ra hiệu hô “Hì… Hả… Hả… Hì”, mọi người nhất loạt hô theo ba đợt vang dội Sau đó trống hiệu nổi lên chuẩn bị cho hành trình rước trở về Các
cụ cùng dân làng và Hàng đô của làng Thủ Lệ hộ giá ra tới ngoài cột trụ thì giải tán Sau lễ tiễn đám rước Thụy Chương, các cụ chung đình làm lễ buổi chiều Kết thúc công việc vào khoảng 16 giờ (ngoài đám rước, không tổ chức vui chơi)
- Ngày 11/2: Tổ chức tiếp đón tổng hạ - làng Hào Nam cùng nghi thức rước lên lễ giải Nghi thức cũng đầy đủ như tiếp tổng Thượng làng Thụy Chương Khi rước về Long Đình của Hào Nam ra khỏi tam quan, giữa dẫy muỗm thì có hiện tượng gọi là kiệu bay, hiện tượng lùi lại nhiều hơn Chỉ khi
ra khỏi cột trụ đột nhiên tiến nhanh ra ngoài đường cái Các cụ và BTC trở vào làm lễ buổi chiều
- Ngày 12/2: Đoàn nghi lễ Voi Phục tổ chức lễ giải lên tổng cả Thụy Chương Buổi sáng, đám rước dàn đồ nghi trượng ra tới ngoài cột trụ Sau
Trang 37khi các cụ trong ban di tích làm lễ, đám rước khởi hành (các cụ trông coi di tích ở lại phục vụ tại đền) Kiệu long đình rước theo đường Quần Ngựa, qua cổng Rong đi ngược đến đình Thụy Khuê khoảng 11 giờ Các thành viên tham dự đi bằng các phương tiện riêng, phần nhiều đáp tàu điện ra Bờ Hồ, rồi sang tàu Bưởi lên địa điểm tập trung cách đình Thụy Khuê gần hai cây
số Nghi thức lễ cũng tuân theo thể thức như Thụy Chương rước xuống Sau khi nghỉ ngơi, ăn trưa (tổ chức theo hình thức góp tiền hàng tháng gọi là họ
cỗ Bộ phận tổ chức chuẩn bị từ nhà, gồng gánh theo lên tổ chức ăn trưa tại đình Thụy Khuê) Theo tục lệ, sau khi ăn trưa, dân làng Thủ Lệ vào đền giải tọa, uống rượu, ăn mứt lạc Đoàn rước trở về Thủ Lệ vào khoảng 15 giờ Các
cụ trông đền làm lễ kết thúc ngày 12/2
- Ngày 13/2: Dân làng Thủ Lệ rước Thánh lễ giải ở Hào Nam Nghi thức như khi rước lên Thụy Khuê
- Ngày 14/2: Tế giã đám: rước các cụ trông đền từ ngày mồng 9 về Vạn Phúc
- Ngày 15/2: Các cụ lão ông lễ tạ Thánh (tế) Buổi chiều hát chèo ở bậc đá
- Ngày 16/2: Các cụ vãi bà lễ tạ, chiều hát chèo ở bậc đá Các ngày sau
đó cho đến 20/2, buổi chiều tổ chức hát chèo ở bậc đá, với các tích diễn như: Nghị Độ Mai, Lưu Bình Dương Lễ, Chiêu Quân Cống Hồ, Lục Vân Tiên, Sơn Hậu, Lã Bố hí Điêu Thuyền Thời gian hết tháng 2 âm lịch
Bên cạnh đại hội được tổ chức mà đền Voi Phục là trung tâm như trên, còn một đại hội lớn nữa được tổ chức tại đình hàng tổng - đình làng Vạn Phúc Lễ hội với sự tham gia của các làng trại cùng hai tổng Thụy Khuê và Hào Nam phản ánh tục giao hiếu kết chạ giữa các làng chung thờ Đức thần Linh Lang Tuy nhiên, với hình thức, quy mô lễ hội như vậy dường như chưa thể phản ánh được sự liên quan đến biểu tượng liên kết liên làng mang ý nghĩa trị thủy của các làng ven sông Hồng giai đoạn này
1.4.3.3 Giá trị giáo dục
Trang 38Khi không có sinh hoạt lễ hội, di tích vẫn mang vẻ đẹp tự thân Nhưng khi có lễ hội, truyền thống tốt đẹp về lịch sử và văn hóa được chuyển từ dạng tĩnh sang dạng động, tạo thành “thời điểm thiêng” mang sức truyền cảm và giáo dục cao Di tích và lễ hội gắn bó hữu cơ, mật thiết, tạo nên giá trị tinh thần và vật chất lớn lao, hướng con người đến với những điều cao cả và tốt đẹp
Lễ hội là một bảo tàng văn hóa, một thứ bảo tàng tâm thức lưu giữ các giá trị văn hóa, các sinh hoạt văn hóa Đó có thể là các trò chơi, các tín ngưỡng, các hình thức diễn xướng dân gian v.v Trong văn hóa làng, lễ hội
là một thành tố có ý nghĩa to lớn về giáo dục Điều đặc biệt ở lễ hội đền Voi Phục là lễ rước giữa các làng với nhau Bởi trong ý nghĩa sâu xa của lễ hội
là sự tưởng nhớ về cha ông, về cội nguồn, về truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên
để lại, về những tháng ngày giữ nước hào hùng trong lịch sử dân tộc Đó là
ý nghĩa chân chính mà mỗi người dân nơi đây bao đời hướng tới
Lễ hội đền Voi Phục hàng năm là dịp để thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của cả vùng được ôn lại bài học lịch sử hào hùng của cha ông về dựng nước
và giữ nước, qua đó, cảm nhận được giá trị của cuộc sống hiện tại, trân trọng những gì quê hương đang có và tự thấy bản thân cần phấn đấu, cần nỗ lực học lập, tích luỹ kiến thức nhiều hơn để xây dựng quê hương giàu đẹp, xứng đáng
là con cháu của mảnh đất Thăng Long Đó là bài học sống động và quý giá nhất,
có ý nghĩa giáo dục cao nhất mà không một giáo cụ trực quan nào có thể so sánh được
1.4.3.4 Giá trị cố kết cộng đồng
Lễ hội đền Voi Phục chính là dịp để người dân gặp gỡ nhau, và gặp
gỡ các cộng đồng dân cư khác ở địa phương Trong lễ hội truyền thống, vai trò của người dân không chỉ quan trọng mà còn mang tính chủ động của người tổ chức và tham gia Họ là những chủ nhân của các lễ tế, lễ rước, là binh lính tham gia, Họ luôn dựa trên mối quan hệ bình đẳng và hợp tác tự
Trang 39nguyện Ban tổ chức căn cứ trên thông lệ hàng năm và những ý kiến, đóng góp của ngư dân để tổ chức và phân công công việc cụ thể Việc tổ chức lễ hội có sự tham gia của cộng đồng khiến cho các thành viên trong cộng đồng bỗng nhiên đoàn kết hơn, tình cảm hơn
Điều nổi bật và chung nhất ở đây là lễ hội đã tạo điều kiện cho người dân duy trì mối quan hệ cộng đồng, đoàn kết gắn bó với nhau trong cuộc sống
và lao động Những người con xa quê dù bận rộn đến đâu, đến ngày hội cũng đều thu xếp công việc để về tham dự Rõ ràng, lễ hội tạo nên sự cộng cảm của mọi thành viên trong cộng đồng dân cư Trong những giờ phút diễn ra lễ hội, những người dân đã xích lại gần nhau hơn, tìm được cái chung của cộng đồng, tìm được ý nghĩa của cuộc sống Trong lễ hội, con người không còn cảm giác thấy đơn độc, họ tìm được chỗ dựa là cộng đồng, để có thêm sức mạnh vượt qua thử thách, đối diện với biển cả, tự tin vào chính bản thân mình
Có tham dự và chứng kiến lễ hội đền Voi Phục chúng ta mới hiểu hết được sức sống kỳ diệu của con người nơi đây, hiểu được sự sáng tạo văn hóa
và sự hưởng thụ văn hóa của họ Trong cái náo nức, cái sôi động của lễ hội dường như người dân đã đổi khác hoàn toàn
Thông qua lễ hội đền Voi Phục, người dân phường Ngọc Khánh gác lại những nhọc nhằn lao động, những bất hạnh của cuộc sống để tham gia lễ
tế thánh, các trò chơi, hát hò, Sau những buổi lễ, buổi rước là những bữa
ăn uống đầm ấm trong gia đình, với bạn bè Họ không chỉ ăn uống mà còn trao đổi, chuyện trò về cuộc sống, về công việc, đế rồi có thêm những người bạn mới Gắn bó và thân thương như các nhà nghiên cứu văn hóa gọi đó là
“bữa ăn cộng cảm”
Giá trị của lễ hội là giá trị cộng cảm và cộng mệnh Ngày lễ hội là thời gian cư dân tụ họp để tưởng nhớ những vị thần thánh của họ Lễ hội đền Voi Phục hằng năm chính là cơ hội để người dân bày tỏ lòng thành
Trang 40kính của mình với Linh Lang Đại Vương và làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng
1.5 Vai trò của hoạt động quản lý đối với lễ hội Đền Voi Phục
Khai thác các di tích lịch sử - văn hóa đúng tiềm năng góp phần vào việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Từ đó, từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển ngày càng năng động của đất nước Tất cả những giá trị tốt đẹp của văn hóa thông qua hoạt động du lịch có thể tạo nên
sự phát triển tích cực nhất đối với con người và xã hội Kinh tế du lịch phát triển đem lại nhiều cơ hội cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản như nguồn lợi kinh tế, các dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích được triển khai Bởi vậy, có thể nói kinh tế du lịch phát triển tạo điều kiện
để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích nói chung, di tích lịch sử - văn hóa nói riêng
Giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa là bảo vệ, bồi đắp nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh của xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững đất nước đang được các địa phương hết sức quan tâm Để việc khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa có hiệu quả, đem lại nguồn lợi hữu ích, thiết thực cho xã hội cần đảm bảo sự hài hòa trong bảo tồn và phát huy Việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên di tích lịch sử
- văn hóa không chỉ thu được nguồn lợi kinh tế trực tiếp, giải quyết vấn đề
xã hội và còn đem lại hiệu quả cao trong hoạt động giới thiệu, quảng bá về văn hóa, con người Việt Nam, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy giá trị các di tích một cách hiệu quả nhất Các hoạt động về gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa như một mạch nguồn tự thân, duy trì và tạo nên sức sống mãnh liệt Vì thế, hoạt động khai thác giá trị tiềm năng của