Nguyên nhân mặt tiêu cực...10Chương III: Vận dụng những chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân”, “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” của Hồ Chí Minh vào xây dựng đạo đức, lối sống cho
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Đại học Thương Mại hiện nay.
Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Hồng Vạn
Hà Nội, tháng 03 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
Chương I: Cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 4
1.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức 4
1.2 Quan điểm của Người về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 4
a Trung với nước, hiếu với dân 4
b Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 5
Chương II: Thực trạng đạo đức và lối sống của sinh viên hiện nay 8
2.1 Thực trạng hiện nay 8
2.1.1 Mặt tích cực của sinh viên 8
2.1.2 Mặt tiêu cực của sinh viên 9
2.2 Nguyên nhân của thực trạng 9
2.2.1 Nguyên nhân mặt tích cực 9
2.2.2 Nguyên nhân mặt tiêu cực 10
Chương III: Vận dụng những chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân”, “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” của Hồ Chí Minh vào xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Đại học Thương Mại 12
3 1 Vận dụng xây dựng đạo đức, lối sống phù hợp cho sinh viên 12
3 2 Giải pháp 13
a Góc độ gia đình 13
b Về cấp độ giáo dục 13
c Về xã hội 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
(Đề cương) Đề tài 1: Nguồn gốc hình thành TTHCM? Trong các nhân tố tạo nên TTHCM, nhân tố nào đóng vai trò quyết định đối với bản chất khoa học và cách mạng của TTHCM? Tại sao? 17
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một anh vị anh hùng dân tộc, là một danh nhân vănhóa kiệt xuất của thế giới, là niềm tự hào và là biểu tượng cao đẹp, trong sáng nhất củacon người Việt Nam Người không chỉ tạo ra một kỷ nguyên mới, một nền văn hóamới ở Việt Nam mà còn có những đóng góp to lớn về lý luận và sự phát triển chungcủa văn hóa nhân loại Người là kết tinh những phẩm chất, giá trị tinh thần cao đẹpnhất của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, là hiện thân của đạo đức cách mạngViệt Nam, ngọn hải đăng soi đường cách mạng giải phóng dân tộc đồng thời là tấmgương soi sáng con đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc ta
Nhóm chúng em được giao nhiệm thảo luận đề tài: “Vận dụng những chuẩnmực “trung với nước, hiếu với dân”, “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” của Hồ ChíMinh vào xây dựng đạo đức lối sống cho sinh viên trường Đại học Thương Mại hiệnnay” Đây là một đề tài rất hay giúp chúng em củng cố và nắm vững phần lý thuyếttrên lớp, đồng thời có cái nhìn nhận thực tế về đạo đức lối sống của các bạn sinh viênhiện nay cũng như bản thân mình, từ đó có thể sửa đổi hoàn thiện và nâng cao mìnhhơn Qua đây, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Hồng Vạn đã giảng dạy rấtnhiệt tình đồng thời cung cấp những kiến thức bổ ích cho chúng em trong bộ môn tưtưởng Hồ Chí Minh Trong quá trình làm bài thảo luận chúng em còn nhiều thiếu sót,mong thầy bỏ qua cho chúng em!
Trang 5NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng thế giới
đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức Tư tưởng Hồ Chí Minh rất sâusắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ phận giàu giá trị củavăn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh vĩ đại làm nên mọi thắng lợi của cáchmạng Việt Nam Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong cuộc sống, từ rất sớm, Hồ ChíMinh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốccủa cây, ngọn nguồn của sông suối Người nói: “Cũng như sông thì phải có nguồn mới
có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khônglãnh đạo được nhân dân” Người nói rằng, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xãhội mới là một sự nghiệp rất Hồ Chí Minh: vẻ vang, nhưng cũng là nhiệm vụ rất nặng
nề, “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạođức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang ”Người nói, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì không phải cứ
“viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến nhữngngười có tư cách, đạo đức” “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loàingười là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tựmình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “làđạo đức, là văn minh” Trong di chúc Người căn dặn: “Mỗi Đảng viên và cán bộ phảithật sự thấm nhuần “đạo đức cách mạng” thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch; phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy
tớ thật trung thành của nhân dân”
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực
tế làm thước đo Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắnđức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế Người nói: “phải lấykết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà do ý chícách mạng của mình Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hìnhthức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”
Như vậy trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên,phẩm chất và năng lực thống nhất làm một Trong đó: đức là gốc của tài; hồng là gốccủa chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực
Trang 61.2 Quan điểm của Người về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
a Trung với nước, hiếu với dân
Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao
trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu vớicha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ ChíMinh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là
“Trung với nước, hiếu với dân” Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức
Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh không những kế thừagiá trị yêu nước truyền thống dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyềnthống đó Người cho rằng, “trung với nước” phải gắn liền “hiếu với dân” Vì “dân làdân của nước, nước là nước của dân” Nghĩa là nhân dân là chủ của đất nước, baonhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là
“đầy tớ nhân dân”, chứ không phải là “quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho
Đảng, cho cách mạng, phải làm sao cho “dân giàu, nước mạnh” Theo Hồ Chí Minh,trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệpđấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa Nước ở đây với ý nghĩa "Dân là con nước, nước là mẹchung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phải của riêng ai, và chính mỗingười dân là những "chủ nhân ông" của đất nước Mối quan hệ nước - dân, dân - nướcmang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trong một thể thống nhất về tráchnhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc
Còn “hiếu với dân” theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó chính là phải tôn trọng, yêukính Nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, khẳng định sức mạnh to lớn của nhândân và phải coi dân là gốc, nền tảng của sự nghiệp cách mạng Đồng thời, “hiếu vớidân” cũng được Bác cụ thể hóa bằng chủ trương “Đảng và Chính phủ là đầy tớ củanhân dân”, “chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn, làm chodân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành” Bác còn chỉ rõ: “Chínhsách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân Nếudân nói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi Vì vậy,cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đờisống của nhân dân” Bác dạy rằng cán bộ các cấp đều là “công bộc của dân, nghĩa làgánh vác việc chung cho dân” Và “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì
có hại cho dân phải hết sức tránh”
Phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” được coi là hạt nhân cơ bản của tưtưởng Hồ Chí Minh Và cũng chính Người là biểu tượng cao đẹp thể hiện phẩm chấtnày Suốt cuộc đời vì dân, vì nước, đến khi chuẩn bị vĩnh biệt thế giới này Bác cũngtính toán sao cho khỏi tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân đối với việc riêng củamình Bác khẳng định: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mụcđích là làm cho ích nước, lợi dân”
b Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là nộidung cốt lõi của đạo đức cách mạng, là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng
Trang 7Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (17)
120
Những điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ…
14
Trang 8ngày của mỗi người Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu cần, kiệm,liêm, chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sựquyền lợi cho chúng Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiệnlàm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”
Cần được hiểu là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai “Muốn cho chữ cần có
nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc” Cần tức là lao động cần
cù, chịu khó, có kế hoạch, sáng tạo, đạt được năng suất cao; lao động với tinh thần tựlực cánh sinh, chủ động, không lười biếng, không ỉ lại, không dựa dẫm Mỗi ngườiphải nhận định rõ: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnhphúc của chúng ta”
Kiệm là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” Đây được
hiểu là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của nhân dân, cả nước,của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến nhỏ; không phô trương hình thức, kiên quyếtchống lãng phí, xa hoa Tuy nhiên, cũng nên suy nghĩ đúng đắn về “kiệm”, không nênhiểu “kiệm” là đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải “thắt lưng, buộc bụng”, nắm cơmvới quả cà để xây dựng chủ nghĩa xã hội; hay cán bộ không được mua sắm và sử dụngnhững phương tiện hiện đại phục vụ cho công việc trong khi đã có điều kiện Phảiphân biệt rõ, “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi không nên tiêu xài thì một đồng xucũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì
dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới là kiệm Việc đángtiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm” Cái mà chúng ta đang giáodục, đấu tranh, phản đối là lối sống gấp, lãng phí, chạy theo thị hiếu không lành mạnhdẫn đến suy thoái về đạo đức và phong cách sống “Cần với kiệm, phải đi đôi vớinhau, như hai chân của con người”
Liêm là “trong sạch, không tham lam”, luôn tôn trọng tài sản của công và của
nhân dân, liêm khiết trong mọi hoàn cảnh, “không tham địa vị Không tham tiền tài.Không tham sung sướng Không ham tâng bốc mình” “Chữ liêm phải đi đôi với chữkiệm Cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần Có kiệm mới có liêm được” bởitham lam ắt sẽ dẫn đến bất liêm Để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh”, trước hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải là tấmgương về “liêm”, cán bộ không nghiêm, phạm vào các thói hư như tham ô, tư lợi bấtchính, lãng phí thì không mang lại niềm tin cho quần chúng, làm suy yếu nội bộĐảng và xã hội
Chính là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn, chính trực Chính được thể
hiện rõ trong ba mối quan hệ Đối với mình, phải tìm hiểu, học hỏi cầu tiến bộ, không
tự cao tự đại, phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tiếp thu nhận xét của người khác Đốivới người, không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chânthành, khiêm tốn, đoàn kết Đối với việc, phải để việc công lên trên, lên trước việc tư,việc nhà Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho bằng được, không sợ khó mà lùi; “việcthiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh”
Cần, kiệm, liêm là gốc của chính Như vậy, một cây cần có gốc rễ, hoa, quả mới
là cây hoàn toàn Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng phải chính mới là người hoàntoàn
Chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi; là hết sức công
bằng, công tâm, không chút thiên tư, thiên vị, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân,của dân tộc lên hàng đầu, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” Muốn “chí công vô tư”
Trang 9thì phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân vì “chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm”,
“nó kéo người ta xuống dốc không phanh” Đây chính là sự tiếp nối của cần, kiệm,liêm, chính
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện đạođức cách mạng Người cho rằng cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có của conngười, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương; là thước đo chất của mỗi người, bởi
“Thiếu một đức thì không thành người” Không những vậy, cần, kiệm, liêm, chính còn
là thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của một dân tộc: “Một dân tộc biết cần, kiệm,biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh,tiến bộ”
Từ đó, ta thấy được cần, kiệm, liêm, chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,với chí công vô tư Cần, kiệm, liêm, chính dẫn đến chí công vô tư Ngược lại, đã chícông vô tư thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính
Trang 10Chương II: Thực trạng đạo đức và lối sống của sinh viên hiện nay 2.1 Thực trạng hiện nay
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, vì vậy nó đề cao chủ nghĩa tậpthể, bài trừ chủ nghĩa cá nhân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, vô ngã vị tha, chícông vô tư Dưới ngọn cờ của tư tưởng này, trong mỗi giai đoạn cách mạng, thế hệ trẻViệt Nam đã đạt được nhiều thành tích to lớn, đóng góp vào bước tiến chung của lịch
sử dân tộc Đó những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu nước, thương dân,thương người, đền ơn đáp nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và những nộidung mới theo yêu cầu của đất nước và thời đại Nhờ vậy, đa số sinh viên, trí thức trẻvẫn giữ được lối sống thân thiện, trong sáng, lành mạnh, sống có trách nhiệm với Tổquốc, gia đình và bản thân; có ước mơ, hoài bão; có kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tốt,
tư duy năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm
Bên cạnh đó, dưới tác động của kinh tế thị trường cùng hội nhập quốc tế, lốisống thực dụng, coi thường đạo lý, bất chấp chạy theo danh lợi đã làm nảy sinh nhữnghiện tượng tiêu cực xã hội ngày càng phổ biến Do vậy, chính những biểu hiện xa rờimục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, cùng với sự chống phá của cácthế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” đã tác độnglớn đến đời sống đạo đức của nhân dân, đến tư tưởng, tình cảm, ý chí của sinh viên vàtrí thức trẻ
2.1.1 Mặt tích cực của sinh viên
Trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, gia đình, nhàtrường, toàn xã hội, cùng với sự nỗ lực của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên đã có được những kết quảđáng tuyên dương nhất định, góp phần đào tạo, xây dựng, tạo nên một thế hệ thanhniên đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
Không chỉ vậy, thế hệ trẻ ngày nay ngày càng năng động, nhiệt huyết, tự tin,thông minh, nhiều bạn trẻ đã có những thành tựu đáng ngưỡng mộ từ khi còn rất sớm.Phần lớn sinh viên tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sống có trách nhiệm, có ước mơ,hoài bão, dám nghĩ, dám làm, dám thành công, ra sức học tập rèn luyện và khôngngừng phát triển bản thân Sự năng động ấy của sinh viên được thể hiện tích cực trongviệc tham gia các hoạt động xã hội cộng đồng như từ thiện (giúp đỡ trẻ em vùng caobằng cách chia sẻ quần áo, giấy bút, dạy các em học…), y tế (trong cuộc chiến chốngđại dịch Covid-19, giúp dân và tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh…)
Có thể thấy rằng, những phẩm chất này đều là những thế mạnh, ưu điểm vô cùng nổibật của sinh viên Việt Nam thời đại mới Hơn nữa, đa số lớp sinh viên, thanh niên tríthức luôn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch; cần cù sáng tạo, có ý chí xây dựng
cơ nghiệp riêng của bản thân Ngày nay, trên các lĩnh vực đời sống xã hội đã và đangxuất hiện những nhà quản lý, nhà khởi nghiệp trẻ, có đức, có tài ở độ tuổi thanh niên
Ở họ đều thấy được cái ý chí, hoài bão, tinh thần học hỏi, cần cù, không ngừng sángtạo để nâng cao giá trị bản thân, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, làm giàu cho chínhmình, gia đình và xã hội Cùng với đó, thái độ nhận thức tốt và tư tưởng chính trị caocủa nhiều sinh viên được phát huy, kế thừa mạnh mẽ truyền thống xung kích của
Trang 11những thế hệ trước, vì thế mà trở thành tấm gương sáng cho đông đảo thanh niên noitheo Không thể phủ nhận rằng, những tấm gương điển hình tiên tiến đi đầu trong họctập và công tác, đặc biệt là trong quá trình sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đãliên lục khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ trẻ; là kết quả, minh chứngchứng sinh động cho sự bồi dưỡng, đào tạo nên thế hệ cách mạng kế thừa nhữngtruyền thống tốt đẹp của Đảng và Nhà nước.
2.1.2 Mặt tiêu cực của sinh viên
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh của học sinh, sinh viên hiện nay vẫn còn một số hạn chế.Đầu tiên phải kể đến nội dung giáo dục hiện nay chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáodục đạo đức, giáo dục văn hóa và giáo dục khoa học kỹ thuật, nội dung chưa đáp ứngnhu cầu và xu thế của thị trường lao động trong nước và thế giới Đặc biệt lâu naychúng ta còn xem nhẹ việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, nếu có thì cũng chỉ mangtính hình thức, chưa hiệu quả Nhìn chung nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niênViệt Nam hiện nay vẫn chỉ tập trung vào giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục tri thức,giáo dục hướng nghiệp, lao động, việc làm , một số nội dung cơ bản, quan trọng vàcấp thiết chưa được quan tâm đúng mức , đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức.Phương pháp giáo dục thanh niên trước đây vẫn còn theo lối mòn truyền thống,còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện đại, chưa gắn với đời sống xã hội và công việcnghề nghiệp, chưa phát triển nhân cách thanh niên, sức sống, sức sáng tạo và năng lựcthực tiễn của thanh niên… Không chỉ vậy, vẫn còn có những thanh niên, sinh viênkhông có định hướng, mục tiêu rõ ràng Họ sống một cách hờ hững, thờ ơ với mọi điềudiễn ra xung quanh trong cuộc sống Đây là cách sống ích kỷ, dễ bị cám dỗ, vô kỷ luậtđáng lên án Hơn nữa, họ hiểu biết chưa đầy đủ về truyền thống cách mạng của Đảng
và dân tộc, chưa quan tâm đến tình hình đất nước và thế giới Một số học sinh hiện naychỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, những cái lợi trước mắt Họ chỉ quan tâm đến họctập chuyên môn, tập trung cho việc đi học, sau đó đi làm thêm, ít quan tâm đến các vấn
đề chính trị xã hội, ít tham gia các hoạt động thể thao, xã hội Ngoài ra, có những bộphận sinh viên còn bị ảnh hưởng bởi các chiêu trò tuyên truyền xuyên tạc của các thếlực thù địch, tư tưởng còn dao động, có lúc mơ hồ, thiếu vững vàng, thiếu chủ động,chưa tích cực tham gia các hoạt động thể thao, xã hội Nghiêm trọng hơn, một số bộphận nhỏ sinh viên “nhạt Đảng, phái Đoàn, xa chính trị”, không có ý thức tiến bộ tronghọc tập, rèn luyện, mất niềm tin, thiếu niềm tin, thiếu dũng khí, thậm chí bị các thế lựcthù địch lôi kéo, xúi giục, lợi dụng, tham gia vào các hoạt động phi pháp, hủy hoạitương lai
2.2 Nguyên nhân của thực trạng
2.2.1 Nguyên nhân mặt tích cực
a Nguyên nhân khách quan
Do sinh viên đã được tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh Bởi lẽ, tư tưởng Hồ Chí Minhbắt nguồn từ những giá trị truyền thống của dân tộc và kế thừa những tư tưởng tiến bộcủa nước ngoài như tư tưởng của C.Mác, Ăng-ghen, Lênin… Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã bổ sung thêm những khái niệm, phạm trù đạo đức của thời đại nhưng không xóa đinhững chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt Nam Do đó, khi tiếp cận với tư tưởng Hồ
Trang 12Chí Minh, sinh viên vẫn cảm thấy thân quen, gần gũi, dễ tiếp thu Thêm vào đó, cácgiá trị tinh thần truyền thống mà nhân dân ta gây dựng luôn được lồng ghép vào sinhhoạt và tiếp tục được lưu truyền trong hệ thống giáo dục nước nhà
b Nguyên nhân chủ quan
Vì đã được thấm nhuần đạo đức, tư tưởng, lối sống và phong cách Hồ Chí Minhnên phần lớn sinh viên hiện nay vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch , lànhmạnh và khiêm tốn Họ sống có bản lĩnh, có hoài bão, có sự nhạy bén, chăm chỉ vàsáng tạo Dù thời thế có đổi thay, họ vẫn tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ củabản thân với xã hội, với quốc gia Khi có nhận thức đúng đắn, họ chủ động tiếp thu vàvận dụng những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc vào trong thực tiễn
2.2.2 Nguyên nhân mặt tiêu cực
a Nguyên nhân khách quan
- Sự phát triển của nền kinh tế:
Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang làm đảo lộn các giá trị đạo đức và lốisống, thậm chí là tác động mạnh mẽ đến nhận thức và niềm tin của sinh viên vàoĐảng, vào XHCN Với sự bùng nổ của mạng Internet, sinh viên được tiếp xúc đa dạngvới các trang mạng xã hội Tuy nhiên, việc kiểm soát thông tin trên mạng xã hội vẫn làmột thách thức do đó sinh viên dễ dàng bị lôi kéo vào những hoạt động tiêu cực, tiếpxúc với các trang mạng xã hội không lành mạnh và tiếp cận với những thông tin sailệch, thiếu đạo đức Khi chứng kiến những hình ảnh bạo lực và vô nhân đạo trên mạng
xã hội, sinh viên dễ có những nhận thức sai trái và thực hiện hành vi xấu ngoài thực tế.Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế, giao lưu và hội nhập quốc tế là cách mànước ta làm giàu đẹp văn hóa dân tộc nhưng nó cũng tạo điều kiện cho những tiêu cựccủa văn hóa và lối sống ngoại quốc du nhập vào nước ta Tồi tệ hơn là âm mưu “ diễnbiến hòa bình” thế lực thù địch trong và ngoài nước khiến lòng yêu nước và niềm tinvào Đảng của sinh viên bị lung lay
- Sự lỏng lẻo của pháp luật:
Nhân cách của con người được xây dựng và hình thành trong xã hội vì vậy nhâncách của mỗi cá nhân ít nhiều bị chi phối bởi môi trường xã hội Sống và làm theo hiếnpháp và pháp luật là phương châm sống của mọi công dân, mọi quốc gia văn minh trênthế giới Nếu được sống trong một môi trường nghiêm minh về pháp luật, sinh viên sẽ
có cách hành xử đúng đắn và tôn trọng pháp luật Ngược lại, khi sống trong môitrường không có quy tắc, vô tổ chức, chứng kiến những sai phạm hằng ngày, sinh viên
dễ có nhận thức lệch lạc và sa vào các tệ nạn xã hội Ví dụ điển hình đó là sinh viênđược dạy là luôn phải tuân thủ luật an toàn giao thông, tuy nhiên, trong thực tế, họ lạithường xuyên chứng kiến những hành vi như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm,…của người lớn, đôi khi là của cảnh sát giao thông Tóm lại, một xã hội tuân thủ phápluật là môi trường giáo dục lý tưởng để nuôi dưỡng nhân cách cho những công dântương lai của đất nước
- Sự giáo dục của gia đình và nhà trường:
Nhà trường và gia đình là một trong những yếu tố tác động lớn đến sự phát triểnnhân cách và định hướng lối sống của sinh viên Trước hết là tình trạng giáo dụcbuông lỏng ở một số gia đình Một số phụ huynh thương con, nuông chiều con quá