Bằngchứng chứng minh cho đặc trưng văn hóa của dân tộc, cho các truyền thống lịchsử - văn hóa nói trên chính là hệ thống di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam.Với sựra đời của ngành Bảo tồn
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH 6
1.1 TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT NƠI DI TÍCH TỒN TẠI 6
1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 6
1.1.2 Điều kiện xã hội 7
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DI TÍCH ĐỀN CUÔNG 11
1.2.1 Sự hình thành di tích đền Cuông 11
1.2.2 Lịch sử nhân vật được phụng thờ 13
1.2.3 Đền Cuông qua các thời kì lịch sử 16
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐỀN CUÔNG 20
2.1 KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT ĐỀN CUÔNG 20
2.1.1 Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng của di tích 20
2.1.2 Kết cấu và trang trí kiến trúc 23
2.1.3 Hệ thống di vật trong di tích 27
2.2 LỄ HỘI ĐỀN CUÔNG 31
2.2.1 Thời gian, không gian diễn ra lễ hội 31
2.2.2 Việc tổ chức chuẩn bị 33
2.2.3 Nội dung chính của lễ hội 37
2.2.4 Nhận xét lễ hội đền Cuông 50
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐỀN CUÔNG 58
3.1 GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA DI TÍCH ĐỀN CUÔNG 58
3.1.1 Giá trị lịch sử 58
3.1.2 Giá trị văn hóa 58
3.1.3 Giá trị kiến trúc-nghệ thuật 59
Trang 23.1.5 Giá trị du lịch 60
3.2 HIỆN TRẠNG DI TÍCH ĐỀN CUÔNG 61
3.3 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐỀN CUÔNG 64
3.3.1 Đề xuất hương án khắc phục hiện trạng di tích 64
3.3.2 Phát huy giá trị di tích đền Cuông 65
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 71
Trang 3sử - văn hóa nói trên chính là hệ thống di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam.Với sự
ra đời của ngành Bảo tồn – Bảo tàng, ngày càng có nhiều công trình đóng gópvào việc nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa.Cho đến nay, đề tài nghiên cứu về
di tích lịch sử - văn hóa vẫn còn là đề tài hấp dẫn, thú vị, có sức mời gọi ngườinghiên cứu
Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An được biết đến không chỉ là nơi sản sinh
ra nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phùng Chí Kiên, Nguyễn Xuân Ôn, ĐặngVăn Thụy, Cao Xuân Dục… mà còn là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và cácdanh lam thắng cảnh Theo thống kê trong số 91 di tích lịch sử văn hóa thì đã cótới 13 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia Một trong số các ditích lịch sử văn hóa nổi tiếng, Đền Cuông là nơi gắn liền với Thục An DươngVương – vị vua huyền thoại của lịch sử dựng nước thời xa xưa.Trong nhữngnăm gần đây, do nhiều nguyên nhân mà đền Cuông không được nhìn nhận đúngmức.Sự độc đáo, tâm linh của đền dần bị mai một.Việc tìm hiểu về di tích đềnCuông là hết sức cần thiết, tạo cơ sở cho công tác quản lí, hoạch định chính sách
và phát triển văn hóa.Khai thác giá trị di tích như là nguồn lực di sản văn hóa đểphát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc là một hoạt
Trang 4văn hóa, tôi tha thiết bước tiếp con đường nghiên cứu của các học giả đi trước,mong muốn vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã tích lũy được vào thựctiễn, tập dượt khả năng nghiên cứu, viết bài Với những nghiên cứu của mình,tôi muốn cung cấp thêm những tư liệu giúp cho những người quản lí, những nhànghiên cứu văn hoá trong việc bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị của đềnCuông trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu di tích đềnCuông, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứukhoa học năm thứ ba cho mình
2 Đối tượng nghiên cứu
Di tích đền Cuông, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Nghiên cứu vùng đất, con người nơi di tích tồn tại
Quá trình hình thành và tồn tại của di tích từ khi khởi dựng cho đến nay
Nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích: lịch sử,kiến trúc, điêu khắc, di vật, lễ hội truyền thống,…
Thực trạng tồn tại của di tích hiện nay
Đề xuất phương án khả thi để bảo tồn, phát huy giá trị vốn có của ditích trong bối cảnh hiện nay
Trang 55 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin: Duy vật lịch
6 Bố cục bài Nghiên cứu khoa học
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, bố cụcbài viết gồm 4 chương Cụ thể như sau:
Chương 1: Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích
Chương 2: Khảo sát kiến trúc nghệ thuật và lễ hội đền Cuông
Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Cuông
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi gặp không ít những khó khăn.Tư liệuliên quan đến di tích không nhiều, trình độ của một sinh viên năm thứ ba cònnhiều hạn chế, nên việc tìm hiểu một di tích lớn quả hết sức khó khăn Songđược sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Tri Phương, các thầy cô trong khoa, ban quản
lí di tích đền Cuông, các ban ngành liên quan và bạn bè, tôi đã hoàn thành côngtrình nghiên cứu khoa học của mình Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chânthành của mình đến thầy Nguyễn Tri Phương, các cá nhân và ban ngành liênquan đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này
Trang 6Chương 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
1.1 TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT NƠI DI TÍCH TỒN TẠI
1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ…
Câu ca ấy đã bao đời nay cứ vang lên mãi trong lòng người xứ Nghệ vànhân dân cả nướcđể ngợi ca một vùng non nước hữu tình, núi và sông, rừng vàbiển quấn quyện với nhau làm nên vẻ đẹp kỳ thú say đắm lòng người và để lại
ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai đã từng đi qua và dừng chân ghé lại.Nghệ An làmột vùng địa linh nhân kiệt Nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ
và nên thơ mà con người cũng rất đỗi hào hoa và anh hùng Đến với Nghệ Anbạn không chỉ được ngắm biển trông non, được khám phá những cánh rừngnguyên sinh Phù Mát, Phù Huống, được tắm biển Cửa Lò, Quỳnh Phương,DiễnChâu, Nghi Thiết mà còn được chiêm ngưỡng rất nhiều các di tích lịch sử vănhoá - dấu ấn của biết bao sự kiện lịch sử và giá trị văn hoá do người xứ Nghệlàm nên trong trường thiên lịch sử của mình như các di chỉ khảo cổ học Thẩm
ồm, Quỳnh Văn, Làng Vạc, những công trình kiến trúc nổi tiếng cả nước nhưđền Cuông, đền Cờn, đền Quả, đền Bạch Mã, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần,đền Quang Trung… Bạn sẽ như được thấy, được nghe hình ảnh và tiếng vọngcủa các bậc danh nhân như An Dương Vương, Mai Hắc Đế, Quang Trung, đặcbiệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có Bạch Liêu, Hồ Tông Thốc,Nguyễn Xí, Nguyễn Thiếp, Phan Bội Châu…và nghe tiếng thơ của Hồ XuânHương, Phạm Nguyễn Du…
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở toạ độ105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ Đông Địa bàn huyện trải dàitheo hướng Bắc - Nam Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện
Trang 7Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biểnđông Diện tích tự nhiên là 30492,36ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông -lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa Diễn Châu có diện tích đất tự nhiên là30492,36 ha Diễn châu có điều kiện địa hình, kinh tế tương đối thuậnlợi.Huyện có hai tuyến quốc lộ chạy qua là 1A và 7A Ngoài ra còn ba đườngtỉnh lộ 38, 48, 205 Hệ thống giao thông liên huyện được xây dựng kiên cố, hệthống thuỷ lợi phần lớn được bê tông hoá Huyện Diễn Châu được xem là trungtâm văn hoá - kinh tế nằm trong khu vực phát triển kinh tế trọng tâm của tỉnhNghệ An và phấn đấu trở thành thị xã Diễn Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệtđới gió mùa của vùng Nghệ An, có nhiệt độ cao vừa phải với 2 mùa chính: mùa
hè khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) khô nóng; mùa đôngkhô hanh.Khí hậu vùng Diễn Châu thuận lợi cho phát triển sinh trưởng của câytrồng, vật nuôi, nhưng có một số thời điểm thường không thuận cho sản xuấtnông nghiệp như lũ quét, rét đậm, gió Tây
1.1.2 Điều kiện xã hội
Về sinh hoạt tinh thần, nhân dân Diễn Châu cũng có những sắc thái riêngbiệt, độc đáo Thờ phụng gia tiên và tinh thần tông tộc được coi là cái gốc củađạo lý làm người Ở các làng xã trong huyện đều có đền thờ thần hoàng, có chùathờ Phật, có văn chỉ để lễ tiên thánh hậu hiền Tất cả dân làng đều quan tâm đếnngày hội, nhộn nhịp chuẩn bị với tất cả sự hứng thú và lòng thành kính Ngàyhội ấy bao giờ cũng được tổ chức một cách thường xuyên và đều đặn Nhữngnăm hoa cỏ, mùa màng tươi tốt thì ngày hội càng lớn càng linh đình Ngày lễ tếthần thể hiện một cách tập trung và toàn diện nhất, mọi nề nếp sinh hoạt củacộng đồng có một ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục ý thức tâm lý cộng đồngcho các thế hệ trẻ về truyền thống của ông cha
Con người Diễn Châu rất yêu thích ca hát Nhiều thôn xã trước đây đều cóphường hát như hát hội ở làng Bùng (Diễn Ngọc), Thừa Sủng (Diễn Xuân), hát
Trang 8Đông Câu, Phúc Thịnh (Diễn Hải) Vào ngày hội mùa xuân, các nơi đều tổ chức
ca hát, lôi cuốn được hàng trăm người tham dự Nhân dân Diễn Châu rất hâm
mộ những nhạc phẩm, kịch bản nói về anh hùng dân tộc, các gương trọng đạo lý
và tình nghĩa thuỷ chung
Truyền thống của nhân dân Diễn Châu cũng như bản chất truyền thốngcủa người Việt biểu hiện trong hoàn cảnh cụ thể Các truyền thống được truyềnlại cho các thế hệ tiếp nối, góp phần cùng cả nước làm nên những bản anh hùng
ca hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước
Không chỉ có cảnh đẹp của núi sông, biển cả, giàu của cải thiên nhiên
mà Diễn Châu còn được biết đến là một trong những vùng đất có bề dày truyềnthống lịch sử - văn hoá Nơi đây là nơi hội tụ, giao lưu của hai nền văn hoá Bắc -Nam Nhiều di tích thời tiền sử đã được phát hiện, chứng tỏ đây là vùng đất cổ
có người cư trú từ lâu đời Tại di chỉ Rú Ta (Diễn Thọ) thuộc nền văn hoá BàuTró - nền văn hoá hậu kỳ đồ đá mới ở Nghệ Tĩnh đã phát hiện được nhiều hiệnvật như rìu đá hình chữ nhật, rìu đá có vai, đồ gốm tô thổ hoàng, có đồ án trangtrí hoa văn chữ S nối đuôi nhau Ở di chỉ lèn Hai Vai (Diễn Minh) tìm được một
số hiện vật quý: sọ người cổ, bình gốm còn nguyên vẹn và rìu đá được mài nhẵn
cả 2 mặt Hoa văn trang trí dọc trên các bình gốm Hai Vai rất độc đáo, ít khi gặptrên đồ gốm nguyên thuỷ ở nước ta Di chỉ Đồng Mổm (Diễn Thọ) là di chỉ duynhất tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ thuộc nền văn hoá Đông Sơn ở NghệTĩnh Di chỉ Rú Ta, lèn Hai Vai, Đồng Mổm đã góp phần khẳng định Diễn Châu
là một bộ phận khăng khít trong đại gia đình các dân tộc là con cháu các vuaHùng và góp phần làm rạng rỡ thêm về nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng.Trong hoàn cảnh khó khăn về mọi mặt, tinh thần khổ học, cần cù, hiếu học sớmđược định hình, trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của quê hương.Nét đặc sắc trong sinh hoạt văn nghệ ở Diễn Châu là hát ví, hát dặm và kể vè.Hát ví đậm đà chất trữ tình, gắn liền với lao động sản xuất, với các ngành nghềlàm ăn của địa phương ở Diễn Châu hầu như nghề gì cũng có hát ví: Người
Trang 9quay tơ dệt vải ở Đông Phái, Phượng Lịch (Diễn Hoa) có ví phường vi; ngườichắp gai đan lưới ở Hữu Bằng, Phú Lộc, Lý Nhân (Diễn Ngọc) có ví phườngchắp gai; người đan lát ở Hoàng La (Diễn Hoàng), Phú Hậu (Diễn Tân) có víphường đan; người hái củi Nho Lâm (Diễn Thọ) có ví phường củi (còn gọi là hátreo), trẻ mục đồng có ví chăn trâu; những ngày mùa màng có ví phường cà,phường cấy, nhổ mạ, phường gặt, đó là chưa kể đến những đêm hát huê tình (hátghẹo) của nam thanh nữ tú vào tiết tháng 7, tháng 8, lúc mùa màng rỗi rãi.
Hát dặm không thịnh thành ở Diễn Châu nhưng kể chuyện thì hầu như nơinào cũng có Vè không những được quần chúng sử dụng như một vũ khí sắc bén
để tố cáo, phản kháng đối với giai cấp thống trị mà còn mang tính chất thời sựphản ánh và bình luận kịp thời với tinh thần phê phán những sự việc xảy ra ở địaphương Không có một quyền lực nào có thể cản trở được quần chúng nhân dânsáng tác vè Tác giả của các bài vè có thể là cá nhân hay một tập thể, một nhómngười, sáng tác xong thì lập tức nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong thônxóm Có nhiều bài vè đề cập đến những vấn đề rộng lớn, đã vượt thời gian vàkhông gian tồn tại như một cứ liệu lịch sử của thời đại như vè Tú Tấn, Tú Mai,
vè Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, vè đi phu ở Cửa Rào,…Ngoài các làn điệudân ca còn phải kể để kho tàng văn học dân gian gồm đủ loại ca dao, tục ngữ,truyện cười, truyện trạng, chuyện cổ tích và nhiều giai thoại văn học Ca dao, tụcngữ ở Diễn Châu đều tập trung việc đúc kết từ kinh nghiệm sản xuất, cách ứng
xử trong quan hệ xã hội và đặc điểm sinh hoạt của địa phưng Các chuyện thầnthoại, cổ tích phần lớn là các chuyện lịch sử thường tập trung biểu dưng cácgương sáng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước nên có tác dụng trong việchình thành các truyền thống của quê hương
Chế ngự thiên nhiên, phát triển sản xuất, xây dựng quê hương là mộttrong những truyền thống quý báu của nhân dân huyện nhà Diễn châu là mộttrong những huyện có tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng cũng là nơi thiên tai
Trang 10hạn hán , sâu bệnh là những nhân tố thường xuyên uy hiếp đời sống con người
ở đây Tin vào khả năng của mình, các thế hệ ông cha cũng chung lưng đấu cậtvới nhau trong cuộc sống đấu tranh lâu dài, gay go và phức tạp Bằng sức laođộng cần cù, bằng sự thông minh trí sáng tạo tuyệt vời, tổ tiên ta đã tận dụngnhững điều kiện thuận lợi sẵn có trong tự nhiên, biết khắc phục trở ngại hiểmnghèo, từng bước xây dựng quê hưng ngày một giàu đẹp Buổi đầu lập nước,công cụ rất thô sơ, ông cha ta chủ yếu dựa vào sức lao động của công xã, đẩymạnh công cuộc khai phá đất đai vùng Tây bắc Tây Nam Diễn Châu, lập ấpchiêu mộ dân, dựng làng, thuần hoá nhiều giống động vật và cây trồng Dãi đất
từ chân núi Mộ Dạ chày dài đến các làng Nho Lâm, Xuân Sơn đã có những tậpđoàn quần cư tương đối đông đúc
Cùng với việc xây dựng đời sống nông nghiệp, định cư, nhân dân laođộng Diễn Châu cũng đã góp phần sáng tạo nền văn hoá dân tộc độc đáo, phòngphú và đậm đà tính nhân dân Chính nhờ đó mà bản lĩnh và sắc thái dân tộckhông những được giữ nguyên gốc trước nạn ngoại xâm mà còn tạo lập nên tinhthần lạc quan, yêu đời mặc dầu cuộc sống ni thôn dã còn nghèo khổ, lắm giantruân và còn ít nhiều cay đắng
Nhân dân Diễn châu hết sức kiên cường chống ngoại xâm và giai cấpthống trị, vươn lên làm chủ cuộc đời Trên mảnh đất kiên cường, bất khuất này,mỗi một hòn núi, khúc sông, đoạn đường, một thôn xóm không những thấm đẫm
mồ hôi, nước mắt trong việc chế ngự thiên nhiên mà còn thắm máu trong sựnghiệp bảo vệ độc lập của Tổ quốc
Trong lịch sử đánh giặc của tổ tiên ta, cùng với Nghệ an, Hà Tĩnh, DiễnChâu từng được xem là "phên dậu" của nước nhà, là đất "trọng tấn", "thắng địa",
"đứng chân" của nhiều đời Do địa thế núi sông, biển có phần hiểm trở "Khithắng có thể đánh ra, khi yếu có thể giữ vững", do tính chất quật khởi "Khi xôngpha trận mạc thì dũng cảm bất khuất, khi chịu đựng gian khổ thì gan góc lầm lì,
Trang 11khi đi theo việc nghĩa thì son sắt thủy chung" nên Diễn Châu có lúc trở thànhtrung tâm của các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm, có lúc trở thành nơi gửigắm mọi niềm tin của bộ phận lãnh đạo trong những giây phút hiểm nghèo nhấttrong lịch sử nước nhà Trên đất Diễn Châu còn lưu lại gần 90 di tích lịch sửlàm rạng rỡ truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm.
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DI TÍCH ĐỀN CUÔNG
1.2.1 Sự hình thành di tích đền Cuông
Truyền thuyết về sự ra đời của đền Cuông có nhiều tài liệu nói khác nhaunhưng về cơ bản những chi tiết lớn thì giống nhau Năm 257 TCN, Thục Phánlên ngôi vua, đổi tên nước là Âu Lạc và xưng là An Dương Vương, đóng đô ở
Cổ Loa Sau chiến thắng quân Tần xâm lược An Dương Vương xây thành CổLoa Tương truyền khi vua xây thành xây mãi thành vẫn đổ, sau này nhờ thầnKim Quy giúp mới xây xong thành Sau đó thần Kim Quy còn cho vua một cáimóng của mình và tướng Cao Lỗ đã làm ra nỏ thần từ móng rùa ấy Nỏ thần bắntrăm phát trăm trúng, một phát lại chết hàng loạt quân địch Cuối đời Tần, Triệu
Đà chiếm cứ một số nơi thuộc Quảng Tây, lập nước Nam Việt Triệu Đà mấylần đem quân sang xâm lược Âu Lạc nhưng vì Âu Lạc có nỏ thần nên đều bị thấtbại Triệu Đà thấy thế bèn lập kế cầu hòa và còn xin vua An Dương Vương gảcon gái là Mỵ Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy Vua An Dương đãđồng ý và cho Trọng Thủy ở rể theo phong tục thời ấy Trong thời gian ở rể,Trọng Thủy đã xúi giục Mỵ Châu cho y xem nỏ thần Mỵ Châu vì ngây thơ nênlấy nỏ thần cho y xem Một hôm, Trọng Thủy chuốc cho cha con An DươngVương say rồi đổi móng rùa làm cho nỏ thần không còn linh nghiệm nữa Sau
đó giả vờ lấy cớ về thăm cha, Trọng Thủy trở về Nam Việt mang vuốt nỏ thầncho Triệu Đà Trước khi đi, Trọng Thủy hỏi Mỵ Châu nếu hai nước lỡ xảy rachiến tranh, Mỵ Châu lưu lạc thì làm sao y tìm được nàng Mỵ Châu liền nghĩ
Trang 12đó mà dò tìm Sau đó, Triệu Đà tức tốc mang quân sang đánh Âu Lạc AnDương Vương đang đánh cờ, nghe quân lính báo quân Triệu sang nhưng tưởngrằng nỏ thần còn linh nghiệm nên không hề lo lắng Khi quân Triệu vào đếnchân thành vua mới mang nỏ thần ra bắn nhưng nỏ thần mất móng rùa nênkhông còn linh nghiệm nữa.Vua bèn đặt Mỵ Châu lên lưng ngựa rồi nhằmhướng Nam chạy thoát thân Nhưng vua chạy đến đâu quân Triệu Đà cứ theodấu lông ngỗng mà theo đến đó Đến núi Hạc thuộc địa phận Dạ Sơn, tổng Cao
Xá, phủ Diễn Châu thấy trước mặt chỉ có núi và biển, không còn đường thoátthân vua bèn hướng xuống biển cầu cứu thần Kim Quy Thần Kim Quy hiện lên
và nói với vua rằng kẻ thù ở ngay sau lưng vua, kẻ thù chính là Mỵ Châu Nghexong lời phán quyết của thần Kim Quy, Mỵ Châu đã quỳ sụp xuống mà thềrằng, nếu nàng vì lòng phản bội mà hại cha thì khi chết sẽ hóa thành cát bụi,nhưng nếu nàng vì lòng tin mà bị lừa, bị lợi dụng thì khi chết nàng sẽ trở thànhngọc quý để rửa mối nhục thù An Dương Vương cho Mỵ Châu nói hết lời thềliền rút gươm ra chém nàng Mỵ Châu chết, còn An Dương Vương cầm sừng têbảy tấc theo thần Kim Quy xuống biển Sau khi Mỵ Châu chết, máu của nàngđược những con trai hớp được biến thành ngọc trai trong lòng trai.Còn TrọngThủy khi đến nơi thấy Mỵ Châu đã chết đau lòng khôn xiết, sau này đã nhảyxuống giếng nơi Mỵ Châu thường đến tắm mà chết Giếng đó ngày nay được gọi
là giếng Ngọc và tương truyền ngọc ở biển Đông mang về rửa ở giếng Ngọc thìsáng lạ lùng Sau cái chết của vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu,đền Cuông được nhân dân Diễn Châu dựng nên để thờ phụng và tỏ lòng biết ơnvới công lao của vua với đất nước
Theo truyền thuyết ấy thì đền Cuông ra đời là để nhân dân thờ phụng vua
An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu.Nhưng thời điểm ngôi đền ra đời thìhiện nay đang có nhiều nguồn tài liệu nói khác nhau và chưa ai có thể khẳngđịnh chắc chắn được.Theo các cụ già thì đầu tiên vua An Dương Vương được
Trang 13thờ trong một miếu nhỏ ở Cửa Hiền.Cửa Hiền là một bãi biển đẹp, nằm cách ditích đền Cuông bây giờ khoảng 3km về phía Đông Tương truyền đây chính lànơi vua An Dương Vương theo thần Kim Quy cầm sừng tê bảy tấc đi xuốngbiển nên nhân dân lập miếu thờ Nhưng từ khi vua mất thì đêm đêm trên núi lạitỏa sáng Nhân dân cho rằng vua hiển linh về nên đổi tên núi thành Mộ Dạ cónghĩa là ánh sáng trong đêm và lập đền thờ, rước linh vị ngài về thờ cúng Nhưvậy, những cứ liệu dân gian đó cũng không cung cấp cho ta một mốc thời gianchính xác thời điểm ngôi đền ra đời Theo cứ liệu văn học trong bài thơ “Bạngcấp sa” của Hoàng Giáp Bùi Huy Bích thời Lê - Trịnh để lại có nhắc đến đềnCuông thì chắc chắn đến thời này đền đã tồn tại Như vậy, không ai biết chắcchắn thời gian ngôi đền ra đời chỉ biết ngôi đền có từ rất xa xưa, trước thời Lê –Trịnh tức là trước thế kỷ XVII.Nhưng nhân dân Diễn Châu không bận tâm nhiều
về vấn đề này.Họ chỉ cần biết cha ông dựng ngôi đền này để thờ phụng và họtiếp tục phát triển nó.Vì vậy, ngôi đền cứ thế trường tồn qua bao năm tháng, bao
sự đổi thay và nhiều lần được tu bổ, hoàn thiện để có được như ngày nay
1.2.2 Lịch sử nhân vật được phụng thờ
Trên đất nước Việt Nam - đất nước mà ở đó, mỗi tên núi, tên sông, tênđồng, tên bãi đều mang chở một mảnh linh hồn của nhân dân, đều trở nên linhthiêng bằng những mẩu truyện dân gian sống trong niềm tin tuyệt đối của nhândân thì đâu đâu cũng phủ che cái không khí huyền ảo của truyền thuyết Ởnhững vùng đất ghi dấu ấn của những tên tuổi lịch sử thì chất truyền thuyết càngtrở nên đậm đặc Diễn Châu (Nghệ An) là một vùng đất như thế, với vô số cáctruyền thuyết về An Dương Vương
Trong truyền thuyết dân gian, tảng đá gạo là một chứng tích của nhữngngày An Dương Vương thất trận chạy về xứ Nghệ Phía đông núi Mộ Dạ, cómột tảng đá tròn với những màu sắc rất kỳ lạ Tảng đá lổm nhổm những hạt màu
Trang 14tảng đá gạo.Bằng niềm tin mãnh liệt vào câu chuyện Thục Phán An DươngVương từng lưu bóng trên mảnh đất quê hương mình, người dân Diễn Châu chorằng, tảng đá gạo là vết dấu của số gạo nuôi quân của An Dương Vương Ngườidân còn lưu truyền một câu chuyện chứa đầy sự hoang đường về tảng đá này.Tương truyền, ngày xưa khi Thục An Dương Vương thất trận chạy đến đất DiễnChâu thì hết lương thực Vua ngẩng mặt chắp tay vái trời cầu xin giúp đỡ Bỗngnhiên, gió nổi lên Từ trong gió, những hạt gạo bay ra tua tủa Vua sai quân línhthu nhặt chất thành đống rồi chia đều cho họ Khi biết đã đến bước đường cùng,nhà vua cho quân lính đưa số gạo được chia về quê làm ăn, không phải theo bảo
vệ vua nữa Số gạo còn sót lại về sau đã đông thành đá, trở thành tảng đá gạo
Thục Phán An Dương Vương kết thúc sự nghiệp hào hùng của ông trênmảnh đất này, nhưng hào quang về sự nghiệp ấy, về con người ấy và ngay cả dưchấn của nỗi uất hận ngàn thu về sự cả tin để “Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nênnỗi cơ đồ đắm biển sâu” vẫn còn vang động mãi muôn đời sau Diễn Châu(Nghệ An) có thể coi là trung tâm phát xạ ra những dư chấn ấy đớn đau ấy,những hào quang kỳ diệu ấy của cuộc đời bi kịch một đấng quân vương.Núi ĐầuCân là một ngọn núi thuộc làng La Nham, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc (giápvới huyện Diễn Châu), tỉnh Nghệ An ngày nay Dân gian tương truyền rằng, tênnúi Đầu Cân khởi phát từ một truyền thuyết có liên quan tới sự ra đi đầy bí ẩncủa An Dương Vương nơi cửa biển vùng Diễn Châu, Nghi Lộc Nhân dân nơiđây kể rằng: vị vua này cùng công chúa Mị Châu mải miết phóng ngựa thậtnhanh qua xứ Thanh đi về phía đất Nghệ Một cơn gió ngược chiều thổi mạnh đãlàm rơi chiếc mũ của bậc đế vương Công chúa Mị Châu bèn lấy khăn của mìnhtrùm lên đầu cho phụ vương Ngựa dừng chân ở đỉnh một quả đồi thấp và dàinối liền hai dãy núi: dãy Đại Hải và dãy Đại Vạc Hai dãy núi này tạo thành một
eo biển Tưởng đây là đất dừng chân, nào ngờ, tiếng vó ngựa quân Triệu Đà đãthấy dồn dập phía sau lưng.Bỗng nhiên, An Dương Vương thấy từ phía chân núi
Trang 15có một cụ già đi tới Vua than thở: "Sao ta chạy đến đâu giặc cũng dò đượcđường đuổi theo ta?" Cụ già đáp: "Thưa bệ hạ, vì giặc ở ngay sau lưng ngựa bệ
hạ đó thôi!".An Dương Vương rút kiếm, ngoảnh đầu nhìn Mị Châu Mặc nàngkhóc lóc, thề nguyền, ông chém đầu Mị Châu rồi men theo chân dãy Đại Hải,đến một quả núi cuối cùng thì thấy ba mặt đều là biển cả mênh mông, sóng cồn
dữ dội Gió từ ngoài khơi thổi vào hất tung chiếc khăn trên đầu Thục Phán AnDương Vương và trùm lên đỉnh ngọn núi An Dương Vương cùng đường, ngửamặt lên trời mà than: "Cơ đồ của ta đến đây là hết!".Nói đoạn, nhà vua gieomình xuống biển.Về sau, quả núi đó được nhân dân đặt tên là núi Đầu Cân(nghĩa là cái khăn bịt đầu) Dân làng cũng lập một miếu nhỏ thờ Thục AnDương Vương dưới chân núi
Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước
- nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đườngcùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển.Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đườngcùng đã tuẫn tiết ở đây Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An DươngVương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áobào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đóbiến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn…châu tuần quanh núi Mộ Dạ Không những thế, Ngài còn dẫm mạnh chân xuốngmột tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tựvẫn Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đibiển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồiđánh cờ trên đó Một số sách sử Nghệ An chép rằng: Sau khi cùng Mỵ Châu lênngựa phóng về phương Nam, tới nơi bờ biển chắn ngang, đường bị cắt đứt, đògiang không thấy bóng người, An Dương Vương kêu lên rằng: “Trời đã bỏ ta,
Trang 16lên và nói: “Bệ hạ đang mang theo kẻ thù trên lưng ngựa Cớ sao còn để làmgì?” Thục An Dương Vương rút kiếm định chém đầu Mỵ Châu, thì nàng khẩnkhoản lạy thưa: “Nếu vì lòng phản bội mà hại phụ vương thì sau khi chết con sẽtrở thành cát bụi Nhưng có hiếu nghĩa mà chết oan, thì con sẽ trở thành ngọcquý…”.Vừa dứt lời, An Dương Vương chém Mỵ Châu.Nàng nằm sóng soài trêncát trắng, máu nàng chảy xuống biển, những con trai hớp được, cô lại trong lòngthành ngọc quý lấp lánh kỳ diệu.Những sự kiện trên diễn ra ở núi Mộ Dạ, tốngCao Xá, phủ Diễn Châu.
Mất cảnh giác để mất nước là một tội lớn, song trước đó công của Thục
An Dương Vương cũng rất nhiều.Thục An Dương Vương đã mở rộng thêm bờcõi, nêu cao ý chí độc lập, anh hùng khí phách, tài thao lược đánh bại quân Tầnxâm lược nên vẫn được tôn kính Qua truyền thuyết và hoài thoại, dân giankhông để ông chết như những cái chết bình thường Cái chết của một ông vuaanh hùng-Thục An Dương Vương cầm ngọc tê, rùa Kim Quy rẽ nước cho ôngxuống biển… Cái sai lầm lớn của Thục An Dương Vương cũng được che bởimột màn chuyện tình hay-mối tình Mỵ Châu-Trọng Thủy… “Nghĩa cha sâu lạinặng tình chồng Giải nỗi kỳ oan mãi chưa thông…”
1.2.3 Đền Cuông qua các thời kì lịch sử
Thưở đầu, Thục An Dương Vương được thờ trong một miếu nhỏ ở CửaHiền, một cửa biển đẹp, nằm cách đền Cuông 3km về phía Đông, thuộc địa phận
xã Diễn Trung, Diễn Châu ngày nay Theo truyền thuyết, lúc cùng đường, AnDương Vương đã tự vẫn tại Cửa Hiền.Thương tiếc ông, nhân dân đã lập miếuthờ, nhưng đến nay miếu không còn nữa.Sau đó, nhân dân trong vùng đã lập đềnthờ ở lưng chừng núi Dạ Sơn và rước bài vị từ miếu về đây phụng thờ ĐềnCuông thời đầu trong kí ức của nhân dân là một ngôi đền được xây cất khá đơn
giản Phạm Đình Hổ trong “Vũ Trung tùy bút” đã ghi nhận điều đó:“Nhân việc
nhà, tôi đi qua đền Cuông, đứng trên đầu hạc nhìn xuống biển, đền Thục An
Trang 17Dương Vương nằm sát chân núi, nhìn Tây thấy cổ hạc xanh rì, đàn công múa rấtđẹp, qua trung điện xuống hạ điện mái lợp tranh, qua ba cấp là xuống núi”
Sau đó, theo các cụ cao tuổi trong vùng cho biết, vào đời vua Gia Long,lúc mới lên ngôi (1802), đã cho tu sửa đền, tu sửa ra sao không tài liệu nào ghichép Năm Giáp Tý, niên hiệu Tự Đức (1864), đền Cuông được trùng tu lại và lễhội đền Cuông được phong làm quốc tế, hiện còn chữ khắc ở ván ấm nhà hạđiện Sau lần tu bổ đó, kiến trúc đền về cơ bản giống như ngày hôm nay
Tất cả chi phí cho công việc trùng tu đền Cuông đều do một nguồn tiền,tiền quyên góp trong hành tỉnh Lễ khánh thành trùng tu đền Cuông, nhà vua banthưởng một đồng tiền vàng mang niên hiệu Tự Đức để làm bảo vật của đền (nay
đã mất) Cũng qua lời kể của các cụ, đến đời vua Thành Thái (vua thứ mười củatriều Nguyễn), nhà thượng điện được xây dựng cho xứng đáng nơi thờ phụngcủa vị vua chủ.Niên hiệu Khải Định năm 1916, đền Cuông lại tu sửa phần nềbên ngoài, phần tô vẽ bên trong sơn thuốc đã phai nhạt.Năm 1947, xã QuangTrung di chuyển hai dãy nhà lim lợp ngói mỗi dãy có năm gian ở trước tam quan
ra khỏi khuôn viên của đền.Vị trí hai dãy nhà này vốn đối nhau qua sân điện (lànơi tạm nghỉ của nhân dân trong các kỳ tế lễ).Trải qua hai cuộc chiến tranhchống Pháp và chống Mỹ, đền bị hư hại khá nhiều, miếu thờ Mỵ Châu và tườngcủa đền bị bom phá tan Năm 1956, ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An cho xâythêm hai nhà tả vu và hữu vu ở vị trí như ngày nay, đồng thời cho sửa chữa hệthống cửa, ván nhà trung điện.Năm 1963, Bộ văn hóa đã cấp kinh phí tu sửađược hệ thống cổng ngoài, xây thêm tác môn, di chuyển nhà bia và bia đá (vị trísát tường rào phía bắc).Tháng 10/1971, Ty văn hóa Nghệ An cho tu sửa và đảongói hạ điện, trung điện và thượng điện.Năm 1972, Ty văn hóa NghệAn cho đảongói nhà tả vu và hữu vu.Năm 1975, Ty văn hóa Nghệ An đã tổ chức trùng tu lạiđền Cuông với các phần việc chủ yếu là: trùng tu nhà thượng điện, hạ điện,
Trang 18giắc, tường bao quanh khuôn viên, trụ cổng, nhà voi và nhà ngựa.Năm 1979, Tyvăn hóa thông tin Nghệ Tĩnh cho đảo ngói nhà hạ điện, tả vu và hữu vu, sửasang thượng điện.Năm 1989 đến năm 1990, bảo tàng Nghệ Tĩnh cho đóng lạimột số cửa ván, đảo ngói nhà trung điện và thượng điện.Năm 1993, bảo tàngNghệ An phối hợp với trung tâm văn hóa thông tin huyện Diễn Châu, Ủy bannhân dân xã Diễn An đã tiến hành: Đảo ngói nhà hạ điện, trung điện, thượngđiện, tả vu và hữu vu; sửa chữa trần nhà trung điện và thay cửa nách bên trái;đào thêm một giếng nước; tô lại các câu đối; đắp vá lại tượng voi; sắm mới mộthương án, hạc gỗ, giường, bàn, ghế.Ngày 16 tháng 12 năm 1996, Ủy ban nhândân tỉnh Nghệ An có quyết định số 4570/QĐ-UB phê duyệt dự án đầu tư, tôn tạo
và nâng cấp khu di tích đền Cuông Dự án này được tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESSCO tài trợ 10.000USD,bộ văn hóa thôngtin hỗ trợ 200.000.000 để tu sửa di tích và phục hồi lễ hội đền Cuông.Ngày 5tháng 3 năm 1999, ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có quyết định số 788/QĐ-UBKH và quyết định số 793/QĐ - UB về phê duyệt quy hoạch chi tiết khu dulịch lịch sử văn hóa Đền Cuông - Cửa Hiền và quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội vùng cầu Cấm - đền Cuông thời kỳ 1996-2010 do trung tâmkhoa học công nghệ và kiến trúc Hà Nội - hội kiến trúc sư Việt Nam lập.Ngày
19 tháng 11 năm 2003 Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có công văn số 5070/CV– UBVX của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Văn hóa thông tin về chủ trương lập
dự án bảo tồn, tôn tạo di tích đền Cuông Ngày 27 tháng 2 năm 2004, Bộ vănhóa thông tin có công văn số 576/CV-BHTT-KHTC gửi Ủy ban nhân dân tỉnhNghệ An về việc thỏa thuận chủ trương lập dự án bảo tồn, tôn tạo di tích đềnCuông Sau khi có chủ trương của bộ văn hóa thông tin, ủy ban nhân dân tỉnhNghệ An, sở văn hóa thông thông tin tỉnh Nghệ An chọn công ty mỹ thuật Trungương lập dự án khả thi bảo tồn, tôn tạo di tích đền Cuông Năm 2006, dự án đãđược khởi công và hoàn thành với các hạng mục chính là: bảo tồn, tôn tạo, nângcấp đền Cuông; xây dựng nhà làm việc của ban quản lý di tích và nhà lưu niệm;
Trang 19xây dựng hệ thống bãi đậu xe; nâng cấp, mở rộng sân lễ hội Tháng 1 năm 2009,
ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã cho thay mới toàn bộ nội thất ở trong đền đã
bị hư hỏng, đặt bàn thờ Phật vào gian tả vu và chuyển bàn thờ công chúa MỵChâu từ tả vu sang hữu vu Kiệu của vua An Dương Vương cũng được chuyển
từ hữu vu sang tả vu còn kiệu công chúa vẫn ở để hữu vu, ở phía bên trái bànthờ công chúa
Trang 20CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT
VÀ LỄ HỘI ĐỀN CUÔNG
2.1 KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT ĐỀN CUÔNG
2.1.1 Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng của di tích
2.1.1.1 Không gian cảnh quan
Đền Cuông là một ngôi đền nguy nga ở lung chừng núi Mộ Dạ, kề đườngquốc lộ 1.Một công trình kiến trúc cổ ở giữa một khung cảnh thiên nhiên tuyệtđẹp.Rừng cây bốn mùa xanh tươi, chim muông muôn thứ, đặc biệt là chim Côngvới bộ long lộng lẫy.Mộ Dạ là một ngọn núi của dãy Đại Hải, sau núi là biển cảmênh mông ngày đêm sóng vỗ rì rào Và cứ mỗi ban mai, vẫng dương từ biểnbiếc nhô lên phủ cho cảnh vật một hào quang rực rỡ Địa thế đền Cuông rất đẹp,mang dáng một con phượng ngâm thư – phụng hàm thư Đền Cuông được xếptrong tám cảnh đẹp của đất Đông Thành
Thông thường, trong kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng cũng như kiến trúc dândụng, việc lựa chọn vị trí cho phù hợp với môi trường của mỗi loại hình kiếntrúc đều cực kỳ quan trọng.Chính vì vậy trước khi khởi dựng một công trìnhkiến trúc nào đó, cha ông ta đã chú ý rất nhiều đến việc lựa chọn vị trí sao chophù hợp với chức năng sử dụng và đảm bảo về mặt thẩm mĩ của công trình.Chiphối các công trình đó là thuật phong thủy Do vây, nơi dựng đền, chùa, miếutrước hết phải là nơi “địa linh” Theo quan niệm của người xưa, “địa linh” phải
là vùng đất cao ráo, sáng sủa, đẹp đẽ… Ở đây sức sống dồi dào, con người cảmthấy sảng khoái yên ổn, đó là chỗ hút được sinh lực của tầng trên
Theo thuyết phong thủy, đền Cuông được xây dựng ở một nơi địa linh, đó
là một gò đất cao ráo, thông thoáng, giàu chất sử thi.Thế đất ở đây cũng được
Trang 21người xưa lựa chọn kĩ càng.Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thôngbạt ngàn.Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ Ở phía Bắcchân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước - nơi có ngôi mộcông chúa Mỵ Châu Từ đền Cuông nhìn về hướng Tây là núi Mụa có dáng voiphục, đăm đắm chầu về đền.Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ củavua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây Bên phải núi Mụa là núiBạc có dáng hình con Kim Qui (rùa vàng) đang nằm im, mơ màng nhìn về đềnCuông như nhớ về một thời oanh liệt của quá khứ Xa hơn núi Mụa là làng NhoLâm, nơi có lò rèn nổi tiếng của Lư Cao Sơn - một tướng lĩnh của Thục Phán AnDương Vương Dưới chân núi Mộ Dạ, nằm ở hướng Tây, có dòng kinh lịch sử
do vua Lê Đại Hành đào, ngày nay cũng đã gần hơn ngàn năm
Bên cạnh việc lựa chọn thế đất, hướng của di tích cũng là vấn đề màngười xưa quan tâm Với người Việt, hướng chủ đạo của di tích là hướng Nam,
vì hướng Nam là hướng ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè Người Việt
có câu: “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam” là vì vậy Trong kinh nhà Phậtcoi hướng nam là hướng “bát nhã”, hướng của sự giác ngộ, của sự thánh thiện,của bậc đế vương.“Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (Thánh nhân quaymặt hướng Nam mà nghe lời bày tỏ của thiên hạ) Hướng Tây là hướng của kiếpđời đã qua, hướng mặt trời lặn, hướng của miền hư vô, của cõi niết bàn, vì thế,hướng Tây cũng được sử dụng cho các di tích Hướng Đông là hướng của thánhthần vì hướng Đông là hướng mặt trời mọc, hướng khởi nguyên.Với quan niệmtránh đối mặt với thánh thần, trước thánh thần phải cúi đầu vì vậy di tích quayhướng Đông rất ít.Riêng hướng Bắc là hướng của giá buốt, hướng của sự xâmthực, hướng thường có mây đen, gió tuyết và xuất hiện ác thần.Vì vậy hướngnày rất ít được sử dụng trong di tích của người Việt Đề Cuông được xây dựngtheo hướng Tây-hướng của miền hư vô, cực lạc
Trang 22Trong không gian kiến trúc cùng với thế đất và các vấn đề liên quan khác,người Việt còn quan tâm đến cây cỏ Trải qua thời gian, thiên nhiên khắc nghiệt,chiến tranh binh lửa, đền Cuông nay vẫn còn nhiều cây cổ thụ cùng với một sốcây truyền thống trong quan niệm của người Việt như: cây đại, cây cau, cây hoangâu… Cây đại từ xưa được coi là thứ cây thiên mệnh với những cành vào mùalạnh không có lá, vươn lên tầng cao được coi là hút sinh lực của bầu trời đểtruyền xuống làm cho cuộc sống của muôn loài sinh sôi, phát triển.Bởi vậy nóthường xuyên xuất hiện trong các di tích gắn với tôn giáo tín ngưỡng.Ở đềnCuông, đại được trồng trong chậu, xếp thành dãy trước nhà Tiền tế, Tả vu, Hữu
vu Chạy dọc hai bên tường sát nhà bia là hàng cau Cau chính là gạch nối giữatrời và đất, nối giữa thế giới tâm linh và cõi trần gian, đồng thời cau còn biểuhiện cho tâm không của người tu hành Ngoài ra, đền còn trồng nhiều thứ câycảnh, cây thế vừa làm tăng them vẻ đẹp cho di tích, vừa làm tăng màu sắc linhthiêng, thanh thoát
2.1.1.2 Bố cục mặt bằng
Trong kiến trúc truyền thống, đền bao giờ cũng được xây dựng theo mộtbình đồ nhất định như: chữ Nhất ( ), chữ Nhị ( ), chữ Tam ( ), chữ Công (I),nội công ngoại quốc hình chuôi vồ hay chữ Đinh (J) Nhìn về tổng thể kiến trúcĐền Cuông được xây dựng theo kiểu chữ Tam ( ) Khi đến với di tích, côngtrình ta bắt gặp đầu tiên là Nghi môn với kiến trúc kiểu Tam quan: một cửachính và hai cửa phụ Cổng Tam quan cổ kính, trên có ba lầu, lầu giữa cao hơnmột bậc, rêu phong phủ một lớp áo thời gian dày.Trải qua hàng nghìn năm, tamquan hiện nay đã chằng chịt rễ cây si leo bám, càng tạo nên nét cổ kính cho ngôiđền Qua cổng tam quan vào sân thượng là hai bên Tả vu và Hữu vu, bái đường
ở giữa một ngôi nhà ba gian đồ sộ, bốn góc mái đầu rồng nghển lên trời Trungđiện bề thế - một ngôi nhà trùng diêm tám mái, kề sát với bái đường Tòa trungđiện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái,
Trang 23đầu đao cong vút Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưngkhông thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹpnhẹ nhàng, thanh thoát Sau tả vu có một hệ thống giếng cho nhân dân rửa lễ vật
và bày biện lên bàn thờ, bên cạnh đó là hệ thống thang dẫn đến đường mòn lênnúi Mộ Dạ Sau nhà tả vu và hữu vu đều có một nhà hỏa thiêu đồ mã Cách đềnCuông khoảng dăm chục mét, dưới chân núi Mộ Dạ có một cái miếu nhỏ Đó làmiếu thờ công chúa Mị Châu.Miếu đó trong kháng chiến đã bị bom giặc đánhtan
2.1.2 Kết cấu và trang trí kiến trúc
“Vạn cổ anh linh khai cố quốc Cửu trùng cung điện đối Cao Sơn”
Dịch là: Ngàn năm trước đấng anh linh mở bờ cõi
Chín tầng cung điện đối Cao Sơn
Và “Côn Lôn địa nhân đạo tư long vạn cổ dân từ âu ca lạc lợi
Mộ Dạ sơn địa truyền vũ phượng ức niên đế thống kỉ niệm tôn sùng”
Dịch là: Thành Côn Lôn mang dáng rồng nằm muôn đời dân thờ khang
thịnh
Núi Mộ Dạ đất truyền phượng múa ngàn năm con cháu tôn sùng.
Trang 24Từ nghi môn ngoại qua một sân nhỏ, theo 27 bậc lên nghi môn nội vớikiến trúc kiểu tam quan: một cửa chính và hai cửa phụ Đứng dưới nhìn lên,cổng tam quan cao vời vợi Cổng tam quan cổ kính, trên có ba lầu, lầu giữa caohơn một bậc, rêu phong phủ một lớp áo thời gian dày, những cây si nảy mầm từcác kẽ nẻ bám rễ leo lên đến tận lầu thượng làm tăng thêm vẻ cổ kính Cửa
chính ở giữa chỉ mở khi có đại lễ, ở trên có bốn chữ đại tự: “Quốc Tế Thượng
Từ”(Đền nhà nước chủ tế hạng nhất) Câu đối hai bên cửa:
“Linh truyền địa thắng, sơn lưu văn hóa, hải văn tê Phận định thiên thư, Bắc hữu cổ thành, Nam hữu miếu”
sự khẳng định vị trí của mảnh đất thiêng.Nghi môn với một cửa chính và hai cửaphụ được hiểu như tam sơn.Tam sơn có nghĩa là “núi ba đỉnh” gắn với ý nghĩarất thiêng liêng – gạch nối giữa trời và đất Nói đến tam sơn ta hiểu ngay là nóchịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa Nhưng dù sao ý nghĩa cuối cùng của nó
Trang 25vẫn là nơi thu hút sinh lực của tầng trời truyền cho lòng đất, là gạch nối để Trờicha và Đất mẹ giao hòa cho muôn loài phát sinh phát triển Nghi môn với sựhiện diện của nó trong di tích còn mang ý nghĩa giống như một bức bình phong
để chắn luồng gió độc từ ngoài thổi vào đền tạo sự tinh khiết thiêng liêng cho ditích phía bên trong
2.1.2.2 Tòa tiền tế
Tiền tế là một ngôi nhà ba gian đồ sộ, bốn góc mái đầu rồng nghểnh lêntrời, đại bờ, đường giải đều đắp trang trí rồng phượng.Tiền tế mặt tiền để ngỏ,nhà toàn gỗ lim chạm trổ tinh xảo, cột nào cũng có câu đối khắc vào gỗ sơn sonthếp vàng Ở trước nhà tiền tế có chiếc lư đồng luôn luôn nghi ngút khói Giannào trên xà cũng có hoành phi Hoành phi giữa niên hiêu Tự Đức – Tân Hợi
(1851) có bốn chữ đại tự: Viêm Phương triệu tích (Phương Nam dựng sự tích).
Gian giữa tận cùng đặt một hương án to cao, hai hạc gỗ cao quá đầu người đứngtrên lưng rùa đá chầu hai bên Trước thềm, một dãy chậu cảnh bằng đá, chậu nàocũng có khắc tên người cúng tặng.Cây cảnh được chăm bón tốt, hoa lá xanhtươi.Có một điều khác lạ là hương án ở tiền tế đặt trên ván Nếu lật ván lên sẽthấy ở dưới là một cái hố chữ nhật sâu gần hai mét và gọi là giếng Ngọc Tươngtruyền rằng ngày xưa đây là một cái giếng tự nhiên rất sâu thông ra mãi ngoàibiển, nhưng nước ngọt trong veo Về sau dựng nhà tiền tế, đầu thần khất âmdương xin lấp nhưng vẫn còn giữ lại vết tích cũ
Tiền tế có mặt bằng nội thất sáu hàng chân cột gỗ đỡ mái Cột được làmbằng các thân gỗ lớn kiểu “thượng thu hạ thách”, cột cái có đường kính 30cm,cột quân có đường kính 25cm
Liên kết các cột tạo nên bộ khung của kiến trúc là hệ thống các xà
Hệ thống xà dọc: gồm hai xà thượng nối từ trụ trốn của gian chái này ănmộng qua các cột cái đến trụ trốn của gian chái kia Xà thượng có tác dụng cố
Trang 26xà hạ ăn mộng vào cột quân ở vị trí phía dưới của xà trung Giữa xà trung và xà
hạ là một ván đố để mộc không trang trí
Hệ thống xà ngang: gồm hai xà ngang và hai xà đai Hai xà ngang có tácdụng nối hai cột cái ngoài cùng của hai gian sát chái, xà đai nối hai cột quân ởđầu hồi
Một cấu kiện nữa làm nên kết cấu kiến trúc là bộ vì.Bộ vì là yếu tố cơ bảnliên kết các cấu kiện, nó vừa có tác dụng chịu lực, vừa nâng đỡ mái, vừa là đơn
vị cấu thành tổ chức không gian của công trình.Bộ vì ở nhà Tiền tế có kết cấu đadạng.Vì nóc ở các gian đều có kết cấu chồng rường, đỡ mái hiên là hệ thống bẩyhiên Các bẫy hiên này vẫn theo đồ án trang trí cũ với vân mây, rồng, hoa lá, đaomác Rồng có lúc chỉ xuất hiện đầu, có lúc lại thể hiện đuôi Đây là cách trangtrí đầy sáng tạo của người xưa Một chi tiết gắn với vì nóc rất được quan tâmtrang trí đó là các đầu dư đỡ câu đầu.Hai đôi đầu dư của hai bộ vì gian giữađược tạo tác thành hai đầu rồng bằng kĩ thuật chạm lộng.Hai đầu rồng này chầuvào nhau, được chạm đặc biệt tỉ mỉ tinh tế, nó thể hiện được tài năng, trí tuệ củangười nghệ sĩ dân gian.Rồng có mắt to, mũi hếch, râu dài xoắn Các đầu dư cònlại cũng được chạm nổi hình rồng đầu nổi rõ, thân uốn lượn, trán dô, vẩy nổi,râu dài, chân đỡ các vân mây, đao mác Rồng ở đây không xuất hiện phần đuôi,mặt quay hình ngang chứ không chầu vào như rồng ở đầu dư gian giữa Sự biếnhóa trong trang trí kiến trúc khiến cho các mảng chạm khắc không đơn điệu,nhàm chán, mà đem lại giá trị thẩm mĩ cao cho kiến trúc
2.1.2.3 Trung tế
Một đơn nguyên kiến trúc nữa ta phải đề cập đến trong tổng thể di tích làtòa trung tế Trung tế bề thế, một ngôi nhà trùng diêm tám mái, kề sát với tiền tế,cửa sơn đỏ luôn luôn đóng kín, từ đường hàng ngày vào thắp hương phải quacửa nách.Trung tế cũng toàn bằng gỗ lim, rồng phượng chạm nổi tinh xảo, cột
vẽ rồng và cột nào cũng có câu đối Mặt hậu trung điện có hai cửa nách ra sânthượng tới thượng điện – nơi thờ thần Thục An Dương Vương
Trang 27Bàn thờ kê ở giữa rất cao, trước có hương án Đây là nơi thờ tướng quân Cao
Lỗ, có tượng gỗ để ở trên Gian hai bên cũng bày bàn thờ nhưng có bài vị, nay đãthay thế để hai kiệu rồng.Cờ, biển, gươm, giáo, thương, trượng, bát xà mâu…cắmgiá thành hai dãy dọc ở hai bên.Chiêng trống các loại cũng đều treo giá Trống đạimặt hơn một mét, đường kính sơn đỏ, chỉ được đánh khi có việc hệ trọng
2.1.2.4 Hậu cung
Về góc độ văn hóa tâm linh, hậu cung là nơi thâm nghiêm, tôn kính nhấtcủa di tích.Hậu cung là nơi đặt ngai thờ bài vị của thần Vì là cung cấm nên hậucung chỉ ngày hội mới mở cửa nhưng cũng chỉ có cụ từ và một số người có nhiệm
vụ mới được vào, còn dân làng chỉ dâng lễ và đứng lễ ngoài cửa hậu cung vớilòng thành tâm tôn kính với niềm tin vô tận vào sự chứng giám của thần Hậucung bốn mặt ghép ván, cửa ở mặt tiền có khóa Mặt dưới mái nhà cũng ốp ván,sơn đỏ, vẽ trang trí Long ngai to và cao tận mái nhà, phủ vải điều, bài vị như sau:
“ Đông hải quốc gia thống quản đế vương thái Mộ Dạ tôn chư hiệu thượng thượng thượng đẳng tối linh thánh đế đại vương ngự vị”.Tượng đồng của ngài
để ngay phía trước như một con người thật mặc triều phục, tay đặt đầu gối uyphong lẫm liệt Lại cả cung, kiếm, trống lệnh nữa Hai cọc nến bằng đồng tỏasáng lung linh Đứng trước bàn thời, vén bức trướng gấm thì ai cũng tưởng nhưmình đang đứng trước thần Thục An Dương Vương Khói trầm từ chiếc lư đồng
to nghi ngút tỏa lên, gieo vào lòng người một cảm giác linh thiêng vô hạn Bức
hoành phi treo trên cao có ba chữ đại tự: “Tế như tại” (Tế Thần như còn ở đây)
2.1.3 Hệ thống di vật trong di tích
2.1.3.1 Di vật bằng gỗ
Đền Cuông không chỉ đặc sắc ở nếp nhà, ở nét chạm khắc trên kiến trúc
mà nó còn là một bảo tàng lưu giữ rất nhiều di vật là những tác phẩm nghệ thuậttiêu biểu với những nét tinh tế và kĩ thuật tạo tác đạt đến trình độ tinh xảo.Đối
Trang 28cây cỏ và thảo mộc có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của họ.Thảo mộc
là chất liệu chính để gia công rất nhiều sản phẩm.Ở đền Cuông, ngoài việc sửdụng thảo mộc trong kiến trúc còn một số lượng lớn các di vật cũng dùng thảomộc làm chất liệu Ta có thể kể ra đây một số di vật như: kiệu, long ngai, trống,ống hương cấy nến,hòm công đức, các bức hoành phi, đại tự, câu đối và nhiều divật khác đều là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu mang dấu ấn của thời kỳ đãsản sinh ra chúng Dưới đây, tôi miêu tả một số di vật tiêu biểu trong số các ditích này
Kiệu vua:
Có khích thước chiều dài 4m, ngai kiệu có hình vuông, phần trên gồmlưng ngai và tay ngai, phần dưới là thân ngai.lưng ngai và tay ngai là nhữngmảng trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ với những Hoa văn trang trí chủ đạo là rồng, hoacúc, đao mác, vân mây….Phía trong của lưng và tay ngai cũng được sơn các họatiết hoa văn Các mảng chạm này dày đặc họa tiết, được gọt tỉa rất côngphu.Phần thân ngang được trang trí với hoa văn chủ đạo là văn triện, diềm trên
và dưới đều trang trí mặt hổ phù, hoa văn thực vật, vân mây đao mác uốn lượnchạy theo diềm ngang tạo sự uyển chuyển mềm mại
Kiệu công chúa:
Trang trí phần ngai có sự khác biệt đôi chút: hoa văn chủ đạo là hoa văn
kỷ hà, diềm trên của ngai vẫn đồ án trang trí hổ phù
Đỡ ngai kiệu là hai đòn dọc và đỡ hai đòn dọc là hai đòn ngang, hai đònngang được tì lực lên bốn đòn dọc nhỏ hơn ứng với tám người khiêng kiệu Cácđòn kiệu được tạo tác hình rồng có hai đầu, thân đòn hơi cong có dáng giồngnhư thân rồng, đầu rồng ngẩng cao, miệng ngậm ngọc, vân tóc xoăn, mũi hếchtrông rất dữ tợn… Rồng ở đòn ngang vân tóc không xoắc mà sắc nhọn bay raphía sau.Trên đòn kiệu còn điểm xuyến các mảng trang trí nghê, hổ phù, hoa lá
Trang 29mềm mại rất đẹp khiến cho đòn kiệu không đơn điệu Kiệu được son sơn thếpvàng cộng với những nét tạo tác nếu không nói về ý nghĩa của nó thì riêng hìnhthức cũng đã toát lên vẻ uy nghi, linh thiêng của một di vật gắn với sinh hoạt củathần cả khi còn lẫn khi hóa.
Trong lễ hội đền Cuông không chỉ có kiệu vua, kiệu công chúa mà còn cókiệu tướng Cao Lỗ, nhưng ngày thường kiệu được đặt trong nhà thờ họ Cao
Ngai thờ:
Nói đến các di vật bằng gỗ không thể không đề cập các ngai thờ bàivị.Đây là hệ thống các di vật có ý nghĩa quan trọng và linh thiêng vì vậy nóđược chú ý về mặt hình thức.Đền Cuông có Ba ngai thờ Cả ba ngai thờ này đềugiồng nhau về mặt hình thức, ngai của Thục phán An Dương Vương và côngchúa Mị Châu được đặt ở hậu cung, còn ngai thờ của tướng Cao Lỗ được đặt ởtrung tế Do ngai thờ của Thục phán An Dương Vương và công chúa Mị Châuđược đạt trong hậu cung- cung cấm nến không thể tiếp cận một cách chi tiết nênchỉ giới thiệu về ngai thờ của tướng Cao Lỗ
Phần lưng và tay của ngai thờ được tạo tác rất khéo léo, tay ngai đượclàm theo cung tròn khép vào phía trước, đầu tay ngai tạo tác đầu rồng trong tưthế bay ra và uốn lượn theo tay ngai Mỗi bên tay ngai có 6 con tiện tạo thànhcung tròn, trên các con tiện thể hiện rồng cuốn, rồng được chạm nổi uốn quanhcác con tiện mềm mại, tỉ mỉ, trau chuốt Riêng hai con tiện ngoài cùng không tạotác rồng cuốn mà mà chạm nổi một con rồng chạy từ trên xuống thân mình uốnkhúc
Như vậy hoa văn trang trí trên ngai thờ là rồng với quan niệm của ngườiViệt là đại diện cho sức mạnh, quyền lực, sự linh thiêng cao quý
Bệ được trang trí ba mặt Ở cấp thứ nhất trang trí hình hai con rồng chầu
Trang 30Ở cấp thứ hai diềm trên và diềm dưới được thay đổi bằng họa tiết gọt tỉa giốngcánh sen nhỏ rất tỉ mỉ.Phần cổ diềm nối hai cấp là ba ô hình chữ nhật trong đótrang trí hình tượng rồng Cấp thứ ba có diện tích lớn hơn trang trí mặt hổ phù ởtrung tâm, xung quanh chạm rồng đang chầu vào các bông cúc mãn khai.Ở cấpthứ tư chỉ trang trí phía trước mặt đồ án mặt hổ phù, hai bên không trang trí.
Bên trên ngai thờ có đặt các bài vị của thần Bài vị được chia làm haiphần: phần trên mang biểu tượng hình mặt trời có các đao lửa tỏa xung quanhtrang trí gồm hai vòng lồng nhau Vòng tròn thứ nhất ở giữa để trơn, xung quanhtrang trí hoa văn thực vật xuất hiện một mặt hổ phù ở phía trên Vòng tròn thứhai to phát ra các tia lửa
Phần dưới là thân bài vị chia làm năm ô chữ nhật nhỏ , ô ở giữa có mộtdòng chữ Hán.Hai ô bên sát có chữ Hán trang trí hoa văn hình lá cúc cách điệugiống như đao mác rồng nhưng mềm mại hơn, hai ô ngoài trang trí hai con rồngchạy từ trên xuống.Phần diềm của bài vị được tạo tác hơi cong cũng trang trí haicon rồng nổi.Ngoài cùng là lá cúc cách điệu khắc tỉa vào thớ gỗ.Đế bài vị trangtrí giống ngai thờ
Có thể nói rằng, bộ ngai thờ bài vị ở đền Cuông là những di vật, nhữngtác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh thể hiện được đầy đủ những yếu tố về hình thức
và nội dung nhằm mục đích thờ cúng suy tôn thần.Đây là những di vật quý: từngmảnh chạm tuyệt đẹp, chứng tỏ người xưa phai nhiều sức lực và trí tuệ cho choviệc tạo tác những tác phẩm này mới có được những nét chạm khắc trau chuốt,tinh tế, thể hiện tài năng trí tuệ tâm hồn và óc thẩm mĩ của những nghệ nhân dângian Việt Nam
Về ý nghĩa của bộ ngai thờ chứa bài vị đựng yếu tố linh thiêng là biểutượng cho sự có mặt của thần tại di tích, là nơi ngự của thần, để con cháu hướng
về tưởng nhớ và biết ơn thần đã phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, hạnh phúc
Trang 312.1.2.2 Di vật bằng đồng
Chuông đồng: Quai chuông uốn cong, cao chừng 0.07m làm thành hai
đầu thú có sừng.Trên mặt khắc một bài minh gồm 210 chữ Hán Một ít chữ bị
mờ, hoặc viết theo một bài dạng đặc biệt nhưng nghiên cứu cũng đoán địnhđược
Ngoài di vật bằng đồng thì đền Cuông còn có Tượng đồng Thục Phán AnDương Vương, cặp chân nến bằng đồng nhưng do tượng được đặt ở trong hậucung nên không có thể tiếp cận, mô tả
2.2 LỄ HỘI ĐỀN CUÔNG
Lễ trong lễ hội là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòngtôn kính của dân làng với thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thànhhoàng làng nói riêng Đồng thời, lễ cũng phản ánh những nguyện vọng, ước mơchính đáng của con người trước đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa
có khả năng cải tạo.Hội là những sự vận động hối hả, liên tục từ các trò chơi, tròdiễn đến cả màu sắc, trạng thái, âm thanh Trẩy hội rất vui nhưng cũng rất mệt
đúng như câu nói dân gianv: “vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”.
Lễ hội là những di sản văn hóa tinh thần quý báu do ông cha để lại Dùtrải qua bao thăng trầm thì lễ hội vẫn phát triển Lễ hội là một “ bảo tàng vănhóa” nơi phản ánh tâm thức người Việt Nam, dù là dân tộc nào một cách đặctrưng nhất Lễ hội là nơi bảo lưu nhiều loại hình nghệ thuật của các cộng đồnglàng xã, là dòng sữa mẹ nuôi dưỡng các loại hình nghệ thuật.Với những giá trị tolớn đó của lễ hội thì việc đi sâu tìm hiểu lễ hội có thể tìm hiểu tác động của lễhội đến đời sống của nhân dân cũng như những nhu cầu mà nhân dân muốn thỏamãn thông qua lễ hội
2.2.1 Thời gian, không gian diễn ra lễ hội
Trang 32quốc tế vào 15 tháng 2 âm lịch chứ không tổ chức lễ hội như ở Cổ Loa Lí do tạisao lại lấy ngày 15 tháng 2 âm lịch làm ngày đại tế thì hiện nay không có ai biếtnữa cả Những vị cao tuổi nhất, phục vụ trong đền lâu nhất cũng không biết và
sử sách cũng không ghi lại Ngày 15 tháng 2 âm lịch đến nay chưa xác địnhđược là có gắn với sự kiện quan trọng nào trong cuộc đời vua An Dương Vươnghay công chúa Mỵ Châu cả Lễ tế chỉ có những vị hưu quan văn võ trong tổngCao Xá, các kỳ lão trên 80 tuổi trở lên tham gia và trong buổi lễ các vị ăn mặc
áo mũ cân đai nên long trọng không kém gì một buổi thiết triều cả.Ngoài ngày
15 tháng 2 âm lịch, Tứ Thôn còn một kỳ tế lễ nữa vào ngày 16 tháng 5 âm lịch.Ngoài những kỳ tế lễ như trên và những ngày “sóc vọng tuần tiết” do ban phụng
sự cúng lễ, hàng ngày vẫn có người đến tế thần cầu ban phúc Nhưng lễ cầu lớnnhất là lễ cầu đảo.Những năm hạn hán to dân Tứ Thôn, có khi dân cả huyện phảilập đàn tế cầu với thần lên tâu với trời xin mưa
Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đền Cuông đượcnhà nước xếp hạng di tích lịch sử Sau đó trong những năm kháng chiến, đềnkhông ngừng bị phá hoại, hư hại nhiều hoạt động tế lễ cũng vì thế mà có phầnhạn chế.Sau khi kháng chiến chống Mỹ thắng lợi năm 1976 đền dược tu bổ lạinhưng việc tế lễ hàng năm không còn thực hiện được nữa do các đơn vị làng, xã,tổng không còn như trước nữa Tuy nhiên, ở đền vẫn có từ đường để lo việchương khói.Mùa xuân năm Quý Dậu (1993), Huyện ủy và ủy ban nhân dânhuyện Diễn Châu đã quyết định lấy ngày 15 tháng 2 âm lịch làm ngày tổ chức lễhội đền Cuông hàng năm Thế nhưng lễ hội bắt đầu từ ngày 14 âm lịch đến hếtngày 16 tháng 2 âm lịch thì kết thúc.Lễ hội đền Cuông ra đời từ đó nhưng cónguồn gốc từ những kỳ đại lễ lâu đời
Lễ hội đền Cuông được tổ chức ở đền Cuông thuộc xã Diễn An, huyệnDiễn Châu, tỉnh Nghệ An Khuôn viên giành cho lễ hội rất lớn bao gồm đền,khoảng sân đối diện đền cho các hoạt động hội diện tích lên tới 21000m2 Trong
Trang 33đó, khuôn viên của đền chiếm 2400m2, đất dự trữ 1600m2, sân lễ hội phụ phíađông đường quốc lộ 1A chiếm 12000m2, các công trình công cộng khác5000m2 Hiện nay, Huyện Diễn Châu đang có dự án khôi phục lại miếu MỵChâu và giếng Trọng Thủy đã bị phá hoại trong chiến tranh với tổng diện tíchkhoảng 2000m2 Ngoài ra, huyện cũng đang dự định xây thêm hòn Thần, lầuKim Quy, và mở rộng diện tích sân phụ làm bãi cắm trại trong lễ hội.Sau khihòan thành thì không gian cho lễ hội diễn ra sẽ lên tới 26400m2.
2.2.2 Việc tổ chức chuẩn bị
2.2.2.1 Chuẩn bị phần lễ
Phần lễ hay nói đúng hơn là lễ đại tế ngày xưa ở đền Cuông được tổ chứcrất bài bản, đủ các bước của một buổi lễ bao gồm: lễ rước nước, lễ mộc dục, tếgia quan, đám rước thần, đại tế và lễ túc trực Không khí buổi lễ diễn rất trangnghiêm, số người tham gia rất ít chủ yếu là những người có vị thế.Tuy nhiên,sau một thời gian dài không tổ chức, những nghi lễ đã dần mất đi.Khi huyện ủyDiễn Châu khôi phục lại lễ hội đền Cuông thì những người biết nghi lễ đã khôngcòn nhiều, những người ấy lại không thể nhớ đầy đủ hết các bước tiến hành nghilễ.Hơn nữa, trong hoàn cảnh mới nghi lễ cũng được thay đổi cho phù hợp vớithời đại Vì vậy, phần lễ trong lễ hội đền Cuông hiện nay bao gồm ba bước: lễkhai quang vào sáng ngày 12 tháng 2 âm lịch, lễ cáo trung thiên vào sáng ngày
14 tháng 2 âm lịch, lễ yết vào chiều tối ngày 14 tháng 2 âm lịch, lễ rước kiệu vàđại lễ vào sáng ngày 15 tháng 2 âm lịch, lễ tạ vào chiều 15 tháng 2 âm lịch
Hàng ngày ở đền Cuông chỉ có ba người thường trực, trong đó một người
lo hương khói, một người trông coi đền, một người phụ trách ghi phiếu công đứccho khách hành hương Nhưng đến khi sắp diễn ra lễ hội thì những người cótham gia hành lễ ở đền lên đến trăm người Trước khi diễn ra lễ hội khoảng nửatháng, tức là đầu tháng 2 âm lịch, lãnh đạo huyện và tỉnh sẽ có công văn chỉ đạo
Trang 34năm nào là năm chẵn mà tỉnh đứng ra tổ chức thì lễ hội sẽ được tổ chức với quy
mô lớn hơn còn những năm khác thì quy mô nhỏ hơn
Sau khi nhận được công văn của lãnh đạo cấp trên, xã Diễn An sẽ tiếnhành chọn lựa những người tham gia vào phần tế lễ ở đền và lên kế hoạch cho
họ luyện tập Những người tham gia vào phần lễ bao gồm: ban hành lễ, ban âmnhạc và đội rước kiệu
Ban hành lễ bao gồm một ông chủ tế, hai ông bồi tế, một người đọc văn,hai ông Đông xướng và Tây xướng, từ sáu đến mười người dâng hương tùy từngnăm Thường thì những người đó là những người đã tham gia vào lễ năm trướctrừ phi người nào đó qua đời, gia đình có đại tang hay sức khỏe quá yếu khôngthể hành lễ được thì mới phải thay Những người đại diện hành lễ đều là những
cụ trong hội người cao tuổi xã Diễn An, có cả tài và đức, gia đình hòa thuận, concháu ngoan ngoãn và được dân làng nể trọng, có khả năng làm lễ mới đượcquyền làm lễ.Sau khi thống nhất ban hành lễ, mỗi tuần ban hành lễ sẽ gặp nhaumột đến hai lần, luyện tập để phần lễ trong lễ hội diễn ra trang trọng, không saisót, thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân với ngài Trước khi diễn ra lễhội, hội người cao tuổi còn phải giao nhiệm vụ chuẩn bị văn tế cho một ngườihay văn, hay chữ trong làng Thường thì người đọc văn sẽ là người chuẩn bịchúc văn.Sáng sớm tinh mơ ngày 14 tháng 2 âm lịch, sẽ có một đoàn ngườitrong làng đến nhà ông soạn văn tế rước văn tế mang ra đền để chuẩn bị cho lễyết vào chiều hôm đó
Đội âm nhạc phục vụ lễ khoảng 15 người, họ sử dụng rất nhiều loại nhạc
cụ dân tộc như trống, kèn, chiêng, đàn bầu, đàn tranh… và một đội ca trù Đội
âm nhạc là một ban chuyên trách cố định cho các lễ ở trong xã Diễn An Khi cóyêu cầu chuẩn bị cho lễ hội từ cấp trên, họ sẽ chuẩn bị lại lực lượng và tập dượt
kĩ càng.Hàng năm sẽ có những cơ quan, tổ chức về dự lễ hội đền Cuông.Cơquan, tổ chức nào muốn dâng lễ vật là mâm cỗ lên bàn thờ phải đăng kí với ban
Trang 35tổ chức để ban tổ chức biết số lượng mâm cỗ phải chuẩn bị Thường thì năm nàođại diện của tỉnh, huyện, các xã và các tỉnh bạn cũng về dâng hương ở lễhội Những năm gần đây, đại diện của đền Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội đều về
dự lễ Điều này chứng tỏ các ngôi đền thờ vua An Dương Vương đã có sự liênkết với nhau cùng thờ phụng và mở hội và lòng sùng kính của nhân dân với ngàingày càng cao Sau đó, ban tổ chức sẽ giao cho hội phụ nữ xã Diễn An cử một
số người phụ nữ trong xã có tài nấu nướng làm nhiệm vụ nấu cỗ Vào chiềungày 14, sáng sớm ngày 15 và chiều ngày 16, họ phải nấu mâm cỗ cho các đoàn
và cho ban tổ chức xong trước giờ hành lễ để đặt lên bàn thờ.Trước khi lễ hộidiễn ra khoảng vài ngày, ban tổ chức sẽ cử một đội dọn dẹp lại đền Cuông, đìnhXuân ái, lau chùi bàn thờ, đồ tế khí và sửa sang lại kiệu
Về phần xã Diễn Thọ thì nơi đây là quê hương Cao Lỗ và trong lễ hội cóphần rước kiệu từ nhà thờ họ Cao ra đền nên họ phải chuẩn bị phần lễ của mình.Phần việc này do ban tộc cán nhà họ Cao và ủy ban nhân dân xã Diễn Thọ phụtrách Từ đầu tháng 2 âm lịch hàng năm, họ phải chuẩn bị đội hành lễ ở đền, văn
tế và đội rước kiệu Ngoài ra, họ còn phải dọn dẹp lại nhà thờ, lau chùi và sửasang lại kiệu rước Cao Lỗ
2.2.2.2 Chuẩn bị phần hội
Công việc chuẩn bị cho phần hội lâu dài và phức tạp hơn cho phần lễ rấtnhiều.Đây không phải là công việc của một người mà là của rất nhiều người,nhiều tổ chức, nhiều đoàn thể khác nhau
Trước khi lễ hội diễn ra ban tổ chức sẽ cho dọn dẹp lại toàn bộ khuôn viêndành cho hội Để chuẩn bị cho trò chơi đu, hàng năm cứ đến ngày 13 âm lịch thì
sẽ có một chiếc đu được dân làng Diễn An dựng lên ở sân hội Với trò chơi chọi
gà, các cá nhân có gà muốn đem về thi tài trong lễ hội phải đăng ký với ban tổchức để ban tổ chức tổ chức bốc thăm, sắp xếp lịch thi đấu
Trang 36Trước lễ hội, ban tổ chức sẽ thông báo cho các xã những môn thể thaođược tổ chức thi đấu ở lễ hội năm đó thường là bóng đá và bóng chuyền cho cảnam và nữ Ban tổ chức cũng sẽ thông báo tổ chức thi đấu cho lứa tuổi nào vàyêu cầu như thế nào Sau đó, các xã trong huyện sẽ quyết định sẽ tham gia vàomôn thể thao nào, cho giới nào và thành lập đội tuyển theo đúng yêu cầu củaban tổ chức Sau đó, họ tích cực tập luyện để chuẩn bị cho ngày thi tài Đến khiban tổ chức yêu cầu, các xã sẽ gửi danh sách cầu thủ lên cho ban tổ chức lễ hội
để ban tổ chức bốc thăm, chia bảng, sắp xếp lịch thi đấu cho các đội
Đối với trò chơi cờ người, cũng vào đầu tháng 2 âm lịch, ban tổ chức sẽthông báo cho những huyện trong tỉnh về trò chơi Sau đó, huyện nào muốn cửđại diện tham gia thì gửi danh sách cho ban tổ chức để ban tổ chức lên lịch thiđấu.Những người đóng thế quân cờ là những sinh viên của trường đại học sưphạm Vinh về thực tập tại trường trung học phổ thông Nguyễn Xuân Ôn trongdịp này.Họ sẽ được tập trung, phân công quân cờ và tập luyện trong một vàibuổi.Năm nào trong lễ hội đền Cuông cũng có những đoàn văn nghệ về biểudiễn Khi có đoàn đăng kí biểu diễn, ban tổ chức sẽ giao cho họ một khoảng đấttrống trong không gian của hội và họ tự thu phí, biểu diễn và nộp một phần tiềnthuê đất đã thỏa thuận với ban tổ chức Nếu năm nào có tổ chức chiếu phim thìkhoảng đất dành cho chiếu phim luôn được phân ra trước khi chia lô cho các cánhân, tổ chức thuê buôn bán.Và không gian chiếu phim phải ở trung tâm của sânhội, đủ rộng để một lượng lớn du khách có thể dễ dàng xem được.Ngày 13 tháng
2 âm lịch, ban tổ chức sẽ dựng máy chiếu phim ở trung tâm của sân hội để chomọi người có thể xem phim dễ dàng
Hàng năm, trước khi lễ hội diễn ra, mỗi xã trong huyện lại cử ra một côgái được xem là sáng gía nhất của xã mình về dự cuộc thi nét đẹp đềnCuông.Ngoài các xã, mỗi trường cấp ba của huyện cũng cử một đại diện củatrường đi tham dự hội thi.Thời gian lễ hội diễn ra cũng là đợt các sinh viên sư
Trang 37phạm năm cuối của trường đại học Vinh về các trường thực tập nên trườngthường cử một cô trong đoàn thực tập thay mặt trường đi dự hội thi, dù cô giáo
có phải người của huyện hay không.Như vậy với ba chín xã, một thị trấn, mười
ba trường cấp ba mỗi năm thường có ít nhất là ba mươi mà nhiều nhất thì đếnnăm ba thí sinh về dự hội thi nét đẹp đền Cuông Những cô gái đến với hội thiđều là những cô gái sáng giá nhất của xã, là biểu tượng cho sắc đẹp của vùng đấtDiễn Châu
Đối với đêm hội hát ca trù thì hàng năm, trước mùa lễ hội sẽ có nhữngđoàn hát ca trù của tỉnh, huyện và các xã về đăng kí biểu diễn với ban tổ chức đểban tổ chức sắp xếp chương trình Đây là hoạt động do ban tổ chức đứng ra tổchức, không thu phí và thù lao cho các đoàn về biểu diễn do ban tổ chức chi trảchứ không phải bán vé như các đoàn nghệ thuật khác về biểu diễn
Năm nào ở đền Cuông cũng có rất nhiều xã về tham gia cắm trại trong dịp
lễ hội Huyện Diễn Châu có 39 xã và 1 thị trấn nên mỗi năm ban tổ chức lại chia
ra mười xã cắm trại Và mỗi xã bốn năm mới được cắm trại một lần Sau đó, ban
tổ chức quy hoạch đất đai và quy định phần đất cắm trại cho từng xã
Các trò chơi giải trí khác do các cá nhân đứng ra kinh doanh cũng phảiđăng kí ban tổ chức để thuê một khu đất cho mình Chiều ngày 13 tháng 2, họbắt đầu dựng gian hàng tổ chức trò chơi của mình lên để chuẩn bị cho lễ hộingày mai
2.2.3 Nội dung chính của lễ hội
Trang 38mặc lễ phục màu vàng, có hoa văn ở trước và sau khác với các bộ lễ phụckhác.Hai ông bồi tế sẽ mặc lễ phục màu đỏ Những người còn lại trong ban hành
lễ sẽ mặc lễ phục màu xanh nhưng có hoa văn trang trí khác nhau để phân biệt.Nếu như theo đúng nguyên tắc thì những người giữ vai trò khác nhau trong lễhội sẽ phải mặc lễ phục màu khác nhau nhưng do ngân sách còn thiếu, chưa thểtrang bị lại lễ phục nên hiện nay việc mặc lễ phục đang sai quy định Cũng dongân sách còn thiếu chưa đủ để trang bị lễ phục cho những người trong ban âmnhạc nên khi hành lễ họ phải mặc bộ quần áo màu trắng giống như bộ quần áothể dục dưỡng sinh Còn những người trong đội rước kiệu sẽ mặc bộ quần áo thểdục dưỡng sinh màu vàng và chít khăn vàng trên đầu.Trước khi mỗi lễ diễn ra,các vị có trách nhiệm tham gia hành lễ phải có mặt trước khoảng một tiếng đểchuẩn bị phục trang.Trước phần lễ ba mươi phút, họ phải có mặt ở sân đền với
tư trang đầy đủ để chuẩn bị bước vào hành lễ
Lễ khai quang: là lễ diễn ra đầu tiên trong lễ hội đền Cuông Lễ được tổ
chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm Tham gia hành lễ là đại diện củacác ban ngành, các cấp chính quyền, ban tổ chức lễ hội và những học sinh tiêubiểu của trường trung học cơ sở xã Diễn An Lễ này diễn ra rất nhanh và đơngiản Nội dung của phần lễ là dâng hương xin các vị về trời để nhân dân làmcông tác don dẹp đền chuẩn bị cho lễ hội sắp tới Sau đó, những người đượcphân công sẽ dọn dẹp đền từ lau chùi nhà thờ đến phát quang cây cối và dọn dẹp
vệ sinh xung quanh đền
Lễ cáo trung thiên: sau khi kết thúc công việc dọn dẹp đền và xung quanh
đền, lễ cáo trung thiên sẽ được tổ chức Thường thường, lễ diễn ra vào 8 giờ sángngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm Lễ diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng, chỉtrong khoảng 30 phút Nội dung của lễ là báo với các vị công việc dọn dẹp đền đãhoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và lắng nghe những nguyện vọng,mong ước và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân
Trang 39Lễ yết: đây lễ thứ ba trong phần lễ và cũng là lễ có tính chất mở đầu lễ hội
đền Cuông Lễ được diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng 2 âm lịch Khoảng bagiờ chiều, lễ vật do ban tổ chức chuẩn bị được đưa lên bàn thờ ở cả hạ điện,trung điện thượng điện và tả vu Lễ vật cúng yết khá đơn giản bao gồm mâmngũ quả và một mâm xôi với con gà hoặc miếng thịt lợn ở trên Khoảng năm giờchiều thì lễ yết được bắt đầu Đầu tiên, trước khi ban hành lễ làm việc, mộtngười dẫn chương trình do ban tổ chức cử ra sẽ đọc diễn văn Nội dung của diễnvăn là ca ngợi công lao của vua An Dương Vương và nói lên tầm quan trọng củađền Sau đó, người dẫn chương trình sẽ lần lượt giới thiệu các đoàn có đại diện
về dự lễ lên thắp hương và dâng lễ vật theo nguyên tắc từ cao xuống thấp, nghĩa
là từ các cơ quan của tỉnh đến huyện, các huyện bạn, xã Diễn An và cuối cùng làcác xã khác Khi người dẫn chương trình đọc đến tên tổ chức nào thì một nữthanh niên bưng lễ vật lên bàn thờ theo nguyên tắc từ thượng điện, đến trungđiện, rồi đến hạ điện nghĩa là lễ vật đầu tiên được bưng lên thượng điện Khithượng điện hết chỗ đặt lễ vật thì đưa lên trung điện, khi trung điện hết chỗ thìđưa lên hạ điện.Sau khi cô thanh niên đưa lễ vật lên bàn thờ xong trở về thìnhững người đại diện tổ chức đó về đền dự lễ sẽ lên nhận hương đã thắp sẵn từngười của ban tổ chức rồi lên bàn thờ hạ điện thắp hương
Sau phần dâng hương của ban tổ chức là phần hành lễ của ban hành lễ Lễyết gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng trong đó chỉ có một lần xướng
ở mỗi bước Nội dung của lễ yết là xin phép các vị cho mở lễ và mời các ngài về
dự lễ Không khí trong suốt buổi lễ rất trang nghiêm.Trong suốt buổi lễ, đội âmnhạc phải làm việc liên tục làm cho buổi lễ như trang nghiêm, cổ kính hơn.Lễ sẽkết thúc vào khoảng tám giờ tối Sau khi lễ yết kết thúc, phần lớn lễ vật đượcđưa xuống khỏi bàn thờ, chỉ để lại một vài mâm ngũ quả trên các bàn thờ Ngườidân quan niệm lễ vật sau khi cúng là lộc của ngài ban và những lễ vật đó sẽ