Năng lực- Thiết lập bảng giá trị của hàm số bậc nhất.- Vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.- Vận dụng hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất vào giải quyết một số bài toán thực tiễn.2..
Trang 1Ngày dạy: … /… /2023
Tiết 68 + 69: BÀI 28: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM
SỐ BẬC NHẤT
I Mục tiêu
1 Năng lực
- Thiết lập bảng giá trị của hàm số bậc nhất
- Vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất
- Vận dụng hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất vào giải quyết một số bài toán thực tiễn
2 Phẩm chất
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao
II Thiết bị dạy học và học liệu
1 GV: SGK, kế hoạch bài dạy, đồ dùng dạy học.
2 HS: SGK, nháp, bút, tìm hiểu trước bài học.
III Tiến trình dạy học
Tiết 1
1 Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Giúp HS có hứng thú và gợi động cơ học tập
b) Nội dung: Một ô tô đi từ bến xe Giáp Bát (Hà Nội) đến thành
phố Vinh (Nghệ An) với vận tốc trung bình 60km/h Hỏi sau t(h)
ô tô đó cách trung tâm Hà Nội bao nhiêu km? Biết rằng bến xe Giáp Bát cách trung tâm Hà Nội 7km và coi trung tâm Hà Nội, bến xe Giáp Bát và thành phố Vinh cùng nằm trên một đường thẳng
c) Sản phẩm: HS nắm bắt bài toán thực tế, vẽ hình minh họa
bài toán
d) Tổ chức thực hiện
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Y/c HS hoạt động cá nhân nghiên
cứu bài toán mở đầu và trả lời cau
hỏi
+ Bài toán cho gì? Yêu cầu gì? Hãy
vẽ hình minh họa quãng đường bài
toán cho?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện yêu cầu của GV
Trang 2- GV hướng dẫn hỗ trợ các em
* Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS lên trình bày câu trả lời của
mình
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét
* Kết luận, nhận định
- GV nhấn mạnh lại đề và yêu cầu bài
toán
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1 Khái niệm hàm số bậc nhất
a) Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết công thức hàm số bậc nhất
- HS biết xác định được các hệ số a, b
- Áp dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng giá trị của hàm số bậc nhất và cách xác định giá trị tương ứng của hàm số
- Áp dụng kiến thức hàm số bậc nhất trong bài toán đổi đơn vị
đo quãng đường thường gặp trong thực tế
b) Nội dung: Học sinh nghiên cứu mục 1 SGK, làm HĐ1, HĐ2,
HĐ3 và đưa ra được khái niệm hàm số bậc nhất
- Làm ví dụ 2 (SGK – 48)
- Thực hiện phần vận dụng SGK - 48
c) Sản phẩm: Lời giải HĐ1, HĐ2,HDD3, khái niệm hàm số bậc
nhất
- Kết quả và lời giải của ví dụ 2
- Lời giải phần vận dụng
d) Tổ chức thực hiện
1 Khái niệm hàm số
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Y/c HS hoạt động nhóm thực hiện
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn hỗ trợ các nhóm
* Báo cáo, thảo luận 1
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày
bài làm của nhóm mình
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng
câu
* Kết luận, nhận định 1
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét
Trang 3mức độ hoàn thành của HS.
- Dẫn dắt khái niệm hàm số bậc nhất
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Nghiên cứu ví dụ 1 trong SGK – 47, làm
phần ? (SGK – 47)
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS thực hiện các nhiệm vụ trên theo hình
thức nhóm 4 bằng kỹ thuật phòng tranh
* Báo cáo, thảo luận 2
- Các nhóm treo bảng phụ sản phẩm của nhóm
mình, các nhóm khác quan sát và đánh giá
* Kết luận, nhận định 2
- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính
xác hóa kết quả
Hàm số bậc nhất là hàm số cho
bởi công thức y = ax + b, trong đó
a, b là các số cho trước, a¹ 0
? (SGK – 47)
Các hàm số bậc nhất là a) y = 3x – 2
b) y = -2x d) y = 3 (x – 1)
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- Y/c HS hoạt động cá nhân thực hiện
* HS thực hiện nhiệm vụ 3
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận 3
- GV yêu cầu HS lần lượt lên thực hiện ý a và
b
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng
câu
* Kết luận, nhận định 3
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét
mức độ hoàn thành của HS
* GV giao nhiệm vụ học tập 4
- Y/c HS nghiên cứu và làm bài toán sau:
Trong hệ đo lường Anh – Mỹ, quãng đường
thường được đo bằng dặm (mile) và 1 dặm
bằng khoảng 1,609 km.
a) Viết công thức để chuyển đổi x km sang y dặm Công
thức tính y theo x này có phải là một hàm số bậc nhất của x
không?
Vận dụng
a) Công thức chuyển đổi x (km) sang y (dặm) là
1
1,609
Trang 4b) Một ô tô chạy với vận tốc 55 dặm/giờ trên một quãng
đường có hạn chế tốc độ tối đa là 80km/h Hỏi ô tô đó có vi
* HS thực hiện nhiệm vụ 4
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận 4
- GV yêu cầu HS lần lượt lên thực hiện ý a và b
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định 4
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn
thành của HS.
Công thức tính này y là một hàm số của x
b)Thay y = 55 vào công thức ta được :
1
1,609
x 55.1,609 88,495
Vậy ô tô đó có vi phạm luật giao thông
Tiết 2 2.2 Đồ thị hàm số bậc nhất
a) Mục tiêu
- Nhận biết được đồ thị hàm số bậc nhất
- Vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất
b) Nội dung
- HS làm các HĐ4, HĐ5, HĐ6 và VD3
- HS vẽ được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a≠0)
c) Sản phẩm
- Câu trả lời HĐ4, HĐ5, HĐ6, VD3
d) Tổ chức thực hiện
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm HĐ4
trong thời gian 4 phút.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi làm HĐ5
trong 2 phút.
- Yêu cầu HS dùng thước thẳng làm HDD6 để
kiểm nghiệm các điểm A, B, C, D, E cùng nằm
trên một đường thẳng.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HĐ4: Hoàn thành bảng giá trị
- HĐ5: Xác định toạ độ của các điểm A, B, C,
D, E.
- HĐ6: HS đưa ra kết quả kiểm nghiệm.
* Báo cáo thảo luận 1
- HS trả lời, HS khác lắng nghe nhận xét.
- GV đánh giá, tổng kết.
* Kết luận nhận định 1
Từ kết quả của HĐ6 GV rút ra:
- Một điểm bất kì trên đường thẳng AB có toạ
độ thoả mãn y = 2x –1
2.2 Đồ thị hàm số bậc nhất HĐ4 (SGK – 48)
y = 2x – 1 –5 –3 –1 1 3
HĐ5 (SGK – 49)
A(–2 ; –5), B(–1 ; –3), C(0 ; –1), D(1; 1), E(2; 3)
HĐ6 (SGK – 49)
Trang 5- Đồ thị của hàm số y = ax + b (a≠0) là một
đường thẳng.
- Nhấn mạnh chú ý: Đồ thị của hàm số y = ax +
b (a≠0) còn được gọi là đường thẳng y = ax +
b.
Kết luận : Đồ thị của hàm số y = ax +
b (a ≠ 0) là một đường thẳng
Chú ý: Đồ thị của hàm số y = ax + b
(a ≠ 0) còn được gọi là đường thẳng
y = ax + b
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV yêu cầu HS đọc phần đọc hiểu - Nghe
hiểu: cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất (SGK
– 49), đặt câu hỏi với phần không hiểu.
- GV trả lời câu hỏi của HS và hướng dẫn lại
cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b
(a ≠ 0)
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS đọc hiểu và lắng nghe GV hướng dẫn
* Báo cáo thảo luận 2
- Hs đặt câu hỏi, GV trả lời thắc mắc của HS
* Kết luận nhận định 2
- GV khái quát lại về cách vẽ đồ thị hàm số bậc
nhất và nhấn mạnh cách trên là cách thường
dùng chứ không bắt buộc bất cứ lúc nào cũng
phải làm như vậy, ta có thể chọn hai điểm khác
thuận lợi hơn.
* Cách vẽ đồ thị hàm số
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- GV hướng dẫn HS cùng thực hiện VD3
* HS thực hiện nhiệm vụ 3
- HS đọc hiểu và lắng nghe GV hướng dẫn
* Báo cáo thảo luận 3
- HS thực hiện vẽ lại vào vở
* Kết luận nhận định 3
- GV chốt lại cách vẽ đồ thị của hàm số bậc
nhất
VD3 (SGK – 49)
3 Hoạt động 3: Luyện tập
Trang 6a) Mục tiêu
- Vẽ được đồ thị của hàm số bậc nhất
b) Nội dung
- HS thực hiện luyện tập, bài 7.25
c) Sản phẩm
- Đồ thị của hàm số bậc nhất y = –2x + 3 và
1
y = x 2
- Lời giải bài 7.25
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV yêu cầu HS thực hiện luyện tập
theo nhóm trong vòng 6 phút
Nhóm tổ 1,2 thực hiện: y = –2x + 3 ,
Nhóm tổ 3,4 thực hiện:
1
y = x 2
- GV hướng dẫn HS chọn điểm sao
cho dễ xác định toạ đô trên mặt
phẳng toạ độ
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- Các nhóm nghiên cứu thảo luận
và thực hiện yêu cầu
* Báo cáo thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo sản
phẩm
* Kết luận nhận định 1
- GV chốt lại cách vẽ đồ thị của hàm
số bậc nhất nhấn mạnh khi chọn
điểm thuộc đồ thị ta chọn điểm thuận
tiện cho việc tính toán cũng như xác
định toạ độ trên mặt phẳng toạ độ
Luyện tập
* Hàm số y = –2x + 3 Cho x = 0 thì y = 3, ta được giao điểm của đồ thị với trục Oy là P(0; 3) Cho x = 1 thì y = 1 ta được B(1;1) thuộc đồ thị
Đồ thị hàm số y = –2x + 3 là đường thẳng PB
* Hàm số
1
y = x 2 Cho x = 0 thì y = 0, đồ thị hàm số đi qua gốc toạ độ O(0; 0)
Cho x = 2 thì y = 1 ta được A(2;1)
Đồ thị hàm số
1
y = x
2 là đường thẳng OA
Trang 7* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân bài 7.25
trong vòng 5 phút
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS đọc hiểu thực hiện bài
* Báo cáo thảo luận 2
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS khác quan
sát nhận xét.
* Kết luận nhận định 2
- GV nhận xét, chốt lại kết quả.
Bài 7.25 (SGK – 50)
a) Thay x = 1 và y = 5 vào hàm số
y = ax + 3
Ta được : 5 = a.1+3 => a = 2 Vậy y = 2x + 3
b)
4 Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
- Vận dụng hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất vào giải quyết một số bài toán thực tiễn
b) Nội dung
- HS làm các bài tập 7.27 (SGK – 50)
c) Sản phẩm
- Lời giải bài tập 7.27 (SGK – 50)
d) Tổ chức thực hiện
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện bài 7.27 (SGK – 50)
theo nhóm
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc hiểu và lắng nghe GV hướng dẫn,
thảo luận làm bài
* Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu 1 nhóm lên bảng trình bày kết
quả, nhóm khác quan sát nhận xét
* Kết luận nhận định
GV nhận xét, chốt lại.
Bài 7.27 (SGK – 50)
a) Công thức x euro sang y đô la Mỹ là
y = 1,1052x
Đây là hàm số bậc nhất của x
b) Thay x = 200 vào công thức
y = 1,1052x
Ta được : y = 1,1052 200 ≈ 221 Vậy vào ngày đó, 200 euro có giá trị bằng khoảng 221 đô la Mỹ
c) Thay y = 500 vào công thức
Trang 8y = 1,1052x
Ta được : 500 = 1,1052 x x ≈ 452 Vậy vào ngày đó, 500 đô la Mỹ có giá trị bằng khoảng 452 euro
* Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc khái niệm hàm số bậc nhất, xem lại cách vẽ hàm số bậc nhất
- Làm các bài tập 7.24; 7.26; 7.28
- Chuẩn bị “Bài 29: Hệ số góc của đường thẳng”