1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượngtầng ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng củađảng cộng sản việt nam hiện nay

34 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Chứng Giữa Cơ Sở Hạ Tầng Và Kiến Trúc Thượng Tầng. Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Và Sự Vận Dụng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Cao Mạnh Quân, Đào Mai Quỳnh, Ngô Thị Như Quỳnh, Đặng Thị Thu Thanh, Chu Thị Thanh Thảo, Lê Phương Thảo, Nguyễn Ngọc Phương Thảo, Đặng Thị Thoa, Nguyễn Thị Phương Thoa, Trần Minh Thúy
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Phương Hoa
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Triết Học Mác- Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

Việt Nam cũng khơng là một ngoại lệ, trong công cuộc đổi mới ở đất nướcta hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng vàkiến trúc thượng tầng, từ đó dựa trê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-*** -ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng của

Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.

Học phần: Triết học Mác- Lênin

Hà Nội, T3/2023

Trang 2

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Hoa

Lớp học phần: 2328MLNP0221

Nhóm: 7

Danh sách nhóm:

2 Đào Mai Quỳnh < Nhóm trưởng> Thuyết trình

7 Nguyễn Ngọc Phương Thảo 1.2

9 Nguyễn Thị Phương Thoa Phần tiểu luận

2

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Nhóm: Nhóm 7

Buổi làm việc lần thứ: 1

Địa điểm làm việc: họp online qua phần mềm Zoom

Thời gian làm việc: từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ, ngày 15 tháng 2 năm 2023.Thành viên có mặt:

- Cao Mạnh Quân

- Đào Mai Quỳnh

- Ngô Thị Như Quỳnh

- Đặng Thị Thu Thanh

- Chu Thị Thanh Thảo

- Lê Phương Thảo

- Nguyễn Ngọc Phương Thảo

- Đặng Thị Thoa

- Nguyễn Thị Phương Thoa

Mục tiêu: Tìm hiểu tổng quan về bài thảo luận môn học triết học Mác Lênin, phân

tích yêu cầu của bài thảo luận, đưa ra các công việc cần làm và thời gian thực hiện

cụ thể cho từng công việc

Nội dụng công việc:

1 Nhóm trưởng Đào Mai Quỳnh đọc lại nội dung, yêu cầu của thảo luận cho cả

3

Trang 4

thảo luận ý tưởng trong thời gian 15 phút,phân công công việc

2 Cả nhóm đã thống nhất trong việc phân chia công việc và các cá nhân đã nhậnphân công nhiệm vụ như sau:

- Phần nội dung:

+ Cao Mạnh Quân làm phần:

1.1 Khái niệm và kết cấu của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

+ Nguyễn Ngọc Phương Thảo làm phần:

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng + Ngô Thị Như Quỳnh làm phần:

2.1 Thực trạng vận dụng quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng của Đảng ta hiện nay

2.1.1 Thành tựu

2.1.2 Hạn chế

+ Đặng Thị Thu Thanh làm phần:

2.2 Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế

+ Chu Thị Thanh Thảo làm phần:

2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả vận dụng quy luậtbiện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Đảng ta hiện nay

- Phần bài tiểu luận:

+ Tổng hợp nội dung từ bản word mọi người gửi trên nhóm, thiết kế bài báocáo (theo yêu cầu giáo viên) (Nguyễn Thị Phương Thoa)

Trang 5

3.Nhóm trưởng lấy ý kiến các bạn trong nhóm đồng thuận lấy hạn cuối nộp nộidung là 9h tối ngày 26/2 Sau đó các thành viên làm phần tiểu luận, powerpoint,thuyết trình bắt đầu làm nhiệm vụ của mình.

LỜI MỞ ĐẦU

5

Trang 6

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là lỷ luận nền tảng của chủ nghĩa duy vậtlịch sử Nhờ có lí luận này mà các hiện tượng xã hội được nhận thức một cách khoahọc Thông qua việc phân tích các mối quan hệ cơ bản trong mỗi hình thải kinh tế -

xã hội mà Mác đã tìm ra quy luật vận động của lịch sử loài người, và trên cơ sở đó,khẳng định sự phát triến của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tựnhiên Trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp của mỗi hình thái kinh tế - xãhội, Mác không những đã chỉ ra quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vớitỉnh chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mà ông còn đặc biệt chủ ý phân tichmối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Sự tác động qua lại giữahai nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận động của mỗi hình thái kinh tế - xãhội Trong quá trình phát triến của bất kì chế độ xã hội nào từ xưa đến nay, mốiquan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng đóng một vai trò vô cùngquan trọng Đây là một trong những nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh

tế - xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là cơ sở thế giới quan và phương phápluận trong nhận thức và cải tạo xã hội Chinh vì vậy nên việc nghiên cứu tìm hiều

và giải quyết mối quan hệ này là rất cần thiết, nó giúp chúng ta tìm hiểu và xácđịnh những định hướng đúng đắn để khắc phục những mâu thuẫn nội tại trong xãhội nhăm duy trì và củng cố sự ổn định của chế độ xã hội hiện thời Đây là vấn đềquan trọng đối với tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi chế độ chính trị trên toànthế giới Việt Nam cũng không là một ngoại lệ, trong công cuộc đổi mới ở đất nước

ta hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng vàkiến trúc thượng tầng, từ đó dựa trên cơ sở điều kiện thực tiễn của nước ta nhằmmục đích vận dụng và quán triệt mối quan hệ này vào việc định hướng phát triểnnền kinh tế kết hợp với củng cố hệ thống chính trị, đổi mới một cách toàn diện vàtriệt để sâu sắc, tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

6

Trang 7

Mác-… 100% (13)

20

Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm…Triết học

Mác-Lênin 94% (18)

29

Cơ sở lý luận của bài học phát huy tính…Triết học

Mác-Lênin 100% (1)

19

Bài tiểu luận Nhóm 5

- Triết học Mác LêninTriết học

Mác-Lênin 100% (1)

39

Đề GK Triết học trắc nghiệm

14

Trang 8

Trong khuôn khổ nhỏ của tập tiểu luận chúng em xin trình bày một cách ngắn

gọn về: Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Ý nghĩa

phương pháp luận và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tuần Bước đầu đivào thực tế của chúng em còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ nên không tránh khỏi nhữngthiếu sót , chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quýthầy cô để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồngthời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

7

Triết họcMác-Lênin 100% (1)Bài thi triết (Nhi) - 004

Triết họcMác-Lênin None

7

Trang 9

NỘI DUNG CHƯƠNG I:

BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG

VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN.

1.1 KHÁI NIỆM VÀ KẾT CẤU CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG.

Khái niệm chung:

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là những yếu tố quan hệ biện chứng vớinhau trong phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đây là hai yếu tốquan trọng trong học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội Cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau

a Cơ sở hạ tầng.

Định nghĩa: Là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xãhội

VD: nhà cửa, cầu cống, sân bay,

Kết cấu bao gồm 3 bộ phận cơ bản:

- Quan hệ sản xuất thống trị,

- Quan hệ sản xuất tàn dư,

- Quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thái mầm mống

b.Kiến trúc thượng tầng.

Định nghĩa: Là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng với những thiết chếchính trị-xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định

8

Trang 10

Kết cấu bao gồm 2 bộ phận cơ bản:

- Hệ thống các quan điểm, tư tưởng ( chính trị, pháp quyền, tôn giáo,…)

- Các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng ( đảng phái, nhà nước, giáo hội, ) Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận độngphát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đềuhình thành trên cơ sở hạ tầng Mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với

cơ sở hạ tầng Có những yếu tố như chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ

sở hạ tầng, còn những yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ giántiếp với nó Theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì trong xã hội có giai cấp, kiến trúcthượng tầng mang tính giai cấp, trong đó, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng

Nó tiêu biểu cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định Nhờ có nhà nước, giaicấp thống trị mới thực hiện được sự thống trị của mình về tất cả các mặt của đờisống xã hội

1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG.

1.2.1 Khái niệm về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Theo như quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì nhà nước và pháp luật quyếtđịnh quan hệ kinh tế, ý thức tư tưởng quyết định tiến trình phát triển của xã hội.Theo chủ nghĩa duy vật, kinh tế là yếu tố duy nhất quyết định còn ý thức tư tưởng,chính trị không có vai trò gì đối với tiến bộ xã hội

Nhưng theo chủ nghĩa Mác- Lê nin, đã khẳng định: “Cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, trong đó có cơ sở hạ tầng

9

Trang 11

giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng Còn kiến trúc thượng tầng là phản ánh

cơ sở hạ tầng, nhưng nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng đãsinh ra nó.”

Ngoài ra, C.Mác đã khẳng định: “ Không thể lấy bản thân những quan hệ phápquyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chungcủa tinh thần của con người, để giải thích những quan hệ và hình thái đó, mà tráilại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ những điều kiện sinhhoạt vật chất.”

Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của cơ sở hạ tầng đóng vaitrò với kiến trúc thượng tầng Kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với tính chấttrình độ phát triển của cơ sở hạ tầng hay cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầngấy

Quá trình biến đổi giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng diễn ra phải tuântheo quy luật để đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

1.2.2 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.

a) Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng.

Mỗi hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng, và kiến trúc thượng tầng của nó

Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng

có mối quan hệ biện chứng với nhau, và cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối vớikiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng về tính chất, sự phát triển và cơcấu: Tính chất của kiến trúc thượng tầng đối kháng hay không đối kháng, nội dung

10

Trang 12

của kiến trúc thượng tầng nghèo nàn hay đa dạng, phong phú và hình thức của kiếntrúc thượng tầng gọn nhẹ hay phức tạp do cơ sở hạ tầng quyết định

Vai trò quyết định cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện ởcác phương diện sau:

+ Tương ứng với một cơ sở hạ tầng nhất định tất yếu sẽ sản sinh một kiếntrúc thượng tầng phù hợp với nó, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó

Ví dụ: Tương ứng với cơ sở hạ tầng căn bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân

tư bản chủ nghĩa thì đương nhiên sẽ tồn tại quyền lực thống trị của giai cấp tư sảnđối với nhà nước trong kiến trúc thượng tầng

+ Quyết định cơ cấu kiến trúc thượng tầng: Cơ sở hạ tầng không chỉ sản sinh

ra một kiểu kiến trúc thượng tầng tương ứng - tức là quyết định nguồn gốc, mà cònquyết định đến cơ cấu, tính chất và sự vận động, phát triển của kiến trúc thượngtầng

Ví dụ: Những biến đổi trong kết cấu và cơ chế vận hành của nền kinh tế thịtrường các nước tư bản chủ nghĩa ở đầu thế kỷ XX đòi hỏi phải có sự thay đổi chứcnăng của nhà nước tư sản xuất hiện chức năng kinh tế của nhà nước đó so với trướcđây ( thế kỷ XIX)

+ Quyết định tính chất của kiến trúc thượng tầng: Nếu cơ sở hạ tầng có đốikháng hay không đối kháng thì kiến trúc thượng tầng của nó cũng có tính chất nhưvậy

Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiếntrúc thượng tầng diễn ra do kết quả của cuộc đấu tranh gay go phức tạp giữa cácgiai cấp thống trị và giai cấp bị trị, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội

11

Trang 13

Ví dụ: sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức hệ xã hội và những xung đột lợi íchchính trị - xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giành lợiích trong cơ sở kinh tế của xã hội.

+ Quyết định sự vận động phát triển của kiến trúc thượng tầng: Những biếnđổi căn bản của cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trongkiến trúc thượng tầng Sự biến đổi đó diễn ra trong tình hình thái kinh tế - xã hội,cũng như khi chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội này sang một hình thái kinh

tế - xã hội khác Mác viết: ”Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả tất cả các kiến trúcthượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng”

Sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng diễn ra rõ rệt khi cơ sở hạ tầng nàythay thế cơ sở hạ tầng khác Nghĩa là, khi cách mạng xã hội đưa đến sự thủ tiêu cơ

sở hạ tầng cũ bị xoá bỏ và thay thế cơ sở hạ tầng mới thì sự thống trị cũ bị xoá bỏ

và thay thế bằng sự thống trị của giai cấp mới Qua đó mà chính trị của giai cấpthay đổi, bộ máy nhà nước mới thành lập thay thế nhà nước cũ, ý thức xã hội cũngbiến đổi

Ví dụ: Nhà nước phong kiến mất đi, nhưng tư tưởng phong kiến vẫn tồn tại,

từ khi giành chính quyền, thống nhất đất nước đến ngày nay, tư tưởng trọng namkhinh nữ vẫn tồn tại, khó thay đổi

=> Trong sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, không phải cứ cơ

sở hạ tầng mới xuất hiện thì kiến trúc thượng tầng mới mất đi ngay mà có bộ phậnthay đổi dần dần chậm chạp Vì trong cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, nhữngtàn dư của cái cũ còn tồn tại rất lâu Mặt khác cũng có những yếu tố, những hìnhthức không cơ bản nào đó của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ được giaicấp mới giữ lại, cải tạo để phục vụ cho yêu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng và kiếntrúc thượng tầng mới

12

Trang 14

Như vậy, chúng ta có thể thấy cơ sở hạ tầng có quyết định to lớn đối với kiếntrúc thượng tầng, do đó trong cách mạng xã hội chủ nghĩa việc xây dựng cơ sở chủnghĩa có tác dụng vô cùng to lớn đối với cuộc sống của xã hội Chính vì tầm quantrọng của nó mà khi xem xét, cải tạo một bộ phận nào đó của kiến trúc thượng tầngphải xem xét cải tạo từ cơ sở hạ tầng xã hội và tính quyết định của cơ sở hạ tầngđối với với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp trong quá trình chuyển từ mộthình thái kinh tế - xã hội khác.

Tuy vậy, những quan hệ tinh thần, tư tưởng của xã hội đó là kiến trúc thượngtầng, cũng không hoàn toàn thụ động, nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ

sở hạ tầng sinh ra nó

b) Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.

Trong mối quan hệ với cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng phản ánh cơ sở hạtầng biểu hiện tập trung đời sống tinh thần xã hội, do đó có vai trò tác động to lớntrở lại với cơ sở hạ tầng

Là một bộ phận cấu thành hình thành kinh tế xã hội, được sinh ra và phát triểntrên một cơ sở hạ tầng nhất định, cho nên sự tác động tích cực của kiến trúc thượngtầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượngtầng là luôn luôn bảo vệ duy trì, củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấutranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã lỗi thời lạc hậu

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thểhiện ở các phương diện sau:

Mọi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có vai trò tác động, ảnh hưởng trởlại cơ sở hạ tầng của xã hội theo những phương thức khác nhau, trực tiếp hoặc giántiếp, nhiều hay ít, mức độ lớn hay nhỏ,

13

Trang 15

Ví dụ: tác động của thiết chế pháp luật thường là trực tiếp và mạnh mẽ nhất, còncác thiết chế tôn giáo thường biểu hiện gián tiếp và mờ nhạt hơn,

+ Củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó, thực chất là bảo vệlợi ích kinh tế của giai cấp thống trị

+ Ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới, xóa bỏ tàn dư cơ sở hạ tầng cũ

+ Định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế

=> Kiến trúc thượng tầng tìm mọi biện pháp để xoá bỏ những tàn dư của cơ sở hạtầng và kiến trúc thượng tầng cũ, ngăn chặn những mầm mống tự phát của cơ sở hạtầng và kiến trúc thượng tầng mới nảy sinh trong xã hội ấy Thực chất trong xã hội

có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự thống trị chính trị và tưtưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế Nếu giai cấp thống trị khôngxác lập được sự thống trị về chính trị và tưởng, cơ sở kinh tế của nó không thểđứng vững được Vì vậy, kiến trúc thượng tầng thực sự trở thành công cụ, phươngtiện để duy trì, bảo vệ địa vị thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị của xã hội

- Phương thức tác động trở lại:

+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ratheo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp hay khôngphù hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan của

sự phát triển kinh tế; nếu phù hợp nó sẽ có tác dụng tích cực, ngược lại sẽ có tácdụng tiêu cực, kìm hãm và phá hoại sự phát triển kinh tế trong một phạm vi và mức

độ nhất định

Hiệu quả tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộcvào năng động chủ quan trong nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế- xã hội, vàohoạt động thực tiễn của con người Kiến trúc thượng tầng có vai trò to lớn, địnhhướng những hoạt động thực tiễn đưa lại phương án phát triển tối ưu cho kinh tế –

14

Trang 16

xã hội Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh, tuyệt đối hoá, phủ nhận tính tất yếu kinh tế của

xã hội, sẽ phạm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan dưới những hình thứckhác nhau

Ví dụ: nếu thiết chế pháp luật phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế thì nó sẽ

có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển; ngược lại, sẽ kìm hãm sự pháttriển kinh tế

+ Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng thì kiến trúc thượng tầng vềchính trị có vai trò quan trọng nhất, do phản ánh trực tiếp cơ sở hạ tầng, là biểuhiện tập trung kinh tế Trong đó nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có tácdụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng vì, nó là một lượng vật chất tập trung sức mạnhkinh tế và chính trị của giai cấp thống trị Nhà nước không chỉ dựa trên hệ tưởng,

mà còn dựa trên những hình thức nhất định của việc kiểm soát xã hội, sử dụng bạolực, bao gồm các yếu tố vật chất: quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù… để tăng cườngsức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị, củng cố địa vị của quan hệ sản xuất thốngtrị

Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp đối kháng đấu tranh với nhau giànhchính quyền về tay mình, cũng chính là tạo cho mình sức mạnh kinh tế Sử dụngquyền lực nhà nước, giai cấp thống trị sẽ không ngừng mở rộng ảnh hưởng kinh tếtrên toàn xã hội Kinh tế vững mạnh làm cho nhà nước được tăng cường Nhà nướcđược tăng cường lại tạo thêm phương tiện vật chất để củng cố vững chắc hơn địa vịkinh tế và xã hội của giai cấp thống trị cứ như thế, sự tác động qua lại biện chứnggiữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng đưa lại sự phát triển hợp quy luật củakinh tế và chính trị Ở đây, nhà nước là phương tiện vật chất, có sức mạnh kinh tế,còn kinh tế là mục đích của chính trị, điều này được chứng minh qua sự ra đời và

sự tồn tại của nhà nước khác nhau

15

Trang 17

Cùng với nhà nước, các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng cũng đã tácđộng đến cơ sở hạ tầng bằng nhiều hình thức khác nhau Các yếu tố của kiến trúcthượng tầng không những chỉ có tác động lẫn nhau Song thường thường những sựtác động đó phải thông qua nhà nước, pháp luật và thể chế tương ứng, chỉ qua đóchúng mới phát huy được hết hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng, và đối với toàn xã hội

KẾT LUẬN:

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng với nhau Do đó,khi xem xét và cải tạo xã hội phải thấy rõ vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng vàtác động trở lại của kiến trúc thượng tầng, không được tuyệt đối hoá hoặc hạ thấpyếu tố nào

Sự biến đổi giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tuân theo mối quan hệbiện chứng giữa chất và lượng diễn ra theo hai hướng:

Một là: sự phát triển hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay về

16

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w