23
*Thành tựu:
Sau hơn 20 năm hiện Cương lĩnh, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống
chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường.
*Nguyên nhân:
- Công cuộc đổi mới kinh tế: Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, trong điều kiện đất nước bị các thế lực thù địch bao vây cấm vận, vẫn còn tiếng súng ở biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã nỗ lực phấn đấu, đạt được thành tựu bước đầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong lãnh đạo, quản lý, chúng ta đã kéo dài quá lâu cơ chế tập trung, bao cấp, làm suy yếu động lực phát triển. Nền kinh tế của đất nước gặp vô vàn khó khăn, sản xuất trì trệ, hàng hoá thiếu thốn, giá cả tăng vọt, lạm phát đến 3 chữ số; đời sống xã hội vô cùng bức xúc,… lòng tin của nhân dân đối với chế độ xã hội chủ nghĩa giảm sút. Thực tiễn cho thấy, mô hình kinh tế và cách quản lý cũ đã bộc lộ những hạn chế; vì vậy, một số xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã,… và một số địa phương đã có những cải tiến “vượt rào”, “bung sản xuất ra”, tháo gỡ bế tắc trong phân phối - lưu thông… nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong điều kiện đó, Đảng ta đã từng bước bám sát thực tiễn đời sống xã hội, tỏ thái độ ủng hộ và nâng đỡ những “mầm non” sáng kiến đó. Nghị quyết Trung ương 6, khoá IV (1979) của Đảng đã nhấn mạnh đến quan hệ hàng hoá tiền tệ, đến lợi ích kinh tế, đến thống nhất 3 lợi ích (lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân người lao động) làm động lực để phát triển kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV ra Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; Chính phủ ra Nghị quyết 25/CP, Nghị quyết 26/CP về 3 phần kế hoạch và quyền tự chủ
kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh. Như thế, lịch sử và thực tiễn đã chỉ ra rằng: đổi mới ở nước ta là từ đổi mới từng phần, từ đổi mới kinh tế, từ phong trào nhân dân kết hợp với sự lãnh đạo của Đảng, từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới. Bản thân đổi mới xuất hiện như một giải đáp chính trị nhằm ổn định xã hội, tìm tòi, sáng tạo giải pháp thực hiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội;
quyết định đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Khác với đường lối cải tổ và cách thực thi cải tổ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đường lối đổi mới của chúng ta không phải là “nã đại bác vào quá khứ”, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội; trái lại, nó mang tính kế thừa có chọn lọc, đổi mới để có chủ nghĩa xã hội thực tế, chủ nghĩa xã hội đầy đủ, chủ nghĩa xã hội khoa học. Vì thế, công cuộc đổi mới ở nước ta đã không dẫn đến chia rẽ xã hội, mà đoàn kết, khôi phục niềm tin, động viên toàn thể dân tộc, tạo động lực to lớn thúc đẩy đất nước phát triển. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất chính trị - xã hội sâu sắc, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn để tìm kiếm mô hình phát triển đất nước hợp lý theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Công cuộc đổi mới chính trị: Ði lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa mà Ðảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; không ngừng tìm tòi, đổi mới và tổng kết lý luận - thực tiễn để có nhận thức ngày càng đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua một quá trình lâu dài và khó khăn và phức tạp. Trong quá trình đó Ðảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, xuất phát từ thực tiễn đất nước, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức lý luận, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Một trong những lý luận cơ bản nhất mà Đảng ta đã luôn luôn vận dụng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đó là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.
25
* Hạn chế: Bên cạnh những thành công vừa nêu trên, việc vận dụng và xử lý mối
quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị của chúng ta còn có nhiều đem cần phải cố gắng hoàn thiện hơn nữa. Đổi mới là cả một quá trình lâu dài và phức tạp do thực tiễn luôn vận động và thay đổi. Đường lối đổi mới và định hướng đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị của Đảng cần phải khẳng định là đúng đắn, tuy nhiên vấn đề lại là hiệu quả của việc thực thi đường lối đó trên từng giai đoạn cụ thể, trong từng cách làm cụ thể, của từng mối quan hệ cụ thể. Đại hội XI của Đảng thắng thắn nhìn nhận về hạn chế trong đổi mới chính trị so với đổi mới kinh tế: “ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biến chậm”; “ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước”; “ Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục”. Những hạn chế của đổi mới chính trị trong mọi quan hệ với đổi mới kinh tế này đã cản trở quá trình đổi mới kinh tế, thậm chí kìm hãm kinh tế phát triển. Vấn đề đổi mới chính trị chưa thực sự có hiệu quả một phần đổi mới toàn diện, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong thế kỷ 21.