1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà năm 2022 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý

44 2 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Đánh Giá Hiệu Quả Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Hưng Hà Năm 2022 Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Xử Lý
Trường học Bệnh Viện Đa Khoa Hưng Hà
Chuyên ngành Xử Lý Nước Thải
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hưng Hà
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (6)
  • Phần 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (7)
    • 2.1. Mục tiêu chung (7)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (7)
  • Phần 3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (8)
    • 3.1. Khái niệm (8)
    • 3.2. Nguồn gốc phát sinh nước thải y tế (8)
    • 3.3. Thành phần, thông số ô nhiễm chính trong nước thải y tế (8)
      • 3.3.1. Độ pH (8)
      • 3.3.2. Các chất rắn trong nước thải y tế (8)
      • 3.3.3. Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế (9)
      • 3.3.4. Các chất dinh dưỡng trong nước thải y tế (9)
      • 3.3.5. Chất khử trùng và một số chất độc hại khác (10)
      • 3.3.6. Chỉ số vi sinh vật (10)
    • 3.4. Lưu lượng phát sinh nước thải của y tế (10)
    • 3.5. Các tiêu chuẩn chất lượng nước thải y tế (11)
    • 3.6. Các phương pháp xử lý nước thải (12)
      • 3.6.1. Phương pháp xử lý cơ học (12)
      • 3.6.2. Phương pháp xử lý hóa lý (13)
      • 3.6.3. Phương pháp hóa học (14)
      • 3.6.4. Xử lý bằng phương pháp sinh học (14)
    • 3.7. Một số công nghệ xử lý nước thải y tế tại Việt Nam [7] (15)
      • 3.7.1. Xử lý nước thải y tế theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt (Biophil) (15)
      • 3.7.2. Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí (Aerotank) (16)
      • 3.7.3. Xử lý nước thải y tế theo nguyên lý hợp khối (17)
  • Phần 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 4.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu (19)
      • 4.1.1. Thời gian nghiên cứu (19)
      • 4.1.2. Địa điểm nghiên cứu (19)
      • 4.1.3. Đối tượng nghiên cứu (19)
    • 4.2. Phương pháp nghiên cứu (19)
  • Phần 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (21)
    • 5.1. Hoạt động phát sinh nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà (21)
      • 5.1.1. Các hoạt động phát sinh nước thải y tế (21)
      • 5.1.2. Mạng lưới thu gom thoát nước thải bệnh viện (21)
      • 5.1.3. Nhu cầu sử dụng nước sạch và xả thải (22)
    • 5.2. Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà (24)
    • 5.2. Chất lượng nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà (27)
      • 5.2.1. Chất lượng nước thải y tế trước khi xử lý (28)
      • 5.2.2. Chất lượng nước thải y tế sau khi xử lý (29)
  • Phần 6. BÀN LUẬN (31)
    • 6.1. Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà (31)
    • 6.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý (31)
      • 6.2.1. Giải pháp quản lý (31)
      • 6.2.2. Giải pháp về công nghệ (32)
  • Phần 7. KẾT LUẬN (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Về Hóa Học: Từ kết quả Kết phân tích nước thải trước xử lý tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà trong bảng 5.4 ta thấy rằng mẫu nước thải của bệnh viện khi chưa được xử lý có các giá trị COD, BOD5, TSS, Sunfua, NH4, dầu mỡ động thực vật đều cao hơn giá trị giới hạn, không đạt tiêu chuẩn thải theo QCVN 28:2010BTNMT. Sau khi nước thải được qua hệ thống xử lý tập trung theo công nghệ của Nhật Bản được xây dựng trên nguyên lý AAO, tích hợp trong những module thiết bị hợp khối (JOHKASOU) với công suất thiết kế 150m3ngày đêm các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cột A theo QCVN 28:2010BTNMT. Về vi sinh: Mẫu nước thải tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà có các chỉ tiêu Colifom vượt 53,33 lần, chưa đạt tiêu chuẩn của nước thải bệnh viện theo QCVN 28:2010BTNMT. Sau khi được xử lý, nồng độ vi khuẩn Colifom có trong nước thải còn rất thấp đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010BTNMT. Như vây: Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau khi được xử lý đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Kết quả trên chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đã hoạt động hiệu quả, nước thải của Bệnh viện khi thải ra môi trường không có ảnh hưởng xấu tới nguồn tiếp nhận. Mặc dù các kết quả phân tích của đề tài nghiên cứu đều chỉ ra rằng nước thải y tế sau xử lý của bệnh viện đều đạt quy chẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, qua kiểm tra, khảo sát thực tế tại một số khu vực phát sinh nước thải như tại nhà ăn bệnh viện, phòng mổ, phòng đẻ, phòng xét nghiệm... hệ thống thu gom nước thải y tế tại đây thường xuyên bị tắc nghẽn, nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu nhưng chưa được xử lý một cách có hiệu quả. Điều đó về lâu về dài vô hình làm giảm hiệu quả xử lý nước thải y tế, phát tán mầm bệnh và làm tăng chi phí xử lý, bảo trì. Do vậy bệnh viện cần có các giải pháp xử lý các vấn đề trên, nâng cao hiệu quả xử lý nước thải y tế.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoaHưng Hà, đề tài tập trung vào đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải y tế từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/202 của Bộ Y tế Quy định quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế [2].

Mục tiêu cụ thể

- Xác định nguồn, lưu lượng nước thải y tế của bệnh viện Đa khoa Hưng Hà;

- Hiện trạng thu gom nước thải y tế của bệnh viện Đa khoa Hưng Hà;

- Mô tả về hệ thống xử lý nước thải y tế của bệnh viện Đa khoa Hưng Hà (nguyên lý hoạt động, các trang thiết bị của hệ thống xử lý nước thải);

- Đánh giá hiệu quả xử lý, chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà theo QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế [3]

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, vận hành của hệ thống xử lý nước thải y tế nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường theoThông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế Quy định quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02/2022 đến tháng 10/2022.

Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà. Địa chỉ: xã Minh Khai, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

- Hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà về mặt môi trường theo QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế Nước thải phát sinh trong quá trình khám, chữa bệnh; các hoạt động sinh hoạt của người bệnh và nhân viên y tế được thu gom tập trung về khu xử lý nước thải của bệnh viện Tại đây qua các quá trình vận hành, sau khi xử lý nước thải được xả trực tiếp ra môi trường Chính vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi đã lựa chọn việc đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà theo QCVN 28:2010/BTNMT là đối tượng cho nghiên cứu này.

Phương pháp nghiên cứu

Nhằm thực hiện được các nội dung nghiên cứu đã đề ra, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: a) Phương pháp thu thập thông tin

Kế thừa có chọn lọc các dữ liệu, thông tin liên quan đến nội dung của đề tài:

- Các vấn đề liên quan đến nguồn gốc phát sinh, thành phần nước thải y tế, một số phương pháp, công nghệ xử lý nước thải y tế hiện có.

- Thông tin trong hồ sơ thiết kế, hướng dẫn vận hành hệ thống XLNT y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà e) Phương pháp điều tra, tổng hợp tài liệu

- Thu thập số liệu từ các nguồn cung cấp thông tin là các văn bản báo cáo, các tài liệu thống kê, kết quả quan trắc môi trường nước thải y tế.

- Các chương trình điều tra, khảo sát hiện trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải y tế đã và đang được thực hiện.

- Thống kê số lượng nước thải sau xử lý qua hệ thống được xả ra môi trường theo số liệu ghi trong nhật ký vận hành hệ thống nước thải hàng ngày theo quy định Từ thống kê đó có thể xác định lưu lượng nước xả thải lớn nhất và nhỏ nhất trong các tháng nhằm đánh giá công suất xử lý nước thải của hệ thống và lưu lượng nước xử lý so với lượng nước tiêu thụ đầu vào.

- Đối với số liệu là kết quả quan trắc, đề tài dựa trên các kết quả quan trắc nước thải y tế được Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Thái Bình Thực hiện định kỳ 03 tháng/lần.

Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, đề tài dự kiến tiến hành lấy 04 mẫu nước thải y tế để tiến hành phân tích hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải theo QCVN 28:2010/BTNMT:

+ 01 mẫu nước thải y tế (NT1) lấy trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải y tế của bệnh viện để tiến hành phân tích hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi được xử lý.

+ 03 mẫu nước thải lấy tại cửa xả của hệ thống sau khi được xử lý và xả ra môi trường để tiến hành phân tích hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sau khi được xử lý qua hệ thống.

Mẫu nước thải số 1 (NT1) lấy vào tháng 3 năm 2022

Mẫu nước thải số 2 (NT2) lấy vào tháng 6 năm 2022

Mẫu nước thải số 3 (NT3) lấy vào tháng 9 năm 2022 f) Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu thập qua các phương pháp điều tra sẽ được nhập, xử lý, tính toán bằng phần mềm Microsoft Office Excel trên máy tính.

- Áp dụng các phân tích mô tả, tính tỷ lệ phần trăm, trung bình.

- Áp dụng các phân tích đo lường mối liên quan trong xác định các yếu tố

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hoạt động phát sinh nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà

5.1.1 Các hoạt động phát sinh nước thải y tế

Nước thải y tế được xem là nguồn thải tập trung, phát sinh từ các nguồn sau:

- Nước thải sinh ra từ các khu vực có các hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện bao gồm dòng nước thải từ các khoa Xét nghiệm, truyền nhiễm, Cấp cứu, Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng mổ, phòng đẻ, phòng tiểu phẫu Nước thải từ nguồn này có chứa dịch thải (máu, nước tiểu), hóa chất xét nghiệm, hóa chất khử trùng, khử khuẩn dụng cụ, thiết bị y tế, hóa chất giặt đồ vải và đặc biệt là vi trùng gây bệnh.

- Nước thải phát sinh trong các quá trình sinh hoạt củacán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân như tắm rửa, vệ sinh, ăn uống, giặt quần áo. Dòng này chứa chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ và các chất tẩy rửa.

- Nước mưa chảy tràn trong mùa mưa lũ có cuốn theo rác, đất đá và các loại chất lơ lửng Lưu lượng nước thải này thay đổi phụ thuộc vào diện tích bệnh viện cũng như lượng mưa trung bình trong khu vực Nước thải nguồn này có thể chứa ít các chất ô nhiễm với hàm lượng không cao do đã được làm loãng nhiều lần Vì vậy, nguồn nước thải này không cần xử lý qua hệ thống mà được xả trực tiếp ra môi trường.

5.1.2 Mạng lưới thu gom thoát nước thải bệnh viện

Nước thải y tế sau phát sinh tại bệnh viện được thu gom qua một hệ thống riêng biệt chảy về khu xử lý nước thải tập trung của bệnh viện Hệ thống thu gom nước thải y tế được xây dựng độc lập với hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn.

Hình 5.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom nước thải Bệnh viện

Mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt của Bệnh viện được thu gom từ các nguồn phát sinh sau:

Nước thải nhà vệ sinh Trạm xử lý nước thải tập trung của Bệnh viện Đường ống dẫn

Hệ thống thoát nước khu dân cư

Nước thải các khu vực KCB: phòng đẻ, phòng mổ, phòng kỹ thuật, xét nghiệm

- Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh: toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ khu vực nhà vệ sinh được thu gom và xử lý qua bể tự hoại đặt dưới các nhà vệ sinh rồi dẫn thoát vào đường ống nhựa PVC D200 sau đó chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 - 12 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan Nước thải sau khi qua ngăn lắng sẽ tiếp tục qua ngăn lọc sinh học nên hiệu quả xử lý khá cao Định kỳ 04 tháng/lần công nhân dọn vệ sinh của Bệnh viện sẽ đổ men xử lý bể phốt DW.97 vào bể tự hoại để đẩy nhanh quá trình phân huỷ kỵ khí tăng hiệu quả xử lý nước thải.

- Nước thải từ khu vực nhà ăn căng tin được thu gom, chảy vào hố thu nước thải có lắp đặt song chắn rác để giữ lại những vẩn rác như cọng rau, thức ăn thừa

… có trong nước thải, sau đó nước thải theo đường ống dẫn thoát nước chảy về trạm xử lý nước thải tập trung của Bệnh viện.

- Nước thải từ các khu vực khám chữa bệnh bao gồm: phòng đẻ, phòng mổ, phòng kỹ thuật, xét nghiệm được thu gom, chảy trực tiếp vào đường ống dẫn thoát nước chảy về trạm xử lý nước thải tập trung của Bệnh viện

Hệ thống đường ống thu gom, dẫn nước thải từ các nguồn phát sinh trong toàn khu vực Bệnh viện là đường ống UPVC-D200, i = 0,5%, tổng chiều dài toàn bộ đường ống thu gom, dẫn ra đến hệ thống xử lý nước thải tập trung là L = 516 m. Trên toàn bộ chiều dài đường ống dẫn nước thải có 30 hố ga.

5.1.3 Nhu cầu sử dụng nước sạch và xả thải

Lưu lượng nước thải bệnh viện giao động theo giờ trong ngày, theo ngày trong tuần; phụ thuộc vào hoạt động khám chữa bệnh, sinh hoạt của bệnh nhân.

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà không khai thác, sử dụng nguồn nước mặt và nước dưới đất Những năm qua, bệnh viện luôn hợp đồng cung cấp sử dụng nước sạch với nhà máy nước Bạch Đằng có địa chỉ tại thôn Trung Hậu II, xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Bảng 5.1 Nhu cầu sử dụng nước sạch tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà STT Thời gian sử dụng Tổng số nước tiêu thụ

Từ kết quả thống kê lượng nước tiêu thụ qua các tháng tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà cho thấy tổng lượng nước tiêu thụ trong 10 tháng là 13.988 m 3 Khối lượng nước tiêu thụ ở các tháng là không đồng đều, cao nhất ở tháng 8 là 1.570 m 3 , thấp nhất ở tháng 2 là 1.212 m 3 Nguyên nhân nhu cầu sử dụng nước không đồng đều là do tình trạng bệnh tật theo mùa và số lượng bệnh nhân điều trị nội trú thay đổi theo từng tháng.

Hệ thống thu gom nước thải bệnh viện là một hệ kín (nước từ các khoa phòng, bể phốt, nhà ăn thông qua hệ thống đường ống và cống ngầm dẫn trực tiếp ra hố ga), lưu lượng xả là không liên tục và khồng đều nên việc đo trược tiếp lưu lượng nước thải của bệnh viện là không thể thực hiện được mà chỉ có thể tạm tính thông qua lượng nước tiêu thụ trực tiếp của bệnh viện, thường 80% lượng nước sử dụng. Căn cứ theo mục a, khoản 2, điều 39, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, lượng nước thải của Bệnh viện được tính bằng 80% lượng nước cấp

Bảng 5.2 Tổng hợp tình hình xả nước thải tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà Thời gian Lưu lượng xả nước thải

Lưu lượng xả thải được cấp phép (m 3 /ngày đêm)

Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình

Từ kết quả tổng hợp tình hình xả nước thải tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà cho thấy tổng lưu lượng xả thải 10 tháng là 11.493 m 3 đạt 82% tổng lượng nước tiêu thụ Lưu lượng xả thải trung bình qua các tháng là 35,45 m 3 , lượng nước xả thải trung bình cao nhất ở tháng 10 là 44 m 3 , thấp nhất ở tháng 2 đạt 30,5 m 3

Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà

Nước thải của bệnh viện bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động khám, chữa bệnh được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ của Nhật Bản được xây dựng trên nguyên lý AAO, tích hợp trong những module thiết bị hợp khối (JOHKASOU) với công suất thiết kế 150m 3 /ngày đêm. Thiết bị sử dụng cho xử lý nước thải sinh hoạt có thể đạt được chất lượng nước đầu ra với chỉ số BOD dưới 20mg/l với một hệ thống tuần hoàn, hệ thống lọc, điều khiển dòng, vật liệu lọc (Phù hớp với cơ sở y tế có số giường bệnh nội trú từ 51 đến 500).

Hình 5.2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Song chắn rác Ngăn phân ly rắn lỏng

Nước bề mặt Khoang chứa bùn lắng

Ngăn điều hòa lưu lượng và khử Nito

Dòng hồi lưu nước (anpha)

Ngăn chứa đệm vi sinh Ngăn chứa vật liệu lọc

Thiết bị hợp khối AAO

Ngăn chứa nước qua xử lý

Ngăn khử trùng và bơm nước đầu ra

Hệ thống thoát nước sau xử lý

Nước thải bệnh viện (bao gồm nước thải sinh hoạt sau xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, nước thải nhà ăn và nước thải y tế tại các phòng khoa KCB) được thu gom bằng hệ thống đường ống PVC, đổ vào hố thu gom, chảy về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải Trước tiên nước thải được chảy vào hố ga nước thải trước xử lý Sau đó nước thải được dẫn sang bể điều hòa, từ bể này nước thải được bơm lên thiết bị hợp khối AAO Sau đó nước thải được thải ra hố ga chứa nước thải sau xử lý rồi theo đường ống PVC được thải ra hệ thống thoát nước của khu dân cư sau đó chảy ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông 224

* Ngăn phân ly rắn lỏng:

Là các hố ga thu gom nước có kích thước (1,24 x 1,24 x 1,5) m, có thể tích 0,896 m 3 Hố ga thu nước trước xử lý có tác dụng lắng các hạt cát, sạn… trước khi nước thải chảy vào bể thu gom (bể điều hòa lưu lượng) Sau một thời gian, lượng cát sạn tích tụ trong hố ga tăng dần cần tiến hành mở nắp và nạo vét hố

* Bể điều hòa lưu lượng:

Nhiệm vụ: điều hòa nước thải cả về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm.

Bể gồm 07 ngăn: 1 ngăn thu nước đầu vào, 1 ngăn tách rác, 1 ngăn điều hòa nước thải, 1 ngăn bùn hồi lưu, 3 ngăn nén bùn 1,2,3 Trong 03 ngăn đầu của bể điều hòa được lắp đặt máy sục khí nhằm đảo trộn nước thải, tránh cặn lắng trong bể, đồng thời tránh sự phân hủy yếm khí ngay tại bể để tránh gây mùi hôi thối trong nước thải Thời gian nước lưu lại trong bể là 4 - 6 h

Trong bể điều hòa có 04 ngăn chứa bùn, trong đó có 1 ngăn bùn hồi lưu, 3 ngăn nén bùn Thể tích ngăn bùn hồi lưu là 5,775 m 3 ; thể tích mỗi ngăn nén bùn là 12,6 m 3 Bùn từ khoang chứa vật liệu lọc (ngăn lọc) sẽ được chuyển tới và tích tụ tại ngăn hồi lưu bùn, một phần bùn hồi lưu sẽ được chuyển sang ngăn hiếu khí, lượng còn lại sẽ được chuyển sang các ngăn nén bùn Bể được xây chìm dưới đất nhằm hạn chế tối đa sự phát tán mùi vào môi trường trong khuôn viên bệnh viện, đồng thời tiết kiệm được diện tích Bể điều hòa bố trí 07 ngăn với tổng thể tích bể là 152,25 m 3

* Ngăn chứa đệm vi sinh

Ngăn chứa đệm vi sinh ngăn riêng biệt của thiết bị hợp khối AAO Bên trong ngăn chứa đệm vi sinh làm từ ống hình trụ bằng nhựa sơ với trọng lượng đặc biệt. Tổng thể tích chiếm khoảng 40% tổng thể tích ngăn Trong ngăn này sẽ thực hiện 3 quá trình xử lý yếm khí, thiếu khí và hiếu khí.

Ngăn thiếu khí (Anoxyc) Ngăn yếm khí

Hình 5.3 Các quá trình xử lý trong ngăn chứa đệm vi sinh của thiết bị hợp khối AAO

- Nước thải đi vào thiết bị hợp khối trước tiên đi qua ngăn yếm khí Ngăn yếm khí dòng ngược với vi sinh vật lơ lửng được kết hợp với khối đệm giá thể bằng PVC chuyên dụng tạo nên màng vi sinh vật kỵ khí, làm tăng mật độ vi sinh vật có trong nước thải lên 5.000 – 10.000 ppm, đảm bảo hiệu quả trong xử lý yếm khí đạt hiệu suấtn 75-80%

- Trong ngăn thiếu khí diễn ra quá trình Oxy hóa bằng vi sinh các hợp chất Hydrocacbon, Sunfua và photpho (làm giảm BOD, COD, chuyển hóa H2S, P-T) và thực hiện quá trình nitrat hóa Amoni (NH4 +) Ở đây NO3 được chuyển hóa thành N2 khi không có mặt Oxy Đây là quá trình bắt buộc nhằm giảm Nitơ trong nước thải Kết quả cuối cùng là giải phóng N2 bay lên và một phần COD được xử lý.

- Trong ngăn hiếu khí có lắp đặt các giá thể là các ngăn đệm vi sinh lơ lửng, nước thải được xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm như Nito, Photpho Các giá thể này cho phép tăng mật độ vi sinh lên đến 8.000 - 9.000 g/m3 Với mật độ này các quá trình Oxy hóa để khử BOD, COD và NH4 diễn ra nhanh hơn Oxy được cung cấp liên tục vào bể bằng máy thổi khí nhờ đó mà quá trình sinh trưởng của hệ vi sinh vật được diễn ra liên tục và ổn định Các vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải như là thức ăn để sinh trưởng và phát triển thành vi sinh vật mới Một phần chất hữu cơ bị oxy hóa thành khí CO2 và NH3.

* Ngăn chứa vật liệu lọc

Trong ngăn chứa vật liệu lọc có nhiều ống nhựa hình trụ rỗng chuyển động, có trọng lượng, thể tích cố định Các vật liệu lọc sẽ loại bỏ hầu hết các chất rắn lơ lửng và các hạt bùn hoạt tính làm nước trở nên trong hơn Trong ngăn này có thiết kế một bơm rửa ngược đặt dưới đáy bể hoạt động trong khoảng 5 – 12 phút, 1 – 2 lần/ ngày Nước có nhiều chất rắn lơ lửng sau khi rửa ngược được chuyển tới bể nén bùn Nước đạt yêu cầu xử lý tại ngăn này sẽ được chảy sang ngăn chứa nước xử lý để tiếp tục thực hiện quá trình.

* Ngăn chứa nước qua xử lý và khử trùng

Ngăn chứa nước qua xử lý lưu lại nước và tách bùn mà không kết nối với vật liệu lọc sau khi đã ngăn ngừa các khe dò rỉ bùn Thể tích của ngăn này có thể lưu được hơn 1 giờ tổng thể tích nước thải đầu vào Sau đó nước thải được chuyển sang ngăn khử trùng để tiêu diệt, loại bỏ các mầm mống vi sinh vật gây bệnh trong nước thải như E.Coli, Coliforms, Escherichia, Samonella, Nước thải đầu ra đạt yêu cầu sẽ được bơm qua hệ thống ống dẫn và xả ra môi trường Tại các đầu xả được lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải sau xử lý của hệ thống.

Các hạng mục công trình của hệ thống:

Toàn bộ các hạng mục công trình của hệ thống được xây dựng ngầm dưới đất, (trừ nhà điều hành hệ thống xử lý).

Bảng 5.3 Các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải

TT Hạng mục Cấu tạo Diện tích Thể tích thực

01 Hố ga nước thải đầu vào

Thộp ỉ 8, 1 lớp, @ 150 Đỏy BTCT, tường gạch thẻ 110.

DxRxC = 9,3 x 5,6 x 3,9 (m) Nền móng thiết kế với cường độ nền giả định là 1,2 kg/cm 2 ; nền đất tự nhiên gia cố cọc tre; bê tông toàn khối mác 200#, đá 1x2; bê tông lót bể mác 100#, đá 4x6 Thép có d < 10 là thép

AI có Ra = 2.300 kg/cm 2 ; Thép có d

≥ 10 là thép AII có Ra = 2.800 kg/cm 2 Trát bề mặt trong chia làm 2 lớp, lớp 1 vữa xi măng mác 75# có khía bay lớp 2 dày 1 cm, đánh bóng mặt bể bằng xi măng nguyên chất.

Bể chứa cụm thiết bị xử lý nước thải công nghệ AAO -

DxRxC = 11,2 x 5,1 x 2,7 (m) Nền móng thiết kế với cường độ nền giả định là 1,2 kg/cm 2 ; nền đất tự nhiên gia cố cọc tre; bê tông toàn khối mác 200#, đá 1x2; bê tông lót bể mác 100#, đá 4x6 Thép có d < 10 là thép

AI có Ra = 2.300 kg/cm 2 ; Thép có d

≥ 10 là thép AII có Ra = 2.800 kg/cm 2 Định vị cụm thiết bị bằng hệ thống đai neo giữ, tăng đơ.

04 Hố ga nước thải đầu ra

Thộp ỉ 8, 1 lớp, @ 150 Đỏy BTCT, tường gạch thẻ 110 1,54 m 2 0,72 m 3

BTCT, móng xây gạch đặc mác 75#, vữa xi măng mác 75#, tường gạch thẻ 110

Chất lượng nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà

5.2.1 Chất lượng nước thải y tế trước khi xử lý

Theo số liệu khảo sát tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà cho thấy các chất có mặt trong nước thải bệnh viện bao gồm các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ và các vi sinh vật gậy bệnh Hàm lượng các chất ô nhiễm này như sau:

Bảng 5.4 Kết phân tích nước thải trước xử lý tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà ST

Thông số phân tích Đơn vị tính Kết quả QCVN 28;2010/BTNMT

Nguồn:Báo cáo xả thải vào nguồn nước của bệnh viện Đa khoa Hưng Hà

NT1: Mẫu nước thải lấy tại bể thu gom nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà.

QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

C max là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải y tế khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l) Cmax được tính theo công thức:

+ C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại QCVN 28:2010/BTNMT.

+ K là hệ số tính tới quy mô và loại hình cơ sở y tế Vì quy mô bệnh viện có số giường bệnh > 300 nên K = 1,0.

Từ kết quả phân tích mẫu nước thải y tế chưa qua xử lý của bệnh viện Đa khoa Hưng Hà so với các giá trị tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT cho thấy có 07/13 thông số vượt quy chuẩn cho phép:

+ COD vượt quy chuẩn 4,58 lần;

+ BOD5 vượt quy chuẩn 4 lần;

+ TSS vượt quy chuẩn 1,48 lần;

+ Sunfua vượt quy chuẩn 1,9 lần;

+ NH4 + vượt quy chuẩn 9,412 lần;

+ Dầu mỡ động thực vật vượt quy chuẩn 2,44 lần;

+ Coliform vượt quy chuẩn 53,33 lần.

Các thông số còn lại không phát hiện hoặc nằm dưới quy chuẩn cho phép. Điều này cho thấy rằng nước thải y của bệnh viện trước khi được xử lý là rất ô nhiễm Nước thải này nếu không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng môi trường của nguồn tiếp nhận.

5.2.2 Chất lượng nước thải y tế sau khi xử lý

Thực hiện pháp luật nhà nước về bảo vệ môi trường, hàng năm bệnh viện kí hợp đồng quan trắc môi trường với Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình với tần suất 4 lần/năm Trong đó có nội dung về quan trắc chất lượng nước thải tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải y tế tập trung Chất lượng nước thải của hệ thống xử lý nước thải được tổng hợp trình bày theo bảng sau:

Bảng 5.5 Kết quả phân tích nước thải sau xử lý tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà

TT Thông số phân tích Đơn vị tính

Kết quả phân tích QCVN 28:2010/

09 Dầu mỡ động thực vật mg/l SMEWW 5520

Không phát hiện Không phát hiện

Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà năm 2022

NT1: Mẫu nước thải lấy tại cửa xả sau hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện lúc 8h00’ ngày 15/03/2022;

NT2: Mẫu nước thải lấy tại cửa xả sau hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện lúc 10h40’ ngày 22/06/2022;

NT3: Mẫu nước thải lấy tại cửa xả sau hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện lúc 15h00’ ngày 07/09/2022;

Từ bảng kết quả phân tích mẫu nước thải năm 2022 trên so với quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT (cột A giá trị Cmax) cho thấy tất cả các thông số phân tích chất lượng mẫu nước thải y tế sau xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đều có giá trị thấp hơn giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn Qua đó cho thấy hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đã hoạt động hiệu quả, nước thải của Bệnh viện khi thải ra môi trường không có ảnh hưởng xấu tới nguồn tiếp nhận.

NT3: Mẫu nước thải lấy tại cửa xả sau hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện lúc 15h00’ ngày 07/09/2022;

BÀN LUẬN

Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà

- Về Hóa Học: Từ kết quả Kết phân tích nước thải trước xử lý tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà trong bảng 5.4 ta thấy rằng mẫu nước thải của bệnh viện khi chưa được xử lý có các giá trị COD, BOD5, TSS, Sunfua, NH4, dầu mỡ động thực vật đều cao hơn giá trị giới hạn, không đạt tiêu chuẩn thải theo QCVN 28:2010/BTNMT Sau khi nước thải được qua hệ thống xử lý tập trung theo công nghệ của Nhật Bản được xây dựng trên nguyên lý AAO, tích hợp trong những module thiết bị hợp khối (JOHKASOU) với công suất thiết kế 150m 3 /ngày đêm các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cột A theo QCVN 28:2010/BTNMT

- Về vi sinh: Mẫu nước thải tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà có các chỉ tiêu Colifom vượt 53,33 lần, chưa đạt tiêu chuẩn của nước thải bệnh viện theo QCVN 28:2010/BTNMT Sau khi được xử lý, nồng độ vi khuẩn Colifom có trong nước thải còn rất thấpđạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT.

Như vây: Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau khi được xử lý đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép Kết quả trên chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đã hoạt động hiệu quả, nước thải của Bệnh viện khi thải ra môi trường không có ảnh hưởng xấu tới nguồn tiếp nhận. Mặc dù các kết quả phân tích của đề tài nghiên cứu đều chỉ ra rằng nước thải y tế sau xử lý của bệnh viện đều đạt quy chẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường Tuy nhiên, qua kiểm tra, khảo sát thực tế tại một số khu vực phát sinh nước thải như tại nhà ăn bệnh viện, phòng mổ, phòng đẻ, phòng xét nghiệm hệ thống thu gom nước thải y tế tại đây thường xuyên bị tắc nghẽn, nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu nhưng chưa được xử lý một cách có hiệu quả Điều đó về lâu về dài vô hình làm giảm hiệu quả xử lý nước thải y tế, phát tán mầm bệnh và làm tăng chi phí xử lý, bảo trì Do vậy bệnh viện cần có các giải pháp xử lý các vấn đề trên,nâng cao hiệu quả xử lý nước thải y tế.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý

- Duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát môi trường nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố, vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả thu gom xử lý nước thải như mất song chắn rác, tắc đường ống thoát nước… Cần xây dựng kế hoạch ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra.

- Công đoạn thu gom nước thải đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác xử lý nước thải Một hệ thống thu gom không đồng bộ sẽ dẫn tới việc thu gom không hiệu quả, làm nước thải thất thoát nhiều Bởi vậy, cần có kế hoạch cải tạo, nạo vét bể tự hoại, hố ga, đường dẫn đảm bảo thu gom triệt để nguồn nước thải, tránh để nước thải thấm, ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm

-Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, các quy định, thông tư, hướng dẫn của cơ quan nhà nước về hoạt động xử lý nước thải y tế Định kỳ thực hiện Quan trắc môi trường, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, theo dõi các thông số ô nhiễm có trong nước thải Đảm bảo nước thải luôn được xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường.

- Đối với cán bộ được phân công phụ trách vận hành hệ thống xử lý nước thải cần được tập huấn, chuyển giao công nghệ, hàng ngày ghi chép đầy đủ hoạt động của hệ thống vào sổ theo dõi Nắm được những sự cố hỏng hóc thông thường và khi có các sự cố nhỏ xảy ra phải có khả năng tự khắc phục; nếu gặp sự cố vượt quá khả năng khắc phục thì phải báo cáo lãnh đạo bệnh viện kịp thời để sớm đưa ra biện pháp khắc phục trong vòng 24 giờ

- Đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; cán bộ y tế cần tăng cường nhắc nhở, tuyên truyền mọi người sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, hạn chế phát sinh nước thải.

6.2.2 Giải pháp về công nghệ

* Về xử lý nước thải có chứa nhiều vi trùng gây bệnh Điều quan tâm đầu tiên đối với nước thải bệnh viện là vấn đề các vi trùng gây bệnh, các loại hóa chất xét nghiệm, máu, dịch tiết của bệnh nhân và các chất khử khuẩn Khu vực khoa Xét nghiệm, phòng mổ, phòng đẻ là nơi phát sinh chủ yếu của các chất ô nhiễm này Những khu vực này cách xa hệ thống xử lý nước thải tập trung, khi chưa được thu gom kịp thời các vi trùng gây bệnh tồn tại trong một thời gian nhất định sẽ phát tán ra môi trường, ngấm xuống lòng đất… gây ô nhiễm, lan truyền các bệnh truyền nhiễm Các chất kháng sinh và thuốc sát trùng xuất hiện cùng với dòng nước thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có hại và có lợi gây ra sự phá vỡ cân bằng sinh thái của vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải tập trung

Vì vậy, để giải quyết hiệu quả vấn đề nêu trên, tăng hiệu quả xử lý cho hệ thống, nhóm nghiên cứu đề xuất xây dựng một bể thu gom, xử lý sơ bộ nước thải khoa Xét nghiệm, phòng mổ, phòng đẻ trước khi đưa về hệ thống xử lý tập trung

Bể thu gom được xây dựng gần nguồn phát sinh nước thải để hạn chế sự phát tán ô nhiễm, kích thước (1,2 x 1,2 x 1,5) m, thể tích 2,16 m 3 có thể thu gom, lưu giữ nước thải phát sinh trong 24 giờ Đầu ra được thiết kế là các cửa xả có thể đóng mở, được nối với hệ thống thu gom nước thải y tế Bể này có tác dụng điều hoà lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm, lắng các hạt cát, sạn, … Tại đây, nhân viên y tế được phân công sẽ tiến hành xử lý sơ bộ bằng hóa chất Cloramin B và các chế phẩm vi sinh nhằm tăng nhanh quá trình phân hủy sơ bộ các chất hữu cơ, xử lý một phần COD, BOD Việc hòa trộn clo và các chế phẩm vi sinh với nước thải được tính toán trên cơ sở lưu lượng nước thải tại thời điểm xử lý Thời gian tiếp xúc tối thiểu của clo với nước thải trong bể tiếp xúc là 30 phút Nước thải sau khi được thu gom xử lý sơ bộ thông qua các cửa xả được chảy sang hệ thống thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện để tiếp tục xử lý triệt để các chất ô nhiễm Sau một thời gian, lượng bùn tích tụ trong bể thu gom tăng dần cần tiến hành mở nắp và nạo vét

* Về xử xý nước thải chứa dầu mỡ

Hiện nay, mỗi ngày tại khu vực nhà ăn, căng tin bệnh viện đều có rất nhiều các loại dầu động thực vật được thải trực tiếp xuống hệ thống thu gom nước thải bệnh viện Việc này dẫn đến đường ống cống thường chỉ sử dụng xả nước thải sinh hoạt trở thành nơi thường xuyên đổ dầu mỡ

Dầu mỡ, chất béo được làm từ các hóa chất hữu cơ và sử dụng nhiều trong sản xuất lương thực, thực phẩm Sau khi sử dụng thì các hợp chất này biến đổi thành phần và không sử dụng nữa Các hợp chất khi đi vào hệ thống cống thoát nước của bồn rửa chén hay các ống nước thông dụng khác sẽ không trôi được mà thường bám vào thành ống Lâu ngày sẽ kéo theo nhiều các chất thải khác bám vào gây tắc nghẽn.

Thực tế qua kiểm tra, nước thải tại khu vực nhà ăn bệnh viện có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo trong nước thải không được xử lý triệt để tích tụ dày đặc gây tắc nghẽn đường ống nước dâng ngược lên bề mặt bốc mùi hôi nồng nặc, tăng chi phí bảo trì…

Tất cả các nguyên nhân trên đều có thể làm tê liệt toàn bộ hệ thống cống rãnh, nước thải không thoát được, thậm chí còn bị ứ đọng lại Vì thế, dầu mỡ được coi là

“thủ phạm” chính gây ô nhiễm môi trường và nhiều bệnh nguy hiểm cho con người Để giải quyết hiệu quả vấn đề nêu trên, tăng hiệu quả xử lý cho hệ thống, nhóm nghiên cứu đề xuất xây dựng một bể thu gom, xử lý dầu mỡ có trong nước thải tại nhà ăn bệnh viện bằng phương pháp cơ học.

Bể thu gom được xây dựng ngay sau khu vực phát sinh nước thải nhằm thu gom được tối đa lượng nước thải phát sinh, kích thước (1,2 x 1,2 x 1,5) m, thể tích 2,16 m 3 có thể thu gom, lưu giữ nước thải phát sinh trong 24 giờ Đầu ra được thiết kế là các cửa xả có thể đóng mở, được nối với hệ thống thu gom nước thải y tế Tại bể thu gom này, dầu mỡ nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên mặt nước, thức ăn thừa và cặn bẩn sẽ lắng xuống đáy bể Phần nước thải còn lại sẽ theo hệ thống thu gom nước thải chung, còn lại dầu mỡ, bùn thải sẽ được thu gom định kỳ xử lý.

Ngày đăng: 20/02/2024, 08:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w