1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương nckh đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải y tế

25 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Hưng Hà
Trường học Sở Y Tế Thái Bình
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hưng Hà
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 246,22 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây “Môi trường và phát triển bền vững” là vấn đề đang được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm. Ở một khía cạnh nào đó, để đảm bảo cho môi trường không bị suy thoái và phát triển một cách bền vững thì phải chú ý giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải vệ sinh môi trường một cách hợp lý, đặc biệt là nước thải y tế. Hiện nay, nước ta đang trên con đường phát triển, các khu dân cư, công nghiệp, bệnh viện đang được quy hoạch và phát triển mạnh mẽ. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề với tài nguyên nước. Với hàng trăm khu công nghiệp, đô thị lớn nhỏ và hàng nghìn cơ sỏ y tế trên cả nước, mỗi ngày có hàng triệu m3 nước thải không qua xử lý được thải trực tiếp vào môi trường. Phần lớn lượng nước thải phát sinh này đều chưa được xử lý đúng mức, đây có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, lan truyền dịch bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã nêu rõ: “Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường” 1. Ở Việt Nam nước thải sinh hoạt nói chung và nước thải bệnh viện nói riêng có độ ô nhiễm cao, mùi rất khó chịu, giàu chất hữu cơ hòa tan, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh… Nước thải bệnh viện nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn tiếp nhận, đặc biệt nước thải bệnh viện còn là nguồn lan truyền các loại bệnh. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp và các ngành liên quan đến bảo vệ môi trường, các cơ sở y tế đã có nhiều cố gắng trong việc kiểm soát ô nhiễm. Hầu hết các bệnh viện đã được đầu tư trang bị hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng xử lý. Để góp phần giải quyết một phần nội dung trên tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà năm 2022 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý”

Trang 1

SỞ Y TẾ THÁI BÌNH

ĐỀ TÀIĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG HÀ NĂM 2022 VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ

Hưng Hà, năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Phần 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

Phần 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

3.1 Khái niệm 3

3.2 Nguồn gốc phát sinh nước thải y tế 3

3.3 Thành phần, thông số ô nhiễm chính trong nước thải y tế 3

3.3.1 Độ pH 3

3.3.2 Các chất rắn trong nước thải y tế 3

3.3.3 Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế 4

3.3.4 Các chất dinh dưỡng trong nước thải y tế 4

3.3.5 Chất khử trùng và một số chất độc hại khác 5

3.3.6 Chỉ số vi sinh vật 5

3.4 Lưu lượng phát sinh nước thải của y tế 5

3.5 Ảnh Hưởng của nước thải y tế 6

3.5.1 Ảnh hưởng của nước thải y tế đến sức khỏe con người 6

3.5.2 Ảnh hưởng của nước thải y tế đến môi trường xung quanh 6

3.6 Các tiêu chuẩn chất lượng nước thải y tế 7

3.7 Các phương pháp xử lý nước thải 7

3.7.1 Phương pháp xử lý cơ học 8

3.7.2 Phương pháp xử lý hóa lý 9

3.7.3 Phương pháp hóa học 10

3.7.4 Xử lý bằng phương pháp sinh học 10

3.8 Một số công nghệ xử lý nước thải y tế tại Việt Nam [7] 11

3.8.1 Xử lý nước thải y tế theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt (Biophil) 11

3.8.2 Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí (Aerotank) 12

3.8.3 Xử lý nước thải y tế theo nguyên lý hợp khối 13

Phần 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

4.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 15

4.2 Phương pháp nghiên cứu 15

Phần 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16

5.1 Hoạt động phát sinh nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà 16

5.1.1 Các hoạt động sử dụng và phát sinh nước thải y tế 16

5.1.2 Mạng lưới thu gom thoát nước thải bệnh viện 16

Trang 3

5.1.3 Nhu cầu sử dụng nước và xả thải 16

5.2 Mô tả hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà 17

5.3 Chất lượng nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà 17

5.3.1 Chất lượng nước thải y tế trước khi xử lý 17

5.3.2 Chất lượng nước thải y tế sau khi xử lý 17

Phần 6 BÀN LUẬN 18

6.1 Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà 18

6.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý 18

Phần 7 KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

DO : Hàm lượng oxy hòa tan trong nước

TS : Tổng chất rắn

TSS : Tổng chất rắn lơ lửng

TDS : Tổng chất rắn hòa tan

COD : Nhu cầu oxy hóa học

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Phân loại mức độ ô nhiễm nước thải y tế thông qua chỉ số BOD5Bảng 3.2 Phân loại mức độ ô nhiễm nước thải y tế thông qua chỉ số CODBảng 3.3 Giá trị giới hạn của nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải bệnhviện (QCVN 28:2010/BTNMT)

Bảng 3.4 Các phương pháp cơ học xử lý nước thải

Bảng 3.5 Các phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải

Bảng 5.1 Nhu cầu cần sử dụng nước tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà

Bảng 5.2 Tổng hợp tình hình xả nước thải tại Bệnh viện Đa khoa Hưng HàBảng 5.3 Kết quả phân tích nước thải y tế trước xử lý tại bệnh viện Đa khoaHưng Hà

Bảng 5.4 Kết quả phân tích nước thải của hệ thống xử lý tại bệnh viện Đakhoa Hưng Hà

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Sơ đồ xử lý nước thải y tế theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọtHình 3.2 Sơ đồ xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khíHình 3.3 Sơ đồ xử lý nước thải y tế theo nguyên lý hợp khối

Hình 5.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom nước thải Bệnh viện

Hình 5.2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện

Trang 6

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây “Môi trường và phát triển bền vững” là vấn đềđang được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm Ở một khía cạnhnào đó, để đảm bảo cho môi trường không bị suy thoái và phát triển một cách bềnvững thì phải chú ý giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nướcthải vệ sinh môi trường một cách hợp lý, đặc biệt là nước thải y tế

Hiện nay, nước ta đang trên con đường phát triển, các khu dân cư, côngnghiệp, bệnh viện đang được quy hoạch và phát triển mạnh mẽ Tốc độ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càngnặng nề với tài nguyên nước Với hàng trăm khu công nghiệp, đô thị lớn nhỏ vàhàng nghìn cơ sỏ y tế trên cả nước, mỗi ngày có hàng triệu m3 nước thải không qua

xử lý được thải trực tiếp vào môi trường Phần lớn lượng nước thải phát sinh nàyđều chưa được xử lý đúng mức, đây có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môitrường, lan truyền dịch bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Luật Bảo vệmôi trường năm 2020 đã nêu rõ: “Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thugom riêng nước mưa và nước thải; nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường” [1]

Ở Việt Nam nước thải sinh hoạt nói chung và nước thải bệnh viện nói riêng

có độ ô nhiễm cao, mùi rất khó chịu, giàu chất hữu cơ hòa tan, chứa nhiều vi khuẩngây bệnh… Nước thải bệnh viện nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồntiếp nhận, đặc biệt nước thải bệnh viện còn là nguồn lan truyền các loại bệnh Thựchiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp và các ngành liên quanđến bảo vệ môi trường, các cơ sở y tế đã có nhiều cố gắng trong việc kiểm soát ônhiễm Hầu hết các bệnh viện đã được đầu tư trang bị hệ thống xử lý nước thải, tuynhiên vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng xử lý Để góp phần giải

quyết một phần nội dung trên tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả hệ thống xử

lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà năm 2022 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý”

Trang 7

Phần 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoaHưng Hà, đề tài tập trung vào đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải y tế từ đóđưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo vệmôi trường theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/202 của Bộ Y tế Quyđịnh quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế [2]

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định nguồn, lưu lượng nước thải y tế của bệnh viện Đa khoa Hưng Hà;

- Hiện trạng thu gom nước thải y tế của bệnh viện Đa khoa Hưng Hà;

- Mô tả về hệ thống xử lý nước thải y tế của bệnh viện Đa khoa Hưng Hà(nguyên lý hoạt động, các trang thiết bị của hệ thống xử lý nước thải);

- Đánh giá hiệu quả xử lý, chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lýnước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Hưng Hà theo QCVN 28:2010/BTNMT Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế [3]

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, vận hành của hệ thống

xử lý nước thải y tế nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường theoThông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế Quy định quản lý chấtthải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

Trang 8

Phần 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3.1 Khái niệm

- Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trongmột quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó

- Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm: cơ sở khámbệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược; cơ sở sảnxuất thuốc

3.2 Nguồn gốc phát sinh nước thải y tế

- Nước thải y tế có nguồn gốc từ các hoạt động như lau rửa vết thương, lauchùi các dụng cụ y tế, phẫu thuật, nước thải từ các phòng xét nghiệm y khoa, bệnhphẩm của bệnh nhân,… nước thải này chứa nhiều vi trùng vi khuẩn tiềm ẩn nguy

cơ rất lớn gây lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm ra môi trường xung quanh

- Nước thải sinh hoạt từ các nhà bếp, nhà ăn ở các cơ sở y tế, bệnh viện,ngoài ra còn có nước thải từ nhà tắm từ các hoạt động nấu ăn, tẩy rửa, vệ sinh, tắmgiặt của các y bác sĩ, bệnh nhân, thân nhân,…

3.3 Thành phần, thông số ô nhiễm chính trong nước thải y tế

3.3.1 Độ pH

Đó là thước đo tính axit hoặc bazơ của dung dịch nước Nhìn chung sự sốngtồn tại và phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường nước trung tính có pH = 7.Tuy nhiên, sự sống vẫn chấp nhận một khoảng trên dưới nhất định giá trị trung tính(6<pH<8), đôi khi còn rộng hơn và cá biệt vẫn có những vi sinh vật sống được ởmức pH cực tiểu (0 < pH<1) và cực đại pH = 14 Trong tự nhiên luôn luôn tồn tạimột hệ đệm, do vậy sự thay đổi nồng độ axit hoặc bazo một mức nào đó mới dẫnđến sự thay đổi pH

3.3.2 Các chất rắn trong nước thải y tế

Thành phần vật lý cơ bản trong nước thải y tế gồm có: tổng chất rắn (TS);tổng chất rắn lơ lửng (TSS); tổng chất rắn hòa tan (TDS) Chất rắn hòa tan có kíchthước hạt 10-8 - 10-6 mm, không lắng được Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt từ 10-

3 - 1 mm và lắng được Ngoài ra trong nước thải còn có hạt keo (kích thước hạt từ

10-5 - 10-4 mm) khó lắng

Theo báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Xây dựng “Xây dựng TCVN:Trạm xử lý nước thải bệnh viện - Các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế và quản lý vậnhành” Hà Nội, 2008, trong nước thải bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác, hàmlượng cặn lơ lửng dao động từ 75 mg/L đến 250 mg/L Hàm lượng của các chất rắn

lơ lửng trong nước thải phụ thuộc vào sự hoạt động của các bể tự hoại trong cơ sở y

tế [4]

Trang 9

3.3.3 Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế

Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế gồm có: nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)

và nhu cầu oxy hóa học (COD)

- BOD5 gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hoásinh học, mà đặc biệt là các chất hữu cơ BOD5 thường được xác định bằng phươngpháp phân hủy sinh học trong thời gian 5 ngày nên được gọi là chỉ số BOD5

Bảng 3.1 Phân loại mức độ ô nhiễm nước thải y tế

thông qua chỉ số BOD 5

BOD5 < 200 mg/lít Mức độ ô nhiễm thấp

350 mg/l < BOD5 < 500 mg/lít Mức độ ô nhiễm trung bình

500mg/l < BOD5 < 750 mg/lít Mức độ ô nhiễm cao

BOD5>750 mg/lít Mức độ ô nhiễm rất cao

Theo báo cáo khảo sát của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tạinhiệm vụ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý CTBV đạt tiêu chuẩn môi trường”

Hà Nội, năm 2004, trong nước thải bệnh viện tại Việt Nam, BOD5 dao động từ 120mg/l đến 200 mg/lít [5]

- COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải kể cả chất hữu cơ dễphân huỷ và khó phân huỷ sinh học Đối với nước thải, hàm lượng ô nhiễm hữu cơđược xác định gián tiếp thông qua chỉ số COD

Bảng 3.1 Phân loại mức độ ô nhiễm nước thải y tế

thông qua chỉ số COD

COD < 400 mg/lít Mức độ ô nhiễm thấp

400 mg/l < COD < 700 mg/lít Mức độ ô nhiễm trung bình

700 mg/l < COD < 1500 Mức độ ô nhiễm cao

COD > 1500 mg/lít Mức độ ô nhiễm rất cao

Trong nước thải bệnh viện tại Việt Nam, COD thường có giá trị từ 150mg/lđến 250 mg/lít

3.3.4 Các chất dinh dưỡng trong nước thải y tế

Trong nước thải y tế cũng chứa các nguyên tố dinh dưỡng gồm Nitơ và Phốtpho Các nguyên tố dinh dưỡng này cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật vàthực vật Nước thải y tế thường có hàm lượng N-NH4+ phụ thuộc vào loại hình cơ

sở y tế Trong nước, nitơ tồn tại dưới dạng nitơ hữu cơ, nitơ amôn, nitơ nitrit vànitơ nitrat Nitơ gây ra hiện tượng phú dưỡng và độc hại đối với nguồn nước sửdụng ăn uống Phốt pho trong nước thường tồn tại dưới dạng orthophotphat (PO43-,

Trang 10

HPO42-, H2PO4 -, H3PO4) hay polyphotphat [Na3 (PO3)6] và phốt phát hữu cơ Phốtpho là nguyên nhân chính gây ra sự bùng nổ tảo ở một số nguồn nước mặt, gây rahiện tượng tái nhiễm bẩn và nước có màu, mùi khó chịu

Các chất thải bệnh viện (nước thải và rác thải) khi xả ra môi trường không qua

xử lý có nguy cơ làm hàm lượng nitơ và photpho trong các sông, hồ tăng Trong hệthống thoát nước và sông, hồ, các chất hữu cơ chứa nitơ bị amôn hoá Sự tồn tạicủa NH4 + hoặc NH3 chứng tỏ sông, hồ bị nhiễm bẩn bởi các chất thải Trong điềukiện có ôxy, nitơ amôn trong nước sẽ bị các loại vi khuẩn Nitrosomonas vàNitrobacter chuyển hoá thành nitơrit và nitơrat

Hàm lượng nitơrat cao sẽ cản trở khả năng sử dụng nước cho mục đích sinhhoạt, ăn uống

3.3.5 Chất khử trùng và một số chất độc hại khác

Do đặc thù hoạt động của các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện, các hóachất khử trùng đã được sử dụng khá nhiều, các chất này chủ yếu là các hợp chấtcủa clo (cloramin B, clorua vôi, ) sẽ đi vào nguồn nước thải và làm giảm hiệu quả

xử lý của các công trình xử lý nước thải sử dụng phương pháp sinh học

Ngoài ra, một số kim loại nặng như chì, Thủy ngân, Cadimi hay các hợp chấtAOX phát sinh trong việc chụp X- quang cũng như tại các phòng xét nghiệm củabệnh viện trong quá trình thu gom, phân loại không triệt để sẽ đi vào hệ thống nướcthải có nguy cơ gây ra ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận

3.3.6 Chỉ số vi sinh vật

Coliform và Fecal coliform (coniform phân) là các nhóm vi sinh vật dùng đểchỉ thị khả năng có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh Nhóm coliform gồmnhững sinh vật hiếu khí và kỵ khí tùy tiện, Gram âm, không sinh bào tử hình que,lên men đường lactozo và sinh hơi trong môi trường cấy lỏng Dựa vào nhiệt độtăng trưởng, nhóm này lại được chia thành 2 nhóm nhỏ là coliform và coliformphân có nguồn gốc từ phân các loại động vật

3.4 Lưu lượng phát sinh nước thải của y tế

Lưu lượng phát sinh nước thải y tế thay đổi tùy thuộc vào điều kiện của từngbệnh viện nước thải bệnh viện gồm hai nguồn chủ yếu là:

- Nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh;

- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhàbệnh nhân

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một vài phương pháp ước tính lượngnước thải phát sinh như sau:

- Bệnh viện quy mô nhỏ và trung bình: 200 - 500 lít/người.ngày

- Bệnh viện quy mô lớn: 400 - 700 lít/người.ngày

Trang 11

- Bệnh viện trường học: 500 - 900 lít/người.ngày

Tuy nhiên, lượng nước thải thực tế thu gom phụ thuộc rất nhiều vào chấtlượng của hệ thống thu gom trong các cơ sở y tế Trên thực tế với hệ thống thu gomkhông hiệu quả, lượng nước thải thực tế thu được thường thấp hơn đáng kể so vớicác giá trị được ước tính Theo kinh nghiệm thực tế, thường người ta ước tínhlượng nước thải bằng 80% của lượng nước cấp [6]

Ngoài ra bệnh viện còn có nước mưa chảy tràn trong mùa mưa lũ cuốn theođất cát và rác trôi nổi trong khuôn viên bệnh viện Lưu lượng nước thải này thayđổi phụ thuộc vào diện tích bệnh viện cũng như lượng mưa trung bình trong khuvực Nước thải nguồn này có thể chứa ít các chất ô nhiễm với hàm lượng không cao

do đã được làm loãng nhiều lần Vì vậy, nguồn nước thải này không cần xử lý

3.5 Ảnh Hưởng của nước thải y tế

3.5.1 Ảnh hưởng của nước thải y tế đến sức khỏe con người

Nước thải y tế chứa rất nhiếu mầm bệnh nguy hiểm và có thể gây lay lantruyền nhiễm rất nguy hiểm như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, E.coli, virus bạiliệt,… và đặc biệt là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19 cùng vớicác biến thể nguy hiểm của nó cũng có thể lây lan thông qua môi trường nướcnhiễm bẩn xả ra từ các cơ sở, bệnh viện điều trị đặc thù Với nước thải chưa được

xử lý triệt để, loại bỏ hết các mầm bệnh, vi khuẩn mà bị xả trực tiếp ra môi trườngbên ngoài, nếu con người tiếp xúc hoạc sử dụng loại nước bị ô nhiễm này trong nấu

ăn sẽ có nguy cơ rất lớn mắc bệnh và làm dịch bệnh lan tràn ra cộng đồng, ảnhhưởng rất lớn đến sức khỏe con người và đời sống kinh tế xã hội

Ngoài ra con người sử dụng các nguồn nước thải xả ra từ các cơ sở y tế, bệnhviện cũng có khả năng mắc các mãn tính nguy hiểm như thận, ung thư, tiêu chảy,bệnh đường tiêu hóa, …

3.5.2 Ảnh hưởng của nước thải y tế đến môi trường xung quanh

Nước thải y tế xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà chưa được xử lý triệt

để thì rõ ràng là môi trường nước sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, các cây trồng , sinh vậtthủy sinh như tôm, cá,… sống ở xung quanh sẽ kém phát triển thậm chí diễn ratrường hợp chết hàng loạt gây tác động lớn đến đời sống kinh tế của người dân ởcác khu vực lân cận

Nước thải chưa được xử lý thải ra môi trường bên ngoài về lâu dài sẽ làm đấtđai ở các khu vực đó bị nhiễm độc từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường đất

ở đây, làm biến đỗi mục đích sử dụng đất ở khu vực này theo chiều hướng ngàycàng xấu, trâu bò, vật nuôi gia súc gia cầm nếu tiếp xúc với môi trường đất ô nhiễmnày và được con người tiêu thụ thông qua việc ăn các loại gia súc gia cầm này vẫn

bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm

Trang 12

3.6 Các tiêu chuẩn chất lượng nước thải y tế

Nước thải y tế là nguồn nước thải có chứa các chất ô nhiễm môi trường vàcũng là môi trường lây lan bệnh tật Vì vậy, trước khi thải ra ngoài môi trườngxung quanh nước thải bệnh viện cần phải được xử lý theo quy trình công nghệtương thích để đạt tiêu chuẩn cho phép Để đảm bảo các tiêu chuẩn này, nước thảitrước và sau khi xử lý cần được kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ô nhiễm cơ bản Cáctiêu chuẩn về chất lượng nước thải cũng như chất lượng nước ngầm nơi tiếp nhậnnước thải cũng cần được hiểu rõ để có biện pháp quản lý thích hợp đối với các chấtthải nói chung và chất thải bệnh viện nói riêng nhằm hướng tới mục tiêu phát triểnbền vững

Bảng 3.3 Giá trị giới hạn của nồng độ các chất ô nhiễm trong

nước thải y tế (QCVN 28:2010/BTNMT) T

3.7 Các phương pháp xử lý nước thải

Các loại nước thải đều chứa các chất gây nhiễm bẩn có tính chất khác nhau: từcác loại chất không tan đến các loại chất khó tan và những hợp chất tan trong nước

Xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước và có thể đưa nước đổ

Ngày đăng: 20/02/2024, 08:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w