1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

158 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Một Số Cơ Sở Khoa Học Để Gây Trồng Và Phát Triển Cây Mật Nhân (Eurycoma Longifolia Jack) Tại Vùng Nam Trung Bộ Và Tây Nguyên
Tác giả Trần Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn GS. TS Võ Đại Hải, TS. Kiều Tuấn Đạt
Trường học Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Lâm sinh
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 7,33 MB

Nội dung

Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây NguyênNghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC

ĐỂ GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY MẬT NHÂN

(Eurycoma longifolia Jack) TẠI VÙNG NAM TRUNG BỘ

VÀ TÂY NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC

ĐỂ GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY MẬT NHÂN

(Eurycoma longifolia Jack) TẠI VÙNG NAM TRUNG BỘ

VÀ TÂY NGUYÊN

Ngành đào tạo: Lâm sinh

Mã ngành: 9.62.02.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS TS Võ Đại Hải

2 TS Kiều Tuấn Đạt

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,luận án được thực hiện trong thời gian từ năm 2021 đến năm 2023 dưới sự hướngdẫn khoa học của GS.TS Võ Đại Hải và TS Kiều Tuấn Đạt Các số liệu và các kếtquả nghiên cứu được trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từngđược công bố trong các công trình trước đây

Luận án có kế thừa và sử dụng một phần kết quả của Đề tài Quỹ gen Quốc

gia: “Nghiên cứu bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn gen Mật nhân

(Eurycoma longifolia Jack) tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên làm nguyên liệu sản xuất thuốc” mã số NVQG-2018/22 do ThS Phạm Tiến Bằng chủ trì giai đoạn từ

tháng 11/2018 đến tháng 4/2021 và cá nhân NCS chủ trì giai đoạn từ tháng 4/2021đến tháng 11/2023 Các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu này đã được đơn vịchủ trì, chủ nhiệm đề tài và các thành viên chính tham gia thực hiện đề tài đồng ýcho phép sử dụng trong luận án

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

Tác giả

Trần Thị Thúy Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠNLuận án này được hoàn thành tại Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam theochương trình đào tạo tiến sĩ khóa 33, từ năm 2021 - 2024.

Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡcủa Ban lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Lâmnghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, nhândịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó

Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến GS.TS.VõĐại Hải, TS Kiều Tuấn Đạt với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã dành nhiềuthời gian và công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này

Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, đặc biệt là TS.Trần Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm, đã tạo mọi điều kiện để tác giả theo học vàhoàn thành luận án này

Hoàn thành luận án này phải kể đến sự giúp đỡ to lớn của tập thể cán bộkhoa học Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, đặc biệt là ThS Phạm Tiến Bằng - chủ

trì đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn gen Mật

nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên làm nguyên liệu sản xuất thuốc” giai đoạn giai đoạn từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2021 đã hỗ trợ rất

nhiều về bố trí một số thí nghiệm ngoài hiện trường

Xin chân thành cảm ơn UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, UBND các huyện,

xã, Hạt kiểm lâm - nơi tác giả triển khai thí nghiệm, đã tạo mọi điều kiện thuận lợigiúp đỡ tác giả triển khai thí nghiệm và thu thập số liệu ngoại nghiệp

Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè và người thân trong gia đình đã độngviên và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Về lý luận 3

2.2 Về thực tiễn 3

3 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4

4.1 Ý nghĩa khoa học 4

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

5 Những đóng góp mới của luận án 4

6 Cấu trúc và bố cục của luận án 4

Chương 1: 6

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1 Trên thế giới 6

1.1.1 Nghiên cứu về phân loại, sinh thái, phân bố cây Mật nhân 6

1.1.2 Nghiên cứu về đa dạng di truyền và giá trị sử dụng cây Mật nhân 7

1.1.3 Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và trồng Mật nhân 10

1.2 Ở trong nước 13

Trang 6

1.2.1 Nghiên cứu về phân loại, sinh thái, phân bố cây Mật nhân 13

1.2.2 Nghiên cứu về đa dạng di truyền và giá trị sử dụng cây Mật nhân 16

1.2.3 Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và trồng Mật nhân 21

1.3 Thảo luận chung 25

Chương 2: 27

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Nội dung nghiên cứu 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 27

2.2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 28

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và đa dạng nguồn gen cây Mật nhân 28

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm đặc điểm đa dạng di truyền và giá trị nguồn gen Mật nhân tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 30

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Mật nhân 34

2.2.5 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật trồng Mật nhân ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 40

2.2.6 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản Mật nhân 42

2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu 44

2.2.8 Điều kiện tự nhiên khu vực thí nghiệm trồng Mật nhân 50

Chương 3: 51

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51

3.1 Đặc điểm sinh học loài Mật nhân tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 51

3.1.1 Đặc điểm phân bố và sinh thái loài Mật nhân 51

3.1.2 Đặc điểm vật hậu 56

3.1.3 Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao và tái sinh các lâm phần có Mật nhân phân bố 63

Trang 7

3.2 Đặc điểm đa dạng di truyền và giá trị nguồn gen Mật nhân tại các tỉnh

Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 73

3.2.1 Đặc Điểm đa dạng di truyền nguồn gen Mật nhân 73

3.2.2 Đặc điểm giá trị nguồn gen Mật nhân 82

3.3 Kỹ thuật nhân giống cây Mật nhân ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 87

3.3.1 Đặc điểm sinh lý hạt giống Mật nhân 87

3.3.2 Kỹ thuật nhân giống hữu tính loài Mật nhân 88

3.3.3 Kỹ thuật nhân giống vô tính loài Mật nhân 97

3.4 Kỹ thuật trồng cây Mật nhân ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 105

3.4.1 Ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng cây Mật nhân 105

3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng cây Mật nhân 108

3.4.3 Ảnh hưởng của phân bón lót đến sinh trưởng cây Mật nhân 109

3.4.4 Ảnh hưởng của biện pháp làm đất đến sinh trưởng cây Mật nhân 111

3.4.5 Ảnh hưởng của tuổi cây con đem trồng đến sinh trưởng cây Mật nhân 113

3.5 Kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản Mật nhân 117

3.5.1 Kỹ thuật thu hoạch dược liệu Mật nhân 117

3.5.2 Kỹ thuật sơ chế và bảo quản dược liệu Mật nhân 120

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, VÀ KHUYẾN NGHỊ 124

1 Kết luận 124

2 Tồn tại 125

3 Khuyến nghị 126

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 127

TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

PHỤ LỤC : 142

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý, hóa tính đất 29

Bảng 3.1 Một số đặc điểm khu vực phân bố tự nhiên của loài Mật nhân 52Bảng 3.2 Đặc điểm khí hậu vùng phân bố tự nhiên của loài Mật nhân 53Bảng 3.3 Thành phần cơ giới đất tại các lâm phần có loài Mật nhân

phân bố tự nhiên

54

Bảng 3.4 Một số tính chất hóa học đất tại các lâm phần có loài Mật

nhân phân bố tự nhiên

Bảng 3.8 Đặc trưng lâm phần rừng tự nhiên giàu nơi có loài Mật nhân

Bảng 3.11 Đặc trưng rừng tự nhiên trung bình có Mật nhân phân bố 65Bảng 3.12 Cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên trung bình (IV%) nơi có loài

Mật nhân phân bố

66

Bảng 3.13 Đặc trưng loài Mật nhân trong rừng tự nhiên trung bình 67Bảng 3.14 Đặc trưng rừng tự nhiên nghèo có Mật nhân phân bố 67Bảng 3.15 Cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên nghèo (IV%) nơi có loài Mật

Bảng 3.19 Tổ thành tầng cây tái sinh ở trạng thái rừng tự nhiên nghèo

(N%) nơi có loài Mật nhân phân bố

72

Bảng 3.20 Các thông số về đa dạng di truyền của 13 xuất xứ nghiên cứu 75

Trang 11

Bảng 3.21 Kết quả phân tích AMOVA mẫu Mật nhân ở 13 quần thể

nghiên cứu

77

Bảng 3.22 Khoảng cách di truyền (trên vạch) và mức độ tương đồng di

truyền (dưới vạch) ở 13 quần thể nghiên cứu

78

Bảng 3.24 Hàm lượng một số kim loại nặng có trong mẫu rễ Mật nhân 83

Bảng 3.26 Hàm lượng Eurycomanone và Eurycomanol trong các rễ Mật

nhân

84

Bảng 3.30 Đặc điểm sinh lý hạt giống Mật nhân ở các thời điểm thu hái 87Bảng 3.31 Ảnh hưởng nhiệt độ và thời gian xử lý đến tỷ lệ nảy mầm hạt

giống Mật nhân

88

Bảng 3.32 Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh

trưởng cây con Mật nhân giai đoạn 12 tháng tuổi

91

Bảng 3.33 Ảnh hưởng của kích thước ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh

trưởng cây con Mật nhân giai đoạn 12 tháng tuổi

92

Bảng 3.34 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng

cây con Mật nhân giai đoạn 12 tháng tuổi

94

Bảng 3.35 Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây

con Mật nhân giai đoạn 12 tháng tuổi

95

Bảng 3.36 Ảnh hưởng của chất điều hòa và nồng độ đến tỷ lệ sống và

sinh trưởng phát triển của hom Mật nhân ở thời điểm 90 ngày

98

Bảng 3.37 Ảnh hưởng của loại hom đến tỷ lệ sống và sinh trưởng phát

triển của hom Mật nhân

100

Bảng 3.38 Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến sinh trưởng và phát

triển hom Mật nhân giai đoạn 90 ngày theo dõi

102

Bảng 3.39 Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới đến tỷ lệ sống và sinh trưởng

phát triển của hom Mật nhân giai đoạn 90 ngày

104

Bảng 3.40 Ảnh hưởng của độ tàn che đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây

Mật nhân giai đoạn 4 năm tuổi

105

Bảng 3.41 Ảnh hưởng của độ tàn che đến chất lượng sinh trưởng cây

Mật nhân trong mô hình

107

Bảng 3.42 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng cây Mật nhân ở 108

Trang 12

giai đoạn 4 năm tuổi

Bảng 3.43 Ảnh hưởng của phân bón lót đến sinh trưởng cây Mật nhân ở

giai đoạn 4 năm tuổi

110

Bảng 3.44 Ảnh hưởng của biện pháp làm đất đến sinh trưởng cây Mật

nhân ở giai đoạn 4 năm tuổi

112

Bảng 3.45 Ảnh hưởng của tuổi cây con đem trồng đến sinh trưởng cây

Mật nhân ở giai đoạn 2 năm tuổi

Mật nhân

120

Bảng 3.50 Ảnh hưởng của phương pháp sơ chế và phương pháp bảo

quản (hai nhân tố) đến hàm lượng dược liệu Mật nhân

121

Trang 13

Hình 3.5 Kết quả điện di ADN tổng số của 100 mẫu Mật nhân trên gel

agarose

74

Hình 3.6 Sản phẩm của phản ứng PCR với cặp mồi ISSR UBC823

(chú thích: MK: maker, 1-18 các mẫu Mật nhân)

75

Hình 3.7 Cây quan hệ di truyền Mật nhân các tỉnh Nam Trung Bộ và

Tây Nguyên

79

Hình 3.9 Kết quả phân tích PCoA của 13 xuất xứ Mật nhân (trái) và 100

mẫu Mật nhân nghiên cứu (phải)

82

Hình 3.10 Thí nghiệm xử lý hạt giống (trái) và hạt Mật nhân nảy mầm

sau 20 ngày theo dõi (phải)

90

Hình 3.11 Thí nghiệm ảnh hưởng của che sáng đến sinh trưởng cây con

Mật nhân

95

Hình 3.12 Sinh trưởng của hom Mật nhân ở thời điểm 15 ngày (trái), 30

ngày (giữa) và 90 ngày (phải)

102

Hình 3.13 Sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây Mật nhân

ở các độ tàn che khác nhau ở giai đoạn 1 – 4 tuổi

106

Hình 3.14 Sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây Mật nhân

tại các mật độ trồng ban đầu khác nhau ở giai đoạn 1 – 4 tuổi

109

Hình 3.15 Sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây Mật nhân

tại các công thức phân bón lót khác nhau ở giai đoạn 1 – 4 tuổi

111

Hình 3.16 Sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây Mật nhân

tại các công thức làm đất khác nhau ở giai đoạn 1 – 4 tuổi

113

Hình 3.17 Sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây Mật nhân

tại các công thức tuổi cây con đem trồng khác nhau ở giai đoạn

1 – 4 tuổi

115

Trang 14

Hình 3.18 Cây Mật nhân 2 năm tuổi và 4 năm tuổi trong mô hình 116Hình 3.19 Phương pháp sơ chế dược liệu Mật nhân (cắt khúc, thái phiến) 122Hình 3.20 Phương pháp bảo quản (túi nilon hút chân không, bảo quản

thông thường)

123

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là thành phần rất quan trọng của rừng, có ý nghĩarất lớn trong việc nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của ngành Lâmnghiệp hiện nay Trong Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướngChính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030,tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu rõ: “Chú trọng khai thác, phát triển và sử dụng bền

Trang 15

vững LSNG, đẩy mạnh bảo tồn và phát triển với sự tham gia của các bên có liênquan; đánh giá, tư liệu hóa tài nguyên ĐDSH, các nguồn gen quý, hiếm” Trong giaiđoạn 2021-2030 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Phát triển côngnghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2045”, trong đó đã đưa ra mục tiêu: “Phát triển dược liệu và các sản phẩm từ nguồndược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao,

có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới” (Quyết định TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng chính phủ)

376/QĐ-Mật nhân (Eurycoma longofilia Jack) thuộc chi Eurycoma, họ Thanh thất

(Simaroubaceae); là loài cây dược liệu quý được sử dụng hàng trăm năm nay tại cácquốc gia Đông Nam Á như: Malaysia, Indonesia, Campuchia, Thái Lan, ViệtNam… và nhiều quốc gia Tây Á khác (Võ Văn Chi và cộng sự, 1969; Đỗ Tất Lợi,1991) Rễ cây Mật nhân thái nhỏ, tẩm rượu sao để làm thuốc chữa khí hư, huyếtkém, ăn uống không tiêu, tức ngực, gân xương yếu, tay chân tê đau, tả lỵ, nôn mửa(Võ Văn Chi, 2012; Đỗ Tất Lợi, 2004); chữa đau mỏi lưng, ngộ độc, say rượu, trịgiun (Nguyễn Bá Hoạt & Nguyễn Tập, 1999) Trong vỏ và rễ cây Mật nhân cóthành phần chất quasinoid, triterpenoid, alkaloid, chất đắng giúp tăng năng lượnghoạt động và sức bền cơ thể,… trong đó, hợp chất quassinoid có tác dụng tăngcường tiết testosterone nội sinh cải thiện sức khỏe và sinh lý nam giới, diệt ký sinhtrùng sốt rét, chống viêm, chống ung thư; triterpenoid và alkaloid có tác dụng khángkhuẩn, chống viêm (Nguyễn Thị Thanh Tâm và cộng sự, 2014; Ang và cộng sự,2000; Bhat & Karim, 2010; Hassan và cộng sự, 2012; Low, Choi và cộng sự, 2013).Trên thế giới đã sử dụng một số hợp chất có trong cây Mật nhân để sản xuất thànhcác sản phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp và sinh lý như TongkatAli (Thái Lan), sâm Alipas (Mỹ) Tại Việt Nam, Mật nhân được khai thác và chếbiến thành các sản phẩm cao (cao Mật nhân) đem lại thu nhập đáng kể cho một số

hộ gia đình

Những năm gần đây do nhu cầu về khai thác và sử dụng rễ Mật nhân tăng cao,dẫn tới nguồn cây trong tự nhiên bị khai thác quá mức và bị suy giảm nghiêm trọng

Trang 16

Trong khi đó, các nghiên cứu trước về cây Mật nhân chưa được quan tâm đúng mức

và còn nhiều hạn chế, tập trung chủ yếu về mô tả đặc điểm sinh thái, thành phần hóahọc và công dụng của cây Mật nhân (Ngô Văn Cầm, và cộng sự, 2020; Võ Khánh

Hà, Trương Thị Minh Hạnh, Giang Thị Kim Liên và cộng sự, 2020; Võ Khánh Hà,Trương Thị Minh Hạnh, Hồ Thị Diệu Oanh, và cộng sự., 2020; Nguyễn Thành Mến

& Hoàng Thanh Trường, 2015) Các nghiên cứu về nhân giống, gây trồng cây Mậtnhân chưa được quan tâm đầy đủ và chưa có hệ thống, mới có nghiên cứu đơn lẻthành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây con (Nguyễn Thành Mến, và cộng sự,

2016; Lê Thị Thùy Trâm, 2015), nhân giống invivo (Trần Minh Đức và cộng sự,

2018) Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng, sơ chế và chếbiến sản phẩm từ cây Mật nhân chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệthống, thiếu cơ sở khoa học, gây khó khăn cho khai thác và phát triển bền vững loàicây này

Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là vùng có phân bố tập trung của cây Mậtnhân, nhưng trong những năm gần đây, người dân khai thác ồ ạt, thiếu bền vữngdẫn đến số lượng và trữ lượng bị suy giảm nghiêm trọng Xuất phát từ những yêucầu thực tiễn và để góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên, việc thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân

(Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” là rất cần thiết,

có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, góp phần bảo tồn, khai thác và phát triển, sửdụng hiệu quả bền vững nguồn gen cây Mật nhân cung cấp nguồn nguyên liệu chosản xuất thuốc

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Về lý luận

Bổ sung cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học và đa dạng di truyền cây Mậtnhân tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, làm cơ sở đề xuất gây trồng và pháttriển cây Mật nhân tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

2.2 Về thực tiễn

Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật về nhân giống, trồng, thu hoạch, sơ chế

Trang 17

và bảo quản Mật nhân tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

3 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Loài Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Giới hạn về nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học: giới hạn trong nghiên cứu sinh thái, phânbố; vật hậu; cấu trúc tầng cây cao và tái sinh loài; Đa dạng di truyền Mật nhân ởvùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Mật nhân: giới hạn trong nghiên cứunhân giống hữu tính (xử lý hạt, thành phần ruột bầu, chế độ che sáng, kích thước túibầu) và nhân giống vô tính (loại chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ thích hợp,tưới nước, loại hom, thời vụ giâm hom)

- Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Mật nhân ở vùng Nam Trung Bộ và TâyNguyên: giới hạn trong phương thức trồng, mật độ trồng, bón phân, kỹ thuật làmđất

* Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

- Luận án thực hiện các nội dung nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, phân bố; đadạng di truyền và giá trị nguồn gen Mật nhân tại 13 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và TâyNguyên (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, NinhThuận, Bình Thuận, Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai và Kom Tum);

- Các nội dung nghiên cứu về cấu trúc tầng cây cao và tái sinh các lâm phầnnơi có loài Mật nhân phân bố thực hiện tại 5 tỉnh Gia Lai, Bình Định, Phú Yên,Khánh Hòa, Kon Tum

- Nội dung về nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Mật nhân tại Nam Trung Bộ vàTây Nguyên được thực hiện tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Pleiku thuộc phườngChi Lăng, thành Phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

4.1 Ý nghĩa khoa học

Trang 18

Luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học và đa dạng

di truyền cây Mật nhân tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên làm cơ sở khoa học

đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển bền vững cây Mật nhân tạivùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án đã đề xuất được các biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng, thuhoạch, sơ chế và bảo quản Mật nhân tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

5 Những đóng góp mới của luận án

- Đã xác định được một số đặc điểm sinh học (đặc điểm phân bố, sinh thái,vật hậu và đa dạng di truyền) cây Mật nhân vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng Mật nhân tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

6 Cấu trúc và bố cục của luận án

Luận án gồm 141 trang, 54 bảng, 21 hình; ngoài phần danh mục các côngtrình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệutham khảo, luận án được kết cấu gồm các phần chính như sau:

 Phần mở đầu 5 trang;

 Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu (21 trang);

 Chương 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu (25 trang);

 Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận (76 trang);

 Kết luận, tồn tại và kiến nghị (3 trang)

Chương 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu về phân loại, sinh thái, phân bố cây Mật nhân

* Tên gọi, phân loại, đặc điểm hình thái

Cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) thuộc chi Eurycoma, họ

Simaroubaceae, là một loài được sử dụng làm dược liệu ở các nước Đông Nam Á

Trang 19

Eurycoma là một chi nhỏ gồm 4 loài thực vật có hoa (Eurycoma apiculata Benn, Eurycoma harmandiana Pierre, Eurycoma latifolia Ridl, Eurycoma longifolia Jack)

trong họ Thanh thất (Simaroubaceae), xuất hiện chủ yếu ở vùng nhiệt đới ĐôngNam Á (Susilowati và cộng sự, 2019); có nguồn gốc từ Indonesia, Malaysia, ViệtNam, Lào và Thái Lan (Abd ElAziem & Asma, 2007; Chua và cộng sự, 2005;Patwardhan và cộng sự, 2004)

Cây Mật nhân được gọi với nhiều tên khác nhau như: long jack (Mỹ và châu

Âu); Tongkat ali, Pasak bumi, Penawar pahit, Penawar bias, Bedara merah, Bedaraputih, Lempedu pahit, Payong ali, Tongkat baginda, Muntah bumi, Petala bumi

(Malaysia); Tongkat Ali, Pasak bumi, Bidara laut (Indonesia); Ian Don, Tung

saw, Hae phan chan, Phiak, Plaa lai phuenk (Thái Lan), Tho nan (Lào) (Chan vàcộng sự, 1986)

Mật nhân là loại cây bụi thân mảnh, sinh trưởng ở tầng rừng thấp được mô tả

là cây gỗ nhỏ, cao 8 - 10m, đường kính ngang ngực có thể lên tới 15cm (Brukil,1966), không phân nhánh với các cuống lá màu nâu đỏ Lá kép hoặc có hình lôngchim dài tới 1m Mỗi lá kép gồm 30 đến 40 lá chét, hình mũi mác đến hình mũi máctrứng Mỗi lá chét dài khoảng 15-20 cm, rộng 1,5-6 cm, mặt trên của lá màu xanh,mặt dưới màu trắng Hoa mọc thành cụm hình chùy ở nách lá, màu đỏ nâu, có nhiềulông tơ mịn Hoa lưỡng tính, cánh hoa nhỏ, rất mềm Quả hạch cứng, hình trứng,

nâu vàng khi còn non và trở thành nâu đỏ khi chín Vỏ và rễ của E.

longifolia thường có màu trắng/vàng ngà (Keng và cộng sự, 2002)

* Đặc điểm phân bố và sinh thái

Mật nhân là loài cây bản địa ở Malaysia, Indonesia, phân bố ít hơn ở TháiLan, Việt Nam, Lào và Ấn Độ Mật nhân là cây có phân bố trong các khu rừng nhiệtđới đất thấp ở Đông Nam Á, ở độ cao dưới 500 mét so với mực nước biển (Hussein

và cộng sự, 2005); cũng được tìm thấy trong rừng Khộp hỗn hợp và rừng thườngxanh nguyên sinh, thứ sinh ở Myanmar, Đông Dương, Thái Lan, Indonesia,Malaysia và Philippines (Ang và cộng sự, 2002); xuất hiện ở tầng dưới trong rừngnguyên sinh và thứ sinh của Indonesia (Ali RM, 2010), chủ yếu là đảo Sumatra và

Trang 20

Kalimantan thuộc đảo Borneo (McCann & Hsu, 2016), bao gồm các khu vực khaihoang mỏ than trong các điểm nóng đa dạng sinh học (Tordoff và cộng sự, 2012);rải rác trong các khu rừng ven biển trên đất cát (Keng và cộng sự, 2002), hoặc mọchoang ở các sườn núi rừng của Malaysia (Mohamad và cộng sự, 2013); và trong cáckhu rừng có nguy cơ tuyệt chủng của điểm nóng đa dạng sinh học Indo-Burma(Hamidah và cộng sự, 2018), cả ở Campuchia (Trimanto & Shofiah, 2018); và trongrừng rậm thường xanh và hỗn hợp rụng lá ở Thái Lan (Choon, 2004) Mật nhâncũng được tìm thấy ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ và một vài nước khác Quần thểMật nhân có thể được tìm thấy ở những khu vực có nhiệt độ trung bình từ 25oC đến

30oC Loài này phân bố ở nơi có lượng mưa hàng năm khoảng 2.000 - 4.000 mm và

độ ẩm 86% (Mohd Effendy và cộng sự, 2012)

1.1.2 Nghiên cứu về đa dạng di truyền và giá trị sử dụng cây Mật nhân

* Nghiên cứu về đa dạng di truyền

Mật nhân được sử dụng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á vì các đặc tínhdược lý của nó, nhưng việc khai thác thiếu tính bền vững dẫn đến sự suy giảmnhanh chóng các quần thể tự nhiên, gây ra sự suy giảm khả năng đa dạng di truyềngiữa các loài Mật nhân Các tính trạng di truyền phù hợp sẽ rất hữu ích cho cácchương trình nhân giống để bảo tồn loài cây này Sự xuất hiện của các SNPS phảnánh nguồn gốc địa lý của từng loài và có thể phân biệt các quần thể tự nhiên khácnhau (Osman và cộng sự, 2003)

Đánh giá đa dạng di truyền từ 32 mẫu Mật nhân từ các quần thể tự nhiên chothấy, số lượng alen được phát hiện trên mỗi locus nằm trong khoảng từ 4 đến 16,trong khi tỷ lệ di hợp tử quan sát được nằm trong khoảng từ 0,097 đến 0,938 Cácmẫu có tính đa hình cao và cung cấp nhiều thông tin Những dấu hiệu trên sẽ đóngvai trò là công cụ hữu ích để định hình DNA, đặc biệt là trong việc nhận dạng giốngcây trồng và quản lý nguồn gen Ngoài ra, thể hiện sự đa dạng di truyền và cấu trúc

di truyền quần thể Mật nhân, điều này sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho việcxây dựng các chiến lược bảo tồn (Tnah và cộng sự, 2011)

Chỉ thị RAPD được sử dụng để đánh giá tính đa dạng di truyền của Mật nhân

Trang 21

thu thập từ 5 quần thể tự nhiên ở tỉnh Riau (Indonesia) Tổng cộng có 25 cá thểđược phân tích bằng cách sử dụng 5 đoạn mồi RAPD được khuếch đại tạo ra 44 dãiDNA Số lượng alen trung bình quan sát được trên mỗi locus, số lượng alen hiệuquả và tỷ lệ phần trăm locus đa hình của các mẫu Mật nhân lần lượt là 1,57; 1,34 và56,8% Mức độ phân hóa giữa các quần thể Mật nhân là 0,31 Cây phân loại hìnhthành 2 cụm quan trọng, gồm: cụm thứ 1 bao gồm các quần thể ở Pelalawan vàKampar, trong khi cụm thứ 2 được hình thành từ các quần thể Kuansing, Rohul vàRohil (Rosmaina & Zulfahmi, 2013).

Đánh giá đa dạng di truyền các xuất xứ Mật nhân cho thấy đa dạng tổng thể

là 0,2396 và đa dạng trong quần thể là 0,2233 Hệ số gen (GST) là 0,068 có 6,8%tổng số biến thể di truyền giữa các xuất xứ và 93,2% biến thiên thiên giữa các lần

bổ sung riêng lẻ trong các xuất xứ (Fadilah và cộng sự, 2019)

Nhìn chung, các nghiên cứu về da dạng di truyền nguồn gen loài Mật nhân lànhững thông tin quan trọng trong việc xây dựng các chiến lược bảo tồn nguồn gen

có giá trị trước thực trạng suy giảm các quần thể Mật nhân ngoài tự nhiên ở nhiềunước trong khu vực Đông Nam Á (Fadilah và cộng sự, 2019; Osman và cộng sự,2003; Rosmaina & Zulfahmi, 2013; Tnah và cộng sự, 2011)

* Nghiên cứu về giá trị sử dụng

Mật nhân được biết đến rộng rãi không chỉ ở châu Á mà còn ở nhiều nướcchâu Âu, Hoa Kỳ với nhiều công dụng như tăng cường sinh lý, cải thiện tình trạngsuy nhược cơ thể, trị sốt rét, tiểu đường, các rối loạn về tiêu hóa, các bệnh về khớp,phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới (Bhat & Karim, 2010), trong đó, Mật nhân đượcbiết đến và sử dụng nhiều hơn cả cho việc tăng cường sinh lý (Jiwajinda và cộng sự,2001; Samy, 2005) Ở Hoa Kỳ, Indonesia và Malaysia, mật nhân được rộng rãi ởdạng thương mại Rễ cây có vị đắng mạnh, được dùng làm chất bổ sung trong thựcphẩm và thức uống (Chai, 2006)

Các nghiên cứu về hoạt chất và công dụng của cây Mật nhân đã được rất nhiềucác nhà khoa học nghiên cứu Các thử nghiệm lâm sàng trên chuột, thỏ và người cũng

đã tiến hành rộng rãi Các hoạt tính sinh học của Mật nhân thông qua các hợp chất hóa

Trang 22

học như quassinoid, squalene, triterpene, tirucallane Các nghiên cứu cho thấy các đồngphân của quassinoids trong rễ và gỗ Mật nhân là longilacton, 6-dehydrolongilacton,hợp chất quassinoids thuộc nhóm klaineanon như 11-dehydroklaineanone, 15-beta-hydroxyklaineanone, 14,15-beta - dehydroxyklaineanone and 15-beta-O-acetyl-14-hydroxyklaineanone và 12-epi-11-dehydroxyklaineanone (Meng và cộng sự, 2014).Nghiên cứu gần đây đã định lượng euricomanone, 9-methoxycanthin-6-one vàcanthin-6-one trong rễ cây con và rễ cây trưởng thành qua hệ thống HPLC với dungmôi là Methanol Hàm lượng của eurycomanon ở rễ khô của cây con cấy mô là120,76 ppm/mg cao hơn rễ trưởng thành hàm lượng 101,26 ppm/mg (Chan và cộng

sự, 1986; Itokawa và cộng sự, 1992; Jiwajinda và cộng sự, 2001; Morita và cộng sự,1990)

Mật nhân là một trong những loại thuốc dân gian có tác dụng tráng dươngcũng như trị chứng sốt từng cơn (sốt rét) ở châu Á (Jiwajinda và cộng sự, 2001,Rehman và cộng sự, 2016) Nước sắc của lá cây Mật nhân được dùng để rửa ngứa,trong khi quả của nó được dùng để chữa bệnh kiết lỵ Vỏ của nó chủ yếu được sửdụng làm thuốc diệt cỏ, trong khi rễ cây được sử dụng để điều trị huyết áp cao và vỏ

rễ được sử dụng để điều trị tiêu chảy và sốt (Abd ElAziem & Asma, 2007) Hầu hết,chiết xuất từ rễ của cây Mật nhân được sử dụng làm thuốc trị rối loạn chức năngsinh lý, lão hóa, sốt rét, ung thư, tiểu đường, lo lắng, đau nhức, táo bón, phục hồisức khỏe, sốt, tăng năng lượng, tăng sức mạnh, bệnh bạch cầu, loãng xương, căngthẳng, giang mai và sưng tuyến và cộng sự, 2004; Sobri và cộng sự, 2007) Rễ cũngđược sử dụng như một chất kích thích sinh lý, kháng sinh, kích thích sự thèm ăn và

bổ sung sức khỏe Loại cây này được cho là rất giàu các loại hợp chất hoạt tính sinhhọc khác nhau như quassinoids, canthin-6-one alkaloid, β-carboline alkaloid,triterpene tirucallane loại, các dẫn xuất squalene và biphenyl neolignan,eurycolactone, laurycolactone, và eurycomalactone và các steroid hoạt tính sinh học(Kavitha và cộng sự, 2010)

Mật nhân được sử dụng chung cho việc chữa nhiều loại bệnh khác nhau nhưsốt rét, sốt cao, các vết thương, vết lở loét, đau đớn (Brukil, 1966); được sử dụng

Trang 23

như một loại sâm bổ sức khỏe hay thuốc kích thích sinh lý nam giới (Gimlette,1939) Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy lợi ích dược lý của Mật nhân đối với khảnăng tăng cường sức khỏe ở nam giới (Chen và cộng sự, 2015; Low, Das, và cộng

sự, 2013; Teh và cộng sự, 2011); chữa bệnh sốt rét (Kardono và cộng sự, 1991;Wernsdorfer và cộng sự, 2009); gây độc tế bào (Kuo và cộng sự, 2004); viêm (Tran

và cộng sự, 2014); tiểu đường (Husen và cộng sự, 2004; Lahrita và cộng sự, 2015);loãng xương (Melton và cộng sự, 2005);…

Miyake và cộng sự (2010) đã cô lập được 24 chất quassinoid từ rễ eurycomađược phát hiện ra là những chất có tác dụng gây độc đến tế bào, chống lại 4 dòng tếbào ung thư, bao gồm 3 dòng tế bào ở chuột, dòng ung thư đại tràng (26-L5), u áctính (B16-BL6) và tế bào ung thư phổi (LLC)] và dòng tế bào phổi ở người (A549).(Varghese và cộng sự, 2013) chiết xuất chiết dịch nước từ cây Mật nhân và nó đãđược nghiên cứu về đặc tính chống oxy hóa và chống viêm Hoạt động chống oxyhóa (thu dọn gốc tự do) được đánh giá để xác định tổng khả năng chống oxy hóacủa chiết xuất từ mật nhân

Mật nhân có giá trị cao là nguyên nhân chính dẫn đến việc khai thác thiếubền vững chỉ dựa vào thu hái hoang dã (nhổ gốc rễ) Thu hái tận thu trở thành mốiquan tâm đối với tính bền vững của các nhà máy sản xuất dược liệu từ Mật nhân(Farouk và cộng sự, 2008) Việc thu hái tràn lan các cây mọc tự nhiên dẫn đến sựsuy giảm nhanh chóng các quần thể trong tự nhiên (Osman và cộng sự, 2003)

1.1.3 Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và trồng Mật nhân

* Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống:

Quả Mật nhân mọc thành chùm lớn, mỗi chùm có từ 200 - 300 quả Mặc dùcây cho nhiều quả nhưng số lượng cây con tái sinh tự nhiên là rất thấp Khả năng nảymầm của hạt Mật nhân tốt nhất với hỗn hợp đất và cát tỷ lệ 1:1 Hạt nguyên vỏ quả sẽnảy mầm sau 43 ngày và tiếp tục nảy mầm đến 99 ngày Hạt bỏ vỏ quả sẽ nảy mầm

trong 35 - 85 ngày Hạt nguyên vỏ quả trong môi trường in vitro không nảy mầm, còn

hạt bỏ vỏ quả nảy mầm sau 14 - 26 ngày theo dõi (Keng và cộng sự, 2002)

Nhân giống Mật nhân vẫn dựa vào hạt giống tự nhiên Trong khi đó, một cây

Trang 24

tái sinh, có khả năng sống thấp và mất nhiều thời gian để nảy mầm vì phôi hợp tử làchưa trưởng thành trong quá trình phát tán Hạt giống với phôi chưa phát triển trongquá trình phát tán sẽ không nảy mầm trong điều kiện bình thường (Hussein và cộng

sự, 2005)

Một nghiên cứu khác đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của việc lưu trữđối với khả năng nảy mầm và khả năng sống của hạt Mật nhân Hạt được thínghiệm trong ba môi trường: nhiệt độ phòng (290C), tủ lạnh (40C) và lồng ấp (360C)trong 8 ngày Hạt giống được lưu trữ trong tủ lạnh cho khả năng sống cao nhất với67% so với bảo quản ở nhiệt độ phòng và lồng ấp Khả năng nảy mầm giảm khi thờigian lưu trữ tăng lên Kết quả cho thấy, bảo quản trong nhiệt độ tủ lạnh là điều kiệnthích hợp để lưu trữ hạt cây Mật nhân (Binti Matra, 2006)

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nguồn tế bào và pH môi trường nuôi cấy lên

sự sản xuất canthin-6-one alkaloid từ nuôi cấy mô tế bào các dòng cây Mật nhânkhác nhau cho thấy, lá dòng Eu-9 không những tạo callus tốt nhất mà còn tích lũysinh khối cao trong nuôi cấy huyền phù nhưng tích lũy 9-methoxycanthin-6-one và9-hydroxycanthin-6-one với sản lượng thấp Ngược lại, lá dòng Eu-8 cảm ứng tạocallus và sinh khối thấp nhất nhưng sản xuất 9-methoxycanthin-6-one và 9-hydroxycanthin-6-one cao nhất pH 5,75 là tối ưu cho nuôi cấy tế bào cây Mật nhânnhưng hàm lượng cao của alkaloid được cảm ứng ở pH 4,75 và pH 5,25 trước khikhử trùng (Siregar và cộng sự, 2009)

Keng và cộng sự (2011) đã bổ sung các nồng độ khác nhau của chitosan,NaH2PO4, Na2CO3 và polyvinylpyrrolidone vào môi trường MSBs nhằm kích thích

sự tích lũy alkaloid của tế bào huyền phù cây mật nhân Khi bổ sung 100 mg/Lchitosan vào môi trường nuôi cấy đã cảm ứng tăng sinh khối tế bào và nồng độ 150mg/L cảm ứng sản xuất 9-hydroxycanthin-6-one cao nhất (0,44% khối lượng khô)nhưng không sản xuất 9-methoxycanthin-6-one Trong khi đó, tế bào tích lũy sinhkhối và hàm lượng alkaloid cao nhất ở nồng độ NaH2PO4, lần lượt 2 mg/L và 20mg/L Tuy nhiên, các nồng độ khác nhau của Na2CO3 và polyvinylpyrrolidone đãứng chế sinh trưởng của tế bào, đồng thời không làm thay đổi hàm lượng của

Trang 25

Khi chiếu tia UV (ultraviolet – tia cực tím) lên callus của cây Mật nhân vớithời gian 18 giờ/ngày trong 28 ngày để nghiên cứu sinh trưởng và sự tích lũyalkaloid và terpenoid cho thấy, cấu trúc của callus khô và rắn hơn nhưng sự sinhtrưởng không có sự sai khác nhau nhiều so với đối chứng Đối với callus nuôi câytrên môi trường MS bổ sung NAA khi được kích thích kháng bằng tia UV đã tăngtích lũy canthin-6-one lên 3,5 lần và pyrrolidine lên 1,5 lần so với đối chứng, ngượclại, canthin alkaloid này không phát hiện thấy ở callus nuôi cây trên môi trường MS

bổ sung 2,4D (2,4-dichloroplenoxyacetic acid) Ngoài ra, squalene và (hydroxymethyl)-2-furancarboxaldehyde cũng được sản xuất ở tế bào được kíchkháng (Parikrama & Esyanti, 2014)

5-* Nghiên cứu về kỹ thuật trồng

Mật nhân có thể trồng bên ngoài môi trường sống tự nhiên và được đánh giá

là phát triển rất tốt (Patahayah et al., 2009), nhưng việc tăng diện tích trồng thuầnloài đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của nhiều bệnh mới, đặcbiệt là dễ bị sâu bệnh tấn công Sâu bệnh có thể trở thành mối đe dọa lớn đối vớicây mật nhân ở bán đảo Malaysia, trong đó loài sâu bướm là loài gây hại chínhtrong các đồn điền nhưng thường được phục hồi theo thời gian Tuy nhiên, hộichứng đột tử (SDS) được phát hiện là nghiêm trọng trong các đồn điền, gây chếtđến 30% số cây trồng trong quần thể bị ảnh hưởng (Patahayah et al., 2009)

Mật nhân trồng bằng cây con 1 năm tuổi được bón phân 2 lần cách nhau 6tháng gồm phân mùn, phân KOKET cục, hữu cơ sinh học và hỗn hợp phân gà đã cảithiện sinh trưởng chiều cao Mật nhân một cách rõ rệt Phân bón đã giúp cải thiệnkết cấu cũng như dinh dưỡng đất (Azarae và cộng sự, 2010)

Mật nhân được trồng với mật độ 1.900 cây/ha (khoảng cách 2 x 1m) xen với

cọ dầu 136 cây/ha (khoảng cách 6,1 x 9,1 x 15,2 m) Mật nhân được trồng thành 5hàng trong khoảng cách 15,2m của cọ dầu Bón lót 200 g lân; hàng năm bón thúc

200 - 300g NPK và 200g lân (bón 2 - 3 lần/năm) Sau 4 năm trồng, thu được 1.003

kg rễ khô/ha Mỗi cây có chiều cao trung bình 5,5m; đường kính gốc trung bình

Trang 26

7,4cm; khối lượng rễ tươi trung bình 1,6 kg/cây (khô là 0,66 kg/cây); chiết xuấtđược 30g bột có hàm lượng eurycomanone tổng là 163 microgam/ml (Khasim vàcộng sự, 2009).

Mật nhân trồng bằng cây con 1 năm tuổi được bón phân 2 lần cách nhau 6tháng gồm phân mùn, hữu cơ sinh học và hỗn hợp phân gà đã cải thiện sinh trưởngchiều cao một cách rõ rệt (Azarae và cộng sự, 2010) Mật nhân có thể trồng câycách cây 1,0 m trong hàng và hàng cách hàng 2,0 m nếu chu kỳ kinh doanh là 7 nămtuổi Sản lượng rễ khô tiềm năng theo mật độ trồng như trên ở đất trống có thể đạt

từ 5,5 đến 7 tấn/ha

1.2 Ở trong nước

1.2.1 Nghiên cứu về phân loại, sinh thái, phân bố cây Mật nhân

* Tên gọi, phân loại, đặc điểm hình thái

Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) là loài cây mộc, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae), được biết đến là một vị thuốc dùng trong Đông y có tác dụng

chữa một số bệnh về xương, khớp, sức khỏe sinh lý nam giới,… Các nghiên cứutrong nước đã xác định Mật nhân là loài cây gỗ nhỏ, có lông ở nhiều bộ phận Câytrưởng thành có thể cao tới 10 - 15m, tuy cao nhưng thân lại khá mảnh Bộ rễ củacây khá lớn, có khi lên tới hàng chục kg, phía ngoài có màu vàng nâu, trơn lánghoặc xù xì nếu mọc nhiều rễ con Cắt ngang rễ thấy có màu trắng ngà, không chứavân Chất cứng, dùng tay rất khó bẻ gãy, có mùi thơm Lá Mật nhân thuộc loại lákép lông chim, lá chẵn, có khoảng 20 - 40 lá mọc đối xứng nhau Mặt trên lá màuxanh bóng, mặt dưới màu trắng Một lá kép có thể dài đến 1 mét, trong đó các láchét thường có chiều dài khoảng 5-20 cm và chiều ngang tối đa khoảng 6cm Lá códạng hình trứng dài, dày và nhẵn Cành lá có cuống rất dài, khoảng 30-40cm Cuốngmàu đỏ nâu, mọc nhiều ở phần ngọn Hoa lưỡng tính, thường mọc thành cụm nhỏhình chùy ở nách lá, có màu đỏ nâu, cánh hoa rất mềm và nhỏ Hoa và bao hoa phủđầy lông Bầu hoa có 5 noãn hơi dính ở gốc Quả hình trứng chứa một hạt, vỏ cứng

có rãnh nhỏ ở giữa, chiều dài từ 1 - 2cm, bề ngang khoảng 0,5 - 1cm, trên hạtthường xuất hiện nhiều lông ngắn Quả mật nhân khi còn non màu xanh, chín sẽ

Trang 27

chuyển sang màu đỏ sẫm (Võ Văn Chi và cộng sự, 1969; Phạm Hoàng Hộ, 1999).

Có sự khác nhau nhất định về đặc điểm hình thái lá cây Mật nhân ở nhữngnơi và môi trường khác nhau ở Việt Nam, trong đó, (VAN và cộng sự, 2020) đã

tiến hành phân tích các đặc điểm của lá cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack)

từ các vùng khác nhau (A Lưới, Bạch Mã, Nam Đông: vùng ẩm và Phong Điền:vùng khô) và lá cây con của chúng ở vườn ươm Nghiên cứu đã sử dụng máy quét

và ImageJ để đo diện tích lá và phần mềm AxioVision SE64 và ImageJ để đánhgiá mật độ khí khổng thông qua tách lớp biểu bì phía dưới lá qua lớp sơn mỏng.Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích lá của cây trưởng thành từ vùng khô nhỏhơn (355,7 và 484,1 cm2/lá) nhưng mật độ khí khổng lại lớn hơn so với vùng ẩm(284,4 và 137,9 stomata/mm2) Tuy nhiên, cùng điều kiện sống ở vườn ươm, diệntích lá của cây con tương tự nhau trong khi mật độ khí khổng của cây con cónguồn gốc từ vùng khô lại thấp hơn Kết quả này chỉ ra rằng sự thay đổi của Mật

độ khí khổng như là một sự thích nghi với thay đổi của điều kiện môi trường sống

Từ đó, nghiên cứu này cho thấy cây Mật nhân là một loài cây gỗ với khả năngthích nghi cao nhờ sự thay đổi về đặc điểm hình thái lá khi thay đổi khí hậu chonên loài cây này cần được ưu tiên trong việc gây trồng nhằm tăng cường tính đadạng cho các vùng sinh thái khác nhau

Mật nhân là cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao 10 - 15m, thường ít phân cành,cành non, cuống lá và cụm hoa thường có lông sét Lá lớn, tập trung ở đỉnh ngọn,mọc so le, lá kép lông chim lẻ với 21 - 25 đôi lá chét khi rụng để lại sẹo trên thân

Lá chét không cuống, nguyên, mọc đối, mặt trên nhẵn màu xanh bóng, mặt dướinhạt và có lông mịn màu trắng xám Hoa mọc thành chùy ở kẽ lá phía đỉnh ngọn;hoa lưỡng tính, màu nâu đỏ, dài chia thành 5 thủy hình tam giác có tuyến ở lưng;tràng 5 hoa, hình thoi; nhị 5, có lông dày, bầu có 5 noãn hơi dính nhau ở gốc Quảhạch, hình thuôn, nhẵn, có rãnh ở giữa, khi non màu vàng nâu, khi chín màu nâu

đỏ chứa 1 hạt (Lê Thanh Bình, 2007; Lương Văn Dũng, 2016)

* Đặc điểm phân bố và sinh thái

Mật nhân phân bố rộng, trải dài từ Bắc tới Nam, độ cao từ 10 - 1.129 m so

Trang 28

với mặt nước biển (Loc và cộng sự, 2018); phân bố rải rác ở hầu hết các trạng tháirừng tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai, mật độ trung bình 13 cây/ha Mùa hoa,quả từ tháng 1 - 5, thời gian hoàn thành chu kỳ sinh sản từ 76 - 112 ngày (NguyễnHoàng Hảo và cộng sự, 2020) Mật nhân phân bố ở rừng thường xanh ở Langbian,Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà (Võ Văn Chi, 2012; Nguyễn Duy Chính, 2011;Phạm Hoàng Hộ, 1999); phân bố ở nhiều địa phương, tập trung ở các huyện DiLinh, Bảo Lâm, Đam Rông (Lâm Đồng), cây thường mọc trên đất Feralit vàng đỏhoặc đất đen, hơi chua và có thành phần cơ giới trung bình và cộng sự, 2014).Cây Mật nhân là loài cây ưa sáng và chịu hạn ở Việt Nam Loài này phân bố

ở độ cao từ 200 đến 1.100 m, tập trung chủ yếu ở độ cao 500 - 900 m, nó có thểphát triển trên đất mùn, bùn cát, đất hơi chua Mật nhân phân bố tập trung tại cáctỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ Ở vùng đất cát, loài cây này phân

bố chủ yếu trong rừng tự nhiên, ở các cồn cát cao hoặc các vùng đất cát mọc trongcác bụi rậm Do điều kiện môi trường khắc nghiệt với lượng mưa nhiều, cường độnắng cao, tỷ lệ sét thấp (<15%) và chủ yếu là tái sinh chồi nên cây Mật nhân ưamọc thành cụm để hỗ trợ nhau phát triển (Phuong, 2013) Mùa ra hoa của cây tậptrung từ tháng 1 đến tháng 5 Từ khi ra nụ đến lúc quả chín và rụng từ 76-112 ngày(khoảng 3-4 tháng) Mùa hoa cao điểm hàng năm vào khoảng từ ngày 14 tháng 2đến 10 tháng 4 Quả già và chín tập trung từ ngày 25 tháng 3 đến 9 tháng 5 Vì làcây gỗ nhỏ, phân bố khá rộng, khả năng chịu bóng tốt, ít phân cành nên thích hợptrồng dưới tán rừng

Mật nhân có phân bố rãi rác trên diện rộng, mật độ phân bố phụ thuộc vào đaicao và loại đất, điều kiện sinh thái nơi mọc phụ thuộc vào độ tàn che của thảmthực vật rừng Mật nhân tập trung ở nhiều nhất ở đai cao từ 500-700m với phân bốmật độ từ 115 cây/ha đến 284 cây/ha trên các lọai đất khác nhau Mật nhân có mật

độ phân bố cao nhất ở điều kiện lập địa đất xám hình thành và phát triển trên đá

mẹ Granít (Xa) với mật độ dao động từ 142-284 cây/ha và trung bình đạt 198cây/ha Mật nhân là cây ưa sáng, chỉ có thể bắt gặp cây Mật nhân sinh trưởng tốt ở

độ tàn che dưới 0,6 - thảm thực bì không quá cao và thoáng (Nguyễn Thị Thu,

Trang 29

2014) Mật nhân có phân bố rất rộng, có mặt ở hầu hết các địa phương của tỉnhLâm Đồng, trừ thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương Mật nhân có biên độ sinhthái rộng, phân bố theo độ cao biến thiên từ điểm thấp nhất phát hiện ở xã PhướcCát 1, huyện Cát Tiên với độ cao khoảng 200m đến nơi có độ cao 1.129m là đỉnhPalta - xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà Độ cao phân bố tập trung từ 500 - 900m, chủyếu ở các huyện Bảo Lâm, Đam Rông, Di Linh Trong tự nhiên, Mật nhân thườngmọc phân tán theo từng dải và có khi mọc thành cụm khoảng 3-8 cây ở ven rừng lárộng thường xanh Đặc biệt, thường gặp cây tái sinh loài này trên các nương rẫymới và dưới tán rừng Thông 3 lá Các loài cây gỗ phổ biến ở khu vực có Mật nhân

phân bố bao gồm: Dẻ anh (Castanopsis pyriformis), Dẻ rừng (Lithocarpus

silvicolarum), Tai nghé (Aporosa serrate), Thông 3 lá (Pinus kesiya), Sồi lông

(Quecus lantana), Trường (Mischocarpus pentapetalus), Bưởi bung (Acronychia

pedunculata), Quế bạc (Cinnamomum mairei), Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum),

Sồi đá (Lithocarpus garrettianus),… (Nguyễn Thành Mến và cộng sự, 2014;

Nguyễn Thành Mến và cộng sự, 2016)

1.2.2 Nghiên cứu về đa dạng di truyền và giá trị sử dụng cây Mật nhân

* Nghiên cứu về đa dạng di truyền

Những năm gần đây chỉ thị phân tử được dùng phổ biến trong nghiên cứunguồn gốc phát sinh loài, phân loại, tìm mối di truyền giữa các loài, đánh giá đadạng di truyền trong loài, và trong xuất xứ (Nguyễn Đức Thành, 1999) Nhằmthúc đẩy khai thác và sử dụng hiện quả và bền vững nguồn gen cây rừng, đồngthời phục vụ công tác cải thiện giống trong tương lai, trong những năm gần đâyviệc sử dụng các chỉ thị phân tử DNA về đa hình các đoạn DNA nhân ngẫu nhiênRAPD (Random Amplified Polymorphic DNA), đa hình độ dài các đoạn cắt giớihạn - RFLP, sự lặp lại các chuỗi đơn giản - SSR…, để phân loại nghiên cứu đadạng sinh học của động thực vật và vi sinh vật ngày càng phổ biến trên thế giới và

ở Việt Nam (Arif và cộng sự, 2009; Chuanping và cộng sự, 2005; Isshiki và cộng

sự, 2008; Zhang và cộng sự, 2005)

Chỉ thị RAPD, SSR, ISSR được sử dụng khá phổ biến trên nhiều đối tượng,

Trang 30

đặc biệt là thực vật, có thể kể đến như: cây lâm nghiệp (Nguyễn Đức Thành &Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2009); Giổi nhung (Đinh Thị Phòng và cộng sự, 2009); Dóbầu (Vũ Huyền Trang và cộng sự, 2014); Thông lá dẹt (Trần Thị Liễu và cộng sự,2015; Đinh Thị Phòng và cộng sự, 2014); Kim giao núi đất (Đinh Thị Phòng vàcộng sự, 2015); Đỉnh tùng (Đinh Thị Phòng và cộng sự, 2016); Dẻ gai phú thọ(Nguyễn Văn Thọ và cộng sự, 2016); Thông caribe (Lê Sơn và cộng sự, 2022);…

Cụ thể:

Các mẫu (91 mẫu) Dó bầu được thu thập tại các tỉnh phía Bắc và Nam ViệtNam được đánh giá sự sai khác di truyền bằng 12 chỉ thị phân tử ISSR đa hìnhtrong tổng số 35 chỉ thị được sử dụng đã thu được 2 nhóm chính với hệ số tươngđồng nằm trong khoảng 0,34 - 0,92, hệ số sai khác di truyền quần thể Nei Gst =0,3324 và hệ số trao đổi gen quần thể Nm = 1,0044 (Vũ Huyền Trang và cộng sự,2014)

Quần thể Kim giao núi đất tại Xã Hiếu, Tà Nung, Đa Chay, Hòa Sơn và AYun ở Tây Nguyên có mức độ thay đổi phân tử (AMOVA) giữa các quần thể là40,07% và giữa các cá thể trong cùng quần thể là 59,93% Biểu đồ phân nhóm chialàm 2 nhánh chính và có hệ số tương đồng di tuyền dao động trong khoảng từ 0,62(Nw5 và Nw68) đến 1,00 (Nw36 và Nw37) (Đinh Thị Phòng và cộng sự, 2015)

Các mẫu Dẻ gai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự đa dạng di truyền thấp, hệ sốtương đồng di truyền dao động từ 0,44 - 0,94 (Nguyễn Văn Thọ và cộng sự, 2016).Quan hệ di truyền của 34 mẫu Đỉnh tùng với chỉ thị SSR chia thành 2 nhánh chính

có mức độ tương đồng di truyền dao động từ 65 - 100% (Đinh Thị Phòng và cộng

sự, 2016)

Đánh giá đa dạng di truyền của một số rừng giống Thông caribe thông qua 5chỉ thị phân tử ISSR cho thấy, Thông caribe có tính đa dạng ở mức trung bình vớichỉ số HT = 0,3592 và HS = 0,3024; chỉ số trao đổi gen nhỏ (Nm = 2,6633), nhưngvẫn có sự trao đổi gen giữa các nguồn giống Thông caribe Tổng mức độ thay đổiphân tử (AMOVA) giữa các rừng giống Thông caribe ở mức thấp (12%) và phầnlớn sự biến đổi về phân tử được xác định giữa các cá thể trong cùng một rừng giống

Trang 31

(88%) Cây quan hệ di truyền chia làm 2 nhánh chính và có hệ số tương đồng ditruyền dao động từ 0,815 đến 0,957 (Lê Sơn và cộng sự, 2022).

Đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đánh giá đa dạng di truyền cho đốitượng cây Mật nhân Do vậy, những nghiên cứu về đa dạng di truyền một số loàicây gỗ trong thời gian gây đây là những cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu đadạng di truyền các xuất xứ Mật nhân tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

* Nghiên cứu về giá trị sử dụng

Mật nhân là loài cây dược liệu có giá trị sử dụng cao và ý nghĩa kinh tế lớn(Triệu Văn Hùng, 2007; Nguyễn Tập, 2007), có phân bố tự nhiên tại nhiều địaphương trong cả nước, nhưng đang bị khai thác mạnh tại hầu hết các khu vực phân

bố (Nguyễn Tập, 2006) Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiêncứu về thành phần hóa học, hàm lượng dược chất, giá trị sử dụng cây Mật nhân tạiViệt Nam Tổng hợp tài liệu cho thấy trong vỏ và thân cây Mật nhân người ta đãchiết được các hợp chất sau:

Các hợp chất quasinoid: eurycomalacton, 6α-hydroxyeurymalacton,

longilacton, 5,6-dehydroeurycomalacton, 14,15-β-dihydroxykalaineanon, dehydroklaineanon, các quassinoid này có tác dụng diệt vi trùng sốt rét plamodiumfalcifarum đã kháng thuốc

11-Các hợp chất triterpen loại tirucalan: niloticin, dihydroniloticin, piscidinol

A, bourjotinolon A, espisapelin A, melianon và hyspirdon

Các alkaloid loại canthin-6-on: 9,10-dimethoxycanthin-6-on,

10-hydroxy-9methoxy-canthin-6-on, alkaloid carbolin, 10-hydroxy-9-methoxy-canthin-6-on,5,9-dimethoxycanthin-6-on và 9-methoxy-3-methyl-canthin-5,6-dion

Từ rễ đã phân lập được 3 quassinoid: eurycomanol, eurycomanol 2-0-β-Dglucopyanosid và 13β,18-dihydroeurycomanol

Trong vỏ và rễ cây Mật nhân có thành phần chất quasinoid, triterpenoid,alkaloid, chất đắng giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể Khả năngtăng cường sinh lý, tăng cường sức khỏe tình dục của cây Mật nhân được ứngdụng trong đều chế một số sản phẩm thuốc cung cấp cho thị trường trong và ngoài

Trang 32

nước Thuốc điều chế từ cây Mật nhân được sử dụng dưới dạng thực phẩm chứcnăng tại nhiều nước ở Châu Á, Tây Âu và Hoa kỳ (Phạm Hoàng Hộ, 1999; Đỗ TấtLợi, 1991).

Mật nhân có vị đắng, tính mát Rễ có thể thu hái quanh năm, người dânthường sử dụng rễ để chữa khí hư, khí huyết kém, ăn uống không tiêu, gân đờ,xương yếu, chân tay tê đau, tả lỵ, nôn mửa, đau lưng và cảm mạo; ngoài ra còndùng rễ để chữa sốt, sốt rét, ngộ độc, say rượu và tẩy giun Vỏ thân được dùng làmthuốc bổ, trị ăn uống không tiêu, nôn và giải rượu Lá rất đắng thường dùng để nấunước tắm trị ghẻ, ngứa Quả dùng chữa lỵ, ỉa chảy Như vậy, gần như toàn bộ cây Mậtnhân đã được sử dụng làm dược liệu từ rất lâu đời Cây có khả năng tận dụng dược liệuhiệu quả để sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau nên cần quan tâm phát triển (VõVăn Chi và cộng sự, 1969)

Hoạt tính sinh học của rễ cây Mật nhân, bao gồm xác định hoạt tính kháng viêm

và kháng độc tế bào ung thư của dịch chiết nước có khả năng ức chế tế bào đại thựcbào sinh ra NO ở mức trung bình yếu với IC50 = 198,87 ± 9,05 µg/mL (P<0,05) Dịchchiết nước không có khả năng ức chế các cytokine tiền viêm là TNF alpha, IL-6(proinflammatory cytokines), không có khả năng ức chế enzym α-glucosidase với nồng

độ thấp hơn hoặc bằng 256 µg/mL và không có khả năng gây độc tế bào ung thư vớicác dòng MKN7, SW626, HL-60, SK-Mel-2, NIH/3T3 Dịch chiết ethanol 80% có khảnăng gây độc tế bào ung thư với các dòng tế bào ung thư trên các dòng KB, Hep-G2,

Lu, MCF7 ở mức trung bình yếu (Võ Khánh Hà, Trương Thị Minh Hạnh, Giang ThịKim Liên, et al., 2020; Lê Thanh Liêm et al., 2018)

Dương Thị Ly Hương và cộng sự (2014) đã bước đầu đánh giá hoạt tínhAndrogen chiết xuất từ cây Mật nhân trên chuột thực nghiệm Chuột cống trắng đựcnon được uống liều 10g/kg đã làm tăng trọng lượng các cơ quan sinh dục phụ (trừtuyến tiền liệt) một cách ý nghĩa Sau 10 ngày thí nghiệm, túi tinh, tuyến Cowper,

cơ nâng hậu môn có trọng lượng trung bình lần lượt là 9,66 mg/kg, 2,31 mg/kg,63,14 mg/kg; đối chứng có trọng lượng trung bình là 6,56 mg/kg, 1,70 mg/kg, 50,56mg/kg Rõ ràng, Mật nhân cũng có hoạt tính của thuốc kích thích tình dục

Trang 33

Trong rễ cây Mật nhân độ ẩm chiếm 7,43 ± 0,52%, chất béo 3,26 ± 0,1%,Protein thô chiếm 203,2 ± 29,9 mg/kg CK, tinh bột chiếm 9,83 ± 0,1%, đường tổng

số chiếm 0,1795 ± 0,03%, chất xơ chiếm 51,249 ±1,137%, độ tro chiếm 1,773 ±0,307% Hàm lượng một số kim loại nặng gồm: Zn (2,138 mg/kg), Fe (2,958mg/kg), Mn (1,472 mg/kg), Hg (0,075 mg/kg) (Trần Ý Đoan Trang, 2014)

Một số nghiên cứu cho thấy cây Mật nhân có khả năng tăng tiết testosteron(hormon giới tính nam) Theo y học cổ truyền Việt Nam thì Mật nhân có tác dụngthanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chữa lỵ, thường dùng chữachàm ở trẻ nhỏ, tiểu tiện ra máu, nhức mỏi, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng,…(Nguyễn Thành Mến và cộng sự 2016)

Doan Manh Dung và cộng sự, (2018) đã phân lập được hợp chấteurycomanone từ cây Mật nhân Cấu trúc của hợp chất này được xác định bằng cácphương pháp phổ 1H-NMR, 13C-NMR và ESI-MS Hợp chất này được tinh sạch(độ tinh khiết trên 99,5%) bằng hệ thống sắc ký lỏng điều chế và được sử dụng đểlàm chất chuẩn để phân tích hàm lượng eurycomanone trong các mẫu dược liệu mậtnhân bằng sắc ký lỏng ghép nối khối phổ (LC-MS/MS) Các tác giả đã xây dựngđược chương trình sắc ký sử dụng hệ thống LC-MS/MS như sau: pha tĩnh cột sắc kýEC-C18 (100 ×2,1 mm;2,7 μm), pha động: ACN (A)–nước chứa 0,1% HCOOH (B)m), pha động: ACN (A)–nước chứa 0,1% HCOOH (B)trong thời gian 5 phút với tỉ lệ tăng từ 15% đến 60% A, tốc độ dòng 0,3 mL/phút,thể tích tiêm mẫu: 1 μm), pha động: ACN (A)–nước chứa 0,1% HCOOH (B)L; nhiệt độ buồng cột: 35°C; dung môi pha mẫu: MeOH:H2Olà70:30 (v/v) Điều kiện khối phổ bao gồm nguồn ion hóa ESI, loại ion dương, nhiệt

độ nguồn ion hóa là 300°C, chế độ chạy MRM với ion sơ cấp m/z409,1 và ion thứcấp làm/z391,0 Kết quả cho thấy hàm lượng eurycomanone cao nhất khi thu hái ởBắc Giang (3,1336±0,0005 mg/g), thấp nhất ở Đắk Nông (0,1716±0,0001 mg/g).Hợp chất eurycomanone là thành phần hoạt chất chính và được coi là chất đặc trưngcủa Mật nhân nói riêng và các loài Eurycoma nói chung

Cao chiết methanol rễ tơ và rễ tự nhiên cây mật nhân có tác dụng ức chế sảnxuất cytokine gây viêm IL-6 kích thích bởi Lipopolysaccharide (LPS) ở dòng tế bàoTHP-1 với IC50 tương ứng là 3,6 và 6,6 (µg/ml) (Trang Thu Trang và cộng sự,

Trang 34

2017) Cao chiết methanol rễ tơ và rễ tự nhiên có hoạt tính gây độc tế bào ung thư ởmức trung bình trên các dòng tế bào HepG2, LU-1, MCF-7 với IC50 tương ứng là77,4, 61,1, 88,2 (µg/ml) và 63,8, 46,2, 54,8 (µg/ml) Tuy nhiên, cả hai loại cao chiếtnghiên cứu đều không có khả năng ức chế peroxidation lipid (IC50 > 100) (Tung vàcộng sự, 2017).

Từ rễ cây Mật nhân đã đã phân lập và xác định được 4 hợp chất alkaloidthuộc khung canthin-6-on gồm có: 9-hydroxycathin-6-on (1), 9-metoxycanthin-6-on(2), 9,10-dimetoxycanthin-6-on (3) và 5-metoxycanthin-6-on (4) Đây là lần đầutiên các alkaloid 3 và 4 được phân lập từ rễ Mật nhân tự nhiên ở Việt Nam Hợpchất 3 thể hiện hoạt tính kháng viêm thông qua hoạt động ức chế sản sinh NO trêndòng tế bào đại thực bào chuột RAW264.7 (Lê Thanh Liêm và cộng sự, 2018)

1.2.3 Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và trồng Mật nhân

* Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống

Nghiên cứu về nhân giống cây Mật nhân cũng đã đạt được những kết quảbước đầu, từ nhân giống bằng hạt (Ngô Văn Cầm và cộng sự, 2020; Nguyễn HoàngHảo và cộng sự, 2020; Nguyễn Thành Mến và cộng sự, 2016), giâm hom (Ngô VănCầm và cộng sự, 2020; Nguyễn Thành Mến và cộng sự, 2016), nhân giống in vitro(Trần Đình Giáp và cộng sự, 2020) đến nghiên cứu tạo cây con trong giai đoạnvườn ươm (Trần Minh Đức và cộng sự, 2018; Nguyễn Thành Mến và cộng sự,2016; Lê Thị Thùy Trâm, 2015), … Cụ thể:

Những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến khả năng nảy mầm của hạtgiống, bao gồm: (i) đặc điểm sinh lý hạt giống; (ii) thời điểm thu hái hạt giống; (iii)phương pháp xử lý hạt giống và (iv) phương pháp bảo quản hạt giống Hạt giốngMật nhân được thu hái tốt nhất khi quả chín rộ quả mọng nước và chuyển dần sangmầu tím đen (tỷ lệ nảy mầm 80%, thế nảy mầm 63%) Hạt nảy mầm tốt nhất khiđược ngâm trong nước ấm (400C - 600C) trong thời gian 12 giờ Thời gian bảo quảnhạt tối đa 3 tháng và được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ ổn định 80C, tốt nhấtnên gieo ươm ngay sau khi thu hái (Ngô Văn Cầm và cộng sự, 2020)

Mật nhân có thể nhân giống bằng hạt và bằng hom (hom từ chồi rễ) Khi

Trang 35

nhân giống bằng hạt, thành phần ruột bầu phù hợp là đất tầng mặt đã sàng kỹ phốitrộn với xơ dừa Tỉ lệ sống của cây con Mật nhân bằng hạt trong giai đoạn 3 thángvườn ươm ở các công thức thí nghiệm có thể đạt từ 94,3 - 95,6% Ngoài ra, có thểnhân giống Mật nhân bằng giâm hom sử dụng chất điều hòa sinh trưởng NAA vớinồng độ 0,5% vào mùa mưa và nồng độ NAA 1,5% khi giâm hom vào mùa nắng sẽcho kết quả tốt nhất (Nguyễn Thành Mến và cộng sự, 2016); chất IBA nồng độ2.000 ppm cho hiệu quả tốt nhất trong quá trình ra rễ, hình thành lá và các chỉ tiêukhác (Ngô Văn Cầm và cộng sự, 2020) Hạt Mật nhân bắt đầu nảy mầm sớm hơn 2ngày, với tỷ lệ 63,6% (trung bình 38,8%), tốc độ nảy mầm ở hạt tươi là 104,2hạt/ngày Các loại thuốc kích thích ra rễ (gồm IAA, IBA và NAA) theo các mứcnồng độ khác nhau (0,15%, 0,20% và 0,30%) đều có sự ảnh hưởng rõ rệt đến khảnăng ra rễ của hom Mật nhân Các loại thuốc kích thích ra rễ đều có tác động rõ và

có hiệu quả nhất trong khoảng 25 - 45 ngày sau giâm Loại thuốc IBA ở nồng độ0,20% có mức ảnh hưởng cao nhất Cây con trong giai đoạn vườn ươm có sự phụthuộc chặt chẽ vào cường độ ánh sáng Các chỉ tiêu theo dõi đều sinh trưởng mạnhhơn khi thay đổi cường độ ánh sáng từ thấp tới cao, trong đó, mức che sáng 25% cóảnh hưởng tích cực và rõ rệt nhất (Nguyễn Hoàng Hảo, 2020; Nguyễn Hoàng Hảo

và cộng sự, 2020)

Mật nhân có thể nhân giống bằng Invitro với dung dịch HgCl2 0,1% trongthời gian 27 phút kết hợp với ampicillin 2 mg/L trong 120 phút và NaClO 1,0%trong 10 phút để khử trùng mẫu vật là thích hợp nhất, tỷ lệ mẫu sống đạt 80,23%.Môi trường MS có bổ sung kết hợp 1,5 mg/L 2,4-D với 0,2 mg/L TDZ thích hợpnhất cho tạo callus (đạt 87,51%) Sau 4 tuần nuôi cấy, chồi tái sinh từ callus tốt nhấttrên môi trường MS bổ sung 4 mg/L kinetin đạt tỷ lệ 61,18% callus tạo chồi, số chồi

là 6,73 chồi/mẫu Môi trường thích hợp cho việc nhân nhanh chồi là môi trường MS

có bổ sung 3,0 mgl BAP, số chồi đạt được là 8,33 chồi/mẫu sau 8 tuần nuôi cấy.Chồi tạo rễ tốt trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l IBA đạt 3,4 rễ/chồi và chiềudài rễ 1,32 cm sau 8 tuần nuôi cấy

Môi trường MS bổ sung NAA 1,5 mg/L kết hợp BA 0,1 mg/L và glucose 40

Trang 36

g/L cho tỷ lệ phát sinh rễ và số lượng rễ tạo ra trên mẫu cao nhất đối với rễ cây mậtnhân (Trần Đình Giáp et al., 2020); điều kiện nuôi cấy tốt nhất là môi trường MS cơbản có bổ sung 1,25 mg/L NAA và 1 mg/L KIN, 3% sucrose, pH 5,75; tỷ lệ tiếpgiống 3g/bình, tốc độ lắc 120 vòng/phút Phân tích HPLC cho thấy hàm lượngeurycomanone trong tế bào là 1,672 mg/g chất khô, bằng khoảng 80% so với mẫu rễcây tự nhiên và cao hơn nhiều lần so với callus (Nguyễn Hữu Nhân, 2021; NguyễnHữu Nhân và cộng sự, 2020).

Các mẫu mô sẹo Mật nhân tăng sinh khối cao nhất trong môi trường MS có

bổ sung 3,0 mg/L 2,4-D kết hợp với 2,0 mg/L thidiazuron (TDZ) (3,86 g/mẫu) Ởnghiệm thức sử dụng 2,4-D kết hợp với IBA, các mẫu cấy mô sẹo được nuôi cấytrên môi trường có bổ sung 2,4-D kết hợp với IBA đều có sự phát sinh rễ và cảmứng hình thành phôi vô tính Kết quả ở nghiệm thức này cho thấy, sự hình thành rễ

ở các mẫu mô sẹo cao nhất ở nghiệm thức có bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D kết hợp với4,0 mg/L IBA (5,3 rễ/mẫu) Với chỉ tiêu về số lượng phôi, sự phát sinh phôi vôtính cao nhất ở nghiệm thức chỉ bổ sung 3,0 mg/L IBA (14,3 phôi/mẫu) (NguyễnThị Dược và cộng sự, 2020)

Đã nghiên cứu tạo rễ tơ có khả năng sinh trưởng mạnh và tổng hợp

eurycomanone cao nhằm tạo ra nguồn vật liệu invitro có chất lượng ổn định Hai

dòng rễ tơ R1, R2 chọn lọc được có khả năng tăng trưởng mạnh, với mức nhânsinh khối trong 2 tuần lần lượt là 16 : 15,5 (g/g, khối lượng tươi) trên môi trường

SH lỏng với 3% sucrose Các dòng rễ này có nhiều tiềm năng để được tiếp tụcnghiên cứu các điều kiện nuôi cấy tối ưu cho sản xuất sinh khối sử dụng hoạt chất(Phan Tường Lộc và cộng sự, 2020)

Nghiên cứu về kỹ thuật chăm sóc cây con ở giai đoạn vườn ươm cho thấy,giá thể với thành phần 50% đất đồi + 50% cát bồi + 10% phân chuồng cho tỷ lệ câycon mật nhân nảy mầm cao nhất (83,3%), chiều cao đạt 12,5 cm, số lá thật đạt 2,9lá/cây và bón phân NPK 0,5% cho tỷ lệ cây sống và sinh trưởng tốt nhất, nhưngchiều cao cây và số lá thật cao nhất, tương ứng 11,4 cm và 2,8 lá thật/cây ở chế độbón phân NPK 1% ở giai đoạn 3 tháng (Lê Thị Thùy Trâm, 2015); thành phần ruột

Trang 37

bầu phù hợp với cây con Mật nhân là đất tầng mặt sàng kỹ trộn với xơ dừa, tỷ lệsống đạt từ 94,3 - 95,6% ở giai đoạn 3 tháng tuổi (Nguyễn Thành Mến và cộng sự,2016); hay giá thể với thành phần 89% đất cát + 10% phân chuồng + 1% lân cho kếtquả cao nhất, đạt 100% về tỷ lệ sống, 7,98 cm về chiều cao cây và 0,27 cm đườngkính gốc (Trần Minh Đức và cộng sự, 2018).

* Nghiên cứu về kỹ thuật trồng

Trước thực trạng khai thác cạn kiệt nguồn dược liệu Mật nhân, một số địaphương trong cả nước đã quan tâm nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát triển nguồndược liệu quý hiếm này như các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị, Quảng Nam, ĐàNẵng và Lâm Đồng

Tại Quảng Ninh, năm 2009, Vườn quốc gia Bái Tử Long đã thực hiện thành

công đề tài “Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Mật nhân (Eurycoma

longifolia Jack) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long”, đề tài đã trồng thử nghiệm 0,5 ha

cây Bá bệnh (Mật nhân) phục vụ cho công tác bảo tồn tại Vườn quốc gia (NguyễnVăn Hùng, 2012)

Tại Quảng Trị, năm 2015, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị đãtriển khai thực hiện đề tài nghiên cứu nhân giống và gây trồng thử nghiệm cây Mật

nhân (Eurycoma longifolia Jack) dưới tán rừng trên vùng cát ven biển tỉnh Quảng

Trị”, đề tài thực hiện nhân 2.200 cây giống từ hạt, trồng 4 ha mô hình dưới tán rừng.Tuy nhiên, đến năm 2017, mô hình trồng rừng không đảm bảo tiêu chuẩn để tiếp tụctheo dõi

Tại Quảng Nam, Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam đã triển khai

đề tài “Điều tra phân bố, thử nghiệm trồng và sản xuất thực phẩm chức năng từ rễ

cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại Quảng Nam” Đề tài do TS Mai Đình

Trị, Viện công nghệ Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) làm chủ nhiệm

Đề tài đã xây dựng 02 mô hình trồng thử nghiệm (tại Đại Lộc và Hiệp Đức) vớitổng diện tích 4.000m2

Mật nhân thích hợp trồng dưới tán rừng Thông 3 lá ở các độ tàn che từ 0,3 0,5 hoặc các lỗ trống trong rừng Biện pháp kỹ thuật lâm sinh xúc tiến tái sinh tự

Trang 38

-nhiên mật nhân bằng cách phát dọn thực bì, mở tán rừng và trồng bổ sung cây con

sẽ mang lại hiệu quả cao cho mục đích gia tăng số lượng và chất lượng cây tái sinh,đảm bảo cho quá trình tái sinh tự nhiên, phát triển bền vững loài cây này trong điềukiện tự nhiên, tăng hiệu lực biện pháp bảo tồn insitu (Nguyễn Thành Mến và cộng

sự, 2016)

1.3 Thảo luận chung

Các công trình nghiên cứu về cây Mật nhân trên thế giới được tiến hành khátoàn diện và hệ thống về các mặt từ phân loại, mô tả đặc điểm hình thái, phân bố vàsinh thái, giá trị sử dụng, nhân giống và gây trồng, đặc biệt là về giá trị sử dụngđược nghiên cứu rất nhiều, từ đó đã chế ra được các sản phẩm chữa bệnh phục vụcon người Đáng kể đến là ở Malaysia đã đưa loài cây này vào nhóm các loài cầnphải ưu tiên phát triển mạnh trong sản xuất

Ở Việt Nam, nghiên cứu về cây Mật nhân cũng đã được quan tâm nghiên cứutập trung trong những năm gần đây Các nghiên cứu bước đầu cơ bản cũng đã xácđịnh được các vùng phân bố tập trung của Mật nhân, tuy nhiên các việc đánh giá trữlượng hiện còn cũng như đặc điểm về sinh thái thì chưa được nghiên cứu và công

bố nhiều Các nghiên cứu về đa dạng di truyền nguồn gen cũng ít được chú ý, mớitập trung vào một số loài cây gỗ có giá trị; đến này chưa có một nghiên cứu nào về

đa dạng di truyền nguồn gen cây Mật nhân Ngoài ra, những nghiên cứu về các biệnpháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng, thu hái, sơ chế, bảo quản cũng chưa đượcnghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu, hoặc thiếu cơ sở khoa học, gây khókhăn cho gây trồng, khai thác và phát triển loài cây này

Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là vùng có phân bố tập trung của cây Mậtnhân Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người dân vào rừng khai thác Mật nhânmột cách ồ ạt và tận diệt để bán cho các thương lái dẫn đến trữ lượng loài dược liệunày giảm xuống một cách nhanh chóng Trong phạm vi nghiên cứu, công trình nàytập trung giải quyết các khoảng trống về (i) nghiên cứu đa dạng di truyền các xuất

xứ Mật nhân góp phần hỗ trợ định loại hình thái của loài và xác định đúng đốitượng nghiên cứu; (ii) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái góp phần làm cơ sở

Trang 39

cho việc gây trồng; (iii) xử lý hạt giống và nhân giống hữu tính, vô tính để cải thiệnchất lượng cây giống; và (iv) nghiên cứu kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quảnnhằm nâng cao chất lượng và hàm lượng dược liệu; góp phần hoàn thiện cơ sở khoahọc cho việc gây trồng và phát triển bền vững loài cây này Xuất phát từ những thực

tế sản xuất cũng như góp góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên, đề tài:

“Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển cây Mật nhân

(Eurycoma longifolia Jack) tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” là rất cần thiết,

có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện nay

Chương 2NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Nội dung nghiên cứu

Đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau đây:

- Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học cây Mật nhân ở vùng Nam Trung Bộ vàTây Nguyên

+ Đặc điểm phân bố và sinh thái;

Trang 40

+ Đặc điểm vật hậu;

+ Đặc điểm cấu trúc và tái sinh các lâm phần có Mật nhân phân bố

- Nghiên cứu đặc điểm đa dạng di truyền và giá trị nguồn gen cây Mật nhân tạicác tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

+ Đặc điểm đa dạng di truyền

+ Giá trị nguồn gen

- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Mật nhân ở vùng Nam Trung Bộ và TâyNguyên

+ Đặc điểm sinh lý hạt giống

+ Nhân giống hữu tính

+ Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom

- Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Mật nhân ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

+ Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Mậtnhân;

+ Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Mật nhân;+ Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Mật nhân;+ Ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Mậtnhân

- Nghiên cứu kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản Mật nhân

+ Kỹ thuật thu hoạch;

+ Kỹ thuật sơ chế và bảo quản

2.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

2.2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu, đề tài sử dụng các cách tiếp cận sau:

- Tiếp cận kế thừa: Luận án kế thừa các thông tin, số liệu về điều kiện tự

nhiên khu vực nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến Mật nhân

- Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu được triển khai với cách tiếp cận hệ thống

từ nghiên cứu bổ sung các đặc điểm sinh học (phân bố, sinh thái), đặc điểm đa dạng

di truyền và giá trị nguồn gen Mật nhân cho đến kỹ thuật nhân giống và trồng Mật

Ngày đăng: 18/02/2024, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w