1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt tại tỉnh bình dương

105 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Tỉnh Bình Dương
Tác giả Huỳnh Nguyệt Thảo
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Văn Chiến
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 4,44 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU (11)
    • 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu (11)
    • 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (13)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu (13)
      • 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 1.3. Khoảng trống nghiên cứu (13)
    • 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (13)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (14)
    • 1.7. Cấu trúc đề tài (14)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU (17)
    • 2.1. Khái quát hình thức TTKDTM (17)
      • 2.1.1. Khái niệm (17)
      • 2.1.2. Tính tất yếu khách quan và vai trò TTKDTM (17)
        • 2.1.2.1. Tính tất yếu khách quan của TTKDTM (17)
        • 2.1.2.2. Vai trò của TTKDTM (17)
      • 2.1.3. Các hình thức TTKDTM phổ biến hiện nay (19)
    • 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước (20)
      • 2.2.1. Nghiên cứu trong nước (20)
      • 2.2.2. Nghiên cứu ngoài nước (20)
      • 2.2.3. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan (22)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
    • 3.1. Dữ liệu nghiên cứu (25)
    • 3.2. Quy trình nghiên cứu (25)
    • 3.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất (27)
    • 3.5. Xây dựng thang đo (28)
    • 3.6. Phương pháp nghiên cứu (29)
      • 3.6.1. Thống kê mô tả (29)
      • 3.6.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (29)
      • 3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (30)
      • 3.6.4. Phân tích hồi quy tuyến tính (30)
  • CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TTKDTM KHẢO SÁT TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG (32)
    • 4.1. Thực trạng TTKDTM tại tỉnh Bình Dương (32)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu (34)
      • 4.2.1. Mô tả mẫu chọn (34)
      • 4.2.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha (40)
        • 4.2.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho Biến độc lập (40)
        • 4.2.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho Biến phụ thuộc - quyết định Sử dụng TTKDTM (45)
      • 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (46)
        • 4.2.3.1. Phân tích nhân tố khám phá của biến độc lập (46)
        • 4.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc (51)
      • 4.2.4. Phân tích tương quan (53)
      • 4.2.5. Phân tích hồi quy (53)
      • 4.2.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (56)
      • 4.2.7. Đánh giá kết quả nghiên cứu (58)
  • CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ (62)
    • 5.1. Đề xuất một số giải pháp để tăng số lượng người sử dụng TTKDTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương (62)
    • 5.2. Khuyến nghị (63)
      • 5.2.1. Đối với Cơ quan Nhà nước và Ngân hàng nhà nước (63)
      • 5.2.2. Đối với người sử dụng dịch vụ TTKDTM (64)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (65)

Nội dung

57 Trang 8 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Từ viết tắt Nội dung diễn giải NHNN Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam TCTC Tổ chức tài chính TTKDTM Thanh tốn khơng dùng tiền mặt UNC Ủy nhiệm chi

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

Khái quát hình thức TTKDTM

TTKDTM là hoạt động dịch vụ thanh toán được thực hiện bằng cách sử dụng các phương thức, công cụ thanh toán để bù trừ tiền từ tài khoản và hạn mức tiền từ người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng qua việc sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking,… hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng thay việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau như thông lệ hiện nay, theo TS Nguyễn Đại Lai (2020)

Nôm na đây là hình thức thanh toán bằng các phương tiện khác, không phải tiền mặt như tài sản, chứng chỉ có giá trị tương đương Người tiêu dùng có thể sử dụng các dịch vụ TTKDTM mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt

2.1.2 Tính tất yếu khách quan và vai trò TTKDTM

2.1.2.1 Tính tất yếu khách quan của TTKDTM

TTKDTM là sự vận động một cách độc lập của tiền tệ với sự vận động của hàng hóa, điều này thường không có sự ăn khớp với nhau cả về không gian lẫn thời gian

TTKDTM không xuất hiện vật trung gian trao đổi mà chỉ xuất hiện ở dạng tiền ghi sổ hoặc tiền kế toán, được ghi chép trên sổ sách, chứng từ để thuận tiện cho người dùng đối chiếu

Tổ chức tài chính vừa là đơn vị tổ chức, vừa là đơn vị thực hiện các khoản thanh toán trong TTKDTM

TTKDTM thể hiện tính khách quan tất yếu trong quá trình phát triển của thời đại hiện nay khi con người luôn mong muốn có hình thức thanh toán nhanh chóng, chuẩn xác hơn

TTKDTM hiện nay có một vai trò to lớn, quan trọng đối với người dùng từ khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp trong kinh doanh, thương mại và dịch vụ Chính phủ cũng nhờ đó mà quản lý các cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong mọi lĩnh vực đầu tư công, thu phí, thu thuế, nộp ngân sách nhà nước, Việc sử dụng hình thức TTKDTM luôn mang lại nhiều lợi ích hơn so với hình thức dùng tiền mặt, cụ thể:

Lợi ích đối với chính phủ

(i) Giảm chi phí quốc gia và nhân sự trong in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền, giảm chi phí, thời gian xử lý tiền rách, tiền không đủ chuẩn lưu thông;

(ii) Ngăn chặn việc phát hành và lưu thông tiền giả;

(iii) Giảm tham nhũng, hối lộ và rửa tiền khi công khai trong thu chi, dễ quản lý các dòng tiền trong dân và cơ quan nhà nước;

(iv) Giảm tình trạng trốn thuế khi tất cả doanh thu được kê khai và hạch toán qua hệ thống tài chính đầy đủ;

(v) An ninh xã hội: giảm rủi ro trộm cướp tiền mặt và các chi phí liên quan;

(vi) An toàn vệ sinh: giảm rủi ro vi khuẩn lây lan mầm bệnh trong cộng đồng từ nguồn tiền bẩn (tiền giấy, tiền xu) khi lưu thông

Lợi ích đối với các bộ, ngành

(i) Minh bạch trong thu chi, dễ quản lý các dòng tiền khi sao kê, đối chiếu;

(ii) Tiết kiệm nhân sự, thời gian và không gian cho công tác kiểm đếm, quản lý, bàn giao tiền tại các điểm thu tiền mặt;

(iii) Tiết kiệm chi phí in ấn biên lai, hóa đơn chứng từ;

(iv) Tiết kiệm thời gian và không gian để lưu trữ chứng từ khi thu chi bằng tiền mặt

Lợi ích đối với người dùng

(i) Thuận lợi, chủ động trong thanh toán qua các kênh chuyển khoản trực tuyến,

QR code, quẹt thẻ qua máy POS, sử dụng séc, ủy nhiệm chi, Phù hợp với xu thế hiện nay khi phát triển thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến xuyên quốc gia có thể thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng như visa card, master card,

(ii) Giảm thời gian và chi phí di chuyển so với giao dịch bằng tiền mặt truyền thống;

(iii) Dễ quản lý nguồn tiền của cá nhân khi sao kê tài khoản, kiểm lịch sử giao dịch trên các phần mềm hỗ trợ;

(iv) Giảm rủi ro bị trộm cướp, rơi rớt khi sử dụng và bảo quản tiền mặt;

(v) Không cần lưu trữ quá nhiều chứng từ gốc

(vi) TTKDTM còn mang đến cho người tiêu dùng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích cầu để mở rộng mạng lưới thanh toán

2.1.3 Các hình thức TTKDTM phổ biến hiện nay

Theo Cổng thông tin điện tử viện Chiến lược và Chính sách Tài chính đã có bài đăng ngày 26/6/2020 về Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, trong đó nêu những hình thức TTKDTM phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm có:

Thanh toán bằng Séc: Séc là một loại chứng từ thanh toán để ghi nhận lệnh trả tiền của chủ tài khoản hoặc người đại diện chủ tài khoản Séc được lập trên mẫu in sẵn theo quy định của pháp luật Dựa vào thông tin ghi trên Séc, tổ chức quản lý tài khoản trích khoản tiền theo yêu cầu từ tài khoản tiền gửi thanh toán vô điều kiện để chi trả cho người thụ hưởng

Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi (UNC): UNC là phương thức thanh toán mà người trả tiền tạo lệnh thanh toán theo mẫu của ngân hàng Người trả tiền gửi UNC cho ngân hàng nơi họ mở tài khoản, để yêu cầu trích một số tiền nhất định trong tài khoản trả cho người thụ hưởng

Thanh toán bằng Thẻ ngân hàng: đây là công cụ TTKDTM quen thuộc, được sử dụng từ lâu Thẻ ngân hàng được tích hợp nhiều tính năng tài chính như chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, mua thẻ cào hay nạp tiền điện thoại,…

Thanh toán trực tuyến qua ứng dụng điện tử: Tuy chỉ mới phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây nhưng các ứng dụng điện tử đã được người dân sử dụng rộng rãi Không chỉ được tích hợp trên các ứng dụng ngân hàng, nhiều công ty đóng vai trò trung gian thanh toán xây dựng ví điện tử để tạo sự thuận tiện cho khách hàng Nổi bật có thể kể đến như Napas, MoMo, Zalo Pay, Viettel Pay, VNPT Epay, ShopeePay,…

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một số hình thức TTKDTM khác trong lĩnh vực kinh doanh như phương thức bù trừ Tức là, người mua hàng có thể sử dụng phương thức bù trử giữa hàng hóa mua vào và bán ra, phương thức bù trừ công nợ qua bên thứ ba, hoặc thanh toán ủy thác qua ngân hàng của bên thứ ba,…

Mỗi một phương thức TTKDTM đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng Người dùng dựa trên nhu cầu sử dụng, nền tảng công nghệ, cũng như tính ưu việt của từng phương thức mà chọn lựa phương thức thanh toán phù hợp cho loại giao dịch tương ứng.

Tổng quan các nghiên cứu trước

Nghiên cứu nổi bật và gần đây tại Việt Nam của ThS Bùi Thị Kim Hoàng và cộng sự (2022) về Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng TTKDTM của người tiêu dùng TP Hồ Chí Minhvới nội dung nghiên cứu vềtính hiệu quả và yếu tố rủi ro có tác động đến quyết định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt của người dùng Yếu tố rủi ro, cụ thể “rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất Khi khách hàng sử dụng TTKDTM sẽ phải gặp nhiều trường hợp rủi ro về thông tin, về hệ thống, về dịch vụ và sản phẩm từ đó mất uy tín và lòng tin người tiêu dùng.”

Ngoài ra, ThS Hồ Hữu Phương Chi và cộng sự (2022) cũng đã phân tích yếu tố dịch vụ trong việc sử dụng TTKDTM, bao gồm các dịch vụ đi kèm khi sử dụng các loại hình thanh toán qua ngân hàng điện tử, thẻ, ví, Bài viết Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam có nêu “Đối với các giao dịch mua hàng như mua sắm trực tuyến, thanh toán khách sạn hoặc xem phim, hầu hết người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn bởi vì có nhiều khuyến mãi hơn trong việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt”

Theo TS Nguyễn Thị Thùy Hương (2021) cho rằng “hạ tầng thanh toán phục vụ TTKDTM cũng ngày càng được cải thiện Các ngân hàng đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ, giải pháp mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử, tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng và phát huy hiệu quả Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử được vận hành ổn định, thông suốt và an toàn.”

Một nghiên cứu tại Mỹ, Roubini ThoughtLab (2018) về Thành phố không dùng tiền mặt: Hiện thực hóa lợi ích của thanh toán kỹ thuật, đã phân tích yếu tố công nghệ có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTKDTM, cụ thể: “Công nghệ thanh toán kỹ thuật số là một yếu tố quan trọng người tạo ra các thành phố thông minh và có thể đóng góp đáng kể lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ và nền kinh tế”

Theo Widjaja (2016) chỉ ra rằng khi phát triển hệ thống TTKDTM, đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải ưu tiên tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng tài chính, bên cạnh đó là các chương trình giúp nâng cao niềm tin của công chúng đối với các phương thức thanh toán mới Tiền mặt có thể sẽ được thay thế hoàn toàn bởi hệ thống thanh toán điện tử trong tương lai, công cụ thanh toán phù hợp với lối sống hiện đại (Harasim,

2016) cũng như cuộc cách mạng 4.0 Do đó, việc chuẩn bị sẵn sàng về định chế tài chính cũng như cơ sở hạ tầng cho hình thức thanh toán này là rất cần thiết và cần phải bắt đầu từ từ bởi thanh toán bằng tiền mặt gần như đã trở thành một nét văn hóa của nhiều người trên thế giới (Busse et al., 2020)

Người dùng có xu hướng yêu thích sử dụng công nghệ số, thích dùng ngân hàng điện tử hơn tiền mặt, thể hiện đẳng cấp, giá trị dân trí cao Tại các nước phát triển đang chuyển từ tiền mặt sang phương tiện thanh toán điện tử; sự phát triển của công nghệ đã mang lại sự hiện đại hóa trong thanh toán không dùng tiền mặt, theo Sreenu (2020)

Tính hiệu quả là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể tăng hiệu suất công việc, đáp ứng được những nhu cầu đặt ra mang lại hiệu quả (Venkatesh và cộng sự (2003); Flett và cộng sự (2004); Andualem và cộng sự (2018)) Dựa theo nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự, thì tính hiệu quả còn được hiểu là mức độ mà khách hàng tin rằng hệ thống TTKDTM sẽ giúp cải thiện hiệu quả công việc và đời sống (tham chiếu theo mô hình UTAUT của Venkatesh và các cộng sự, 2003) Khi người tiêu dùng thấy được nhiều hiệu quả của việc sử dụng TTKDTM thì việc đón nhận sử dụng dịch vụ TTKDTM sẽ càng dễ dàng

Mặt khác, tại Ấn Độ, Kumari và Khanna (2017) đã nghiên cứu về yếu tố thuận tiện trong TTKDTM tại bài viết Thanh toán không tiền mặt: một hành vi thay đổi đối với tăng trưởng kinh tế Trong đó bài viết nêu: “Việc dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính có lẽ là động lực lớn nhất để chuyển sang kỹ thuật số”

Theo Bauer (1960) lần đầu tiên đề xuất yếu tố rủi ro đối với hành vi của người dùng Ông cho rằng niềm tin về cảm nhận rủi ro cũng là yếu tố quyết định đến hành vi người sử dụng dịch vụ và nó cũng là nhân tố chính tác động đến sự chuyển đổi hành vi của con người Thuyết về cảm nhận rủi ro ra đời vào năm 1960 Như vậy có thể thấy thuyết về cảm nhận rủi ro ra đời trước thuyết chấp nhận công nghệ gần 25 năm Đây là yếu tố thuộc về đặc điểm công nghệ và là đặc điểm đầu ra của đối tượng sử dụng

Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTKDTM của hầu hết người dân, Tác giả đã đúc kết và xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn

2.2.3 Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan

Thông qua các nghiên cứu trong nước và ngoài nước mà tác giả đã tham khảo, để có cái nhìn trực quan và tổng thể về các nghiên cứu như đã nêu ở trên, Tác giả trình bày tóm tắt các nghiên cứu như: tên bài báo, tác giả, biến nghiên cứu, chiều tác động, phương pháp nghiên cứu chi tiết như bảng sau:

Bảng 2.1 Các giả thuyết đã được nghiên cứu trước đây

Quốc gia nghiên cứu Tiêu đề Kết quả

Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng

TTKDTM của người tiêu dùng

Tính hiệu quả (Biến HQ) là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể tăng hiệu suất công việc, đáp ứng được những nhu cầu đặt ra mang lại hiệu quả

Rủi ro (Biến RR) được xem là sự không may mắn, sự tổn thất Khi khách hàng sử dụng TTKDTM sẽ phải gặp nhiều trường hợp rủi ro về thông tin, về hệ thống, về dịch vụ và sản phẩm từ đó mất uy tín và lòng tin người tiêu dùng

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam Đối với các giao dịch mua sắm như mua sắm trực tuyến, thanh toán khách sạn hay xem phim, hầu hết người dân Cần Thơ sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn vì có nhiều khuyến mãi hơn khi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt (Biến DV)

Thành phố không tiền mặt: Hiện thực hóa lợi ích của thanh toán kỹ thuật số

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu

Đối với số liệu thứ cấp: Được thu thập từ hệ thống báo cáo của NHNN tỉnh Bình Dương qua các năm 2020, 2021, 2022, 2023 Ngoài ra được tổng hợp từ sách báo, tạp chí, internet, các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và các văn bản từ cơ quan ban ngành các cấp để định hướng Đối với số liệu sơ cấp: Nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện tại địa bàn tỉnh Bình Dương, tuy nhiên cũng có tính cân nhắc về sự đa dạng ở độ tuổi, thu nhập, trình độ, giới tính,… từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng TTKDTM của người dân địa phương để đưa ra đề xuất, khuyến nghị phù hợp.

Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu, đây là vấn đề mà Tác giả quan tâm và cần làm rõ xuyên suốt đề tài

Bước 2: Nghiên cứu thăm dò các yếu tố tác động, để có hiểu biết tương đối về vấn đề nghiên cứu, Tác giả phải tiến hành tham khảo nhiều tài liệu, thu thập một lượng kiến thức nhất định để cơ bản hình thành ý tưởng về các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau

Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thiết liên quan, sau khi hoàn thành ý tưởng, Tác giả thiết kế mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thiết liên quan đến mô hình và đề tài nghiên cứu

Bước 4: Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi, để tiến hành nghiên cứu, Tác giả cần xây dựng thang đo để làm rõ các bậc lựa chọn, thể hiện theo từng cấp mức độ Tất cả được gửi đến người khảo sát qua bảng câu hỏi phỏng vấn các nội dung liên quan đề tài nghiên cứu

Bước 5: Xác định mẫu nghiên cứu là một bước quan trọng trong nghiên cứu, ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích Số lượng cỡ mẫu thường có công thức để xác định, tùy vào số lượng biến số, hoặc tùy vào vấn đề mà nghiên cứu hướng đến Dĩ nhiên số lượng mẫu càng lớn và đa dạng, càng phản ảnh rõ nét nội dung nghiên cứu theo số đông

Bước 6: Triển khai thu thập dữ liệu sau khi đã có ý tưởng, thang đo, bảng hỏi, cỡ mẫu,… Tác giả tiến hành khảo sát và thu thập kết quả phản hồi từ đối tượng khảo sát

Bước 7: Phân tích và xử lý số liệu là bước sử dụng các phần mềm hỗ trợ để thực hiện phân tích, kiểm chứng kết quả

Bước 8: Thảo luận kết quả nghiên cứu, dùng kết quả này để trả lời các câu hỏi nghiên cứu ban đầu nhằm sáng tỏ mục tiêu và vấn đề nghiên cứu

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thăm dò các yếu tố tác động

Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu

Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi

Triển khai thu thập dữ liệu Xác định mẫu nghiên cứu

Phân tích và xử lý số liệu

- Phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phân tích mô hình hồi quy

- Kiểm định mô hình hồi quy

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Hiện tại tỉnh Bình Dương có 04 thành phố, 01 thị xã, 04 huyện với 91 xã, phường, thị trấn (bao gồm 45 phường, 5 thị trấn và 41 xã)

Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, theo tổng hợp của Costello và Osborne

(2005) về việc chọn cỡ mẫu phù hợp cho việc xử lý số liệu sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), đa số các nhà nghiên cứu đã thống nhất với nhau rằng tỷ lệ giữa đối tượng khảo sát với biến quan sát càng cao càng tốt Cụ thể là: tỷ lệ 5:1 (5 đối tượng khảo sát/1 biến quan sát) được xem là tối thiểu chấp nhận được, tỷ lệ 10:1 được xem là tốt, tỷ lệ 20:1 được xem là rất tốt

Khi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính ảnh hưởng của nhiều biến độc lập định lượng đối với một biến phụ thuộc định lượng thì kích thước mẫu cũng là một vấn đề cần phải quan tâm Tabachnick và Fidell (2007) (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011) thì công thức kinh nghiệm thường được dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy bội đó là n > 50 + 8p trong đó, n là kích thước mẫu và p là số lượng biến độc lập trong mô hình Theo đó, số mẫu nghiên cứu cần phải có tối thiểu là n = 50 + 8 x 5 = 90 quan sát

Từ hai phương pháp trên, để bảo đảm cỡ mẫu tốt cho nghiên cứu, tác giả quyết định chọn cỡ mẫu n = 200.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ những lý thuyết, nghiên cứu đã trình bày ở trên như nghiên cứu của ThS Bùi Thị Kim Hoàng và cộng sự (2022) về tính hiệu quả và yếu tố rủi ro khi sử dụng TTKDTM của người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh Nghiên cứu Roubini Thought Lab

(2018) về công nghệ thanh toán điện tử là một yếu tố hỗ trợ quan trọng cho việc xây dựng thành phố thông minh Bên cạnh đó, nghiên cứu của Neetu Kumari và Jhanvi Khanna (2017) nhấn mạnh yếu tố thuận tiện khi thực hiện các giao dịch tài chính là động lực lớn nhất trong chuyển đổi kỹ thuật số Ngoài ra, nghiên cứu của Chi H.P HO và cộng sự (2022) nhận định hầu hết người dân Cần Thơ sử dụng TTKDTM vì yếu tố dịch vụ, khuyến mãi khi mua sắm trực tuyến hay thanh toán, Tác giả xây dựng mô hình giả định cho nghiên cứu như sau:

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu giả định

Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2023

Tác giả đưa ra các giả thuyết xây dựng:

Biến phụ thuộc: Y (SD) - Quyết định sử dụng TTKDTM

(i) H1 (+) – Tính hiệu quả (HQ): có mối quan hệ thuận chiều đến quyết định sử dụng TTKDTM

(ii) H2 (+) – Công nghệ (CN): có mối quan hệ thuận chiều đến quyết định sử dụng TTKDTM

(iii) H3 (+) – Sự thuận tiện (TT): có mối quan hệ thuận chiều đến quyết định sử dụng TTKDTM

(iv) H4 (+) – Dịch vụ (DV): có mối quan hệ thuận chiều đến quyết định sử dụng

(v) H5 (-) – Rủi ro (RR): có mối quan hệ ngược chiều đến quyết định sử dụng

Xây dựng thang đo

Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TTKDTM tại tỉnh Bình Dương, đồng thời sử dụng câu hỏi tương ứng với các lựa chọn để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố, nên nghiên cứu sử dụng Thang đo Likert theo Likert, R

Quyết định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt

H5 (-) Rủi ro Định nghĩa Thang đo Likert là một phương tiện đo lường phổ biến để thu thập dữ liệu về ý kiến, suy nghĩ, hoặc thái độ của người tham gia nghiên cứu thông qua một loạt câu hỏi hoặc tuyên bố Với thang đo Likert, người tham gia nghiên cứu được yêu cầu đánh giá mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của họ với mỗi tuyên bố đó trong danh sách bảng câu hỏi đó

Thông thường có 5 sự lựa chọn (rất đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý và rất không đồng ý), được gán số thứ tự từ 1 đến 5 – các sự lựa chọn có thể khác 5 nhưng nên là thang lẻ tức là 3, 7 hoặc 9 Sự đồng ý mạnh cho biết thái độ đồng tình mạnh nhất đối với phát biểu và điểm 5 được gán cho trường hợp này Với thang đo Likert, ta sẽ thấy được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng TTKDTM của người dùng

Về độ tin cậy của công cụ đo lường, hệ số Cronbach’s alpha sẽ được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các biến được sử dụng trong bảng câu hỏi.

Phương pháp nghiên cứu

Đối với phương pháp nghiên cứu đã được trình bày tổng quan ở Chương 1, tại Chương này, Tác giả đi sâu vào các bước của phương pháp định lượng, cụ thể: Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu, Tác giả sẽ thực hiện phân tích dữ liệu chính thức trên phần mềm SPSS, kết hợp các tính năng hỗ trợ của Excel như Pivot, các hàm công thức và vẽ đồ thị để có cái nhìn tổng quan về công trình nghiên cứu

Tác giả thực hiện phân tích Bảng thống kê theo nhân khẩu học và Bảng tần số mô tả Từ đó có cái nhìn tổng quan về các nhóm đối tượng khảo sát

3.6.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Khi đánh giá độ tin cậy, Tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha như một bước kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tương quan với nhau, là phép kiểm định về sự phù hợp của thang đo đối với từng biến quan sát

Khi phân tích chỉ tiêu này, cho phép loại bỏ các biến không phù trong quá trình nghiên cứu Để tính Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì thang đo đó phải có tối thiểu ba biến quan sát, tại nghiên cứu này số biến quan sát cho từng yếu tố là 5 hoặc 6 biến Về lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao

Tuy nhiên, nếu Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,95 thì sẽ xuất hiện hiện tượng trùng lắp rất dễ xảy ra, thang đo lúc này được xem là không có độ tin cậy tốt Vì vậy, một thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu là từ ≥ 0,6 và đạt độ tin cậy tốt trong khoảng 0,7 – 0,8

Các biến có hệ số tương quan cho biến tổng (total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ được loại khỏi thang đo vì độ tương quan kém hơn so với các biến khác trong cùng mục hỏi Trong phạm vi nghiên cứu này, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha yêu cầu là từ 0,6 trở lên

3.6.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá không ngoài mục đích khám phá ra những nhân tố mới hoặc rút ngắn số biến quan sát để gom thành một số ít biến quan trọng nhất Trước khi tiến hành phân tích EFA, cần kiểm tra xem thang đo đã đủ điều kiện chưa qua việc tính toán hệ số KMO (Kaise Meyer Olkin) Tiêu chuẩn KMO so sánh tổng bình phương hệ số tương quan giữa các cặp biến quan sát với tổng bình phương hệ số tương quan riêng của chúng Theo Kaiser để phân tích được nhân tố khám phá thì KMO phải lớn hơn 0,5; thích hợp nhất nếu giá trị KMO nằm trong khoảng 0,5 – 1; trường hợp giá trị KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu

3.6.4 Phân tích hồi quy tuyến tính

Tại nghiên cứu này, Tác giả thực hiện phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), để tập hợp các biến độc lập (5 biến) đưa vào mô hình hồi quy và cho ra kết quả thống kê, quy trình thực hiện như sau: i Đưa các biến vào mô hình một lượt để phân tích hồi quy; ii Đánh giá hệ số R bình phương hiệu chỉnh có ý nghĩa đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy; iii Kiểm định độ phù hợp của mô hình; iv Xác định hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính; v Độ tin cậy của mô hình hồi quy được đảm bảo thông qua những phát hiện vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính như quan hệ tuyến tính, phân phối chuẩn của phần dư, tính độc lập của sai số và phát hiện đa cộng tuyến (nếu có)

Chương III trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình cùng các giả thuyết nghiên cứu Đầu tiên là trình bày về quy trình nghiên cứu Mặc dù trọng tâm của nghiên cứu là nghiên cứu định lượng nhưng tác giả vẫn tiến hành nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn sâu để chỉnh hóa thuật ngữ, thang đo của bảng hỏi và soát xét sự phù hợp của các biến trong mô hình

Phần tiếp theo là trình bày cụ thể cách thức xây dựng và lựa chọn thang đo, bao gồm 05 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc Tác giả cũng làm rõ mẫu điều tra gồm 220 đối tượng khảo sát là vượt yêu cầu tiêu chuẩn mẫu tối thiểu, mô tả phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu và phân tích số liệu để kiểm định các giả thuyết mà đề tài đặt ra.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TTKDTM KHẢO SÁT TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thực trạng TTKDTM tại tỉnh Bình Dương

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai

Theo cổng thông tin https://www.binhduong.gov.vn, Vùng đất của hội tụ và phát triển, ngày 19/01/2021 chia sẻ: “tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên 2.694,43 km 2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ) Tính đến năm 2021, toàn tỉnh Bình Dương có 2.627.195 người, mật độ dân số 911 người/km 2 Trong đó dân số thành thị chiếm 79,87% và dân số nông thôn chiếm 20,13% Tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước gồm 09 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 04 thành phố thuộc tỉnh (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên (vừa được lên thành phố trong tháng 4/2023), 01 thị xã Bến Cát và 04 huyện (Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng); 91 đơn vị hành chính cấp xã gồm 45 phường,

Bình Dương với nền kinh tế phát triển vượt bậc, là tỉnh đứng đầu cả nước về thu nhập bình quân trên đầu người trong 3 năm gần đây, cụ thể:

- Năm 2020: GDP bình quân đầu người đạt 7.02 triệu đồng/người/tháng (nguồn Báo Tuổi trẻ ngày 02/6/2021);

- Năm 2021: GDP bình quân đầu người đạt 7.12 triệu đồng/người/tháng (nguồn Đình Trọng (2022) Báo Lao động ngày 18/7/2022);

- Năm 2022: GDP bình quân đầu người đạt 8.076 triệu đồng/người/tháng (theo Ban Kinh tế trung ương bài đăng ngày 05/5/2023)

Trong xu thế hội nhập quốc tế, với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, đã đưa ra mục tiêu tổng quát nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về TTKDTM trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao Đồng thời, thúc đẩy việc sử dụng TTKDTM trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị, từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, giảm các khoản chi phí liên quan đến tiền mặt cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và cá nhân người tiêu dùng

Cùng với tốc độ phát triển chung của cả nước, Bình Dương không ngừng phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế số Ngày 03/08/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành công văn số 3959/KH-UBND về Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, TTKDTM trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương Cuối tháng 7/2023, Bình Dương đã tiến hành vận động thực hiện mô hình TTKDTM thí điểm tại một số tuyến đường ở thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Thuận An, tuy nhiên nếu muốn nhân rộng mô hình TTKDTM trên toàn tỉnh, cần phải có lộ trình và nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTKDTM của người dân Bình Dương Ý tưởng của luận văn cũng được ra đời từ đây

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đạt 80% dân số có tài khoản thanh toán điện tử Bình Dương từng bước triển khai và thực hiện theo kế hoạch, cụ thể:

Ngày 22/12/2020, tỉnh Bình Dương công bố dịch vụ TTKDTM khi người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh với 2 hình thức thanh toán gồm thanh toán trực tiếp tại quầy một cửa thông qua mã quét (QR code) và/hoặc thông qua một mã trên biên nhận hồ sơ, người dân có thể dùng các loại ví và ứng dụng ngân hàng để thanh toán qua Cổng Dịch vụ công của tỉnh tại địa chỉ: http://dichvucong.binhduong.gov.vn.”

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN tại buổi họp báo ngày 27/12/2022 công bố số liệu “đến hết tháng 11/2022, hoạt động TTKDTM đạt mức tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 89,36% và 40,55%, ứng dụng qua điện thoại di động tăng 116,1% và 92,3%, qua phương thức QR Code tăng tương ứng 182,5% và 210,6%, giao dịch qua máy POS tăng 53,57% và 48,78%, qua ATM tăng 13,28% và 14,04%.”

Trong năm 2023, tỉnh Bình Dương đẩy mạnh TTKDTM qua các chiến dịch triển khai mô hình tuyến đường TTKDTM, để tạo thói quen mới cho người dân, thúc đẩy kinh tế số Nhân rộng từ thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Thuận An, thành phố Tân Uyên, thị xã Bến Cát đến huyện Bàu Bàng, huyện Dầu Tiếng,… Đồng hành với chính quyền địa phương, các ngân hàng trên địa bàn đều nâng cao công tác truyền thông, khuyến khích người dân trong tỉnh chuyển sang kênh thanh toán trực tuyến Hiệu quả mang lại khá ấn tượng, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiểu thương trong chợ, quán ăn, tiệm tạp hóa,… đều hưởng ứng việc mở tài khoản, đặt mã QR Code để người mua linh động lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp

Thuận theo chủ trương của lãnh đạo tỉnh, người dân Bình Dương hầu hết đều đã biết đến dịch vụ TTKDTM, đã sử dụng dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp như nhận tiền của bản thân qua một tài khoản người nhà, nhờ ai đó thanh toán hoặc nhận thanh toán trực tuyến hộ khi cá nhân chưa có tài khoản,… điển hình số liệu người dùng TTKDTM tại Bình Dương ngày càng tăng và không hề có dấu hiệu giảm.

Kết quả nghiên cứu

Theo ước tính, dự báo cỡ mẫu ban đầu cần 200 phiếu khảo sát, để đảm bảo tính đầy đủ và phù hợp Trong tháng 8, 9, 10/2023, Tác giả đã phát ra 234 phiếu khảo sát, số phiếu thu về là 228 phiếu Sau được làm sạch dữ liệu nhằm đảm bảo tính chính xác và phản ánh khách quan kết quả khảo sát Số phiếu được đưa vào nghiên cứu là

Thống kê phân tích theo nhân khẩu học

Qua 220 phiếu khảo sát, Tác giả tiến hành phân tích thống kê theo nhân khẩu học, kết quả được ghi nhận tại Bảng 4.1

Bảng 4.1 Thống kê phân tích theo nhân khẩu học

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2023

Theo thống kê khảo sát tại Bảng 4.1, tỷ lệ nam và nữ tham gia khảo sát tương đối đồng đều với nam là 50,91% và nữ là 49,09%, dàn trải khắp các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương Độ tuổi tham gia khảo sát cũng khá đa dạng, chiếm số đông là nhóm tuổi từ 31-45 tuổi đạt 55% tổng số phiếu, kế đến là nhóm tuổi từ 18-30 tuổi, chiếm 35,91% tổng số phiếu Cả hai nhóm chiếm tỷ trọng cao này đều trong độ tuổi lao động sung sức nhất Hai nhóm còn lại từ 46 tuổi trở lên chiếm tỷ trọng

Phân loại dữ liệu khảo sát Số lượng (phiếu) Tỷ trọng

Trình độ học vấn Đại Học 112 50.91%

Nghề nghiệp Khối Cơ quan nhà nước 35 15.91%

Khối Doanh nghiệp/ Kinh doanh 84 38.18%

Khối Tài chính ngân hàng 24 10.91%

Kết quả khảo sát cũng cho thấy những người có trình độ từ Đại học trở lên chiếm 85% số mẫu khảo sát và họ có sự quan tâm nhiều hơn đến TTKDTM Tình trạng dân trí trong tỉnh đã từng bước được nâng cao, nên không khó lý giải vì sao số đối tượng khảo sát có trình độ từ Cao đẳng trở xuống chỉ chiếm 15% trên tổng mẫu khảo sát

Ngoài ra, nghề nghiệp chiếm đa số trên mẫu khảo sát đạt tỷ trọng cao nhất 84% thuộc về nhóm ngành của khối doanh nghiệp - kinh doanh Kết quả này cho thấy sự phù hợp của dữ liệu, bởi do tính chất công việc, phải chủ động thanh toán linh hoạt qua nhiều hình thức, hầu hết doanh nghiệp đã không còn dùng tiền mặt để giao dịch trực tiếp như ngày trước

Thu nhập của người được khảo sát cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phân tích đề tài, qua số liệu thu thập được từ nhóm có thu nhập trong biên độ 5-10 triệu đồng chiếm tỷ trọng 36,36% Hai nhóm có tỷ trọng bằng nhau 21,82% là nhóm có thu nhập từ 10-15 triệu đồng và nhóm trên 20 triệu đồng Kế đến là nhóm thu nhập từ 15 đến dưới 20 triệu đồng chiếm 12,73% số lượng khảo sát Thấp nhất 7,27% thuộc về nhóm dưới 5 triệu đồng

Với kết cấu mẫu như phần trình bày tại Bảng 4.1 tương đối phù hợp trong phân tích thống kê Tác giả tiến hành mã hóa các biến quan sát để thuận tiện trong việc xử lý dữ liệu Kết quả mã hóa thể hiện trong Bảng 4.2

Bảng 4.2 Mã hóa dữ liệu qua các biến

HQ1 TTKDTM giúp người dùng có thể thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào họ cần

HQ2 TTKDTM tiết kiệm thời gian (thời gian đi lại, thời gian xếp hàng, thời gian giao dịch trực tiếp tại quầy, hạch toán của các bên liên quan,…)

HQ3 TTKDTM tiết kiệm chi phí (chi phí đi lại, phí dịch vụ,…)

HQ4 TTKDTM giúp hoàn thành giao dịch nhanh chóng hơn so với giao dịch bằng tiền mặt HQ5 TTKDTM kiểm soát, quản lý tài chính hiệu quả HQ6 TTKDTM nhìn chung rất hữu ích

CN1 TTKDTM qua các kênh Internet Banking, Mobile

Banking, App/Ví điện tử, máy POS, thẻ ATM,… khá hiện đại, phù hợp xu thế hiện nay

CN2 Thao tác khi sử dụng TTKDTM đơn giản, dễ hiểu

CN3 TTKDTM tiết kiệm thời gian, hoàn thành giao dịch nhanh chóng

CN4 TTKDTM không cần lập phiếu yêu cầu viết tay, không nhập quá nhiều thông tin

CN5 Xác minh thông tin qua nhiều hình thức linh hoạt (mật khẩu, gửi mã OTP qua tin nhắn, email,…)

CN6 Giao diện (màn hình) các phần mềm hỗ trợ TTKDTM thiết kế hợp lý

TT1 Dễ dàng thao tác khi sử dụng TTKDTM

TT2 TTKDTM giúp người dùng thuận tiện trong thanh toán

(như hóa đơn, mua hàng, chuyển tiền,…) mà không phải di chuyển đến điểm giao dịch trực tiếp TT3 Quy trình giao dịch rõ ràng và dễ hiểu

TT4 TTKDTM giúp người dùng không cần quản lý tiền mặt mang theo bên mình (cất giữ, kiểm đếm, thu chi,…) TT5 TTKDTM giúp chủ động thời gian thực hiện giao dịch

DV1 Việc không sử dụng tiền mặt giúp duy trì số dư trong tài khoản thường xuyên sẽ phát sinh được thêm tiền lãi

DV2 Chất lượng dịch vụ của các ngân hàng, tổ chức tài chính khá tốt trong việc hỗ trợ người dùng (tư vấn qua điện thoại, email, online, trực tiếp) khi sử dụng dịch vụ TTKDTM

Nguồn Tác giả tổng hợp, 2023 Phân tích các biến qua phương pháp thống kê mô tả

Với giá trị của các biến dao động từ 1 đến 5 Tác giả phân tích giá trị trung bình của từng biến quan sát, trong đó giá trị trung bình thấp nhất là biến quan sát DV5 (3.31) và giá trị cao nhất là biến qua sát TT2 (4.23) Kết quả chi tiết được thống kê tại Bảng 4.3

DV3 Các chính sách chăm sóc khách hàng của ngân hàng, tổ chức tài chính kết hợp các thương hiệu, nhãn hàng lớn linh hoạt, chủ động ưu đãi đối với khách hàng có giao dịch TTKDTM thường xuyên hoặc số tiền lớn,…

DV4 Các chương trình khuyến mãi, áp mã giảm giá cho các giao dịch TTKDTM ngày càng phổ biến, hấp dẫn

DV5 Quy trình xử lý khiếu nại như khóa thẻ, xử lý khiếu nại thanh toán nhầm, điều chỉnh thông tin, cấp lại thẻ,… được phục vụ tốt

RR1 Dịch vụ trực tuyến dễ bị lỗi mạng, lỗi chương trình

RR2 TTKDTM có rủi ro thanh toán nhầm (nhầm đơn vị thụ hưởng, nhầm số tiền, diễn giải sai nội dung,…) RR3 Sử dụng TTKDTM có thể mất tiền do sai sót của hệ thống

RR4 Có thể bị gian lận/hacker chiếm đoạt tiền khi sử dụng dịch vụ RR5 Sử dụng TTKDTM dễ bị lộ thông tin cá nhân

SD1 Tôi nhận thấy sử dụng TTKDTM là một ý tưởng tốt, sáng suốt, thông minh SD2 Tôi sẽ sử dụng TTKDTM SD3 Tôi sẽ sử dụng TTKDTM thường xuyên SD4 Tôi thích/hài lòng về việc sử dụng TTKDTM SD5 Tôi sẽ khuyên gia đình/bạn bè sử dụng TTKDTM

Bảng 4.3 Bảng thống kê mô tả giá trị trung bình

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2023

Ghi chú: Tổng số biến quan sát là 220

Từ kết quả ở Bảng 4.3, có thể kết luận mức độ đánh giá của từng biến quan sát là chấp nhận được, các biến về dịch vụ (DV) và rủi ro (RR) được đánh giá thấp hơn so với các biến quan sát còn lại gồm yếu tố hiệu quả (HQ), yếu tố thuận tiện (TT) và yếu tố công nghệ (CN) Trong đó, ổn định nhất là những biến quan sát mang yếu tố quyết định sử dụng TTKDTM (SD)

4.2.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha

Kiểm định độ tin cậy của thang đo là rất cần thiết trong phân tích, để kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố trong nghiên cứu, Tác giả thực hiện tính hệ số Cronbach's alpha của thang đo và xem xét các hệ số tương quan biến - tổng Các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo có độ tin cậy Cronbach's alpha từ 0.6 trở lên sẽ được chấp nhận để phân tích ở các bước tiếp theo Nunnally và Burnstein, (1994)

4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho Biến độc lập i Yếu tố Hiệu quả của TTKDTM

GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đề xuất một số giải pháp để tăng số lượng người sử dụng TTKDTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trong phạm vi nghiên cứu này, Tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TTKDTM của người dân tại Bình Dương gồm có sự thuận tiện, yếu tố hiệu quả, các tính năng công nghệ thông tin, các chương trình dịch vụ thu hút và sự lo ngại rủi ro trong TTKDTM của người dùng Hầu hết người dân đã biết và trải nghiệm trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động TTKDTM Kết quả hồi quy là một phương trình cụ thể về tiêu chí cần thực hiện của các cấp lãnh đạo trong tỉnh, các ban ngành có liên quan trong việc đẩy mạnh TTKDTM tỉnh nhà

Nhìn chung, các nhà cung cấp dịch vụ cần đẩy mạnh nhiều tính năng vào hoạt động thanh toán số, trong đó yếu tố thuận tiện và hiệu quả cần được quan tâm hơn cả vì chiếm tỷ trọng ảnh hưởng lớn hơn các yếu tố còn lại Bên cạnh đó, bên cung cấp dịch vụ không ngừng cải tiến công nghệ sẽ phục vụ được một lượng lớn khách hàng đam mê công nghệ nhất là giới trẻ Tăng cường hợp tác với nhiều đối tác để phát triển dịch vụ đa dạng khi sử dụng TTKDTM, khuyến mãi hợp lý, đúng nhu cầu, giúp người dùng dễ dàng nhận ưu đãi khi sử dụng Hạn chế, khắc phục những rủi ro từ phía nhà cung cấp dịch vụ Tất cả mỗi yếu tố phải được nâng cấp lên từng bước theo lộ trình và sau cùng vẫn là đẩy mạnh truyền thông, phổ biến đến người dân toàn tỉnh Bình Dương về TTKDTM Đi vào từng giải pháp cụ thể, cả nước biết đến Bình Dương là một tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, một trong những tỉnh đứng đầu về số lượng khu công nghiệp của Việt Nam Tính đến nay, Bình Dương có gần 30 khu công nghiệp; trong 06 tháng đầu năm 2023, theo Cục Thống kê tỉnh Bình Dương cho biết đã có 2.852 doanh nghiệp trong nước đăng ký mở mới Với quy mô ngày càng mở rộng, Bình Dương nhanh chóng lấp đầy diện tích đã được quy hoạch các khu công nghiệp, thu hút lượng rất lớn nguồn lao động trên cả nước đến Bình Dương để sinh sống và làm việc Vì vậy với mục tiêu đẩy mạnh TTKDTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển TTKDTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể:

(i) Khuyến khích doanh nghiệp chi lương cho nhân viên qua tài khoản thẻ Mỗi doanh nghiệp đều thực hiện chi lương qua ngân hàng, chi lương điện tử hoặc ít nhất là báo có lương thủ công từ tài khoản thẻ đến tài khoản thẻ đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ Điều này đồng bộ số hóa trên diện rộng giúp công nhân, lao động trên địa bàn đều có thẻ và sử dụng được thẻ thanh toán (thẻ ATM)

(ii) Đẩy mạnh TTKDTM ở hai ngành nghề then chốt, quan trọng nhất của mọi quốc gia, đó là y tế và giáo dục Đề nghị người bệnh TTKDTM khi khám chữa bệnh tại tất các cơ sở y tế trong tỉnh; mặt khác, các khoản học phí, lệ phí trong học đường cũng được quán triệt thay thế hoàn toàn bằng TTKDTM

(iii) Đối với doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh như siêu thị, nhà hàng, quán ăn, tiểu thương, hộ kinh doanh trong và ngoài chợ, các đơn vị có khai thuế và đóng thuế nên quán triệt thực hiện qua kênh thanh toán trực tuyến, điện tử Từ đó hướng đến khách hàng của họ đều có điều kiện thực hiện TTKDTM khi sử dụng dịch vụ hay mua hàng tại những nơi đây

(iv) Các khoản chi - thu từ ngân sách nhà nước cho người dân trong tỉnh đều khuyến khích chi qua hình thức TTKDTM như chi trả bảo hiểm xã hội, chi trợ cấp thất nghiệp, chi hỗ trợ thai sản, lương hưu, trợ cấp hộ nghèo, chi hỗ trợ gia đình chính sách, chi học bổng, thu thuế, thu phí,… đều sử dụng TTKDTM để dòng tiền giao dịch đều qua tài khoản, điều này sẽ kích cầu người dân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp TTKDTM.

Khuyến nghị

5.2.1 Đối với Cơ quan Nhà nước và Ngân hàng nhà nước

Sau hai năm triển khai Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, theo Tổng cục Thống kê quốc gia cho biết tính đến tháng 6/2023, đã ghi nhận kết quả đáng khích lệ như: tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đã đạt trên 75%; TTKDTM đạt hơn 7,59 tỷ giao dịch với giá trị đạt gần 219,5 triệu tỷ đồng (tăng 89% về số lượng và 32% về giá trị) cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra, nguồn Báo điện tử chính phủ (16/06/2023)

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hoạt động TTKDTM trong dân tại Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, Tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và NHNN Việt Nam, cụ thể:

Thứ nhất, nâng cao công tác nghiên cứu nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, các chính sách hỗ trợ các bên liên quan, can thiệp xử lý kịp thời, để đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng TTKDTM;

Thứ hai, đầu tư vào hạ tầng thông tin dùng chung bao gồm hạ tầng thanh toán, hạ tầng dữ liệu của các đối tác, nhà cung ứng dịch vụ, nhằm công khai minh bạch cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi số và TTKDTM trong thời gian tới

Thứ ba, định hướng cho các ngân hàng, những nhà cung cấp dịch vụ phát triển sản phẩm dịch vụ thanh toán ngày càng linh hoạt hơn dựa trên nền tảng Internet, thiết bị di động thông minh, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo; nhằm thúc đẩy toàn dân tham gia TTKDTM, đặc biệt quan tâm đến các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Cơ quan nhà nước sâu sát theo dõi và đánh giá tiến độ định kỳ

Thứ tư, cơ quan nhà nước làm gương, đi đầu trong việc thực hiện TTKDTM, yêu cầu chuyển đổi hình thức thu – chi ngân sách nhà nước qua hình thức điện tử, thanh toán trực tuyến trên các Cổng Dịch vụ công quốc gia khi giải quyết các thủ tục hành chính tại địa phương các cấp Tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ tiếp dân, đều có kiến thức và ứng dụng tốt công nghệ, khoa học kỹ thuật vào công tác chuyên môn; đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, phổ biến đến người dân trong việc khuyến khích sử dụng TTKDTM trong và ngoài cơ quan nhà nước

Thứ năm, xây dựng hàng rào bảo vệ rủi ro công nghệ thông tin, an toàn bảo mật, quán triệt chỉ đạo đến các nhà cung cấp dịch vụ luôn nghiên cứu, báo cáo kịp thời các tình huống rủi ro và nhanh chóng khắc phục lỗ hỏng công nghệ, nhằm bảo vệ cơ sở dữ liệu cũng như niềm tin của người dùng về mức độ an toàn khi sử dụng TTKDTM theo đúng chủ trương của nhà nước

5.2.2 Đối với người sử dụng dịch vụ TTKDTM

Trong thời đại tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay, việc tiếp cận công nghệ không quá khó đối với người dân, sử dụng TTKDTM đã trở thành xu thế hiện đại, tỷ lệ người dùng ngày càng tăng và không có dấu hiệu suy giảm Tuy nhiên để đẩy nhanh việc đồng bộ sử dụng TTKDTM trong toàn dân, Tác giả đề xuất một số khuyến nghị đến người sử dụng dịch vụ TTKDTM, cụ thể:

Thứ nhất, mỗi người dân trở thành một kênh truyền thông hữu hiệu đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình trong việc vận động, khuyến khích tất cả thành viên trong mỗi hộ gia đình tham gia TTKDTM

Thứ hai, người dùng thường xuyên nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin về các dòng sản phẩm, dịch vụ liên quan đến hoạt động TTKDTM, nhằm nắm bắt kịp thời xu hướng và hạn chế rủi ro khi sử dụng

Thứ ba, luôn cảnh giác với các thông tin giả mạo, không đăng nhập, thao tác trên các kênh, App (ứng dụng) không chính thống của nhà cung cấp dịch vụ, để tránh rủi ro khi sử dụng TTKDTM

Thứ tư, người sử dụng TTKDTM nên cẩn thận, nhập liệu đúng, đầy đủ thông tin sẽ hạn chế sai sót trong việc chuyển khoản, thanh toán nhầm người thụ hưởng, sai số tiền, nội dung thanh toán, hạn chế tối đa sai sót chủ quan của người dùng

Thứ năm, khi phát sinh bất kỳ tình huống ngoài ý muốn về dịch vụ TTKDTM, người dùng nhanh chóng khóa tài khoản (nếu có kiến thức nghiệp vụ) hoặc liên hệ tổng đài, bộ phận chăm sóc khách hàng thường trực để báo sự việc và yêu cầu được hỗ trợ Hầu hết, tài chính và quyền lợi của khách hàng luôn là sự ưu tiên hàng đầu trong mọi cuộc xử lý khiếu nại của người dùng dịch vụ.

Hạn chế của đề tài

Mặc dù nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định về mặt học thuật cũng như thực tiễn, tuy nhiên chắc chắn vẫn tồn tại những hạn chế nhất định

Thứ nhất, quy mô cỡ mẫu thu thập chỉ là 220 mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện ở một số địa bàn trong tỉnh Bình Dương.Vì vậy chưa thể đại diện hết cho người dùng toàn tỉnh Do đó, tính tổng quát chưa cao

Thứ hai, đối tượng khảo sát trong phạm vi nghiên cứu này chỉ ở phía cầu (người sử dụng) mà chưa đề cập đến phía cung (nhà cung cấp dịch vụ), vì mỗi ngân hàng, TCTC sẽ có những thế mạnh riêng, cũng như những hạn chế trong công nghệ, dịch vụ, quản lý rủi ro, v.v Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sản phẩm các kênh thanh toán điện tử, phần mềm ứng dụng, cụ thể là TTKDTM

Thứ ba, mô hình nghiên cứu đề xuất chỉ bao gồm 05 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTKDTM của người dùng trong tỉnh Bình Dương Thực tế, có thể có nhiều yếu tố khác chưa được đề cập như: sở thích cá nhân, thói quen, hình ảnh thương hiệu của nhà cung cấp, độ phủ sóng của hệ thống ngân hàng hay các nhà cung cấp chưa đồng đều trên toàn địa bàn,…

Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ không thể tham vọng giải quyết toàn diện các vấn đề, các mối quan hệ, các mối tương quan thuộc xu hướng nghiên cứu liên ngành

Xem xét ở góc nhìn mới, Tác giả đưa ra các hệ số ảnh hưởng cụ thể đến quyết định của người dân trong việc sử dụng TTKDTM Từ đó có hướng thúc đẩy, phối hợp các bên liên quan từ cấp tỉnh chỉ đạo đến địa phương các huyện, thị xã, thành phố, phối hợp với các ngân hàng, TCTC, các công ty trung gian thanh toán,… cùng đồng lòng, quyết liệt thực hiện sẽ đưa được TTKDTM phổ biến đến toàn dân tỉnh Bình Dương

Những hạn chế trên chính là những đề xuất cho định hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai (nếu có)

Chương V đã trình bày một số đề xuất giải pháp mang hàm ý quản trị chung và từ đó đưa ra khuyến nghị cụ thể đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối với người sử dụng TTKDTM tại địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng

Ngoài ra, Tác giả đã nêu lên những hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo để phát triển đề tài trong tương lai

Luận văn là một nỗ lực không ngừng của Tác giả nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTKDTM tại tỉnh Bình Dương Nghiên cứu đã thể hiện những đóng góp cơ bản trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn đối với một chủ đề đang được các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương quan tâm

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã xây dựng thành công một mô hình nghiên cứu về quyết định sử dụng TTKDTM tại tỉnh Bình Dương, bao gồm các biến số độc lập như: tính hiệu quả, yếu tố công nghệ, sự thuận tiện, các dịch vụ liên quan và yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, cụ thể là quyết định sử dụng của người dùng Tất cả các biến số đều được phân tích giá trị và kiểm định bằng các thang đo chuyên môn

Sau cùng, luận văn đã đưa ra một số hàm ý quản trị, giải pháp và khuyến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, NHNN và cả người sử dụng TTKDTM tỉnh nhà nhằm đẩy mạnh hoạt động TTKDTM trong toàn dân theo đúng tinh thần chủ trương của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ NGHIÊN CỨU

Huỳnh Nguyệt Thảo (2023), “Hoạt động phòng chống rửa tiền tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín”, Kỷ yếu Hội thảo Các hoạt động phục hồi kinh tế xã hội sau đại dịch Covid-19, ISBN 978-604-480-117-9

Bùi Thị Kim Hoàng và cộng sự (2022) Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt của người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, tạp chí in số 9/2022

Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Công văn số 781/BTTTT-QLDN ngày 04/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục và cơ sở y tế Đình Trọng (2022) Vì sao Bình Dương có thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất nước?, Bài đăng trên Báo Lao động ngày 18/7/2022, truy cập ngày 04/12/2023 từ https://laodong.vn/cong-doan/vi-sao-binh-duong-co-thu-nhap-binh-quan- tren-dau-nguoi-cao-nhat-nuoc-1069700.ldo Đỗ Thu Hương và Nguyễn Thị Ngọc Hà (2022) Mục tiêu và giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam, Bài đăng trên Tạp chí tài chính ngày 24/7/2022, truy cập ngày 10/8/2023 từ https://tapchitaichinh.vn/muc-tieu-va- giai-phap-phat-trien-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-o-viet-nam.html

Hoài Phương (2023) Bình Dương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Báo điện tử VnExpress ngày 01/8/2023, truy cập ngày 10/8/2023 từ https://vnexpress.net/binh-duong-day-manh-thanh-toan-khong-tien-mat-46365 17.html

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008

Hồ Hữu Phương Chi và cộng sự (2022) Factors Affecting the Choice of Cashless Payment in Vietnam Journal of Information System and Technology Management, EISSN: 0128-1666

Ngày đăng: 16/02/2024, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w