NỘI DUNG I. Sơ lược hệ thống pháp luật II. Hệ thống pháp luật quốc gia 1. Hệ thống quy phạm pháp luật quốc gia 1.1. Quy phạm pháp luật 1.2. Chế định pháp luật 1.3. Ngành luật 1.4. Tổ hợp các ngành luật 2. Hệ thống nguồn pháp luật quốc gia NỘI DUNG I. Sơ lược hệ thống pháp luật Pháp luật là một hiện tượng vô cùng phức tạp nên tính hệ thống của pháp luật có thể được xem xét ở nhiều phương diện, quy mô và phạm vi khác nhau trong phạm vi quốc gia hoặc vượt ra khỏi phạm vi quốc gia. Tuỳ theo mục đích nguyên cứu mà chủ thể xác định phương diện, quy mô và phạm vi xem xét khác nhau.Việc xem xét hệ thống của pháp luật ở phương diện và phạm vi nào là phụ thuộc vào mục đích của chủ thể nghiên cứu và thực hành pháp luật. Tuy vậy, dù xem xét hệ thống của pháp luật ở phạm vi nào thì cốt lõi của hệ thống pháp luật vẫn phải là sự liên kết, sự thống nhất giữa các quy định pháp luật, các nguồn luật của quốc gia. Khái niệm: Hệ thống pháp luật là một chỉnh thể các hiện tượng pháp luật (mà cốt lõi là các quy phạm pháp luật, được thể hiện trong các nguồn pháp luật) có sự liên kết, ràng buộc chặt chẽ, thống nhất với nhau, luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
Trang 1BỘ TƯ PHÁP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MÔN HỌC: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC GIA
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội, Tháng 02/2024
Trang 2NỘI DUNG
I Sơ lược hệ thống pháp luật
II Hệ thống pháp luật quốc gia
1 Hệ thống quy phạm pháp luật quốc gia
1.1 Quy phạm pháp luật
1.2 Chế định pháp luật
1.3 Ngành luật
1.4 Tổ hợp các ngành luật
2 Hệ thống nguồn pháp luật quốc gia
NỘI DUNG
I Sơ lược hệ thống pháp luật
- Pháp luật là một hiện tượng vô cùng phức tạp nên tính hệ thống của pháp luật có thể được
xem xét ở nhiều phương diện, quy mô và phạm vi khác nhau trong phạm vi quốc gia hoặc vượt ra khỏi phạm vi quốc gia Tuỳ theo mục đích nguyên cứu mà chủ thể xác định phương diện, quy mô và phạm vi xem xét khác nhau.Việc xem xét hệ thống của pháp luật ở phương diện và phạm vi nào là phụ thuộc vào mục đích của chủ thể nghiên cứu và thực hành pháp luật Tuy vậy, dù xem xét hệ thống của pháp luật ở phạm vi nào thì cốt lõi của hệ thống pháp luật vẫn phải là sự liên kết, sự thống nhất giữa các quy định pháp luật, các nguồn luật của quốc gia
- Khái niệm: Hệ thống pháp luật là một chỉnh thể các hiện tượng pháp luật (mà cốt lõi là
các quy phạm pháp luật, được thể hiện trong các nguồn pháp luật) có sự liên kết, ràng buộc chặt chẽ, thống nhất với nhau, luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội
Trang 3II Hệ thống pháp luật quốc gia
1 Hệ thống quy phạm pháp luật quốc gia
- Khái niệm: Hệ thống quy phạm pháp luật (còn gọi là hệ thống cấu trúc của pháp luật) là
tổng thể các quy định pháp luật, có sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, được phân định thành các bộ phận như quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật
- Mỗi quốc gia thường ban hành rất nhiều các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ
xã hội Các quy định pháp luật được ban hành không tồn tại độc lập và biệt lập, mà giữa chúng luôn có mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại với nhau trong quá trình điều chỉnh quan hệ xã hội
- Việc xem xét hệ thống quy phạm pháp luật không chỉ cho phép thấy được những thuộc tính của pháp luật, sự thống nhất nội tại, sự liên hệ ràng buộc, các mối quan hệ chặt chẽ giữa các quy phạm pháp luật mà còn có điều kiện đánh giá về tính toàn diện, đồng bộ, phù hợp của chúng
- Ngoài ra lí luận về hệ thống quy phạm pháp luật còn giúp cho việc nghiên cứu, hệ thống hoá pháp luật, sắp xếp một cách khoa học, lôgíc các quy định pháp luật, phát hiện kịp thời những quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, những thiếu sót của pháp luật để loại bỏ những quy định không còn phù hợp, kịp thời bổ sung những quy định mới, nhằm tạo ra được những quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống quy phạm pháp luật hoàn thiện hơn
- Hệ thống quy phạm pháp luật gồm các thành tố cơ bản là: Quy phạm pháp luật, chế
định pháp luật, ngành luật Ngoài ra còn có các thành tố khác như phân ngành luật (lớn hơn chế định pháp luật nhưng nhỏ hơn ngành luật), tổ hợp các ngành luật (lớn hơn ngành luật nhưng nhỏ hơn hệ thống quy phạm pháp luật) Với mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu
Trang 4tố, nhiều căn cứ khác nhau mà có sự phân định (xác định) các bộ phận của hệ thống quy phạm pháp luật khác nhau
- Ví dụ:
1.1 Quy phạm pháp luật
- Quy phạm là khuôn khổ hành vi do một cộng đồng tạo ra (quy phạm xã hội) hay do nhà
nước ban hành (quy phạm pháp luật) để duy trì và quản lý trật tự xã hội, là những quy tắc
xử sự chung nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với nhau trong một phạm vi cộng đồng nhất định
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng
nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện Quy phạm pháp luật là một hệ thống nhỏ, được cấu tạo từ các bộ phận như giả định, quy định, chế tài pháp luật…
- Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
+ Là những quy tắc có tính chất bắt buộc chung;
+ Được thể hiện dưới hình thức xác định;
+ Thể hiện ý chí của Nhà nước, do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
+ Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước
- Các loại quy phạm pháp luật:
+ Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật
có thể phân chia theo các ngành luật theo:
• Quy phạm pháp luật hình sự;
Trang 5• Quy phạm pháp luật dân sự;
• Quy phạm pháp luật hành chính,…
+ Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:
• Quy phạm pháp luật định nghĩa
• Quy phạm pháp luật điều chỉnh:
• Quy phạm pháp luật bảo vệ:
+ Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật có thể phân chia thành:
• Quy phạm pháp luật dứt khoát
• Quy phạm pháp luật không dứt khoát
• Quy phạm pháp luật tùy nghi
• Quy phạm pháp luật hướng dẫn
+ Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật có thể chia thành:
• Quy phạm pháp luật bắt buộc
• Quy phạm pháp luật cấm đoán
• Quy phạm pháp luật cho phép
1.2 Chế định pháp luật
- Trong điều kiện ngày nay, pháp luật trở thành công cụ hàng đầu quan trọng và có hiệu quả nhất, công cụ không thể thay thế để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, pháp luật không đơn thuần là công cụ quản lý nhà nước mà còn được xác định là công cụ để mỗi người tự bảo vệ lợi ích của mình, công cụ điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống nhằm thiết lập duy trì bảo vệ trật tự của đời sống chung Liên quan đến pháp luật có nhiều
thuật ngữ mà nhiều người chưa nắm rõ, một trong số đó là khái niệm: Chế định pháp luật
Trang 6- Khái niệm: Chế định pháp luật là tập hợp bao gồm một nhóm quy phạm pháp luật điều
chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có liên quan mật thiết với nhau
- Các nhóm quan hệ xã hội giống nhau sẽ được điều chỉnh bởi những quy phạm, và những quy phạm đó được gọi là chế định pháp luật
+Ví dụ: để điều chỉnh các quyền nghĩa vụ của công dân thì pháp luật có chế định về công dân, tức là chế định về công dân bao gồm các quyền và nghĩa vụ của công dân …
- Tồn tại chế định pháp luật của ngành luật (gồm nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực, liên quan đến cùng một ngành luật, chẳng hạn như chế định công dân trong ngành luật hiến pháp)
- Cũng có chế định pháp luật liên quan đến ngành luật (gồm nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau chẳng hạn chế định hợp đồng liên quan đến cả ngành luật dân sự, luật thương mại, cũng như ngành luật lao động,…)
- Chế định có thể được hiểu theo nghĩa chung và rộng hoặc có thể hiểu theo nghĩa hẹp:
+ Nghĩa chung và rộng: là những yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội
++ Ví dụ: Chế định hợp đồng thì chế định này xuất hiện trong nhiều ngành luật khác nhau,
ví dụ luật dân sự, luật lao động,
+ Nghĩa hẹp: là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý
++ Ví dụ: Ngành luật dân sự có các chế định pháp luật như: chế định quyền sở hữu, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả, chế định hợp đồng,… Ngành luật lao động có những chế định hợp đồng lao động, nội quy lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi…Ngành luật hình sự có các chế định như các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng,
Trang 7sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân…
* Đặc điểm chế định pháp luật
- Cơ cấu bên trong của pháp luật có những đặc điểm ở tính đa dạng của các chế định, trong đó:
+ Có chế định pháp luật liên ngành, nghĩa là có quan hệ đến một vài ngành luật Các chế định pháp luật liên ngành được hình thành, cũng như hoạt động không giống nhau
+ Hiến pháp là cơ sở pháp lý của tất cả những chế định pháp luật
+ Việc xác định đúng tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội từ đó đề ra các quy phạm tương ứng có ý nghĩa quan trọng Đây là cơ sở pháp lý để tạo ra cơ cấp pháp lý của một ngành luật Không thể xây dựng được một văn bản pháp luật tốt cũng như một ngành luật hoàn chỉnh nếu không xác định rõ giới hạn và nội dung của các chế định pháp luật Nhiều chế định hợp lại sẽ cấu thành ngành luật và các ngành luật hợp lại sẽ tạo thành một hệ thống pháp luật
Chế định pháp luật mang tính chất nhóm và mỗi chế định có một đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, chúng không tồn tại một cách biệt lập: + Việc xác định ranh giới giữa các chế định nhằm mục đích tạo ra khả năng để xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội
+ Và phải đặt ra các chế định trong mối liên hệ qua lại trong một chỉnh thể thống nhất của pháp luật cũng như một ngành luật
+ Mỗi chế định pháp luật đều mang đặc điểm riêng nhưng nó cũng cần tuân theo các quy
luật vận động khách quan, chịu sự ảnh hưởng, tác động của chế định khác trong hệ thống pháp luật
Trang 81.3 Ngành luật
- Khi các chế định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ có cùng tính chất như vậy, các mối
quan hệ này luôn có sự đan xen với nhau, có những đặc điểm chung Vì thế người ta sẽ gom những chế định pháp luật có cùng tính chất tạo thành cấp độ thứ 3 của hệ thống pháp luật – chính là ngành luật
- Ngành luật: là tập hợp (hệ thống) bao gồm các quy phạm pháp luật dùng để điều chỉnh
một loại quan hệ xã hội (những quan hệ xã hội có chung tính chất thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội) bằng những phương pháp nhất định
Ví dụ: Lĩnh vực lao động sản xuất, lĩnh vực sinh hoạt của đời sống xã hội
- Trong đời sống, con người có rất nhiều mối quan hệ và các lĩnh vực trong đời sống khác nhau Mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội Xã hội là một thể thống nhất, các quan hệ xã hội phong phú, phức tạp luôn nằm trong mối liên hệ phổ biến
và chịu sự tác động qua lại với nhau
Câu hỏi: Dựa vào đâu để xác định: tính chất, nội dung và phạm vi của mỗi ngành luật?
- Trong thực tế có những trường hợp mà chủ thể chưa đáp ứng được điều kiện của nhà nước nhưng họ vẫn tham gia vào một quan hệ xã hội nào đó
+ Ví dụ: chưa đủ tuổi kết hôn đã lấy chồng, lấy vợ Trường hợp này đối với:
• Luật HN&GĐ: Tảo hôn là 2 nam nữ kết hôn trước tuổi kết hôn theo quy định của pháp
luật (nam 20, nữ 18)
Trang 9• Luật hành chính: Điều 47 NĐ110/2013: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.”
• Luật hình sự: Nếu 1 người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Cùng một hành vi, một lĩnh vực, nó có thể đồng thời bị điều chỉnh bởi rất nhiều ngành
luật khác nhau, tuỳ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm
Vậy căn cứ nào, dựa vào đâu để người ta phân định các ngành luật?
- Trong khoa học pháp lí, người ta dựa vào 2 căn cứ để phân định ngành luật: đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
+ Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những quan hệ xã hội cùng loại thuộc một
lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội mà cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật
Là một trong những căn cứ quan trọng nhất để người ta phân định giữa các ngành luật.Và mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một quan hệ xã hội đặc thù
Ví dụ: Ngành luật hiến pháp là ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật của một nhà
nước, điều chỉnh 3 nhóm quan hệ xã hội cơ bản:
+ Nhóm QHXH liên quan đến việc xác lập chế độ nhà nước: chủ quyền quốc gia; tổ chức, vai trò của các thiết chế chính trị, chính sách phát triển kinh tế -chính trị - xã hội,…
+ Nhóm QHXH liên quan đến việc xác lập địa vị pháp lý của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước: quốc tịch, các quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân
+ Nhóm QHXH liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước: phân chia lãnh thổ, nguyên tắc, chế
độ bầu cử, chức năng, thẩm quyền
Trang 10- Tuy nhiên nếu ta chỉ dựa vào đối tượng điều chỉnh thì trong nhiều trường hợp sẽ không thể xác định được
Ví dụ: Hành vi mua bán, trao đổi, giao dịch dân sự với nhau Hình thức thì giống nhưng bản
chất lại không giống nhau
- Vì vậy ta cần có căn cứ thứ 2: khi có đối tượng rồi thì người ta sẽ sử dụng cách thức nào, phương pháp nào để tác động vào quan hệ xã hội đó Cách thức tác động đó được gọi là phương pháp điều chỉnh
+ Phương pháp điều chỉnh là cách thức tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều
chỉnh của ngành luật Các cách thức tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội có thể là: cấm; bắt buộc; cho phép
- Mỗi ngành luật sẽ có một phương pháp điều chỉnh đặc thù Bởi lẽ chủ thể tham gia và trật
tự hình thành quan hệ pháp luật khác nhau; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia khác nhau; các biện pháp đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác nhau
a Phương pháp tự định đoạt (phương pháp bình đẳng thoả thuận): là phương pháp
mà trong đó, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật, mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên trong quan hệ đó có thể tự do thoả thuận với nhau
Ví dụ: Ngành luật dân sự sử dụng phương pháp bình đẳng một cách tuyệt đối, từ giai đoạn
đầu đến giai đoạn cuối Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, họ có thể thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ và họ hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa
vụ
Bên cạnh đó: Ngành luật hôn nhân và gia đình hay ngành luật thương mại cũng là những
ngành luật sử dụng phương pháp bình đẳng thoả thuận
Trang 11- Trong thực tế cuộc sống, trong những quan hệ ta tham gia vào, có quan hệ ta có thể thoả thuận với người tham gia cùng chúng ta, nhưng cũng có những quan hệ xã hội mà bản thân chúng ta, có thể không muốn nhưng buộc phải tham gia: vượt đèn đỏ bị xử phạt, thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác bị pháp luật áp dụng hình phạt.Và để hình thành nên quan hệ đó, nhà nước sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy
b Phương pháp mệnh lệnh (phương pháp mệnh lệnh quyền uy, phương pháp quyền uy
phục tùng): một bên trong quan hệ pháp luật (nhà nước) có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải có nghĩa vụ phục tùng
Phương pháp đặc thù của ngành luật hình sự, ngành luật hành chính “Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước khi chủ thể thực hiện một hành vi không đúng, không đầy đủ với yêu cầu của Nhà nước”
Câu hỏi: Trên thực tế có ngành luật nào áp dụng cả 2 phương pháp này hay không?
Ví dụ: Ngành luật lao động: Ở giai đoạn đầu tiên, người lao động và người sử dụng lao động
có quyền tự do thoả thuận với nhau về công việc, tiên lương, chế độ,… Nhưng khi người lao động đã được nhận vào công ty, xí nghiệp để làm việc thì họ phải chấp nhận sự chỉ đạo, điều hành của người sử dụng lao động Sự bình đẳng thoả thuận không còn là tuyệt đối Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động như vậy, doanh nghiệp, xí nghiệp hay tổ chức đó có thể phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhà nước (không cần sự đồng ý của doanh nghiệp)
- Có 12 ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Pháp luật quốc gia): luật hiến pháp, luật hành chính, luật tài chính, luật ngân hàng, luật đất đai, luật dân sự, luật lao động, luật HN&GĐ, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự, luật kinh tế