1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giấy phép môi trường dự án“ Xây dựng Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc”

205 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 14,95 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (8)
    • 1.1. Tên chủ dự án đầu tư (8)
    • 1.2. Tên dự án đầu tư (8)
      • 1.2.1. Tên dự án đầu tư (8)
      • 1.2.2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư (8)
      • 1.2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (11)
      • 1.2.4. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) (11)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư (17)
      • 1.3.1. Công suất của dự án đầu tư (17)
      • 1.3.2. Công nghệ của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ của dự án đầu tư (17)
      • 1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (19)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn (19)
      • 1.4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu thi công xây dựng (0)
      • 1.4.2. Nhu cầu sử dụng dược phẩm, hóa chất chính phục vụ hoạt động khám chữa bệnh (0)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (25)
      • 1.5.1. Biện pháp thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án (25)
      • 1.5.2. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ hoạt động của dự án (26)
      • 1.5.3. Tổng vốn đầu tư của dự án (29)
      • 1.5.4. Tiến độ thực hiện dự án (29)
  • CHƯƠNG 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (0)
    • 2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (30)
    • 2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (31)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (0)
    • 3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật (32)
      • 3.1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường (32)
      • 3.1.2. Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật (32)
    • 3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án (33)
      • 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực tiếp nhận nước thải (33)
      • 3.2.2. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải (34)
    • 3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nước, không khí nơi thực hiện Dự án (35)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, (39)
    • 4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong (39)
      • 4.1.1. Đánh giá, dự báo tác động (39)
        • 4.1.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động có liên quan đến chất thải (39)
        • 4.1.1.2. Đánh giá, dự báo tác động không liên quan đến chất thải (55)
        • 4.1.1.3. Các sự cố, rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng và hoạt động khám, chữa bệnh hiện tại của Dự án (61)
      • 4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện (64)
        • 4.1.2.1. Các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thải (64)
        • 4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải (77)
        • 4.1.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án (80)
    • 4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong (88)
      • 4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động (88)
        • 4.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động có liên quan đến chất thải (88)
        • 4.2.1.2. Đánh giá, dự báo tác động không liên quan đến chất thải (95)
        • 4.2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của Dự án (96)
      • 4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện (97)
        • 4.2.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải (97)
        • 4.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải (107)
        • 4.2.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án (108)
    • 4.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá (111)
      • 4.3.1. Nhận xét về mức độ chi tiết của các đánh giá (111)
      • 4.3.2. Nhận xét về độ tin cậy của các đánh giá (112)
  • CHƯƠNG 5: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG (0)
  • CHƯƠNG 6: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (114)
    • 6.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (114)
      • 6.1.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (114)
      • 6.1.2. Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải (0)
      • 6.1.3. Kế hoạch vận hành thử nghiệm (0)
      • 6.1.4. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường (117)
    • 6.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (118)
      • 6.2.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (118)
      • 6.2.2. Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải (0)
      • 6.2.3. Kế hoạch vận hành thử nghiệm (0)
      • 6.2.4. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường (118)
    • 6.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (118)
      • 6.3.1. Nội dung cấp phép về tiếng ồn, độ rung (118)
      • 6.3.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung (119)
    • 6.4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải (119)
      • 6.4.1. Khối lượng, chủng loại chất thải phát sinh (119)
      • 6.4.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải (120)
      • 6.4.3. Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (121)
    • 6.5. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (122)
      • 6.5.1. Yêu cầu về cải tạo phục hồi môi trường (122)
      • 6.5.2. Yêu cầu về bồi hoàn đa dạng sinh học (122)
      • 6.5.3. Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (122)
  • CHƯƠNG 7: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (0)
    • 7.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư (123)
      • 7.1.1. Đối với công trình xử lý nước thải (0)
      • 7.1.2. Đối với công trình xử lý khí thải (0)
    • 7.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật (123)
      • 7.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (123)
      • 7.2.2. Chương trình quan trắc tự dộng, liên tục chất thải (124)
      • 7.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường khác (124)
  • PHỤ LỤC (69)

Nội dung

125 Trang 5 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BCA : Bộ Công an BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BXD : Bộ Xây dựng CBCNV : Cán bộ công nhân viên CTNH : Chất thải nguy hại CTR :

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư

- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc

- Người đại diện: Ông Nguyễn Đăng Nam Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: TDP Làng Bầu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 7678543188 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp, chứng nhận lần đầu ngày 30/11/2017, chứng nhận lần thứ hai ngày 29/5/2020

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số doanh nghiệp 2500581412 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp đăng ký lần đầu ngày 05/04/2017, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 11/01/2023.

Tên dự án đầu tư

1.2.1 Tên dự án đầu tư

Dự án “Xây dựng Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc”

1.2.2 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư a Địa điểm thực hiện Dự án

Dự án được thực hiện trên khu đất hiện có của Công ty tại TDP Làng Bầu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích khu đất thực hiện

Dự án là: 2.221m 2 (Theo Hợp đồng thuê đất số 3382/HĐTĐ ngày 19/6/2020 giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Công ty Cổ phần Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc) b Vị trí tiếp giáp của Dự án

- Phía Nam tiếp giáp đường Nguyễn Tất Thành

- Phía Tây tiếp giáp nhà hàng Bạch Trà Viên

- Phía Bắc tiếp giáp khách sạn Nana

- Phía Đông tiếp giáp khu đất trống do Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thủy Long quản lý

Tọa độ các điểm khống chế của Dự án theo hệ tọa độ VN-2000 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1.1 Bảng kê tọa độ vị trí mốc giới dự án

STT Tọa độ (hệ VN-2000)

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công)

Hìnnh 1.1 Sơ đồ vị trí thực hiện Dự án trên Google Map

Vị trí dự án Đường Nguyễn Tất Thành tiếp giáp với Dự án về phía Nam

Nhà hàng Bạch Trà Viên tiếp giáp với Dự án về phía Tây

Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc cách Dự án khoảng 50m về phía Nam

Hình 1.2 Hình ảnh một số đối tượng xung quanh khu vực thực hiện Dự án

1.2.3 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, thiết kế thi công: Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc

- Cơ quan cấp Giấy phép môi trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.4 Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

1.2.4.1 Phân loại dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công

Tổng vốn đầu tư của Dự án là 179.138.000.000 đồng (Một trăm bảy mươi chín tỷ, một trăm ba mươi tám triệu đồng chẵn) Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công Dự án thuộc nhóm B (Mục IV, Phần B – Phụ lục I Danh mục phân loại dự án đầu tư công được ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công)

1.2.4.2 Quy mô về diện tích

Dự án được thực hiện trên khu đất hiện có của Công ty Cổ phần Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc tại TDP Làng Bầu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích khu đất thực hiện Dự án là: 2.221m 2

1.2.4.3 Quy mô về công suất

Bảng 1.2 Quy mô của Dự án

STT Tên sản phẩm Đơn vị Giai đoạn hiện tại

1 Quy mô giường bệnh Giường bệnh 10 100

2 Cung cấp thiết bị y tế Thiết bị/năm - 560

(Nguồn: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trường đầu tư của Dự án) 1.2.4.4 Quy mô xây dựng

Dự án được thực hiện với hình thức vừa cải tạo, vừa xây dựng mới: Khi thực hiện Dự án, Chủ đầu tư dự kiến sẽ tiến hành phá dỡ 01 nhà hai tầng, diện tích 156,4m 2 ; cải tạo toà nhà 5 tầng thành toà nhà 7 tầng; xây dựng mới: 01 toà nhà 8 tầng diện tích

660 m 2 (01 tầng hầm + 07 tầng nổi), 01 khu nhà phụ trợ 03 tầng, 01 nhà đặt bơm PCCC, 01 nhà đặt máy phát điện, 01 quầy thuốc, 01 nhà bảo vệ, 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung 50 m 3 /ngày.đêm, cụ thể như sau: a Các hạng mục công trình dự kiến đầu tư

Các hạng mục công trình dự kiến đầu tư được trình bày chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 1.3 Các hạng mục công trình dự kiến đầu tư của Dự án

TT Hạng mục công trình xây dựng Số tầng

A HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HIỆN CÓ

I Hạng mục công trình chính

- Tầng 1: Bộ phận tiếp đón - quầy thuốc

- chẩn đoán hình ảnh - khám bệnh - cấp cứu- khu vệ sinh chung

- Tầng 2: Khoa khám bệnh – TDCN – Xét nghiệm – khu vệ sinh chung

- Tầng 3: Khoa khám bệnh – TDCN – Nội soi- khu vệ sinh chung

- Tầng 4: Khoa phẫu thuật – ICU – Nội trú sau phẫu thuật (10 giường)

- Tầng 5: Điều trị nội trú (20 giường)

Cải tạo toà nhà 5 tầng hiện có thành toà nhà 07 tầng (Cải tạo từ tàng 1 đến tầng 5; xây dựng thêm 02 tầng: tầng 6, 7)

Tầng 6: Điều trị nội trú

(20 giường); Tầng 7: Căn tin – Thanh trùng – Hội thảo – Họp – IT

II Các hạng mục công trình phụ trợ

8 Hệ thống điện chiếu sáng ngoài nhà - - - Giữ nguyên hiện trạng

9 Hệ thống cấp điện ngoài nhà - - - Giữ nguyên hiện trạng

10 Hệ thống cấp nước ngoài nhà đến bể nước - - - Giữ nguyên hiện trạng

11 Hệ thống thu gom và thoát - - - Giữ nguyên hiện trạng nước mưa

12 Đất cây xanh - 200 200 Giữ nguyên hiện trạng

13 Đất sân, đường nội bộ - 599,2 518,7 Giữ nguyên hiện trạng

III Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1 Bể tự hoại, thể tích 16 m 3

(xây ngầm) - - - Giữ nguyên hiện trạng

IV Các hạng mục công trình phá dỡ

1 Khu nhà 02 tầng 2 156,4 - Phá dỡ

B HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY MỚI

8 (07 tầng nổi và 01 tầng hầm)

- Tầng hầm: Nhà để xe; phòng kỹ thuật; phòng bơm

- Tầng 1: Bộ phận tiếp đón - quầy thuốc

- chẩn đoán hình ảnh - khám bệnh - cấp cứu - lấy mẫu - tiểu phẫu và phòng chuyên gia

- Tầng 2: Phòng khám – quầy thanh toán và phòng kỹ thuật

- Tầng 3: Phòng khám – hồi sức

- Tầng 4: Phòng xét nghiệm – mổ - kho – phòng thay đồ - phòng kỹ thuật– ICU

- Tầng 5, tầng 6: Phòng khám - điều trị nội trú (50 giường)

- Tầng 7: Trưng bày sản phẩm –hội thảo – họp – IT

Xây mới (Xây dựng tại khu đất dự trữ và trên nền khu nhà 2 tầng sẽ phá dỡ)

2 Quầy thuốc 1 - 42 Xây dựng tại khu đất dự

3 Nhà phụ trợ 3 - 111,4 - Tầng 1: Kho chất thải; Nhà kỹ thuật trữ xử lý nước thải; Nhà kỹ thuật khác

- Tầng 2, 3: Khu kiểm soát nhiễm khuẩn

3.2 Nhà kỹ thuật xử lý nước thải 12

4 Nhà đặt mát phát điện 1 - 12,5

Bể chứa nước sinh hoạt,

(Bể chứa nước sinh hoạt và

PCCC được xây ngầm không tính vào diện tích xây dựng)

Bể tách dầu mỡ, thể tích

0,64m 3 (lắp đặt tại khu vực bếp ăn)

9 Bể tự hoại, thể tích 10 m 3 (02 bể xây ngầm) - - -

Hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 50 m 3 /ngày.đêm đầu tư mới

11 Hệ thống thu gom và thoát nước thải - - - Xây mới

Cộng 2.221 b Giải pháp thiết kế các hạng mục công trình của Dự án (dự kiến)

➢ Giải pháp thiết kế hạng mục công trình chính (dự kiến)

❖ Giải pháp thiết kế phần móng Đối với hạng mục toà nhà B: Căn cứ điều kiện địa chất công trình và nội lực chân cột chọn giải pháp móng băng BTCT đảm bảo chịu lực Cổ cột từ đài móng đến cos nền được đặt chờ bu lông để lắp ghép phần thân cột thép

❖ Giải pháp thiết kế phần thân

Căn cứ vào tính chất sử dụng, qui mô và tải trọng công trình, giải pháp kết cấu phần thân cho các hạng mục công trình chính là hệ khung - vách bằng BTCT toàn khối Nền sàn lát gạch Granite KT 600x600mm, sàn vệ sinh lát gạch granit sần, chống trơn trượt kích thước 300x300mm Cầu thang lát đá granit, tay vịn bằng inox Cửa đi, cửa sổ, vách kính sử dụng cửa nhựa lõi thép kết hợp khung nhôm Có bố trí thang máy và có lối tiếp cận cho người tàn tật

Tường ngoài nhà, tường trong nhà, các phòng hành chính, phụ trợ (bác sĩ, y tá, họp, trực, nhân viên, cầu thang, phòng kỹ thuật, ), bậu cửa, má cửa: trát vữa XMC

#75; Tường các phòng bệnh nhân, thủ thuật, WC, kho… ốp gạch men kính cao > 2 mét; Tường các phòng phẫu thuật, xét nghiệm, hành lang ốp gạch cao sát trần Trần, tường bằng tấm panel khoáng khuẩn, chống rêu mốc, chống tĩnh điện, chống ồn, không ăn mòn hóa chất, dễ vệ sinh Cửa phòng phẫu thuật là loại cửa nửa kín khí, chống cháy, đóng mở nhẹ nhàng, tự động bằng chân hoặc khủy tay Sàn phòng phẫu thuật trải tấm vynil kháng khuẩn; Phòng Lamina hot hoàn thiện bằng ốp gạch men kính chống ăn mòn axit; Tường phòng X-quang được xây bằng gạch đặc dày 220- 230mm, mặt ngoài tường trát vữa thông thường, sơn epoxy kháng khuẩn hoặc ốp gạch porcelain sát trần Phần cản xạ (mặt trong) tường xây gạch Barit dày 5 cm, xây bằng vữa barit, vữa giữa hai tường cũng trộn barit Trần trát vữa barit, lát nền thông thường không cần thiết kế cản xạ Cửa phòng chụp sử dụng cửa chì cản xạ

Hệ thống kỹ thuật của tòa nhà như cấp điện, cấp, thoát nước, chống sét, PCCC, thang máy được xây dựng đồng bộ b Giải pháp thiết kế các hạng mục công trình phụ trợ (dự kiến)

❖ Nhà phụ trợ, (kho chất thải, nhà kỹ thuật xử lý nước thải, nhà kỹ thuật khác), quầy thuốc, nhà bảo vệ: Công trình có kết cấu móng, cột, dầm, sàn BTCT đổ tại chỗ Tường xây bằng gạch đặc không nung VXM M75 Mái đổ BTCT

❖ Nhà đặt mát phát điện, nhà đặt bơm PCCC: Có kết cấu móng, cột, dầm, sàn

BTCT đổ tại chỗ Tường xây bằng gạch đặc không nung VXM M75 Mái gác xà gồ thép hộp 60x60mm, trên lợp tôn Bệ đặt máy phát điện bằng BTCT cấp bền B22,5 đá dăm 1x2 cm, đặt trên móng bệ xây bằng gạch không nung, vữa xây #75 Trát bệ vữa XMC #75 Che máy bằng mái thoáng, vây lưới B40 Cửa ra vào khung thép bịt tôn

❖ Bể chứa nước sinh hoạt, PCCC

Bể chứa nước sinh hoạt, PCCC gồm 01 bể, thể tích 204 m 3 Bể được xây dựng ngầm, kết cấu BTCT đổ tại chỗ

❖ Hệ thống thu gom và thoát nước thải

Xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước thải tách riêng với hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thu gom và thoát nước thải được thu gom bằng mạng lưới đường ống riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thu gom nước thải của Dự án dự kiến được thiết kế là các đường ống PVC D110 chiều dài 30m, đi ngầm dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý Hệ thống thoát nước thải là hệ thống đường ống HDPE D200 chiều dài 56,2m

❖ Công trình xử lý nước thải

Bao gồm: 01 bể tách dầu mỡ thể tích 0,64 m 3 , 02 bể tự hoại thể tích 10 m 3 /bể

(xây ngầm) để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt và 01 HTXLNT tập trung công suất 50m 3 /ngày.đêm

- Công trình bể tách dầu mỡ, bể tự hoại 3 ngăn:

+ Bể tách dầu mỡ: Kết cấu inox

+ Bể tự hoại: Kết cấu bê tông cốt thép Bên dưới có lớp bê tông lót dày 100mm mác 100, đặt trên nền tự nhiên K95 Nắp ga thăm sử dụng nắp ga bê tông mác M250

- Hệ thống XLNT tập trung công suất 50 m 3 /ngày đêm đầu tư mới:

Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư

Dự án “Xây dựng Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc” được thực hiện với quy mô công suất như sau:

Bảng 1.4 Quy mô của Dự án

STT Tên sản phẩm Đơn vị Giai đoạn hiện tại

1 Quy mô giường bệnh Giường bệnh 10 100

2 Cung cấp thiết bị y tế Thiết bị/năm - 560

(Nguồn: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trường đầu tư của Dự án)

1.3.2 Công nghệ của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ của dự án đầu tư

❖ Quy trình khám, chữa bệnh được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

Hình 1.3 Sơ đồ mô tả hoạt động khám chữa bệnh của Dự án

Thuyết minh quy trình khám bệnh thông thường:

Bước 1: Bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) đăng ký tại quầy tiếp đón (tầng 1), nhân viên tiếp đón sẽ nhập thông tin cá nhân của bệnh nhân vào hệ thống, thứ tự khám sẽ được nhập tự động vào máy tính của bác sỹ

Bước 2: Bệnh nhân ngồi ghế chờ tại cửa phòng khám đã được chỉ định, chờ nhân viên y tế gọi vào khám bệnh theo thứ tự

Bước 3: Bác sỹ khám bệnh, chỉ định cận lâm sàng hoặc đưa ra hướng xử trí thích hợp với từng bệnh (kê đơn, cho về hoặc yêu cầu nhập viện)

Nếu bệnh nhân được chỉ định cận lâm sàng (xét nghiệm, X-Quang, Siêu âm…) thì thực hiện tiếp các bước tiếp theo

Bước 4: Bệnh nhân chờ nộp tiền dịch vụ cận lâm sàng tại phòng tài chính kế toán Sau khi nộp tiền, bệnh nhân đi đến các phòng khám cận lâm sàng theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Bước 5: Bệnh nhân đến phòng lấy mẫu xét nghiệm, phòng chụp X-Quang, phòng siêu âm… theo chỉ dẫn Chờ lấy kết quả cận lâm sàng mang về phòng khám ban đầu cho bác sĩ

* Nếu bệnh nhân được chỉ định kê đơn: Bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) mua thuốc tại quầy thuốc và ra về

Lấy phiếu khám CTRTT, dược phẩm thải

CTYTTT,CTNH, NT, CTRSH, hơi hóa chất

Bác sỹ khám và trả kết quả

Làm thủ tục hướng dẫn khi đến KCB

Nước thải sinh hoạt, CTR sinh hoạt

Nước thải y tế, CTR y tế thông thường, CTNH, hơi hóa chất

CTYTTT,CTNH, NT, CTRSH, hơi hóa chất

* Nếu bệnh nhân được chỉ định nhập viện: Bệnh nhân làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế Đối với trường hợp cấp cứu tại Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc: Bệnh nhân thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế

❖ Quy trình cung cấp thiết bị y tế cho các tổ chức, cá nhân

Hình 1.4 Sơ đồ mô tả hoạt động cung cấp thiết bị y tế cho các tổ chức, cá nhân

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm của Dự án được thống kê tại bảng sau:

Bảng 1.5 Sản phẩm của Dự án

STT Tên sản phẩm Đơn vị Giai đoạn hiện tại

Giai đoạn vận hành Dự án

1 Quy mô giường bệnh Giường bệnh 10 100

2 Cung cấp thiết bị y tế Thiết bị/năm - 560

(Nguồn: Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trường đầu tư của Dự án)

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn

1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu thi công xây dựng

Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu cho hoạt động xây dựng các hạng mục công trình của Dự án dự kiến như sau:

Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu xây dựng (dự kiến)

TT Tên vật tư Khối lượng

2 Bê tông (xi măng, nhựa) 8.049

Nhà cung cấp Kiểm tra thiết bị y tế

Nhập kho thiết bị y tế

Chuyển giao cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu

7 Các loại nguyên vật liệu khác 100

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công)

- Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu:

+ Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng (gạch xây, gạch men, gạch ốp, xi măng, cát, sỏi, sắt, thép ) dự kiến được cung cấp bởi các công ty liên doanh, các cơ sở, nhà máy sản xuất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và các vùng lân cận nhằm hạn chế quãng đường vận chuyển đồng thời đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư cho công trình, cự ly vận chuyển trung bình khoảng 10 km

+ Bê tông thương phẩm mua tại các cơ sở sản xuất có đủ năng lực, giấy phép kinh doanh và được vận chuyển đến công trường bằng xe chuyên dụng (dự kiến khoảng cách vận chuyển là 10 km)

- Vị trí đổ phế thải xây dựng:

+ Đối CTR phát sinh từ quá trình phá dỡ hạng mục công trình cũ, từ quá trình xây dựng có thể tái sử dụng như sắt, thép, sẽ được thu gom và chuyển giao cho các đơn vị thu mua phế liệu

+ Đối với các loại CTR không thể tận dụng phát sinh từ hoạt động phá dỡ công trình (gạch vỡ, bê tông, ), từ quá trình xây dựng (gạch vỡ, bê tông, ) và đất từ hoạt động đào móng công trình được thu gom và vận chuyển đến nơi đổ thải đúng quy định ngay sau khi phát sinh Vị trí đổ thải được lựa chọn nằm trong quy hoạch vị trí các điểm tập kết vật liệu dư thừa từ hoạt động xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 2465/QĐ-UBND ngày 23/10/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (dự kiến vị trí đổ thải của Dự án tại khu vực đồng Mái, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc với khoảng cách vận chuyển là 9km, biên bản đổ thải đính kèm phụ lục báo cáo)

1.4.2 Nhu cầu sử dụng dược phẩm, hóa chất chính phục vụ hoạt động khám chữa bệnh

Nhu cầu sử dụng dược phẩm, hóa chất chính phục vụ hoạt động khám chữa bệnh giai đoạn hiện tại và giai đoạn vận hành Dự án như sau:

Bảng 1.7 Tổng hợp khối lượng dược phẩm, hóa chất chính của Dự án

TT Tên dược phẩm, hóa chất ĐVT

Khối lượng sử dụng/năm

I Hóa chất, vật tư cho máy sinh hóa

1.3 Triglycerides Kit (TG) Hộp 29 290 Mua sẵn

1.4 Total Cholesterol Kit (TC) Hộp 29 290 Mua sẵn

1.5 Urea Kit (UREA) Hộp 6 60 Mua sẵn

1.6 CD80 Detergent (hóa chất rửa máy xét nghiệm miễn dịch và sinh hóa) can 48 480 Mua sẵn

1.7 Creatinie Kit (CREA) Hộp 10 100 Mua sẵn

1.8 HDL-Cholesterol Kit (HDL-C) Hộp 3 30 Mua sẵn

1.9 a-Amylase Kit (a-AMY) Hộp 3 30 Mua sẵn

1.10 LDL-Cholesterol Kit (LDL-C) Hộp 3 30 Mua sẵn 1.11 Specific protein calibrator (CRP) Lọ 6 60 Mua sẵn

1.13 C-Reactive Protein Kit (CRP) Hộp 9 90 Mua sẵn 1.14 Glucose( Glu0103)- Mindray Hộp 36 360 Mua sẵn

1.15 Acid Uric Hộp 6 60 Mua sẵn

1.17 Bilirubin Total Hộp 3 30 Mua sẵn

1.18 Bilirubin Direct Hộp 3 30 Mua sẵn

1.20 QC( Level 1) Lọ 6 60 Mua sẵn

1.21 QC( Level 2) Lọ 6 60 Mua sẵn

1.22 HbA1C Calibrator - Mindray Hộp 3 30 Mua sẵn

1.23 Multi Sera Calibrator Lọ 3 30 Mua sẵn

1.24 HbA1C Control N - Mindray Lọ 2 20 Mua sẵn

1.25 Clinchem Multi Control (Level 1) Lọ 6 60 Mua sẵn

1.26 Tumor Marker Multi Control Lọ 3 30 Mua sẵn

1.27 Hemoglobin A1c Kit (HbA1c) Hộp 5 50 Mua sẵn

1.30 CD80 Detergent (hóa chất rửa máy xét nghiệm miễn dịch và sinh hóa) Can 46 460 Mua sẵn

II Hoá chất, vật tư dùng cho máy xét nghiệm huyết học

2.1 Lyse máy huyết học BC 31s (M-

2.2 M-30P PROBE CLEANSER Thùng 60 600 Mua sẵn

2.3 Diluent máy huyết học BC 31s (M-

2.5 CD80 Detergent (hóa chất rửa máy xét nghiệm miễn dịch và sinh hóa) Test 43 430 Mua sẵn

2.6 Hóa chất nhóm máu ABO Test 4 4 Mua sẵn

2.7 Test Dengue Test 60 600 Mua sẵn

III Vật tư, hóa chất dùng cho xét nghiệm vi sinh

3.1 Test cúm AB Test 180 1.800 Mua sẵn

3.2 Test HIV Test 540 5.400 Mua sẵn

3.3 Test Rota virus Test 12 120 Mua sẵn

3.4 Test nước tiểu Cybow 11TS Test 5.880 58.800 Mua sẵn

3.5 Test HCG Test 480 4.800 Mua sẵn

3.6 Test Ma túy 4 chân Test 36 360 Mua sẵn

3.7 Test Lao Test 72 720 Mua sẵn

3.8 Test HAV Test 396 3.960 Mua sẵn

3.9 Test HCV Test 960 9.600 Mua sẵn

3.10 Test H.Pylory Test 240 2.400 Mua sẵn

3.11 Test Giang mai( Syphilis) Test 240 2.400 Mua sẵn

3.12 Test HbeAg Test 180 1.800 Mua sẵn

3.13 Test HEV Test 360 3.600 Mua sẵn

3.14 Test HbsAg Test 3.000 30.000 Mua sẵn

3.15 Test thử morphin Test 96 960 Mua sẵn

IV Hoá chất cho máy XN miễn dịch

4.1 Cobas Elecsys CA 72-4 Test 432 4.320 Mua sẵn 4.2 Cobas Elecsys Cortisol II Hộp 220 2.200 Mua sẵn

4.3 Cobas Cortisol II CalSet Hộp 4 40 Mua sẵn

4.4 Cobas CA 7-24 CalSet Test 3 30 Mua sẵn

4.5 Test AFP Test 264 2.640 Mua sẵn

4.6 Cobas-Cyfra 21-1 Test 1.020 10.200 Mua sẵn

4.7 CEA Calset Lọ 5 50 Mua sẵn

4.8 Cobas-Cyfra 21-1 CalSet Test 5 50 Mua sẵn

4.9 Cobas-CEA Lọ 936 9.360 Mua sẵn

4.10 Cobas-CEA CalSet Test 5 50 Mua sẵn

4.11 Cobas-CA 125 Test 336 3.360 Mua sẵn

4.12 Cobas-AFP Lọ 876 8.760 Mua sẵn

4.13 Cobas-AFP CalSet Test 6 60 Mua sẵn

4.14 Cobas-Total PSA Test 504 5.040 Mua sẵn

4.15 Cobas-FT4 Lọ 468 4.680 Mua sẵn

4.16 Cobas-FT4 CalSet Test 6 60 Mua sẵn

4.17 Cobas-TSH Lọ 480 4.800 Mua sẵn

4.18 Cobas-TSH CalSet Test 6 60 Mua sẵn

4.19 Cobas-HCG+β Lọ 240 2.400 Mua sẵn

4.20 Cobas-HCG+β CalSet Lọ 6 60 Mua sẵn

4.21 Cobas-Total PSA CalSet II Lọ 6 60 Mua sẵn

4.22 Cobas-HCG+β CalSet Test 6 60 Mua sẵn

4.23 Cobas-PreciControl Tumor Marker Hộp 6 60 Mua sẵn

4.24 Cobas-Assay Tip/Cup E170 can 6 60 Mua sẵn

4.25 Cobas-ProCell M can 36 360 Mua sẵn

4.26 Cobas-CleanCell M Lọ 36 360 Mua sẵn

4.27 Cobas-PreClean M Hộp 72 720 Mua sẵn

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công) 1.4.3 Nhu cầu, nguồn cung cấp điện, nước a Nhu cầu, nguồn cung cấp điện năng

❖ Nhu cầu sử dụng điện

- Nhu cầu sử dụng điện phục vụ quá trình thi công xây dựng Dự án dự kiến khoảng 320 kWh/tháng

- Nhu cầu sử dụng điện hiện tại của Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc (căn cứ theo hóa đơn sử dụng điện 03 tháng gần nhất của Bệnh viện) là 5.000 kWh/tháng

- Nhu cầu sử dụng điện khi Dự án đi vào hoạt động ổn định dự kiến khoảng 50.000 kWh/tháng

❖ Nguồn cung cấp điện: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc – Chi nhánh điện thành phố Vĩnh Yên b Nhu cầu, nguồn cung cấp nước

❖ Nhu cầu sử dụng nước

✓ Nhu cầu sử dụng nước phục vụ quá trình thi công xây dựng

+ Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt:

Trong giai đoạn thi công xây dựng dự kiến có khoảng 30 công nhân thường xuyên lao động trên công trường Áp dụng định mức lượng nước cấp cho sinh hoạt là 100lít/người/ngày.đêm (Theo TCXDVN 33:2006 - Tiêu chuẩn cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế), như vậy tổng lượng nước sử dụng là:

30 (người) x 100 (lít/người/ngày.đêm) = 3.000 (lít/ngày.đêm), tương đương 3,0m 3 /ngày.đêm

+ Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích thi công xây dựng và tưới ẩm dập bụi công trường:

Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích thi công xây dựng phụ thuộc vào khối lượng triển khai xây dựng các hạng mục Theo kinh nghiệm thực tế của Chủ đầu tư kết hợp tham khảo một số công trình xây dựng trên địa bàn, dự báo lượng nước cấp cho các hoạt động phối trộn vật liệu, dưỡng hộ bê tông, vệ sinh thiết bị, tưới ẩm dập bụi công trường… khoảng 2 m 3 /ngày

✓ Nhu cầu sử dụng nước phục vụ hoạt động hiện tại của Bệnh viện

Hiện nay, nhu cầu sử dụng nước của Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc bao gồm: Nước cấp cho hoạt động khám, chữa bệnh; nước cấp cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nước tưới cây, rửa đường

Tổng lượng nước cấp cho các hoạt động của bệnh viện hiện nay là 134 m 3 /tháng, tương đương 4,5 m 3 /ngày.đêm, theo đó, nhu cầu sử dụng nước thực tế của

Bệnh viện hiện tại là 0,45m 3 /giường bệnh/ngày.đêm căn cứ theo hóa đơn sử dụng nước 03 tháng gần nhất của Bệnh viện)

✓ Nhu cầu sử dụng nước khi Dự án đi vào vận hành

Khi Dự án đi vào vận hành ổn định, nhu cầu sử dụng nước cho Dự án bao gồm: Nước cấp cho hoạt động khám, chữa bệnh; nước cấp cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nước tưới cây, rửa đường,

Với quy mô 100 giường bệnh và theo nhu cầu sử dụng nước thực tế giai đoạn hiện tại của Bệnh viện là 0,45 m 3 /giường bệnh/ngày thì tổng lượng nước cấp cho hoạt động của Bệnh viện là 45 m 3 /ngày.đêm

❖ Nguồn cung cấp nước: Nguồn nước sử dụng cho Dự án được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc.

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

1.5.1 Biện pháp thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

Quá trình thi công các hạng mục công trình của Dự án được tiến hành theo trình tự sau: a Công tác chuẩn bị

Công tác chuẩn bị cho giai đoạn thi công bao gồm:

- Xin cấp phép thi công theo quy định

- Thuê nhà dân gần khu vực Dự án có nhà vệ sinh tự hoại để làm nhà ở cho cán bộ và công nhân thi công xây dựng (Dự kiến thuê nhà dân tại tổ dân phố Làng Bầu, phường Liên Bảo cách khu vực thực hiện Dự án khoảng 100m)

- Phương án tập kết vật liệu xây dựng: Đối với nguyên vật liệu là xi măng, sắt thép, gạch, đá, cát, sỏi được tập kết trong phạm vi công trình xây dựng của Dự án, có che phủ bạt để tránh mưa nắng và phát tán bụi ra môi trường Đối với đất từ quá trình đào móng công trình sẽ được vận chuyển đến nơi đổ thải đúng quy định ngay sau khi phát sinh b Biện pháp thi công các hạng mục công trình của dự án

Dự kiến Dự án sẽ được thi công theo hình thức cuốn chiếu từng hạng mục công trình để giảm tối đa các ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại của Dự án

Sơ đồ tổ chức thi công và vận hành của Dự án như sau:

Hình 1.5 Quy trình thi công và vận hành của Dự án

Biện pháp thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án dự kiến như sau:

Bước 1: Cải tạo toà nhà A, xây dựng mới 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhà phụ trợ, quầy thuốc, nhà bảo vệ, nhà đặt máy bơm PCCC

Bước 2: Phá dỡ nhà 2 tầng hiện trạng

Bước 3: Xây dựng mới toà nhà B cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

(Vị trí các hạng mục công trình được thể hiện chi tiết trong bản vẽ quy hoạch tổng thể các hạng mục công trình của Dự án)

1.5.2 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ hoạt động của dự án

1.5.2.1 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây dựng

Thi công hạng mục công trình toà nhà B và hoạt động khám chữa bệnh giai đoạn hiện tại

Hoạt động khám chữa bệnh tại

- CTR xây dựng, CTR sinh hoạt

- Bụi, khí thải -Tiếng ồn, độ rung

Phá dỡ khu nhà 2 tầng hiện trạng

Thi công các hạng mục công trình:

Cải tạo toà nhà A, xây dựng nhà đặt bơm PCCC, nhà phụ trợ, quầy thuốc nhà bảo vệ, nhà đặt máy phát điện, hệ thống xử lý nước thải tập trung và hoạt động khám chữa bệnh giai đoạn hiện tại

Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến sử dụng cho hoạt động thi công xây dựng

Bảng 1.8 Danh mục máy móc, thiết bị chính dự kiến phục vụ thi công xây dựng Dự án

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công) 1.5.2.2 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh

Danh mục máy móc, thiết bị chính phục vụ hoạt động khám chữa bệnh của Dự án được tổng hợp như sau:

Bảng 1.9 Danh mục máy móc, thiết bị chính phục vụ hoạt động khám chữa bệnh của Dự án STT Chi phí, hạng mục ĐVT

1 Máy chụp cắt lớp vi tính Bộ - 1,00

3 Nội soi đại tràng có Video Bộ 1,00 -

4 Máy chụp cộng hưởng từ Bộ - 1,00

5 Máy X quang kỹ thuật số Bộ 1,00 -

7 Hệ thống xét nghiệm Bộ - 1,00

8 Máy xét nghiệm nước tiểu bộ 1,00 -

TT Tên máy móc, thiết bị Đơn vị Số lượng Tình trạng

1 Máy xúc lật 1,25m 3 Cái 01 Độ mới 80%

2 Máy cắt uốn thép 5kW Cái 02 Độ mới 90%

3 Máy đầm bàn 1kW Cái 02 Độ mới 90%

4 Máy đầm dùi 1,5kW Cái 02 Độ mới 85%

5 Máy đào 1m 3 Cái 02 Độ mới 90%

6 Máy hàn điện 23kW Cái 04 Độ mới 90%

7 Máy lu 10 tấn Cái 01 Độ mới 80%

8 Vận thăng 0,8 tấn Cái 01 Độ mới 85%

9 Cần trục ô tô 10T Chiếc 02 Độ mới 80%

10 Cẩu tháp 25T Chiếc 01 Độ mới 80%

11 Máy trộn bê tông 250 lít Cái 02 Độ mới 85%

12 Máy trộn vữa 80 lít Cái 02 Độ mới 85%

13 Máy ủi ≤ 110CV Cái 02 Độ mới 90%

14 Ô tô tự đổ 10T Xe 05 Độ mới 80%

15 Máy khoan Cái 02 Độ mới 80%

11 Hệ thống nội soi Bộ - 1,00

14 Máy soi cổ tử cung cái 1,00 -

15 Máy Nội soi tai mũi họng cái 1,00 -

16 Máy nội soi trực tràng cái 1,00

17 Máy siêu âm nội soi âm đạo cái 1,00 -

20 Hệ thống Oxi trung tâm Bộ - 1,00

22 Máy gây mê kèm thở Bộ 2,00 -

25 Dàn phẫu thuật nội soi Bộ - 1,00

26 Bộ phẫu thuật TMH Bộ - 1,00

27 Bộ dụng cụ phẫu thuật Bộ - 1,00

28 Thiết bị khám mắt Bộ - 1,00

34 Máy truyền dịch tự động Bộ 3,00 15,00

37 Bồn rửa tay vô trùng Bộ 3,00 15,00

39 Bàn và dụng cụ khám sản nhi Bộ 3,00 -

40 Ghế và dụng cụ khám tai mũi họng Bộ 2,00 -

42 Máy đo cộng hưởng tim cái 1,00 -

44 Kính hiển vi hai mắt bộ 2,00 -

45 Máy điện tim gắng sức cái 1,00 -

46 Máy điện tim điện toán cái 1,00 -

47 Máy PT nội soi khớp cái 1,00 -

48 Dụng cụ khoa da liễu bộ 1,00 -

49 Dụng cụ khoa cấp cứu bộ 10,00 -

51 Máy PT soi ổ bụng cái 1,00 -

53 Máy chạy thận nhân tạo cái 1,00 -

54 Máy tán sỏi laser cái 1,00 -

55 Máy đầu rò âm đạo cái 2,00 -

56 Thùng lạnh chứa Vắc xin cái 1,00 -

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công) 1.5.3 Tổng vốn đầu tư của dự án

- Tổng vốn đầu tư của Dự án: 179.138.000.000 đồng (Một trăm bảy mươi chín tỷ, một trăm ba mươi tám triệu đồng chẵn)

- Nguồn vốn: Vốn góp và vốn huy động từ tổ chức tín dụng

1.5.4 Tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ thực hiện Dự án: Năm 2023-2026, cụ thể như sau:

- Từ quý I năm 2024 đến quý III năm 2024: Cải tạo toà nhà A, xây dựng nhà đặt bơm PCCC, nhà phụ trợ, quầy thuốc, nhà bảo vệ, hệ thống xử lý nước thải tập trung

- Từ quý III năm 2024 đến hết quý IV năm 2025: Xây dựng toà nhà B

- Từ quý I năm 2026: Nghiệm thu công trình và đưa Dự án đi vào hoạt động.

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án được thực hiện trên khu đất hiện có của Công ty Cổ phần Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc với mục tiêu xây dựng Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc đảm bảo theo đúng các tiêu chí xây dựng của các quy định hiện hành, đồng thời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân địa phương Vì vậy, Dự án hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch phát triển chuyên ngành và quy hoạch phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày

20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ)

Phù hợp với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực tại Mục 6 Phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường phát triển bền vững: tăng cường công tác quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm, phòng chống sự cố môi trường tại khu vực đô thị, các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất và khu dân cư

- Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ)

Phù hợp với mục tiêu chung bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số

Phù hợp với giải pháp phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế: Hoàn thiện mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; phát triển kỹ thuật y học ngang tầm khu vực, đủ khả năng khám và điều trị hầu hết các bệnh có yêu cầu kỹ thuật cao ở tuyến trung ương; củng cố, nâng cao năng lực hoạt động các bệnh viện tuyến tỉnh; sắp xếp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện theo địa bàn cụm dân cư; mở rộng mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền, mạng lưới các bệnh viện chuyên khoa

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 4111/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc);

- Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 1250/QĐ-UBND ngày 17/05/2013 của

Phù hợp với mục tiêu chung bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số

- Phù hợp với Đề án phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 (phê duyệt tại

Quyết định số 4275/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

- Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 05/12/2016 của Tỉnh ủy và Đề án số 4275/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (phê duyệt tại Kế hoạch số 2977/KH-UBND ngày 27/4/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Phù hợp với Quan điểm chỉ đạo phát triển sự nghiệp y tế là để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vì mục tiêu con người, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân, trong đó ngành y tế đóng vai trò nòng cốt về chuyên môn, kỹ thuật Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được quan tâm tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt gắn với việc nâng cao y đức

- Đồ án Quy hoạch thoát nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (phê duyệt tại Quyết định số 3879/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của

Phù hợp với nội dung quy hoạch thoát nước mưa (với 03 vùng tiêu lớn) và quy hoạch thoát nước thải (với 05 vùng) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

- Quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (phê duyệt tại Quyết định số 54/2017/QĐ-UBND ngày

22/12/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Nước thải phát sinh tại Dự án sau khi xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B)

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế được xả ra nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung của khu vực Sau đó, nước thải của Dự án cùng các nguồn thải khác chảy ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Phan Do đó việc xả nước thải phát sinh tại Dự án hoàn toàn phù hợp với quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải hiện hành của tỉnh Vĩnh Phúc.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Hiện nay, nước thải phát sinh từ Dự án sau khi xử lý được xả ra nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung của khu vực Theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước thải phát sinh tại Dự án không thuộc đối tượng phải đánh giá khả năng chịu tải của môi trường.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

Tại khu vực thực hiện Dự án chưa có dữ liệu tổng hợp riêng về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật Vì vậy, chúng tôi thu thập các dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật của thành phố Vĩnh Yên được thể hiện trong “Báo cáo công tác bảo vệ môi trường thành phố Vĩnh Yên năm 2022” với nội dung chính được tóm tắt như sau:

3.1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường

- Về hiện trạng chất lượng môi trường không khí: Chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tương đối tốt, thể hiện ở tất cả các thông số quan trắc ở các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn

- Về hiện trạng chất lượng môi trường đất: Theo kết quả quan trắc, phân tích tích chất lượng môi trường đất khu vực sản xuất nông nghiệp của các xã, phường trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên năm 2022 cho thấy: Môi trường đất tại các vị trí lấy mẫu, phục vụ hoạt động canh tác nông nghiệp và dân sinh của người dân chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu phân tích môi trường đất đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT Tuy nhiên, theo số liệu điều tra, trong năm 2022 tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng là 1.150 tấn/năm, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng là 6 tấn/năm, dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tích lũy trong đất vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất sản xuất nông nghiệp

- Về hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt của thành phố Vĩnh Yên, cho thấy: Có 6/15 vị trí quan trắc nước mặt có dấu hiệu bị ô nhiễm cụ thể như sau: Có 06/15 vị trí quan trắc có chỉ tiêu COD vượt QCCP từ 1,7 đến 2,88 lần; có 06/15 vị trí quan trắc có chỉ tiêu NO2 vượt QCCP từ 1,14 đến

10,6 lần; có 03/15 vị trí quan trắc có chỉ tiêu Amoni vượt QCCP từ 1,61 đến 15,5 lần; có 03/15 vị trí quan trắc có chỉ tiêu tổng coliform vượt QCCP 1,2 lần; có 06/15 vị trí quan trắc có chỉ tiêu BOD5 vượt QCCP từ 1,14 đến 2,73 lần (Mẫu nước mặt lấy tại phường Hội Hợp, mẫu nước mặt tại xã Thanh Trù, mẫu nước mặt lấy tại phường Khai

Quang, mẫu nước mặt lấy tại phường Tích Sơn, mẫu nước mặt lấy tại phường Đống Đa, mẫu nước mặt lấy tại phường Đồng Tâm) Nguyên nhân chủ yếu do các ao, hồ, đầm này là nơi tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu vực đô thị, dân cư tập trung; nước thải chăn nuôi và nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được xử lý xả trực tiếp ra nguồn nước mặt

- Về hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất: Kết quả quan trắc môi trường nước dưới đất năm 2022 của thành phố Vĩnh Yên tương đối tốt, thể hiện ở tất cả các thông số quan trắc ở các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-

MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

3.1.2 Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật

Theo kết quả khảo sát, khu vực xung quanh Dự án là một trong những khu vực phát triển của TP.Vĩnh Yên nên với sự phát triển của Đô thị hóa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa khiến cho số lượng và thành phần các loài động vật, thực vật tự nhiên suy giảm Các loài động vật khu vực xung quanh bao gồm các loài côn trùng như muỗi, sâu, giun, chuột và một số loài thuộc sinh cảnh khu dân cư gồm các loài gia súc, gia cầm Nhìn chung, qua điều tra, khảo sát các hệ sinh thái và đa dạng sinh học trong khu vực Dự án cho thấy: Hệ sinh thái khu vực là các hệ sinh thái nhân sinh, bị tác động mạnh bởi các hoạt động của con người Trong khu vực không có loài động thực vật đặc hữu hay có nguy cơ tuyệt chủng cần phải bảo vệ.

Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực tiếp nhận nước thải

3.2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải a Điều kiện địa lý

Dự án “Xây dựng Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc” được thực hiện tại phường

Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Khu vực Dự án cách thành phố Việt

Trì khoảng 25 km về phía Tây, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 25 km về phía Đông Nam và cách thủ đô Hà Nội khoảng 55 km về phía Đông Nam b Điều kiện địa hình Địa hình khu vực Dự án mang nét đặc trưng của dạng địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du Ở đây, quá trình Laterit đang phát triển mạnh, đất khu vực này có độ phì thấp Dự án được thực hiện trên khu đất hiện có của bệnh viện, đã được san lấp nền, có địa hình tương đối bằng phẳng c Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khí hậu khu vực mang tính chất chung của khí hậu vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng: Nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Khí hậu trong năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 80% lượng mưa cả năm Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất ít, nhiều khu vực bị khô hạn Ngoài ra, hướng gió chủ đạo của khu vực là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến hết tháng 3) với tốc độ gió trung bình là 1,5m/s và gió mùa Đông Nam

(từ tháng 4 đến hết tháng 9) với tốc độ gió trung bình là 1,8m/s, tốc độ gió lớn nhất là

2,0m/s Một số thông số khí tượng của khu vực được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1 Một số thông số về khí tượng đo tại trạm Vĩnh Yên

Năm Nhiệt độ ( 0 C) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm) Nắng (giờ)

(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2022) 3.2.1.2 Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực Dự án

Chế độ thủy văn khu vực Dự án phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của

Sông Phan Sông Phan là sông nội tỉnh lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, bắt nguồn từ sườn nam dãy núi Tam Đảo (khu vực xã Tam Quan, huyện Tam Đảo) Đến kênh Liễn Sơn ở độ cao 15,2m, tọa độ: 21 0 21 ’ 17,5 ’’ B:105 0 32’5,9 ’’ Đ, sông bắt đầu hình thành dòng chảy rõ nét Tiếp theo, sông chảy theo hướng Nam qua huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên

Lạc, thành phố Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên Tại xã Sơn Lôi, sông chia thành hai nhánh, một nhánh cụt chảy vào xã Đạo Đức, còn một nhánh chảy tiếp về phía Tây, nhận thêm nước của nhánh sông chảy từ xã Minh Quang (huyện Tam Đảo), sau đó đổ vào sông Cà Lồ tại thôn Đại Lợi, xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên Đây được xem là điểm kết thúc của sông Phan

Diện tích lưu vực sông Phan chưa có số liệu chính xác, nhưng ước tính chiếm ít nhất khoảng 60% diện tích tỉnh Vĩnh Phúc, tương đương khoảng 800 km 2 Nguồn sinh thủy của sông Phan phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa lưu vực và nước rò rỉ, hồi quy trong quá trình thực hiện tưới của các kênh thuỷ lợi Theo tài liệu thu thập, về mùa mưa, lưu lượng nước sông Phan có từ 30  80 m 3 /s; mùa khô thường chỉ còn 5  6 m 3 /s Độ dốc lưu vực biến đổi 2,5‰ ~ 5,3‰ Sông chảy đổi theo hướng khác nhau và có độ uốn khúc lớn, hệ uốn khúc 2,7

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề khí tượng thủy văn - Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc 2015)

3.2.1.3 Chế độ thủy văn của nguồn nước

Chế độ thủy văn của sông Phan chia làm 02 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 75 – 85% tổng lượng mưa hàng năm:

Thời gian này, ở hạ lưu phía bờ hữu lưu vực thường bị ngập úng, lụt vì lượng mưa ngày lớn, tập trung kéo dài vài ba ngày

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng hết tháng 4 năm sau: Giai đoạn này, lượng mưa nhỏ thường chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa hàng năm, lượng bốc hơi cao

Do vậy, vào mùa khô thường sông bị khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng

3.2.2 Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải

Nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án là hệ thống thoát nước chung của khu vực Qua khảo sát thực tế, trong phạm vi bán kính 1 km, các nguồn xả nước thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực gồm: Nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống tại TDP Làng Bầu, phường Liên Bảo; nước thải sinh hoạt phát sinh từ một số cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn phường Liên Bảo như: Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hàng Cơm phố 2… và nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực Dự án

* Đối với nước thải sinh hoạt từ khu dân cư TDP Làng Bầu, phường Liên Bảo

Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư chưa qua xử lý hoặc xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước thải chung của khu vực Đặc trưng nguồn thải gồm: Các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (COD và BOD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật gây bệnh, …

Lưu lượng xả nước thải: Lưu lượng nước thải phát sinh phụ thuộc vào quy mô dân cư và thói quen sinh hoạt của người dân

Phương thức xả nước thải: Tự chảy

Chế độ xả nước thải: Liên tục

* Đối với nước thải phát sinh từ các cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh doanh

Nước thải phát sinh từ các cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh doanh được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước thải chung của khu vực Đặc trưng nguồn thải gồm: Các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (COD và BOD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật gây bệnh, …

Lưu lượng xả nước thải: Lưu lượng nước thải phát sinh phụ thuộc vào số lượng cán bộ, công nhân viên công tác tại các cơ quan, tổ chức (lưu lượng xả thải của

Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc ước khoảng 15 m 3 /ngày.đêm, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc ước khoảng 10 m 3 /ngày.đêm, Nhà hàng Cơm phố 2 ước khoảng 6 m 3 /ngày.đêm, …)

Phương thức xả nước thải: Tự chảy

Chế độ xả nước thải: Liên tục.

Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nước, không khí nơi thực hiện Dự án

hiện Dự án Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện Dự án, Chủ đầu tư đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (đơn vị đã được công nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mã

VIMCERTS 028) lấy mẫu, phân tích chất lượng các thành phần môi trường tại khu vực

- Ngày lấy mẫu: Ngày 07 tháng 11 năm 2023

- Thời gian phân tích: Từ ngày 07/11/2023 đến ngày 14/11/2023

Vị trí lấy mẫu được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.2 Vị trí các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường

STT Vị trí lấy mẫu Hệ tọa độ VN2000

I: Môi trường không khí xung quanh

KKXQ1.1 Khu vực cổng của Công ty lúc 8h00' 2358914 0562694

KKXQ1.2 Khu vực cổng của Công ty lúc 9h00' 2358914 0562694

KKXQ1.3 Khu vực cổng của Công ty lúc 10h00' 2358914 0562694

Tại cửa xả nước thải trong hàng rào công ty, trước khi chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực lúc 8h25'

Tại cửa xả nước thải trong hàng rào công ty, trước khi chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực lúc 9h25'

Tại cửa xả nước thải trong hàng rào công ty, trước khi chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực lúc 10h25

2358911 0562689 a Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh được tổng hợp như sau:

Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh

- Giá trị giới hạn: Trích theo QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí (Giá trị giới hạn theo trung bình 1 giờ)

- Tiếng ồn: Trích theo QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (Thời gian đo từ 6 giờ đến 21 giờ)

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Giá trị giới hạn KKXQ1.1 KKXQ1.2 KKXQ1.3

9 Bụi lơ lửng * àg/Nm 3 189,9 191,6 190,3 300

- (-) Quy chuẩn không quy định cụ thể

Qua kết quả phân tích trong Bảng 3.3 cho thấy: Chất lượng môi trường không khí khu vực Dự án chưa bị ô nhiễm, tất cả các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (Thời gian đo từ 6 giờ đến 21 giờ) c Hiện trạng môi trường nước thải

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải được tổng hợp như sau:

Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính

2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) * mg/L 140 140 140 120

3 Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) * mg/L 166,9 163,7 165,3 60

4 Nhu cầu ôxy hóa học (COD) * mg/L 432 400 384 120

8 Dầu mỡ động thực vật mg/L 1,22 1,20 1,24 24

11 Salmonella Vi khuẩn/100ml KPH KPH KPH KPH

12 Shigella Vi khuẩn/100ml KPH KPH KPH KPH

13 Vibrio cholerae Vi khuẩn/100ml KPH KPH KPH KPH

- Giá trị giới hạn tối đa cho phép của các thông số được xác định theo QCVN

28:2010/BTNMT (Cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, áp dụng hệ số K = 1,2 Đối với các thông số: pH, tổng Coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholerae áp dụng hệ số K=1

Qua Bảng 3.4 cho thấy, tại thời điểm lấy mẫu phân tích có 04/13 chỉ tiêu phân tích ở cả 03 thời điểm lấy mẫu đều vượt giới hạn cho phép, cụ thể: Chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng (TSS) * vượt QCCP 1,17 lần; nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5)vượt QCCP từ

2,73 đến 2,78 lần; nhu cầu ôxy hóa học (COD)vượt QCCP từ 3,2 đến 3,6 lần, Amoni

(NH4 +) vượt QCCP từ 1,70 đến 1,72 lần Nguyên nhân dẫn đến chất lượng nước thải có 04/13 chỉ tiêu phân tích vượt QCCP do tại thời điểm lấy mẫu, nước thải phát sinh tại khu vực Dự án chỉ xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn (02 bể) trước khi xả ra môi trường Ngay sau khi có kết quả phân tích Trong quá trình xây dựng, Chủ đầu tư sẽ tiếp tục thực hiện một số biện pháp đơn vị có đủ chức năng thường xuyên tiến hành hút bùn cặn bể phốt và bổ sung chế phẩm vi sinh để nâng cao hiệu quả xử lý Dự kiến, giai đoạn mở rộng Dự án, Chủ đầu tư sẽ đầu tư 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50 m 3 /ngày.đêm để thu gom và xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh tại

Dự án đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường

➢ Đánh giá sự phù hợp của vị trí thực hiện Dự án với môi trường tự nhiên:

Qua đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án vẫn còn tốt Trong quá trình hoạt động, toàn bộ nước thải phát sinh từ Dự án sẽ được thu gom và xử lý tại HTXL nước thải tập trung đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường Vì vậy, địa điểm thực hiện Dự án được đánh giá là tương đối phù hợp với đặc điểm môi trường tự nhiên của khu vực.

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,

Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

trong giai đoạn triển khai xây dựng Dự án

4.1.1 Đánh giá, dự báo tác động

4.1.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động có liên quan đến chất thải

4.1.1.1.1 Tác động của bụi, khí thải a Nguồn phát sinh bụi, khí thải

❖ Từ hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án

- Bụi phát sinh từ quá trình phá dỡ công trình cũ;

- Bụi phát sinh từ hoạt động đào móng;

- Bụi và khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển ra vào Dự án;

- Bụi cuốn theo xe trong quá trình vận chuyển đất, đá, nguyên vật liệu;

- Bụi phát sinh từ các khu tập kết nguyên, vật liệu tại công trường;

Thành phần gồm: Bụi đất, bụi cát, bụi xi măng, muội khói, SO2, NOx, CO,

VOCs (Ben zen, Toluen, Xylen,, )

❖ Từ hoạt động khám, chữa bệnh hiện tại:

- Bụi và khí thải phát sinh từ phương tiện đi lại của cán bộ, y bác sỹ làm việc tại

Dự án; bệnh nhân và người nhà bệnh nhân;

- Hơi hoá chất từ hoạt động khám chữa bệnh: Phát sinh từ các phòng chuyên khoa, xét nghiệm, khử trùng, lưu giữ hóa chất xét nghiệm, Thành phần gồm: Cồn

- Tia phóng xạ: Từ hoạt động chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính; b Tác động của bụi, khí thải

❖ Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án

✓ Bụi phát sinh từ quá trình phá dỡ một số công trình cũ

Như đã trình bày tại Chương 1, khi thực hiện Dự án, Chủ đầu tư kiến sẽ tiến hành phá dỡ 01 hạng mục công trình nhà 2 tầng diện tích 156,4 m 2 hiện có Hoạt động phá dỡ công trình, bốc xúc vận chuyển chất thải sẽ làm phát sinh bụi, khí thải, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh Theo ước tính sơ bộ, tổng khối lượng chất thải phát sinh ước khoảng 30 tấn (bê tông hỏng, gạch vỡ, sắt thép, kính vỡ …) tương đương khoảng 20 m 3 (ước tính tỷ trọng trung bình của tất cả các loại nguyên, vật liệu xây dựng là 1,5 tấn/m 3 ) Với hệ số phát thải của bụi là 0,1 ÷ 1 g/m 3 (theo WHO) thì tổng lượng bụi phát sinh từ 2,0÷ 20 g bụi (thời gian phá dỡ công trình của Dự án khoảng 01 ngày), tương đương khoảng 250mg/h ÷ 2.500mg/h

Nồng độ bụi được tính bằng công thức sau:

Cx: Nồng độ bụi tớnh toỏn (àg/m 3 ),

W: Tải lượng bụi phỏt sinh bỡnh quõn trong 1 giờ (àg)

S: Diện tích khu đất để thực hiện Dự án, 2.221 m 2

H: Độ cao vùng xáo trộn (khoảng cách từ mặt đất đến điểm dừng chuyển động bay lên của phân tử không khí nóng trên mặt đất, ứng với nhiệt độ không khí ổn định là 28 0 C, sát mặt đất là 30 0 C, chọn H = 10m)

Thay các giá trị vào công thức 3.1, nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động phá dỡ tớnh toỏn được là 11,3 – 113 àg/m 3 So sỏnh với giới hạn cho phộp theo QCVN

05:2023/BTNMT, trung bỡnh 1 giờ là 300àg/m 3 thỡ hàm lượng bụi phỏt sinh từ quỏ trình phá dỡ hạng mục công trình cũ vẫn nằm trong giới hạn cho phép nên không gây tác động lớn đến môi trường Bên cạnh đó, bụi phát sinh chủ yếu là bụi có kích thước lớn, thời gian phá dỡ ngắn (tổng thời gian phá dỡ khoảng 01 ngày) và không liên tục nên tác động của bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động này là không lớn Đối tượng chịu tác động là chất lượng môi trường không khí tại Dự án và khu vực xung quanh; sức khoẻ của công nhân xây dựng; cán bộ, y, bác sỹ đang làm việc tại Dự án; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại Dự án; khách hàng, nhân viên đến làm việc tại nhà hàng Bạch Trà Viên, khách sạn Nana

+ Mức độ tác động: Nhỏ

+ Phạm vị tác động: Chủ yếu tại khu vực Dự án

+ Thời gian tác động: Thời gian phá dỡ hạng mục công trình của Dự án

✓ Bụi phát sinh từ hoạt động đào móng công trình

Giai đoạn mở rộng, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, Chủ đầu tư sẽ xây dựng mới 01 toà nhà 8 tầng (diện tích xây dựng 660m 2 với quy mô: 01 tầng hầm -3,0 m

+ 7 tầng nổi) và một số công trình phụ trợ như: 01 khu nhà phụ trợ 03 tầng, 01 nhà đặt bơm PCCC, 01 nhà đặt máy phát điện, 01 quầy thuốc, 01 nhà bảo vệ, 01 bể chứa nước sinh hoạt, PCCC thể tích 204m 3 , 02 bể tự hoại 3 ngăn thể tích 10m 3 , 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung 50 m 3 /ngày.đêm

Theo dự toán xây dựng công trình, tổng khối lượng đất đào móng ước khoảng

2.080m 3 (bao gồm đất từ quá trình đào 660 m 2 tầng hầm toà nhà 8 tầng và đất từ quá trình đào móng để xây bể chứa nước sinh hoạt, bể chứa nước PCCC, hệ thống xử lý nước thải tập trung…) Lượng bụi phát sinh được tính toán theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của

Ngân hàng thế giới (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral

Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991) Hệ số ô nhiễm E được tính bằng công thức sau:

E : Hệ số ô nhiễm, kg bụi/tấn đất;

K : Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,35;

U: Tốc độ gió trung bình trong tháng lớn nhất 1,8 m/s;

M : Độ ẩm trung bình của vật liệu, khoảng 12%

Thay vào công thức 3.2, E = 0,0073kg bụi/tấn

Tính toán khối lượng bụi phát sinh từ hoạt động đào đất cho từng hạng mục công trình của Dự án theo công thức sau:

W: Lượng bụi phát sinh bình quân (kg);

E: Hệ số ô nhiễm (kg bụi/tấn đất);

Q: Khối lượng đào (m 3 ); d: Tỷ trọng vật liệu đào (lấy trung bình d = 1,45 tấn/m 3 )

Với khối lượng đào là 2.080 m 3 thay vào công thức 3.3, có thể ước tính tải lượng bụi phát sinh từ quá trình đào móng hạng mục công trình ≈ 22kg Với thời gian đào móng khoảng 12 ngày (làm việc 8h/ngày) thì lượng bụi phát sinh trung bình ngày khoảng:

22 (kg)/12(ngày) = 1,5 kg/ngày (làm tròn) tương đương 0,18 kg/giờ

Thay các giá trị vào công thức 3.1, nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào múng là 8.104 (àg/m 3 ) Như vậy, so với QCVN 05:2023/BTNMT (1h) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khụng khớ (giới hạn cho phộp là 300àg/m 3 ) lượng bụi phát sinh từ hoạt động đào móng cao hơn nhiều lần giới hạn cho phép

Lượng bụi phát sinh nói trên nếu không có biện pháp giảm thiểu, xử lý phù hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh qua đó ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người Tuy nhiên, lượng bụi phát tán vào môi trường không khí còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí tượng của khu vực, kỹ thuật thi công của

Nhà thầu và biện pháp quản lý của Chủ đầu tư

+ Đối tượng chịu tác động: Chất lượng môi trường không khí tại Dự án và khu vực xung quanh; sức khoẻ của công nhân xây dựng; cán bộ, y, bác sỹ đang làm việc tại

Dự án; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại Dự án; khách hàng, nhân viên đến làm việc tại nhà hàng Bạch Trà Viên, khách sạn Nana

+ Mức độ tác động: Mạnh

+ Thời gian tác động: Trong quá trình đào móng

✓ Bụi và khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển ra vào Dự án

- Muội khói và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển đất đào móng công trình và chất thải từ quá trình phá dỡ công trình cũ

Theo hồ sơ dự toán của Dự án, tổng khối lượng chất thải phát sinh từ quá trình phá dỡ hạng mục công trình cũ ước khoảng 30 tấn; tổng khối lượng đất đào móng công trình là 2.080 m 3 tương đương khoảng 3.016 tấn (tỷ trọng của đất đào trung bình khoảng 1,45 tấn/m 3 ), sử dụng xe có tải trọng 10T, thời gian phá dỡ và đào móng khoảng 13 ngày thì mỗi giờ có khoảng 3 lượt xe (làm tròn) ra vào khu vực thực hiện

Nồng độ chất ô nhiễm ở khoảng cách x so với nguồn đường về phía cuối gió được xác định theo phương pháp mô hình khuếch tán nguồn đường Sutton tính toán tải lượng khí thải giao thông:

Cx: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí đo tại vị trí x so với nguồn đường

Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

trong giai đoạn Dự án đi vào vận hành

Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại có tính chất và mức độ tác động là tương tự nhau Do đó, báo cáo thực hiện đánh giá, dự báo các tác động cho giai đoạn vận hành thương mại ở mức độ lớn nhất đối với môi trường và con người, từ đó đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường tương ứng

4.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động

4.2.1.1 Đánh giá, dự báo tác động có liên quan đến chất thải

4.2.1.1.1 Tác động của bụi, khí thải a Nguồn phát sinh bụi, khí thải

Tổng hợp nguồn và thành phần bụi, khí thải phát sinh trong giai đoạn vận hành

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất, dược phẩm, bệnh nhân; phương tiện đi lại của cán bộ, y bác sỹ làm việc tại Dự án; của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Thành phần gồm: Muội khói, khí CO, SO2, NOx,

- Hơi hoá chất phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh: Phát sinh từ các phòng chuyên khoa, xét nghiệm, khử trùng, lưu giữa hóa chất xét nghiệm, Thành phần gồm:

- Tia phóng xạ: Từ hoạt động chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính;

- Bụi và khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng vận hành vào thời điểm mất điện Thành phần gồm VOCs, bụi, CO, CO2, SO2, NOx, ; b Tác động của bụi, khí thải

❖ Bụi và khí thải từ phương tiện giao thông:

Giai đoạn Dự án đi vào vận hành ổn định với quy mô 100 giường bệnh và cung cấp khoảng 560 thiết bị y tế/năm cho các tổ chức, cá nhân khoảng thì nhu cầu vận chuyển nguyên, vật liệu, hóa chất, dược phẩm, và số lượt phương tiện đi lại của cán bộ, y, bác sỹ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tăng so với giai đoạn hiện tai Theo đó trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 4 chuyến xe tải trọng 5,5 tấn vận chuyển nguyên, vật liệu, hóa chất, dược phẩm, thiết bị y tế và khoảng 424 lượt phương tiện đi lại của cán bộ, y, bác sỹ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân (Giả định toàn bộ CBCNV đều đi chuyển bằng xe máy) Áp dụng các công thức tính toán như trong giai đoạn thi công xây dựng, dự báo nồng độ khí thải từ phương tiện vận chuyển giai đoạn này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.11 Dự báo nồng độ các chất phát sinh từ phương tiện giao thông

Nhận xét: Từ kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy: Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển trên mỗi km đường đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí Do vậy, mức độ tác động đến môi trường do hoạt động này là không đáng kể

+ Đối tượng bị tác động: Người dân tham gia giao thông, người dân và hệ thực vật hai bên tuyến đường nơi có phương tiện của Dự án đi qua

+ Mức độ tác động: Trung bình

+ Thời gian tác động: Trong suốt quá trình vận hành của Dự án

❖ Đối với bụi và khí thải từ hoạt động khám chữa bệnh

Khi Dự án đi vào hoạt động, các tác động do bụi và khí thải từ hoạt động khám chữa bệnh được đánh giá như sau:

✓ Đối với hơi hoá chất từ hoạt động khám chữa bệnh:

Khi Dự án đi vào vận hành, hoạt động khám, chữa bệnh cho bệnh nhân tại các khoa, phòng như: Khoa khám bệnh, khoa hồi sức cấp cứu, khoa nội tổng hợp, khoa xét nghiệm (huyết học, sinh hóa, miễn dịch, vi sinh và giải phẫu bệnh), khoa tiêu hóa, khoa nhi, khoa ngoại tổng hợp - da liễu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa phụ sản và hỗ trợ sinh sản, khoa liên chuyên khoa (Tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt), khoa thẩm mỹ, khoa chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa y học cổ truyền - phục hồi chức năng, khoa dược, khoa dinh dưỡng sẽ tiếp tục sử dụng các loại hoá chất tương tự như giai đoạn hiện tại nhưng có gia tăng về khối lượng Các loại hóa chất sử dụng cho hoạt động khám, chữa bệnh sẽ làm phát sinh các loại hơi dung môi như: Ete, Acetone, Alcohol, Ethanol, ; (Các chất này được sử dụng để khám, chữa bệnh, xét nghiệm, lưu giữ bệnh phẩm, lưu giữ hóa chất xét nghiệm); hơi

05:2023/BTNMT 300 350 200 30.000 hóa chất như Formadehyde; hơi Ethylene oxide phát sinh trong quá trình tiệt trùng thiết bị, dụng cụ y khoa khi phát tán vào môi trường không khí gây mùi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, y, bác sỹ làm việc tại Dự án; bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân đến khám và điều trị tại Dự án

+ Mức độ tác động: Trung bình

+ Phạm vi tác động: Tại khu vực Dự án

+ Thời gian tác động: Trong suốt quá trình hoạt động của Dự án

✓ Đối với tia bức xạ phát sinh trong chuẩn đoán hình ảnh

Tương tự như giai đoạn hiện tại, nguồn phát sinh bức xạ trong giai đoạn hoạt động của Dự án cũng chủ yếu từ khoa chuẩn đoán hình ảnh, trong đó sử dụng tia X để chụp X-quang, chụp CT Bức xạ phát sinh từ khu vực này ở liều lượng cao gây nguy hiểm cho con người và môi trường Các tia phóng xạ có tính điện từ, khi đi vào cơ thể sẽ tương tác với các chất có trong cơ thể con người và tạo ra các điện tử thứ cấp Các điện tử thứ cấp này là các hạt mang điện nên gây ra hiện tượng ion hoá, dẫn đến việc phá huỷ các tế bào sống trong cơ thể

+ Đối tượng chịu tác động: Cán bộ, y bác sĩ trực tiếp làm việc tại các khu vực phát sinh bức xạ; bệnh nhân phải thực hiện chụp X-quang theo chỉ định của bác sỹ

+ Phạm vi tác động: Tại khu vực chụp X-Quang, CT

+ Mức độ tác động: Trung bình

+ Thời gian tác động: Trong suốt quá trình hoạt động của Dự án

❖ Đối với khí thải từ máy phát điện dự phòng:

Giai đoạn vận hành Dự án, Chủ đẩu tư sẽ trang bị 01 máy phát điện dự phòng với công suất 630KVA Do vậy, khí thải còn phát sinh trong quá trình chạy máy phát điện dự phòng Định mức tiêu thụ nhiên liệu của máy phát điện công suất 630KVA khi hoạt động 100% công suất là 59,4 lít dầu DO/h/máy tương đương khoảng 0,05 tấn DO/h (tỉ trọng dầu DO khoảng 0,85 tấn/m 3 )

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, đối với đốt dầu DO thì lưu lượng khí thải phát sinh là 25m 3 /kg dầu DO Như vậy, nếu Dự án vận hành máy phát điện trong vòng 1 giờ thì khí thải phát sinh là 1.250 m 3

Dựa trên hệ số tải lượng của WHO ta tính được nồng độ khí thải các chất ô nhiễm của máy phát điện như trong bảng dưới đây:

Bảng 4.12 Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải của máy phát điện trong 1h

Hệ số ô nhiễm (kg/tấn DO)*

Nồng độ ô nhiễm (mg/Nm 3 )

QCVN 19:2009/BTNMT, (cột B, Kp=1, Kv=0,8) (mg/Nm 3 )

*Hệ số phát thải: Số liệu tham khảo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 1993

Ghi chú: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- K p là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với lưu lượng khí thải ≤ 20.000 m 3 /h, thì

- K v là hệ số vùng, khu vực Đối với nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV thì K v

- Nm 3 là mét khối khí thải ở nhiệt độ 25 0 C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân

Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy: Nồng độ của tất cả các chất ô nhiễm trong khói thải của máy phát điện dự phòng đều nằm trong giới hạn cho phép theo

QCVN 19:2009/BTNMT, cột B Do đó, tác động của khí thải từ máy phát điện đối với môi trường không khí là nhỏ và chỉ diễn ra trong thời điểm mất điện

4.2.1.1.2 Tác động do chất thải rắn a Nguồn phát sinh chất thải rắn

Giai đoạn vận hành Dự án, CTR sẽ phát sinh từ các nguồn sau:

Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

4.3.1 Nhận xét về mức độ chi tiết của các đánh giá

Mức độ chi tiết của các đánh giá trong báo cáo: Cao

Do việc nhận dạng và đánh giá các tác động của Dự án đến môi trường được thực hiện trên cơ sở xem xét từng hoạt động của Dự án ở giai đoạn xây dựng Dự án trong môi trường tiếp nhận Các tính toán về nguồn thải dựa trên các số liệu về phương tiện, máy móc, vật liệu sử dụng; công nghệ áp dụng; nhân lực thực hiện theo Hồ sơ Dự án và theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức được quy định trong các văn bản pháp lý của Nhà nước Việt Nam, các tổ chức quốc tế, kinh nghiệm thi công của nhà thầu, …

Ngoài ra, báo cáo được thực hiện trên cơ sở Dự án đang hoạt động Vì vậy, mức độ chi tiết của các đánh giá, dự báo trong báo cáo tương đối cao

4.3.2 Nhận xét về độ tin cậy của các đánh giá Độ tin cậy của các đánh giá, dự báo được xác định cụ thể như sau:

- Đối với đánh giá hiện trạng môi trường nền phục vụ cho dự báo tác động, đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát thực tế, lấy mẫu, phân tích và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành do đó có mức độ tin cậy cao

- Toàn bộ các tính toán, dự báo lượng bụi, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, … phát sinh giai đoạn vận hành được đưa ra trên cơ sở số liệu thực tế phát sinh của Dự án đang hoạt động, vì vậy mức độ tin cậy cao

- Đối với các sự cố và rủi ro môi trường đưa ra trong báo cáo dựa vào thực tế hoạt động và một số Dự án tương tự khác đã thực hiện Tuy nhiên, các sự cố có thể khác nhau đối với từng Dự án (phụ thuộc vào yếu tố khách quan và chủ quan) Vì vậy, độ tin cậy được đánh giá là trung bình

CHƯƠNG 5: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Dự án “Xây dựng Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc” không thuộc dự án khai thác khoáng sản nên trong báo cáo này chúng tôi không thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường

CHƯƠNG 6: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

6.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

6.1.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

6.1.1.1 Nguồn phát sinh nước thải

Giai đoạn vận hành Dự án, nguồn phát sinh nước thải tại Dự án từ các nguồn sau:

- Nguồn 1: Nước thải sinh hoạt phát sinh hoạt động sinh hoạt của cán bộ, y, bác sỹ làm việc tại Dự án; bệnh nhân và người nhà bệnh nhân;

- Nguồn 2: Nước thải phát sinh từ quá trình giặt;

- Nguồn 3: Nước thải phát sinh từ hoạt động xét nghiệm, …

- Nguồn 4: Nước thải phát sinh từ hoạt động khám, chữa bệnh, …

Nước thải từ các nguồn phát sinh được thu gom về 01 hệ thống xử lý tập trung, công suất thiết kế là 50 m 3 /ngày.đêm

6.1.1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải a Dòng nước thải

Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ Dự án sau khi được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn, bể tách dầu mỡ sẽ cùng với nước thải y tế được dẫn về 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung của Dự án để xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (Cột

B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, áp dụng hệ số K = 1,2 Đối với các thông số: pH, tổng Coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholerae áp dụng hệ số

K=1 trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực tại 01 điểm xả thải, Do vậy, Dự án đề xuất cấp phép cho 01 dòng nước thải b Nguồn tiếp nhận nước thải

Hệ thống thoát nước chung của TDP Làng Bầu, phường Liên Bảo, thành phố

Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc c Vị trí xả nước thải

- TDP Làng Bầu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Điểm xả nước thải sau xử lý phải có biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải

- Tọa độ vị trí cửa xả nước thải (theo tọa độ VN - 2000) như sau:

STT Số hiệu cửa xả

Hệ tọa độ VN - 2000 (Kinh tuyến trục 105; múi chiếu 3 0 )

1 Y 2358911 0562689 d Lưu lượng xả nước thải tối đa

Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép là 50 m 3 /ngày.đêm (bằng tổng công suất thiết kế của công trình xử lý nước thải) e Phương thức xả nước thải

- Nước thải sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của Dự án được xả ra hệ thống thoát nước chung của TDP Làng Bầu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh

- Hình thức xả: Tự chảy f Chế độ xả nước thải: Liên tục g Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

* Các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép: pH, COD, BOD5, tổng chất rắn lơ lửng,

Sunfua, Amoni, Nitrat (NO3 -), Phosphat (PO4 3-), dầu mỡ động thực vật, tổng

Coliforms, Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae

* Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm:

Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 6.1 Bảng tổng hợp giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm

TT Các chất ô nhiễm Đơn vị

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

28:2010/BTNMT (Cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, áp dụng hệ số K = 1,2 Đối với các thông số: pH, tổng Coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholerae áp dụng hệ số K=1

Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại khoản

2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-

Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-

Tổng chất rắn lơ lửng

Dầu mỡ động thực vật mg/l 24

11 Salmonella Vi khuẩn/100ml KPH

12 Shigella Vi khuẩn/100ml KPH

13 Vibrio cholerae Vi khuẩn/100ml KPH

Giá trị giới hạn tối đa cho phép của các thông số được xác định theo QCVN

28:2010/BTNMT (Cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải y tế khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, áp dụng hệ số

K = 1,2 (Đối với các thông số: pH, tổng Coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholerae áp dụng hệ số K = 1)

6.1.2 Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải a Mạng lưới thu gom nước thải từ nguồn phát sinh về hệ thống xử lý nước thải

Nước thải đen từ các khu nhà vệ sinh, nước thải xám từ bồn rửa khu vực bếp ăn được thu gom bằng đường ống nhựa uPVC D110 mm chảy vào các bể tự hoại 3 ngăn (bể phốt), bể tách dầu mỡ để xử lý sơ bộ Nước thải đen, nước thải xám (từ bồn rửa khu vực bếp ăn) sau khi được xử lý sơ bộ cùng với nước thải xám (nước rửa chân tay) từ các khu nhà vệ sinh, nhà ăn, nước thải y tế chảy về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50m 3 /ngày.đêm bằng đường ống nhựa uPVC D110 b Công trình, thiết bị xử lý nước thải

- Tóm tắt quy trình: Nước thải → Bể thu gom → Bể điều hòa → Bể Anoxic →

Bể MBBR → Bể Nitrat hoá → Bể lắng → Bể khử trùng → Xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực

- Công suất thiết kế: 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50 m 3 /ngày.đêm

- Hóa chất sử dụng: Nước NaOCl c Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

6.1.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

6.1.1.1 Nguồn phát sinh nước thải

Giai đoạn vận hành Dự án, nguồn phát sinh nước thải tại Dự án từ các nguồn sau:

- Nguồn 1: Nước thải sinh hoạt phát sinh hoạt động sinh hoạt của cán bộ, y, bác sỹ làm việc tại Dự án; bệnh nhân và người nhà bệnh nhân;

- Nguồn 2: Nước thải phát sinh từ quá trình giặt;

- Nguồn 3: Nước thải phát sinh từ hoạt động xét nghiệm, …

- Nguồn 4: Nước thải phát sinh từ hoạt động khám, chữa bệnh, …

Nước thải từ các nguồn phát sinh được thu gom về 01 hệ thống xử lý tập trung, công suất thiết kế là 50 m 3 /ngày.đêm

6.1.1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải a Dòng nước thải

Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ Dự án sau khi được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn, bể tách dầu mỡ sẽ cùng với nước thải y tế được dẫn về 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung của Dự án để xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (Cột

B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, áp dụng hệ số K = 1,2 Đối với các thông số: pH, tổng Coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholerae áp dụng hệ số

K=1 trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực tại 01 điểm xả thải, Do vậy, Dự án đề xuất cấp phép cho 01 dòng nước thải b Nguồn tiếp nhận nước thải

Hệ thống thoát nước chung của TDP Làng Bầu, phường Liên Bảo, thành phố

Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc c Vị trí xả nước thải

- TDP Làng Bầu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Điểm xả nước thải sau xử lý phải có biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải

- Tọa độ vị trí cửa xả nước thải (theo tọa độ VN - 2000) như sau:

STT Số hiệu cửa xả

Hệ tọa độ VN - 2000 (Kinh tuyến trục 105; múi chiếu 3 0 )

1 Y 2358911 0562689 d Lưu lượng xả nước thải tối đa

Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép là 50 m 3 /ngày.đêm (bằng tổng công suất thiết kế của công trình xử lý nước thải) e Phương thức xả nước thải

- Nước thải sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của Dự án được xả ra hệ thống thoát nước chung của TDP Làng Bầu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh

- Hình thức xả: Tự chảy f Chế độ xả nước thải: Liên tục g Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

* Các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép: pH, COD, BOD5, tổng chất rắn lơ lửng,

Sunfua, Amoni, Nitrat (NO3 -), Phosphat (PO4 3-), dầu mỡ động thực vật, tổng

Coliforms, Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae

* Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm:

Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 6.1 Bảng tổng hợp giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm

TT Các chất ô nhiễm Đơn vị

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

28:2010/BTNMT (Cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, áp dụng hệ số K = 1,2 Đối với các thông số: pH, tổng Coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholerae áp dụng hệ số K=1

Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại khoản

2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-

Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-

Tổng chất rắn lơ lửng

Dầu mỡ động thực vật mg/l 24

11 Salmonella Vi khuẩn/100ml KPH

12 Shigella Vi khuẩn/100ml KPH

13 Vibrio cholerae Vi khuẩn/100ml KPH

Giá trị giới hạn tối đa cho phép của các thông số được xác định theo QCVN

28:2010/BTNMT (Cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải y tế khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, áp dụng hệ số

K = 1,2 (Đối với các thông số: pH, tổng Coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholerae áp dụng hệ số K = 1)

6.1.2 Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải a Mạng lưới thu gom nước thải từ nguồn phát sinh về hệ thống xử lý nước thải

Nước thải đen từ các khu nhà vệ sinh, nước thải xám từ bồn rửa khu vực bếp ăn được thu gom bằng đường ống nhựa uPVC D110 mm chảy vào các bể tự hoại 3 ngăn (bể phốt), bể tách dầu mỡ để xử lý sơ bộ Nước thải đen, nước thải xám (từ bồn rửa khu vực bếp ăn) sau khi được xử lý sơ bộ cùng với nước thải xám (nước rửa chân tay) từ các khu nhà vệ sinh, nhà ăn, nước thải y tế chảy về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50m 3 /ngày.đêm bằng đường ống nhựa uPVC D110 b Công trình, thiết bị xử lý nước thải

- Tóm tắt quy trình: Nước thải → Bể thu gom → Bể điều hòa → Bể Anoxic →

Bể MBBR → Bể Nitrat hoá → Bể lắng → Bể khử trùng → Xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực

- Công suất thiết kế: 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50 m 3 /ngày.đêm

- Hóa chất sử dụng: Nước NaOCl c Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục

Dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục nước thải theo quy định tại Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường d Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố

- Khi hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố hoặc chất lượng nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu theo quy định tại Bảng 6.1, Mục 6.1.1.2 thì phải dừng ngay việc xả nước thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực để thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý sự cố

- Thường xuyên kiểm tra đường ống công nghệ, thiết bị, kịp thời khắc phục các sự cố rò rỉ, tắc nghẽn

- Thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải để có biện pháp kịp thời ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải

- Định kỳ hàng năm, thực hiện kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng thiết bị, máy móc hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom và thoát nước thải

6.1.3 Kế hoạch vận hành thử nghiệm

Kế hoạch vận hành thử nghiệm đối với công trình xử lý nước thải tập trung công suất 50 m 3 /ngày.đêm như sau:

- Thời gian vận hành thử nghiệm: Không quá 6 tháng (Theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

- Công trình, thiết bị xả nước thải phải vận hành thử nghiệm: 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50 m 3 /ngày.đêm

- Vị trí lấy mẫu nước thải: Theo quy định tại Mục 6.1.1.2 báo cáo này

- Chất ô nhiễm chính và giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm: Trong quá trình vận hành thử nghiệm, Chủ đầu tư phải giám sát các chất ô nhiễm có trong dòng nước thải và đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải theo giá trị giới hạn cho phép quy định tại Bảng 6.1, Mục 6.1.1.2 báo cáo này

- Tần suất lấy mẫu: Thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 21 Thông tư số

02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020

6.1.4 Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

- Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các hoạt động của Dự án bảo đảm đáp ứng quy định về giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm tại Mục 6.1.1.2 báo cáo này trước khi xả thải ra ngoài môi trường

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

6.2.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

Không thuộc đối tượng phải cấp phép xả khí thải theo quy định tại Điều 39

Luật Bảo vệ môi trường

6.2.2 Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải a Mạng lưới thu gom, thoát khí thải

- Các khu vệ sinh: Sử dụng quạt hút kiểu gắn tường để hút khí thải trực tiếp ra ngoài nhà

- Tại khoa dinh dưỡng (bếp ăn): Sử dụng quạt trục treo trần để hút thông gió chung cho khu vực bếp ăn Gió cấp được tràn qua các khe cửa hoặc qua cửa chớp thông gió

- Sử dụng hệ thống cấp gió tươi (khí sạch) vào không gian điều hoà để đảm bảo cung cấp đủ O2 cho con người và tạo nên áp suất dương trong khu vực điều hoà nhằm ngăn chặn không khí nóng, ẩm từ bên ngoài vào b Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố

- Định kỳ hàng năm tiến hành bảo dưỡng quạt hút, thay thế thiết bị liên quan

- Trường hợp xảy ra sự cố, tiến hành kiểm tra, sửa chữa, thay thế bổ sung trước khi đưa hệ thống hoạt động trở lại

6.2.3 Kế hoạch vận hành thử nghiệm

Không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm theo quy định tại Điều 31

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

6.2.4 Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

- Đảm bảo hệ thống hút khí, cấp khí hoạt động ổn định, hiệu quả, đáp ứng môi trường làm việc tại các khoa, phòng

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động của Dự án gây ra.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

6.3.1 Nội dung cấp phép về tiếng ồn, độ rung a Nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung

Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung tại Dự án chủ yếu từ khu vực đặt máy phát điện b Vị trí đề nghị cấp phép tiếng ồn và độ rung

Tọa độ vị trí đặt máy phát điện: X = 2358981; Y = 0562684

(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 105 0 , múi chiếu 3 0 ) c Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung từ Dự án phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN

27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

Tần suất quan trắc định kỹ Ghi chú

2 70 55 - Khu vực thông thường + Đối với độ rung:

Tần suất quan trắc định kỹ Ghi chú

6.3.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung a Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Lắp đặt bệ đỡ, chân máy và gối cao su chắc chắn nhằm giảm thiểu phát sinh tiếng ồng, độ rung

- Bố trí khoảng cách hợp lý giữa các khu vực phát sinh tiếng ồn, độ rung, đảm bảo tiêu chuẩn tiếng ồn, độ rung nằm trong giới hạn cho phép

- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị tại Dự án b Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

- Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép

- Định kỳ bảo dưỡng đối với các thiết bị để hạn chế phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Trồng cây xanh, xây hàng rào xung quanh nhằm giảm ồn ra môi trường xung quanh.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải

6.4.1 Khối lượng, chủng loại chất thải phát sinh a Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên

Bảng 6.2 Tổng hợp khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh tại Dự án

TT Tên chất thải Mã CTNH Số lượng

1 Chất thải y tế có chứa các tác nhân gây lây nhiễm 13 01 01 565

II CTNH không lây nhiễm

2 Bóng đèn huỳnh quang thải 16 01 06 6

3 Hộp mực in, phô tô 08 02 04 2

4 Hóa chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại 13 01 02 7

5 Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất 13 01 03 5

6 Các loại dầu mỡ thải 16 01 08 1,5

7 Giẻ lau, găng tay dính dầu mở thải 18 01 01 1,5

8 Chất hàn răng amalgam thải bỏ 13 01 04 0,2

9 Các thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng 13 03 02 0,5

Bao bì đựng dược phẩm, hóa chất hoặc các dụng cụ dính dược phẩm thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất thải bỏ

Tổng (làm tròn) 1.103 b Khối lượng, chủng loại chất thải rắn y tế thông thường phát sinh

TT Mã chất thải Khối lượng (kg/năm)

1 Chất thải rắn y tế thông thường 10.950

2 Chất thải rắn thông thường 112

3 Bùn thải từ 01 HTXL nước thải tập trung 14.320

Tổng khối lượng 25.382 c Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

Mã chất thải Khối lượng (kg/năm)

Chất thải rắn sinh hoạt 18.250

6.4.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải a Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại

✓ Thiết bị lưu chứa: Bố trí các thùng chứa bằng nhựa cứng composite có dán nhãn phân loại theo mã CTNH và chuyển giao cho đơn vị có đủ năng lực pháp lý để vận chuyển, xử lý theo quy định của pháp luật

- Kho lưu giữ chất thải nguy hại, diện tích 16,4 m 2

- Thiết kế, cấu tạo: Kết cấu móng BTCT, sàn BTXM kín khít, không bị thẩm thấu, nền cao hơn mặt sân khoảng 20cm để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào Tường xây gạch, mái BTCT Khu vực được trạng bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định b Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn y tế thông thường

✓ Thiết bị lưu chứa: Thùng nhựa có nắp đạy

- Kho lưu giữ chất thải rắn y tế thông thường, diện tích 12 m 2

- Thiết kế, cấu tạo: Kết cấu móng BTCT, sàn BTXM kín khít, không bị thẩm thấu, nền cao hơn mặt sân khoảng 20cm để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào Tường xây gạch, mái BTCT Khu vực được trạng bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định c Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

✓ Thiết bị lưu chứa: Thùng nhựa có nắp đạy

- Kho lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, diện tích 16,8 m 2

- Thiết kế, cấu tạo: Kết cấu móng BTCT, sàn BTXM kín khít, không bị thẩm thấu, nền cao hơn mặt sân khoảng 20cm để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào Tường xây gạch, mái BTCT

6.4.3 Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

- Công trình phòng cháy, chữa cháy: Công ty Cổ phần Bệnh viện quốc tế Vĩnh Phúc dự kiến sẽ xây dựng 01 bể chứa nước phòng cháy thể tích là 204 m 3 (gần khu vực trạm xử lý nước thải tập trung) với kết cấu các bể như sau: Tường bể và nắp bể đổ bê tông cốt thép, đáy bể đổ bê tông, xung quanh quét xi măng chống thấm và trang bị hoàn thiện hệ thống PCCC

- Thực hiện phương án phòng chống, ứng phó với sự cố rò rỉ hóa chất; sự cố bục vỡ đường ống hệ thống xử lý nước thải;

- Thực hiện trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường, chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường theo quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 125 và Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường

- Có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đã nêu trong báo cáo Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường

6.5.1 Yêu cầu về cải tạo phục hồi môi trường

Dự án không thuộc đối tượng phải cải tạo, phục hồi môi trường

6.5.2 Yêu cầu về bồi hoàn đa dạng sinh học

Dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện bồi hoàn đa dạng sinh học

6.5.3 Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường

- Quản lý các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và theo đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Thực hiện phân định, phân loại các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020,

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật

Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật Bảo vệ môi trường Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế thông thường, chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng các quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-

BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế thông thường, chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn lao động, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành

- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm hoặc đột xuất; công khai thông tin môi trường và kế hoạch ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư

7.1.1 Đối với công trình xử lý nước thải a Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: Không quá 6 tháng (Theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) b Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý nước thải

Kế hoạch quan trắc nước thải, đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý nước thải tại Dự án được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Thông tư số

02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020

Vị trí lấy mẫu và thông số quan trắc nước thải như sau:

Bảng 7.1 Vị trí và thông số quan trắc

TT Hạng mục công trình

Vị trí lấy mẫu Thông số quan trắc Quy chuẩn so sánh

Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất

Nước thải đầu ra của HTXL

Lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải: pH, COD, BOD5, tổng chất rắn lơ lửng, Sunfua, Amoni, Nitrat (NO3 -), Phosphat (PO4 3-), dầu mỡ động thực vật, tổng Coliforms, Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae

QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, áp dụng hệ số K

= 1,2 Đối với các thông số: pH, tổng Coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholerae áp dụng hệ số K=1

7.1.2 Đối với công trình xử lý khí thải

Không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm theo quy định Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Ngày đăng: 07/02/2024, 18:25

w