Trong những năm qua, lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang tạo ra những thay đổi mới mẻ, không chỉ thúc đẩy cho quá trình cải cách hành chính trong công tác quản lý, hoạt động của đơn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOÀ BÌNH -
TRẦN VĂN ĐÔNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN
TS NGUYỄN ĐĂNG KHOA
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ CNTT: “Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hoạt động khám chữa bệnh viện Bạch Mai” là
kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc
Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các trang web
Tôi xin cam đoan các giải pháp nêu trên được rút ra từ các cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu
Hà Nội, ngày 20 tháng10 năm 2017
Trần Văn Đông
Học viên cao học Lớp CNTT khóa 2017 – 2019 Trường Đại học Hoà Bình
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC SƠ ĐỒPHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN 4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH 4
1.1.1 Khái niệm về CNTT [1] 4
1.1.2 Khái niệm CNTT y tế bệnh viện [3] 4
1.1.3 Vị trí, vai trò của công nghệ thông tin đối với y tế bệnh viện [2] 6
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN 10
1.2.1 Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn của bệnh viện 10
1.2.2 Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện 12
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH 14
1.3.1 Về thực trạng 14
1.3.2 Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động khám chữa bệnh viện [14] 16
1.4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH VIỆN 17
1.4.1 Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh: 17
1.4.2 Đánh giá kết quả ứng dụng CNTT thông qua chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh 17
1.5 TÓM TẮT CHƯƠNG I VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG II 18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH VÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI 20
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI 20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 20
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 23
Trang 42.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH VÀ NHU CẦU HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH VIỆN BẠCH MAI 24 2.2.1 Quy trình khám chữa bệnh viện 24 2.2.2 Đánh giá chung về chất lượng khám chữa bệnh 26 2.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ NĂM 2011 – 2015 28 2.3.1 Nhu cầu khám chữa bệnh: 28 2.3.2 Nhiệm vụ đặt ra đối với bệnh viện: 30 2.4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUYTRÌNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH TỪ NĂM 2011 –
2016 TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 31 2.4.1 Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin 31 2.4.2 Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện Bạch Mai 33 2.4.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động khám chữa bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011 – 2016 35 2.5 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH TỪ NĂM 2011 – 2016 TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 36 2.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 3 37
CHƯƠNG 3: KHÁM CHỮA BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2011 –
2016 VÀ GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 38
3.1 XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH TRÊN THẾ GIỚI, TRONG CÁC NƯỚC ASEAN
VÀ TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRONG NƯỚC 38 3.1.1 Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế trên thế giới và các nước ASEAN 38 3.1.2 Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế tại các bệnh viện trong nước 41 3.2 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI TRONG THỜI GIAN TỚI 42 3.2.1 Mô hình ứng dụng CNTT của bệnh viện Bưu Điện Hà Nội 42
Trang 5gian tới [16] 44
3.3 CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH VIỆN BẠCH MAI ĐẾN NĂM 2018 VÀ GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 45
3.3.1 Giải pháp 1: Nghiên cứu định hướng ứng dụng công nghệ thông tin ở các bệnh viện tiên tiến, khu vực phía Bắc và xây dựng điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin của bệnh viện Bạch Mai 45
3.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2011 – 2018 và giai đoạn tiếp theo 52
3.3.3 Giải pháp 3: Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng CNTT trong hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai 59
3.4 TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ LỢI ÍCH CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Ở CHƯƠNG 3 653
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 65
1 KẾT LUẬN 65
2 KHUYẾN NGHỊ 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
SUMMARY THE CONTENTS OF THESIS 101
Trang 6Communication System Digital Imaging and Communication
in Medicine
Health Level Seven Intergrating Healthcare Enterprise
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu thu chi của bệnh viện 26
Bảng 2.2: Tổng thu từ dịch vụ khám chữa bệnh của BV Bạch Mai 28
Bảng 2.3: Cơ cấu BN khám và điều trị tại bệnh viện 29
Bảng 2.4: Tổng số lượng máy tính trong bệnh viện năm 2011 – 2016 32
Bảng 2.5: Hạ tầng CNTT trong bệnh viện giai đoạn 2011 -2016 33
Bảng 3.1: Quy trình công việc theo các nội dung 50
Bảng 3.2: Tóm tắt dự kiến kinh phí thực hiện giải pháp 1 50
Bảng 3.3 : Qui trình công việc theo các nội dung 55
Bảng 3.4: Tóm tắt dự kiến kinh phí thực hiện giải pháp 2 56
Bảng 3.5: Qui trình công việc theo các nội dung 60
Bảng 3.6: Tóm tắt dự kiến kinh phí thực hiện giải pháp 61
Bảng 3.7: Tóm tắt lợi ích các giải pháp 63
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các hệ thống CNTT y tế tại bệnh viện hoạt động dựa trên chuẩn hình ảnh DICOM và chuẩn trao đổi dữ liệu HL7 5
Hình 1.2: Quytrình tạo ra Profile tích hợp trong IHE 6
Hình 3.1: Cầu truyền hình 4 điểm ca ghép gan trên người đầu tiên tại Việt Nam 42
Hình 3.2: Quá trình nghiên cứu và kiểm soát mô hình ứng dụng CNTT tại bệnh viện Bạch Mai 46
Hình 3.3 Mô hình ứng dụng CNTT tại bệnh viện 47
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình khám chữa Bệnh viện Bạch Mai 25
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ thực hiện các nội dung giải pháp 1 49
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ thực hiện các nội dung giải pháp 2 54
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ thực hiện các nội dung giải pháp về dịch vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai 60
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ
thông tin đang thể hiện vai trò và sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của con
người Đặc biệt, CNTT là phương tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả cao trong
công tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành y tế nói riêng
Trong những năm qua, lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang tạo ra những
thay đổi mới mẻ, không chỉ thúc đẩy cho quá trình cải cách hành chính trong công
tác quản lý, hoạt động của đơn vị y tế mà còn hỗ trợ hiệu quả công tác ứng dụng
thành công kỹ thuật cao trong các hoạt động khám chữa bệnh như: chụp cắt lớp, mổ
nội soi, khám chữa bệnh từ xa, đào tạo E-Learning, y tế điện tử, bệnh viện không
giấytờ đặc biệt trong quá trình triển khai dự án bệnh viện vệ tinh
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là
khám chữa bệnh không còn là vấn đề mới tại Việt Nam nhưng tính hiệu quả của
mô hình này vẫn mang tính chất đơn lẻ ở từng đơn vị khám chữa bệnh, đào tạo (chủ
yếu là những cơ sở y tế tuyến trung ương); do đó rất cần năng lực cung cấp dịch vụ
hiện đại, đồng bộ và chuyên nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ
Trong những năm qua, bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng CNTT vào công tác
khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện Tuynhiên, thực tế cho thấy ứng dụng CNTT
mới chỉ được ứng dụng ở một số công tác như quản lý hồ sơ bệnh án, quản lý thanh
toán viện phí, BHYT, nhưng các hệ thống còn riêng lẻ, chưa kết nối thành hệ thống
tổng thể và còn đem đến nhiều bất cập trong công tác quản lý bệnh viện, đặc biệt là
chưa đáp ứng được công tác quản lý, điều hành bệnh viện trong giai đoạn mới cần
một mô hình ứng dụng CNTT tổng thể đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn
Ý thức sâu sắc được những vẫn đề nêu trên, chúng tôi thấy cần phải đầu tư
nghiên cứu đưa ra những giải pháp định hướng phát triển dựa trên cơ sở lý luận
thực tiễn để góp phần vào công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai Do vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hoạt động khám
chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai”
1 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích thực trạng và điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động khám
chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai, nhằm xác định được những thuận lợi và khó
khăn khi xây dựng mô hình và đề ra hướng giải quyết
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đó đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình
ứng dụng CNTT, góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động khám chữa
bệnh viện Bạch Mai
Trang 9b Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu thuộc bệnh viện Bạch Mai Số liệu thống kê của bệnh
viện tiếp cận các năm 2011 – 2016, số liệu mục tiêu dựa trên bản phương hướng
nhiệm vụ của bệnh viện giai đoạn 2011 – 2016 Dựa vào đó, luận văn tập trung
nghiên cứu các giải pháp có phạm vi ứng dụng hiệu quả nhất vào giai đoạn 2011 –
2016
Do thời gian hạn chế, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu để xây dựng các giải
pháp ở dạng dự án tiền khả thi
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Để tìm và xây dựng được những giải pháp thiết thực cho ứng dụng công nghệ
thông tin tại bệnh viện Bạch Mai nội dung nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung vào
2 đối tương sau:
- Các mô hình bệnh viện ứng dụng CNTT thành công và thực trạng ứng dụng
CNTT của bệnh viện Bạch Mai
- Các vấn đề liên quan đến lập dự án đầu tư
b Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài, đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh, khảo sát thực tế, tổng hợp….cụ thể:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, khảo sát thực tế được sử dụng trong việc
hệ thống hóa các cơ sở lý luận ở chương I và thu thập số liệu của luận văn tại
chương II
- Phương pháp phân tích, so sánh xử lý các số liệu của đề tài để rút ra kết
luận, đánh giá ở chương II, chương III
3 Những đóng góp của đề tài và giải pháp đề xuất
- Chương 1: Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản của lý thuyết về ứng
dụng CNTT trong hoạt động y tế, các nội dung về mô hình ứng dụng CNTT trong
hoạt động y tế góp phần thúc đẩy quá trình phát triển ứng dụng CNTT
- Chương 2: Trình bày về thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động Khám
chữa bệnh viện Bạch Mai từ đó nhận thấy được những điều kiện thuận lợi và khó
khăn trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện
Bạch Mai
- Chương 3: Trên cơ sở các nội dung phân tích ở Chương 2, luận văn đề xuất
các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động động khám chữa bệnh tại
bệnh viện Bạch Mai đến năm 2016 và giai đoạn tiếp theo cụ thể như sau:
Giải pháp 1: Nghiên cứu định hướng ứng dụng công nghệ thông tin ở các
bệnh viện tiên tiến, khu vực phía Bắc và xây dựng điều kiện ứng dụng công nghệ
thông tin của bệnh viện Bạch Mai
Giải pháp 2: Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động khám chữa bệnh viện Bạch Mai từ năm 2011 – 2018 và giai đoạn tiếp theo
Trang 10Giải pháp 3: Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt khám
chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
tóm tắt luận văn, luận văn được chia làm ba chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y
tế
Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và điều
kiện ứng dụng công nghệ thông tin của bệnh viện Bạch Mai
Chương 3: Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám
chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai 2011– 2016 và giai đoạn tiếp theo
Phối cảnh góc công trình bệnh viện Bạch Mai
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH
1.1.1 Khái niệm về CNTT [1]
Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay
là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin CNTT là ngành sử
dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền,
và thu thập thông tin
Ở Việt Nam: Khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương
pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật
máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thông tin rất phong phú và và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động
của con người và xã hội
1.1.2 Khái niệm CNTT y tế bệnh viện [3]
Trong những năm qua, ứng dụng CNTT trong y tế ngày càng phát triển mạnh
mẽ, các hệ thống thông tin y tế HIS, RIS và PACS được triển khai ứng dụng rộng
rãi và hiệu quả, xây dựng dựa trên tiêu chuẩn DICOM và HL7 nhằm hướng tới
thống nhất về trao đổi và xử lý thông tin dữ liệu giữa các cơ sở y tế phục vụ công
tác quản lý, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe Sau đây là một số khái niệm
về hệ thống, tiêu chuẩn CNTT y tế ứng dụng phổ biến trên thế giới cũng như tại
Việt Nam hiện nay
• HIS (Hospital Information System): Hệ thống thông tin bệnh viện là hệ
thông tin quản lý, điều hành công việc tại bệnh viện; với các chức năng
chính: quản lý bệnh nhân, bệnh án, dược, tài chính, trang thiết bị vật tư y tế,
nhân sự Ngày nay, HIS là công cụ tối ưu hóa hệ thống trong quản lý điều
hành; phục vụ nghiên cứu - đào tạo; thống kê, dự báo, dự phòng tại bệnh
viện
• EPR (Electronic Patient Record): Bệnh án điện tử là hệ thống phần mềm
dùng thay thế cho bệnh án giấy trong quản lý thông tin bệnh nhân, kết quả
chẩn đoán, xét nghiệm, liệu trình điều trị với nhiều ưu điểm trong tìm kiếm,
tra cứu, tổng hợp số liệu phục vụ điều trị và hỗ trợ nghiên cứu
Trang 12Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các hệ thống CNTT y tế tại bệnh viện hoạt động
dựa trên chuẩn hình ảnh DICOM và chuẩn trao đổi dữ liệu HL7
• RIS (RadiologyInformation System): Hệ thống thông tin chẩn đoán hình
ảnh có nhiệm vụ quản lý bệnh nhân tại khoa chẩn đoán hình ảnh RIS được tổ
chức gần giống HIS nhưng ở qui mô nhỏ hơn với các chức năng: quản lý danh
sách bệnh nhân, phòng khám, số liệu kết quả chụp chiếu và chẩn đoán, thao
tác với bệnh án, lưu trữ hình ảnh Thông tin dữ liệu của RIS gồm dạng Text
và dạng ảnh theo tiêu chuẩn DICOM (từ các thiết bị chiếu chụp: X-quang, cắt
lớp, siêu âm, cộng hưởng từ…)
• PACS (Picture Archiving and Communication System): Hệ thống thông
tin lưu trữ và truyền hình ảnh, có nhiệm vụ: quản lý, lưu trữ và truyền hình
ảnh từ những thiết bị như: siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ hạt
nhân với định dạng ảnh phổ biến nhất hiện naylà DICOM PACS khác RIS
là chỉ quan tâm đến quản lý lưu trữ và truyền hình ảnh mà không quan tâm đến
các dữ liệu dạng Text như: số lần chụp chiếu, bệnh án, liệu trình điều trị
• DICOM (Digital Imaging and Communication in Medicine): Tiêu chuẩn
ảnh và truyền thông trong y tế, được phát triển từ năm 1988 dựa trên chuẩn
ACR-NEMA; là qui chuẩn về định dạng và trao đổi ảnh y tế cùng các thông
tin liên quan, từ đó tạo ra một phương thức chung nhằm đáp ứng nhu cầu của
các nhà sản xuất cũng như người sử dụng trong kết nối, lưu trữ, trao đổi, in ấn
ảnh y tế Hiểu một cách đơn giản, tập tin ảnh DICOM ngoài dữ liệu hình ảnh
giống như các tiêu chuẩn JPG, BMP, GIF còn chứa thêm một số thông tin
dạng Text như: tên bệnh nhân, loại thiết bị chụp chiếu tạo ra hình ảnh…
• HL7 (Health Level Seven): Tên gọi HL7 bắt nguồn từ mô hình mạng truyền
thông OSI 7 lớp trong đó lớp 7 là lớp ứng dụng (Application Level) HL7 là
chuẩn dùng cho trao đổi dữ liệu dạng Text; chia sẻ, kết hợp, truyxuất các
thông tin y tế điện tử giữa các bệnh viện cũng như các cơ sở y tế Ra đời từ
năm 1987, trải qua nhiều phiên bản, cho đến nay HL7 ngày càng được hoàn
thiện và ứng dụng rộng rãi
Trang 13Hình 1.2: Quytrình tạo ra Profile tích hợp trong IHE
• IHE (Intergrating Healthcare Enterprise): được phát triển từ năm
1998, là giải pháp tích hợp các hệ thống, tiêu chuẩn giữa các tổ chức y tế
bằng cách đưa ra các quy trình thực hiện (Process) và cách thức giao dịch
(Transaction) IHE sử dụng các tiêu chuẩn DICOM và HL7, đưa ra các
“Profile” tích hợp (Intergration Profile), hướng dẫn các thông tin hoặc
quytrình làm việc dựa trên các tiêu chuẩn có sẵn như DICOM hoặc HL7
Tóm lại, IHE sẽ giúp loại bỏ sự không thống nhất, giảm chi phí, tạo ra khả
năng tương thích ở mức độ cao nhất
1.1.3 Vị trí, vai trò của công nghệ thông tin đối với y tế bệnh viện [2]
Thế giới luôn luôn phát triển không ngừng, luôn hướng tới những cái mới,
ngày càng tạo ra nhiều tri thức mới để phục vụ cho cuộc sống con người Tri thức
khoa học công nghệ là một tri thức khoa học mà sản phẩm của nó là các thành tựu
khoa học vô cùng quý giá
Việc tạo ra các tri thức khoa học công nghệ như là một bước đột phá của sự
phát triển trong xã hội loài người, nó thể hiện những gì tinh túy nhất của tri thức con
người Giờ đây khoa học công nghệ (KHCN) đã không thể thiếu trong cuộc sống
con người, nó đã đi sâu vào mọi mặt mọi lĩnh vực của cuộc sống trong xã hội Nhờ
có nó mà cuộc sống con người đã hoàn toàn thay đổi
Từ việc con người phải dùng tay tính toán các phép tính đơn giản thì ngày nay
có phát minh của máy vi tính mà việc tính toán hàng tỷ phép tính chỉ trong vài giây
đã trở nên hết sức đơn giản phục vụ cho các nghiên cứu và dự đoán Từ việc liên lạc
với nhau bằng những bức thư viết tay thì giờ đây nhờ có hệ thống Internet toàn cầu
thì con người có thể trực tiếp nói chuyện với nhau ở bất cứ nơi đâu trên trái đất
Trong các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…thì việc quản lý đã trở nên
dễ dàng hơn rất nhiều nhờ các phần mềm quản lý do con người tạo ra Cũng như
trong y học thì việc khám và chữa bệnh nhờ các kĩ thuật hiện đại đã thực sự không
thể thiếu, nhờ có nó mà một số căn bệnh trước đây y học phải bó tay mà giờ đây đã
trở nên hết sức dễ dàng…
Ta có thể thấy vai trò không thể thiếu của các tri thức khoa học công nghệ
Trang 14trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội hiện đại Với sự phát triển của các lĩnh vực
đó thì nó càng thể hiện rõ được vai trò của nó Tri thức khoa học, công nghệ luôn
khẳng định được vai trò chủ đạo của nó với sự phát triển đi lên của các lĩnh vực
trong xã hội hiện đại ngày nay Việc ứng dụng các thành tựu của khoa học vào mục
tiêu phát triển là một điều tất yếu không thể thiếu vì những gì mà KHCN đem lại là
hết sức to lớn, góp phần cho sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả
Cụ thể ta có thể thấy được hiệu quả của việc áp dụng Công nghệ thông tin
(CNTT) vào lĩnh vực y tế như thế nào Vai trò của CNTT với sự phát triển của
ngành Y tế là hết sức to lớn và cần thiết CNTT đã dần trở thành một yếu tố không
thể thiếu trong sự nghiệp phát triển ngành y tế của một quốc gia, nó nắm giữ một
vai trò chủ đạo
Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến
mọi mặt của đời sống xã hội Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng,
CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ là mũi nhọn cho quá trình cải
cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý mà còn “đỡ
đầu” cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao trong khám chữa
bệnh như chụp cắt lớp, mổ nội soi thăm khám cho bệnh nhân qua hệ thống điện
tử
Ta có thể thấy được những hiệu quả vô cùng to lớn mà Công nghệ thông tin
đem lại trong việc khám chữa bệnh ở các bệnh viện: “Hơn ba năm trước, khoa khám
chữa bệnh theo yêu cầu, bệnh viện Bạch Mai, một trong những đơn vị tiên phong
của bệnh viện đã áp dụng thử nghiệm đưa thẻ khám chữa bệnh điện tử nhỏ gọn như
thẻ ATM với rất nhiều tiện ích cho bệnh nhân Theo đó chỉ cần sở hữu một thẻ
khám chữa bệnh điện tử mua thẻ tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu, bệnh nhân
sẽ có mã số, mã vạch và mật khẩu để truy cập trang web của bệnh viện Bạch Mai
bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn là có đường truyền Internet
Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT đã thấy rõ, bởi thẻ khám chữa bệnh điện tử
giống như một bệnh án điện tử, mỗi lần đi khám chữa bệnh, bệnh nhân không phải
mang nhiều giấy tờ, hồ sơ bệnh án và chờ đợi làm các thủ tục xét nghiệm, thăm
khám lại mà bác sĩ điều trị vẫn có thể xác định tương đối chính xác phác đồ điều trị
bởi mọi thông tin như tiền sử bệnh, triệu chứng, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc, các
chất chống chỉ định cũng như tất cả thông tin liên quan qua các lần khám chữa
bệnh, điều trị đã được lưu giữ tại hệ thống máy tính của bệnh viện Việc này vừa
tạo ra rất nhiều thuận lợi cho người bệnh vừa góp phần nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh và đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục hành chính của khoa
Việc áp dụng CNTT vào việc khám bệnh đã làm giảm thời gian khám bệnh,
giúp cho bệnh nhân không phải chờ đợi lâu so với trước kia, vì vậy đã giúp ích rất
tốt cho công tác khám chữa bệnh ngày nay: “Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, thời gian
chờ khám khi chưa ứng dụng CNTT trung bình khoảng 30 phút, đến nay đã giảm
hơn nửa, thời gian chờ mua thuốc trước là 45 phút nay còn khoảng 10 phút, thời
Trang 15gian làm thủ tục xuất viện trước từ 2-4 giờ, nay chỉ còn 15 phút
Việc kê đơn thuốc trước đây nhiều người kêu ca về chữ bác sĩ xấu, khó đọc
nay nhờ áp dụng CNTT, đơn thuốc được in trên giấy không chỉ dễ đọc, lãnh đạo
bệnh viện lại dễ dàng quản lý việc kê đơn đã làm giảm đáng kể tình trạng các đơn
thuốc chưa hợp lý cho người bệnh.” “Với bệnh viện Gang thép Thái Nguyên, 100%
bệnh nhân đã được quản lý trên mạng của BV với mã số riêng giúp cho việc tra cứu
các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước rất nhanh
chóng trong thời gian khoảng 1 phút thaycho việc phải chờ đợi các thủ tục hành
chính để rút các hồ sơ bệnh án như trước (kéo dài gần 1 ngày);
Việc ứng dụng CNTT cũng đã giúp phòng chức năng kiểm tra được các thất
thu về tài chính, làm giảm tỷ lệ thất thu trong toàn bệnh viện từ trung bình >10 triệu
đồng/tháng xuống còn < 1 triệu đồng/ tháng và làm giảm 2/3 thời gian giải quyết
thủ tục hành chính tạo điều kiện cho cho các thầy thuốc có thêm thời gian chăm sóc
bệnh nhân”
Trong công cuộc đổi mới của đất nước hơn 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Chính phủ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân và sự phấn đấu vượt lên trên mọi gian khó của đội ngũ cán bộ
khoa học, các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên trong
ngành, Ngành Y tế Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các
lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ con người Việt
Nam đã đạt đựơc mục tiêu đề ra Trong đó, khoa học và kỹ thuật công nghệ đã đóng
góp vai trò quan trọng giải quyết những vấn đề thiết thực, cấp bách về y tế và y học,
góp phần to lớn nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân Khoa học, công nghệ thực sự là động lực phát triển y tế và y học
Việt Nam
Không chỉ vậy, việc áp dụng CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói
chung đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn cho nền y học của Việt Nam
Khoa học, công nghệ đã góp phần tích cực để khống chế, đẩy lùi và từng bước
thanh toán một số dịch bệnh nguy hiểm ở Việt Nam trong 10 năm cuối thể kỷ XX,
giảm tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh như: sốt rét, tiêu chảy, nhiễm khuẩn cấp tính
đường hô hấp ở trẻ em, khống chế không để xảy ra các dịch bệnh lớn ngay cả trong
và sau thiên tai bão lụt lớn Ví dụ như, về dịch sốt rét năm 2008 so với năm 1995 đã
giảm chết hơn 96,8% và giảm mắc bệnh hơn 73,1% và duy trì kết quả bền vững đến
nay
Trong lĩnh vực khám chữa bệnh: “Ứng dụng nhiều kỹ thuật mới hiện đại đã
thiết thực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Các kỹ thuật hiện đại về chẩn đoán
hình ảnh đã được áp dụng tại các trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Huế góp phần phát hiện chính xác một số căn bệnh mà trước kia chưa
chẩn đoán được Các kỹ thuật điều trị hiện đại như phẫu thuật nội soi, tán sỏi, ghép
thận, ghép tuỷ, thay chỏm xương đùi, hồi sức cấp cứu, phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh
Trang 16ngoài bao (phương pháp Phaco), các kỹ thuật vi phẫu tạo hình, công nghệ cao về
nha khoa, ứng dụng công nghệ laser vào y học, ứng dụng máy gia tốc trong điều trị
ung thư, về sản khoa, đã thành công thụ tinh trong ống nghiệm
Đặc biệt, trong chuyên ngành Tim mạch đã tiếp thu, ứng dụng thành công
nhiều kỹ thuật tiên tiến Đó là các kỹ thuật không xâm hiện đại như Siêu âm
Doppler màu, siêu âm ba chiều, siêu âm trong thực quản Ngành tim mạch Việt
Nam đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật tim mạch can thiệp như mổ tim hở,
thayvan tim, chụp buồng tim, nong động mạch vành, bắc cầu nối động mạch vành,
nong van 2 lá bằng bóng Inoue, ghi điện sinh lý trong buồng tim và triệt bỏ các cầu
nối phụ để điều trị loạn nhịp tim”
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp các bệnh viện quản lý và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực, thống thất thu viện phí, công khai minh bạch tài chính bệnh
nhân, giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn
Chẩn đoán hình ảnh đã góp phần quan trọng nâng cao tính chính xác, kịp thời
và hiệu quả cao trong chẩn đoán bệnh Như dựa trên hình ảnh siêu âm, người
thầythuốc có thể đo được tương đối chính xác kích thước các tạng đặc trong ổ bụng
(gan, lách, thận, tuỵ, ) và phát hiện các khối bất thường nếu có Từ hình ảnh siêu
âm tim có thể xác định cấu trúc, kích thước các buồng tim, van tim và các mạch
máu lớn Trong sản khoa, siêu âm giúp xác định và theo dõi sự phát triển của thai
nhi trong bụng mẹ; hình ảnh CT Scanner giúp thầy thuốc xác định được một số
bệnh lý ở sọ não, đặc biệt là xác định máu tụ nội sọ, khối u não; chụp cộng hưởng
từ hạt nhân xác định chính xác hơn các hình thái và các khối bất thường trong cơ
thể (nếu có)
Các thiết bị và máy y tế về chẩn đoán hình ảnh ngày càng ứng dụng nhiều hơn
về công nghệ thông tin, các phần mềm cho các máy y tế ngày càng được nâng cấp,
nhất là khi kỹ thuật số ra đời và phát triển đã ghi nhận và phân tích tín hiệu rất tốt,
cho hình ảnh sâu hơn, chất lượng ảnh tốt hơn
Hơn nữa việc giao diện giữa các thiết bị và máy y tế kỹ thuật cao với hệ thống
máy tính dùng trong quản lý tại bệnh viện và giữa các bệnh viện với nhau ngàymột
nhiều, nên các giao thức truyền ảnh trên mạng được dưa ra (có một chuẩn chung
thống nhất, chất lượng ảnh đủ để chẩn đoán, giảm nhẹ gánh nặng đường truyền), tạo
nên phòng “hội chẩn ảo" giữa các chuyên gia y tế ở xa nhau
Trong X - quang việc ứng dụng CNTT cũng đã góp phần hiệu quả hơn rất
nhiều Việc trợ giúp chẩn đoán, lưu trữ tư liệu và nghiên cứu hình ảnh X quang là
một trong những ứng dụng tin học phổ biến nhất trong các mạng PACS và
Telemedicine Việc chuyển tín hiệu từ máy chụp X quang lên phòng mổ Chấn
thương chỉnh hình đã được nhiều nước áp dụng phổ biến, ở Việt Nam một số cơ sở
đã áp dụng phương pháp này, việc ứng dụng này đã cung cấp cho phẫu thuật viên
trong khi mổ có hình ảnh trực tiếp giúp cho việc mổ được tiến hành hiệu quả hơn,
tốt hơn
Trang 17Có thể nói Việc ứng dụng CNTT trong các thiết bị và máy y tế với các phần
mềm chuyên dụng đã tạo ra bước phát triển đột phá trong việc ghi hình ảnh có chất
lượng cao các cơ quan bị bệnh của cơ thể con người, giúp cho các chuyên gia y tế
chẩn đoán bệnh khách quan hơn, nhanh chóng hơn và chính xác hơn nhiều
Với việc lưu trữ và truyền ảnh giữa các khoa, phòng trong bệnh viện và giữa
các bệnh viện với nhau đã tạo ra phòng "Hội chẩn ảo", góp phần quan trọng vào
việc sử dụng trí tuệ tập thể, đặc biệt là trí tuệ của các chuyên gia y tế giỏi, chuyên
gia đầu ngành trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho mọi người bệnh ở nhiều vùng
đất nước khác nhau, thậm chí giữa các nước khác nhau trên thế giới
Vì vậy tại hội nghị về ứng dụng CNTT trong ngành y tế được tổ chức vào cuối
tháng 2/2009, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Quốc Triệu đã yêu cầu: “Với
nhận thức sâu sắc vai trò của CNTT đối với công tác y tế hiện đại, ngành y tế cần
phải đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công cụ này vừa để nâng cao chất lượng
công tác quản lý điều hành và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí việc ứng dụng
CNTT cần được xem là một trong những ưu tiên để đầu tư phát triển
Ngành y tế cần nâng cao nhận thức cho cán bộ y tế từ TƯ đến địa phương về
vai trò sự cấp thiết của việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT y tế, đảm bảo môi trường pháp lý,
ứng dụng hết sức linh hoạt và thuận lợi để CNTT thực sự trở thành một công cụ hết
sức hữu ích và tiện dụng trong công tác y tế Đảm bảo nguồn đầu tư tài chính xứng
đáng cho CNTT.”
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA
BỆNH VIỆN
1.2.1 Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên
môn của bệnh viện
CNTT được ứng dụng trong mọi hoạt động do khả năng xử lý thông tin tự
động, nhanh chóng và chính xác Việc ứng dụng CNTT cho phép nâng cao hiệu quả
trong quản lý CNTT được ứng dụng vào bệnh viện trên rất nhiều các lĩnh vực, khía
cạnh như: khám, điều trị ngoại trú, nội trú, quản lý, thống kê, cận lâm sàng
Đặc biệt là trong quản lý, ứng dụng nổi bật nhất là việc hình thành các hệ
thống thông tin Hệ thống thông tin là tập hợp những con người, các thiết bị phần
cứng, dữ liệu … cùng thực hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền đạt
thông tin trong một tập các ràng buộc gọi là môi trường
Hệ thống thông tin được chia làm hai loại là hệ thống thông tin tác nghiệp và
hệ thống thông tin quản lý
1.2.1.1 Hệ thống thông tin tác nghiệp:
Hệ thống thông tin tác nghiệp (OIS – Operations Information Systems) gắn
liền với việc xử lý các hoạt động tác nghiệp của một chức năng nghiệp vụ xác định
Nó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động có tính thường xuyên trong một đơn vị
Trang 18Hệ thống thông tin tác nghiệp chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động giao dịch,
công việc điều khiển các quá trình hoặc các hệ thống tự động hóa văn phòng Hệ
thống xử lý tác nghiệp có các đực trưng sau: Khối lượng công việc giao dịch nhiều,
các quy trình để xử lý giao dịch là rõ ràng, chặt chẽ, có thể mô tả một cách chi tiết,
ít có trường hợp ngoại lệ
Hoạt động văn phòng tin học hóa (OAS Office Automation Systems) là một ví
dụ tiêu biểu về hệ thống xử lý tác nghiệp Ở đây máy tính được sử dụng để thực
hiện các chức năng của hoạt động văn phòng như:
- Xử lý văn bản: Người quản lý sử dụng các phần mềm soạn thảo, xử lý văn
bản để biên soạn, in ấn các tài liệu văn bản như thư từ, công văn, báo cáo, bảng
biểu Đó là ứng dụng phổ biến nhất của tin học văn phòng
- Bảng tính điện tử: Sử dụng các bảng tính điện tử để lập các bảng biểu thống
kê, tính toán và quản trị cơ sở dữ liệu Các dữ liệu được thể hiện không chỉ trong
các bản dữ liệu dạng biểu đồ, bảng biểu liên quan đến dữ liệu đó
1.2.1.2 Hệ thống thông tin quản lý:
Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Information Systems) có mục
đích cung cấp thông tin trợ giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý trong việc ra
quyết định và quản lý công việc trong tổ chức, cung cấp thông tin và hỗ trợ cho
việc ra quyết định ở tất cả các cấp độ quản lý, từ quản lý chiến lược, quản lý chiến
thuật đến quản lý tác nghiệp Hệ thống thông tin quản lý bao gồm các cơ sở dữ liệu,
các luồng thông tin và được quy định chức năng để thực hiện mục tiêu chung
Hệ thống này hỗ trợ nhiều chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ,
thích ứng được với thay đổi quy trình xử lý thông tin, cung cấp đầy đủ thông tin để
các nhà quản lý sử dụng trong quá trình ra quyết định và điều hành hoạt động của
đơn vị
So với hệ thống thông tin tác nghiệp, hệ thống thông tin quản lý mềm dẻo hơn,
có nhiều chức năng xử lý dữ liệu hơn Có hai loại hệ thống thông tin quản lý sau:
Hệ thống thông tin tổng hợp thông báo (IRS Information Reporting Systems)
là dạng chung nhất của hệ thống thông tin quản lý, nó cung cấp cho nhà quản lý các
sản phẩm thông tin hỗ trợ việc ra quyết định hàng ngày của họ Các hệ thống thông
tin này tìm các thông tin về hoạt động nội bộ từ các cơ sở dữ liệu được cập nhật bởi
hệ thống xử lý các hoạt động giao dịch Chúng cũng có thể nhận dữ liệu về môi
trường xung quanh từ các nguồn bên ngoài
Hệ thống phải cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin theo yêu cầu,
những thông tin mang tính định kỳ hoặc theo một danh mục đã xác định từ trước
Ngoài ra còn cung cấp những thông tin đặc biệt mang tính ngoại lệ, những bản báo
cáo theo yêu cầu và những câu trả lời tức thì cho những câu hỏi Ví dụ: Ban giám
đốc có thể nhận được câu trả lời tức thì về số lượng bệnh nhân đến khám tại một
phòng khám nào đó
Các chương trình ứng dụng và các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu của IRS sẽ
Trang 19cho phép nhà quản lý tiếp cận tới các cơ sở dữ liệu hợp thành của tổ chức và cả
những cơ sở dữ liệu bên ngoài khi cần thiết
Hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định (DSS Decision Support Systems): Hệ
thống này thường được xây dựng trên hệ thống thông tin tác nghiệp và hệ thống
thông tin thông báo tồn tại trong tổ chức Hệ thống này cung cấp cho các nhà quản
lý các mô hình phân tích để mô phỏng các vấn đề thực tiễn, cách tìm kiếm dữ liệu,
các khả năng biểu diễn thông tin và thường nhấn mạnh về kiết xuất thông tin bằng
hình ảnh DSS không tự làm quyết định cụ thể giúp con người trong công tác quản
lý mà chỉ hỗ trợ việc tính toán các phương án để nhà quản lý lựa chọn và đưa ra
quyết định cuối cùng
1.2.2 Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động khám
chữa bệnh của bệnh viện
1.2.2.1 Lợi ích đối với lãnh đạo bệnh viện [7]
Giám sát hoạt động bệnh viện một cách toàn diện: Ngay tại bàn làm việc,
theo thời gian thực Không cần chờ báo cáo từ cấp dưới Dữ liệu được lưu dưới
dạng số hóa, truyền qua mạng, đến ngay bàn làm việc của giám đốc Dễ dàng thống
kê Số liệu báo cáo tuyệt đối chính xác Số liệu được hiển thị dưới dạng biểu đồ
Giám sát hoạt động bệnh viện từ xa: Với hệ thống Internet Ban giám đốc có
thể truy cập vào máy chủ bệnh viện để kiểm tra số liệu tất cả mọi mặt hoạt động của
bệnh viện: nhân sự, tài chính, lâm sàng… theo thời gian thực
Minh bạch thông tin tài chính trong bệnh viện: Các thông tin tài chính và
thuốc được nhập liệu chính xác và quản lý theo quy trình, loại bỏ hoàn toàn các sai
sót do vô tình hay cố ý trong bệnh viện Chống thất thoát viện phí và thuốc men
Tiết kiệm giấy tờ, phim ảnh: Các thông tin nội bộ có thể truyền qua hệ thống
mạng, xóa bỏ hình thức thông tin trên giấy Phim ảnh X - quang hay các hình ảnh y
khoa lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số, dễ dàng nhân bản và chia sẻ
Y học thực chứng, chứng cứ pháp lý: Các thông tin dù nhỏ cũng được lưu
trữ giúp làm bằng chứng khoa học và pháp lý Lãnh đạo bệnh viện có thể truy
nguyên sai sót khi có sự cố xảy ra
Báo cáo lên cấp trên (Bộ y tế, Sở y tế, Bảo hiểm y tế): Các số liệu chuyên
môn được thống kê ngay tức thì và chuyển qua mạng Internet có thể giúp nhà quản
lý tế như Bộ y tế, Sở y tế có ngay số liệu phục vụ cho quản lý cộng đồng và quản lý
dịch bệnh Các mẫu báo cáo thống kê được thiết kế sẵn theo chuẩn của các cơ quan
quản lý Cập nhật nhanh chóng thay đổi của BHYT
1.2.2.2 Lợi ích đối với bác sĩ, y tá, nhân viên y tế
Tiết giảm thời gian làm việc: Do tất cả các công việc liên quan đến dữ liệu
được lập trình, các thao tác phức tạp trước đây được đơn giản hóa
Kế thừa thông tin: các đơn vị chức năng không cần phải nhập liệu lại những
dữ liệu đã được người khác nhập rồi Ví dụ tên bệnh nhân, đơn thuốc bác sĩ…
Hội chẩn online: các bác sĩ cùng làm việc trên hệ thống và thấy được dữ liệu
Trang 20của nhau, cùng phát hiện sai sót và cùng đối chiếu công việc của nhau
Chẩn đoán từ xa: các thông tin bệnh nhân dưới dạng kỹ thuật số có thể gửi
lên mạng Ineternet hoặc email để cùng hội chẩn từ xa
Giảm thiểu sai lầm y khoa: các thông tin giúp trí nhớ như bài giảng y khoa,
thông tin thuốc, xét nghiệm được cung cấp cho bác sĩ ngay khi bác sĩ cần Các hệ
thống hỗ trợ chẩn đoán, hỗ trợ điều trị được lập trình sẵn giúp tránh sai sót Các đơn
thuốc được in ấn rõ ràng, tránh nhầm lẫn khi dùng thuốc
Hệ thống thông tin nội bộ: các bác sĩ có thể trao đổi thông tin chuyên môn
qua các forum nội bộ Hệ thống nàycó thể dùng làm hội chẩn và đào tạo liên tục
(CME) Giám đốc có thể gửi ngay thông điệp mỗi ngày đến toàn thể nhân viên,
những thông tin này lập tức xuất hiện ngay trên màn hình làm việc của nhân viên
Nghiên cứu khoa học: những dữ liệu bệnh án được lưu trữ và dễ dàng trích
xuất, thống kê một cách nhanh chóng và chính xác giúp bác sĩ, nhân viên y tế, y tá
trong công tác nghiên cứu khoa học
1.2.2.3 Lợi ích đối với bệnh nhân
Tiết giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân: các thông tin hành chính bệnh
nhân được lưu trữ trên thẻ bệnh nhân và trên máy chủ Có thể dùng lại qua thời
gian Các thông tin thường xuyên không cần lập lại Với số lượng bệnh nhân đông,
việc tiết giảm thời gian sẽ rất đáng kể Có thể lập nhiều trạm thu phí ở nhiều chỗ
khác nhau giúp thuận tiện cho bệnh nhân nộp phí
Không cần mang theo hồ sơ: Tài liệu bệnh nhân được lưu trữ trong hệ thống
mạng, sắp xếp theo mã số bệnh nhân Khi bệnh nhân đến khám tất cả tài liệu của
bệnh nhân được thể hiện đầy đủ trên màn hình Đây là điều quan trọng đối với bệnh
nhân có bệnh mạn tính
Sao chép hồ sơ: bệnh nhân có thể yêu cầu sao chép toàn bộ hồ sơ một cách
nhanh chóng dưới dạng kỹ thuật số hoặc bảng in mà không làm mất hồ sơ gốc tại
bệnh viện
Tài liệu y khoa rõ ràng: Bệnh nhân nhận được các tài liệu in dưới dạng vi
tính, đẹp mắt, rõ ràng, tránh nhầm lẫn nguy hiểm do chữ viết tay không rõ ràng
Dịch vụ an toàn: Bệnh nhân nhận được dịch vụ khám và điều trị an toàn nhờ
hệ thống hỗ trợ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị Hệ thống không chỉ là nơi lưu trữ
thông tin mà còn là phương tiện nhắc nhở bác sĩ đối với những sai sót thường ngày
như trùng tên thuốc, chống chỉ định thuốc
Truy cập Internet để sao lục thông tin sức khỏe của mình Những tài liệu y
khoa như xét nghiệm, nội soi, đơn thuốc… được lưu trữ trong website của bệnh
viện trong những thư mục riêng giúp bệnh nhân có thể truy cập bất cứ lúc nào, bất
cứ nơi đâu Bệnh nhân có hẳn một bộ bệnh án đầy đủ, tích lũy từ nhiều lần khám
bệnh, giúp xem xét lại toàn bộ lịch sử bệnh tật của mình
Hóa đơn tài chính minh bạch: Bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi nhận hóa
đơn minh bạch từ hệ thống máy vi tính
Trang 211.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH
1.3.1 Về thực trạng
CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với
một số ngành nghề công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu xắc đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại [8]
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải
phóng vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới,
phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh,
hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt
đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [9]
Tuy nhiên, công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình trạng lạc
hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và
khu vực Việc ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu hội nhập của khu vực và quốc tế, vai trò động
lực và tiềm năng to lớn của CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ
Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số
lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ, viễn thông và Internet
chưa được thuận lợi, chưa đáp ứng hết yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước
cho ứng dụng và phát triển CNTT Đầu tư cho CNTT chưa đủ mức cần thiết, quản
lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng CNTT ở một
số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn lãng phí
Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 13.600 cơ sở y tế, trong đó gồm
1.263 bệnh viện, 1.0916 trung tâm y tế dự phòng, 11.104 trạm y tế xã Con số này
tiếp tục tăng lên [12]
Theo báo cáo mới nhất của Viện Công nghệ thông tin – Bộ Y tế về tình hình
ứng dụng CNTT, công tác tin học quản lý bệnh viện trong thời gian qua đã đạt được
một số tiến bộ đáng kể:
Một số bệnh viện có tiềm năng về tài chính và công nghệ thông tin đã vươn
lên bằng nội lực của chính mình xây dựng hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện
đồng bộ và ứng dụng thành công tin học hóa quản lý bệnh viện (bệnh viện Bạch
Mai, bệnh viện Phụ sản Hà Nội; bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bưu Điện Hà
Nội …) Đây là những mô hình tốt cho các bệnh viện khác học tập và là bằng chứng
vô cùng thuyết phục về hiệu quả của ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện trong
việc nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh
Qua thực tế tại các bệnh viện này cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin
tổng thể đã giúp các nhà quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh
viện, chống thất thu viện phí, công khai minh bạch tài chính bệnh nhân, giúp kiểm
soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn, đảm bảo tính tra cứu thuận tiện, lưu trữ lâu dài
Trang 22và vẹn toàn của thông tin rút ngắn thời gian thống kê báo cáo …
Bên cạnh việc ứng dụng thành công về tin học trong quản lý, rất nhiều bệnh
viện đã xây dựng được website riêng với nhiều nội dung chuyên môn phong phú
hấp dẫn (bệnh viện Bạch Mai , bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Nhi TW; bệnh viện
Chợ Rẫy…), đưa phạm vi chăm sóc sức khỏe vượt ra ngoài bệnh viện, đưa các dịch
vụ Y tế Khám chữa bệnh đến gần với người dân hơn
Tuy vậy trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Bệnh viện ở
Việt Nam còn thấp so với nhiều ngành khoa học khác và còn kém xa các nước trung
bình tiên tiến trong khu vực Theo số liệu báo cáo của các bệnh viện trên toàn quốc,
đa số ứng dụng công nghệ thông tin ở các Bệnh viện ở Việt Nam hiện nay mới chỉ
dừng lại ở việc khai thác công việc văn phòng, thống kê, báo cáo
Một số bệnh viện ứng dụng công nghệ thông tin quản lý bệnh viện nhưng chỉ
mới thực hiện được từng phần riêng lẻ như là quản lý nhân sự, viện phí, quản lý kho
dược, bệnh nhân ra vào viện,… Chỉ có một số ít bệnh viện triển khai quản lý đồng
bộ tới người bệnh trong toàn bộ quá trình điều trị
Thực trạng phát triển phần mềm quản lý bệnh viện đã được nhắc đến nhiều
trong các hội nghị CNTT của ngành như còn manh mún, mang tính tự phát và chưa
hiện đại
Theo số liệu của Vụ điều trị, năm 2011 cả nước có gần 1300 bệnh viện công
lập nhưng mới chỉ có khoảng 5% có phần mềm ứng dụng tin học QLBV tương đối
tổng thể, nhưng do hàng chục nhà cung cấp phần mềm khác nhau Các phần mềm
được viết trên nhiều ngôn ngữ và hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, theo các yêu
cầu riêng của từng bệnh viện và không kết nối được với nhau
Tại một số bệnh viện, thông tin của một bệnh nhân BHYT phải nhập lại 3 lần
trên 3 phần mềm khác nhau (phần mềm quản lý bệnh viện; phần mềm thanh toán
BHYT; phần mềm quản lý báo cáo thống kê) gây phiền hà cho bệnh nhân phải chờ
đợi và gây lãng phí nhân lực nhập số liệu của bệnh viện
Hệ thống máy vi tính dùng trong các bệnh viện lại không đồng bộ do mua ở
nhiều thời gian khác nhau với nhiều cấu hình khác nhau, một số đơn vị có nối mạng
toàn bệnh viện nhưng hệ thống mạng quá cũ, tư vấn thiết kế không tốt dẫn đến hạn
chế việc triển khai chất lượng các phần mềm bệnh viện
Kiến thức về tin học của đại đa số cán bộ trong bệnh viện còn hạn chế chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ thông tin trong bệnh viện, mặc dù yêu cầu
phải có trình độ tin học cơ bản từ lâu đã trở thành một tiêu chí tuyển dụng bắt buộc
Một số bệnh viện đã có chuyên gia tin học, song chưa có chế độ đãi ngộ thích
hợp nên chưa khuyến khích được việc phát triển các ứng dụng tin học phục vụ cho
quản lý, đa số vẫn chỉ làm công tác quản trị mạng đơn thuần
Một tồn tại lớn nhất là không ít các Giám đốc bệnh viện nhận thức chưa đầyđủ
về phát triển công nghệ thông tin trong bệnh viện nên chưa đầu tư ngang tầm với
yêu cầu phát triển
Trang 23Trước thực trạng nhu cầu phát triển công nghệ thông tin trong bệnh viện là
một yêu cầu hết sức cấp bách hiện nay Việc nhìn nhận đánh giá thẳng thắn những
tồn tại trong công tác tin học hóa quản lý bệnh viện sẽ giúp chúng ta định hướng tốt
cho giai đoạn phát triển sắp tới [13]
1.3.2 Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động khám chữa
bệnh viện [14]
Ứng dụng CNTT trong hoạt động chăm sóc, khám chữa bệnh đang là một xu
thế tất yếu của ngành y tế Nhiều bệnh viện đã có một mô hình hoạt động khoa học,
hiệu quả hơn khi triển khai phần mềm công nghệ hợp lý, phù hợp với đặc điểm,
năng lực đơn vị
* Trong công tác cải cách thủ tục hành chính:
Không chỉ tiện lợi ở vòng xếp hàng chờ khám, ở mỗi công đoạn tiếp sau khám
bệnh, việc ứng dụng CNTT cũng thể hiện những sự tiện lợi thực sự Khi phần
mềm đã nhận thông tin số bấm thì tự động nhảy sang số khác Nhờ phần mềm,
thông tin dữ liệu cập nhật của mỗi số thứ tự tương đương với một bệnh nhân được
phân phối đều vào các quầy đón tiếp trong bệnh viện Từ đó lại tiếp tục được phân
loại đi các phòng khám, xét nghiệm tuỳ từng nhu cầu khác nhau của bệnh nhân
* Trong công tác quản lý bệnh viện:
Với bệnh viện, mọi công tác kiểm tra dữ liệu của người bệnh từ việc khám
bằng thẻ bảo hiểm hay không có thẻ bảo hiểm, thậm chí việc kiểm tra thẻ còn hạn
dùng hay không cũng được phần mềm thực hiện chứ không phải cần tới nhân công
Mọi dữ liệu về một bệnh nhân cần phải có khi khám chữa bệnh được cập nhật và
phần mềm sẽ tự phân loại bệnh nhân nội trú, ngoại trú, có bảo hiểm hay không có
bảo hiểm, khám bệnh gì thì vào phòng nào, khoa nào…
Còn bệnh nhân, sau khi xếp theo số thứ tự, khai báo thông tin, nhu cầu khám,
chữa bệnh với nhân viên tiếp đón, chỉ cần nhìn lên màn hình vi tính được trang bị
ngay phòng chờ là người bệnh có thể biết mình đang xếp thứ tự bao nhiêu tại phòng
khám đó và khi nào đến lượt
Hệ thống quản trị bệnh viện thường được xây dựng để đảm nhận thực hiện các
quy trình nghiệp vụ trong bệnh viện bao gồm nhiều lĩnh vực nghiệp vụ: Quản lý
bệnh nhân, nhân sự, tài chính, dược Hệ thống ở bệnh viện được thiết kế với định
hướng lấy công tác khám và điều trị bệnh nhân làm trung tâm
Việc áp dụng CNTT trong bệnh viện được đánh giá là rất cần thiết, bắt buộc
người sử dụng khi làm bất cứ việc gì đều phải nhập vào máy, kể cả một đôi găng,
bông băng, một viên thuốc nhập, xuất khỏi kho Hệ thống sẽ lưu giữ toàn bộ quá
trình điều trị, chi phí của bệnh nhân để bệnh viện có thể dễ dàng quản lý
Sử dụng phần mềm, công tác khám chữa bệnh được tối ưu hoá rất nhiều
khâu, từ việc quản lý và điều hành về công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu đến
những dự báo về dịch bệnh… Phần mềm cũng giúp quản lý bệnh nhân tức thời;
quản lý viện phí đến từng bệnh nhân Từng viên thuốc đến mỗi bệnh nhân cũng
Trang 24được quản lý khoa học, tránh nhầm lẫn, sai sót
Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT ở Việt Nam trong hoạt động khám chữa
bệnh những năm qua đã có khởi sắc Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như:
nguồn kinh phí thường xuyên cho CNTT y tế thấp, thiếu kinh phí đầu tư ban đầu
cho hạ tầng CNTT tại các cơ sở khám, chữa bệnh …
1.4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH VIỆN
1.4.1 Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh:
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh gồm hai thành phần: chất lượng chuyên
môn, kỹ thuật (phần cứng của chất lượng) và chất lượng chức năng (Phần mềm của
chất lượng)
Chất lượng chuyên môn, kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chẩn đoán và
điều trị bệnh Chất lượng chuyên môn kỹ thuật được thể hiện qua các tiêu chỉ tiêu
đo lường cụ thể như số lần khám, số lần chụp X – quang, số lần nội soi … Do vậy
chất lượng chuyên môn kỹ thuật có thể lượng hóa được và là căn cứ quan trọng để
đánh giá chất lượng của dịch vụ khám chữa bệnh viện
Chất lượng chức năng chính là cách thức mà chất lượng chuyên môn, kỹ thuật
được mang đến cho khách hàng như thế nào Các yếu tố chất lượng chức năng khó
có thể định lượng một cách khách quan mang tính chủ quan
Chất lượng chức năng do khách hàng cảm nhận và đánh giá tùy thuộc vào
mong đợi và nhu cầu của khách hàng Do đó, cùng một chất lượng dịch vụ như
nhau nhưng các khách hàng khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau, thậm chí
cùng một khách hàng nhưng ở các thời điểm khác nhau, người ta cũng có những
cảm nhận khác nhau Chất lượng chức năng cũng phụ thuộc nhiều vào người cung
cấp dịch vụ và các yếu tố ngoại vi như môi trường, cơ sở vật chất bệnh viện, thái
độ của nhân viên y tế
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của
người bệnh Nếu một dịch vụ khám chữa bệnh vì lý do nào đó không được nhu cầu
chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù nó được thực hiện bởi các
thiết bị y tế hiện đại, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao Đây là một kết luận then
chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lượng nâng cao
chất lượng dịch vụ y tế của mình
1.4.2 Đánh giá kết quả ứng dụng CNTT thông qua chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh
1.4.2.1 Thông qua phân tích kết quả dịch vụ khám chữa bệnh [15]
Đánh giá kết quả ứng dụng CNTT thông qua chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh: thông qua kết quả đạt được của hoạt động khám chữa bệnh là một công việc
định kỳ Nó giúp cho bệnh viện nhanh chóng phát hiện ra các sai sót để kịp thời
điều chỉnh thay đổi các yếu tố liên quan đến khám chữa bệnh của mình, đồng thời
có thể xây dựng các chuẩn hóa các tiêu chuẩn trong việc đánh giá kết quả
Trang 251.4.2.2 Thông qua phỏng vấn ý kiến các chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo sẽ đưa ra những dự đoán
khách quan về tương lai phát triển của một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặc
sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá của chuyên gia
Đối với bệnh viện, phương pháp này giúp cho bệnh viện xác định được
phương hướng phát triển và cải tiến chất lượng cho tương lai
1.4.2.3 Thông qua thăm dò ý kiến người bệnh
Đối với bệnh viện, đánh giá của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ khám
chữa bệnh là hết sức quan trọng Thông qua việc điều tra khảo sát hoặc nhận đóng
góp ý kiến của người bệnh thông qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, bệnh viện sẽ
nắm được mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ của mình, đồng thời có thể có cơ
sở nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của mình
Từ đánh giá kết quả thực trạng ứng dụng CNTT thông qua dịch vụ khám chữa
bệnh của bệnh viện đặt ra vấn đề trong thời gian tới, bệnh viện Bạch Mai cần kịp
thời thực hiện các nhiệm vụ:
(1) Nghiên cứu thị trường về ứng dụng công nghệ thông tin ở các bệnh viện
tiên tiến, khu vực phía Bắc và xây dựng điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin của
bệnh viện Bạch Mai
(2) Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám
chữa bệnh viện Bạch Mai từ năm 2011 – 2016 và giai đoạn tiếp theo
(3) Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Khám
chữa bệnh viện Bạch Mai
Đâylà nhiệm vụ có tính thời sự cần được áp dụng tại bệnh viện Bạch Mai giai
đoạn đến năm 2016 và giai đoạn tiếp theo
1.5 TÓM TẮT CHƯƠNG I VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG II
Trong chương 1 đã trình bày các vấn đề về cơ sở lý thuyết về CNTT, CNTT
trong y tế, đồng thời trình bày được các ứng dụng và lợi ích của CNTT trong hoạt
động Khám chữa bệnh Đặc biệt trong chương này chúng tôi đã trình bày vai trò
quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động hám chữa bệnh cùng với lợi ích
mà CNTT đem lại đối với Lãnh đạo bệnh viện, nhân viên y tế và bệnh nhân
Phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động khám chữa bệnh là đòi hỏi bức
bách nhằm tăng khả năng đấp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày một cao của
người dân Chúng tôi đã đã lựa chọn và vận dụng nghiên cứu thị trường, xây dựng
lộ trình và dịch vụ hỗ trợ ứng dụng CNTT để làm cơ sở đánh giá thực trạng từ đó
đưa ra những ứng dụng phù hợp
Dựa vào cơ sở lý thuyết của chương 1, nhiệm vụ chương 2 là phân tích thực
trạng và đánh giá điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động khám chữa bệnh viện
Bạch Mai với các nội dung như sau:
(1) Phân tích đánh giá về nhu cầu công nghệ thông tin trong hoạt động khám
chữa bệnh và nhu cầu hoạt động công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa
Trang 26bệnh viện Bạch Mai
(2) Phân tích đánh giá thực trạng về nghiên cứu thị trường và điều kiện ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện Bạch Mai
từ năm 2011 – 2016
(3) Phân tích đánh giá thực trạng quy trình công nghệ thông tin trong hoạt
động y tế từ năm 2011 – 2016 tại bệnh viện Bạch Mai
(4) Phân tích đánh giá thực trạng các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh từ năm 2011 – 2016 tại bệnh viện Bạch
Mai
Trang 27CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
KHÁM CHỮA BỆNH VÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt đầu tiên trong cả
nước, đã có những bước phát triển vượt bậc, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình
cơ bản, tạo nên thương hiệu bệnh viện Bạch Mai trong lòng nhân dân và nguời
bệnh Những thay đổi về cơ sở hạ tầng, về tiềm năng phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao và những thành tựu về phát triển khoa học công nghệ trong khám chữa
bệnh, trong đào tạo và quản lý bệnh viện là niềm tự hào của các thế hệ thày thuốc
bệnh viện Bạch Mai
Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo bệnh viện bao gồm Giám đốc và 5 phó giám đốc
- Tổng số nhân viên : 2350 người
- Cơ cấu hiện tại: 3 Viện, 8 Trung tâm, 29 Khoa Lâm sàng và Cận LS, 14
Phòng ban chức năng, 1 Trường CĐYT, 2 Đơn vị, 1 Tạp chí y học lâm sàng
- Triển khai thành công khối nhà 21 tầng
- Đội ngũ cán bộ đầu ngành đào tạo chuyên sâu
- Hệ thống TTBYT đồng bộ hiện đại
- BV luôn trong tình trạng quá tải: số BN nội trú và khám ngoại trú ngày càng
tăng, trên 1,5 triệu BN khám và hơn 150.000 BN nội trú
- Bộ trưởng BYT đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển BVBM đến năm
2020 là cơ sở pháp lý quan trọng triển khai các dự án cải tạo nâng cấp bệnh viện
- Luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế
I Hoạt động chuyên môn trong năm 2015
o Số bệnh nhân ngoại trú: 1.603.300 (tăng 9,8%)
o Số bệnh nhân nội trú: 137.057 (tăng 7,8%)
o Tỷ lệ sử dụng giường bệnh: 155,36%
o Ngày điều trị trung bình: 11,32 ngày
o Tỷ lệ tử vong: 0,5 %
o Tổng số xét nghiệm: Hóa sinh 11.153.933 (tăng 22,5%),
o Huyết học: 1.136.483 (tăng 8%) Vi sinh: 1.495.152 (tăng 12,8%)
▪ Tổng số siêu âm: 484.596 (tăng 13.5 %)
▪ Tổng số nội soi: 203.104 (tăng 36,4 %)
▪ Tổng số chụp CT: 95.504 (tăng 25,6%)
▪ Tổng số MRI: 45.385 (tăng17,7 %)
Trang 28▪ X Quang : 534.745 (Tăng 8,54%)
II Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu trong tất cả các chuyên ngành
- Ứng dụng hệ thống O-Arm và dẫn đường không gian 3 chiều trong điều trị
bệnh cột sống tại khoa Chấn thương Chỉnh hình và CS
- Đơn vị Phẫu thuật Tim Mạch đã thực hiện trên 700 ca phẫu thuật tim hở
- Khoa Phẫu thuật Thần kinh đã thực hiện trên 300 ca điều trị dị dạng mạch
não
- Ứng dụng chụp PET/CT trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư
- Cấyhạt phóng xạ I-25 điều trị ung thư tiền liệt tuyến; KT điều trị ung thư gan
bằng hạt vi cầu phóng xạ; Xạ trị áp sát
- Điều trị bệnh lý mạch não bằng điện quang can thiệp
- Đặt Stent đổi dòng chảy điều trị phình ĐM não
- Phẫu thuật u não bằng dao siêu âm
- Kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy
- Ghép tế bào gốc, xét nghiệm GENE
- Ghép thận thường qui (28 ca/6 tháng đầu 2016)
- Hỗ trợ sinh sản IVF
- Thaythế huyết tương cho BN ngộ độc,…
- Kỹ thuật tim phổi nhân tạo ECMO
- Phát hiện khiếm thính và các biện pháp hỗ trợ thính cho trẻ em và người
lớn…
III Công tác khác
1 Công tác chăm sóc bệnh nhân:
Công tác chăm sóc bệnh nhân của điều dưỡng đã trở thành vấn đề hết sức thời
sự, đòi hỏi đội ngũ điều dưỡng của bệnh viện phải không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ
năng chăm sóc để nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân Nhiều hoạt
động tổ chức đào tạo cho điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh đã được phòng Điều
dưỡng trưởng chú trọng:
- Đào tạo liên tục các kỹ thuật cần cải tiến trong chăm sóc
- Xuất bản sách “Một số kỹ thuật thực hành chăm sóc người bệnh theo chuyên
khoa” của 27 khoa Lâm sàng “Cẩm nang 13 tình huống giao tiếp trong môi trường
bệnh viện cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên”
- Kiểm tra tay nghề 95% ĐD/HS/KTV
- Hoàn thiện các quy trình ISO: công khai thuốc, lĩnh thuốc, trả thuốc thừa,
tiêm an toàn
- Cải tiến mẫu xe tiêm, xe lĩnh thuốc, biểu mẫu chuẩn bị người bệnh trước
phẫu thuật
- Tổ chức 18 buổi hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia của ĐH San
Francisco và ĐD của 11 bệnh viện vệ tinh
Trang 29- Xây dựng website của ĐD/HS/KTV/HL bệnh viện nhằm cập nhật kiến thức
cho Điều dưỡng và truyền thông hoạt động của ĐDBV với Việt Nam và quốc tế
2 Công tác Dược:
Thực hiện chỉ thị 05 của Bộ trưởng Bộ y tế về chấn chỉnh công tác cung
ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện Công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc,
bình bệnh án, đơn thuốc hoạt động đều đặn, hiệu quả
Khoa Dược đã cung ứng thuốc đầy đủ cho các đơn vị, đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh của người bệnh Triển khai công tác đấu thầu thuốc và hóa chất sinh
phẩm theo Luật đấu thầu mới, Nghị định mới, đảm bảo đúng quy định Thuốc trúng
thầu có chất lượng, giá thành hợp lý
Củng cố, kiện toàn hoạt động của tổ dược lâm sàng, đơn vị thông tin thuốc
bệnh viện Cung cấp thông tin về thuốc kịp thời cho nhu cầu của các khoa lâm sàng
Tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên phòng giám sát việc sử dụng, kê đơn thuốc
3 Công tác dinh dưỡng:
Trung tâm dinh dưỡng đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng bệnh
như: kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm bằng test nhanh, nguồn cung ứng thực
phẩm,
Tư vấn dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng và theo dõi trình trạng dinh dưỡng
của người bệnh đã được triển khai ở hầu hết các khoa lâm sàng, đặc biệt đã xây
dựng được chế độ ăn cho các bệnh nhân ghép tạng
4 Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn:
Việc đảm bảo công tác kiểm tra giám sát tại các đơn vị được quản lý theo hệ
thống quản lý chất lượng ISO Đồng thời khoa KSNK đã tăng cường đào tạo nâng
cao trình độ về vệ sinh môi trường và quản lý chất thải y tế theo thông tư TT
55/BYT-BTNMT cho nhân viên bệnh viện, nhân viên vệ sinh công nghiệp
Khoa KSNK đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu dụng cụ, đồ vải, bông gạc, hóa chất
phục vụ chăm sóc, điều trị cho các đơn vị trong bệnh viện
5 Công tác quản lý chất lượng bệnh viện:
Bệnh viện đã đẩy mạnh từng bước công tác quản lý chất lượng dịch vụ khám
chữa bệnh bằng các biện pháp:
Ban hành “Qui định quản lý sự cố y khoa trong bệnh viện”, xây dựng và triển
khai quy trình xác định chính xác người bệnh bằng vòng thông tin để tránh nhầm
lẫn BN khi cung cấp dịch vụ
Xây dựng bảng kiểm an toàn người bệnh để kiểm tra, giám sát việc thực hiện
an toàn người các đơn vị lâm sàng, lồng ghép đánh giá nội bộ hệ thống QLCL ISO
của bệnh viện
6 Công tác phát triển công nghệ thông tin
Bệnh viện đã ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực Tài chính, khám chữa bệnh,
quản lý dịch vụ
7 Công tác nghiên cứu khoa học:
Trang 30Hội đồng khoa học bệnh viện đã xét duyệt nhiều đề tài cấp cơ sở các đơn vị
đăng kí, 4 đề tài cấp Bộ, 5 đề tài cấp Nhà nước, Hội đồng khoa học bệnh viện
nghiệm thu 1 đề tài cấp bộ, 1 đề tài cấp nhà nước Hội đồng đạo đức bệnh viện
thông qua 17 đề tài thử nghiệm lâm sàng, nghiệm thu 02 đề tài thử nghiệm lâm
sàng Đặc biệt lần đầu tiên bệnh viện vinh dự có 3 công trình khoa học đoạt giải
thưởng: 02 giải Hồ Chí Minh và 01 giải Nhà nước
8 Công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến:
- Tổ chức lễ sơ kết công tác đào tạo BSNT, BSCKI, BSCKII giai đoạn
2010-2016 và lễ trao bằng TN cho BSNT khóa 4
- Chuyển giao 118 lượt gói kỹ thuật thiết yếu và chuyên sâu cho 47 HV thuộc
35 BV
- Tổ chức thành công 60 khóa đào tạo cập nhật nâng cao kiến thức thuộc các
CN với trên 2000 HV
- Phối hợp với SYT tỉnh Yên Bái Xây dựng DA Hợp tác phát triển toàn diện
về y tế giữa UBND tỉnh Yên Bái và BVBM giai đoạn 2017 – 2021
- Thực hiện đề án 1816 và đề án bệnh viện vệ tinh
Có thể nói bệnh viện Bạch Mai đang có những bước phát triển tích cực, ngày
càng khẳng định uytín và vai trò của mình trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe của cộng đồng, xứng đáng là bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Là một bệnh viện hạng đặc biệt của khu vực phía Bắc, bệnh viện Bạch Mai có
các chức năng và nhiệm vụ sau:
a) Chuyên khám và điều trị bệnh
- Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh thuộc tất cả các phạm vi chuyên
khoa của bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú
- Giải quyết các bệnh thuộc chuyên khoa bằng các phương tiện tiên tiến nhất
mà bệnh viện hiện có
- Tham gia khám giám định sức khỏe và giám định pháp y khi hội đồng giám
định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu
b) Đào tạo cán bộ y tế cho các bệnh viện các tuyến, tỉnh thành phố trong nước
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở cấp cao
học, đại học và trung học, đồng thời có trách nhiệm tham gia giảng dạy chuyên
khoa ở bậc cao học đại học và trung học
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để
nâng cao trình độ chuyên khoa
c) Nghiên cứu khoa học
- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa
học về các chuyên khoa ở cấp nhà nước, cấp Bộ và cấp Cơ sở, chú trọng nghiên
cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh
không dùng thuốc
Trang 31- Nghiên cứu về dịch tễ học cộng đồng thuộc các lĩnh vực chuyên khoa để
phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
d) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo tuyến dưới phát triển kĩ thuật
chuyên môn để nâng cao chất lượng cấp cứu chẩn đoán và điều trị chuyên môn
trong địa phương
- Kết hợp với các cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch
chăm sóc sức khỏe ban đầu
d) Hợp tác quốc tế
Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước theo qui định của nhà nước
e) Quản lý kinh tế bệnh viện
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà nước cấp
- Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của nhà nước về thu, chi ngân
sách của bệnh viện Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa
bệnh
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế,
đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác
2.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH VÀ NHU CẦU HOẠT ĐỘNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH
VIỆN BẠCH MAI
2.2.1 Quy trình khám chữa bệnh viện
Cũng giống như nhiều bệnh viện lớn tuyến TƯ khác, việc khám chữa bệnh
viện Bạch Mai được tuân thủ theo quy trình đã định Quy trình cơ bản thường bắt
đầu bằng việc đón tiếp bệnh nhân, phân loại, khám, tư vấn, chỉ định thực hiện các
kiểm tra xét nghiệm cần thiết và kết thúc bằng việc bác sỹ đưa ra chỉ định cuối
cùng: cho bệnh nhân về với đơn thuốc hoặc nhập viện Đối tượng đến khám bệnh
gồm: bệnh nhân có BHYT và bệnh nhân không có BHYT cho nên quy trình này có
đôi chút thay đổi khi áp dụng với từng bệnh nhân Để hình dung cụ thể, tác giả xin
được khái quát hóa lại theo sơ đồ đơn giản dưới đây:
Trang 32Bệnh nhân đến
Bàn hướng dẫn
Mua sổ khám
Bệnh nhân khám BHYT
Bác sỹ cho đơn thuốc Chỉ định CLS
Lấy kết quả
Chờ khám
Lấy số khám Chờ khám
Lấy số khám
Sơ đồ 2.1: Quy trình khám chữa Bệnh viện Bạch Mai
[Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – bệnh viện Bạch Mai]
Trang 33Với qui trình chuẩn áp dụng trong khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai
đang áp dụng, để một bệnh nhân hoàn chỉnh qui trình khám chữa bệnh đi qua nhiều
bước sẽ mất rất nhiều thời gian, qua nhiều khâu xử lý như: đón tiếp, khám bệnh, thu
phí, cận lâm sàng … gây khó khăn cho bệnh nhân mỗi khi đến khám chữa bệnh
2.2.2 Đánh giá chung về chất lượng khám chữa bệnh
Bảng 2.1 Cơ cấu thu chi của bệnh viện
31.195 18.195 13.000
64.870 22.100 42.770
80.873 40.873 40.000
41.160 29.860 11.300
3 Thu viện phí 918.710 1.081.841 1.436.737 1.700.358 1.843.850
4 Thu khác +
XHH
159.183 236.026 346.933 516.313 695.468
[Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – bệnh viện Bạch Mai]
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu gồm hai phần: một phần tổng thu có được
từ ngân sách nhà nước cấp, một phần tổng thu có được từ viện phí và dịch các dịch
vụ khám chữa bệnh Trong ba năm 2011 đến năm 2013, tỷ trọng thu có được từ
ngân sách nhà nước cấp liên tục giảm: từ 5% năm 2011 xuống còn 2 % năm 2013;
tỷ trọng thu từ viện phí, dịch vụ khám chữa bệnh liên tục tăng: từ 77% năm 2011
lên 86% năm 2013 Nguyên nhân của sự thay đổi về cơ cấu thu này là do bệnh viện
có nhiều nỗ lực trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện tốt quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp y tế công lập theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính
phủ bệnh viện đã quản lý tốt các hoạt động dịch vụ của mình nhằm tăng nguồn thu,
giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước, từ đó tự chủ hơn
trong việc vận hành và phát triển của đơn vị
Quan sát bảng số liệu ta thấy, tuy tổng thu của bệnh viện liên tục tăng nhưng
chênh lệch sau thuế của bệnh viện lại liên tục giảm trong ba năm Nguyên nhân của
tình trạng này là do bệnh viện chủ động thành lập hội đồng kinh tế của bệnh viện
đưa ra các nội qui để tổ chức triển khai hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn mua
Trang 34sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác chuyên môn đáp ứng nhu cầu phục vụ
chung của đơn vị nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Bệnh viện đã mua
sắm nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại, chi trả tiền lương tăng thêm và chi cho
hoạt động chuyên môn từ nguồn thu viện phí và dịch vụ khám chữa bệnh của mình
năm sau cao hơn năm trước
2.2.1.1 Thuận lợi:
• Thuận lợi về chủ trương: chủ trương của nhà nước là quyết tâm đưa Việt
Nam thành nước mạnh về CNTT, trong đó có ngành Y tế Bộ Y tế đã thúc giục
các bệnh viện tự ứng dụng CNTT trong công việc, đã đưa ra chuẩn mực về phần
mềm, cho phép trích ngân sách hoạt động thường xuyên vào chi phí ứng dụng
CNTT
• Thuận lợi về con người: hầu hết cán bộ, công chức Y tế bệnh viện từ
lãnh đạo đến nhân viên đã biết sử dụng máy tính, email, truy cập Internet Nhiều
bác sỹ có trang bị máy tính xách tayhoặc điện thoại cao cấp Mọi người đều hiểu
rõ của việc ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện và mong muốn được triển
khai, ứng dụng phần mềm trong công việc
• Thuận lợi về kinh nghiệm triển khai: cho đến những năm gần đây một số
bệnh viện có tiềm năng về tài chính và CNTT đã vươn lên bằng nội lực của
chính mình Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện đáp ứng được yêu
cầu thực tế của bệnh viện như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Bưu Điện Hà Nội,
bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.2.2 Khó Khăn:
- Trong quản lý Bảo hiểm Y tế: Hiện nay vấn đề quản lý tài chính và thuốc
BHYT gặp nhiều khó khăn do công thức tính nhiều đối tượng khác nhau Bộ phận
tài chính phải tốn thêm nhân sự cho việc tính toán hóa đơn cho bệnh nhân và quyết
toán BHYT Các mẫu biểu báo cáo BHYT thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho
bộ phận thanh toán viện phí
- Bệnh viện phải quản lý nhiều kho thuốc cho nhiều đối tượng khác nhau
Thực tế cho thấy việc đối chiếu số liệu giữa các báo cáo thường không khớp nhau
Mặc dù vậy, do khối lượng công việc dồn dập mỗi ngày nên không đủ điều kiện để
kiểm tra một cách đầy đủ Điều này kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả lớn về mặt thất thoát
tài sản trong khu vực dược Ngoài ra, chưa có cơ chế kiểm tra hạn dùng thuốc, số
lượng thuốc tồn
Trang 352.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ XÂY
DỰNG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT
ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ NĂM 2011 –
2015
2.3.1 Nhu cầu khám chữa bệnh:
Trong phần này tác giả đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh thông qua việc
lượng hóa các yếu tố về tổng thu và chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện Các số liệu
về hoạt động chuyên môn kỹ thuật sẽ được phân tích đánh giá kết hợp với so sánh
với kết quả hoạt động chuyên môn của BV Bưu Điện Hà Nội làm cơ sở cho việc
đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh
2.3.1.1 Doanh thu từ hoạt động khám chữa bệnh
Bảng 2.2: Tổng thu từ dịch vụ khám chữa bệnh của BV Bạch Mai
[Nguồn: Phòng tài chính kế toán - bệnh viện Bạch Mai]
Qua bảng số liệu ta thấy tổng thu từ thu viện phí, dịch vụ khám chữa bệnh của
bệnh viện Bạch Mai ngày càng tăng với tốc độ trung bình là 28%/năm; tốc độ tăng
cao nhất là năm 2013 (tăng 58% so với năm 2013) Năm 2012 tốc độ tăng thu chậm
hơn so với năm trước đó, xong thu vẫn cao hơn 26% so với năm 2011
Trong ba năm từ 2011 đến 2013, tổng thu từ viện phí, dịch vụ khám chữa bệnh
có được từ ba phần thu là viện phí, BHYT và thu khác Trong đó thu từ BHYT
chiếm tỷ trọng lớn nhất là 82%, đứng thứ 2 là thu từ viện phí với tỷ trọng là 15%,
chỉ có 3% là thu từ các dịch vụ khác Điều này cho thấy bệnh viện đã làm tốt công
tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với các đối tượng Khám chữa bệnh
bằng thẻ BHYT
Quan sát bảng trên, ta cũng thấy: khoản thu từ viện phí, từ BHYT, thu khác
đều có xu hướng tăng dần theo thời gian với tốc độ tăng trung bình lần lượt là
22,5%/năm, 44,9%/năm và 87,3%/năm; tăng cao nhất vào năm 2010 lần lượt đạt
hơn 8 tỷ đồng, hơn 45 tỷ đồng và gần 1,5 tỷ đồng cao hơn 26%, 63,6% và 111% so
với năm 2011 Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong giai đoạn này bệnh
viện đã có những chính sách đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của đơn vị
như đầu từ mua các máy móc hiện đại: siêu âm mầu 4 chiều, máy đo loãng xương,
đông máu, máy CT- scanner, vì vậy bệnh viện đã chiếm được sự tin tưởng của bệnh
Trang 36nhân trong công tác khám chữa bệnh của mình
Bệnh nhân đến với bệnh viện ngày càng tăng, đặt ra cho bệnh viện Bạch Mai
nhiệm vụ mới là phải nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khám chữa bệnh trong
đó phải đưa ứng dụng CNTT vào quản lý bệnh viện
2.1.3.3 Cơ cấu bệnh nhân khám và số ngày điều trị tại bệnh viện
Quan sát bảng 2.5 cho thấy, trong vòng 3 năm từ năm 2011 đến 2013, bệnh
viện Bạch Mai có sự dịch chuyển cơ cấu điều trị trong hoạt động khám và điều trị
của bệnh viện
Cụ thể, số bệnh nhân điều trị nội trú thực tế mặc dù có những biến động trái
chiều nhưng lại có xu hướng tăng dần về tỷ trọng: năm 2012, số bệnh nhân điều trị
nội trú là hơn 59 nghìn người – tăng hơn 16% so với năm 2011
Năm 2013, số bệnh nhân điều trị nội trú thực tế chỉ còn hơn 45 nghìn người,
giảm gần 14% so với năm 2012 nhưng vẫn cao hơn 0,4% so với năm 2011 Tỷ
trọng BN điều trị nội trú trong cơ cấu BN đến Khám chữa bệnh tại BV là 15% năm
2011, 17% năm 2012 và 20% năm 2013
Bảng 2.3: Cơ cấu BN khám và điều trị tại bệnh viện
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu
Bệnh viện Bưu điện
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
[Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – bệnh viện Bưu Điện Hà Nội & Phòng kế
hoạch tổng hợp - bệnh viện Bạch Mai]
So sánh số liệu thống kê của bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Bưu Điện Hà
Nội trong hai năm 2011 – 2012 cho thấysố bệnh nhân điều trị của bệnh viện Bưu
Điện nhiều hơn so với số bệnh nhân điều trị tại BV Bạch Mai là 8,4% năm 2011 và
46,6% năm 2012, song số bệnh nhân điều trị nội trú của bệnh viện Bưu Điện Hà
Nội lại thấp hơn so với số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Bạch Mai là 122% năm
2011 và 183% năm 2012 Theo đó, số bệnh nhân chuyển viện và số ngàyđiều trị nội
trú của bệnh viện Bạch Mai nhiều hơn bệnh viện Bưu Điện Hà Nội lần lượt 69% và
Trang 3799,4% năm 2011; 65% và 99,2% năm 2012
Như vậy, việc phân tích và so sánh các số liệu trên cho thấy số lượng bệnh
nhân đến khám bệnh, điều trị ngoại trú và chuyển viện của bệnh viện Bạch Mai vẫn
cao so với bệnh viện Bưu Điện Hà Nội Điều này đặt ra những thách thức rất lớn
đối với bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn mới về đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh của người bệnh
2.3.2 Nhiệm vụ đặt ra đối với bệnh viện:
Theo những nghiên cứu ở phần 2.3.1 và chính sách mới về lộ trình tăng viện
phí theo Thông tư 04/2012/TTLT - BYT - BTC sẽ được áp dụng, đặt ra những
nhiệm vụ đối với bệnh viện Bạch Mai hiện nay trong quản lý bệnh viện
2.3.2.1 Đối với bệnh viện
- Thông tin không chính xác và thiếu toàn diện: Việc điều hành bệnh viện phụ
thuộc vào những thông tin tổng hợp từ các bộ phận chức năng nhưng các thông tin
nàythường chậm trễ, thiếu sót và sai lệch Hình thức báo cáo trên giấy, báo cáo
miệng, họp hành … có nhiều hạn chế về tính chính xác, độ tin cậy Số liệu báo cáo
bị ảnh hưởng bởi cảm tính và trình độ của người lập báo cáo Đối chiếu số liệu báo
cáo thường sai lệch, khó kiểm chứng
- Thất thoát tài sản, kém minh bạch tài chính: Do mỗi bộ phận quản lý riêng
một chức năng của bệnh viện, không có kiểm tra, đối chiếu, kiểm chứng ngay tức
thì nên xảy ra tình trạng thất thoát tài sản, thất thu viện, trong đó nổi bật là các
nhóm quản lý viện phí, dược, tài sản công …
- Phát sinh tiêu cực: Không kiểm tra được những tình trạng tiêu cực do nhân
viên vô tình hay cố ý tạo ra
Bệnh viện cần phải sớm ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý để giải quyết
được các yếu tố bất cập trên, góp phần nâng cao chất lượng thông tin và tạo niềm
tin cho người sử dụng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và hiệu quả kinh
doanh của bệnh viện
2.3.2.2 Đối với cán bộ nhân viên bệnh viện:
- Thiếu và lãng phí cán bộ chuyên môn y tế: Hiện nay Việt Nam đang thiếu
hụt nhân sự cho y tế đào tạo không đủ đáp ứng được nhu cầu Cán bộ chuyên môn
phải làm công việc hành chính, dẫn đến lãng phí người, các bệnh viện luôn trong
tình trạng quá tải
- Cán bộ thếu chất lượng chuyên môn: Do bận rộn trong tình trạng quá tải
bệnh nhân, Bác sỹ mất khả năng tự đào tạo do thiếu thì giờ, thiếu sách vở, kiến thức
luôn luôn cũ so với tình hình thông tin thế giới luôn luôn thayđổi
- Lãng phí trong lưu trữ và khai thác dữ liệu y tế: Bác sỹ không lưu trữ được
hồ sơ bệnh nhân một cách khoa học Hầu hết bệnh án được lưu trữ bằng giấy
- Lãng phí thông tin: Khi khám chữa bệnhcho bệnh nhân, Bác sỹ không xem
được tiền sử bệnh án một cách đầyđủ và chính xác, nhất là các bệnh mãn tính Do
đó việc đánh giá bệnh trạng sẽ dẫn đến sai sót Không có phương tiện giúp trí nhớ,
Trang 38không có hệ thống thư viện sẵn có để hỗ trợ công việc Bác sỹ không thể nhớ hết
mọi thứ, vì vậycần một hệ thống giúp trí nhớ, một thư viện tại chỗ để tham khảo
ngay khi cần thiết
2.3.2.3 Đối với người bệnh
Bệnh tật là một sự cố không ai muốn vì vậy khi có bệnh tật mọi người đều có
sự lo lắng nhất định, mức độ lo lắng phụ thuộc vào tính chất của bệnh Thông
thường mối lo xoay quanh các vấn đề sau:
Mối băn khoăn này khá phổ biến ở nhiều người bệnh, tất nhiên ở mức độ khác
nhau, do muốn khỏi bệnh, muốn khỏi nhanh do vậy họ muốn được thầy giỏi và
thuốc tốt Theo tâm lý chung họ mong muốn là được thầy thuốc vừa giỏi, vừa tốt
chăm sóc
Trước hết thầy giỏi nghĩa là chẩn đoán bệnh đúng Không gì làm cho bệnh
nhân nản lòng bằng thầy thuốc loay hoay, lúng túng tìm mãi không ra bệnh nên
không thể điều trị được Chúng ta không phủ nhận là có những bệnh khá hiếm, tuy
vậy phải có hướng và tìm cách để tiếp cận chẩn đoán có phương pháp, không nên
chẩn đoán quá hời hợt, dừng ở mức nêu triệu chứng
Cũng không nên làm các xét nghiệm liên tiếp, các xét nghiệm không có chủ
định làm cho bệnh nhân mệt, luôn luôn thayđổi chẩn đoán, từ đó họ kém tin tưởng
và khó lòng chấp hành đầy đủ y lệnh, đặc biệt nghiêm trọng đối với bệnh ngoại
khoa phải mổ nhưng bệnh nhân thiếu tin tưởng ở người sẽ mổ mình Bệnh nhân
không những muốn thầy thuốc giỏi mà phải tốt, tốt có nghĩa là có lương tâm và
trách nhiệm, tốt có nghĩa là thông cảm sâu sắc với người bệnh
Thầy thuốc vừa giỏi vừa tốt chắc chắn tâm lý người bệnh được ổn định hơn,
chính lòng tin tưởng này là một trợ lực đáng kể để chống lại bệnh tật Công tác tâm
lý tốt nhất đối với người bệnh là giải quyết được nguyện vọng sâu xa nhất là chữa
khỏi bệnh nhanh nhất, tốt nhất và được đối xử chân thành nhất
2.4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH TỪ NĂM
2011 – 2016 TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trên thế giới, bệnh viện đã
nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động
quản lý bệnh viện Tuy nhiên bệnh viện còn lúng túng không biết thực hiện từ đâu
và như thế nào cho đỡ tốn kém mà vẫn hiệu quả Mới chỉ ứng dụng vào công tác
văn phòng, thống kê, kế toán và chỉ một số ít trong quản lý chuyên môn Dưới đây
là các số liệu khảo sát điều tra cụ thể về từng mặt liên quan quan đến ứng dụng
CNTT trong bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011 – 2016
2.4.1 Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin
Đa số các khoa, phòng được trang bị các thiết bị CNTT chủ yếu như điện
thoại, Fax, máy vi tính, máy in Tuy nhiên máy vi tính ở các khoa, phòng cơ bản
được trang bị đầy đủ, chỉ một số ít các khoa, phòng có trang thiết bị CNTT hiện đại