Do đó, có thể hiểu ngành Truyền thông đa phương tiện là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền th
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lịch sử hình thành và phát triển của phim hoạt hình
_Năm 1887 Người đàn ông tên H.W Goodwin sáng chế ra một loại phim xenlulo có thể lưu trữ hình ảnh Nó được làm từ gôm cotton và gôm long não
Hình 1 Hình ảnh được làm từ gôm cotton và gôm long não
(Hình ảnh được làm từ gôm cotton và gôm long não)
_Năm 1892 sản xuất bức hình động đầu tiên
Một người đàn ông Pháp tên Emil Reynaud đã mở một rạp chiếu phim sử dụng một loại phát minh gọi là Praxinoscope Nó sử dụng một tấm gương xoay để phản chiếu những hình ảnh và tạo ra những “thước phim động” kéo dài từ 10-15 phút
Hình 2 Những bức hình động đầu tiên
(Những bức hình động đầu tiên)
_Năm 1893 Máy chiếu của Thomas Edison
Sử dụng loại phim xenlulo phát minh bởi H.W Goodwin, Edison đã tạo ra những thước phim chuyển động trên nền tường Cuộn phim được chuyền qua nhiều bánh xe để tạo ra những hình ảnh
_Năm 1899 Bắt lấy âm thanh
Bằng việc sử dụng một thiết bị ghi âm từ tính, âm thanh lần đầu tiên đã được ghi lại Những người đam mê animation đã nắm bắt được công nghệ này
_Năm 1900 Nét vẽ mê hoặc
Một người đàn ông tên James Stuart Blackton đã sử dụng kỹ xảo animation để sản xuất một đoạn phim ngắn Nó ghi hình lại quá trình vẽ các nhân vật mà không cho thấy có sự xuất hiện của người vẽ; điều này làm cho người xem cảm giác như chỉ có những nét vẽ hiện lên
Hình 3 Một bức tranh được vẽ bởi James Stuart Blackton
(Một bức tranh được vẽ bởi James Stuart Blackton)
_ Năm 1993 đến nay 3D và xa hơn nữa
Công ty máy tính Apple đã tạo ra phương pháp làm phim 3D, và trong năm
1995, Toy Story đã được khởi chiếu và được xem như là bộ phim 3D dài đầu tiên Nền công nghiệp animation từ đó đã liên tục đổi mới.
Tư liệu để xây dựng bộ phim hoạt hình lịch sử Việt Nam
Với sự tìm hiểu tham khảo sách giáo khoa cũng như trên Internet về bộ môn lịch sử Việt Nam qua đó nắm bắt được bối cảnh đất nước ta lúc bấy giờ Song song với việc tìm hiểu bằng giấy bút Em cũng tham khảo một số bộ phim hoạt hình đã được các đạo diễn dựng trước
Một số âm thanh đều có thể lấy trên Internet hoặc thu âm trực tiếp
Lý thuyết: Vận dụng những kiến thức đã học cùng nghiên cứu tìm hiểu các kênh kiến thức khác để hiểu về phim hoạt hình, tìm hiểu kỹ nội dung của truyện để có thể dựng những đoạn phim hợp lí Tổng hợp kiến thức và dữ liệu đã có để dựng phim
Thực tế: Tìm hiểu chi tiết và sử dụng thành thạo phần mềm After Effect , đọc kỹ nội dung của truyện để có thể phân tích được thời gian cũng nhưng không gian sang tối , tiếp đó là dựng phim.
TÌM HIỂU VỀ PHẦN MỀM AFTER EFFECT VÀ CHI TIẾT DỰNG PHIM
Giới thiệu phần mềm After effect
Adobe After Effects là phần mềm đồ họa chuyển động số và đồ họa tổng hợp được phát triển bởi hãng Adobe Systems Các bạn trẻ thường gọi đây là phầm mềm ứng dụng Đồ họa động hay phần mềm Kỹ xảo chuyên nghiệp Chức năng chính của After Effects giúp bạn có thể làm được những chuyển động đồ họa ấn tượng, đẹp mắt Ví dụ như những clips quảng cáo hay thước phim sống động, đẹp mắt, hấp dẫn và đầy lôi cuốn Nếu bạn là một người yêu thích ngành thiết kế đồ họa, kỹ xảo trong TVC quảng cáo hay game hoặc truyền hình thì đây là một công cụ không thể thiếu Điều đặc biệt, After Effects tương thích với tất cả các phần mềm khác của Adobe như Illustrator, Photoshop, Premiere Pro, Encore hay Flash…
Hình 4 Phần mềm After Effect
Hiện nay, bạn có thể nhìn thấy sự hiện diện của After Effects đối với nền công nghiệp sản xuất truyền thông và truyền hình ở khắp nơi Chỉ cần theo dõi và để ý thời lượng ngắn các chương trình truyền hình hay mỗi bộ phim hoặc một chương trình quảng cáo, bạn có thể dễ dàng nhận thấy Kỹ xảo & Dựng phim được sử dụng một cách triệt để như thế nào Đặc biệt là những chương trình quảng cáo (TVC), After Effects được coi là một sự lựa chọn hoàn hảo trong việc thực hiện các kỹ xảo dựng TVC
Quả thật, khó có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm quảng cáo hay một bộ phim trước khi xem như thế nào Nhưng khi xem một video clip hoặc một trailer sôi động với hình ảnh đồ họa động và kỹ xảo chuyên nghiệp chắc chắn thu hút được khán giả Điều này đã giúp cho các sản phẩm quảng cáo tới gần với công chúng hơn so với một vài cách truyền thông thiếu sự tương tác trước đây Đâu đó có một nhận xét về ngành công nghiệp sản xuất truyền hình nói chung và lĩnh vực kỹ xảo và dựng phim rất hay như thế này: “Sản phẩm truyền hình như một ly rượu vang, trong đó, kỹ xảo dựng là cái ly và cái ly là điều đáng quan tâm nhất Một người sành sẽ không uống rượu vang trong bất cứ cái ly nào dù đó là vang hảo hạng"
Hình 5 Một giao diện của After Effects
Hình 2.2:Một giao diện của After Effects
Một thực tế là, ngành Đồ họa động ứng dụng trong Quảng cáo, Truyền thông,
Truyền hình, Phim ảnh ở Việt Nam mới trong giai đoạn xây dựng và học hỏi
Rất nhiều sản phẩm liên quan tới Kỹ xảo và Dựng phim xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, truyền hình đều do công ty nước ngoài thực hiện Các công ty trong nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân sự có kiến thức và kỹ năng về After Effects nói riêng và Đồ họa động Kỹ xảo, Dựng phim và Quảng cáo nói chung Chính điều đó đã ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước với nước ngoài
• Tính năng chính của After effect
- Global Performance Cache: tạo hiệu ứng hình ảnh và đồ họa chuyển động nhanh hơn
- 3D Camera Tracker: theo dõi những thành phần 3D, kiểm soát chiều sâu, bóng, phản xạ
- Dò tia, ép text và khối
- Tích hợp với Adobe Illustrator
- Hiệu ứng mới và cập nhật
- Import file Avid AAF và FCP 7 XML với Pro Import AE
• Cấu hình tối thiểu để cài đặt After effect
- Intel Core™2 Duo or AMD Phenom® II processor; yêu cầu hỗ trợ win 64-bit
- Windows 7 SP 1 (64 bit), Windows 8 or Windows 8 Pro
- 4GB RAM (khuyến cáo 8GB RAM)
- Ổ cứng còn trống ít nhất 5GB; phải cộng thêm dung lượng trống khi cài đặt (không thể cài trên ổ đĩa flash)
- Phần dung lượng trống cho bộ nhớ cache của ổ đĩa (yêu cầu 10GB)
- Độ phân giải màn hình 1280×1080
- Hệ thống hỗ trợ OpenGL 2.0
- Tuỳ chọn: Cạc Adobe-certified GPU
1.1.Các bước cơ bản làm quen với After effect
• Mở, nhập 1 file footage vào trong 1 project của After Effect
File -> Import -> File (Phím tắt : Crtl + I) hoặc đơn giản hơn : Double click
(nháy kép) vào khu vực Projec
Sử dụng các Folder (Thư mục) để quản lý các file footage
• Thay thế file footage đang dùng bằng một file khác
Phải chuột vào footage đang dùng và chọn Replace footage ( hoặc sử dụng phím tắt là Ctrl + H)
Composition -> New Composition (Phím tắt : Crtl + N)
Lăn con chuột ở màn hình video để phóng to, thu nhỏ
1.2.Hiệu ứng cơ bản trong After effect
- Các bạn có thể tạo ra 1 composition mới từ file footage trong panel project bằng cách kéo file footage đó và thả vào panel composition
- Kích thước chuẩn HD 1080i là 1920 x 1080 px Chuẩn 720 ready là 1280 x 720 px
- Có 2 cách sử dụng hiệu ứng trong AE:
Bạn có thể chọn menu Effects ở trên thanh công cụ và sử dụng các hiệu ứng trong đó (Cách này là đơn giản nhất, các hiệu ứng ở đây được sắp xếp theo các mảng hiệu ứng khác nhau nên tìm kiếm hiệu ứng cũng không hề khó)
Các thứ 2 dành cho những bạn sử dụng AE thành thao hơn, các bạn sử dụng cách tìm kiếm hiệu ứng nhờ bảng Effects and Preset Chỉ cần bạn nhớ tên của hiệu ứng bạn cần và gõ vào phần tìm kiếm, AE sẽ tìm kiềm nó cho bạn Cách này nhanh hơn nhưng đòi hỏi chút kinh nghiệm
- Trong trường hợp bạn muốn sử dụng bảng Effects and Preset nhưung không tìm thấy nó đâu trong số mấy cái bảng trên màn hình của bạn thì có khả năng bạn đã ẩn nó đi mất rổi Để hiện ra nó bạn vào menu Window ->
Effects and Preset (phím tắt Ctrl + 5)
- Để sử dụng hiệu ứng từ bảng Effects and Preset, bạn cầm nó ném vào layer trong panel composition (layer ở đây là lớp mà bạn muốn sử dụng hiệu ứng lên nó, hãy nếm cho đúng trong trường hợp bạn sử dụng nhiều lớp D) Hoặc nháy kép chuột vào hiệu ứng đó trong bảng (bạn phải chọn cái layer mà bạn muốn trước nhé, phòng trường hợp “râu ông nọ cắm cằm bà kia”)
Việc nghiên cứu hiệu ứng trong AE sẽ giúp cho bạn hiểu nâng cao trình độ của bản thân rất tốt Và cách đơn giản nhất để nghiên cứu về hiệu ứng trong Affter Effects là hãy bật After Effects lên và bắt đầu thực hành
- Anchor Point là điểm trung tâm trong hình ảnh, không bị ảnh hưởng bởi các thông số : Rotation, Opacity, Scale nhưng sẽ bị ảnh hưởng bởi Position
- Để thay đổi vị trì của Anchor Point, ta sử dụng công cụ Pan Behind (phím tắt Y)
- Tạo một keyframe bằng cách click vào hình đồng hồ nằm bên tay trái tên của hiệu ứng
- Sử dụng phím Space bar để xem trước (preview)
- Kích hoạt Motion blur để chuyển động được mượt mà hơn
Hiệu ứng phản chiếu 3D trong AE
Tạo dự án mới Pan D1/DV 6 giây
Hình 6: Tạo một dự án mới trong AE
Chọn Layer / New / Solid để tạo đối tượng HCN đơn sắc, sau đó bạn dùng hiệu ứng General / Ramp để tô màu chuyển sắc cho đối tượng
Hình 7 Tạo một dự án mới trong AE
Hình 8: Tạo một dự án mới trong AE
Thêm một đối tượng Solid > bật 3d trên bảng layer để xoay 90 độ theo trục x đồng thời nhân đôi để tạo layer mới
Trên layer Copy chọn Effect & Preset / Generate / Grid để tạo lưới
Chọn Layer / Camera để thêm
Hình 9: Chỉnh hiệu ứng trong AE
Nhập text "Nhất Nghệ" > Chọn Layer / Pre compose (Ctrl + Shift + C) để chuyển text thành Composition
Hình 10: Chỉnh hiệu ứng trong AE
Nhấn Ctrl + D để copy text > kéo lật xuống làm bóng
Tạo hiệu ứng trong suốt theo dạng Linear: Animation Presets / Transitions - Wipes / Linear Wipe (Ứng dụng tạo bóng đổ cho hình hay text)
Hình 11: Chỉnh hiệu ứng trong AE
Thêm camera để diễn hoạt đối tượng theo camera
1.4 Các phím tắt trong AE
Một số phím tắt trong after effects:
Hình 12: Các phím tắt trong After Effect
Alt + Scroll chuột giữa > Phóng to thu nhỏ Timeline
Phím 0 > Xem trước — Preview: Spacebar
Các phím tắt thay đổi chuột:
Y > Công cụ đổi tâm xoay hình
Q > Vẽ hình khối (mặt nạ)
G > Pen tool: Vẽ mặt nạ bằng Pen
Phím tắt thay đổi trên Timeline:
Home | End > Về đầu và về cuối của Composition
Pageup, PageDown > Tiến hoặc lùi 1 frame
B, N > Đặt điểm đầu và điểm cuối của vùng làm việc
I | O > Về đầu và về cuối của 1 Layer
Phím tắt điều khiển Layer:
S > Mở bảng phóng to thu nhỏ Scale
T > Mở bảng điều khiển độ trong
U > Mở các thuộc tính đã có keyframe trên bảng layer
E > Mở bảng hiệu ứng (nếu gắn hiệu ứng)
Ctrl + Alt + B > Đặt vùng làm việc dài bằng khoảng tồn tại của layer
Ctrl + [ | ctrl+] > Sắp xếp thứ tự các layer
Ctrl + Shift+D > Cắt đôi layer ở khoẳng thời gian đang đặt
Alt + PageUp hoặc Alt + PageDown > Đẩy layer tiến lên hoặc lùi lại 1 frame
M > Đánh dấu vị trí trên Timeline
Ctrl + M > Chuyển Composition đang làm việc sang bảng render
Phím J | K > Chuyển đến KeyFrame trước hoặc sau trên timeline
Ctrl + Shift + C > Tạo Composite trên các layer đang chọn
Phím + | - > Phóng to, thu nhỏ Timeline
Phím [ | ] > Canh lề trái hoặc phải các layer đang chọn
Alt + [ | ] > Ẩn Layer phía bên trái hoặc bên phải con trỏ
Ctrl + Shift + Mũi tên trái, phải > Di chuyển 10 Frame
Shift + +|- > Chọn Mode trên bảng Layer
Ctrl + Shift + P: Gán thuộc tính Position & tạo keyframe cho position
Ctrl + Shift + O: Gán thuộc tính Opacity
Ctrl + Shift + R: Gán thuộc tính Rotation
Ctrl + Shift + A: Bỏ chọn các Keyframe
Ctrl + Alt + A: Chọn hết các keyFrame đang hiện trên Timeline
Ctrl + / > Chèn source từ bảng Project vào timeline
Ctrl + Shift + N: Gán khung mask HCN cho layer
Ctrl + Shift + L > Bỏ khóa layer
1.5 Ưu nhược điểm của AE
Adobe là hãng phần mềm chuyên về đa phương tiện, đồ họa Họ có khá nhiều sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu của người sử dụng Nếu bạn đang có ý định làm kỹ xảo Video thì Adobe After Effects CC 2015 hẳn sẽ là sự lựa chuyện tuyệt vời nhất trong số các chương trình mà bạn sử dụng Nó bao gồm đầy đủ chức năng của một trình biên tập, chỉnh sửa Video, vô vàn hiệu ứng và công cụ để bạn hô biến những điều độc đáo, thiên biến vạn hóa cho Video của mình Tuy nhiên, giá key bản quyền khá đắt nên không phải ai cũng có cơ hội sở hữu
Hình 13: Phần mềm After Effects CC
After Effects CC với hàng loạt công cụ cần thiết để bạn tùy biến, làm kỹ xảo
Video của mình trở nên lung linh, huyền ảo hơn Phần mềm có nhiều công cụ tương tự như biên tập hình ảnh tiêu chuẩn công nghiệp của Photoshop, nhưng thích nghi cho video Ví dụ, các RotoBrush việc theo một cách tương tự như
Magic Wand của Photoshop, cho phép bạn chọn hình bóng và các nhân vật ra đối với bất kỳ nền nào mà không đòi hỏi một màn hình sắc Adobe After Effects cũng bao gồm công cụ video cụ thể hơn, chẳng hạn như Auto-Keyframe, mà tạo ra khung chính tự động nơi bạn áp dụng một hiệu ứng video, và ảnh hưởng Lưới sợi dọc trong 3D, nhờ đó bạn sẽ có thể làm cong và biến dạng của bạn video
Yêu cầu cấu hình cài đặt Adobe After Effects CC 2015
▪ Intel® Core™2 Duo or AMD Phenom® II processor; 64-bit support required
▪ Hệ điều hành: Windows 7 trở lên
▪ Ram tối thiểu 4GB, để chạy mượt thì 8GB
▪ Tối thiểu 5Gb dung lượng trống ổ cứng, không cài được trên thiết bị lưu trữ di động như USB
▪ Additional disk space for disk cache (10GB recommended)
▪ Độ phân giải màn hình:1280×1080 display
▪ QuickTime 7.6.6 software required for QuickTime features
▪ Optional: Adobe-certified GPU card for GPU-accelerated ray-traced 3D renderer Ưu điểm
▪ Tích hợp với các phần mềm khác trong bộ CC
▪ Lựa chọn rất lớn của các mẫu có hiệu lực
▪ Công việc có cấu trúc hợp lý
▪ Bộ sưu tập các tiện dụng plug-ins
▪ Mất rất nhiều thời gian để học tập
▪ Một số định dạng video không được hỗ trợ
▪ Cần đăng ký hàng tháng để sử dụng CC
_ Ngoài sử dụng phần mềm After effect làm chủ đạo để xây dựng bộ phim, em còn áp dụng một số phần mềm khác như Photoshop CS6, Prowshow,Total Video Convert,…
Giới thiệu cơ bản về phần mềm Photoshop CS6
Photoshop là phần mềm chuyên nghiệp hỗ trợ chỉnh sửa, phục chế, ghép và tạo ảnh mạnh mẽ và được sử dụng nhiều nhất hiện nay và trên lĩnh vực thiết kế đồ hoạ, xử lý ảnh, phần mềm này hoàn toàn không có đối thủ với những tính năng hoàn hảo và với kho công cụ đồ sộ mà để viết hết về chúng có lẽ sẽ tốn rất nhiều giấy mực để tạo nên những cuốn giáo trình dạy và giới thiệu hết cho người dùng về khả năng của PTS
Photoshop là công cụ không thể thiếu của nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế đồ hoạ, video hay các nhà thiết kế web Một sản phẩm tuyệt vời của Adobe Hiện nay, phần mềm đã ra mắt phiên bản 13.0 tức là bản CS6
2.1 Một số công cụ trong cửa sổ làm việc
2.1.1 Thanh menu Đây là nơi bạn sẽ truy cập các lệnh khác nhau để sử dụng trong Photoshop Ví dụ, từ menu File, bạn có thể mở và lưu các tập tin Các menu Image cho phép bạn thực hiện điều chỉnh khác nhau, chẳng hạn như kích thước hình ảnh, trong khi các menu
Filter cho phép bạn truy cập vào các công cụ tiên tiến hơn và các hiệu ứng
2.1.2 Bảng điều khiển (Control Panel)
Từ đây, các bjan sẽ có thể tùy chỉnh các thiết lập cho các công cụ hiện đang được chọn Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng công cụ Brush, bạn sẽ có thể thay đổi kích thước brush, brush tio, và nhiều hơn nữa
Hình 15: Bảng điều khiển (Control Panel)
2.1.3 Bảng điều khiển (Tool Panel) Đây là một trong những tính năng quan trọng nhất trong Photoshop – đó là nơi bạn sẽ chọn công cụ khác nhau để chỉnh sửa hình ảnh của bạn Một khi bạn đã chọn một công cụ, bạn sẽ có thể sử dụng nó với các tài liệu hiện hành
Hình 16: Bảng điều khiển (Tool Panel)
2.1.4 Cửa sổ tài liệu (document window)
Khi bạn mở một tập tin hình ảnh, nó sẽ xuất hiện trong cửa sổ tài liệu Ở phía trên cùng của cửa sổ tài liệu, bạn sẽ thấy tên tập tin, cùng với mức zoom hiện tại Trong ví dụ của chúng tôi, bạn sẽ nhận thấy rằng chúng tôi đang xem tài liệu ở 42,1% kích thước đầy đủ của nó
Hình 17: Cửa sổ tài liệu (document window)
Những công cụ này cho phép bạn vẽ một vùng chọn xung quanh các khu vực nhất định của tài liệu hiện hành Các công cụ lựa chọn mặc định trong ví dụ dưới đây là công cụ Rectangular Marquee
Hình 18: Selection Tool 2.1.6 Drawing Tool
Bạn có thể nghĩ về một chút giống như các công cụ vẽ thực tế cuộc sống Ví dụ, các công cụ Brush cho phép bạn vẽ trên ảnh, trong khi các công cụ Eraser cho phép bạn loại bỏ các phần từ các hình ảnh Ví dụ, khi bạn xóa các phần của layer, nó sẽ cho phép bất kỳ lớp bên dưới nó để hiển thị thông qua
Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi đã xóa một phần của một lớp màu đen và trắng đó là trên một lớp màu, cho phép các màu sắc hiển thị thông qua
Công cụ này cho phép bạn thêm văn bản vào tài liệu hiện hành Ví dụ, bạn có thể sử dụng tính năng này để tạo ra thẻ kỳ nghỉ của riêng bạn hoặc thẻ mời
Công cụ này cho phép bạn chèn các hình dạng, như hình vuông, đường và hình elip, trong tài liệu hiện hành
2.1.9 Color Picker Tool Ở đây, bạn có thể chọn màu sắc cho các công cụ khác nhau, chẳng hạn như các công cụ Brush, công cụ Gradient, và nhiều người khác
2.1.10 Layer Panel Ở đây, bạn có thể nhìn thấy các lớp khác nhau trong tài liệu hiện hành Bạn có thể lần lượt từng lớp trên và tắt bằng cách nhấn vào biểu tượng con mắt
Dựng phim hoạt hình “ Thời niên thiếu của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản”
Phim được chia làm 3 đoạn chính:
_Cảnh 1: Intro giới thiệu tên phim, đạo diễn…
_ Cảnh 1: Bối cảnh nhà Trần bị quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ 2 _Cảnh 2: Vua triệu kiến các bô lão về việc nên hòa hay nên đánh
_Cảnh 3: Các bô lão biểu quyết đồng tâm đánh
_Cảnh 4: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản phi ngựa đến gặp nhà vua _Cảnh 5: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản gặp lính và xin vào gặp vua _Cảnh 6: (Zoom mặt Trần Quốc Toản) Quốc Toản xin vua cho đánh _Cảnh 7: Vua khen thưởng và ban cho quả Cam
_Cảnh 8: Vua ban táo và Trần Quốc Toản nhận táo
_Cảnh 9: Trần Quốc Toản ra về và chiêu binh mãi mã cho trận đánh _Cảnh 10: Trận đánh đầu Trần Quốc Toản tiên phong một mình
_Cảnh 11: Trần Quốc Toản hi sinh trong một trận đánh
_Cảnh 12: Ghi nhớ công ơn Trần Quốc Toản
_Cảnh 1: Kết thúc phim , cảm ơn thầy và phần mềm AE,PTS…
3.2.1 Ảnh động là gì?? Ảnh động là những ảnh có hoạt động, chạy qua chạy lại chữ hoặc hình ảnh hoặc hình ảnh cử động Thường ảnh động là ảnh có đuôi .gif
Vậy từ những ảnh động chúng ta có thể ghép lại và tạo thành những phân cảnh trong đoạn phim
3.2.2 Phim 2D, ưu điểm và nhược điểm
Phim 2D Phim hoạt hình hay phim hoạt họa là một hình thức sử dụng ảo ảnh quang học về sự chuyển động do nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục Trong phim và trong kỹ nghệ dàn dựng, hoạt họa ám chỉ đến kỹ thuật trong đó từng khung hình của phim(frame) được chế tác riêng rẽ Người ta có thể dùng máy tính, hay bằng cách chụp từng hình ảnh đã vẽ, đã được tô màu, hoặc bằng cách chụp những cử động rất nhỏ của các mô hình để tạo nên những hình ảnh này (xem thêm về hoạt họa dùng mô hình đất sét và hoạt hình tĩnh vật Những hình ảnh sau đó được chụp bằng một máy quay phim hoạt họa chuyên ngành Khi tất cả các hình ảnh được ghép vào với nhau, tạo nên một đoạn phim và được chiếu lên màn ảnh, chúng gây nên ảo giác là các cử động được chuyển động liên tục Ảo giác này gây ra do hiện tượng gọi là sự lưu ảnh Để làm được những phim như vậy đòi hỏi phải tốn rất nhiều công sức và sức chịu đựng dai dẳng những công việc tẻ nhạt Hiện nay, nhờ sự phát triển trong hoạt họa máy tính, tốc độ quá trình sản xuất phim đã được tăng lên rất nhiều
_Các công đoạn đơn giản
_Không lựa chọn được góc quay, chỉ có thể chụp ảnh, do đó, các hình ảnh vật thể chỉ được thể hiện trên bề mặt phẳng
_Phải vẽ nhiều hình ảnh nên rất tốn thời gian và công sức
_Phim 2D ít người xem, doanh thu không cao Để có được một bộ phim, trước tiên phải tìm hiểu mục tiêu khách hàng mong muốn Sau đó, nghĩ ý tưởng (idea) và viết kịch bản (script) trên giấy Khi kịch bản được hoàn thiện, các họa sĩ sẽ nghĩ ra các phân cảnh của kịch bản (storyboard) Sau giai đoạn storyboard, sẽ đến phần thu thanh (sound recording), đạo diễn sẽ lựa chọn diễn viên lồng tiếng, nhạc phim hoạt hình, Phần âm thanh sau đó sẽ được chỉnh sửa và lồng ghép vào các khung hình của phim Tiếp theo, các họa sĩ vẽ chuyển động sẽ vẽ hình ảnh nhân vật dựa theo yêu cầu của đạo diễn phim Để có được những hình ảnh hoàn hảo đòi hỏi các họa sĩ phải có kỹ năng cao, thấu hiểu câu chuyện, từng cảnh phim, từng nhân vật
Sau khi hoàn tất công đoạn vẽ chuyển động, họa sĩ làm phim hoạt họa sẽ kiểm tra các chuyển động thông qua bước thử bản chì Với công nghệ máy thử kỹ thuật số, việc kiểm tra và lược bớt các chuyển động thừa chỉ mất vài giây Khi đạo diễn phim đã tâm đắc về các chuyển động, toàn bộ bản vẽ sẽ được scan vào máy tính và ghép vào hình nền Các họa sĩ kỹ thuật số sẽ tô màu các bản vẽ Sau khi hoàn tất bản vẽ, bộ phận quay phim sẽ chuyển các bản vẽ thành phim và đảm bảo các cel hình không bị lệch Cuối cùng, chép phim vào các đĩa DVD, băng từ và công chiếu
3.2.3 Kỹ thuật bóc tách nhân vật và ghép ảnh nền bằng After effect
3.1 Tạo một composition bằng cách import> chọn file
3.2.Tạo một layer mới bằng cách chọn layer > solid setting để tạo một lớp mặt nạ cho layer đầu
Hình 25: Tạo một layer mới
3.3 Ở layer gốc chọn Effect>Keying>Keylight> Screen Colour>
Hình 26: tạo một lớp mặt nạ cho layer đầu
Như vậy là chúng ta đã có thể có một video với nhân vật được tách ra khỏi nền
3.2.4 Kỹ thuật chuyển cảnh Ở đây, mình sẽ dùng phần mềm Proshow để ghép cảnh
3.3 Tạo một slide mới Chọn File> New file ( Ctrl+shift+N)
Hình 27: Tạo một slide mới
3.4 Kéo từng đoạn cảnh đã có sẵn vào các ô trống slides
Lưu ý các file không được để chế độ có dấu!
Chúng ta có thể điều chỉnh giây của từng slide và từ slide này sang slide khác sao cho phù hợp
3.5 Xuất slide thành flie mới
Chọn Publish> My save video
Hình 28 Xuất slide thành flie mới
3.2.5 Kỹ thuật ghép âm thanh vào phim
Do còn một số khó khăn như diễn viên lồng tiếng không có nên em đã sử dụng video có sẵn trên mạng và convert từ mp4 thành mp3 Bằng phần mềm Total convert video
3.3 Mở phần mềm Total convert video và chèn file cần đổi đuôi định dạng
Hình 29: Mở phần mềm Total convert video
3.4 Sau khi đã add file cần đổi, chọn đuổi cần đổi, ở đây em chọn đuôi mp3
3.5 Chọn Convert Now và đợi xuất file
Như vậy chúng ta đã có một file với dịnh dạng mp3
3.6 Ở phần mềm Proshow khi đã ghép tất cả các cảnh với nhau, chúng ta có thể chèn âm thanh phía dưới timeline
Kéo thả file mp3 vào từng đoạn sao cho khớp với hình ảnh, để có thể khớp với hình ảnh chuẩn nhất, chúng ta kích chuột phải vào đoạn âm thanh vào chọn setting
Hình 33 phần nội dung của bộ phim
Khi hoàn thành từ cảnh cho đến âm thanh Như vậy là chúng ta đã xong phần nội dung của bộ phim Và để cho bộ phim thêm phần sinh động hấp dẫn và bắt mắt người xem chúng ta cần thềm phần intro mở đầu giới thiệu tiêu đề bộ phim
Hình 34 mở đầu giới thiệu tiêu đề bộ phim
Và chúng ta cũng không thể thiếu kết thúc phim cùng với những behind the sence
Những nguyên tắc khi dựng phim hoạt hình
12 nguyên tắc làm phim hoạt hình được những người tiên phong như: Frank Thomas và Ollie Johnston soạn thảo lần đầu tiên được giới thiệu trong IIIusion of Life là tập hợp kỹ thuật quan trọng nhất bạn cần nắm vững để tạo ra hình ảnh hoạt hình sinh động và hấp dẫn
Thời gian và không gian trong phim hoạt hình giúp cho các đối tượng và nhân vật hoạt hình chuyển động theo một quy luật vật lý Thời gian đề cập đến số lượng khung hình giữa hai tư thế Ví dụ, một quả bóng đi từ màn hình trái sang màn hình phải trong 24 khung hình đó sẽ là thời gian Phải mất 24 khung hình hoặc một giây (nếu bạn đang làm việc với các bộ phim hoạt hình có tỷ lệ 24 khung hình mỗi giây) thì quả bóng mới đến được phía bên kia của màn hình
Khoảng cách đề cập đến việc làm thế nào để những khung hình riêng lẻ được đặt cố định Cũng trong ví dụ trên, một khoảng cách quả bóng được đặt ở 23 khung hình khác sẽ là bao nhiêu? Nếu khoảng cách gần nhau thì các đối tượng di chuyển chậm hơn còn nếu khoảng cách xa nhau thì đối tượng sẽ di chuyển nhanh hơn
Squash và Stretch giúp đối tượng di chuyển một cách linh hoạt và mềm mại Có rất nhiều biểu hiện của Squash và Stretch xảy ra trong cuộc sống thực mà bạn có thể không nhận thấy nhưng trong phim hoạt hình nó sẽ được cường điệu hóa Ví dụ, có rất nhiều điểm bị đè xuống và kéo dài ra trên khuôn mặt khi ai đó nói bởi vì khuôn mặt là khu vực rất linh hoạt và nhạy cảm
Cách đơn giản nhất để hiểu Squash và Stretch làm việc như thế nào thì hãy nhìn vào một quả bóng cao su Một quả bóng bằng cao su đang rơi có thể dãn ra theo chiều dọc khi nó tăng tốc và sẽ nén lại khi chạm mặt đất, tốc độ sẽ quyết định độ biến dạng của quả bóng Khi quả bóng nảy lên từ mặt đất, nó sẽ kéo dãn theo chiều dọc một lúc trước khi trọng lực của Trái Đất giảm tốc độ của quả bóng cho đến khi quả bóng dừng hẳn
Squash và Stretch có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nhân vật hoạt hình như con mắt khi đang nháy hoặc khi người nào đó ngạc nhiên hay sợ hãi thì khuôn mặt của họ sẽ bị đè xuống và kéo dài ra Squash và Stretch là một nguyên tắc tuyệt vời sử dụng để phóng đại những hình ảnh động và thêm sự hấp dẫn cho khoảnh khắc phim
Anticipation được sử dụng trong phim hoạt hình giúp khán giả biết được các hành động sắp xảy ra của các đối tượng Hãy hiểu một cách đơn giản là: Nếu một người cần phải di chuyển về phía trước thì đầu tiên họ phải di chuyển trở lại Ví dụ, nếu một nhân vật sắp đi về phía trước, họ có thể di chuyển nhẹ trở lại, điều này cho phép khán giả biết người này là sắp di chuyển Hoặc nếu một nhân vật muốn đặt chiếc ly trên bàn, họ có thể di chuyển bàn tay của họ trở lại trước khi đưa nó về phía trước
Bất kỳ đối tượng hoặc người nào đang di chuyển hoặc đến một điểm dừng cần phải có thời gian để tăng tốc và giảm tốc Nếu không có Ease in và Ease out thì những chuyển động trở nên rất không tự nhiên và như một con robot Ví dụ, một chiếc xe bắt đầu từ một điểm dừng, nó không nên đạt tốc độ tối đa ngay lập tức mà trước tiên phải tăng tốc và từ từ đạt tốc độ Khi đến điểm dừng, nó không giảm từ sáu mươi về đến không trong chớp mắt Nếu làm như vậy, nó sẽ là vô cùng khó chịu Thay vào đó, nó từ từ đi chậm lại cho đến khi đạt đến một điểm dừng hoàn toàn
Hình 39 Ease in Ease out Điều này cũng phải được thực hiện trong làm phim hoạt hình và cách dễ dàng nhất để thực hiện là sử dụng các nguyên tắc của khoảng cách Như một nhân vật đứng lên từ tư thế ngồi khoảng cách sẽ gần nhau hơn lúc bắt đầu Do đó, dễ dàng tạo thành chuyển động và khi nhân vật đứng lên sẽ dễ dàng làm chuyển động Nếu không có khả năng tăng tốc và giảm tốc độ của các hành động tất cả mọi thứ sẽ rất bất ngờ và bị giật
Follow through và Overlapping có thể được coi là hai nguyên tắc khác nhau nhưng chúng có mối liên quan chặt chẽ
Follow Through giúp phần riêng biệt của cơ thể tiếp tục di chuyển sau khi nhân vật đã đi đến một điểm dừng Ví dụ, một nhân vật khi đi bộ đến một điểm dừng, tất cả các phần của cơ thể sẽ không dừng lại cùng một thời gian chính xác mà thay vào đó, cánh tay có thể tiếp tục đưa về phía trước trước khi dừng hẳn Điều này đồng nghĩa với việc quần áo của nhân vật tiếp tục di chuyển theo nhân vật đến điểm dừng
Hình 40 Follow through và Overlapping
Overlapping Action rất giống với Follow Throug ở chỗ : Các phần khác nhau của cơ thể sẽ di chuyển vào các thời điểm khác nhau Ví dụ, nếu một nhân vật nâng cánh tay của họ lên vẫy, vai sẽ di chuyển đầu tiên và sau đó là cánh tay rồi khuỷu tay và cuối cùng mới là bàn tay Bạn cũng có thể quan sát ví dụ về Follow Through trong chuyển động của một ngọn cỏ, phần gốc sẽ di chuyển đầu tiên và phần còn lại của cỏ sẽ di chuyển tiếp theo với những tỷ lệ khác nhau
Trong thực tế, tất cả mọi thứ di chuyển với tốc độ khác nhau và ở những thời điểm khác nhau và đó là lý do tại sao Follow Through và Overlapping Ation là rất quan trọng để chụp những chuyển động một cách chân thực và dễ dàng
Tất cả mọi thứ trong cuộc sống thực thường di chuyển trong một số loại chuyển động vòng cung và trong phim hoạt hình, bạn nên tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo hình ảnh động của bạn được mịn màng và di chuyển một cách thực tế Chỉ có khi bạn đang cố gắng làm cử động cho một con robot thì lúc đó mọi di chuyển mới theo một đường thẳng hoàn hảo bởi vì sẽ không tự nhiên cho con người khi phải di chuyển theo đường thẳng
Ví dụ, nếu một nhân vật đang quay đầu lại, chúng ta sẽ nhúng đầu nhân vật xuống trong một lượt tạo ra một chuyển động vòng cung Và các ngón chân cũng có thể di chuyển theo hình vòng cung như nhân vật đang bước đi
Exaggeration được sử dụng để thúc đẩy các cử động thêm hấp dẫn hơn Exaggeration có thể được sử dụng để tạo ra chuyển động cực kỳ hoạt hình hoặc các hành động thực tế hơn Tuy nhiên, dù đó là một hình ảnh cách điệu hay thực tế, Exaggeration cũng nên được thực hiện ở mức độ cho phép
TÍNH ỨNG DỤNG CỦA PHIM HOẠT HÌNH
Ngày nay ngành công nghiệp phim rất phát triển kể cả là phim điện ảnh lẫn phim hoạt hình Phim hoạt họa vốn được sử dụng với mục đích để giải trí là chính Song, hiện nay nó còn được phát triển và sử dụng như những công cụ giảng dạy và học tập, như sự phát triển của hoạt họa điều hướng và hoạt họa giảng dạy chẳng hạn Phim hoạt họa còn là một hình thức nghệ thuật được công chúng tán tụng (đôi khi chúng còn được chính phủ tài trợ, như hiện tượng thường thấy ở các nước Đông Âu trong thời kỳ của Chủ nghĩa Cộng sản), và còn được quảng cáo, giới thiệu trong những đại hội phim trên toàn thế giới Sẽ thật thực dụng khi hoạt hình không còn chỉ là những bộ phim giải trí mà chúng ta hãy xây dựng những bộ phim hoạt hình gắn liền với những truyền thuyết cổ tích hay những chiến công dựng nước và giữ nước của ông cha ta, phim hoạt hình thường gắn liền với tuổi thơ, chính vì vậy Để con em chúng ta có thể hiểu biết được lịch sử truyền thống thông qua những bộ phim hoạt hình mà không bị nhàm chán bởi sách vở