15 Trang 7 HƯỚNG DẪN MÔ TẢ MÔN HỌC Sau 30 tiết lý thuyết về Nguyên lý thiêt kế kiến trúc công trình công nghiệp, đồ án kiến trúc công nghiệp 1 là một trong những bài tập thực hành giúp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP
Ấn bản 2015
Các ý kiến đóng góp về tài liệu học tập này, xin gửi về e-mail của ban biên tập: tailieuhoctap@hutech.edu.vn
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC I
ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP 1: NHÀ MÁY MAY TÚI XÁCH I HƯỚNG DẪN I
BÀI 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ 1
1.1 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC 1
1.2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 1
1.2.1 Vị trí xây dựng 1
1.2.2 Điều kiện tự nhiên 1
1.2.3 Các điều kiện quản lý xây dựng của khu công nghiệp Tân Bình 2
1.3 CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ MÁY VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 2
1.3.1 Các đặc điểm chung 2
1.3.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất 3
1.3.3 Khái niệm về một số công đoạn sản xuất trong quy trình công nghệ 3
1.4 SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG CÔNG NGHỆ 6
1.5 NỘI DUNG, QUY MÔ, CÔNG SUẤT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 7
BÀI 2: NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CỦA ĐỒ ÁN 8
2.1 QUY HOẠCH MẶT BẰNG CHUNG XNCN 8
2.1.1 Phương án quy hoạch 8
2.1.2 Bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy phương án chọn 8
2.1.3 Vẽ mặt đứng tổng thể 10
2.1.4 Vẽ phối cảnh 10
2.1.5 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu 10
2.2 THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT CHÍNH CỦA XN 10
2.2.1 Mặt bằng nhà sản xuất chính 10
2.2.2 Các mặt cắt 12
2.2.3 Vẽ chi tiết cấu tạo 12
2.2.4 Mặt đứng nhà sản xuất 12
2.2.5 Phối cảnh nội ngoại thất nhà sản xuất 13
2.3 YÊU CẦU THỂ HIỆN ĐỒ ÁN 13
BÀI 3: PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 14
3.1 THỜI GIAN LÀM ĐỒ ÁN 14
3.2 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ 14
PHỤ LỤC 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP 2: NHÀ MÁY LẮP RÁP Ô TÔ TẢI – ĐẦU KÉO I HƯỚNG DẪN I BÀI 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ 1
Trang 4II MỤC LỤC
1.1 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC 1
1.2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 1
1.2.1 Vị trí xây dựng 1
1.2.2 Điều kiện tự nhiên 2
1.2.3 Các điều kiện quản lý xây dựng của khu công nghiệp Nhơn Trạch 2
1.3 CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ MÁY VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 2
1.3.1 Các đặc điểm chung 2
1.3.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất 3
1.3.3 Khái niệm về một số công đoạn sản xuất trong quy trình công nghệ 3
1.4 SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG CÔNG NGHỆ 8
1.5 NỘI DUNG, QUY MÔ, CÔNG SUẤT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 9
BÀI 2: NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CỦA ĐỒ ÁN 10
2.1 QUY HOẠCH MẶT BẰNG CHUNG XNCN 10
2.1.1 Phương án quy hoạch 10
2.1.2 Bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy phương án chọn 10
2.1.3 Vẽ mặt đứng tổng thể 12
2.1.4 Vẽ phối cảnh 12
2.1.5 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu 12
2.2 THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT CHÍNH CỦA XN 12
2.2.1 Mặt bằng nhà sản xuất chính 12
2.2.2 Các mặt cắt 14
2.2.3 Vẽ chi tiết cấu tạo 14
2.2.4 Mặt đứng nhà sản xuất 14
2.2.5 Phối cảnh nội ngoại thất nhà sản xuất 15
2.3 YÊU CẦU THỂ HIỆN 15
BÀI 3: PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 16
3.1 THỜI GIAN LÀM ĐỒ ÁN 16
3.2 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ 16
PHỤ LỤC 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 5ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP 1:
NHÀ MÁY MAY TÚI XÁCH
Trang 7HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Sau 30 tiết lý thuyết về Nguyên lý thiêt kế kiến trúc công trình công nghiệp, đồ án kiến trúc công nghiệp 1 là một trong những bài tập thực hành giúp sinh viên thật sự bước vào lĩnh vực thiết kế và kỹ thuật kiến trúc công nghiệp, làm quen với những thông
số kỹ thuật và kích thước không gian cực lớn, đầy những toan tính chặt chẽ, nhưng không kém phần thú vị
Đòi hỏi người thiết kế phải nắm vững và vận dụng linh hoạt những nguyên tắc lý luận cơ bản đã học để sáng tạo được không gian kiến trúc thích ứng nhu cầu sử dụng
về công năng đa dạng, phong phú, vừa logic khoa học, vừa đạt được giá trị thẩm mỹ tinh tế trong mối quan hệ chặt chẽ giữa bố cục quy hoạch tổng thể, tổ chức không gian kiến trúc bên trong với thiết kế hình thức kiến trúc bên ngoài, cùng với các hệ thống kỹ
thuật công trình và an toàn thoát hiểm Giúp cho công trình đạt hiệu quả sử dụng cao
kế, bắt buộc người thiết kế phải đáp ứng bằng được
− Yêu cầu: Sinh viên biết sử dụng các dữ liệu cơ sở để định hướng thiết kế
Phần 2: NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
− Mục đích: Nhiệm vụ thiết kế chỉ rõ yêu cầu về nội dung, khối lượng, hình vẽ đối với từng phần Hướng dẫn sinh viên lần lượt giải quyết từng vấn đề cụ thể
− Yêu cầu: Sinh viên vận dụng sáng tạo nguyên lý, nguyên tắc tiếp thu được ở học phần “Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp” để lựa chọn được giải pháp xây
Trang 8II HƯỚNG DẪN
dựng tối ưu Dàn dựng hồ sơ, bố cục và trình bày thể hiện được tốt ý đồ thiết kế của mình theo yêu cầu của bài học
Phần 3: PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
− Mục đích: Là tiên lượng nội dung làm việc giữa thầy và trò được phân bổ theo quỹ thời gian đảm bảo hoàn tất được yêu cầu bài học
− Yêu cầu: Thầy và trò duy trì đúng tiến độ của đồ án
YÊU CẦU MÔN HỌC
Sinh viên kinh qua học phần lý thuyết “Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp”, các học phần cơ sở ngành, và sử sụng được các phần mềm acad, 3dmax, photoshop Sinh viên phải tham ít nhất 80% các buổi học, nắm vững phần lý thuyết và chuẩn
bị các họa cụ cần thiết phục vụ cho việc thực hiện bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách tại họa thất
Sinh viên tập làm bài tại nhà và hiệu chỉnh bài ngay tại lớp sau khi đã được thầy sửa Thời gian làm bài tại họa thất phải đạt ≥70% thời lượng và dự đủ 80% lần sửa của thầy
CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Sinh viên cần xem trước bài giảng để hiểu rõ các yêu cầu, nội dung của đồ án và chuẩn bị tốt phần tự nghiên cứu ở nhà trước khi lên lớp Tại họa thất phải tập trung thực hiện bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách tại họa thất, đồng thời tiếp thu sự giáo huấn của giáo viên qua bài tập của mình và của cả các bạn cùng lớp
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:
- Điểm quá trình sửa bài: 50%, bao gồm:
• Họa cảo: 20%;chấm theo thang điểm 10;
• Quá trình sửa bài: 30% ; chấm theo thang điểm 10, kết thúc ở phần làm maquette;
Trang 9• Tổng số điểm trong giai đoạn này phải ≥ 4,5 điểm Dưới số điểm này, sinh viên phải dừng làm đồ án;
- Điểm thể hiện đồ án: 50%, chấm theo thang điểm 10 và căn cứ vào yêu cầu nội dung trong bài
- Điểm kết thúc môn học: 100%, chấm theo thang điểm 10, được đánh giá bằng điểm tổng kết của điểm quá trình sửa bài và điểm thể hiện đồ án Sinh viên bị đình chỉ làm bài khi không tham dự trên 30% thời gian sửa bài
Trang 11BÀI 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ
1.1 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC
- Qui chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng: TCVN 3904:1964 Nhà của các xí nghiệp công nghiệp Thông số hình học; TCVN 4514:1988 Xí nghiệp công nghiệp Tổng mặt bằng;
TCVN 4604:1988 Xí nghiệp công nghiệp Nhà sản xuất.
- Giáo trình: Qui hoạch khu công nghiệp và lựa chọn địa điểm xây dựng XNCN – NXB Xây dựng 2001; Thiết kế kiến trúc công nghiệp – NXB xây dựng 1998; Cấu tạo nhà công nghiệp – NXB Xây dựng 1996
- Bài giảng “Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp” của giáo viên giảng dạy đã được Bộ môn Kiến trúc Công nghiệp ban hành
1.2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
1.2.1 Vị trí xây dựng
- Khu đất xây dựng nằm trong khu công nghiệp Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
- Bản đồ phân lô: xem phụ lục 1
• Lô số 23: dành cho sinh viên có mã số lẻ; có diện tích 1,4ha; chiều dài 140m,
tiếp giáp đường số 2 có lộ giới 40m; chiều rộng 100m, tiếp giáp đường số 3 có
lộ giới 32m;
• Lô số 26: dành cho sinh viên có mã số chẵn; có diện tích 1,26 ha; chiều dài
140m, tiếp giáp đường 2 có lộ giới 40m; chiều rộng 90m, tiếp giáp đường 5 có
lộ giới 32m;
1.2.2 Điều kiện tự nhiên
- Theo chế độ khí hậu của khu vực thành phố Hồ Chí Minh
- Hoa gió khu vực cho thấy 2 hướng gió chủ đạo trong năm là Đông - Nam và Tây - Nam
Trang 122 BÀI 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ
1.2.3 Các điều kiện quản lý xây dựng của khu công nghiệp
Tân Bình
- Mật độ xây dựng: 50 ÷ 60%; hệ số sử dụng đất Hsd = 2; số tầng cao 2÷6
- Khoảng lùi xây dựng: cách danh đất ≥2,0m về phía đường khu vực và ≥4m nơi tiếp giáp các lô đất
- Điểm đấu nối kỹ thuật (điện, cấp thoát nước): được đấu nối vào hệ thống hạ tầng
kỹ thuật của khu công nghiệp ở về phía đường số 2, 3 và đường số 5
1.3 CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ MÁY VÀ
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
1.3.1 Các đặc điểm chung
- Phân loại công trình: công trình công nghiệp nhẹ; qui mô sản xuất 2 ÷ 5 triệu sản phẩm/năm; sản phẩm là túi xách tay tùy thân và du lịch; nguyên vật liệu chính là vải sợi, vải giả da; các phụ liệu bằng nhựa và kim loại
- Phân cấp công trình: cấp công trình II; bậc chịu lửa II;
Hình 1.1: Các sản phầm của nhà máy
Trang 131.3.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất
- Nguyên tắc hoàn thành sản phẩm của nhà máy là nguyên tắc hoàn thành kết hợp: một phần sản phẩm hoàn thành đơn lẻ, phần còn lại hoàn thành hàng loạt và liên tục hàng loạt
- Mọi hoạt động sản xuất trong dây chuyền công nghệ đều có thể diễn ra trên một mặt phẳng và phát triển tịnh tiến theo tuyến
- Quá trình sản xuất không đòi hỏi gia nhiệt và pháp sinh nhiệt, nhưng sử dụng nguyên vật liệu dễ cháy
1.3.3 Khái niệm về một số công đoạn sản xuất trong quy
trình công nghệ
1.3.3.1 Công đoạn rập cắt
- Gồm 2 công đoạn là ra rập và cắt gọi chung là công đoạn rập cắt
- Ra rập: chuyên viên kỹ thuật khai triển mẫu sản phẩm ra các chi tiết thành phần riêng lẻ, thường các mẫu chi tiết này (mẫu rập) làm bằng bìa cứng Hiện có nhiều nhà máy thực hiện công đoạn này trên máy tính
- Cắt: tại đây vải được trải và sắp lớp cho chuyên viên kỹ thuật khai triển khuôn mẫu trên mặt vải sao cho hợp lý tối ưu nhất (tiết kiệm tối đa), sau đó được cắt ra thành các thành phần riêng lẻ của sản phẩm;
Hình 1.2: Máy trải vải và cắt chi tiết
Trang 144 BÀI 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ
- Dụng cụ cắt rập thường là các máy cắt cơ khí, rập thủy lực nếu cắt rập đại trà và mẫu mã không phức tạp, hoặc cắt rập bằng máy cầm tay nếu mẫu mã phức tạp
1.3.3.2 Công đoạn hoàn thành đơn lẻ
- Tại công đoạn hoàn thành đơn lẻ: các thành phần chi tiết đơn lẻ của sản phẩm được hoàn thiện trước khi đưa đi ráp nối lại với nhau;
- Bao gồm những công đoạn đơn lẻ như in, thêu, gắn mác, khóa kéo, vắt xổ v,v… Một chi tiết có thể phải qua tất cà hoặc là chỉ một công đoạn đơn lẻ này
Hình 1.3: Máy thêu và in
1.3.3.3 Công đoạn may ráp
- Ở đây ráp nối các thành phần đơn lẻ để cơ bản hoàn thành sản phẩm hàng loạt, và
là công xưởng chính của nhà máy;
- Trong xưởng bao gồm nhiều chuyền may sắp đặt song song nhau để hoàn tất theo sery, mỗi chuyền may trung bình có 25 máy may công nghiệp, mỗi máy may cần phải có diện tích để làm việc từ 1,8 ÷ 2,2 m2
- Trong bài này xưởng có 20 chuyền may, chúng thường xếp song song kểu ngang hàng hoặc đấu đầu
Trang 15Hình 1.4: Chuyền may bố trí đấu đầu nhau
Hình 1.5: Chuyền may bố trí song song
1.3.3.4 Công đoạn hoàn thiện
Tới đây sản phẩm được bổ sung thêm các chi tiết phụ như đai, đệm lót, tay khóa, bánh xe v,v… và kiểm tra tổng thể (cơ lý hóa)
1.3.3.5 Công đoạn bao bì
Sản phẩm được đóng gói theo đơn vị hay lô, kiện bằng máy hay thủ công tùy vào đặc điểm sản phẩm; tại có máy ép chân không giúp cho các sản phẩm được ép đạt thể tích nhỏ nhất
Trang 166 BÀI 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ
Trang 171.5 NỘI DUNG, QUY MÔ, CÔNG SUẤT CÁC HẠNG
MỤC CÔNG TRÌNH
TT Tên hạng mục công trình Diện tích (m2) Độ cao nhà (m) Ghi chú
1.1 Phân xưởng cắt - rập 400.0 4.8 ≥ 1 tầng 1.2 Phân xưởng in - thêu 200.0 4.8 ≥ 1 tầng 1.3 Phân xưởng khóa kéo 200.0 4.8 ≥ 1 tầng 1.4 Phân xưởng vắt xổ 200.0 4.8 ≥ 1 tầng 1.5 Phân xưởng may ráp 1,200.0 4.8 ≥ 1 tầng 1.6 Phân xưởng hoàn thiện 400.0 4.8 ≥ 1 tầng 1.7 Phân xưởng bao bì 400.0 4.8 ≥ 1 tầng
2 Khu phụ trợ sản xuất 2,214.0
2.1 Kho nguyên liệu, phụ liệu 800.0 4.8 1 tầng 2.2 Kho thành phẩm 800.0 4.8 1 tầng 2.3 Xưởng cơ khí + kho 200.0 4.8 1 tầng 2.4 Xưởng ra rập + kho 200.0 4.8 1 tầng 2.5 Trạm cung cấp khí nén 30.0 4.8 1 tầng 2.6 Trạm cung cấp gaz 30.0 4.8 1 tầng 2.7 Trạm biến thế điện 12.0 4.8 1 tầng 2.8 Trạm phát điện dự phòng 30.0 4.8 1 tầng 2.9 Trạm bơm, bể nước sạch, pccc 100.0 4.8 1 tầng 2.10 Đài nước 12.0 10 m3
3 Khu hành chính và phục vụ 3,302.0
3.1 Nhà hành chính 780.0 3.6 ≥ 1 tầng 3.2 Hội trường 800.0 4.2 1 tầng 3.3 Nhà ăn 600.0 4.2 không bếp 3.4 Khu vệ sinh, thay đồ CN 150.0 3.2 nữ 80% 3.5 Trạm y tế 20.0 3.2 ≥ 1 tầng 3.6 Thường trực, bảo vệ 12.0 3.2 1 tầng 3.7 Nhà xe công nhân 700.0 3.2 xe 2 bánh 3.8 Nhà xe ô tô 240.0 4.2 có xe 50
chỗ
Trang 188 BÀI 2: NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CỦA ĐỒ ÁN
BÀI 2: NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ
THIẾT KẾ CỦA ĐỒ ÁN
Đồ án gồm 2 phần: Quy hoạch mặt bằng chung XNCN và thiết kế nhà sản xuất chính
2.1 QUY HOẠCH MẶT BẰNG CHUNG XNCN
Đánh giá: 5 điểm - bao gồm cả điểm nội dung và trình bày
2.1.1 Phương án quy hoạch
Đồ án phải đưa ra ít nhất 2÷3 phương án quy hoạch mặt bằng chung XNCN tỷ lệ
1/1000 (0.5 điểm)
Trong đó thể hiện được sự bố trí sơ bộ của các công trình, sự phân chia các ô đất bởi hệ thống giao thông chính phụ, vị trí cổng chính, cổng phụ Việc đánh giá lựa chọn phương án thông qua các sơ đồ:
- Sơ đồ phân khu chức năng và bố trí các bộ phận chức năng theo đúng vật liệu và theo mức độ vệ sinh công nghiệp
- Sơ đồ tổ chức giao thông, luồng hàng và luồng người
- Đánh giá về phương diện sử dụng đất và khả năng mở rộng thông qua bảng cân bằng đất đai
- Đánh giá về tổ chức không gian kiến trúc
2.1.2 Bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy phương án chọn
Mặt bằng tổng thể vẽ ở tỷ lệ 1/400 ÷ 1/500 (2 điểm)
Trong đó thể hiện bố trí các công trình, các tuyến giao thông chính, phụ; cổng chính, cổng phụ, hệ thống sân bãi và hệ thống cây xanh, cảnh quan, hàng rào ranh giới xí nghiệp công nghiệp Vẽ mặt cắt của các tuyến đường chính trong nhà máy
Trang 19a Bố trí cụ thể các hạng mục công trình
Căn cứ vào phương án chọn, sơ đồ dòng vật liệu của nhà máy các công trình được
bố trí trên mặt bằng chung XN phải đảm bảo:
- Bố cục phân khu, bố trí sử dụng đất hợp lý nhất (vị trí, kích thước, diện tích đúng với nhiệm vụ thiết kế đã cho); giải quyết các mối quan hệ đối ngoại và đối nội công trình
- Phát triển không gian kiến trúc và hình khối các công trình phù hợp nhất với dây chuyền sản xuất, thế đất, các điều kiện tự nhiên, điều kiện hạ tầng kỹ thuật
- Khoảng cánh giữa các công trình đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp và phòng hoả
- Tạo ra được những không gian cảnh quan đẹp
- Chú thích đầy đủ rõ ràng tên các hạng mục, số tầng và cấp công công trình
b Thiết kế hệ thống giao thông:
- Cổng chính, cổng phụ nối với mạng lưới giao thông bên ngoài (chú ý khoảng cách không gian trước cổng để đảm bảo an toàn giao thông)
- Trên cơ sở các tuyến giao thông đã vạch ra, căn cứ vào khối lượng, mật độ vận chuyển, mật độ người ra vào cho từng hạng mục công trình để xác định đâu là đường chính đâu là đường phụ Kích thước đường một làn xe 3,5 hoặc 3,75 m Đường chính thường là 3 - 4 làn xe hoặc lớn hơn tuỳ theo đặc điểm hàng hoá và tầm quan trọng của tuyến đường (kích thước: 10,5 m - 15 m hoặc lớn hơn) Đường phụ 2 làn xe (7m
- 7,5 m) Lối vào các phân xưởng thường là 1 làn xe (4 m)
c Thiết kế hệ thống sân bãi:
Hệ thống sân bãi thường dùng làm kho lộ thiên, bám sát đường giao thông có thể cùng cốt hoặc khác cốt đường Mặt sân bãi được đổ bê tông, lát tấm, khối bê tông đúc sẵn hoặc bằng đất đầm chặt Khi thể hiện sao cho phân biệt với công trình
và danh giới phải rõ ràng
d Thiết kế cây xanh cảnh quan, hàng rào danh giới xí nghiệp:
- Cây xanh phải chiếm lớn hơn hoặc bằng 10% tổng diện tích khu đất Bố trí hợp lý,
có ý đồ rõ ràng không tuỳ tiện
Trang 2010 BÀI 2: NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CỦA ĐỒ ÁN
- Xung quanh khu đất phải vẽ vị trí cổng, hàng rào rõ ràng
Vẽ phối cảnh tổng thể nhà máy hoặc mô hình và một số tiểu cảnh (1,5 điểm)
Thể hiện được toàn cảnh của nhà máy và những không gian đẹp
2.1.5 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu
Lập bảng cân bằng đất đai (0.5 điểm) Trình bày được đầy đủ các thông số sau:
- Thống kê diện tích, tỉ lệ chiếm đất của các loại đất: đất xây dựng công trình, đất xây dựng các công trình kỹ thuật và sân bãi sản xuất, giao thông, đất cây xanh, đất
dự phòng phát triển;
- Mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất
- Các thông số không tăng quá 10% và giảm quá 5% so với nguyên lý thiết kế
2.2 THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT CHÍNH CỦA XN
Đánh giá: 5 điểm - bao gồm cả điểm nội dung và trình bày
2.2.1 Mặt bằng nhà sản xuất chính
Trình bày ở tỷ lệ 1/200 (1,5 điểm) Trong đó phải thể hiện được các vấn đề sau:
- Nghiên cứu kỹ mặt bằng công nghệ sơ đồ dòng vật liệu, đặc điểm sản xuất của xưởng
- Đề xuất hình khối không gian kiến trúc hợp lý, lựa chọn được số tầng cao và xác định được các thông số hình học phù hợp với mục đích yêu cầu sản xuất
Trang 21- Có thể xảy ra mấy trường hợp sau: Phân xưởng độc lập hoàn toàn; Phân xưởng hợp khối với một số công trình khác; phân xưởng hợp khối hoặc liên khối với toàn bộ các hạng mục công trình chủ yếu của nhà máy
Với tất cả các trường hợp sinh viên phải vẽ kỹ và hoàn chỉnh mặt bằng phân xưởng sản xuất chính mà mình thiết kế Còn các công trình khác có thể vẽ hoặc không Xong tốt nhất nên nghiên cứu và vẽ mặt bằng của toàn bộ các công trình hợp khối với nó để thấy đưọc sự hợp lý của giải pháp lựa chọn và vẻ đẹp tổ hợp mặt bằng hình khối công trình
Yêu cầu cụ thể:
a Mặt bằng phân xưởng phải thiết kế đầy đủ các bộ phận chức năng:
- Bộ phận sản xuất: sơ đồ dòng vật liệu, sơ đồ bố trí thiết bị máy móc…;
- Bộ phận hành chính, phục vụ sinh hoạt của xưởng: điều hành, kỹ thuật, nghỉ, vệ sinh ;
- Giao thông: lối đi ngang, dọc xưởng; cửa ra vào, thoát người; cầu thang, thang máy (phân xưởng sản xuất nhiều tầng);
- Bộ phận kho: kho nguyên liệu, kho thành phẩm;
- Bộ phận phụ trợ;
b Mặt bằng phải thể hiện rõ :
- Giải pháp kết cấu lựa chọn: kết cấu phẳng hay kết cấu không gian; cột thép hay BTCT;
- Mạng lưới cột thông qua hệ thống trục định vị ngang dọc nhà;
- Các kích thước cơ bản: nhịp, bước cột, chiều dài, chiều rộng xưởng khe biến dạng (nếu có), kết cấu bao che;
- Tường bao che, tường ngăn, vị trí cửa sổ, hè rãnh xung quanh nhà;
- Bố trí các bộ phận chức năng, mặt bằng bố trí thiết bị theo dây chuyền sản xuất;
- Tổ chức giao thông bên trong xưởng với luồng người - hàng, cửa đi vào, ra ; phương tiện vận chuyển bên trong phù hợp với toàn Xí nghiệp;
Trang 2212 BÀI 2: NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CỦA ĐỒ ÁN
2.2.2 Các mặt cắt
Trình bày mặt cắt ngang nhà tỉ lệ 1/100; mặt cắt dọc tỉ lệ 1/200 (1,0 điểm)
Thường xảy ra một số trường hợp như: nhà sản xuất một tầng hoặc nhiều tầng; giải pháp kết cấu chịu lực là khung phẳng hay kết cấu không gian; kết cấu thép, BTCT hoặc kết cấu hỗn hợp Trong tất cả các trường hợp mọi bản vẽ mặt cắt phải thể hiện rõ các vấn đề sau:
- Giải pháp kết cấu chịu lực: móng, cột, kết cấu mang lực mái, kết cấu dỡ kết cấu mang lực mái (nếu có) Hệ thống giằng: cột, mái, cửa mái;
- Giao thông vận chuyển: loại cầu trục sử dụng (cầu trục cầu, cầu trục cổng, cầu trục treo ) hay băng chuyền
- Mặt cắt, mặt đứng nhìn thấy của kết cấu bao che: mái, tường, cửa sổ, cửa đi Chỉ dẫn các loại cấu kiện và vật liệu xây dựng dự kiến sử dụng;
- Giải pháp chiếu sáng, thông gió, thóat nước mưa;
- Mặt cắt sàn các tầng (phân xưởng sản xuất nhiều tầng);
- Các kích thước cơ bản: cốt cao, nhịp nhà, bước cột, trục định vị;
2.2.3 Vẽ chi tiết cấu tạo
Trình bày chi tiết cấu tạo từ móng đến mái ở tỷ lệ 1/50 (0,5 điểm)
Chi tiết do sinh viên tự lựa chọn phải vẽ đúng chi tiết cấu tạo của công trình do mình thiết kế, không vẽ lại những chi tiết đã có trong sách
Yêu cầu vẽ thiết kế cấu tạo để thể hiện, minh chứng đặc điểm chính của giải pháp kết cấu, kiến trúc hoặc các giải pháp xây dựng khác liên quan Thể hiện sự tìm tòi sáng tạo trong việc thiết kế mặt cắt, mặt đứng công trình
2.2.4 Mặt đứng nhà sản xuất
Trình bày mặt đứng trước và mặt đứng bên tỉ lệ 1/100 ÷ 1/200 (1,0 điểm)
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của xưởng, thiết kế mặt đứng của nhà sản xuất sao cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất bên trong xưởng
Trang 23Thể hiện rõ giải pháp tổ hợp hình khối kiến trúc: sự liên kết các khối công năng; mảng đặc rỗng; cao thấp; phân vị ngang phân vị đứng
Thể hiện được sự lựa chọn, phối hợp một cách hài hoà việc sử dụng vật liệu, mầu sắc trang trí trên bề mặt công trình Thể hiện rõ vị trí cũng như tỷ lệ cửa sổ cửa đi cửa mái trên mặt đứng Có thể dùng mầu để diễn họa thêm cho sinh động
2.2.5 Phối cảnh nội ngoại thất nhà sản xuất
Vẽ từ 1 đến 2 phối cảnh nội ngoại thất tùy chọn (1,0 điểm)
Thể hiện được vẻ đẹp hình khối không gian công trình do mình thiết kế Phải khớp với mặt bằng mặt cắt đã thiết kế
2.3 YÊU CẦU THỂ HIỆN ĐỒ ÁN
- Đồ án được thể hiện trên khổ giấy A0, số lượng tối thiểu 04 tờ
- Phương pháp thể hiện: vẽ tay, vẽ máy; khuyến khích vẽ tay các phần thể hiện kiến trúc như mặt đứng, phối cảnh
- Chất liệu thể hiện: không hạn chế
- Mô hình: không nằm trong khối lượng phải thể hiện song không hạn chế Có khuyến khích nếu làm tốt
- Bản vẽ đóng thành tập, có bìa ngoài đề rõ tên đồ án, họ tên sinh viên, lớp, họ tên giáo viên hướng dẫn
- Khi nộp đồ án phải nộp kèm các bản vẽ trong quá trính sửa bài thông qua từng buổi
và có chữ ký của giáo viên hướng dẫn thì đồ án mới được chấm
Trang 2414 BÀI 3: PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
BÀI 3: PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG VÀ
3.2 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ
Buổi 10.11.12
Buổi chấm bài
SV chuẩn bị
ở nhà các nội dung cho những buổi sửa bài tiếp theo
GV sửa bài : MBTT, MB,
MC, MĐ xưởng SX, chi tiết cấu tạo Ký xác nhận vào bài sửa
GV duyệt maquette
và chấm điểm đánh giá quá trình, ký xác nhận cho sinh viên được tiếp tục thể hiện đồ án hay không
SV tập trung thể hiện bài tại họa thất;
SV nộp bản
vẽ hoặc bản
in đồ án cuối buổi thứ ba (kể cả họa cảo, bài sửa) + CD
GVHD phân tích chấm, và trả đồ
án cho sinh viên
Trang 25PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ phân lô
Trang 2616 PHỤ LỤC
Phụ lục 2: Sơ đồ công nghệ