1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cấu tạo kiến trúc 3

64 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cấu Tạo Kiến Trúc 3
Tác giả Ts.Kts.Lê Trọng Hải, ThS.Kts.Nguyễn Đức Trọng
Trường học Đại Học Công Nghệ Tp.Hcm
Thể loại Tài Liệu Học Tập
Năm xuất bản 2015
Thành phố Tp.Hcm
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Nhà công nghiệp có nhiều loại, có thể một tầng, nhiều tầng hoặc hỗn hợp, một nhịp hay nhiều nhịp kết hợp với khung phẳng, tường chịu lực hay kết cấu không gian, làm bằng bêtông cốt thép,

Trang 2

CẤU TẠO KIẾN TRÚC 3

Ấn bản 2015

Các ý kiến đóng góp về tài liệu học tập này, xin gửi về e-mail của ban biên tập: tailieuhoctap@hutech.edu.vn

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC I HƯỚNG DẪN III

BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG 1

1.1 ĐẶC ĐIỂM NHÀ CÔNG NGHIỆP 1

1.2 CÁC THAM SỐ CƠ BẢN CỦA NHÀ CÔNG NGHIỆP 3

1.2.1 Tham số cơ bản trong nhà công nghiệp một tầng 3

1.2.2 Tham số cơ bản của nhà công nghiệp nhiều tầng 3

1.3 CÁC BỘ PHẬN CỦA NHÀ CÔNG NGHIỆP 4

TÓM TẮT 5

BÀI 2: KẾT CẤU CHỊU LỰC CỦA NHÀ CÔNG NGHIỆP 6

2.1 CÁC DẠNG KẾT CẤU CHỊU LỰC CỦA NHÀ CÔNG NGHIỆP VÀ … CHỌN CHÚNG 6

2.1.1 Các dạng kết cấu chịu lực của nhà công nghiệp 6

2.1.2 Lựa chon giải pháp kết cấu chịu lực nhà công nghiệp 10

2.2 KẾT CẤU CHỊU LỰC NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG 13

2.2.1 Khung bê thông cốt thép 14

2.2.2 Khung bê tông cốt thép lắp ghép 14

2.2.3 Khung cứng bê tông côt thép 24

2.2.4 Vòm bê tông cốt thép 25

2.2.5 Khung thép 25

2.2.6 Khung cứng bằng thép 31

2.2.7 Vòm thép 32

2.2.8 Khung hỗn hợp 32

2.3 KẾT CẤU CHỊU LỰC CÙA NHÀ CÔNG NGHIỆP NHIỀU TẦNG 33

2.3.1 Khái niệm 33

2.3.2 Phương án sàn có dầm 33

2.3.3 Phương án sàn không dầm 35

TÓM TẮT 37

BÀI 3: KẾT CẤU BAO CHE NHÀ CÔNG NGHIỆP 38

3.1 KẾT CẤU BAO CHE THẲNG ĐỨNG 38

3.1.1 Tường 38

3.2 CỬA SỔ, CỬA ĐI, CỬA CỔNG NHÀ CÔNG NGHIỆP 41

3.2.1 Cửa sổ 41

3.2.2 Cửa đi, cửa cổng nhà công nghiệp 42

3.3 MÁI, CỬA MÁI NHÀ CÔNG NGHIỆP 43

3.3.1 Mái 43

TÓM TẮT 47

BÀI 4: NỀN SÀN VÀ CÁC KẾT CẤU PHỤ 48

4.1 NỀN, SÀN 48

Trang 4

4.1.1 Những vấn đề chung 48

4.1.2 Cấu tạo các loại nền sàn công nghiệp 50

4.1.3 Cấu tạo một số chi tiết chủ yếu của nền sàn nhà công nghiệp 52

4.2 CẤU TẠO CÁC KẾT CẤU PHỤ CHỦ YẾU TRONG NHÀ CÔNG NGHIỆP 53

4.2.1 Cầu thang 53

4.2.2 Tường ngăn 54

4.2.3 Tầng kỹ thuật và sàn thao tác 55

4.2.4 Móng máy 55

TÓM TẮT 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 5

HƯỚNG DẪN

MÔ TẢ MÔN HỌC

Cấu tạo kiến trúc 3, cấu tạo kiến trúc công nghiệp là phần tiếp nối của cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng, một trong những môn học nhằm phục vụ cho học tập của sinh viên ngành kiến trúc - xây dựng Môn học trang bị những kiến thức cơ sở về chi tiết cấu tạo các bộ phận tạo thành công trình công nghiệp.Từ đó, giúp sinh viên nhận dạng, thể hiện và thiết kế được các chi tiết cấu tạo của các bộ phận công trình công nghiệp trong thực tế

NỘI DUNG MÔN HỌC

- Bài 1 Khái niệm chung: Cung cấp cho học viên khái niệm chung, các tham số, bộ phận của nhà công nghiệp và yêu cầu khi thiết kế

- Bài 2 Kết cấu chịu lực nhà công nghiệp: Bài này mô tả cấu tạo, phân loại khung bêtông cốt thép, khung thép nhà công nghiệp

- Bài3 Kết cấu bao che: Bài này mô tả cấu tạo các bộ phận thẳng đứng và nằm ngang của nhà công nghiệp

- Bài 4 Nền sàn và kết cấu phụ: Trình bày các bộ phận phụ, tuy nhiên chúng không thể thiếu khi thiết kế nhà công nghiệp

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ

Môn học cấu tạo kiến trúc 3 đòi hỏi sinh viên có nền tảng về các môn cơ sở kiến trúc, kiến trúc nhập môn, hình học hoạ hình, cấu tạo kiến trúc 1,2

YÊU CẦU MÔN HỌC

Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và thể hiện các chi tiết cấu tạo kiến trúc lên bản vẽ ở nhà

Trang 6

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC

Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi, đọc trước bài mới và tìm thêm các tài liệu, hình ảnh liên quan đến bài học, tham quan các công trình để tìm hiểu các cấu tạo kiến trúc thực tế

Đối với mỗi bài học, sinh viên đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc nội dung bài học Kết thúc mỗi ý của bài học, cần thảo luận nhóm để hiểu rõ hơn vấn

đề Kết thúc toàn bộ bài học, sinh viên thể hiện các chi tiết kiến trúc lên bản vẽ

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Môn học được đánh giá gồm:

− Điểm quá trình: 40% Đi học chuyên cần, hoàn thành tuyển hoạ cấu tạo kiến trúc

3 do GV quyết định, phù hợp với quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập

− Điểm thi: 60% Hình thức bài thi tự luận trong 90 phút Nội dung gồm các bài từ 1 đến 4

Trang 7

BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG

1.1 ĐẶC ĐIỂM NHÀ CÔNG NGHIỆP

Nhà công nghiệp là loại nhà được sử dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người

Nhà công nghiệp có nhiều loại, có thể một tầng, nhiều tầng hoặc hỗn hợp, một nhịp hay nhiều nhịp kết hợp với khung phẳng, tường chịu lực hay kết cấu không gian, làm bằng bêtông cốt thép, gạch đá, thép hoặc gỗ Trong nhà có thể sử dụng thiết bị vận chuyển nâng, có thể sử dụng cần trục treo hay cầu trục Nhà có thể kín hoăc thông thoáng, không có cửa mái hay có cửa mái với nhiều hình dạng khác nhau Nhà

có thể có tầng hầm, tầng kỹ hoặc thuật không có

Do yêu cầu sản xuất, trong nhà công nghiệp còn sử dụng một số loại kết cấu đặc biệt như dầm cầu chạy (hay dầm cầu trục) để đỡ đường ray cầu trục chuyển nâng đi lại, hệ thống cửa thông gió hay chiếu sáng cho phòng sản xuất, hệ thống sườn tường

để nhận tải trọng gió, hệ giằng…

Trong nhà công nghiệp, quá trình sản xuất thường có đặc điểm:

- Thiết bị máy móc nặng và cồng kềnh

- Cần trục có sức trục từ vài tấn đến hàng trăm tấn

- Phát sinh nhiều nhiệt (xưởng đúc gang, đúc thép)

- Phát sinh nhiều chất độc co hại cho người và kết cấu

- Phát sinh nhiều bụi và phát sinh ra nhiều tiếng động

Do đó khi thiết kế công trình, người thiết kế phải phối hợp chặt chẽ với kỹ sư công nghệ để biết những đặc điểm day chuyền sản xuất Đồng thời người thiết kế cũng phải chú ý tìm hiểu các điều kiện tốt của thiên nhiên để lợi dụng một cách tối đa (thông hơi tự nhiên, hướng nhà hợp lý, chiếu sáng tự nhiên )

Trang 8

Hình 1.1: Các loại nhà công nghiệp

a Nhà công nghiệp một tầng có cần trục treo và cầu trục

b Nhà công nghiệp có kết cấu không gian và cần trục chạy trên nền

c Nhà công nghiệp nhiều tầng có lưới cột đều và không đều

d Nhà công nghiệp dạng hỗn hợp

e Nhà công nghiệp hai tầng có lưới cột không thống nhất

f Nhà công nghiệp có tầng hầm và tầng kỹ thuật

Trang 9

1.2 C ÁC THAM SỐ CƠ BẢN CỦA NHÀ CÔNG NGHIỆP

Về mặt cấu tạo nhà công nghiệp thường được chia ra nhà một tầng (mái dốc, mái răng cưa, mái bằng…), nhà nhiều tầng hỗn hợp

1.2.1 Tham số cơ bản trong nhà công nghiệp một tầng

- Nhịp nhà hay khẩu độ (l) là khoảng cách giữa 2 trục phân dọc của nhà,

- Bước cột (b) là khoảng cách giữa 2 trục phân phân ngang của nhà

- h1 là khoảng cách từ mặt sàn đến đến đỉnh ray

- h2 là khoảng cách từ đỉnh ray đến mép dưới của kết cấu mang lực mái

- h (chiều cao nhà) là khoảng cách từ mặt nền đến mép dưới của kết cấu mang lực mái

Ta có: h = h1+ h2

- lcc (nhịp của cầu trục) là khoảng cách giữa 2 trục ray

- e là khoảng cách từ trục phân đến trục ray, phụ thuộc vào Q là sức trục của cầu trục

- - Q < 30t, e = 750 Nếu Q > 30t, e = 1000 – 1250

Ta có đẳng thức: l = lcc + 2 e

1.2.2 Tham số cơ bản của nhà công nghiệp nhiều tầng

Ngoài các tham số trên, nhà công nghiệp nhiều tầng còn có:

- ht (chiều cao tầng) là khoảng cách từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên kề liền

- htt (chiều cao thông thủy) là khoảng cách từ mặt sàn đến mép dưới cùng của bộ phận sàn nhô ra

- hd là chiều cao của dầm

- hb là chiều cao của bản

Thông thường ta có đẳng thức:

Trang 10

hn = ht - (hd + hb)

- L là chiều rộng nhà

1.3 CÁC BỘ PHẬN CỦA NHÀ CÔNG NGHIỆP

Về phương diện cấu tạo cũng tương tự như trong nha dan dụng Tuy nhiên, có những đặt điểm công năng và yêu cầu sử dụng riêng, các bộ phận đcấu truc nha cong nghiệp co cấu tạo khac biệt đdang kể so với bộ phận tương tự của nha dan dụng Ngoài ra nhà công nghiệp còn sử dụng một số loại kết cấu đặt biệt như dầm cầu chạy (dầm cầu trục) để đỡ đường ray cho cầu trục vận chuyển, hệ thống cửa sổ mai để thong gió hay chiếu sang cho phòng sản xuất, hệ thống sườn tường để nhận tải trọng gió, hệ giằng

Theo đặc đđiểm chức năng, các bộ phận cấu trúc nhà chia làm bốn nhóm

Trang 11

a Nhà một tầng có khung bê tông cốt thép lắp ghép

11 Giàn thép; 12 Cửa mái chiếu sáng; 13 Cửa mái thông gió; 14 Tường chịu lực;

15 Dầm sàn; 16 Panen sàn; 17 Kết cấu đỡ giàn mái; 18 Nền

TÓM TẮT

Trong nhà công nghiệp, quá trình sản xuất thường có đặc điểm:

- Thiết bị máy móc nặng và cồng kềnh

- Cần trục có sức trục từ vài tấn đến hàng trăm tấn

- Phát sinh nhiều nhiệt (xưởng đúc gang, đúc thép)

- Phát sinh nhiều chất độc co hại cho người và kết cấu

- Phát sinh nhiều bụi và phát sinh ra nhiều tiếng động

- Theo đặc đđiểm chức năng, các bộ phận cấu trúc nhà chia làm bốn nhóm

Trang 12

BÀI 2: KẾT CẤU CHỊU LỰC CỦA

NHÀ CÔNG NGHIỆP

2.1 CÁC DẠNG KẾT CẤU CHỊU LỰC CỦA NHÀ CÔNG

NGHIỆP VÀ CƠ SỞ LỰA CHỌN CHÚNG

2.1.1 Các dạng kết cấu chịu lực của nhà công nghiệp

Kết cấu chịu lực của nhà công nghiệp tương tự như trong nhà dân dụng được hình thành trên cơ sở của sự phối hợp các kết cấu chịu lực thẳng đứng và nam82ngang của nhà thành một hệ thống thống nhất đảm bảo được độ ben vững và ổn định của ngôi nhà trong suốt thời gian tồn tại

Độ ổn định của kết câu được thể hiện ở khả năng giữ được hình dạng ban đầu của chúng dưới tác dụng của các tải trọng trong suốt thời gian phục vụ

Độ bền vững của kết cấu chịu lực được xác định bởi độ ổn định và khả năng chống lật đổ do tác dộng của các lực bên ngoài

Thực tế xây dựng công nghiệp cho thấy có nhìu dạng kết cấu chịu lực có thể phan thành các dạng chính như sau: kết cấu tường chịu lực dạng bán khung, khung chịu lực và kết cấu không gian

Kết cấu tường chiu lực là loại truyền thống được sử dụng rộng rãi trong xây dưng

công nghiệp cho các nhà có không gian nhỏ không có lực chấn động

Trang 13

a Kết cấu tường chịu lực b Kết cấu bán khung

1 Tường chịu lực; 2 Dầm mái; 3 Panen mái; 4 Cột giữa; H là chiều cao tầng

Hình 2.1: Nhà công nghiệp có kết cấu tường chịu lực và bán khung

Với loại kết cấu này mọi tải trọng (tải trọng bản thân, thiết bị gió ) tác dộng vào nhà dều truyền vào tường qua móng xuống dất Tường đóng vai trò chịu lực và ngăn cách

Kết cấu tường chịu lực được chia làm ba loại

- Tường ngang chịu lực

- Tường dọc chiu lực

- Tường ngang và tường dọc cùng chịu lực

Đây là một loại kết cấu đơn giản để thi công rẻ tiền xong chỉ thích hợp cho các nhà công nghiệp không đòi hỏi linh hoạt cao và độ bền vững vừa phải

Kết cấu khung phẳng chịu lực là loại kết cấu mà tất cả các lực thẳng đứng và nằm

ngang tác dụng lên nhà đều truyền qua kết cấu chịu lực nằm ngang (dần hay giàn) xuống cột Tường chỉ đóng vai trò ngăn cách không gian

Trang 14

a,b khung giằng c khung cứng d vòm Hình 2.2: Các dạng khung phẳng chịu lực

Kết cấu khung chịu lực có nhiều loại trong xây dựng công nghiệp thường sử dụng hai loại hệ khung giằng và hệ khung cứng

Trong hệ khung giằng kết cấu khung được hình thành từ khung ngang kiểu khớp hay kiểu mắt cứng và hệ giằng theo phương dọc kiểu thanh (ngang và chéo)

Trong hệ khung cứng các hệ dầm xà dọc xà ngang và cột liên kết cứng với nhau tạo thành một hệ bất biến dạng

Khung ngang trong kết cấu khung chịu luc có thể là khung khung phang có thanh

xà ngang (dầm hay giàn) liên kết khớp với cột, còn cột liên kết với ngàm với móng cũng có thể là khung ngăn cứng trong đó dầm xà liên kết cứng với cột hoặc loại vòm khung vòm

Khung ngang đảm bảo độ cứng theo phương ngang còn độ cứng hệ khung theo phương dọc được đảm bảo bằng hệ giằng các dầm giằng panen sàn , mái

Kết cấu khung chịu lực nói chung có nhìu ưu điểm như: độ ổn định và bền vững cao cho phép vượt qua không gian lớn thỏa mãn đa số các yêu cầu của công nghê sản

Trang 15

xuất , kiến trúc nhẹ nhàng có thể dùng để xây dựng nhà nhiều tầng mà tải trọng bản thân vẫn nhỏ thực tế cho thấy kết cấu khung chịu lực dễ dàng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng nhất trong các dạng kết cấu chịu lực nhà công nghiệp

Kết cấu chịu lực dạng bán khung hay là khung không hoàn toàn là sự kết hợp giữa

tường chụ lực với khung chịu lực

Giải pháp này cho phép tạo nên được những mặt bằng nhà công nghiệp nhiều nhịp rộng rãi thoáng đảng không gian bên trong không bị phân chia bởi các tường chịu lực Theo giải pháp này tường chịu lực được bố trí chung quanh mặt bằng hệ thống dầm cột được sử dụng cho phần giữa nhà, ở nhịp biên dầm chịu lực đầu còn lại tựa lên cột các nhip giữa dầm tựa đầu cột như vậy tải trọng thẳng đứng và nằm ngang

sẽ truyền vào tường chịu lực và khung kết hợp loại khung không hoàn toàn có ưu điểm là tận dụng được vật liệu đa phương, rẻ tiền đáp ứng được yêu cầu tạo nên không gian trong nhà rộng rãi thoáng đảng có tính linh hoạt và vạn năng cao hơn loại kết cấu tường chịu lực Nhược điểm của nó là nặng nề khả năng công nghiệp hóa chưa cao và chỉ dùng cho nhà công nghiệp ít tầng

Kết cấu không gian là một dạng kết cấu chịu lực hợp lí tiết kiệm vật liệu có khả

năng tạo nên nhưng không gian, mặt bằng rộng rãi, vượt qua nhịp lớn và có hình dáng kiến trúc độc đáo phong phú

Khác với các dạng chịu lực ở trên, kết cấu không gian làm việc theo nhiều phương Chúng vừa là kết cấu chịu lực vừa là kết cấu bao che Trong kết cấu không gian các

bộ phận của kết cấu gắn chặt với nhau và cùng làm việc, do đó khả năng chịu lực cao

và tiết diện kết cấu có thể giảm đến mức tối thiểu cho phép vượt qua được không gian lớn

Kết cấu không gian có thể tựa trực tiếp lên móng hoặc lên hệ thống cột chúng có thể là kết cấu chịu lực chung cho nhà hoặc là kết cấu chịu lực của mái trong nhà công nghiệp một tầng hay nhiều tầng

Nhược điểm cơ bản của kết cấu không gian là tính toán và thi công phức tạp

Kết cấu không gian có nhiều loại như: kết cấu vỏ mỏng, kết cấu dây, kết cấu lưới thanh không gian và kết cấu thành bơm hơi

Trang 16

Kết cấu vỏ mỏng được làm bằng bê tông cốt thép bao gồm vỏ trụ gấp nếp cupon,

vỏ thoải, vỏ hi-pa

Kết cấu dây gồm có kết cấu dây căng kết cấu treo và kết cấu kết hợp Kết cấu lưới thanh có thể phẳng hay cong một chiều và cong hai chiều Kết cấu màng mỏng được chế tạo dưới dạng cupon, vòm cuốn

a Vỏ mỏng cong một chiều; b Vỏ mỏng cong 2 chiều; c Vỏ mỏng cong hai chiều ngược hiperbol – paraboloit; d Vỏ gấp nếp; e, Kết cấu dây treo; g Kết cấu lưới phẳng không gian; h,i Kết cấu bơm hơi

Hình 2.3: Kết cấu dạng không gian

2.1.2 Lựa chon giải pháp kết cấu chịu lực nhà công nghiệp

Giải pháp kết cấu chịu lực nhà công nghiệp rất phong phú và đa dạng mỗi loại đều

có những ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng hợp lý riêng Kết cấu chịu lực nhà công nghiệp nói chung thường được làm bằng gạch đá, gỗ, bê tông cốt thép, thép hoặc các loại hợp kim và gần đây bằng chất dẻo

Trang 17

Khi lực chọn giải pháp kết cấu chịu lực nhà công nghiệp cần phải dựa trên các yêu cầu về không gian cần thiết cho loại công nghệ sản xuất chiều rộng, chiều dài, chiều cao, nhịp, bước cột, dựa vào trị số và đặc điểm tải trọng tác động lên khung, các thông số về môi trường không khí trong phòng sản xuất các yêu cầu về độ bền vững của ngôi nhà khả năng biểu hiện kiến trúc của kết cấu và các yêu cầu kinh tế trong xây dựng

Thực tế xây dựng công nghiệp cho thấy:

a Với nhà có nhịp L nhỏ (L đến 12m) ít tầng khi tải trọng tác động lên nhà không lớn thì có thể dùng kết cấu tường chịu lực hay khung không hoàn toàn khi tải trọng lớn hoặc cần xây dựng theo lối công nghiệp có thể dùng kết cấu khung chịu lực bằng bê tông cốt thép hay bằng thép Nếu điều kiện kỹ thuật cho phép có thể sử dụng kết cấu vỏ mỏng

b Với nhà có nhịp trung bình từ 12 đến 30m thông thường dùng kết cấu khung chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc bằng thép là hợp lí nhất đối với nhà nhiều tầng khi tải trọng trên sàn lớn hơn 1200kg/m2 thì nên dùng kết cấu khung sàn có dầm

c Khi nhà công nghiệp một tầng có lưới cột lớn (nhịp lớn hơn 30m) nên dùng kết cấu khung bằng thép hoặc kết cấu không gian

Khi lựa chọn vật liệu để làm khung chịu lực cần phải đặc biệt chú ý đến những đặc điểm cơ bản của loại vật liệu

Kết cấu bê tông cốt thép có độ bền vững cao, không cháy, biến dạng không đáng

kể, tiết kiệm thép, ít bị xâm thực bởi hóa chất và chi phí bảo quản trong quá trình sử dụng không lớn Nhược điểm cơ bản của chúng là có trong lượng riêng lớn, chi phí lao động lớn và phụ thuộc theo mùa khi đổ toàn khối giá thành lớn khi sửa chữa

Trong những năm gần đây do sử dụng rộng rãi cốt thép ứng lực trước nên đã tăng được khả năng chịu lực của kết cấu, giảm chi phí thép và mở rộng được phạm vi sử dụng của kết cấu cho phép vượt qua được những nhịp lớn

Kết cấu thép có khả năng chịu lực cao trọng lượng riêng nhẹ hơn bê tông cốt thép khả năng công nghiệp hóa xây dựng cao, dễ dàng gia công vận chuyển và lắp ráp Ngoài ra thép còn có tính đồng nhất cao khả năng chịu kém và nén tương tự như

Trang 18

nhau Như vậy rất thuận lợi cho tính toán nhược điểm cơ bản của kết cấu thép là dễ bị

ăn mòn do hóa chất và giảm khả năng chịu lực do tác động của nhiệt độ cao

Kết cấu thép có nhìu ưu điểm do vậy được sử dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp cơ khí luyện kim Với các ngành sản xuất yêu cầu không gian lớn có thể sử dụng kết cấu thép dạng vòm lưới thanh hoặc vòm cuốn, cupôn lưới hoặc kết cấu day căng Tuy nhiên do thép là vật liệu hiếm nên ở nước ta phạm vi sử dụng thép còn hạn chế Kết cấu thép được sử dụng hợp lý nhất trong các trường hợp sau đây:

- Nhịp nhà L > 30m, và bước cột > 12m

- Trong các nhà sản xuất có tải trọng động lớn

- Cho các phân xưởng nóng

- Khi chiều cao nhà 1 tầng lớn hơn 14,4m

- Nhà có cấu trúc > 50 tấn

- Nhà có hai tầng cầu trục hoặc một tầng cầu trục nhưng chế độ làm việc nặng

- Trong một số trường hợp đặc biệt

Chúng ta thường sử dụng các dạng kết cấu thép với nhịp trung bình, chiều cao thấp, được chế tạo sẳn ở nước ngoài (Hunggari, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ…) các loại cấu kiện này có ưu điểm là đã được catalo hóa do việc thiết kế và xây dựng nhanh, đáp ứng yêu cầu sản xuất, có chỉ tiêu kinh kế kỹ thuật hợp lí, nhờ sự đồng bộ của chúng, khung chịu lực, dầm xà, tấm mái, tấm tường, cửa ngoài ra nó còn có tính cơ động cao nếu biết kết hợp với vật liệu địa phương

Kết cấu chịu lực từ hợp kim nhôm có trọng lượng bản thân nhỏ, khả năng chịu lực cao, chống ăn mòn tốt, khi làm việc trong môi trường xâm thực thì không cần phải phủ lớp bảo vệ So với thép, khi ở nhiệt độ thấp, độ dòn của chúng nhỏ hơn, chất lượng thẩm mỹ cao và không tạo lửa khi có vật rắn va chạm Ngoài các ưu điểm trên, kết cấu hợp kim nhôm còn đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng Nhược điểm cơ bản của kết cấu hợp kim nhôm là dưới nhiệt độ cao khả năng chịu lực của chúng giảm độ co dãn nhiệt lớn chi phí lao động cho hàn nối cao

Kết cấu gạch đá chịu lực chiếm một tỉ trọng không lớn do nhưng hạn chế của vật liệu, sử dụng cho các nhà sản xuất có nhịp bé, không có cầu trục và tải trọng tác động lên gối tựa không lớn

Trang 19

Ưu điểm cơ bản của kết cấu gạch đá là độ bền vững và chịu lửa khá, là vật liệu địa phương rẻ tiền Nhược điểm cơ bản của chúng là khả năng chịu lực không cao, khả năng công nghiệp hóa xây dựng thấp, thời gian thi công kéo dài

Kết cấu gỗ ít sử dụng do chúng dễ cháy, mục mọt, độ bền không cao và dễ bị biến dạng dưới tác động của tải trọng Tuy nhiên kết cấu gổ có ưu điểm là chịu được muối,

và một số khí xâm thực, có hệ số dãn nở nhiệt Ở các nước tiên tiến gỗ được sử lý chống mục mọt tốt và được chế tạo thành các kết cấu vòm chịu lực có nhịp lớn Kết cấu gỗ đặc biệt hợp lý khi sử dụng kết hợp với thép

Kết cấu chịu lực bằng chất dẻo dược sử dụng trong những năm gần đây và còn hạn chế trong xây dựng công ngiệp Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa chất xu hướng sử dung loại kết cấu nào trong xây dựng công nghiệp sẽ phát triển Ưu điểm cơ bản của loại kết cấu này là nhẹ, khả năng công nghiệp hóa cao chịu

ăn mòn tốt Nhược điểm lớn nhất của kết cấu này là khả năng chịu lửa thấp hay bị biến dạng và cho đến nay giá thành còn cao

Kinh nghiệm xây dựng công nghiệp ở các nước tiên tiến cho thấy giá thành vật liệu chế tạo kết cấu chịu lực cũng như vận chuyển chiếm khoảng 60% giá thành lắp ráp xây dựng Vì vậy nếu giảm được chi phí vật liệu và trọng lượng kết cấu sẽ giảm được giá thành xây dựng nhà Việc giảm trọng lượng nhà có thể thực hiện được nhờ sử dụng kết cấu kim loại hoặc bê tông cốt thép ứng lực trước hay bê tông cốt thép mác cao (so với bê tông cốt thép thường, bê tông cốt thép ứng lực trước nhẹ hơn 35- 40% còn bê tông mác cao hẹ hơn 20- 30%)

Nhà công nghiệp một tầng thường có kết cấu chịu lực dạng tường chịu lực, khung chịu lực, khung không hoàn toàn và kết cấu không gian Loại kết cấu tường chịu lực được sử dụng cho các nhà có nhịp nhỏ hơn 12m cao dưới 6m có cầu trục treo hoặc không Loại phổ biến nhất là kết cấu khung phẳng bằng bê tông cốt thép, thép, hoặc hỗn hợp Bên cạnh đó đã bắt đầu sử dụng các dạng kết cấu không gian bằng bê tông cốt thép hay thép

Trang 20

2.2.1 Khung bê thông cốt thép

Trong nhà công nghiệp một tầng khung bê tông cốt thép tiết kiệm thép hơn so với khung thép

Khung bê tông cốt thép nhà công nghiệp một tầng có thể toàn khối hay lắp ghép Chúng có thể là khung khớp- có dầm liên kết khớp với cột – hoặc là khung cứng – có dầm liên kết cứng với cột

Loại khung bê tông cốt thép toàn khối có móng, cột, dầm ngang, dầm dọc, thậm ch1 cả phần đở các lớp mái được dúc liền với nhau, do đó có độ cứng lớn, có tinh linh hoạt cao đáp ứng được yêu cầu sản xuất cũng như thẩm mỹ kiến trúc Nhược điểm

cơ bản của chúng là thời gian thi công kéo dài và theo khác biệt gì may so với khung

bê tông cốt thép toàn khối nhà dân dụng , và sẽ được trình bày thêm ở phần sau

2.2.2 Khung bê tông cốt thép lắp ghép

Đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng thi công xây lắp nhanh do đó được

sử dụng rất rộng rãi Khung bê tông cốt thép lắp ghép nhà công nghiệp một tầng được cấu tạo từ khung ngang và hệ giằng Khung ngang gồm có cột liên kết cứng với móng và liên kết khớp với liên kết đỡ mái Liên kết khớp như vậy tuy độ cứng không lớn bằng liên kết ngàm, song có ưu điểm khi thay đổi, tăng tính linh hoạt, đơn giản, trong khi chỉ tiêu vật liệu không tăng so với liên kết cứng

Hệ khung bê tông cốt thép nhà một tầng thường bao gồm: móng, cột, kết cấu đỡ mái, tấm mái, dầm móng, dầm cầu chạy, dầm giằng, kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái và hệ giằng

Khi nhà có độ dài lớn để chống tác động co giãn vì nhiệt hoặc chống lún nhà được chia thành từng khối nhiệt lún theo qui phạm các khối này có có khung chịu lực làm việc độc lập với nhau

Trang 21

1 Móng; 2 Cột; 3 Kết cấu đỡ kèo; 4 Giàn đỡ mái; 5 Cửa mái; 6 Panen mái; 7 Lớp cách nhiệt; 8 Đan bê tông cốt thép cách nước; 9 Lớp bảo vệ mái; 10 Phễu thu nước; 11 Panen tường; 12 Cửa sổ băng; 13 Ray trên dầm cấu chạy;

14 Dầm cầu chạy; 15 Giằng đứng ở cột; 16 Dầm móng; 17 Vỉa hè

Hình 2.4: Khung bê tông cốt thép lắp ghép nhà công nghiệp một tầng

Trang 22

2.2.2.1 Móng bê tông cốt thép

Móng là một bộ phận kết cấu chịu lực cơ bản của khung name sâu dưới mặt đất nhậm tất cả tải trọng của nhà và truyền xuống nền đất Móng bê tông cốt thép nhà công nghiệp một tầng thường chiếm 6- 12% giá thành công trình có những trường hợp do nền đất yếu giá thành móng có thể chiếm đến 2/3 giá thành công trình

Móng cần phải kiên cố, ổn định, bền chắc và kinh tế Khi thiết kế móng cần phải lựa chọn loại móng kính thước phù hợp với tải trọng bên trên và nền đất bảo đảm độ lún trong phạm vi cho phép không nứt vỡ và chịu được tác động xâm thực của nước ngầm, hóa chất

a Móng đơn b Móng băng c Móng bè

Hình 2.5: Các loại móng nhà công nghiệp

Móng có nhiều loại Theo cấu tạo có móng đơn móng băng và móng bè Theo biện pháp thi công có móng toàn khối và móng ghép theo độ cao đặt móng có móng đế thấp và móng đế cao Việc lựa chọn loại móng phải căn cứ vào tải trọng bên trong cường độ chịu lục của nền đất khả năng và kỷ thuật thi công

Nói chung móng băng và móng bè ít được sử dụng trong nhà công nghiệp một tầng kiểu khung vì lưới cột của chúng khá lớn Với các nhà công nghiệp một tầng có

Trang 23

lưới cột bé (6x6; 6x9) nền đất yếu hoặc không đều hoặc có bố trí thiết bị nặng mật

độ lớn trên nền nhà có thể nghiên cứu sử dụng móng băng hay móng bè Cấu tạo móng băng, móng bè bê tông cốt thép tương tự như trong nhà dân dụng

Móng đơn là phổ biến nhất chúng có thể là móng toàn khối nếu như kích thước móng nhỏ, tải trọng bản thân nhỏ hơn 6 tấn, hoặc có thể là móng lắp ghép nếu như kích thước móng lớn tải trọng bản thân từ 6 tấn trở lên

Móng đơn thường được tạo thành bậc để tiết kiệm bê tông và giảm bớt trọng lượng bản thân mặt móng tùy theo hình thức liên kết với cột nhà mà tạo thành miệng cốc

để chôn cột hoặc đặt sẵn bulon để neo cột

Phụ thuộc vào tải trọng đè lên móng loại cột và nền đất … chiều cao móng từ 0,6 – 4,2m theo bội số của 0,6m; kích thước đáy móng từ 1,5 x 1,5 đến 6,6 x 7,2m theo bội số của 0,3m; kích thước mặt móng từ 0,9 x 0,9 đến 1,2 x 2,7m theo bội số của 0,3m

Độ sâu chon cột hc lấy theo qui định:

Hc > b nếu là cột một thân , hoặc hc > 1/3b nếu là cột hai thân, thông thường hc

= 0,4 – 1,25m (trong đó b- cạnh lớn nhất của tiết diện cột)

Chiều dày thành móng của của miệng cốc và đáy móng dưới cột không được nhỏ hơn 200mm

Móng đơn lắp ghép được chia thành 3 phần đáy móng, thân móng, và đế chôn cột Đáy móng và thân móng có thể là một khối hoặc từ nhiều khối liên kết với nhau bằng vữa xi măng cát vàng Để chống mômen uốn khi làm việc các khối móng được hàn với nhau

Với mục đích giảm bớt trọng lượng bản thân của móng và chi phí vật liệu ở các nước tiên tiến còn sử dụng móng đơn có sườn hay móng vỏ Những móng này nhẹ, cứng, vững chắc và kinh tế

Khi xây dựng công trình trên nền đất yếu hoặc cát chảy nên dùng móng cọc Tùy theo cấu tạo nền đất và đặc điểm tải trọng có thể sử dụng loại móng cọc ma sát khi lớp data rắn quá sâu hoặc móng cọc chống khi lớp đất răn không sâu lắm Cọc chống

có thể bằng tre, gỗ cho móng chịu tải trọng nhỏ hoặc bằng bê tông cốt thép , bê tông

Trang 24

khi chìu dài cọc lớn mực nước ngầm chênh lệch nhiều tải trọng tác động lên móng lớn.hình 2.6

Móng cọc thường giảm đáng kể công tác đất, chi phí vật liệu, chiều sâu chôn móng không lớn nhưng phức tạp trong thi công

Để giảm chi phí cho thi công trong xây dựng người ta dùng móng đế cao có bề mặt móng bằng cao trình mặt đất nền để thay cho loại móng đế thấp có mặt móng sâu hơn cốt mặt đất nền Móng loại này cho phép lấy hố móng ngay sau khi đặt móng tiện cho thi công.h2.7

Tuy nhiên do cấu tạo của cổ móng khối lượng bê tông tăng lên theo chìều sâu đặt móng

Để chôn cột miệng cốc móng phải lớn hơn kích thước tiết diện cột 150mm còn đáy cốc lớn hơn 100mm và sâu hơn cốt đáy cột 50mm

Móng của khung tại khe nhiệt được làm chung còn móng tại khe lún hay khe nhiệt, lún được làm riêng cách nhau 1-2cm.h2.8

2.2.2.2 Dầm móng

Để nâng cao tốc độ thi công trong nhà khung bê tông cốt thép lắp ghép tường bao che thường được xây lên dầm móng bê tông cốt thép thay móng băng nằm trực tiếp len trên nền đất dầm móng được đặt theo phương dọc hoặc phương ngang theo trục tường tựa lên móng nếu là móng đế cao hoặc tựa lên vai cột nếu là móng đế thấp Tùy theo vị trí tường dầm móng có thể đặt mặt ngoài cột mặt trong cột hoặc khoảng giữa cột

Nhờ sử dụng dầm móng chúng ta có thể dễ dàng bố trí các đường ống kênh mương kỹ thuật …chui qua dưới tường để đẩy nhanh tốc độ thi công Khi bước cột 6m chiều dài dầm móng từ 4,3 – 5,95m tùy vào vị trí dầm móng so với cột và kích thước móng Chiều cao dầm móng là 300mm cho tường panen, 450mm cho tường gạch Khi bước cột 12m chiều dài dầm móng từ 10,2 – 11,95m, cao 400 hoặc 600mm chiều rộng dầm móng từ 200 -400mm tùy loại tường

Tiết diện dầm móng có cạnh chữ nhật hình thang ngược hoăc chữ T

Trang 25

Cốt mặt dầm móng thường ở độ cao -0,03m để tiện cho thi công và chống ẩm tường

Khe hở giữa dầm móng , móng , cột được chèn bằng bê tông hạt nhỏ, mắc cao

Đề chống ẩm cho tường trên mặt dầm móng thường rãi lớp vữa ximang cát mác

2.2.2.3 Cột bê tông cốt thép

Cột tựa lên móng và nhận các tải trọng cửa kết cấu đỡ mái, dầm cầu chạy, can trục, dầm giằng, tường , lực gió, lực hãm của can trục, v.v…truyền qua móng xuống đất

Trong khung bê tông cốt thép nhà công nghiệp một tầng cột thường chiếm từ 4- 7% giá thành toàn bộ công trình

Khi thiết kế và chế tạo cột can chú ý đến yêu cầu bền chắc không bị biến dạng đản bảo khả năng công nghiệp hóa xây dựng và sự hợp lý về kinh tế

Cột bê tông cốt thép lắp ghép có thể chia làm 2 nhóm chính cột không c1 vai sử dụng trong nhà không có cần trục hoặc có cần trục treo và cột có vai sử dụng cho nhà

có cần trục vận chuyển

Theo vị trí bố trí cột được chia làm 2 nhóm cột biên một vai và cột giữa có 2 vai Kích thước và hình dáng tiết diện cột phụ thuộc vào tải trọng đè lên cột chiều cao nhịp và bước cột (Hình 2.10)

Trang 26

Trong nhà không có cấu trúc hoặc có cần trục theo thường sử dụng cột có tiết diện chữ nhật chữ I hay rỗng

Khi Q đến 5 tấn bước cột bằng 6m, 12m nhịp nhà 6 – 24m và chiều cao cột đến 9,6m thì nên dùng tiết diện cột dạng chữ nhật (có khi vuông) hoặc chữ I với kích thước (300 – 500) x (300 – 600)mm

Khi nhịp 12 – 30m và chiều cao cột 10,8 – 18m, Q = 5T nên sử dụng cột hai thân (tiết diện rỗng) để giảm trọng lượng và tiết kiệm vật tư, kích thước tiết diện thường là (400 – 500) X (800 – 1300)mm khi kích thước cột nhỏ, để đủ kích thước đỡ kết cấu chịu lực của mái phần đầu cột cần mở ra thành vai cột

Trong nhà có cần trục vận chuyển nâng cột thường có vai với tiết diện cột chữ nhật, chữ I hay cột hai thân

Các loại cột này được chia làm 2 phần, phần cột trên kể từ vai cột nhận tải trọng của mái, lực gió,…, phần cột dưới nhận tải trọng của hệ thống cần trục, phần trên vai cột , lực hãm, lực gió,…

Cột có tiết diện chữ nhật (400 – 500) X (600 - 800) mm được sử dụng khi chiều cao cột Hc= 8,4 – 10,8m: 18: 24m: B =6: 12m, Q= 10 -20T

Khi Q đến 30T, L đến 30m và H cột đến 12,6m có thể dùng cột có tiết diện chữ I (400 – 500) X (800 – 1200)mm để tiết kiệm vật liệu và giảm trọng lượng, tuy chế tạo

có phức tạp hơn

Khi cột cao 10,8 – 18m nhà có cần trục 10 – 50T và có chế độ làm việc trung bình

và nặng, nhịp nhà 18 – 36m, bước cột đến 12m, người ta dùng cột rỗng hai thân, có kích thước tiết diện chung là (400 – 600) X (1000- 1900)mm hoặc lớn hơn đến (500 – 600) – (2000 – 2500)mm

Đối với các cột có chiều cao lớn để thuận tiện cho chế tạo, vận chuyển và lắp ráp,

có thể chia cột thành 2 – 3 đoạn liên kết với nhau bằng các bản thép hàn

Kích thước tiết diện phần cột trên thường nhỏ hơn tiết diện phần cột dưới: 600) X (300-700)mm Hiện nay nay người ta còn dùng cột có tiết diện tròn rỗng Khi nhà có 2-3 tầng cầu trục, cột sẽ có 2-3 tầng vai cột

Trang 27

(400-Chiều cao cột Hc tính từ cốt + 0.00m đến đầu cột lấy theo bội số của 0.6m khi Hc đến 4,8m và theo bội số 1,2m – khi Hc > 4,8m Phần chân cột chôn vào móng thường dài từ 450 -1350mm theo tính toán liên kết

Khi nhà có kết cấu đỡ kèo, chiều cao cột thấp hơn bình thường một đoạn bằng chiều cao gối đỡ của kết cấu đỡ kèo (khoảng 700mm)

Khi chế tạo, trong cột có đặt sẵn các bản thép hoặc chi tiết thép để liên kết cột với dầm cầu chạy, tường hệ giằng,… trên đỉnh cột có đặt sẵn các bản thép đệm và bu lông neo để neo kết cấu đỡ mái vào cột Phần chân cột được tạo thành rãnh bao quanh sâu 25mm cách nhau 200mm để tăng độ bám khi chôn cột

Ngoài các loại cột kể trên, trong thực tế còn dùng cột có dạng chữ T, T có công xôn một bên hoặc hai bên dài 2,5 – 3m cho các nhà có Hc < 6 và L< 12m loại cột này cho phép đặt trực tiếp khung cửa mái lên cột, không cần kết cấu đỡ mái

Khi sức trục lớn có thể dùng cột hỗn hợp có phần dưới bằng bê tông cốt thép còn phần trên bằng thép để giảm nhẹ trọng lượng

Cột bê tông cốt thép thường được chế tạo từ bê tông mác 200 – 600 cốt thép có dạng khung hàn.(Hình 2.11)

2.2.2.4 Kết cấu mang lực mái

Kết cấu mang lực mái trong nhà công nghiệp một tẩng không có cầu trục(Q=0) với l=12-18m chiếm khoảng 12% và khi có can trục với l=18-21m chiếm khoảng7-9% tổng giá thành công trình

Bộ phận mang lực mái gồm có kết cấu mang lực mái, các bộ phận bộ phận làm nền tựa có thể là một trong hai hệ thống sau:

- Hệ thống mái có và gồ

- Hệ thống mái không có xà gồ

Kết cấu mang lự mái có thể chế tạo bằng bê tông coat thép thường hay bê tông coat thép dự ứng lực trướcKết cấu mang lực mái tựa trên đầu cột và làm chỗ dựa cho các bộ phận của mai(xà gồ, bản, mái), nhận và truyền tải trọng từ các bộ phận này xuống cột

Trang 28

Kết cấu mang lực mái trong hệ thống phẳng thường có: dầm, dàn, khung cứng và vòm

Tuỳ theo hình thức mái, dầm có thể có một dốc hoặc hai dốc, cánh cong hoặc phẳng (Hình 2.12)

2.2.2.5 Kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái (kết cấu đỡ kèo)

Kết cấu đỡ kèo tụa lên đều cột và nằm dọc theo bước cột, làm chỗ tựa cho kết cấu mang lực mái trong trường hợp bề dàu của tấm mái bé hơn bước cột, đồng thời rút ngắn chiều dài tự do của day treo

Kết cấu đỡ kèo có thể là dầm có cánh song song, dầm có cánh gấp khúc hoặc dab2 Kết cấu đõ kèo liên kết vào đầu cột cũng giống như kết cấu mang lực mái liên kết vào cột.Kết cấu mang lực mái tựa lên kến cấu đỡ kèo và liên kết với nó bằng cách hàn các thép đệm và thép chôn sẵn và siết mũ ốc vào đinh (hình 2.17)

2.2.2.6 Dầm cầu trục

Dầm cầu trục thường chiếm 10-12% tổng giá thành công trình khi l=18-24m và Q=5-2-T.Dầm cầu trục tựa lên vai cột và làm chỗ tựa cho đường ray mà trên đó cầu trục di chuyển, đồng thời tăng độ cứng không gian của nhà

Chiều dài của dầm phụ thuộc vào bước cột của khung, thường là 6-12m.Dầm bằng

bê tông cốt thép thường dùng cho những cầu trục có sức trục Q<100T làm việc ở chế

độ trung bình

Dầm cấu trục có thể làm gián đoạn hay liên tục.Loại dầm gián đoạn được áp dụng rộng rãi vì cẩ lắp và nối tương đội đơn giản, các mối nối của dầm thường đặt đúng vị trí của tai cột h2.22

2.2.2.7 Dầm giằng

Dầm giằng tựa trên tai cột làm chỗ tựa cho tường ngoài ở chỗ chênh leach độ cao của nhà, làm lanh tô của tường ngoài khi chiều cao tường tương đối cao, hay đặt trên các lỗ cửa, nhận và truyền trọng lượng của tường phần trên vào cột, tăng độ ổn định của nhà, nhất là ở các vùng động data.Loại dầm này chịu được trọng lượng cùa một mảng tường cao khoảng dưới 12m và dày 1,5- 2 gạch 2.19

Trang 29

Dầm giằng thường có hai loại tiết diện: tiết diện chữ nhật và tiết diện chữ L, chiều cao thông dụng là 490.Tiết diện chữ nhật có chiều rộng 200-250 được dùng khi tường dày 1 gạch

Tiết diện chữ L dùng khi bề dày của tường > 1 gạch.Liên kết 2 dầm liền kề bằng cách siết mũ ốc vào đinh ốc (xuyên qua ống thép đặt sẵn ở cột, qua khe giữ hai dầm)

2.2.2.8 2Khung chống gió

Hệ thống khung chống gió được bố trí ở đầu hồi khi nhịp nhà lớn hơn 6m, hoặc ở tường biên khi bước cột lớn hơn 6m hoặc bước cột 12m con panen tường dài 6m, nhàm mục đích ổn định tường khi nhận lực gió tác động lên nhà

Hệ thống khung chống gió có các cột các nhau không lớn hơn 6m và dầm ngang Cột sườn chống gió liên kết ngàm với móng và liên kết khớp với các bộ phận mái, sao cho nó có thể nhận được tải trọng gió ở mái và tường để truyền xuống móng (Hình 2-24)

Cột sườn chống gió bằng bê tong cốt thép thường có phần dưới bằng bê tong cốt thép (thấp hơn cột 100 ÷ 150mm) và phần trên bằng thép chữ I

Các xà ngang bê tong cốt thép có tiết diện chữ nhật hoặc chữ L tương tự như dầm giằng

Khoảng cách giữa các xà ngang phụ thuộc vào diện tích mảng tường giữa cột và tường khi tường 110 hoặc 220mm diện tích mảng tường đó: 9 ÷ 12m2 Khi khoảng cách giữa các xà ngang lớn có thể dùng thêm cột phụ giữa các cột chính

2.2.2.9 Hệ thống giằng

Đối với nhà công nghiệp hệ thống giằng đóng một vai tró quan trọng.Hệ giằng có tác dụng như sau:

- Bảo đảm độ cứng cho toàn mái nhà

- Tăng cường độ ở định trên canh trên cuả xà trên khung ngang

- Chịu tác dụng của lực gió và lực hãm của cầu trục, truyền lực tác dụng từ các bộ phận nhà theo con đường ngắn nhất

Trang 30

- Hệ thống giằng kết hợp với kết cấu chịu lực của khung, làm tăng độ cứng không gian của nhà, tiết kiệm được vật liệu xây dưng, đồng thời đọ cứng này đảm bảo cho khung làm việc bình thường và lâu bền

- Đảm bảo cho toàn bộ kết cấu ổn định tốt

- Phân phới lực cho các thiết bị vận chuyển theo tác dụng trực tie6p1va2 kết cấu mang lực mái cho các cấu kiện chịu lực chủ yếu của xưởng

Hệ thống giằng trong phân xưởng có thể chia làm hai nhóm chủ yếu:

- Hệ thống giằng mái có nhiệm vụ lien kết các cấu kiện và đảm bảo độ ổn định, độ cứng của toàn bộ mái

Hệ thống giằng mái trong khung bê tông cốt thép có hệ thống giằng ngang và hệ thống giằng đứng

Hệ thống giằng cột gồm có hệ thong giằng trên (phía trên dầm cầu trục) và hệ thống giằng lưới (phía dưới dầm cầu trục) 2.26

2.2.3 Khung cứng bê tông côt thép

Loại kết cấu khung ngang có dầm ngang và cột liên kết cứng với nhau Đây là loại kết cấu thanh chịu lực có dạng hình học không đởi do các mắt liên kết cứng

Trong khung cứng, các bộ phân chịu lực cơ bản của nó (cột, dầm) làm việc dưới dạng chịu nán lệch tâm và uốn, là kết cấu chuyển tiếp từ kết cấu dầm cột đến còm – kết cấu làm việc dưới dạng chịu nén

Trong khung cứng bê tông cốt thép, xà ngang có thề thẳng hay cong (đều hay gãy) Khung xà xà ngang sử dụng nhịp đế 18m, khung xà cong sử dụng nhịp đến 50-55m

Khung cứng có thể một nhịp hay nhiều nhịp, toàn khối hay lắp ghép

Khung cứng có thể không khớp hoặc hai hay ba khớp

Trong khung cứng toàn khối tiết diện của dầm và cột (trừ vùng gần mắt khung) thường không đổi và được xác định tuỳ theo tải trọng Cột có thể nối cúng hoặc nối khớp với móng (Hình 2.27)

Trang 31

2.2.4 Vòm bê tông cốt thép

Vòm là một dạng kết cấu phẳng, có thể xem như đó là một thanh dầm uốn cong,

là một kết cấu chịu uốn - nén.Vòm đã đươc ứng dụng nhìu trong xây dựng cầu và các công trình dân dụng.Trong xây dựng công nghiệp, vòm bê tong cốt thépđược sử dụng đầu tiên vào năm 1919 cho một nhà máy dệt áo len ở Pari Vòm dược sử dụng hợp lý nhất với nhịp lớn hơn 40m và có thể đạt tới nhịp 96m nếu dung có ứng lực trước.Thực

tế cho thấy khi nhịp 24m trở lên, vòm kinh tế hơn giàn

Vòm bê tong cốt thép được chia làm nhiều loại theo số lượng khớp, theo hình dạng

Bộ phận kết cấu chính của hệ khung phẳng bằng thép là khung ngang Trong khung ngang cột liên kết với ngàm với móng và liên kết ngàm hoặc khớp với kết cấu

đỡ mái

Dưới đây trình bày lần lượt các bộ phận của hệ khung phăng bằng thép (Hình 2.34)

Trang 32

2.2.5.2 Móng

Móng trong khung phẳng thép thường là móng đơn không có miệng cốc để chôn cột Thay vào miệng cốc là các bu long neo được chon sẵn trong móng bê tong cốt thép: Số lượng và vị trí bu long neo được xác định theo tính toán liên kết với đế móng Mặt móng thường chon sâu hơn mặt nền một khoảng bằng chiều cao của đế cột (thường ở cốt – 0,60m) Sauk hi neo vào móng, đế cột được bọc bê tong để chống gỉ

Xác định hình dáng và kích thước móng cột thép tương tự như đã trình bày ở phần 2.2 mục 1

2.2.5.3 Cột thép

Cột thép có nhiều loại theo đặc điểm chung có: cột đặc, cột rỗng và cột hỗn hợp (phần trên đặc ,phần dưới rỗng) theo đặc điểm tiết diện có: cột có tiết diện không đổi và cột có tiết diện thay đổi (cột có bậc) Theo đặc điểm làm việc có: cột tổng hợp (các thanh cùng làm việc chung) và cột phân cách (có hai nhánh nhận tải trọng mái

và tải trọng cầu trục riêng) (Hình 2.35)

Ngoài ra cột còn được chia làm cột không vai – cho nhà không hoặc có cầu trục treo và cột có vai – cho nhà có cầu trục

Cột có tiết diện không đổi được sử dụng trong nhà không có cầu trục hoặc có cầu trục sức năng đến 20T và chiều cao nhà đến 9,6m các trường hợp còn lại nên dùng cột có bậc

Cột đặc có bậc được sử dụng khi sức trục 20 ÷ 75T

Cột rỗng có bậc tổ hợp được sử dụng khi sức trục từ 75 ÷ 150T

Cột phân cách được sử dụng khi Q> 150T; khi phải bố trí nhiều lớp cầu trục, hoặc khi

có dự kiến mở rộng xưởng cột phân cách cho phép tăng sức chịu tải của thanh dưới dầm cầu chạy khi cần tăng sức trục mà không ảnh hưởng tới kết cấu chịu lực của nhà Hình dáng và kích thước tiết diện cột phụ thuộc vào đặc điểm, loại cầu trục và phương hướng xây dựng

Cột đặc thường có tiết diện dạng chữ I từ thép hình hay thép bản tổ hợp lại bằng mối hàn liên tục (Hình 2.35a) cột từ thép hình có khả năng chịu lực nhỏ

Ngày đăng: 06/02/2024, 06:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà dân dụng. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội – 2007, tác giả: Gs.Ts.Kts Nguyễn Đức Thiềm Khác
2. Thiết kế kiến trúc công nghiệp. NXB Xây dựng, Hà Nội – 2008, tác giả: Pgs.Kts Nguyễn Minh Thái Khác
3. Cấu tạo kiến trúc - Bộ Xây dựng - NXBXD - 2008 Khác
4. Nguyên lý thiết kế cấu tạo các công trình kiến trúc - NXBXD - 2009 Khác
5. Thiết kế cấu tạo kiến trúc nhà công nghiệp - NXBXD - 2004 Khác
6. Bộ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXNVN) – 14 tập Khác
7. Bộ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN) – 3 tập Khác
8. Cẩm nang KTS (The Architects’ Handbook) (Bản tiếng Việt) Khác
9. The Architects’Handbook – Pickand – 2006 (Bản tiếng Anh) Khác
10. Quy chuẩn kỹ thuật XDVN – Quy hoạch xây dựng – QCXDVN 01-2008 Khác
11. Các tài liệu trên internet Khác