1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối chiếu hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng hàn và tiếng việt

116 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối chiếu hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân
Người hướng dẫn TS. Liêu Thị Thanh Nhàn
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ --- NGUYỄN THỊ THANH XUÂN ĐỐI CHIẾU HIỆN TƯỢNG VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ PHÉP LỊCH SỰ TRONG TRUYỆN CƯỜI TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆTLUẬN VĂ

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

-

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

ĐỐI CHIẾU HIỆN TƯỢNG VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ PHÉP LỊCH SỰ TRONG TRUYỆN CƯỜI TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

THỪA THIÊN HUẾ, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

-

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

ĐỐI CHIẾU HIỆN TƯỢNG VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ PHÉP LỊCH SỰ TRONG TRUYỆN CƯỜI TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

MÃ SỐ: 8222024

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LIÊU THỊ THANH NHÀN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Đối chiếu hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt” là

công trình nghiên cứu của riêng tôi Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình chu đáo của Tiến sĩ Liêu Thị Thanh Nhàn Các bảng thống kê số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Xuân

Trang 4

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng tạo ra tiếng cười trong truyện cười hai nước từ việc vi phạm các phương châm hội thoại và phép lịch

sự đóng một vai trò quan trọng Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ người Hàn Quốc và người Việt Nam cố tình vi phạm nhiều nhất là đa phương châm (chiếm tỉ lệ 30,00% trong truyện cười tiếng Hàn; 33,34% trong truyện cười tiếng Việt); tỉ

lệ người Hàn Quốc và người Việt Nam cố tình vi phạm các phương châm khác được xếp theo thứ tự là chất (chiếm tỉ lệ 20,83% trong truyện cười tiếng Hàn; 27,50% trong truyện cười tiếng Việt), quan hệ (chiếm tỉ lệ 21,67%trong truyện cười tiếng Hàn; 13,33% trong truyện cười tiếng Việt), lượng (chiếm tỉ lệ 6,67% trong truyện cười tiếng Hàn; 8,33% trong truyện cười tiếng Việt), cách thức (trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt đều chiếm 2,50%), phép lịch

sự (chiếm tỉ lệ 18,33% trong truyện cười tiếng Hàn; 15,00% trong truyện cười tiếng Việt) Sự vi phạm các phương châm hội thoại và phép lịch sự, nhằm tạo hàm ý hài hước trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt đã được làm rõ Cuối cùng, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng

và dị biệt về các hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt và rút ra những kết luận quan trọng Nhờ đó, luận văn cũng rút ra một số nhận xét về các đặc trưng riêng của từng nền văn hoá sau quá trình đối chiếu

Trang 5

Tóm lại, phương châm hội thoại và phép lịch sự đều đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp Vì vậy, chúng ta cần tuân thủ các phương châm hội thoại và phép lịch sự khi tương tác với đối phương, để có thể đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất

Từ khóa: Ngữ dụng học, truyện cười Hàn Quốc, truyện cười Việt

Nam, phương châm hội thoại, phép lịch sự, hiện tượng vi phạm

Trang 6

in Korean and Vietnamese jokes The thesis also clarified the research objective which is to identify instances of conversational maxim violations in terms of quantity, quality, relation, manner, implicature, and politeness within specific contextual settings in Korean and Vietnamese jokes The aim is to uncover both similarities and differences in deliberately breaking conversational maxims and politeness principles to enhance communicative effectiveness and humor in the narratives These similarities and differences are explained in detail based on the relationship between language, culture, and the mindset of the two nations Data collected from the research survey results are used to support the analysis and comparison Through the examination, analysis, and comparative study of conversational maxim and politeness principle violations in Korean and Vietnamese jokes based on the theories of conversation and politeness, we have obtained many valuable results

The research results have indicated that the use of humor in jokes from both countries involves violating conversational norms and etiquette, playing a significant role We observed that Koreans and Vietnamese intentionally violate conversational norms the most, with the highest percentages being in terms of pluricentric (30.00% in Korean jokes; 33.34% in Vietnamese jokes) The next highest intentional violations among Koreans and Vietnamese are in the areas of substance (20.83% in Korean jokes; 27.50% in Vietnamese jokes), relationships (21.67% in Korean jokes; 13.33% in Vietnamese jokes), quantity (6.67% in Korean jokes; 8.33% in Vietnamese jokes), manner (2.50% in both Korean and Vietnamese jokes), and politeness (18.33% in Korean jokes; 15.00% in Vietnamese jokes) The violations of conversational norms and etiquette, aimed at creating humor in Korean and Vietnamese jokes, have been elucidated Finally, we conducted a comparative analysis to identify similarities and differences in the phenomena of violating conversational norms and etiquette in Korean and Vietnamese jokes and drew important conclusions As a result, the thesis also provides insights into the distinct cultural characteristics of each culture after the comparative analysis process

Trang 7

In conclusion, the principles of collaboration, dialogue, and courtesy all play crucial roles in communication Therefore, we need to adhere to the principles of dialogue and courtesy when interacting with others in order to achieve the highest level of communication effectiveness

Keywords: Pragmatics, Korean jokes, Vietnamese jokes, conversational maxims, violation, politeness

Trang 8

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Khoa Việt Nam học đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, quý cô, đã tận tình giảng dạy lớp cao học chuyên ngành ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, Trường Đại Học Ngoại ngữ, Đại học Huế, niên khóa 2021-2023 Đặc biệt là TS Liêu Thị Thanh Nhàn, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn

Tôi xin ghi nhớ và trân trọng sự quan tâm, nhiệt tình của tất cả thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã cùng tôi vượt qua nhiều thử thách, góp ý cho tôi để tôi có thể đạt kết quả nghiên cứu trọn vẹn

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy/cô xem xét và góp ý để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 Nxb: Nhà xuất bản

2 VPPCHT: Vi phạm phương châm hội thoại

3 VPPCVC: Vi phạm phương châm về chất

4 VPPCVL: Vi phạm phương châm về lượng

5 VPPCQH: Vi phạm phương châm quan hệ

6 VPPCCT: Vi phạm phương châm cách thức

7 VPPLS: Vi phạm phép lịch sự

8 Tr: Trang

9 VTKTC: Vĩ tố kết thúc câu

Trang 11

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TÓM TẮT ii

ABSTRACT iv

LỜI CẢM ƠN vi

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

MỤC LỤC ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 6

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6

1.1.1 Về tình hình nghiên cứu liên quan đến ngữ dụng học 6

1.1.1.1 Ở nước ngoài 6

1.1.1.2 Ở Việt Nam 7

1.1.2 Về tình hình nghiên cứu liên quan đến truyện cười dưới góc độ ngữ dụng học 9

1.1.2.1 Hướng nghiên cứu liên quan đến truyện cười dưới góc độ ngữ dụng trong việc phân tích tiếng mẹ đẻ 9

1.1.2.2 Hướng nghiên cứu liên quan đến truyện cười dưới góc độ ngữ dụng trong so sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ 11

1.1.3 Về tình hình nghiên cứu liên quan đến “Phép lịch sự” 13

1.1.3.1 Trên thế giới 13

1.1.3.2 Ở Hàn Quốc 13

1.1.3.3 Ở Việt Nam 15

1.2 Cơ sở lý thuyết 17

1.2.1 Quan điểm về ngữ dụng học 17

1.2.2 Khái quát về hội thoại 19

1.2.4 Lý thuyết về lịch sự 25

1.2.5 Hành vi ngôn ngữ 29

1.2.6 Quan điểm về truyện cười 30

1.3 Mối quan hệ của phương châm hội thoại và truyện cười 31

1.4 Mối quan hệ giữa ngữ dụng học và tư duy logic trong truyện cười 32

1.5 Ngữ cảnh (context) và giao tiếp (communication) 33

1.6 Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và phép lịch sự 34

1.7 Tiểu kết 35

Trang 12

CHƯƠNG 2 36

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 Cách tiếp cận 36

2.2 Khách thể nghiên cứu 36

2.3 Công cụ nghiên cứu 36

2.4 Phương pháp nghiên cứu 37

CHƯƠNG 3 41

HIỆN TƯỢNG VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ PHÉP LỊCH SỰ TRONG TRUYỆN CƯỜI TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT 41

3.1 Hiện tượng vi phạm phương châm về chất, quan hệ, cách thức, lượng, đa phương châm và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn 41

3.1.1 Hiện tượng vi phạm phương châm về chất trong truyện cười tiếng Hàn 42

3.1.2 Hiện tượng vi phạm phương châm quan hệ trong truyện cười tiếng Hàn 45

3.1.3 Hiện tượng vi phạm phương châm cách thức trong truyện cười tiếng Hàn 49

3.1.4 Hiện tượng vi phạm phương châm về lượng trong truyện cười tiếng Hàn 51

3.1.5 Hiện tượng vi phạm đa phương châm trong truyện cười tiếng Hàn 54 3.1.6 Hiện tượng vi phạm phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn 55

3.2 Hiện tượng vi phạm phương châm về chất, quan hệ, cách thức, lượng, đa phương châm và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Việt 62

3.2.1 Hiện tượng vi phạm phương châm về chất trong truyện cười tiếng Việt 62

3.2.2 Hiện tượng vi phạm phương châm quan hệ trong truyện cười tiếng Việt 67

3.2.3 Hiện tượng vi phạm phương châm cách thức trong truyện cười tiếng Việt 69

3.2.4 Hiện tượng vi phạm phương châm về lượng trong truyện cười tiếng Việt 71

3.2.5 Hiện tượng vi phạm đa phương châm trong truyện cười tiếng Việt 73

3.2.6 Hiện tượng vi phạm phép lịch sự trong truyện cười tiếng Việt 75

3.3 Tiểu kết 77

CHƯƠNG 4 80 ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA HIỆN TƯỢNG VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ PHÉP LỊCH SỰ TRONG TRUYỆN

Trang 13

CƯỜI TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT 80

4.1 Điểm tương đồng về hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt 80

4.2 Điểm dị biệt về hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt 85

4.2.1 Xét một cách tổng quát 85

4.2.2 Xét một cách cụ thể 86

4.3 Tiểu kết 91

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

NGỮ LIỆU KHẢO SÁT VÀ MINH HỌA 103

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong cuộc sống hằng ngày, giao tiếp là một điều tất yếu và vô cùng quan trọng giữa người với người Văn hóa, trình độ, sự văn minh đều được thể hiện thông qua giao tiếp Trong thời đại ngày nay, việc dạy học ngôn ngữ theo hướng giao tiếp đã và đang được chú trọng Do đó, nghiên cứu về lí thuyết giao tiếp, ngữ nghĩa học – ngữ dụng học là thiết thực và cần được các nhà ngôn ngữ học quan tâm Theo J.Lyons (1977, tr 215) ngữ nghĩa học là sự nghiên cứu nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp của ngôn ngữ tự nhiên Còn ngữ

dụng học theo quan điểm của Levinson (1983, tr 09) đó là “Ngữ dụng học

nghiên cứu những quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh đã được ngữ pháp hóa hoặc được mã hóa trong cấu trúc của một ngôn ngữ”

Hội thoại là một phần thuộc ngữ dụng học Theo Đỗ Thị Kim Liên

(1999, tr 18) cho rằng: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ

thành lời giữa hai hoặc nhiều nhận vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định.” Trong quá trình giao tiếp, tồn tại

những cấu trúc phức tạp và các quy tắc không được lặp lại rõ ràng, nhưng người tham gia giao tiếp cần tuân thủ Nếu không thì dù câu nói không sai sót

về mặt ngữ âm, từ vựng hay ngữ pháp, cuộc giao tiếp vẫn có thể không thành công

Truyện cười là thể loại tự sự dân gian, góp phần quan trọng đối với đời sống tinh thần của con người và sử dụng hiệu quả các hình thức hội thoại Truyện cười ngoài việc gây cười nó còn mang tính giáo dục cao Đọc truyện cười không khó vì truyện cười khá ngắn, nhưng để hiểu được những ý nghĩa trong từng mẩu truyện thì không hề đơn giản Khi đọc truyện cười chúng ta dễ dàng bật cười vì những tình huống dở khóc dở cười hay những câu thoại dí dỏm Tuy nhiên, việc lý giải lý do vì sao chúng ta cười và các yếu tố gây cười, điều gì làm nên tiếng cười trong truyện cười thì không phải ai cũng giải thích được Vì vậy mà truyện cười được nghiên cứu dưới góc độ ngữ dụng đang ngày càng được quan tâm Nguyên nhân gây nên tiếng cười từ việc các nhân vật đã vi phạm những phương châm hội thoại hay phép lịch sự cũng chính là vấn đề được chúng tôi quan tâm và yêu thích Tìm hiểu về những điều này sẽ giúp chúng ta tiếp nhận truyện cười một cách tốt hơn, nhận thức được vai trò quan trọng của ngữ dụng học trong giao tiếp hằng ngày

Giống như các tác phẩm văn học, truyện cười Việt Nam cũng đã khai thác một cách triệt để cách sử dụng ngôn từ độc đáo, hàm ý hội thoại hoặc sự

Trang 15

vi phạm các phương châm hội thoại, hành vi ngôn ngữ hay phép lịch sự để tạo nên những hành động ngôn từ tinh tế, uyển chuyển, ý nghĩa sâu xa hoặc tạo ra những tình huống bất ngờ, linh hoạt gây ấn tượng cho người đọc

Thêm vào đó, trong mấy chục năm trở lại đây, hướng nghiên cứu vận dụng lí thuyết ngữ dụng học vào việc đối chiếu giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài đã đem lại nhiều thành tựu về lý thuyết cũng như ứng dụng Vậy nên, việc nghiên cứu hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt là điều có ý nghĩa

Ngoài ra, trong quá trình dạy học ngoại ngữ, nếu người dạy biết vận dụng các kiến thức ngữ dụng để giải thích cơ chế gây cười trong truyện cười Hàn Quốc và Việt Nam sẽ giúp giờ học trở nên thú vị hơn, giúp người học có thể hiểu rõ về nghĩa của các mẫu truyện cười và vận dụng chúng vào trong hoạt động giao tiếp cụ thể

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn “Đối chiếu hiện tượng vi phạm

phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt.” làm đề tài nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn đề ra nhiệm vụ nghiên cứu với mục tiêu cụ thể như sau:

- Tìm hiểu, làm rõ về hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt Thống kê, phân loại, miêu tả, phân tích và đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng, dị biệt về hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt

- Giúp người học tiếng Hàn và tiếng Việt hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa của các lượt lời trong truyện cười tiếng Hàn, tiếng Việt; giải thích được đặc trưng văn hóa của hai đất nước thông qua việc người Hàn Quốc và người Việt Nam cố tình vi phạm các phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt

Trang 16

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu các lượt lời có xuất hiện hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong 120 mẩu truyện cười tiếng Hàn và 120 mẩu truyện cười tiếng Việt

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại, phép lịch sự được vận dụng và biểu hiện như thế nào trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt?

- Tần suất vi phạm các phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt đã phản ánh đặc trưng văn hóa của hai dân tộc như thế nào?

- Những điểm tương đồng và dị biệt về hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại, phép lịch sự được vận dụng trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt là gì?

3.4 Ngữ liệu nghiên cứu

Trong quá trình hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng nguồn ngữ liệu

có uy tín sau:

a) Ngữ liệu tiếng Hàn

The Changmi (2016) Tuyển tập truyện cười song ngữ Hàn Việt Nxb

Đại học quốc gia Hà Nội

Nguyên Thảo (2019) Tuyển tập truyện cười song ngữ Hàn Việt Nxb

Minh Thắng

b) Ngữ liệu tiếng Việt

Nguyễn Hữu Ái (2000) Những truyện cười dân gian Việt Nam hay

nhất Đồng Nai: Nxb Tổng hợp

Trương Chính, Phong Châu (2004) Tiếng cười dân gian Việt Nam Hà

Nội: Nxb Khoa học xã hội

Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng (2006) Kho tàng truyện tiếu lâm Việt

Nam Hà Nội: Nxb Văn học

Trần Đình Nam (2007) Truyện cười dân gian Việt Nam – Vừa buồn

cười vừa sợ Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin

Nguyễn Gia (2011) 99 Truyện cười dân gian Hà Nội: Nxb Văn hóa

Trang 17

Thông tin

Nguyễn Gia (2016) 99 Truyện cười thời @ xả stress Hà Nội: Nxb Văn

hóa Thông tin

Quốc Tuấn (2012) Truyện tiếu lâm Việt Nam Đồng Nai: Nxb Tổng

hợp

4 Ý nghĩa của đề tài

Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ có nhiều đóng góp quý báu cho ngành ngôn ngữ học nói chung và ngành ngôn ngữ học so sánh đối chiếu nói riêng,

cụ thể như sau:

4.1 Về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về hội thoại và phép lịch sự Vận dụng lí thuyết hội thoại, phép lịch sự để mở rộng nghiên cứu, so sánh đối chiếu với các ngôn ngữ khác tại Việt Nam Đặc biệt là hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại, phép lịch

sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt

4.2 Về mặt thực tiễn

Luận văn là công trình vận dụng lý thuyết hội thoại để đối chiếu ngôn ngữ tại Việt Nam, cụ thể là giữa tiếng Hàn và tiếng Việt Kết quả của luận văn góp phần trong việc cung cấp nguồn tư liệu tham khảo, hỗ trợ việc học ngoại

ngữ, dịch thuật và giao tiếp trong đời sống hàng ngày

5 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung nghiên cứu trong luận văn này được chia thành 4 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

Chương này trình bày cơ sở lý luận về ngữ dụng học trong và ngoài nước, khái quát về hội thoại (khái niệm hội thoại, các phương châm hội thoại, phép lịch sự); quan điểm về truyện cười và mối quan hệ giữa ngữ dụng học với truyện cười, ngữ cảnh (context) và giao tiếp (communication) Từ đó có thể rút ra những kết luận trong việc khái quát hoá những nét đặc thù liên quan đến ngữ dụng học, cụ thể là các phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Trong chương này, chúng tôi hệ thống và trình bày ngắn gọn các

Trang 18

phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong bài nghiên cứu này

Chương 3: Hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt

Dựa theo quan điểm của Grice (1975) về phương châm hội thoại (phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm cách thức và phương châm quan hệ) và phép lịch sự của Leech Luận văn sẽ miêu tả, phân tích những hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại, phép lịch sự xuất hiện trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt, điều tạo ra tiếng cười của những mẩu truyện cười

Chương 4: Điểm tương đồng và dị biệt của hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt

Từ kết quả miêu tả ở chương 3, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt về hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại và phép lịch sự trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt Từ

đó đưa ra nhận xét và kết luận về vấn đề nghiên cứu

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Về tình hình nghiên cứu liên quan đến ngữ dụng học

Các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học trên thế giới và Việt Nam luôn được quan tâm, nghiên cứu và phát triển theo thời gian Chúng tôi đã tiến hành tổng hợp và tìm hiểu về những nghiên cứu liên quan đến ngữ dụng học

và truyện cười từ góc nhìn ngữ dụng học để bài nghiên cứu được chính xác, khách quan và mang tính thiết thực, hiệu quả Dụng học là một lĩnh vực mới của tín hiệu học và ngôn ngữ học Là một trong các lĩnh vực được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu Từ những năm 30 của thế kỷ XX Charles W

Morris (1938) đã đưa ra định nghĩa về dụng học: “Dụng học là một bộ phận

của ký hiệu học xử lý mối quan hệ giữa các ký hiệu và những người sử dụng kí hiệu” Nhưng mãi đến những năm 70 thì vấn đề nghiên cứu về dụng học mới

được phát triển mạnh mẽ

1.1.1.1 Ở nước ngoài

Trên thế giới, ngữ dụng học đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, như: “How to do things with words” (Hành động như thế nào bằng lời nói) của John Austin (1962) John Austin là người xây dựng lí thuyết hành động ngôn từ, đã cung cấp giải thích đầy đủ về nghĩa ngữ dụng, đi sâu vào nghiên cứu mặt ngữ dụng của hành động ngôn từ Grice (1968) giới thiệu nguyên tắc hợp tác (Cooperative Principle), tác giả đề cao vai trò của người nói và người nghe trong cuộc hội thoại, được cụ thể hóa bằng bốn phương châm: lượng, chất, quan hệ và cách thức Theo Hymes (1972), người học ngoại ngữ, ngoài năng lực giao tiếp (communicative competence) còn cần phải

có năng lực dụng học (learning competence) Đây là hai khía cạnh quan trọng trong việc học và sử dụng ngôn ngữ Grice (1975) trong “Logic and Conversation” (Lôgích và hội thoại) và “Nguyên tắc trong giao tiếp và các phương châm hội thoại” đã đưa ra nguyên tắc cộng tác hội thoại và tìm hiểu

về nghĩa ngôn ngữ trong hội thoại Jürgen Habermas (1979) đã chỉ ra “các phổ niệm ngữ dụng”, hay “The Theory of Communicative Action” (Lý thuyết về hành động giao tiếp) Geoffrey Leech (1983) nghiên cứu về phương châm về tính lịch sự; Levinson (1983) nổi tiếng với “Nghĩa tiền giả định” “Lý thuyết quan yếu” của Wilson và Sperber, sau đó được Dan Sperber, Deirdre Wilson (2005) phát triển

Vận dụng ngữ dụng học trong so sánh đối chiếu đa ngôn ngữ, tiêu biểu

Trang 20

có Wolfson, N (1981, tr 117 - 124) nghiên cứu về lời khen ngợi trong khía cạnh đa văn hóa Takahashi và Beebe (1987, tr 131 - 155) đã nghiên cứu về một số khó khăn khi thực hiện hành động sửa lỗi trong tiếng Anh của người học tiếng Nhật khi học tiếng Anh so sánh với người bản xứ Mỹ Tanaka (1988), Banerjee và Carrell (1988, tr 81 - 102) đã nghiên cứu về hành động

đề nghị của người Trung Quốc và Mã Lai nói tiếng Anh

Ở Hàn Quốc, đề tài nghiên cứu theo hướng ngữ dụng học rất được quan tâm, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực này

Kim Gil Young và cộng sự (2003), Koo Jae Un (2005), Park Young

Sun (2007) đã nêu rõ các nội dung liên quan đến ngữ dụng học như khái niệm

về ngữ dụng học, nghiên cứu các khía cạnh của ngữ dụng như dấu hiệu diễn ngôn, chiến lược diễn ngôn, giải thích ý nghĩa ngôn ngữ từ nhiều khía cạnh như: lí thuyết hành động ngôn từ; lí thuyết giao tiếp; lí thuyết lịch sự; lí thuyết hội thoại, ý nghĩa của hàm ngôn hoặc phân tích diễn ngôn như định nghĩa về năng lực giao tiếp, ngữ cảnh giúp nâng cao khả năng diễn đạt cho người tham gia giao tiếp

Các tác giả như Yeo Hyo Jin (2010), Lee Kwang Sil (2011), Kang Yeon Im (2017) thì lại phân tích sự đa dạng về nghĩa trong những phát ngôn của diễn ngôn Hai tác giả đã chỉ ra rằng, trong các cuộc thoại, có những phát ngôn ngoài nghĩa đen còn hàm chứa ngữ cảnh, tình huống, phong tục xã hội,

và phép lịch sự trong cuộc đối thoại diễn ra giữa người nói và người nghe

Đặc biệt, Song Min Ha (2015), Ko Kyeong Hee (2019) đã vận dụng lý thuyết hội thoại của Grice (1975), thông qua việc vi phạm các phương châm hội thoại, cách nói mơ hồ và biểu đạt lịch sự giúp làm rõ hàm ý trong cuộc trò chuyện tiếng Hàn thông qua tài liệu truyền hình Hai tác giả này còn tiến hành đối chiếu hàm ý hội thoại xuất hiện trong phim Mỹ, Hàn Quốc và Tây Ban Nha nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về hàm ý giữa ba nền văn hóa

1.1.1.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến ngữ dụng học trên nhiều góc độ khác nhau Ở bình diện lý thuyết hội thoại, cấu trúc hội thoại, chức năng của các đơn vị hội thoại, tác giả Đỗ Hữu Châu (2007, tr 50) đã

trình bày trong giáo trình ngôn ngữ học đại cương Theo ông: “Ngữ dụng học

là ngành học nghiên cứu ngôn ngữ từ phía người dùng, đặc biệt nghiên cứu những sự lựa chọn mà họ thực hiện, những bó buộc mà họ gặp phải khi sử dụng ngôn ngữ trong tương tác xã hội và nghiên cứu tác động của cách sử

Trang 21

dụng ngôn ngữ lên người đối thoại của mình bằng hoạt động giao tiếp.”

“Dụng học Việt ngữ” của Nguyễn Thiện Giáp (2004, tr 13) đã hệ thống các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học như: chiếu vật, chỉ xuất, lí thuyết hành động ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại, nghĩa tường minh, hàm ẩn

“Giáo trình ngữ dụng học” do tác giả Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt Hùng (2012) nghiên cứu đã phần nào làm rõ hơn các vấn đề mà Nguyễn Thiện Giáp đã nghiên cứu về ngữ dụng học trước đó Đặc biệt Nguyễn Thiện Giáp (2020) hoàn thiện việc biên soạn công trình “Ngôn ngữ học lí thuyết” - Một tập sách tiêu biểu về ngôn ngữ học, giới thiệu và cung cấp cho người đọc một nền tảng

về lí thuyết ngôn ngữ học một cách chính xác và hiệu quả, nhấn mạnh rằng ngôn ngữ là một đối tượng mang tính văn hóa - lịch sử, với chức năng giáo dục và thể hiện sự thống nhất của tất cả các hình thức văn hóa vật chất và tinh

thần Theo tác giả: “Ngôn ngữ học lí thuyết cần xây dựng trên tư liệu của tất

cả mọi ngôn ngữ, ngôn ngữ phương Đông cũng như ngôn ngữ phương Tây”

Cuốn sách gồm có 12 chương và trong chương 11 tác giả nêu rõ “Ngữ dụng học” là lĩnh vực nghiên cứu tập trung vào việc phân tích cách sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể Điều này đòi hỏi nghiên cứu không chỉ tập trung vào ngữ cảnh mà còn bao gồm một phạm vi rộng hơn liên quan đến các khía cạnh sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp như: “lí thuyết hành động ngôn từ; lí thuyết giao tiếp; lí thuyết lịch sự; lí thuyết hội thoại; nguyên tắc hợp tác và hàm ý; lí thuyết tương thích v.v.”

Vận dụng ngữ dụng học trong so sánh đối chiếu, tiêu biểu có: Bài nghiên cứu “Đôi điều về chuyển di ngữ dụng học của người Việt học tiếng Anh” của Hà Cẩm Tâm (2002) Tác giả đã quan tâm về vấn đề “lịch sự” trong giao tiếp, giải thích một số những lỗi sai mà đối tượng là người Việt Nam học tiếng Anh hay vấp phải do thiếu thông tin về ngữ dụng học dẫn đến thất bại trong giao tiếp của người học tiếng Nguyễn Việt Tiến (2010, tr 151 - 162) với bài nghiên cứu về “Ngữ dụng học với việc dạy và học ngoại ngữ (Trên cứ liệu tiếng Pháp)” áp dụng dụng học trong dạy học ngoại ngữ và trong lĩnh vực dịch thuật “Một vài so sánh về ngữ nghĩa từ đi trong tiếng Việt với từ 가다 trong tiếng Hàn” của tác giả Nguyễn Ngọc Tâm, Nguyễn Hoàng Phương (2021, tr 624 - 633) nghiên cứu về từ đa nghĩa, cụ thể là từ “đi” trong tiếng Việt và “가다” trong tiếng Hàn ở phương diện ngữ nghĩa trong ngữ cảnh cụ thể, tìm ra con đường chuyển nghĩa, cách tư duy, biểu hiện về văn hóa của một dân tộc được thể hiện thông qua ngôn ngữ như thế nào, điểm tương đồng và dị biệt của vấn đề trên Gần đây nhất có nghiên cứu “Ứng dụng văn bản lời thoại họp báo quảng bá phim Hàn Quốc vào giảng dạy môn phiên dịch tiếng Hàn nâng cao” của Nguyễn Thị Thu Hà (2023, tr 98 - 105)

Trang 22

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập trên đều có ảnh hưởng rất lớn đối với ngành ngôn ngữ học Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quan trọng và hữu ích để chúng tôi có thể khai thác dữ liệu và thông tin trong quá trình nghiên cứu luận văn

1.1.2 Về tình hình nghiên cứu liên quan đến truyện cười dưới góc

“중국어 유머 텍스트의 화용적 특징 분석” (Phân tích đặc điểm ngữ dụng của truyện cười Trung Quốc) tác giả Shin Soo Young (2010) Tác giả Woo Roe (2011) với bài nghiên cứu “유머 텍스트를 활용한 한국어문화교육 방안: 어휘.말하기.문화교육을 중심으로” (Phương pháp giáo dục văn hóa Hàn Quốc bằng lời văn hài hước: chú trọng từ vựng, cách nói và giáo dục văn hóa) “시트콤 'Friends'에 나타난 Grice 의 격률과 유머 분석” (Phân tích phương châm hội thoại của Grice và yếu tố hài hước xuất hiện trong hài kịch

“Những người bạn”) của Kim Bo Bin (2015) đã vận dụng lý thuyết hội thoại của Grice, việc vi phạm bốn phương châm hội thoại để tìm ra sự liên quan đến

sự hài hước trong các lời thoại của từng nhân vật Hay bài báo của tác giả Yoon Seung Joon (2015) nghiên cứu phương thức tạo tiếng cười trong truyện tiếng cười - Tập trung vào tuyển tập truyện cười những năm 1910 “재담의

웃음 창조 방식에 관한 연구 - 1910 년대 재담집을 중심으로” bài nghiên cứu tập trung vào các phương thức tạo tiếng cười, cách chơi chữ, sử dụng từ ngữ trong đời sống con người thời kỳ đấy Làm sáng tỏ những vấn đề xã hội của thời đại và hiểu sâu hơn về con người; Ryu Jeong Wol (2016) với

“이항복 소화(笑話)의 양상과 특수성 - 웃음 기제와 효과를 중심으로”

Trang 23

(Các khía cạnh và đặc điểm truyện cười của Lee Hang Bok - Tập trung vào cơ chế và hiệu quả của tiếng cười) Bài nghiên cứu không chỉ điều tra các đặc điểm của những câu chuyện hài hước của Lee Hang Bok mà còn phân loại chúng theo cơ chế gây cười, hành động hoặc lời nói

b Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu liên quan đến truyện cười dưới góc độ ngữ dụng học có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Trần Châu Ngọc (2011), nghiên cứu về “truyện cười tiếng Việt nhìn từ lý thuyết hội thoại”, Nguyễn Hoàng Yến (2013) tìm hiểu về “truyện cười dân gian Việt Nam dưới góc độ dụng học”, các tác giả này đã làm rõ các đặc điểm lý thuyết hội thoại trong giao tiếp của tiếng Việt, lý giải các đặc điểm, yếu tố gây cười trong truyện cười dưới góc độ ngữ dụng Nội dung chủ yếu tập trung vào cấu trúc hội thoại; hàm ngôn trong quan hệ với hiển ngôn, tiền giả định, hàm ý hội thoại, phép lịch sự, quy chiếu và lập luận Nhận ra một số đặc điểm nổi bật như: hàm ý xuất hiện trong phát ngôn với mục đích giao tiếp nào đấy người nói vẫn có thể làm lộ ý của hàm ý, hàm ý mở đầu câu chuyện thường là cái cớ và kết thúc câu chuyện thường mang tính chất đột biến và tạo ra tiếng cười cho câu chuyện; nội dung của hàm ý liên quan đến đề tài, tiếng cười của truyện dân gian thực chất là tiếng cười luân lý, phản đối cái ác và hướng đến cái thiện…

Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Đăng Trị (2015) với bài nghiên cứu “Tìm hiểu trường nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian Việt Nam”, trên cơ sở phân tích nghĩa biểu vật, tác giả tìm ra mối quan hệ của nghĩa biểu vật với nội dung phản ánh của truyện cười Việt Nam; lối suy nghĩ về cách gọi tên của người Việt, qua đó thấy được những nét đặc trưng văn hóa của người Việt xưa

và đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian của con người Việt Nam

Nghiên cứu về “các biện pháp gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam (trên quan điểm ngữ dụng học)” của tác giả Nguyễn Thị Tuyển (2016); Hoàng Ngọc Diệp (2021) nghiên cứu với đề tài “cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam”; các tác giả đã phân tích

và chỉ ra các biểu hiện cụ thể của việc vi phạm các quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong truyện cười như: vi phạm quy tắc chiếu vật, vi phạm quy tắc lập luận, đồng thời cho thấy các giá trị gây cười của việc phá vỡ các quy tắc dụng học trong truyện cười dân gian Việt Nam; chỉ ra cơ chế cấu tạo, mô tả, phân tích đặc điểm của truyện cười, lý giải các phương thức gây cười trong truyện cười hiện đại Việt Nam Thông qua đó, góp phần xác định vị trí, vai trò và giá trị của truyện cười hiện đại trong việc phát triển nền văn hoá, hình ảnh con người

Trang 24

Việt Nam Đồng thời, làm sáng tỏ một số đặc trưng ngôn ngữ, phản ánh các giá trị văn hoá tinh thần của người Việt: tính “trạng” hóm hỉnh trong hoạt động giao tiếp, tiếng cười Việt Nam xuất hiện mọi lúc, mọi nơi; tiếng cười trong truyện cười thể hiện trí tuệ, uyên bác trong lối chơi chữ, lối nói ẩn ý, vòng vo; dùng tiếng cười để phê phán những thói xấu, những hành vi phi đạo đức bằng cách nói nhẹ nhàng nhưng cũng thể hiện tính châm biếm sâu sắc, mang tính nhân văn thể hiện trong truyện cười hiện đại Việt Nam

Hay các tác giả Liêu Thị Thanh Nhàn, Trần Văn Tư, Nguyễn Anh Thành, Nguyễn Thị Thanh Xuân (2023, tr 726 - 738) cũng đã nghiên cứu truyện cười Việt Nam dưới góc nhìn ngữ dụng học, từ đó chỉ ra được cơ chế gây cười trong truyện thông qua hiện tượng vi phạm các phương châm hội thoại và các hành vi ngôn ngữ

1.1.2.2 Hướng nghiên cứu liên quan đến truyện cười dưới góc độ ngữ dụng trong so sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ

a Ở Hàn Quốc

Chúng tôi tìm thấy bài nghiên cứu của Sakhabutdinova Luiza (2016)

“한국과 우즈베키스탄 시트콤에 나타난 유머 담화의 특성에 대한 연구” (Nghiên cứu về đặc điểm của diễn ngôn hài hước trong hài kịch Hàn Quốc và Uzbekistan) tập trung vào nghiên cứu cơ chế gây cười, để làm rõ đặc điểm của các đoạn hội thoại hài hước trong tiếng Hàn và tiếng Uzbek thông qua các tập phim hài Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù mọi người đều có khả năng cảm nhận tính chung của hài hước, nhưng ngữ cảnh và đặc điểm sử dụng hài hước

có thể khác nhau theo vùng văn hóa Yếu tố hài hước có thể thực hiện nhiều chức năng và thể hiện nhiều khía cạnh của tính cách con người Kang So Chon

và Jiang Xiaoqian (2019) với đề tài “한국 假面劇과 중국 儺戲에 나타난 언어적 유머에 관한 연구” (Nghiên cứu về sự ngôn ngữ hài hước thể hiện trong nhạc kịch mặt nạ Hàn Quốc và Trung Quốc) nghiên cứu về biểu hiện ngôn ngữ hài hước trong nghệ thuật mặt nạ Hàn Quốc và Trung Quốc được xác định thông qua việc phân tích các lời thoại của các nhân vật trong các vở kịch mặt nạ ở hai quốc gia Phần lớn được sử dụng là ngôn ngữ tục tĩu và lối chơi chữ, chứa đựng yếu tố châm biếm và mưu trí trong cách sử dụng ngôn ngữ Hơn nữa, việc sử dụng đồng âm, từ cùng âm cuối và câu đố đã được sử dụng dựa trên các đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Hàn và tiếng Trung Bài nghiên cứu làm cơ sở cơ bản để hiểu về nhận thức về hài hước trong văn học truyền thống của cả hai nước Jang Yo (2023) có công trình nghiên cứu với đề tài “중.한 유머 번역 전략 연구: 중국 코미디 쇼? Rock & Roast?의 자막을

Trang 25

중심으로” (Nghiên cứu chiến lược dịch hài Trung - Hàn: Tập trung vào phụ

đề của chương trình hài Trung Quốc “Rock & Roast”) với mục đích nghiên cứu cách dịch thuật để tạo ra hiệu quả hài hước trong việc chuyển từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch và mong muốn giữ lại tác động của ngôn ngữ hài hước đối với người đọc Nhận thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ hài hước trong cuộc sống, song nghiên cứu về khía cạnh dịch thuật của ngôn ngữ hài hước vẫn còn ít Yếu tố hài hước có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa, gây khó khăn cho quá trình dịch thuật để đạt được hiệu quả Từ đó bài nghiên góp phần lớn trong ngành ngôn ngữ nói chung và lĩnh vực dịch thuật nói riêng

b Ở Việt Nam

Huỳnh Thị Hoài (2008) “A pragmatic study on some factors causing laughter in english and vietnamese funny stories” (Phân tích một số yếu tố gây cười trong các truyện hài ngắn tiếng Anh và tiếng Việt theo quan điểm ngữ dụng học) đã chỉ ra được các yếu tố gây cười trong truyện cười của hai ngôn ngữ dựa theo quan điểm của Austin (1955) về lý thuyết hành động lời nói gián tiếp Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu của tác giả Trần Văn Tư (2021) với đề tài “Đối chiếu hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại trong truyện cười Trung Quốc và Việt Nam” cũng đã ứng dụng lý thuyết cộng tác hội thoại của Grice (1975) để miêu tả, phân tích các hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại trong truyện cười Trung Quốc và Việt Nam, tìm ra được những nét tương đồng và dị biệt về hiện tượng vi phạm phương châm hội thoại trong truyện cười của hai ngôn ngữ Hay “The types of jokes in view of language ambiguity (illustrated by the Vietnamese and English languages)” (Các kiểu loại truyện cười do mơ hồ ngôn ngữ (minh họa bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh)) của Trần Thủy Vịnh (2015) đã cho thấy sự mơ hồ của ngôn ngữ đóng vai trò tích cực và giúp người nói và người nghe thực hiện giao tiếp một cách hiệu quả và tạo ra tiếng cười bằng những câu đùa ngắn gọn nhưng tinh tế

và mang đầy phẩm chất nghệ thuật Bài viết phân tích những đặc điểm của sự

mơ hồ trong ngôn ngữ như một “phương tiện” để tạo nên sự hài hước trong các câu đùa trong truyện cười bằng tiếng Việt và tiếng Anh; đồng thời xem xét các loại câu đùa do sự mơ hồ của ngôn ngữ gây ra và cân nhắc khả năng sử dụng chúng trong việc dạy/ học một ngôn ngữ nước ngoài Ngoài ra chúng tôi cũng tìm thấy công trình nghiên cứu “Comparative study of humor mechanisms in Korean and Vietnamese” (Đối chiếu cơ chế gây cười trong tiếng Hàn và tiếng Việt) của tác giả Hoàng Thị Kim Dung (2020) mục đích của nghiên cứu này là phân loại cơ chế gây cười một cách đơn giản và rõ ràng

để có thể sử dụng và vận dụng so sánh việc sử dụng cơ chế gây cười giữa tiếng Hàn và tiếng Việt, phân loại 2.072 ngữ liệu trong tiếng Hàn và tiếng Việt;

Trang 26

tìm ra điểm tương đồng và dị biệt trong cơ chế tạo ra tiếng cười ở hai ngôn ngữ

1.1.3 Về tình hình nghiên cứu liên quan đến “Phép lịch sự”

1.1.3.1 Trên thế giới

“Lý thuyết lịch sự” Lakoff (1973), Brown và Levinson (1987), Leech (1983) phát triển, đều nhấn mạnh quan điểm “lịch sự” trong lý thuyết về ngữ dụng học Nhà ngôn ngữ học Lakoff - Người tiên phong cho lý thuyết lịch sự hiện đại, theo Lakoff lịch sự là phương tiện để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn, đề xuất hai quy tắc sử dụng ngôn ngữ: Quy tắc diễn đạt rõ ràng và quy tắc lịch sự Dựa trên các nguyên tắc hợp tác của Grice, “lý thuyết lịch sự” được đề xuất bởi Geoffrey Leech vào năm 1983 trong cuốn sách “Principles of Pragmatics” (Nguyên tắc ngữ ngữ học ứng dụng) Dựa trên khái niệm “thiệt” (cost) và lợi (benefit) giữa người nói và người nghe, theo Leech thì siêu quy tắc lịch sự của ông gồm 6 phương châm lịch sự lớn và một số phương châm phụ khác: phương châm khéo léo, phương châm rộng rãi, phương châm khiêm tốn, phương châm tán thưởng, phương châm tán đồng và phương châm thiện cảm Khái niệm “thể diện” của Goffman được Brown và Levinson vận dụng

để xây dựng lý thuyết về lịch sự với cách hiểu: “Thể diện là hình ảnh của bản thân trước người khác” (public self-image), khái niệm về thể diện (face), gồm thể diện âm tính (negative face) và thể diện dương tính (positive face) Scollon, R., và Scollon, SW (1995) nổi tiếng với cuốn sách mang tính cách mạng về giao tiếp đa văn hóa - “Intercultural communication: a discourse approach” Tư duy lịch sự của họ xoay quanh khái niệm “tương tác bằng lời nói” và theo Scollon, R., và Scollon, SW thì lịch sự bao gồm: hệ thống lịch sự đoàn kết, hệ thống lịch sự tôn trọng, cũng như hệ thống lịch sự phân cấp Yule (1997) cho rằng lịch sự với tư cách là phương tiện giữ gìn thể diện cho đối tác giao tiếp

1.1.3.2 Ở Hàn Quốc

Bàn về vấn đề lịch sự trong tiếng Hàn, khởi đầu cho vấn đề “lịch sự” trong tiếng Hàn bắt đầu từ công trình của Cho Joon Hak (1980) và sau đó là các công trình của Im Young Hoe (1990), Kim Hae Sook (1991), Jeon Hye Young (1995), Kim Sun Hoe (1996), Lee Won Pyo (1996), No Eun Hoe (1999), Gu Hyeon Jeong (2001, 2004), Jeon Hye Young (2004), Jeon Jeong

Mi (2007) và nhiều nghiên cứu khác Chúng tôi tìm thấy một số nghiên cứu nổi tiếng như: Jeon Hye Young (2004), “한국어 공손표현의 의미” (Ý nghĩa của biểu hiện lịch sự trong tiếng Hàn) cho thấy rằng biểu hiện “lịch sự” trong

Trang 27

diễn đạt tiếng Hàn rất quan trọng và cần thiết Diễn đạt lịch sự trong tiếng Hàn,

sử dụng đa dạng từ vựng (kính ngữ), ngữ pháp và phụ thuộc vào ngữ cảnh Ngoài ra bài nghiên cứu còn tìm hiểu về cơ sở ngữ nghĩa của diễn đạt lịch sự Năm 2005, Jeon Hye Young tiếp tục với bài nghiên cứu về lịch sự với chủ đề

“한국어 공손표현의 교육 방안” (Phương pháp giảng dạy biểu hiện lịch sự trong tiếng Hàn) “한국어 공손표현의 화용론적 연구” (Nghiên cứu ngữ dụng về cách thể hiện lịch sự trong tiếng Hàn) của tác giả Ha Sang Hee (2012) Công trình này đã đề cập đến những nội dung về khái niệm lịch sự, các loại

“phép lịch sự” và “biểu hiện của phép lịch sự” “Lịch sự” có thể được định nghĩa dựa trên ba khía cạnh (khía cạnh nội dung tương ứng, khía cạnh mối quan hệ, khía cạnh tình huống) Hơn nữa, nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc xây dựng lý thuyết dựa trên hệ thống biểu thức lịch sự, mà còn phân tích theo từng tình huống dựa trên tài liệu cuộc trò chuyện thực tế về chủ đề mối quan hệ gia đình và môi trường làm việc để hiểu cách hệ thống biểu thức lịch

sự trong tiếng Hàn hoạt động ra sao Tác giả Im Su Jin (2017) với “한국어 대화의 인접쌍에서 나타나는 공손성에 관한 사례연구” (Nghiên cứu điển hình về phép lịch sự ở các cặp liền kề trong hội thoại tiếng Hàn) Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào lý thuyết hội thoại và phép lịch sự liên quan đến các chiến lược giữ thể diện, nguyên tắc hợp tác, cặp kề cận cặp liền kề phản ánh trong ứng dụng nhắn tin di động Kakaotalk của người học tiếng Hàn và giáo viên người Hàn được tác giả phân tích dưới góc độ lịch sự Nghiên cứu

về biểu hiện lịch sự còn có công trình “한국어 요청 화행에서 공손 전략

실현 양상 연구” (Nghiên cứu về các khía cạnh thực hiện chiến lược lịch sự trong các hành vi yêu cầu trong tiếng Hàn) của Lee Hee Yeon (2019) chỉ ra rằng trong tình huống trò chuyện, người nói và người nghe cần phải giữ lễ phép và nói chuyện một cách lịch sự để duy trì mối quan hệ con người tốt đẹp

mà không khiến đối phương cảm thấy thô lỗ, bất lịch sự Tác giả đã thu thập

và so sánh và phân tích dữ liệu thực tế để xem xét các biểu hiện lịch sự trong các yêu cầu từ phụ nữ nhập cư vì hôn nhân từ Việt Nam và Trung Quốc, nhằm xác định các chiến lược lịch sự được thực hiện dựa trên lý thuyết chiến lược yêu cầu của Blum - Kulka (1989) và cách tiếp cận lý thuyết lịch sự của Brown

và Levinson (1987) Nghiên cứu đã phát hiện rằng người nhập cư nữ thường

sử dụng nhiều chiến lược lịch sự khác nhau trong các tình huống khác nhau để thể hiện tính lịch sự của họ Thông qua việc so sánh xu hướng sử dụng các chiến lược lịch sự dựa trên cách yêu cầu, nghiên cứu này có thể cung cấp tư liệu thực tế cho việc thiết kế nội dung và phương pháp giảng dạy thực tế về lịch sự trong giảng dạy tiếng Hàn

Trang 28

1.1.3.3 Ở Việt Nam

Chúng tôi tìm thấy công trình nghiên cứu liên quan đến “lịch sự” của tác giả Vũ Thị Nga (2008) với “Hành vi rào đón và phép lịch sự trong hội thoại Việt ngữ” đã trình bày, hệ thống một số lý thuyết về lịch sự theo quan điểm của Lakoff (1973), Orecchioni (1992), Brown và Levinson (1987), hay những quan điểm liên quan đến “phép lịch sự trong tiếng Việt” của Nguyễn Thiện Giáp (2000), Vũ Thị Thanh Hương (2002), khái niệm “biểu thức rào đón”, từ đó thấy được sự phong phú về biểu thức rào đón trong tiếng Việt, phương châm khéo léo được đề cao trong cách ứng xử ngôn ngữ của người Việt Nam, đồng thời lý giải được lý do vì sao người nói chọn cách xưng hô trong từng tình huống giao tiếp Tạ Thị Thanh Tâm (2009) nổi tiếng với cuốn

“Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt” Cuốn sách này đề cập đến bốn nghi thức giao tiếp rất quen thuộc trong tiếng Việt, đó là mời, cảm ơn, chê, bác bỏ Nghi thức mời, cảm ơn tưởng không mấy khó khăn để thể hiện tính lịch sự, nhưng thực tế không ít lời mời bị đánh giá là mời lơi, hoặc không chân tình, không ít lời cảm ơn bị cho là đãi bôi, khách sáo Tương tự, hai nghi thức chê và bác bỏ cũng rất dễ bị cho là bất lịch sự vì chúng đụng chạm đến sự riêng tư nhưng nếu một lời chê xuất phát từ thiện ý giúp cho người nghe nhận ra thiếu sót của bản thân để từ đó sửa đổi hay một lời bác bỏ có tình có lý, phù hợp và đúng lúc đúng chỗ thì vẫn có thể đạt đến một mức độ lịch sự nhất định Vì vậy, lịch

sự và bất lịch sự tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong và ngoài ngôn ngữ, trong đó không thể không đề cập đến việc lựa chọn ngôn từ của chủ thể giao tiếp Phan Thị Thanh Thủy (2016) với bài nghiên cứu “Ranh giới giữa lịch sự và bất lịch

sự qua hành vi rào đón trong tiếng Việt” giải thích và xác định ranh giới giữa lịch sự và bất lịch sự qua hành vi ngôn ngữ rào đón trong tiếng Việt, ranh giới giữa chúng không chỉ phụ thuộc vào các phương thức thể hiện mà còn phụ thuộc rất nhiều vào những gì xung quanh nó Nguyễn Quang (2019) với bài báo “Trở lại vấn đề thể diện và lịch sự trong giao tiếp” đã trình bày, phê phán các cách nhìn nhận khác nhau về thể diện và lịch sự, đưa ra các định nghĩa thao tác về “thể diện”, “lịch sự” Tác giả cho rằng thể diện và lịch sự, là những khái niệm của hiện thực chủ quan vì thế chúng có bản chất động và phụ thuộc rất nhiều vào các thành tố giao tiếp cùng yếu tố văn hóa trong các chu cảnh tình huống khác nhau Đồng thời nêu ra các giả thuyết về tầm quan trọng của lịch sự, về tính ưa chuộng hơn của lịch sự dương tính và lịch sự âm tính xét theo chu cảnh tình huống và chu cảnh văn hóa; khẳng định rằng các giả thuyết này chỉ là gợi ý cho nghiên cứu thực nghiệm nhằm chứng minh tính chân ngụy của chúng Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về lịch sự ở Việt Nam được viết thành sách như: cuốn “Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu

Trang 29

thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt” tác giả Nguyễn Thị Lương (1996); cuốn “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội” của tác giả Nguyễn Kim Thản (2019) Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu tiêu biểu như: “Lịch sự và phương thức biểu hiện tính lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt” (Vũ Thị Thanh Hương - 2000) hay bài báo về “Chiến lược lịch sự âm tính và lời xin lỗi trong giao tiếp tiếng Việt” do Vũ Tiến Dũng (2002) nghiên cứu

Vận dụng lý thuyết lịch sự trong so sánh đối chiếu với ngôn ngữ khác

có bài nghiên cứu “Đối chiếu so sánh các phương tiện biểu thị lịch sự trong tiếng Việt và tiếng Nhật” của Nguyễn Thị Thu Hương (2013) đối chiếu so sánh phạm trù lịch sự trong tiếng Việt và phạm trù kính ngữ trong tiếng Nhật; tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên thường lựa chọn các phương tiện từ vựng còn tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính nên thường sử dụng các tiếp tố và chia động từ Bài nghiên cứu cho thấy những tương đồng

và d biệt thú vị trong hai ngôn ngữ Việt Nhật khác xa về nguồn gốc và loại hình nhưng lại cùng nằm trong khối Đồng văn Châu Á Lã Thị Thanh Mai (2013) với bài nghiên cứu về đề tài “Đối chiếu các phương tiện biểu hiện kính ngữ trong tiếng Hàn với các phương tiện tương đương trong tiếng Việt”, đã nêu các phương tiện biểu hiện của kính ngữ trong tiếng Hàn Các phương tiện biểu hiện chính của kính ngữ là biểu hiện thông qua từ vựng và ngữ pháp, sau

đó đối chiếu các phương tiện biểu hiện kính ngữ trong tiếng Hàn với các phương tiện tương đương trong tiếng Việt để chỉ ra những điểm tương đồng

và dị biệt Hay bài báo của Lê Thị Thúy Hà (2015) với đề tài “Biểu đạt lịch sự trong hành động ngôn từ phê phán tiếng Việt và tiếng Anh - Politeness expressing in verbal criticism in Vietnamese and English” mô tả các dấu hiệu lịch sự và đánh giá mức độ lịch sự của các chiến lược phê bình bằng lời nói (trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày được trích dẫn từ truyện ngắn hiện đại của tiếng Anh và tiếng Việt) Kết quả cho thấy tính gián tiếp không phải lúc nào cũng giống với tính lịch sự Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong ngôn ngữ tiếng Việt Tất cả những điểm tương đồng và sự khác biệt là do đặc điểm của bản thân phê bình của hành động ngôn từ phê phán, đặc thù văn hóa và hình thái ngôn ngữ của hai ngôn ngữ này Luận án “Lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc (so sánh với tiếng Việt)” của tác giả Phan Thị Thanh Thủy (2017) khảo sát đặc điểm của lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc, đối chiếu với tiếng Việt qua một số nghi thức giao tiếp là chào, mời, cảm ơn

Hệ thống hóa các lý thuyết về hội thoại, phép lịch sự, mối quan hệ giữa lịch sự

và lễ phép, quan niệm về thể diện, khái niệm, phân loại “bất lịch sự”; đặc điểm của “lịch sự” trong giao tiếp của tiếng Trung và tiếng Việt (kính ngữ, khiêm ngữ, vấn đề xưng hô); phân loại các nghi thức chào, nghi thức mời, nghi thức

Trang 30

cám ơn trong hai ngôn ngữ Về cơ bản các nghi thức có sự tương đồng song vẫn có nhiều điểm khác biệt do cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và vấn

đề văn hóa Phạm Thị Ngọc (2018) với luận án “Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương trong tiếng Việt” đã tìm hiểu, phân tích,

hệ thống hóa về những đặc trưng cơ bản, các phương tiện biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn trên phương diện từ vựng, ngữ pháp đặt trong mối tương quan với tiếng Việt Từ đó đối chiếu với tiếng Việt, để thấy được những nét tương đồng

và dị biệt về chức năng, hoạt động của kính ngữ và việc sử dụng kính ngữ trong giao tiếp của hai ngôn ngữ và đề xuất phương pháp sử dụng kính ngữ phù hợp với từng tình huống giao tiếp, nhằm phục vụ cho mục đích giảng dạy

và hoạt động giao tiếp nhằm tối ưu hiệu quả giao tiếp đối với người Việt Nam học tiếng Hàn

Như vậy, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu vận dụng lý thuyết ngữ dụng học để phân tích tiếng mẹ đẻ hoặc so sánh đối chiếu với tiếng nước ngoài Tuy nhiên so sánh đối chiếu truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt từ góc nhìn lý thuyết hội thoại thì còn ít hoặc chưa nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu Tuy vậy, kết quả của những công trình trước đó đã tạo nền tảng giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan về bức tranh

nghiên cứu liên quan

vi giao tiếp” Ngữ dụng học đã được phát hiện ᴠà nghiên cứu trong nhiều năm qua, Qian Guanlian (trích dẫn) cho rằng các chuуên gia ban đầu chỉ có ý định nghiên cứu ᴠề ngôn ngữ ᴠà các уếu tố khác hỗ trợ giao tiếp đều хoaу quanh ngôn ngữ Tuу nhiên đi sâu tìm hiểu, họ nhận thấу rằng ngữ dụng học là một ngành riêng tách rời khỏi ngôn ngữ học ᴠà bắt đầu để tâm đến ngành khoa học nàу Và Morris (1938, tr 30) là người đầu tiên đưa ra khái niệm “pragmatics”

- Ngữ dụng học là nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh tạo nên cấu trúc của ngôn ngữ đó Stalnaker (1972, tr 383) cho rằng “Ngữ dụng

Trang 31

học nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ và ngữ cảnh trong đó chúng được thực

hiện.” Stephen C Levinson (1983, tr 09) đã đặc biệt chú ý đến hai định

nghĩa: một là “Ngữ dụng học nghiên cứu những quan hệ ngôn ngữ và ngữ

cảnh đã được ngữ pháp hoá hoặc đã được mã hoá trong cấu trúc của ngôn

ngữ.”; hai là “Ngữ dụng học nghiên cứu tất cả những phương diện của ngôn

ngữ không nằm trong lí thuyết về ngữ nghĩa (semantic theory)” Yule (1996,

tr 04): “Ngữ dụng học là nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hình thức ngôn

ngữ và người sử dụng chúng.” Mey (2000, tr 06) cho rằng: “Ngữ dụng học là

môn học nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp dựa trên các điều

kiện xã hội.” Theo Karen Leigh (2018) ngôn ngữ ngữ dụng là những kĩ năng

ngôn ngữ хã hội được ѕử dụng khi chúng ta tương tác ᴠới nhau Bao gồm

những gì chúng ta nói ra, cách biểu đạt lời nói, những cử chỉ khi nói (tương tác

bằng mắt, cử chỉ khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể) ᴠà ѕự phản ứng đúng mực của

chúng ta trong những tình huống giao tiếp cụ thể) Theo Dan Sperber và

Deirdre Wilson (2005), nghiên cứu về ngữ dụng học bắt nguồn từ giả thuyết

lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà triết học Grice: “Những đặc điểm thiết yếu

nhất của giao tiếp con người, cả giao tiếp bằng lời hay không bằng lời, đều là

sự biểu hiện của ý chí Do đó, ngữ dụng học xoay quanh cách người nghe luận

giải ngụ ý thực sự của người nói từ những bằng chứng người nói đã để lộ –

một đặc điểm khá riêng biệt không tìm thấy ở những lĩnh vực nghiên cứu ngôn

ngữ khác.”

Quan điểm về ngữ dụng học (화용론), hầu hết các tác giả đều đề cập

đến trường phái định nghĩa ngữ dụng học của Morris (1971), Levinson (1983)

Theo Kim Dae Jin và cộng sự (2002, tr 332 - 348) quan niệm rằng: “Khả năng

hiểu hàm ý của một người khác được gọi là Ngữ năng ngữ dụng” (pragmatic

competence) Park Young Sun (2007, tr 08) trong cuốn “Ngữ dụng tiếng

Hàn” (한국어 화용론) thì “Ngữ dụng học (Pragmatics)” là một lĩnh vực

nghiên cứu hệ thống về mối quan hệ giữa hành vi ngôn ngữ được sử dụng và ý

nghĩa dự định của nó.” Trong cuốn “Giảng dạy tiếng Hàn như một ngoại ngữ”

(외국어로서의 한국어 교육) Koo Hyun Jeong (2010, tr 65) định nghĩa ngữ

dụng học như sau: “Ngữ dụng học là một lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ

học nghiên cứu các ý nghĩa được phát ra bởi người nói và được người nghe

giải thích trong các tình huống giao tiếp Đối tượng nghiên cứu là lời nói được

hiện thực hóa trong một tình huống cụ thể, trong đó người nói, người nghe và

ngữ cảnh là những yếu tố quan trọng.”

Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, ngữ dụng học quan tâm đến việc

sử dụng ngôn ngữ và các phạm vi của giao tiếp lời nói Ngữ dụng học là một

ngành học mới của ngôn ngữ học và ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức

Trang 32

Dân là những người đầu tiên nghiên cứu ngữ dụng học Theo Đỗ Hữu Châu (2007, tr 59) thì “Ngữ dụng học nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm của người dùng, trong đó các thành phần cá nhân liên kết với các thành phần chung, các thành phần có tính xã hội Những vấn đề của ngữ dụng học không phân định một cách rành mạch với các lĩnh vực ngữ nghĩa học, cú pháp học hay âm vị học.” Nguyễn Thiện Giáp (2004, tr 13) trong cuốn “Dụng học Việt ngữ”, khái niệm về ngữ dụng học như sau: “Ngữ dụng học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể.”

Tóm lại, ngữ dụng học là một lĩnh ᴠực nghiên cứu rộng, đề cập đến ᴠai trò của ngữ cảnh trong ᴠiệc làm thaу đổi ý nghĩa của lời nói, tập trung vào việc nghiên cứu các sự kiện ngôn ngữ gắn với các kiểu điều kiện giao tiếp hiện thực, gắn với người nói, người nghe và các nhân tố khác của ngữ cảnh Do đó,

có thể khẳng định rằng, ngữ dụng học không chỉ quan tâm đến việc xem ngôn ngữ như một hệ thống tín hiệu đơn thuần, cũng không giới hạn việc nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên hình thái cấu trúc, âm vị, ngữ pháp hoặc ý nghĩa Thay vào đó, ngữ dụng học tập trung vào việc nghiên cứu ngôn ngữ trong ngữ cảnh giao tiếp thực tế, với sự tham gia của tất cả các yếu tố hội thoại liên quan

Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn tích hợp các quan điểm của các tác giả để áp dụng vào việc nghiên cứu đề tài này Vì mỗi quan điểm của các tác giả đều mang những đặc điểm riêng biệt, đóng góp vào sự hoàn thiện của luận văn này

1.2.2 Khái quát về hội thoại

Hội thoại là hình thức giao tiếp giữa hai hoặc nhiều người, là phương tiện giao tiếp quan trọng, diễn ra thường xuyên, căn bản phổ biến của ngôn ngữ, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện ý kiến, truyền đạt thông tin, tạo ra sự kết nối giữa các cá nhân, cộng đồng và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác

Bàn về “hội thoại” trên thế giới tiêu biểu có Orecchioni (1997, tr 225) khẳng định “Hội thoại và các cuộc nói chuyện tương tác khác là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học tương tác” Hay Grice (1975) được coi là một trong những người sáng lập lên ngữ dụng học hiện đại, với “lý thuyết hàm ý hội thoại” đề xuất lần đầu tiên vào những năm 1960, trong đó nổi tiếng với

“Nguyên tắc cộng tác hội thoại” được phát biểu như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội

Trang 33

thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào.” (Grice, 1975, tr 229) và được chi tiết hóa thành bốn phương châm hội thoại: “lượng” (quantity), “chất” (quality), “quan hệ” (relation) và “cách thức” (manner)

Ở Việt Nam, theo Nguyễn Đức Dân (1998, tr 76) trong cuốn “Ngữ dụng học, tập 1” quan niệm rằng: “Trong giao tiếp nhiều chiều, bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại Lúc đó, vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe trở thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe Đó là hội thoại.” Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2003, tr 461): “Hội thoại là sử dụng một ngôn ngữ để nói chuyện với nhau” Sách Tiếng Việt 12 định nghĩa hội thoại như sau: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời (bằng miệng) giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra” Trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học - tập 2” của Đỗ Hữu Châu (2001, tr 201) khẳng định: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở cho mọi hoạt động ngôn ngữ khác.” Từ lập luận “giao tiếp miệng là dạng hoạt động căn bản của hội thoại”, Đỗ Hữu Châu và Cao Xuân Hạo đi đến định nghĩa hội thoại như sau:

“Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời (bằng miệng) giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra ” Theo Đỗ Kim Liên (1999, tr 18) trong cuốn “Ngữ nghĩa lời hội thoại”, khẳng định rằng: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhận vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định

mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định ” “Hội thoại là cuộc giao tiếp bằng lời (ở dạng nói hay dạng viết) tối thiểu giữa hai nhân vật về một vấn đề nhằm đạt đích đã đặt ra” theo Nguyễn Trí (2008, tr 122) trong cuốn “Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học.”

Như vậy, hội thoại là một bộ phận của ngữ dụng học, được dùng để chỉ hoạt động giao tiếp giữa hai hoặc nhiều người Hội thoại là chỉ những quá trình mà người tham gia giao tiếp với một hệ thống tương tác bằng cấu trúc hội thoại Bản thân hội thoại là vận động giao tiếp của ngôn ngữ, thông thường bao gồm ba vận động có tính chất bộ phận: vận động trao lời, vận động đáp lời, vận động tương tác

Hội thoại bao gồm các đơn vị cấu trúc như sau: cuộc thoại + đàm thoại + cặp thoại + tham thoại Và cấu trúc hội thoại là một loại cấu trúc diễn ngôn, dùng để chỉ đơn vị diễn ngôn được hình thành do sự tương tác qua lại của hai hoặc nhiều người tham gia giao tiếp thể hiện trong hành động lời nói

Ví dụ 1: A: 어제 뭐 했어요? (Hôm qua bạn đã làm gì?)

Trang 34

B: 여자 친구를 만났어요 (Tôi đã gặp bạn gái)

Xét trong ví dụ trên, người nói A đã thực hiện hành động phát ngôn hỏi, lời đáp của người B là một hành vi lời nói Ví dụ này, thể hiện một đơn vị hội thoại được hình thành bởi cấu trúc hội thoại giữa A và B Trong một cuộc nói chuyện, người nói có thể trao đổi nhiều vấn đề khác nhau nhưng luôn có bắt đầu và kết thúc cuộc thoại Một cuộc thoại nói theo Grice là phải theo một hướng nhất định và phải đi từ đầu cho đến lúc kết thúc Cấu trúc khái quát của một cuộc thoại gồm: mở thoại – thân thoại – kết thoại Việc phân tích ngữ dụng trong cấu trúc hội thoại cũng sẽ đề cập đến việc phân tích cấu trúc ngữ dụng trong diễn ngôn

Ví dụ đoạn thoại sau:

(6) A2: 일이 생겨서 민 씨를 찾으러 가 (Mình đi tìm Min có việc.) (1) và (2) là một cặp từ chào đối xứng; (3) và (4) là một cặp thoại trong đó (3)

là một lượt lời gồm một hành vi lời nói và một tham thoại một tham thoại cảm

ơn hỏi; (4) là một lượt lời nhưng gồm 3 tham thoại : một tham thoại đáp, một tham thoại cảm ơn và một tham thoại hỏi Một lượt lời có thể gồm nhiều tham thoại như lượt lời (3),(4),(5) có từ hai tham thoại trở lên Câu trả lời (4), (6) của A2, (5) của A1, là một hành vi lời nói Thực tế cho thấy, ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi lời nói, mục đích là tìm hiểu các phương thức biểu đạt hiện thực, các phương tiện, nguồn ngôn ngữ và nền văn hoá khác nhau và để hiểu được các cách thức diễn đạt lời nói khác nhau nhằm thực hiện cùng một hành động nói

Những vấn đề lý thuyết hội thoại cơ bản nêu trên, chính là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu hội thoại trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt Để làm rõ hội thoại chúng ta cần miêu tả đặc điểm của các thành phần trong cấu trúc hội thoại, dựa vào các thống kê trên cơ sở khảo sát, nguồn ngữ

Trang 35

liệu có sẵn, rút ra những đặc điểm trong cấu trúc của cuộc thoại, cặp thoại, tham thoại, hành vi ngôn ngữ được thể hiện Trong luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu ở khía cạnh trọng tâm đó là việc vi phạm phương châm hội thoại theo quan điểm của Grice (1975) và phép lịch sự theo quan điểm của Leech (1983) trong phạm vi 120 mẩu truyện cười tiếng Hàn và 120 mẩu truyện cười tiếng Việt

1.2.3 Phương châm hội thoại

Để một cuộc thoại có thể diễn ra bình thường, khi tham gia giao tiếp thì người nói, người nghe bắt buộc phải tuân thủ những quy tắc nhất định khi tham gia hội thoại Người tham gia hội thoại phải đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công Những quy tắc, quy định, phương pháp và cách thức đó được gọi là phương châm hội thoại

H.S Grice, một nhà triết học về ngôn ngữ người Anh cũng đã từng xuất phát từ quy luật trong hội thoại mà đề ra nguyên tắc cộng tác hội thoại và các phương châm hội thoại Nguyên tắc cộng tác hội thoại được ông nêu trong các

bài giảng tại Đại học Harvard, Grice (1967, tr 229) đề ra như sau: “Hãy làm

cho phần đóng góp của anh (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào” Đến năm 1975, tổng

hợp các bài giảng được thể hiện đầy đủ trong cuốn Logic và hội thoại (Logic and Conversation) Ban đầu, bốn nguyên tắc hội thoại của ông được trình bày khá ngắn gọn, sau đó, bốn nguyên tắc này được Grice phát triển và tách thành bốn phương châm và được cụ thể hoá Để trong quá trình giao tiếp diễn ra hiệu quả, cần nắm vững, hiểu rõ những phương châm hội thoại Grice (1975)

đã làm rõ các yêu cầu phải tuân thủ các phương châm về lượng, chất, quan hệ

và cách thức Cụ thể như sau:

- Phương châm về lượng

Phương châm này được chia làm hai vế:

• Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi của đích của hội thoại

• Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi (Maxim of Quantity: Make your contribution as informative as is required for the current purposes of the exchange; do not make your contribution more informative than is required.)

Ví dụ:

Trang 36

아내: 자기야, 오늘 나는 네가 좋아하는 음식을 요리했어 (Vợ: Anh ơi, hôm nay em đã nấu món mà anh thích đấy.)

남편: 뭐를 요리했어? (Chồng: Em nấu gì vậy?)

아내: 비빔밥이야 (Vợ: Cơm trộn đấy ạ.)

Xét ví dụ trên, lượng thông tin người vợ trả lời nội dung câu hỏi của chồng đảm bảo nguyên tắc về lượng Nội dung câu trả lời của người vợ không hơn, không ít so với yêu cầu câu hỏi của người chồng Có thể nói câu trả lời của người vợ đã tuân thủ phương châm về lượng

- Phương châm về chất

• Phương châm này được phát biểu tổng quát như sau: “Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là: Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng Đừng nói điều gì mà anh không có đủ bằng chứng.”

(Maxim of Quality: Try to make your contribution one that is true; do not say what you believe to be false or do not say that for which you lack adequate evidence.)

Ví dụ:

가: 선생님, 영희네 할아버지가 돌아가셔서 영희가 결석했어요 (Thầy ơi, ông nội của Young Hee đã qua đời nên Young Hee đã nghỉ học ạ.)

나: 그래? 영희네 할아버지는 참 여러 번 돌아가시는 구나 (Thật à? Ông nội của Young Hee đã mất nhiều lần rồi đấy.)

Xét ví dụ này, Thầy giáo (nhân vật “나”) cố tình vi phạm phương châm

về chất khi nói rằng một người có thể chết nhiều lần Vì một người thực không thể chết nhiều lần, những người tham gia cuộc trò chuyện không tin vào cách nói của thầy giáo mà cố gắng suy luận ra hàm ý của việc vi phạm phương châm này Quá trình suy luận này có thể dựa trên các yếu tố như thông tin về việc vắng mặt thường xuyên của Young Hee trong quá khứ và giả định rằng

đã từng lấy lý do này để vắng mặt Thông qua quá trình suy luận này, người tham gia cuộc trò chuyện hiểu rằng nhân vật “나” (giáo viên), biết rằng lý do Young Hee vắng mặt là giả và đồng thời chỉ ra lỗi của nhân vật “가” khi truyền đạt lý do vắng mặt của Young Hee Có thể nói câu trả lời của thầy giáo

đã không tuân thủ phương châm về chất trong hội thoại

Trang 37

- Phương châm quan hệ

• Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu (pertinent) tức có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra

(Hãy nói những điều có liên quan (Maxim of relation: Be relevant.)

“Relation” là thuật ngữ gốc mà Grice (1975) đã sử dụng.)

Ví dụ:

아빠: 너 숙제 다 했어? (Bố: Con đã làm xong bài tập chưa?)

아들: 아빠, 강아지를 기를 수 있다고 아빠가 그러셨죠 (Con trai:

Bố ơi, bố đã nói rằng con có thể nuôi chó được đấy.)

Trong ví dụ này, câu trả lời của người con trai đã vi phạm phương châm quan hệ, khi được hỏi liệu con trai đã làm bài tập hay chưa, thì người con đã trả lời vấn đề về nuôi chó, bất ngờ chuyển đổi cuộc trò chuyện sang một chủ đề mới và nói về nội dung không liên quan đến câu hỏi của người bố (Nếu người con trai tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc về quan hệ thì sẽ phải trả lời đã làm hoặc chưa làm)

- Phương châm cách thức:

Dạng tổng quát của nguyên tắc này là hãy nói cho rõ ràng, đặc biệt là:

• Hãy tránh lối nói tối nghĩa

• Hãy tránh lối nói mập mờ,mơ hồ về nghĩa

411, 9 Dongsim 9-gil, Daedeok-gu, Daejeon)

Trong ví dụ này, câu trả lời của B rất rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin địa chỉ nơi ở của Min Su cho cho người A

Từ bốn ví dụ tương ứng với từng phương châm trên Nhận thấy trong giao tiếp, sẽ có nhiều trường hợp cố tình vi phạm phương châm hội thoại, nhằm mong muốn đối phương phải suy luận để dẫn đến một ý nghĩa nào đó,

để đạt được ý đồ trong giao tiếp Điều này cũng xuất hiện rất nhiều trong các

Trang 38

câu thoại của truyện cười Vì vậy nghiên cứu này sẽ miêu tả, phân tích, thảo luận về sự vi phạm của từng phương châm hội thoại với ngữ liệu trong truyện cười tiếng Hàn và tiếng Việt

1.2.4 Lý thuyết về lịch sự

Lịch sự là một vấn đề về văn hóa, trong giao tiếp lịch sự là một yếu tố tất yếu trong mọi xã hội, tuy nhiên mỗi nền văn hóa sẽ có một quan điểm về lịch sự riêng Ví dụ người phương Tây gặp mặt nhau thì ôm hôn nhau là lịch

sự, nhưng với người Việt Nam thì hành động này là bất lịch sự, là suồng sã

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lịch sự cụ thể: Theo J Thomas ông cho

rằng lịch sự là “chiến lược được người nói dùng để hoàn thành một số mục

đích như thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hòa”; nhà ngữ dụng học nổi

tiếng người Pháp - C K Orecchioni định nghĩa về phép lịch sự như sau:

“Chúng tôi chấp nhận rằng phép lịch sự liên quan tới tất cần cả mọi phương diện của diễn ngôn: 1) Bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có nghĩa là những công thức hoàn toàn trở thành thói quen); 2) Xuất hiện trong địa hạt liên cá nhân; 3) Và có chức năng giữ gìn tính chất hài hòa quan hệ đó (ở mức thấp nhất là giải tỏa những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt)” Lakoff (1973, tr

296) cho rằng: “Lịch sự như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột

trong diễn ngôn…Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được thuận lợi” Theo ông, có 3 quy tắc lịch sự cơ bản đó là:

• Không được áp đặt (quy tắc lịch sự quy thức)

• Dành cho người đối thoại sự lựa chọn (ít tính quy thức)

• Khuyến khích tình cảm bạn bè

Lý thuyết lịch sự của Leech thì dựa vào khái niệm “thiệt” (cost) và

“lợi” (benefit) giữa người nói và người nghe do ngôn từ gây nên Nội dung

của nguyên tắc này như sau: “Giảm tới mức tối thiểu những cách nói không

lịch sự và tăng tới mức tối đa những cách nói lịch sự” Theo cuốn “Principles

of Pragmatics” (Những nguyên lý của dụng học), ông cho rằng lịch sự là sự bù đắp những hao tổn, thiệt thòi do hành động nói năng của người nói gây ra cho người đối thoại và để có một phát ngôn lịch sự thì người nói cần phải điều chỉnh mức lợi - thiệt nhằm đảm bảo sự cân bằng trong tương tác liên nhân

Leech (1983, tr 83) khẳng định: “Phép lịch sự liên quan tới quan hệ giữa hai

người tham gia mà chúng ta có thể gọi “ta” và “người” Cụ thể hơn nó có

chức năng: giữ gìn sự cân bằng xã hội và quan hệ bạn bè, những quan hệ này khiến chúng ta tin rằng người đối thoại với chúng ta tỏ ra trước hết là cộng tác với chúng ta” Leech sau đó đã cụ thể hóa nguyên tắc lịch sự với sáu phương

Trang 39

4 Phương châm khiêm tốn (Modesty maxim): Giảm tối thiểu việc khen

ta, tăng tối đa việc chê ta

5 Phương châm tán đồng (Agreement- maxim): Giảm đến mức tối thiểu sự bất đồng, tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người

6 Phương châm cảm thông (Sympathy maxim): Giảm đến mức tối thiểu ác cảm, tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người

Khái niệm “thể diện” được Goffman đề cập lần đầu khi tác giả xem xét mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp với mối quan hệ của ngôn ngữ Theo

Goffman (1967, tr 05), ông cho rằng thể diện là “giá trị xã hội tích cực mà

một người tạo dựng hiệu quả cho bản thân theo cách người khác nhìn nhận anh ta đã tuân theo trong suốt một cuộc tiếp xúc cụ thể” Sau đó, Brown và

Levinson đã phát triển “Lý thuyết lịch sự” dựa trên khái niệm của Goffman

Lý thuyết của Brown và Levinson quan tâm đến “Thể diện, thể diện dương tính và thể diện âm tính”, theo Brown và Levinson (1987, tr 61) cho rằng thể diện là “Thể diện: Hình ảnh - về - ta - công cộng mà mỗi thành viên trong xã hội muốn mình có được.”; “Thể diện dương tính” là “cái được phản ánh trong

ý muốn mình được ưa thích, tán thưởng, tôn trọng, đánh giá cao.” còn “Thể diện âm tính” là “mong muốn không bị can thiệp, được hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn; là nhu cầu được được độc lập, tự do trong hành động, không bị ai áp đặt Là lãnh địa của “cái tôi” - lãnh địa cơ thể, không gian, thời gian, tài sản vật chất hay tinh thần.” Theo Brown và Levinson (1987, tr 128), định nghĩa lịch sự có nghĩa là “những người tham gia hội thoại phải khéo léo, tránh xúc phạm đến thể diện người đối thoại với mình cũng như

cố gắng giữ thể diện cho bản thân” “Hành vi đe dọa thể diện” theo Brown và Levinson, gồm:

+ Lịch sự trong tương tác có thể được xác định là những phương thức được dùng để tỏ ra rằng thể diện của người đối thoại với mình được tôn trọng

+ Đại bộ phận các hành động ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện âm tính hay dương tính của cả người nói và người nghe + Bốn nhóm hành động đe dọa thể diện, cụ thể:

Trang 40

• Hành động đe dọa thể diện âm tính của người thực hiện: tặng, hứa, cho…

• Hành động đe dọa thể diện dương tính của người thực hiện: thú nhận (thú tội), xin lỗi, tự trách…

• Hành động đe dọa thể diện âm tính của người nhận: hỏi (về những điều riêng tư), sai khiến, ngăn cấm, khuyên bảo…

• Hành động đe dọa thể diện dương tính của người nhận: phê phán, chê, từ chối, chửi mắng, trách móc, chế giễu…

Brown và Levinson (1987) đưa ra “Chiến lược lịch sự” gồm: lịch sự âm tính và lịch sự dương tính Theo tác giả thì “lịch sự âm tính” là “Phép lịch sự hướng vào thể diện âm tính của người tiếp nhận”, gồm “lảng tránh” tức

“không dùng hành động đe dọa thể diện, có thể gián tiếp hóa hành động đe dọa thể diện bằng những hành động khác” và “bù đắp” là “bù đắp lại những tổn thất về thể diện, có thể dùng biện pháp nhằm làm dịu hóa như các biểu thức nói giảm, xin lỗi, thanh minh, vuốt ve v.v…”; còn “lịch sự dương tính”

là “Phép lịch sự nhằm vào thể diện dương tính của người nhận”, cụ thể là “tôn vinh thể diện người nhận và khiêm tốn, tránh nói đến mình, tránh đề cao mình” Trong giao tiếp, bốn mặt đối lập của thể diện gồm: đề cao thể diện của người nghe, đe dọa thể diện của người nghe, đề cao thể diện của người nói, tự

đe dọa thể diện của người nói, chúng luôn cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau Theo Blum-Kulka (1987, tr 140) định nghĩa về “lịch sự” dưới góc nhìn của dụng học như sau: “Lịch sự, về cơ bản, là một chức năng của hành động đền

bù mà hành động này có quan hệ tương liên với “gián tiếp”.”

Theo Scollon và Scollon (1995, tr 42), định nghĩa các hệ thống lịch sự

là “các quy tắc chung và liên tục trong các mối quan hệ bằng mặt” Yule (1997, tr 60) nhìn nhận lịch sự với tư cách là phương tiện giữ gìn thể diện cho đối tác giao tiếp Theo tác giả: “lịch sự, trong giao tiếp, có thể được định nghĩa

là phương tiện được sử dụng để tỏ ra là mình có lưu ý đến thể diện của người khác Theo nghĩa này, lịch sự có thể được thực hiện trong những tình huống mang tính xa cách hay gần gũi về mặt xã hội Tỏ ra là mình có lưu ý đến thể diện của người khác.” Ngoài ra có Hill và Kasper là hai tác giả đưa ra một hướng tiếp cận khác về nghiên cứu lịch sự so với các phương pháp nghiên cứu

từ phương Đông và phương Tây Theo hướng tiếp cận này, lịch sự là sự kết hợp giữa lịch sự chiến lược và lịch sự chuẩn mực

“Lịch sự” trong tiếng Hàn được thể hiện bằng hệ thống kính ngữ Đặc biệt, yếu tố lịch sự trong phát ngôn được thể hiện rõ nét thông qua phương tiện

Ngày đăng: 06/02/2024, 06:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w