Phần 1: Nhập môn kịch bản và kịch bản phân cảnh Phần 2: Ngữ pháp dựng phim Phần 3: Thực hành Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kịch bản phân cảnh, ngữ pháp dựng phim, kết cấu bố cục trong kịch bản phân cảnh. Kỹ năng: Sinh viên biết cách sử dụng ngôn ngữ dựng phim trong viết kịch bản phân cảnh. Thái độ, chuyên cần: Sinh viên cần lên lớp đầy đủ. Tích cực thảo luận và làm bài tập trên lớp, tự học. Có đức tính tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm bài tập. Ngữ pháp điện ảnh – Tác giả Daniel Arijon Thưc hành kịch bản điện ảnh (Những kịch bản kinh điển thế giới) Kịch bản truyền hình – Nguyễn Xuân Sơn Làm phim đầu tay – Frederic Plas Soạn thảo và trình bày kịch bản – Philip Perret và Robin Barataud Nghệ thuật viết kịch bản điện ảnh – Giáo sư John W.Bloch, Wiliam Fadiman, LoisPeyser Một số phim có hướng dẫn.
Trang 1KỊCH BẢN PHÂN CẢNH
Trang 2NỘI DUNG MÔN HỌC
• Phần 1: Nhập môn kịch bản và kịch bản phân cảnh
• Phần 2: Ngữ pháp dựng phim
• Phần 3: Thực hành
Trang 3MỤC TIÊU MÔN HỌC
• Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kịch
bản phân cảnh, ngữ pháp dựng phim, kết cấu bố cục trong kịch bản phân cảnh
• Kỹ năng: Sinh viên biết cách sử dụng ngôn ngữ dựng phim trong viết
kịch bản phân cảnh
• Thái độ, chuyên cần:
Sinh viên cần lên lớp đầy đủ.
Tích cực thảo luận và làm bài tập trên lớp, tự học.
Có đức tính tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm bài tập.
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Ngữ pháp điện ảnh – Tác giả Daniel Arijon
• Thưc hành kịch bản điện ảnh (Những kịch bản kinh điển thế giới)
• Kịch bản truyền hình – Nguyễn Xuân Sơn
• Làm phim đầu tay – Frederic Plas
• Soạn thảo và trình bày kịch bản – Philip Perret và Robin Barataud
• Nghệ thuật viết kịch bản điện ảnh – Giáo sư John W.Bloch, Wiliam Fadiman, LoisPeyser
• Một số phim có hướng dẫn
Trang 5PHẦN 1: NHẬP MÔN
• Khái niệm về kịch bản, kịch bản phân cảnh
• Phân loại kịch bản
Trang 6KHÁI NIỆM KỊCH BẢN
văn bản viết có tính kịch dùng để chỉ một bộ phận cấu thành rất quan trọng của tác phẩm văn học, điện ảnh hay truyền hình
• Lưu ý: Kịch bản không có 1 mẫu chuẩn, có sự biến hóa linh hoạt (với từng loại hình, kịch bản sẽ được tùy ứng linh hoạt sao cho phù hợp với những tính chất đặc trưng riêng của nó).
Trang 7KHÁI NIỆM KỊCH BẢN
• Kịch bản trước hết vạch ra “đề cương” tác phẩm
• Kịch bản: là sợi dây liên kết những cá nhân có liên quan đến công việc, thống nhất nhất hành động, các phương tiện biểu hiện nhằm có được sự phối hợp ăn khớp, bổ
trợ cho nhau tạo nên một chỉnh thể, một tác phẩm hoàn hảo
• Kịch bản là phác thảo, mô hình hoá trên văn bản với tư cách là một đề cương, là
cơ sở chính cho “tập thể tác giả” thực hiện hoàn thiện tác phẩm của mình.
Trang 8KHỞI NGUỒN CỦA KỊCH BẢN PHÂN CẢNH
• Cuộc cách mạng kĩ thuật số đã tạo ra nhiều báu vật cho nền điện ảnh thế giới: Chúa tể những chiếc nhẫn, Harry Potter, Superman Returns và Spiderman, là ví dụ điển hình cho việc phát triển hình ảnh đồ họa máy tính (CGI), hiệu ứng đặc biệt và trực quan (SFX/VFX)
• Tất cả những kho tàng điện ảnh trên đây chia sẻ một yếu tố chính: bắt đầu từ những ý tưởng, đồng thời là những bản phác thảo cung cấp cho đội sản xuất hình ảnh những tiềm năng của ý tưởng đó
Trang 9KHỞI NGUỒN CỦA KỊCH BẢN PHÂN CẢNH
• Khái niệm kể một câu chuyện thông qua một loạt các bản vẽ tuần tự thực sự đã xuất hiện ở qua các chữ tượng hình Ai Cập Cổ đại
• Các bức tranh được khắc trên tường của người tiền sử.
Trang 10Kể câu chuyện qua hình vẽ trên thảm: The Bayeux
Tapestries (1050)
Minh hoa, kể chuyện thông qua đèn lồng vào những năm 1600
Trang 11Kỉ nguyên Disney (Disney Era)
Ví dụ: Storyboard phim
“Aladin và cây đèn thần”
Trang 12QUY TRÌNH
SẢN XUẤT TOÀN DIỆN
Trang 13BƯỚC XÂY DỰNG KỊCH BẢN
PHÂN CẢNH
THUỘC GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT TIỀN KỲ (PRE- PRODUCTION) TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Trang 15CÔNG VIỆC CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN KỲ
- Viết kịch bản (Script Writing)
- Khảo sát hiện trường (Location Scouting)
- Lựa chọn diễn viên (Casting)
- Thiết kế sản xuất (Art Concept), gồm: mỹ thuật, trang phục, thiết, phong cách…
- Xây dựng kịch bản phân cảnh (storyboarding)
Trang 16viên đều biết rõ công
việc và các yêu cầu
Trang 17bộ nhóm sản xuất tổ chức tất cả các hành động phức tạp mà kịch bản yêu cầu trước khi thực hiện việc quay phim thực sự để tạo ra sự thể nghiệm đúng cho bộ phim đã hoàn thành (John Hart 2008,
The art of story board A Film Maker’s introduction)
Trang 18Không có một mẫu kịch bản phân cảnh
cố định cho mọi êkip sản xuất Tuy nhiên,
phải đảm bảo có các thông tin cần thiết.
Trang 19Gợi ý một số câu hỏi cần trả lời trong storyboard:
- Câu chuyện về cái gì?- WHAT
- Ai là nhân vật? Và động cơ của họ là gì? (Động lực và bối
cảnh, nơi mà đạo diễn đặt diễn viên trong một cảnh cụ thể để
truyền tải Hành động của kịch bản)- WHO
- Sự kiện xảy ra ở đâu?/ Các ký tự nào ở tiền cảnh, trung vị
và nền?- WHERE
- Họ đang ở đâu và với ai?- WHOM
- Họ làm gì và nói gì, nếu đối thoại được chỉ ra?- HOW
…
Trang 20Kiểu
storyboard với nhiều thông tin
chi tiết
Trang 21Kiểu
storyboard với các
thông tin giản lược
Trang 22PHÂN LOẠI KỊCH BẢN
• Kịch bản phim truyền hình: Kịch bản phim truyền hình là tập hợp nhiều kịch bản
nhỏ được liên kết chặt chẽ với nhau xoay quanh một chủ đề chính
• Kịch bản phim điện ảnh: Là sự sáng tạo hoàn toàn của nhà biên kịch hoặc là tác
phẩm được chuyển thể từ một tiểu thuyết, truyện ngắn Kịch bản điện ảnh được thể hiện thành thể loại phim nhựa và công chiếu ở các rạp chiếu phim với màn ảnh rộng với thời lượng nhất định
• Kịch bản phim ngắn: Phim ngắn có độ dài 5- 45 phút (cá biệt có những phim ngắn
<5 phút) Nội dung sẽ đi trực tiếp vào cuộc sống, thế giới của nhân vật trung tâm.
Trang 23PHÂN LOẠI KỊCH BẢN
• Kịch bản phim quảng cáo (teaser, trailer, TVC): là thể loại kịch bản ngắn nhất hiện nay (thường
dưới 1 phút), được chiếu lặp đi lặp lại trên các sóng truyền hình nhằm giới thiệu cho một sản phẩm nhất định nào đó Kịch bản phim quảng cáo thường có kết cấu nhanh, ngôn từ cô đọng, súc tích, là
sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc, ngôn từ và hình ảnh
• Kịch bản phim hoạt hình: xây dựng kịch bản chính là “thiết kế” một loạt bản vẽ thô của một câu
chuyện
• Kịch bản phim tài liệu: Kịch bản phim tài liệu gần giống như dạng ký sự Kịch bản này dựa trên
những câu chuyện, hình ảnh có thật của cuộc sống
Trang 25KHÁI NIỆM VỀ VIDEO CLIP CƠ BẢN
• Teaser: là những hình ảnh/clip quảng cáo đầu tiên của bộ phim Teaser thường rất ngắn, có khi chỉ vẻn vẹn
vài chục giây Teaser có thể chiếu từ lúc phim mới khởi quay, chưa hoàn thành Teaser không cho biết về nội dung phim mà chỉ có nhiệm vụ khơi gợi, kích thích trí tò mò về bộ phim.
• Trailer: Trailer theo nghĩa nguyên thủy là một đoạn phim giới thiệu (1-3 phút), được gắn sau một chương
trình phim (trailer dịch sát nghĩa: người/vật đi sau) Trước khi ra mắt phim không lâu, trailer (hay còn gọi là preview) sẽ được công chiếu Một bộ phim có thể có nhiều trailer Mặc dù ngắn nhưng trailer vẫn có một cấu trúc kịch bản riêng, tóm tắt chủ đề phim một cách hoàn chỉnh, kèm theo những cảnh hấp dẫn nhất trong phim.
• TVC: là viết tắt của từ "Television Commercial", TVC quảng cáo là phim quảng cáo hay quảng cáo truyền
hình, thường có độ dài từ 15- 60 giây TVC quảng cáo là phim quảng cáo nói về sản phẩm, dịch vụ hoặc là thương hiệu của một doanh nghiệp
Trang 26• TV Spot: Tương tự như trailer, nhưng TV Spot không được chiếu tại rạp phim mà ra mắt khán giả qua
sóng truyền hình TV Spot dài từ 30 giây- 1 phút, thường chỉ mở ra câu chuyện khiến người xem tò mò
• Short film: hiện có rất nhiều tranh cãi về độ dài của phim ngắn Trang IMDb (Internet Movie Database)
đã dựa trên tiêu chí sau để khu biệt phim ngắn: “Phim ngắn bao gồm tất cả các phim chiếu rạp hay các tựa phim chép đĩa với thời lượng ít hơn 45 phút, nghĩa là từ 44 phút trở xuống, hay các series truyền hình, phim truyền hình với độ dài ít hơn 22 phút, nghĩa là từ 21 phút trở xuống”.
• Movie: phim xi- nê phim điện ảnh (phim lẻ)
• Series: phim dài tập (phim bộ)
• Documentary: phim tài liệu
• Animated: phim hoạt hình
• …
Trang 27PHẦN 2: NGỮ PHÁP DỰNG PHIM
Trang 281 Nghệ thuật không gian và thời gian trong tư duy dựng phim
2 Lời thoại trong phim
3 Phương pháp dựng phim cơ bản
4 Nhịp điệu trong dựng phim
5 Ngữ pháp trục trong dựng phim
NỘI DUNG CHÍNH
Trang 291 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG PHIM
1.1 Ý nghĩa của không gian và thời gian trong phim:
Trong dựng phim, không gian và thời gian là một phần của thế giới nghệ thuật Trong thế giới đó, con người tồn tại trong một khoảng không gian và thời gian
đặc biệt, đó là không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật Nó không chỉ là
không gian và thời gian vật chất mà là một phương thức biểu hiện thế giới tinh thần, hiện thực đời sống thông qua tác phẩm.
Trang 301.2 Các loại không gian nghệ thuật: Không gian có thể tồn tại dưới hai hình thức là không gian
vật lý, không gian phi vật lý,
- Không gian vật lý: Không gian vật lý là không gian chúng ta có thể tri giác được bằng các giác
quan như địa điểm, nơi chốn, con người, sự vật ; Là không gian mô phỏng môi trường sống của con người (biển cả, sông núi…)
- Không gian tâm tưởng và tâm linh: Không gian phi vật lý là không gian con người có thể tri
nhận được nhưng không tri giác được bằng các giác quan như: không gian tâm tưởng, không gian tâm linh…; Là không gian chịu sự chi phối bởi những quy luật tâm lý, tình cảm và trí tưởng tượng phong phú của con người
Trang 311.3 Các loại thời gian nghệ thuật:
- Thời gian vật lý: Là khoảng thời gian vận hành của vũ trụ, các nhà khoa học dựa vào sự
vận hành đó để quy định ra ngày giờ năm tháng và gọi đó là thời gian pháp định, mục đích để quy ước với nhau, liên hệ nhau trong cuộc sống.
- Thời gian tâm tưởng và thời gian tâm linh: là thời gian bị chi phối bởi quan niệm cá
nhân và mang tính ước lệ Không gian phi vật lý
“ Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”
(Truyện Kiều)
Trang 322 LỜI THOẠI TRONG PHIM
2.1 Ý nghĩa của lời thoại trong phim:
Thoại không tốt là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng của một bộ phim Thậm chí, đó cũng là nguyên nhân chính khiến cho một kịch bản đáng bị vứt bỏ.
Trang 33* MỘT SỐ SAI LẦM KHI VIẾT KỊCH BẢN
• Miền đất hạnh phúc (Happy land)- Người viết quá viên mãn Kịch bản quá tròn trịa
• Thế giới không đáng sợ- Người viết kịch bản quá hiền lành Kịch bản thiếu kịch tính
• Đối thoại Marshmallow- Thoại quá dài dòng
• Khả năng dự đoán được- Lời thoại của nhân vật /Tình tiết tiếp theo của phim có thể dự đoán được trước
• Tình yêu bị lãng quên Người viết kịch bản giảm nhiệt huyết và không dành nhiều tâm sức dành cho
tác phẩm.
(Nguồn:
http://www.writersdigest.com/online-editor/the-5-biggest-fiction-writing-mistakes-how-to-fix-them )
Trang 34BÀI TẬP: CHUYỆN GÌ TIẾP THEO?
Lời thoại/Tình tiết tiếp theo
càng khó đoán biết
=> câu chuyện càng hấp
dẫn
Trang 352.2 Một số quy tắc khi viết lời thoại trong phim
- Hãy nghĩ rằng kịch bản của bạn là một bộ phim câm
=> Và nhớ rằng: chỉ sử dụng thoại khi nào thật sự cần thiết!
- Thử đọc kịch bản và bỏ qua phần thoại, sau đó tự kiểm tra xem có thể hiểu được bao nhiêu câu chuyện trong đó
Trang 36• Quy tắc 3: 10 từ 3 câu
- Hãy bắt đầu với 10 từ mỗi câu và tối đa 3 câu cho mỗi nhân vật trong một lần đối thoại
Chú ý: Quy tắc này đương nhiên sẽ bị phá vỡ dựa vào tính cách, tình trạng của nhân vật và những gì
người viết kịch bản chủ ý muốn đạt được
Trang 37Chữ T được tạo nên giữa đoạn thoại được đóng khung màu
đỏ và đoạn mô tả được đóng khung màu đen.
Trang 38• Quy tắc 5: Tối đa hóa chức năng câu thoại
Kịch bản không phải là thể hiện tài văn chương Khi viết một đoạn thoại nào, cần đáp ứng một số yêu cầu: làm câu chuyện tăng tiến thêm? Làm tiết lộ thêm thông tin về nhân vật? Kết nối các thông tin lại với nhau? Hay tạo ra mâu thuẫn giữa các nhân vật?
• Quy tắc 6: Xử lý nghịch lý khi viết thoại (Tạo thoại giả mà lại giống như thật)
- Nếu viết lại đơn thuần cuộc nói chuyện đời thường giữa 2 nhân vật, thoại sẽ khá dài và không được hấp dẫn Nhưng lời thoại lại phải nghe giống đời thực, không áp đặt, không làm cho khán giả có cảm giác là có ai đó đã viết nên chúng.
- Một số cách xử lý:
+ Áp dụng quy tắc 2 (nghĩ về kịch bản như là một bộ phim câm) và không để cho nhân vật thoại quá nhiều.
+ Nhân vật không có thời gian như đời thực, họ chỉ có 2 tiếng trên màn ảnh và chỉ nên làm những gì thật cần thiết + Cách thứ 2 (thực hiện theo nguyên tắc số 7 dưới đây): hiểu rõ nhân vật của bạn để thoại viết ra nghe giống đời thực
Trang 39• Quy tắc 7: Hiểu rõ nhân vật
- Phải nắm rõ được nhân vật như rõ chính bản thân mình Đó là điều kiện để có thể tạo nên những câu thoại tuyệt vời
- Thế giới trong nhân sinh quan của mỗi người mang những màu sắc khác, chịu ảnh hưởng do cuộc sống cá nhân, kinh nghiệm, môi trường giáo dục…
- Lối cư xử trong lời thoại cũng chính là một biểu hiện về cách nhìn của mỗi người với cuộc sống
- Những gì nhân vật nói và cách nhân vật nói phải nhất quán với quan điểm sống của nhân vật
Trang 40BÀI TẬP: Trò chơi để làm rõ quy tắc thứ 7 này- AI ĐÃ NÓI CÂU ĐÓ?
Nhân vật 1: Will Hunting- phim “Good Will Hunting”
=> Khoảng 20 tuổi, là một thiên tài toán học, lúc nhỏ
là trẻ mồ côi, phá phách và khá bạo lự; không tin vào
bất kỳ ai, thường ẩu đả với người khác, chỉ trừ bạn của
Nhân vật 3: Sam Monroe – phim “Life as a House”
=> 16 tuổi, là một người đa nghi, luôn tranh đấu lại với bố
mẹ đã li dị của mình Cậu nghĩ mình chẳng là gì và luôn đi tìm cảm giác mạnh.
Trang 41• Và đây là những câu thoại nguyên gốc tiếng Anh:
a)“Why can’t you all just die and leave me alone!”
=> (Tại sao các người không chết hết đi và để cho tôi yên!)
b) You think I’m afraid of you, you big fuck? You’re crowdin’ the plate.
=> (… nghĩ tôi sợ ư, đồ ngu ngốc? )
c) Killing mice is as close as I want to come to playing God.
=> (… chỉ cướp quyền tạo hóa được đến mức giết chuột mà thôi).
Trang 42Gợi ý:
• Bạn đã đoán được chưa? (*)
• Dù những nhân vật này có nhiều điểm chung như trẻ tuổi, từng là trẻ
mồ côi và cảm thấy đơn độc, nhưng cách mà họ nhìn cuộc sống lại rất khác nhau Và vì thế cách họ nói chuyện cũng khác nhau.
• Khi bạn hiểu tường tận nhân vật của mình, bạn sẽ biết anh ta nói gì và nói như thế nào dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào
Trang 443 PHƯƠNG PHÁP DỰNG PHIM CƠ BẢN
• Những nội dung cần lưu ý:
- Bố cục
- Cỡ cảnh/Góc quay
- Nguyên tắc dựng
- Các phương pháp dựng
Trang 453.1 BỐ CỤC TRONG PHIM
• Từ điển tiếng Việt: Bố cục là tổ chức, sắp xếp các thành phần tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh
=> Làm thể nào để người xem nhận ra một hay nhiều thông tin bằng hình ảnh trong một tập hợp các hình ảnh
=> Dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản:
- Đường nét
- Hình dạng
- Hình khối
- Chuyển động
Trang 463.1 BỐ CỤC TRONG PHIM
A/ Đường nét:
• Đường thẳng: tạo nên sức mạnh
• Những đường thẳng đứng, cao: Gợi sức mạnh, sự uy nghi
• Đường nét cong nhẹ: Tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng
• Đường nét cong mạnh: Gợi cảm giác hoạt động vui tươi
• Đường nét cong dài, bé về phía cuối: Gợi vẻ đẹp uy nghi, u buồn
• Đường nét ngang hoặc dọc dài: Gợi sự yên lặng, nghỉ ngơi
• Đường chéo đối nhau: Gợi sự xung đột, sức lực
• Đường nét mạnh, đậm, sắc nét: Gợi sự trong sáng, vui vẻ
• Đường nét dịu: Gợi sự trang trọng, yên tĩnh
• Đường nét bất thường: Hấp dẫn hơn những đường nét bình thường, nhờ khả năng của thị giác.
Trang 473.1 BỐ CỤC TRONG PHIM
B/ Hình dạng:
• Hình dạng là tất cả những đồ vật tự nhiên hay do con người tạo ra đều có hình dạng Những hình dạng này rất dễ nhận thấy trong đời sống.
• Còn những hình dạng được tạo ra bởi sự di động của mắt người thì lại
mang tính trìu tượng hơn bởi nó được di chuyển từ đồ vật này sang đồ vật khác… tạo thành nhiều sự liên tưởng khác nhau (hình tròn, hình
vuông, hình tam giác…)
Trang 483.1 BỐ CỤC TRONG PHIM
B/ Hình dạng:
• Hình tam giác: Gợi cho ta sức mạnh, sự ổn định Đó là một khối chặt chẽ, khép kín => cảm giác của người
xem khi đưa mắt từ điểm này qua điểm khác mà không thể vượt thoát ra được (Vd: núi non…)
• Hình tròn: Có chiều hướng gắn kết, nắm giữ sự chú ý của người xem Một đồ vật hình tròn hay sự sắp xếp
theo hình tròn khiến người xem đưa mắt nhìn quanh mà không vượt ra khỏi khung hình đó.
• Hình chữ thập: Gợi sự đồng nhất và sức lực đây là phối cảnh hiếm, được xếp vào tâm của ảnh, chia đều
khung cảnh thành 4 nhánh.
• Hình dạng tia tỏa: Đây là dạng phát triển của hình chữ thập, gợi sự vui nhộn, hân hoan, vui vẻ.
• Hình chữ L: Hình này được kết hợp bởi đường thẳng đứng và đường nằm ngang; Đường ngang tạo cho ta cảm
giác nghỉ ngơi, đường thẳng đứng tạo cảm giác uy nghi, sang trọng.