MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI......................................................................6 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................6 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................8 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................8 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................8 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..............................................................8 1.4 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................9 1.5 Nội dung đề tài............................................................................................9 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .................... 10 2.1 Cơ sở lý thuyết.......................................................................................... 10 2.1.1 Nguyên tắc thận trọng trong kế toán .............................................. 10 2.1.2 Quản trị công ty............................................................................... 13 2.2 Bằng chứng thực nghiệm ......................................................................... 20 2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài......................................................... 20 2.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 26 PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 29 3.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ......................................................................... 29 3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 30 3.2.1 Các phương pháp hồi quy cơ bản ................................................... 30 3.2.2 Các kiểm định để xác định tính phù hợp của mô hình................... 30 3.3 Mô hình nghiên cứu.................................................................................. 32 3.4 Các biến trong mô hình............................................................................ 32 3.4.1 Biến phụ thuộc ................................................................................ 32 3.4.2 Biến độc lập..................................................................................... 35 3.4.3 Biến kiểm soát ................................................................................. 36 3.5 Giả thuyết nghiên cứu:............................................................................. 37 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 39
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Các nghiên cứu về vấn đề đại diện và quản trị công ty là một trong các chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong giới học thuật cũng như các nhà quản trị trong công ty, các nhà đầu tư ở nhiều ngành khác nhau trên toàn cầu Theo lý thuyết tài chính doanh nghiệp truyền thống thì các nhà quản trị phải có nghĩ vụ và trách nhiệm làm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp hay tối đa hoá giá trị vốn cổ phần Tuy nhiên trong thực tế thì mục tiêu của nhà quản trị và các cổ đông không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau khi các nhà quản trị muốn tối đa hoá lợi ích của bản thân hơn là giá trị của công ty và vấn đề này dường như luôn tồn tại trong thực tế bởi vì có sự bất cân xứng thông tin trên thị trường khi nhà quản trị luôn nắm rõ các thông tin về doanh nghiệp hơn là các cổ đông, từ đó họ có thể thực hiện các quyết định gây thiệt hại cho cổ đông, che giấu các thông tin xấu về công ty, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và hoạt động của công ty một cách không đầy đủ và trung thực Một trong những nguồn thông tin được sử dụng phổ biến nhất bởi các nhà đầu tư hay cổ đông dùng để giám sát và đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển đó chính là báo cáo tài chính được công bố hằng năm của doanh nghiệp Để có cái nhìn chính xác về sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp thì đòi hỏi báo cáo tài chính của công ty phải phản ánh trung thực, hợp lí tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng Các quốc gia đều ban bố những chuẩn mực, quy định về kế toán khi lập báo cáo tài chính và bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo các tiêu chuẩn này để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư Tuy nhiên những vụ bê bối liên quan đến gian lận kế toán của các doanh nghiệp lớn trên thế giới vẫn liên tục xảy ra, điển hình là bê bối kế toán của ENRON năm 2001, hay là gian lận kế toán của WORLDCOM 2002 đây là hai trong số những bê bối kế toán lớn nhất mọi thời đại đã gây ra những thiệt hại hàng tỷ đô la cho các nhà đầu tư và làm thị trường mất lòng tin vào những thông tin mà họ được cung cấp về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Vì vậy việc lập báo tài chính có tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực kế toán được ban hành hay không đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nơi mà các doanh nghiệp có thể huy đồng nguồn vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và đảm bảo tính hiệu quả của thị trường khi toàn bộ thông tin về doanh nghiệp được phản ánh đầy đủ trong giá trị thị trường cổ phiếu doanh nghiệp đó Một trong những nguyên tắc cơ bản trong kế toán nhằm tăng độ tin cậy và làm giảm các điều chỉnh nhằm bóp méo số liệu trên báo cáo tài chính của các nhà quản trị là nguyên tắc thận trọng (Conservatism principle) Cụ thể nguyên tắc này yêu cầu kế toán viên cần phải có những ước tính, phán đoán phù hợp cho các tình huống kinh tế không chắc chắn về những sự kiện phát sinh trong tương lai, không được ước tính quá cao giá trị tài sản và không được ước tính quá thấp giá trị của các khoản nợ Điều này nhằm tránh tình huống các nhà quản trị công ty sử dung các thủ thuật kế toán nhằm thổi phồng giá trị tài sản và lợi nhuận để che mắt các nhà đầu tư Trong vụ bê bối kế toán của ENRON, doanh nghiệp này đã không tuân theo nguyên tắc thận trọng và cố tình thổi phồng lợi nhuận và che giấu các khoản nợ, trong việc ghi nhận doanh thu công ty sử dụng phương pháp kế toán theo giá trị thị trường nhằm đẩy doanh thu thực tế từ 13,3 tỷ USD năm 1996 lên thành 100,8 tỷ USD năm 2000, công ty đã bỏ qua nguyên tắc thận trọngtrong ghi nhận thực bán cho những mặt hàng đã được đặt trước, ngoài ra Enron còn thành lập các công ty con với mục đích giấu các khoản nợ khổng lồ để tăng điểm tín dụng từ đó lấy được lòng tin của các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư Nhân tố chính dẫn đến sự sụp đổ của ENRON đó chính là do hệ thống quản trị công ty hoạt động không hiệu quả, giám đốc điều hành và giám đốc tài chính của công ty đã cố tình thực hiện các thủ thuật kế toán nhằm làm đẹp báo cáo tài chính nhằm nhận được các khoản thưởng từ công ty và trục lợi từ việc giá cổ phiếu của Enron tăng không ngừng trong giai đoạn 1990-2001, ngoài ra bê bối này còn liên quan đến một trong những doanh nghiệp kiểm toán lớn nhất thời bấy giờ là Authur Ardersen Sau hàng loạt vụ bê bối kế toán xảy ra, nhiều đạo luật đã được ra đời nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư vào các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán và bắt buộc các công ty này phải cải thiện và đảm bảo các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính là đẩy đủ và trung thực Ngày càng có nhiều các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty và chính sách kế toán mà công ty áp dụng Cụ thể như sau:
Quản trị công ty tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết các hợp đồng vì nó khuyến khích áp dụng các phương pháp hoạch toán một cách thận trọng khi phản ánh các thông tin của doanh nghiệp lên báo cáo tài chính (Fama & Jensen, 1983)
Sự thận trong trong hoạch toán kế toán là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của báo cáo tài chính vì nó làm giảm bớt các vấn đề đại diện khi các nhà quản trị phản ánh các thông tin về doanh nghiệp một cách kịp thời và đầy đủ về toàn bộ các thông tin, cho dù đó là thông tin tốt hay xấu, do đó làm giảm cơ hội của các nhà quản lý trong việc thao túng báo cáo tài chính Đó là một công cụ hữu hiệu để ban giám đốc thực hiện vai trò của mình trong việc kiểm soát quản lý (Ahmed & Duellman, 2007)
Vì vậy, quản trị công ty hiệu quả và mức độ thận trọng kế toán cao sẽ làm tăng chất lượng báo cáo tài chính của công ty Điều này có thể làm giảm bớt các vấn đề đại diện, tăng cường thỏa thuận hợp đồng, giảm chi phí kiện tụng, người sử dụng báo cáo tài chính có thể ra các quyết định tốt và giảm sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản trị và các nhà đầu tư là kết quả của báo cáo thận trọng (Ahmed & Duellman, 2007; Affes
& Sardouk, 2016) Do đó, trong các tình huống kinh tế không chắc chắn và khó khăn, quy trình lập báo cáo tài chính cần phải đảm bảo các nguyên tắc trong kế toán, một trong số đó là tính thận trọng Nguyên tắc thận trọng trong kế toán hạn chế việc quản lý cơ hội nhằm mang lại lợi ích cho cổ đông và tăng giá trị của công ty Mối quan hệ giữa các đặc điểm của hội đồng quản trị và chất lượng của các báo cáo tài chính đã được nghiên cứu trong tài liệu Xie và cộng sự (2003)báo cáo rằng tỷ lệ giám đốc bên ngoài có ảnh hưởng tiêu cực đến việc ủy quyền quản lý thu nhập Các công ty có tỷ lệ giám đốc bên ngoài cao hơn có nhiều khả năng nhận ra tổn thất kịp thời hơn các công ty có tỷ lệ giám đốc bên ngoài thấp (Mohammed và cộng sự, 2017; Ahmed & Duellman, 2007) Cấu trúc sở hữu ảnh hưởng đáng kể đến các việc áp dụng các phương pháp hoạch toán kế toán thận trọng khi lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp Các nghiên cứu trước đây cho rằng cấu trúc sở hữu là một yếu tố chính trong các thuộc tính quản trị công ty làm giảm các động lực quản lý thu nhập và cơ chế cân bằng lợi ích của cổ đông để làm tăng giá trị của báo cáo tài chính (Jayaraman, 2019; Lin, 2014; Jo, 2015) Cấu trúc sở hữu hỗ trợ việc duy trì nguyên tắc thận trọng trong kế toán và giảm bớt sự áp đặt của nhà quản lý khi lựa chọn các chính sách kế toán nhằm tăng lợi ích của họ Hội đồng quản trị giám sát các nhà quản lý và kế toán thận trọng là một biện pháp tốt để giảm các vấn đại diện
Do đó, mối quan hệ giữa quản trị công ty và nguyên tắc thận trọngtrong kế toán phải được xem xét
Tại Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư, tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều lỗ hổng và chưa có những cơ chế thích hợp để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư Chính vì vậy công tác quản trị công ty và mức độ tin cậy của báo cáo tài chính là một trong những công cụ và biện pháp hữu hiệu để nhà đầu tư có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình, việc doanh nghiệp áp dụng các chính sách kế toán một cách thận trọng hơn cũng đồng nghĩa với việc thông tin trên báo cáo tài chính được phản ánh một các kịp thời và chính xác hơn, qua đó nâng cao tính hiệu quả của thị trường vốn Đã có một số các nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu về quản trị công ty hoặc là nguyên tắc thận trọng trong kế toán, tuy nhiên theo tìm hiểu của tác giả thì vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm tiềm hiểu về mối quan hệ giữa quản trị công ty và nguyên tắc thận trọng trong kế toán ở Việt Nam
Vì vậy đây chính là lý do nhóm tác giả quyết định thực hiện bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa quản trị công ty và nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại Việt Nam” nhằm mang lại những kết quả nghiên cứu mới mẻ và giúp các doanh nghiệp có thể rút ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Tìm hiểu mối quan hệ của các nhân tố của quản trị công ty như cấu trúc hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu và chất lượng kiểm toán, quy mô hội đồng quản trị, tính độc lập của hội đồng quản trị và sự tách biệt giữa Giám đốc điều hành và Chủ tịch, sở hữu của người quản lý, nhà đầu tư tổ chức…, có tác động như thế nào đến nguyên tắc thận trọng của kế toán trong việc lập báo cáo tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE ở thị trường chứng khoán khoán Việt Nam
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu sẽ trả lời những câu hỏi sau:
(1) Ảnh hưởng của thuộc tính quản trị đối với nguyên tắc thận trọng trong việc lập và trình bày các BCTC ở các công ty?
(2) Ảnh hưởng của các đặc điểm của hội đồng quản trị đối với nguyên tắc thận trọng trong việc lập và trình bày các BCTC ở các công ty?
(3) Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đối với nguyên tắc thận trọng trong việc lập và trình bày các BCTC ở các công ty?
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: 69 doanh nghiệp phi tài chính hoạt động tích cực nhất được niêm yết liên tục trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2015-2021 Đối tượng nghiên cứu:
Các thuộc tính quản trị công ty được đo lường thông qua các biến như cơ cấu hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu và chất lượng kiểm toán Cơ cấu của Hội đồng quản trị và cơ cấu quyền sở hữu được sử dụng như một đại diện của cơ chế quản trị nội bộ của công ty và chất lượng kiểm toán như một đại diện của cơ chế bên ngoài (đây là một biến giả, các công ty được kiểm toán bởi big4
Các biến số đặc trưng của hội đồng quản trị là quy mô hội đồng quản trị, tính độc lập của hội đồng quản trị và sự tách biệt giữa Giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị Các biến cơ cấu sở hữu là tỷ lệ sở hữu của người quản lý, nhà đầu tư tổ chức và chính phủ Nguyên tắc thận trọng trong kế toán dựa trên thước đo thận trọng trên cơ sở dồn tích của công ty, bao gồm EBEXT là thu nhập trước thuế và các khoản bất thường, DEP là chi phí khấu hao trong năm, OCF là dòng tiền hoạt động và TA là tổng tài sản.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và hồi quy bảng để phân tích dữ liệu của 69 công ty phi tài chính trong giai đoạn 2015-2021 Các phương pháp được sử dụng trong mô hình bao gồm Pooled OLS, FEM, REM, GLS và các kiểm định có liên quan để tìm ra phương pháp hồi quy tối ưu cho mô hình.
Nội dung đề tài
Bài nghiên cứu được chia thành 5 phần, cụ thể như sau:
Phần 1: Giới thiệu: trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, đưa ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, chỉ ra đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Từ đó cho thấy ý nghĩa ứng dụng thực tế tại quốc gia đang thực hiện nghiên cứu
Phần 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây: trình bày các cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến bài nghiên cứu
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu: mô tả dữ liệu nghiên cứu, nêu ra các phương pháp và mô hình được sử dụng nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày những kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam sau khi thực hiện bằng phương pháp hồi quy phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và thực hiện các kiểm định có liên quan Từ đó tác giả sẽ phân tích những kết quả nghiên cứu phát hiện được
Phần 5: Kết luận: tóm tắt những kết quả nghiên cứu đạt được, đưa ra các khuyến nghị, hạn chế của đề tài và một vài đề xuất cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Trong phần này tác giả sẽ đưa ra các khái niệm về nguyên tắc thận trọng trong kế toán được định nghĩa theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán quốc tế và tổng hợp một số khái niệm từ các nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến bài nghiên cứu nhằm tạo cơ sở nền tảng lý thuyết vững chắc và giải thích cho việc phát triển mô hình, giả thuyết nghiên cứu được sử dụng
Theo chuẩn mực kế toán Viêt Nam VAS được hướng dẫn trong thông tư 200/2014/TT-BTC thì thận trọng là một trong những nguyên tắc kế toán cơ bản được thừa nhận nhằm đảm bảo các yêu cầu cơ bản đối với kế toán nói chung và đối với báo cáo tài chính nói riêng Nguyên tắc thận trọngtrong kế toán được định nghĩa là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập ra các ước tính kế toán trong các điều kiện kinh tế không chắc chắn Nguyên tắc này đòi hỏi phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn, không đánh giá cao hơn giữa giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí, doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí Thông qua những đòi hỏi nói trên thị có thể khái quát tinh thần của nguyên tắc thận trọng là khi có nhiều giải pháp được lựa chọn thì nên lựa chọn giải pháp có ít ảnh hưởng nhất đến sự gia tăng vốn chủ sở hữu Đây là nguyên tắc rất quan trọng ảnh hưởng đến cả tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường sẽ có sự mâu thuẫn giữa các nguyên tắc kế toán cơ bản thì kế toán sẽ được ưu tiên lựa chọn nguyên tắc thận trọng
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS, nguyên tắc thận trọng được hiểu là kế toán cần phải có những xét đoán cần thiết để đưa ra các ước tính trong điều kiện không chắc chắn, không đánh giá quá cao doanh thu hoặc tài sản, không đánh giá thấp giá trị của chi phí hoặc nợ phải trả Một cách khác để xem xét sự thận trọng chỉ ghi nhận doanh thu hoặc tài sản khi chúng ta xác định được các yếu tố có liên quan khiến điều này chắc chắn xảy ra, ghi nhận chi phí và các khoản nợ phải trả ngay cả trong các điều kiện không chắc chắn thông qua trích lập các khoản dự phòng Nguyên tắc thận trọng từng được xem là một trong những nguyên tắc kế toán cơ bản được định nghĩa trong khung khái niệm của chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS cho đến trước năm 2010, từ sau 2010 nguyên tắc thận trọng không còn được định nghĩa trong khung khái niệm của IFRS nữa và được thay thế bằng nguyên tắc trung lập Tuy nhiên khái niệm thận trong vẫn được xem xét và áp dụng trong một số chuẩn mực cụ thể ví dụ như trong ghi nhận doanh thu, chi phí, tài sản …,
Ngoài ra còn có một số các nghiên cứu khác đề cập đến các định nghĩa về nguyên tắc thận trọngcủa kế toán Trong Báo cáo số 4 năm 1970 của APB có đề cập đến lý do dẫn đến quy ước về nguyên tắc thận trọng trong kế toán: chủ yếu là sự lựa chọn theo thời gian về thu nhập và tài sản của các nhà quản lý, nhà đầu tư và kế toán Trong Báo ứng thận trọng trước sự không chắc chắn để cố gắng đảm bảo rằng những bất ổn và rủi ro vốn có trong các tình huống kinh doanh được xem xét một cách thỏa đáng” Feltham và Ohlson (1995) đã định nghĩa nguyên tắc thận trọng trong kế toán là sự cố chấp đánh giá thấp giá trị sổ sách của công ty, hàm ý rằng giá trị sổ sách nhỏ hơn giá trị thị trường
Về cơ bản, trong bài báo này, Feltham và Ohlson (1995) phân tích mối quan hệ giữa kế toán dồn tích và định giá vốn chủ sở hữu và lợi thế thương mại của một công ty Các tác giả định nghĩa một số khái niệm, bao gồm hoạt động kinh doanh, giá trị thị trường, giá trị sổ sách, thu nhập bất thường, lợi thế thương mại, vốn chủ sở hữu của công ty Họ bắt đầu bằng cách xử lý các hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính theo giá trị thị trường và ngày hạch toán của công ty Hoạt động tài chính vận hành theo một thị trường hoàn hảo, do đó hoạt động tài chính không bao gồm sự khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường Nhưng hoạt động điều hành hàm ý rằng tài sản hoạt động liên quan đến việc hạch toán các quy ước kế toán dồn tích, xác định sự bất bình đẳng của công ty giữa thị trường của công ty và giá trị sổ sách (lợi thế thương mại) Hai loại hoạt động (kinh doanh và tài chính) tương tác với nhau do các dòng tiền và độc lập với chính sách cổ tức Về hoạt động kinh doanh, họ đã tính đến ba biến số - nguyên tắc thận trọngtrong kế toán, sự tồn tại của thu nhập và tăng trưởng bất thường - và phát triển một mô hình tuyến tính cho sự phát triển của giá trị sổ sách và thu nhập bất thường Việc phát triển mô hình tuyến tính trên nhiều loại phân tích làm nổi bật thực tế rằng không phải tính khách quan, mà nguyên tắc thận trọngtrong kế toán mới là người quyết định sự vắng mặt / hiện diện của tăng trưởng và kết luận của các nghiên cứu
Basu (1997) lập luận cho một định nghĩa khác về nguyên tắc thận trọng trong kế toán, tương ứng là “thu nhập phản ánh tin xấu nhanh hơn tin tốt” Để minh họa cho lập luận của mình, ông đưa ra ví dụ về những thay đổi trong ước tính thời gian khấu hao tài sản cố định Trong ví dụ của mình, anh ta xem xét cả việc tăng và giảm thời gian khấu hao của tài sản và ảnh hưởng của những thay đổi này đến tài sản ròng và kết quả Tác giả không giới hạn việc xác định lại nguyên tắc thận trọng trong kế toán và thể hiện thái độ lạc quan của thị trường khi có những sự kiện bất ngờ: thu nhập giảm có nhiều khả năng chỉ là tạm thời và việc tăng thu nhập có nhiều khả năng kéo dài ra Ngoài ra, Basu
(1997) chứng minh rằng trong những thập kỷ gần đây, mức độ thận trọng đã tăng lên vì độ nhạy cảm của thu nhập đối với lợi nhuận dương đồng thời đã giảm so với độ nhạy cảm của thu nhập đối với lợi nhuận âm Muller và cộng sự (2011) phản đối nghiên cứu của Basu (1997) với lập luận rằng thống kê thử nghiệm là sai lệch, điều này không cho phép đo lường nguyên tắc thận trọngbằng phương pháp này Những sai lệch này phát sinh từ các đặc tính phân bố kết quả của các mẫu bị cắt ngắn và quy trình hình thành mẫu Các tác giả nhấn mạnh rằng không phải sự bất cân xứng xứng về thời gian mà là thiết kế nghiên cứu xác định kết quả sai lầm Ryan (2006) có tính đến lý luận của Muller và cộng sự (2011) ủng hộ lập luận của Basu (1997) rằng tính đúng thời gian không đối xứng là biểu hiện quan trọng nhất của nguyên tắc thận trọng trong kế toán có điều kiện và đánh giá tính kịp thời không đối xứng liên quan đến sự thay đổi của tin xấu và tốt liên quan đến thu nhập Gotti (2008) tiếp tục nghiên cứu của Basu đã giới thiệu một biện pháp mới về nguyên tắc thận trọng có điều kiện bằng cách ông giải thích nguyên tắc thận trọng trong kế toán Tác giả nhận thấy tin xấu về thu nhập trong tương lai nhanh chóng như tin tốt ở các công ty có tỷ lệ nợ trên tài sản cao; các giám đốc khen thưởng dựa trên kết quả hoạt động kế toán của công ty xác định một hành vi kế toán tích cực - ghi nhận mức thu nhập hàng năm dự kiến nhanh hơn lỗ; một hành vi thận trọng có điều kiện hơn được phát hiện lại ở các công ty nhận được ý kiến kiểm toán viên không đủ tiêu chuẩn không giải thích được Givoly và cộng sự (2007) xem xét mức độ mà thước đo được phát triển bởi Basu (1997) tính thời gian khác biệt, đánh giá nguyên tắc thận trọng trong kế toán Các tác giả đề cập đến một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến biện pháp này: việc áp dụng các phương pháp kế toán thận trọng đánh giá thấp việc áp dụng định giá tài sản áp dụng quy ước giá thấp hơn hoặc thị trường Thước đo do Basu (1997) phát triển không còn hiệu lực không chỉ nêu bật các nguyên nhân có thể gây ra sai sót trong đo lường, do không khuyến khích việc phụ thuộc vào một thước đo duy nhất để đánh giá nguyên tắc thận trọng trong kế toán Roychowdhury và Watts (2007) xem xét mối liên hệ giữa một số hình thức đo lường nguyên tắc thận trọngtrong kế toán Về mối liên hệ giữa tính kịp thời không cân xứng của thu nhập và tỷ lệ thị trường trên sổ sách, các vấn đề sau được tìm thấy đặc biệt là đối với các công ty có lợi nhuận âm, mối liên quan này
2.1.1.2 Phân loại nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Ball và Brown (1968) nói về sự thay đổi thu nhập dự kiến và bất ngờ và về mối quan hệ giữa tác động của thông tin thu thập được và kỳ vọng có điều kiện liên quan đến sự thay đổi thực tế trong thu nhập Beaver và Ryan (2005) định nghĩa nguyên tắc thận trọng trong kế toán và trình bày hai dạng của nó bao gồm:
Nguyên tắc thận trọng trong kế toán có điều kiện là nguyên tắc thận trọng trong kế toán dựa trên các thông tin hay điều kiện xảy ra trước đó Thận trong có điều kiện tạo nên sự bất cân xứng về mặt thời gian khi ghi nhận các tin xấu có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp và tin tốt có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong các điều kiện không chắc chắn, do nguyên tắc này yêu cầu ghi nhận sự giảm sút tiềm tàng trong tài sản hoặc trong thu nhập ngay cả khi chúng chưa thật sự phát sinh, điều này chúng ta có thể thấy thông qua các khoản trích lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đầu tư tài chính hay quy trình đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định
Nguyên tắc thận trọng trong kế toán vô điều kiện là nguyên tắc thận trọng dựa trên các thông tin độc lập Đối với loại thận trọng này thì giá trị sổ sách của tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp được đánh giá thấp bởi việc sử dụng các tiêu chuẩn, phương pháp kế toán một cách nghiêm ngặt (theo nghiên cứu của Hille năm
2011), khác với nguyên tắc thận trọng có điều kiện là dựa trên những thông tin hay điều kiện trước đó để đưa ra các xét đoán, nguyên tắc thận trọng vô điều kiện luôn thực hiện việc ghi nhận nhất quán giá trị tài sản thấp hơn giá trị kế toán ròng, nó làm giảm các con số kế toán mà không phụ thuộc và các thông tin trước đó (Blunt, 2013) Một số ví dụ điển hình khi áp dụng nguyên tắc thận trọng vô điều kiện trong kế toán doanh nghiệp đó là phương pháp khấu hao nhanh, chi phí nghiên cứu và phát triển, các khoản trích trước các loại chi phí có thể phát sinh của doanh nghiệp như là chi phí sửa chữa, chi phí bảo hành Beaver và Ryan (2005)đã phát triển các mô hình nắm bắt sự tương tác giữa hai loại nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc thận trọng có điều kiện bị ảnh hưởng như thế nào bởi nguyên tắc thận trọng vô điều kiện và bởi các yếu tố khác và phản ứng bất đối xứng của thu nhập đối với lợi nhuận cổ phần dương và âm Cùng năm 2005 Basu phân tích công việc của Beaver và Ryan (2005) và công bố những đánh giá cao của nó: thảo luận về chất lượng thay thế nguyên tắc thận trọng vô điều kiện và có điều kiện, nói rằng những điều này còn hơn thế nữa Ông đã phân tích sự khác biệt giữa các mô hình lý thuyết đơn giản hơn và thực hành kế toán Hơn nữa, trong bài báo của mình từ năm hạn chế của phương pháp đã đề cập và đề xuất các cách khác để đo lường nguyên tắc thận trọngcó điều kiện Gassen và cộng sự (2006) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa một mặt là nguyên tắc thận trọng có điều kiện và mặt khác là nguyên tắc thận trọng vô điều kiện và thu nhập ổn định Sau đó, họ chỉ ra rằng hai thuộc tính của thu nhập - làm dịu thu nhập và nguyên tắc thận trọng có điều kiện về cơ bản là khác nhau bởi vì chúng có sự phân bổ kết quả khác nhau: tăng tầm quan trọng của tài trợ dẫn đến tăng nguyên tắc thận trọngcó điều kiện và tăng tầm quan trọng của cổ tức dẫn đến làm dịu thu nhập Garcia Lara và cộng sự (2007) bắt đầu từ định nghĩa của Basu (1997) về nguyên tắc thận trọng kế toán đã điều tra mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng kế toán - nguyên tắc thận trọng có điều kiện - và ảnh hưởng của Giám đốc điều hành (CEO) đối với hoạt động của Hội đồng quản trị Để làm điều này, họ đã sử dụng một số đặc điểm của hội đồng quản trị: số lượng thành viên, tỷ lệ thành viên không điều hành, tỷ lệ giám đốc độc lập, nếu chủ tịch hội đồng quản trị kiêm luôn vị trí giám đốc điều hành, số cuộc họp Hội đồng quản trị, sự tồn tại của một bộ phận kiểm toán…, Họ nhận thấy rằng thông tin kế toán được cung cấp bởi nguyên tắc thận trọng có điều kiện được sử dụng như công cụ của chính phủ bởi một số hội đồng quản trị hoạt động mạnh Garcia Lara và cộng sự
(2011) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa nguyên tắc thận trọng có điều kiện và chi phí vốn xã hội và thảo luận về sự cần thiết phải giữ nguyên tắc thận trọngnhư một đặc điểm của thông tin được cung cấp bởi báo cáo tài chính: sự hiện diện của nguyên tắc thận trọng trong kế toán dẫn đến việc tiết lộ công ty chính xác hơn
2.1.1.3 Vai trò của nguyên tắc thận trọng kế toán trong các tổ chức
Ahmed và Duellman (2007) đã hoàn thành nghiên cứu của LaFond và Roychowdhury (2007) và tìm thấy mối liên hệ tiêu cực giữa quyền sở hữu của người quản lý và nguyên tắc thận trọng trong kế toán, mối liên hệ tích cực giữa quyền sở hữu của các nhà quản lý bên ngoài và nguyên tắc thận trọng trong kế toán Mối quan hệ giữa một công ty và những người quản lý không có cổ phần đáng kể được thiết lập bằng các hợp đồng Các điều khoản trong hợp đồng, có thể điều chỉnh hoặc làm giảm bớt ở một mức độ nào đó những mâu thuẫn nảy sinh giữa hai bên Nói chung, xung đột được gây ra bởi sự bất cân xứng của quyền kiểm soát: các nhà quản lý không nắm giữ cổ phần trong các công ty mà họ quản lý tài sản Tuy nhiên, hợp đồng không hoàn hảo, do đó chúng không thể loại bỏ xung đột Trên thực tế, các hợp đồng càng phức tạp thì càng đắt Trong điều kiện đó, đã xuất hiện các cơ chế quản trị công ty đắt hơn hoặc rẻ hơn, hiệu quả hơn hoặc không (hội đồng quản trị, quyền sở hữu của người quản lý, v.v.) Đối với mỗi công ty, cần tìm kiếm sự kết hợp tối ưu giữa các cơ chế quản trị, sao cho tỷ lệ chi phí - lợi ích là tối ưu nhất
Ahmed và cộng sự (2002) đã phát hiện ra rằng nguyên tắc thận trọng kế toán có thể liên quan như thế nào với việc giảm thiểu xung đột phát sinh từ chính sách cổ tức và cách nguyên tắc thận trọng kế toán quyết định việc giảm chi phí nợ của công ty Họ đo lường nguyên tắc thận trọng trong kế toán dựa trên thị trường và các khoản dồn tích
Theo Larcker và cộng sự (2011) Quản trị công ty được định nghĩa là một hệ thống giám sát, kiểm soát và trên hết là kỷ luận nhà quản trị để ngăn chặn các hành vi tư lợi của nhà trị và làm giảm thiểu chi phí đại diện Ở mức độ đơn giản nhất hệ thống quản trị của doanh nghiệp bao gồm hôi đồng quản trị để giám sát ban giám đốc và kiểm toán viên bên ngoài để đưa ra ý kiến về độ tin cậy của báo cáo tài chính Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, hệ thống quản trị chịu ảnh hưởng của một nhóm lớn hơn nhiều, bao gồm chủ sở hữu công ty, chủ nợ, liên đoàn lao động, khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân tích đầu tư, giới truyền thông và các cơ quan quản lý
Bằng chứng thực nghiệm
2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
2.2.1.1 Quản trị công ty và nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Quản trị công ty là một công cụ để duy trì nguyên tắc thận trọng trong kế toán và giảm các vấn đề đại diện Điều này có nghĩa là các cơ chế quản trị công ty mạnh mẽ sẽ dẫn đến việc giám sát các nhà quản lý ở mức độ cao hơn và do đó cho phép doanh nghiệp áp dụng các phương pháp hoạch toán kế toán thận trọng hơn trước các tình huống kinh tế không chắc chắn Ngược lại Kế toán thận trọng cũng được xem là một chính sách thay thế trong trường hợp công ty không có hệ thống quản trị công ty hoạt động hiệu quả để giảm các vấn đề đại diện Quản trị công ty được coi là yếu tố quyết định đến chất lượng của báo cáo tài chính ở các nước mới nổi Trong đó, một số quốc gia áp dụng mô hình Anglo-Saxon, trong khi những quốc gia khác phát triển mô hình cụ thể của họ Các nghiên cứu trước đây về hệ quả kế toán của quản trị công ty ở các nền kinh tế mới nổi có những phát hiện trái chiều Ví dụ, quy mô hội đồng quản trị và tính độc lập được coi là các biến số quản trị tác động đến chất lượng báo cáo tài chính ở Malaysia và UAE trong các nghiên cứu của Mohammed và cộng sự (2017), Adawi & Rwegasira (2011), Alareeni (2018) đã báo cáo rằng sự độc lập của hội đồng quản trị và quyền sở hữu nội bộ có liên quan tích cực với việc ủy quyền quản lý thu nhập cho các công ty Bahrain Hơn nữa, quy mô hội đồng quản trị được phát hiện có mối tương quan nghịch chiều và việc tách biệt giữa vị trí Giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến việc quản lý thu nhập Ở Ả Rập Xê Út, không có cơ chế quản lý nào, ngoại trừ chất lượng kiểm toán, có tác động đến quản lý thu nhập (Al-Abbas, 2009) Không có cơ chế quản trị nào có tác động đến chất lượng thu nhập ở Kuwait và Hy Lạp (Al- shammari & Al-sultan (2010), Chalevas & Tzovas, (2010)
Môi trường kinh doanh ở Ai Cập có ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách kế toán và chất lượng báo cáo tài chính Theo Grey (1988) về tác động văn hóa đối với hệ thống kế toán ở Ai Cập, các thủ tục kế toán và công bố thông tin có thể sẽ thận trọng hơn và kém minh bạch hơn Đó là bởi vì nguyên tắc thận trọng trong kế toán rất nổi bật ở một quốc gia có hệ thống luật pháp còn chưa hoàn thiện trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư Mối quan tâm gia tăng đối với kế toán thận trọng có thể do các chuẩn mực kế toán không bao phủ tất cả các trường hợp có thể xảy ra đối với việc hoạch toán kế toán của các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau Một số lĩnh vực đòi hỏi sự đánh giá của nhà quản trị, do đó mức độ kế toán thận trọng phụ thuộc vào các quyết định của người quản lý Dey và cộng sự (2008) Các nhà quản lý công ty phải được kiểm soát thông qua một số cơ chế quản trị công ty để duy trì báo cáo một cách thận trọng
Ví dụ, số lượng lớn các giám đốc không điều hành có thể làm tăng sự giám sát của các
Mohammed và cộng sự, 2017) Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cơ chế quản trị công ty có thể tăng cường kế toán thận trọng Garcıa Lara và cộng sự (2009); Lim (2011) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa các đặc điểm quản trị công ty và mức độ kế toán thận trọng ở các công ty Mỹ và Úc tương ứng Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chỉ ra rằng một số cơ chế quản trị công ty, chẳng hạn như chất lượng của công ty kiểm toán, sự tách biệt giữa vị trí Giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị, quy mô hội đồng quản trị, nhà đầu tư tổ chức và quyền sở hữu của người quản lý có thể làm suy giảm kế toán thận trọng (Nasr & Ntim, 2018; Lin, 2014; Ahmed & Henry, 2012) Đồng thời, các nghiên cứu trước đây khẳng định rằng các cơ chế quản trị công ty hiệu quả hạn chế các hành vi cơ hội của các nhà quản lý có thể khiến họ thận trọng hơn trong việc lập các báo cáo tài chính của mình Tuy nhiên, theo lý thuyết quyền biến, mối quan hệ giữa quản trị công ty và kế toán thận trọng khác nhau tùy theo môi trường thể chế đa dạng
Kế toán thực chứng đề cập đến sự thận trọng trong kế toán như một công cụ có giá trị để giảm bớt các vấn đề đại diện (El-Habashy, 2004) Sự thận trọng trong kế toán được coi là một công cụ cần thiết trong việc hạn chế kế hoạch chi trả thù lao cho các nhà quản lý một cách quá mức (Watts, 2003) Việc tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm soát dẫn đến sự bất cân xứng thông tin khi mà nhà quản trị luôn nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh cửa doanh nghiệp hơn là các cổ đông, điều này có thể dẫn đến việc công ty chi trả mức thù lao quá mức cho các nhà quản trị Tuy nhiên, kế toán thận trọng hạn chế cơ hội của nhà quản trị để làm như vậy Kế toán thận trọng hỗ trợ quản trị công ty trên nhiều khía cạnh vì nó yêu cầu kế toán viên phải có các đánh giá thận trọng trước các tình huống không chắc chắn, cụ thể là không được ước tính quá cao lợi nhuận và doanh thu khi chưa có những bằng chứng thực sự đáng tin cậy và không được che giấu các khoản nợ tiềm tàng mà doanh nghiệp có thể gánh chịu Do đó, các dự án NPV âm sẽ được chuyển đến ban giám đốc một cách kịp thời để thẩm định các dự án đó và tính xác thực của những thông tin mà nhà quản lý cung cấp Ngoài ra, lý thuyết đại diện và lý thuyết kế toán thực chứng mô tả mối liên hệ giữa các đặc điểm của hội đồng quản trị và báo cáo kế toán thận trọng Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà quyền sở hữu tập trung giữa chính phủ và các gia đình, điều này có thể dẫn đến sự thông đồng và làm suy yếu quyền của các cổ đông thiểu số để có được thông tin công ty một cách chính xác và đầy đủ Việc thiếu sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát làm giảm các xung đột đại diện
Do đó, có một mối quan hệ tiêu cực giữa quyền sở hữu của người quản lý và nguyên tắc thận trọngvì các báo cáo thận trọng là yêu cầu của cổ đông (Chi và cộng sự, 2009) Các cơ chế quản trị công ty kém hiệu quả liên quan đến mức độ thận trọng cao của các báo cáo, vì nguyên tắc thận trọng đóng vai trò thay thế cho cơ chế quản trị công ty Mặc dù nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã điều tra về kế toán thận trọng (Bảng 1), các nhu cầu kinh tế của nguyên tắc thận trọng vẫn còn đang được tranh luận Ví dụ, một số nghiên cứu chỉ ra rằng các cổ đông có xu hướng hướng tới nhiều hơn đối với báo cáo tài chính thận trọng như một cơ chế quản trị công ty (Watts, 2003; Ramalingegowda & Yu, 2012) Hơn nữa, Garcı´a Lara và cộng sự (2009) cho rằng khả năng quản trị áp dụng nguyên tắc thận trọng phụ thuộc vào các cơ chế bên trong và bên ngoài
Một số nghiên cứu trước đây đề cập đến các vấn đề quản trị công ty ở Ai Cập Shehata (2016) đã lưu ý một số thông lệ thích hợp về quản trị công ty hiệu quả ở Ai Cập, bao gồm sự thống trị của các giám đốc độc lập, sự tách biệt giữa CEO và chủ tịch hội đồng quản trị, sự tồn tại của bộ phận kiểm toán nội bộ Việc tuân thủ như vậy sẽ góp phần nâng cao nguyên tắc thận trọngtrong kế toán và do đó giúp nâng cao hiệu quả của thị trường vốn và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn Tăng cường mức độ công khai và minh bạch, cũng như quản trị hiệu quả, giúp bảo vệ lợi ích của các bên liên quan và góp phần củng cố vị thế của Ai Cập như một trung tâm tài chính
Các nghiên cứu trước đây đề cập đến các đặc điểm và cơ chế quản trị công ty có khả năng dẫn đến nguyên tắc thận trọng trong kế toán Phần này xem xét và tổng hợp kết quả nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa kế toán thận trọng và cấu trúc sở hữu, cơ cấu hội đồng quản trị và chất lượng kiểm toán, như là các biến đại diện của quản trị công ty để phát triển các giả thuyết Mối quan hệ lý thuyết và thực nghiệm giữa nguyên tắc thận trọngtrong kế toán và từng cơ chế quản trị công ty được nêu rõ
2.2.1.2 Quy mô hội đồng quản trị và nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Garcı´a Lara và cộng sự (2007) báo cáo rằng các công ty có hội đồng quản trị mạnh đòi hỏi mức độ thận trọng cao hơn các công ty có hội đồng quản trị yếu Lý thuyết đại diện làm rõ rằng ban giám đốc được kỳ vọng sẽ giảm thiểu xung đột đại diện để các công ty áp dụng các nguyên tắc kế toán thận trọng Lý thuyết tín hiệu cho rằng hội đồng quản trị lớn hơn sẽ mang lại tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư liên quan đến dịch vụ và chức năng kiểm soát của hội đồng quản trị như một cơ chế quản trị công ty (Ahmed
& Duellman, 2007) Quy mô hội đồng quản trị lớn giúp nâng cao hiệu quả của quá trình giám sát, làm tăng phạm vi thận trọng của kế toán do có nhiều chuyên môn, đặc biệt là chất lượng của các báo cáo tài chính (Ebrahim & Fattah, 2015) Sử dụng dữ liệu từ 120 công ty niêm yết của Úc, Ahmed & Henry (2012)chỉ ra rằng quy mô hội đồng quản trị lớn dẫn đến việc tăng thu nhập và giá trị sổ sách không chính xác, dẫn đến việc hạch toán thận trọng hơn Tuy nhiên, một loạt kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô hội đồng quản trị không có tác động đáng kể đến kế toán thận trọng Sử dụng mẫu 200 công ty Mỹ trong vòng 3 năm, Ahmed & Duellman (2007) cho thấy mối tương quan không đáng kể Ngoài ra, đối với 100 công ty Anh trong chỉ số FTSE bao gồm 6 năm, Elshandidy & Hassanein (2014)chỉ ra mối tương quan thuận không đáng kể giữa quy mô hội đồng quản trị và kế toán thận trọng ECG chỉ ra rằng quy mô hội đồng quản trị dựa trên số lượng cần thiết để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ Điều này cũng chỉ ra rằng quy mô hội đồng quản trị lớn gây khó khăn trong việc quản lý và đảm bảo sự phối hợp một cách hiệu quả, quy mô hội đồng quản trị có mối quan hệ tiêu cực đến năng lực của hội đồng quản trị để làm việc hiệu quả, dẫn đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọngtrong báo cáo của họ
2.2.1.3 Tính độc lập của Hội đồng Quản trị và nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Theo lý thuyết đại diện, sự hiện diện của các giám đốc không điều hành làm giảm các vấn đề đại diện bằng cách giám sát hiệu quả hành vi của các nhà quản lý (Fama,
1980) Các nhà quản lý có nhiều khả năng đánh giá quá cao lợi nhuận để nhận được các khoản thưởng từ công ty khi công ty có kết quả kinh doanh tốt (Watts & Zimmermann,
1978) vì các nhà quản lý có nhiều khả năng giảm hành vi này thông qua giám sát hiệu quả Mohammed và cộng sự (2017) cho rằng các giám đốc bên ngoài có kinh nghiệm về báo cáo tài chính vì họ là người quản lý ở các công ty khác, điều này giúp nâng cao chất lượng kế toán và nhận ra tầm quan trọng của việc áp dụng kế toán thận trọng Người ta chứng minh rằng sự phân bổ cao nhất về tính độc lập của hội đồng quản trị cho phép họ giám sát các nhà quản lý và tác động đến mức độ thận trọng Kukah và cộng sự giám đốc không điều hành hạn chế cơ hội của các nhà quản lý ảnh hưởng đến thu nhập và thận trọng hơn trong các báo cáo của họ Elshandidy & Hassanein (2014)chỉ ra rằng việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS và số lượng nhiều hơn các giám đốc không điều hành có tác động tích cực đến nguyên tắc thận trọngtrong kế toán Tuy nhiên,
Lim (2011)đã xác lập mối quan hệ không đáng kể giữa tỷ lệ giám đốc không điều hành và kế toán thận trọng, điều này được giải thích là do ảnh hưởng của các cơ sở ghi nhận khác biệt của các công ty Úc so với các công ty không phải của Úc Theo cách tương tự,
Garcı´a Lara và cộng sự (2007) đã nêu tác động không đáng kể của các giám đốc không điều hành đối với kế toán thận trọng trong các công ty Tây Ban Nha Hơn nữa, sử dụng mẫu 200 công ty Malaysia trong vòng 3 năm, Amran & Manaf (2014) nhận thấy rằng các giám đốc không điều hành không phù hợp với mức độ thận trọng cao hơn Thay vào đó, các giám đốc không điều hành không thực sự giám sát và tư vấn cho hội đồng quản trị một cách độc lập ECG đề xuất rằng đa số là giám đốc không điều hành vì một số lượng lớn giám đốc bên ngoài đóng vai trò như một cơ chế quản trị công ty mạnh mẽ
Lin và cộng sự (2014) chỉ ra rằng các công ty niêm yết của Trung Quốc có sự thận trọng trong kế toán trong các chính sách kế toán của họ, nơi ngày càng có nhiều giám đốc không điều hành trong hội đồng quản trị giúp cải thiện nguyên tắc thận trọngtrong kế toán Bowen và cộng sự (2005) chứng minh rằng các công ty có tỷ lệ giám đốc bên ngoài cao hơn trong hội đồng quản trị có xu hướng giảm quản lý thu nhập
2.2.1.4 Giám đốc điều hành đồng thời là chủ tịch HĐQT và nguyên tắc thận trọng trong Kế toán
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được sử dung trong bài nghiên cứu này là các công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thời điểm niêm yết công khai từ năm 2012 trở về trước và vẫn tiếp tục niêm yết công khai trong khoảng thời gian từ năm 2012 tới thời điểm hiện tại
Các thông tin dùng để tính toán ra các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu phải được công bố và thuyết minh đầy đủ trong báo cáo tài chính và báo cáo thường niên được công khai rộng rãi hàng năm để tác giả có thể tiếp cận và thu thập được nguồn dữ liệu
Các công ty không thuộc nhóm nghành tài chính bởi vì đây là một lĩnh vực đặc thù có nhiều đặc điểm khác biệt so với các nghành còn lại Một số khác biệt của công ty nhóm nghành tài chính được tác giả tìm hiểu được như sau: các công ty này thường thâm dụng lao động và ít phụ thuộc vào tài sản cố định hiện hữu như nhà xưởng, máy móc để tạo ra doanh thu do đó điều này có thể tạo ra các khác biêt trong cấu trúc tài sản và dòng tiền của doanh nghiệp (Huang và Song (2002), Chen (2004), Rafiu Oyesola Salawu and Akinlolu Ayodeji Agboola (2008), Chakraborty (2010)) Ngoài ra đây cũng là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù và phải chịu nhiều rằng buộc về mặt pháp lý như: mức vốn điều lệ tối thiểu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hình thức huy động vốn , Các quy định về lập và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính cũng có nhiều khác biệt được quy định cụ thể trong thông tư số 31/2019/TT-
Các công ty này phải được kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán độc lập và ý kiến kiểm toán đưa ra không phải là ý kiến trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến Điều này nhằm đảm bảo thông tin được công bố trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp là đáng tin cậy
Từ các điều kiện nêu trên, tác giả thu thập số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo thường niên của 69 công ty phi tài chính nằm trong nằm trong chỉ số VN100 và được niêm yết liên tục trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và trong giai đoạn từ năm 2015-2021
Lý do tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu như vậy là bởi vì tính tới thời điểm hiện tại có 386 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), tuy nhiên mức độ thanh khoản và quy mô giao dịch cổ phiếu giữa các công ty này có sự khác biệt rất lớn Trong đó chỉ số VN100 bao gồm 100 cổ phiếu của các công ty lớn nhất được niêm yết trên sàn HOSE (bao hồm 30 cổ phiếu trong rổ VN30 + 70 cổ phiếu trong rổ VNMidcap) Cổ phiếu của 100 công ty trong chỉ số VN100 có giá trị vốn hóa chiếm khoảng 90% và đại diện hơn 80% giá trị giao dịch của toàn thị trường Điều này khắc phục được một số hạn chế của chỉ số VN-INDEX về sự chi phối của một số cổ phiếu lớn và các cổ phiếu có tính thanh khoản thấp Tuy nhiên có một vấn đề là chỉ số VN100 thay đổi qua từng năm chứ không cố định, mà mẫu nghiên cứu lại được thực hiện trong giai đoạn từ 2015-2021 Để khắc phục vấn đề này tác giả tiến hành lấy danh sách các công ty trong chỉ số VN100 tại thời điểm nghiên cứu để phản ánh dữ liệu thị trường mới nhất trong bài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Các phương pháp hồi quy cơ bản
Về Phương pháp hồi quy, để tìm ra phương pháp hồi quy tối ưu cho mô hình, tác giả tiến hành hồi quy phương trình với các phương pháp cơ bản là Pooled OLS, FEM, REM, GLS và tiến hành các kiểm định và so sánh để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với dữ liệu nghiên cứu
Phương pháp Pooled OLS là phương pháp được sử dụng khá phổ biến vì tính đơn giản và hiệu quả, phương pháp này sẽ gộp tất cả các quan sát không gian và thời gian lại là xem nó giống nhau, chính vì thế nó dẫn đến dữ liệu bị chệch vì nó đã loại bỏ đi các đặc tính riêng biệt của dữ liệu không gian và thời gian Để áp dụng phương pháp hồi quy gộp này thì dữ liệu cần đáp ứng giả định đặc tính phải không có sự khác biệt với nhau, tuy nhiên giả định này rất khó đáp ứng với dữ liệu trong thực tế
3.2.1.2 Phương pháp FEM và REM Đối với phương pháp hồi quy bằng dữ liệu bảng có hai nhánh kĩ thuật chính đó là: ã Ước lượng hồi quy với hiệu ứng cố định (Fixed effects estimator) ã Ước lượng hồi quy với hiệu ứng ngẫu nhiờn (Random effects estimator) Đối với hai phương pháp FEM và REM đều có những ưu nhược điểm riêng Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên là thích hợp hơn nếu các đơn vị chéo trong mẫu dữ liệu được xem như là lựa chọn ngẫu nhiên từ tổng thể Tuy nhiên mô hình hiệu ứng cố định sẽ hợp lý hơn nếu các đơn vị chéo trong mẫu được lựa chọn đủ lớn và hiệu quả để có thể được xem như là đại diện của tổng thể Để lựa chọn giữa FEM và REM phương pháp nào phù hợp hơn thì chúng ta phải thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn
3.2.1.3 Phương pháp hồi quy bình phương tổng quát GLS
Sau khi kiểm định và lựa chựa được phương pháp hồi quy tối ưu trong các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM Tác giả tiến hành kiểm định các khuyết tật có thể tồn tại trong mô hình như phương sai sai số thay đổi, tự tương quan…, Nếu mô hình vẫn còn tồn tại các khuyết tật nêu trên tác giả sẽ tiến hành hồi quy bằng phương pháp bình phương tổng quát (GLS) để khắc phục những khuyết điểm này của mô hình
3.2.2 Các kiểm định để xác định tính phù hợp của mô hình
3.2.2.1 Kiểm định F Để xác định giữa phương pháp Pooled OLS và phương pháp FEM, phương pháp nào phù hợp hơn với bài nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm kiểm định F với giả thuyết thống kê như sau:
H0: Phương pháp FEM không phù hợp hơn phương pháp Pooled OLS
H1: Phương pháp FEM phù hợp hơn phương pháp Pooled OLS
Dựa vào kết quả hồi quy, nếu giá trị P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa thống kê là 5% thì ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tức là mô hình FEM phù hợp hơn
3.2.2.2 Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Để xác định giữa phương pháp Pooled OLS và phương pháp REM, phương pháp nào phù hợp hơn với bài nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian với giả thuyết thống kê như sau:
H0: Phương pháp REM không phù hợp hơn phương pháp Pooled OLS
H1: Phương pháp REM phù hợp hơn phương pháp Pooled OLS
Dựa vào kết quả hồi quy, nếu giá trị P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa thống kê là 5% thì ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tức là mô hình REM phù hợp hơn Phương pháp Pooled OLS và áp dụng tương tự với trường hợp ngược lại
3.2.2.3 Kiểm định Hausman Để xác định giữa phương pháp FEM và phương pháp REM, phương pháp nào phù hợp hơn với bài nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm kiểm định Hausman với giả thuyết thống kê như sau:
H0: Phương pháp FEM không phù hợp hơn phương pháp REM
H1: Phương pháp FEM phù hợp hơn phương pháp REM
Dựa vào kết quả hồi quy, nếu giá trị P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa thống kê là 5% thì ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tức là mô hình FEM phù hợp hơn phương pháp REM và áp dụng tương tự với trường hợp ngược lại
3.2.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Thực hiện kiểm định phương sai sai số thay đổi cho phần dư sai số bằng WHITE’S TEST, đây là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến và có độ hiệu quả cao Phương pháp WHITE’S TEST kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng cách lấy chuỗi sai số chạy ngược lại với các biến độc lập trong mô hình (biến gốc), ngoài ra còn chạy thêm các biến sản phẩm chéo của biến gốc này như biến nhân hay bình phương để xem rằng các biến sản phẩm này có tác động đến giá trị giá trị U2 hay không, nếu có tác động thì sẽ làm phương sai dịch chuyển theo x (phương sai sai số thay đổi)
H0: Mô hình không bị phương sai sai số thay đổi – Homoscedasticity
H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi – Heteroscedasticity
Ngoài ra để đảm bảo tính chính xác, tác giả sẽ sử dụng thêm phương pháp Breusch- Pagan-Godfrey để kiểm định mô hình có bị phương sai sai số thay đổi hay không Giả thuyết thống kê:
H0: Mô hình không bị phương sai sai số thay đổi – Homoscedasticity
H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi – Heteroscedasticity
Dựa vào kết quả hồi quy, nếu giá trị P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa thống kê là 5% thì ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tức là mô hình có phương sai sai số thay đổi và tương tự đối với trường hợp ngược lại
3.2.2.4 Kiểm định tự tương quan
Thực hiện kiểm định mô hình có tự tương quan hay không bằng kiểm định Wooldridge, với giả thuyết thống kê như sau:
H0: Mô hình không bị tự tương quan
H1: Mô hình bị tự tương quan
Dựa vào kết quả hồi quy, nếu giá trị P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa thống kê là 5% thì ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tức là mô hình bị tự tương quan và tương tự đối với trường hợp ngược lại
3.2.2.5 Kiểm định đa cộng tuyến Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến giải thích tương quan rất mạnh với nhau và làm ảnh hưởng trực tiếp tới các hệ số hồi quy của mô hình Để kiểm định xem các biến trong mô hình có bị đa cộng tuyến với nhau hay không, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định VIF (Varience inflation factor) nhân tử phóng đại phương sai
Dựa vào kết quả hồi quy, nếu giá trị VIF < 10 thì các biến trong mô hình không bị đa cộng tuyến
Mô hình nghiên cứu
Mục tiêu chính của bài nghiên cứu này là tìm hiểu mối quan hệ của các nhân tố của quản trị công ty như cấu trúc hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu và chất lượng kiểm toán, quy mô hội đồng quản trị, tính độc lập của hội đồng quản trị và sự tách biệt giữa Giám đốc điều hành và Chủ tịch, sở hữu của người quản lý, nhà đầu tư tổ chức…, có tác động như thế nào đến mức độ thận trọng của kế toán trong việc lập báo cáo tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE ở thị trường chứng khoán khoán Việt Nam Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu mà khóa luận đã đưa ra, tác giả sẽ dựa vào phương pháp tiếp cận và mô hình nghiên cứu của tác giả El- habashy (2019) Để kiểm tra các biến trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm như sau:
CONACC it = α 1 + β k *BC it + γ z OS it + δ h *CV it + ε it
CONACC - Tính thận của kế toán là biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu
Biến BC - Board characteristics là biến dùng để kiểm tra tác động của các đặc điểm của hội đồng quản trị đến tính thận của kế toán Bao gồm các biến độc lập là: Quy mô HĐQT (Bsize), Tính độc lập của HĐQT (Bindep), Sự tách biệt giữa vị trí CEO và chủ tịch HĐQT (Dual), Chất lượng kiểm toán (AuditQ)
Biến OS - Ownership structure là biến dùng để kiểm tra tác động của cấu trúc sở hữu đến tính thận của kế toán Bao gồm các biến độc lập là: Quyền sở hữu của nhà quản lí (ManOwn), Quyền sở hữu thể chế (INST), Mức độ tập trung sở hữu (OWCO)
Biến CV - Control Variables là các biến kiểm soát trong mô hình Bao gồm các biến độc lập là: Quy mô công ty (Size), Đòn bẩy tài chính (Lev), tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MBV)
Εit: sai số của mô hình
Các biến trong mô hình
Nguyên tắc thận trọng trong kế toán là biến phụ thuộc Đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến nguyên tắc thận trọngtrong kế toán, tuy nhiên mỗi bài nghiên cứu lại có một phương pháp đo lường khác nhau Tác giả xin trình bày năm phương pháp đo lường mức độ thận trọng trong kế toán được sử dụng phổ biến và công nhận rộng rãi, từ đó lựa chọn phương pháp đo lường phù hợp và áp dụng cho bài nghiên cứu này
Năm phương pháp đo lường nguyên tắc thận trọngđược sử dụng phổ biến:
(1) Phương pháp đo lường thời gian bất đối xứng (Asymmetric timeliness measure – AT) của Basu’s (1997) Hoạt động theo nguyên tắc thận trọng kế toán tập trung vào hàm ý rằng thu nhập sẽ phản ánh "tin xấu" nhanh hơn "tin tốt" Trong khi tính kịp thời của kế toán ghi nhận các sự kiện kinh tế đã được biết đến nhiều từ Warfield and Wild (1992), Basu (1997) là người đầu tiên liên kết tính kịp thời bất đối xứng với nguyên tắc thận trọng trong kế toán Theo thước đo của Basu, tính bất đối xứng về thời gian càng lớn thì mức độ thận trọng trong công ty càng lớn Phương trình hồi quy được sử dụng trong phương pháp này là:
𝑷𝒊𝒕 = α 0 + α 1 DR it + β 0 R it + β 1 R it DR it + ε it
EPSit: thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty i năm thứ t
Pit: giá cổ phiếu mở của của công ty i năm thứ t
Rit: tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của công ty i năm thứ t
DRit: là một biến giả có giá trị bằng 1 nếu tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của công ty i năm thứ t là âm, có giá trị bằng 0 nếu tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của công ty i năm thứ t là không âm
(2) Phương pháp đo lường dòng tiền dồn tích bất đối xứng (Asymmetric-cash- flow-to-accruals measure - AACF) của Ball và Shivakumar (2005) Phương pháp đã phát triển thước đo AACF để ước tính mức độ thận trọng kế toán trong các công ty tư nhân Phương pháp AT của Basu không phù hợp với các công ty tư nhân, vì các công ty này không có giá cổ phiếu niêm yết Để khắc phục vấn đề này, Ball và Shivakumar (2005) đã phát triển thước đo AACF như một phiên bản phi thị trường chứng khoán của thước đo AT Phương pháp AACF được đo lường dựa trên phương tình hồi quy như sau:
ACC t = β 0 + β 1 DCFO t + β 2 CFO t + β 3 DCFO t × CFO t + ε t
ACCt: Các khoản dồn tích được đo lường = Δ hàng tồn kho + Δ tài sản ngắn hạn khác - Δ Nợ ngắn hạn khác - Khấu hao
CFOt: Dòng tiền trong kì của công ty ở năm thứ t
DCFOt: là một biến giả có giá trị bằng 0 nếu dòng tiền trong kì của công ty là dương và có giá trị bằng 1 nếu dòng tiền trong kì của công ty là âm
(3) Phương pháp tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (The Market-to-
Book ratio - MTB) Ý tưởng cơ bản của việc sử dụng MTB (hoặc BTM) như một thước đo nguyên tắc thận trọngtrong kế toán là một hệ thống kế toán thận trọng có xu hướng làm giảm giá trị sổ sách ròng của một công ty so với giá trị kinh tế "thực" của công ty Do đó, MTB cao hơn (và BTM thấp hơn) hàm ý ý mức độ thận trọng trong kế toán cao hơn và ngược lại Thước đo MTB bắt nguồn mạnh mẽ từ công việc phân tích dựa trên Mô hình Định giá Thu nhập Thặng dư (RIVM) của Feltham và Ohlson
(1995), Zhang (2000), Beaver và Ryan, (2000) Feltham và Ohlson lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc thận trọng trong kế toán trong bối cảnh RIVM, và đặc trưng cho nguyên tắc thận trọng là xu hướng giảm giá trị sổ sách của một công ty so với giá trị thị trường của nó Biểu hiện này của nguyên tắc thận trọng đã được đưa vào các công trình phân tích về nguyên tắc thận trọng sau này như Beaver và Ryan (2000) Ngoài tỷ lệ MTB thô (hoặc BTM), Beaver và Ryan (2000) đã phát triển một sự cải tiến trong việc sử dụng BTM như một thước đo tính thận trọng, đã được áp dụng khá rộng rãi trong tài liệu Sự tinh chỉnh này phân tách tỷ lệ BTM thành hai thành phần thành phần chệch (Bias component) và thành phần trễ Thành phần chệch của BTM được Beaver và Ryan coi là thước đo nguyên tắc thận trọngtrong kế toán Để phân tích BTM, Beaver và Ryan (2000) hồi quy BTM trên một chuỗi độ trễ của biến lợi nhuận cổ phiếu với độ trễn là 6 và sử dụng hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp FEM với phương trình hồi quy như sau:
BMTit: tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường của công ty I, năm tài chính t
αt: Sự thay đổi hàng năm của BTM chung cho các công ty mẫu
αi: nhân tốt độ trễ của biến BMT cho công ty i
Rt-j, t: tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong mỗi 6 năm trước đó
Βj: hệ số hồi quy của biến Rt-j, t
(4) Phương pháp đo lường dựa trên cơ sở dồn tích âm (The Negative Accruals
Measure – NA) Givoly và Hayn (2000) đề xuất một biện pháp đo lường nguyên tắc thận trọng trong kế toán tập trung vào các khoản dồn tích không hoạt động như một tập hợp con của giá trị sổ sách của công ty Givoly và Hayn (2000) đo lường cả các khoản dồn tích hoạt động và không hoạt động Sử dụng mẫu 896 công ty, Givoly và Hayn (200) cho thấy rằng tổng các khoản tích lũy không hoạt động của các công ty mẫu này đã giảm đáng kể trong giai đoạn mẫu 1965 đến 1998 Tuy nhiên, họ nhận thấy rằng trong cùng thời kỳ, tổng các khoản dồn tích hoạt động 896 công ty đã tăng lên Trên cơ sở thuần, các khoản tăng của các khoản dự phòng hoạt động không đủ lớn để bù đắp các khoản giảm của các khoản dự phòng không hoạt động Do đó, tổng các khoản dồn tích (hoạt động cộng với các khoản dự thu không hoạt động) giảm trong kỳ mẫu Givoly và Hayn (2000) cho rằng xu hướng gia tăng các khoản dồn tích âm này là biểu hiện của mức độ thận trọng kế toán ngày càng cao
(5) Phương pháp đo lường dự phòng ẩn (The Hidden Reserves Measure - HR)
Penman và Zhang (2002) lập luận rằng nguyên tắc thận trọng trong kế toán tạo ra nguồn dự phòng ẩn, lượng dự phòng này có thể được sử dụng để đánh giá mức độ thận trọng trong một công ty Họ lập luận rằng số lượng dự phòng ẩn càng cao thì hệ thống báo cáo tài chính của công ty càng thận trọng Tuy nhiên, vì các khoản dự phòng ẩn không được báo cáo rõ ràng trong báo cáo tài chính hoặc bất kỳ nơi nào khác, chúng chỉ có thể được ước tính bởi các nhà nghiên cứu Hai phương pháp tương tự đã được sử dụng trong các tài liệu về nguyên tắc thận trọng để ước tính lượng dự phòng ẩn Đầu tiên, được phát triển bởi Ahmed và cộng sự (2000), sử dụng hai tỷ số là (chi phí R & D / doanh thu) và (chi tiêu / doanh thu), làm thước đo cho các khoản dự phòng ẩn Nhưng phương pháp thứ hai, được phát triển bởi Penman và Zhang
(2002) là một phương pháp được sử dụng phổ biến hơn và phức tạp hơn để ước tính phòng lượng ẩn Do đó, đánh giá của chúng tôi tập trung vào phương pháp thứ hai này Penman và Zhang (2002) đã xây dựng một chỉ số về tính thận trọng, được gọi là điểm C, được tính như sau:
C it = (ER it /NOA it )
ERit: Mức Dự phòng ẩn ước tính do nguyên tắc thận trọng kế toán tạo ra i cho biết
NOAit: Tài sản hoạt động ròng = giá trị ghi sổ của tài sản hoạt động trừ đi nợ phải trả hoạt động, không bao gồm tài sản tài chính và nợ phải trả
Nghiên cứu này sử dụng Phương pháp đo lường dựa trên cơ sở dồn tích âm đề xuất bởi nghiên cứu Givoly & Hayn (2000), Ahmed & Duellman (2007) để phản ánh các khoản kế toán dồn tích trong kỳ sau Lý do tác giả chọn phương pháp này là biện pháp đo lường cụ thể cho nguyên tắc thận trọng trong kế toán, phương pháp này khá dễ để áp dụng và phù hợp với dữ liệu nghiên cứu mà tác giả thu thập được ở thị trường Việt Nam Phương pháp này cũng được El-habashy (2019) sử dụng để đo lường nguyên tắc thận trọngtrong kế toán ở Ai cập, một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam Đới với phương pháp đo lường dựa trên cơ sở dồn tích âm của Givoly và Hayn (2000) thì nguyên tắc thận trọngtrong kế toán dẫn đến các khoản dồn tích âm vì số âm càng cao thì mức độ thận trọng của kế toán trong báo cáo tài chính doanh nghiệp càng cao Ngoài ra trong nghiên cứu của Cullinan và cộng sự (2012), nhóm tác giả cũng có giải thích thêm là CONACC là biến đo lường nguyên tắc thận trọng trong kế toán dựa vào các khoản mục trích trước, được tính dựa trên thu nhập trước thuế và các khoản bất thường cộng với chi phí khấu hao trong năm, trừ đi dòng tiền hoạt động, tất cả chia cho tổng tài sản của công ty
Do đó, phương pháp đo lường kế toán thận trọng được tính như sau:
CONACC là nguyên tắc thận trọng trong kế toán dựa trên thước đo thận trọng dựa trên dồn tích của công ty i trong năm t, EBEXT là thu nhập trước thuế và các khoản bất thường, DEP là chi phí khấu hao trong năm, OCF là dòng tiền hoạt động và TA là tổng tài sản Lý do cho việc sử dụng các khoản dồn tích âm là nguyên tắc thận trọng trong kế toán sử dụng cơ chế dồn tích để trì hoãn việc ghi nhận các khoản lợi nhuận kinh tế và đẩy nhanh việc ghi nhận các khoản lỗ kinh tế Thông qua một quá trình trì hoãn lãi và tăng lỗ như vậy, mức độ dồn tích lũy kế trong một công ty ngày càng trở nên âm, mức độ âm càng lớn thì thể hiện nguyên tắc thận trọngcủa kế toán càng cao
Các cơ chế quản trị công ty được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm các đặc điểm của hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu và chất lượng kiểm toán Bảy biến được sử dụng để đo lường các thuộc tính của quản trị công ty đó là:
ManOwn – Quyền sở hữu của nhà quản lí Biến này được đo lường bằng tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi các thành viên trong ban giám đốc của công ty
Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên các bằng chứng từ thực nghiệm và đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, các giả thuyết được phát triển như sau:
Giả thuyết 1: Quy mô hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực đến nguyên tắc thận trọng trong kế toán ở Việt Nam
Giả thuyết 2: Sự độc lập của hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực đến nguyên tắc thận trọng trong kế toán ở Việt Nam
Giả thuyết 3: Việc tách biệt vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến nguyên tắc thận trọng trong kế toán ở Việt Nam
Giả thuyết 4: Quyền sở hữu thể chế có ảnh hưởng tích cực đến nguyên tắc thận trọng trong kế toán ở Việt Nam
Giả thuyết 5: Tập trung sở hữu có ảnh hưởng tiêu cực đến nguyên tắc thận trọng trong kế toán ở Việt Nam
Giả thuyết 6: Quyền sở hữu của người quản lý có ảnh hưởng tích cực đến nguyên tắc thận trọng trong kế toán ở Việt Nam
Giả thuyết 7: Chất lượng của báo cáo tài chính được các công ty kiểm toán Big 4 thực hiện có ảnh hưởng tích cực đến nguyên tắc thận trọng trong kế toán ở Việt Nam.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được thực hiện trong bài nghiên cứu nhằm phân tích các đặc tính cơ bản của dữ liệu như: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, số quan sát Kết quả thống kê mô tả được trình bày chi tiết trong bảng 4.1
Bảng 4.1: Thống kê mô tả
Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Số quan sát
Biến giả Số lượng Tỷ lệ %
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata 14.0
Dựa vào kết quả thống kê mô tả trong bảng 4.1, ta nhận thấy rằng biến phụ thuộc là mức độ thận trọng trong công tác kế toán doanh nghiệp được đo lường bằng CONACC có giá trị trung bình là -0.073, vì CONACC có giá trị nhỏ hơn 0 nên các ta có thể kết luận rằng các doanh nghiêp có xu hướng thận trọng hơn trong quá trình lập báo cáo tài chính Nếu so sánh với bài nghiên cứu của El-habashy năm 2019 thì ta nhận thấy rằng giá trị trung bình của biến CONACC có giá trị âm hơn đáng kể, độ lệch chuẩn và khoảng biến thiên thì nghiên cứu ở Việt Nam đều lớn hơn rất nhiều so với nghiên cứu đươc thực hiện ở Ai Cập (độ lêch chuẩn: 0.1337 > 0.0829, khoảng biến thiên [-1.042;0.308] > [- 0.144;0.429]) Điều này chứng tỏ rằng có sự khác biệt rất lớn về nguyên tắc thận trọngtrong công tác kế toán của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Tiếp theo là các biến độc lập trong bài nghiên cứu, biến thứ nhất đó chính là ManOwn tỷ lệ cổ phần của công ty thuộc sở hữu của các nhà quản lý có giá trị trung bình là 8.39% và độ lệch chuẩn 14.8%, điều này thể hiện có sự khác biệt rất lớn trong quyền sở hữu của nhà quản trị ở công ty, biến số này có giá trị nhỏ nhất là 0% và giá trị lớn nhất lên đến 78.33%
Biến độc lập thứ hai đó là INST - Tỷ lệ cổ phiếu của công ty được sở hữu bởi tổ chức và chính phủ có giá trị trung bình 54.43% và độ lệch chuẩn là 29.95%, nếu so sánh với bài nghiên cứu của El-habashy năm 2019 thì giá trị này vượt trội hơn rất nhiều (54.43% >21%), ngoài ra có một đặc điểm quan trong đó là trước đây một số công ty cổ phần ở Việt Nam có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước là rất lớn, tuy nhiên đang có chủ trương giảm tỷ lệ vốn nhà nước ở các công ty cổ phần để cải thiện năng suất hoạt động và khuyến khích đầu tư của các tổ chức nước ngoài, Chính phủ cũng đã ban hành quyết định yêu cầu 120 doanh nghiệp có vốn nhà ước phải thực hiện thoái vốn trong năm 2020, đây làm một tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp nhằm giảm sức ảnh hưởng của nhà nước và tự chủ hơn trong công tác điều hành, ngoài ra việc có các tổ chức nước ngoài là cổ đông lớn cũng có thể tăng cường sự hiệu quả trong công tác quản trị ở công ty
Biến độc lập thứ ba là Tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của chủ sở hữu lớn nhất OWCO nhằm đo lường mức độ tập trung quyền sở hữu của một cá nhân hay một tổ chức, có giá trị trung bình là 36.58% và khoảng biến thiên từ [5.98%;98.99%] Đới với biến Bsize là quy mô của hội đồng quản trị có giá trị trung bình là 6.35 thấp hơn so với nghiên cứu của Hanaa AbdelKader El-habashy năm 2019 ở Ai Cập là 10.72, điều này cho thấy số lượng thành viên trong HĐQT ở Việt Nam còn khá ít Ngoài ra biến BIndep là số lương thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị có giá trị trung bình là 61.89%, điều này cho thấy rằng đa số các công ty cổ phần ở Việt Nam đều đáp ứng điều kiện là tối thiếu 1/3 số lượng thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành (trong đó Thành viên không điều hành là thành viên Hội đồng quản trị không phải là Giám đốc, Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và những người điều hành khác theo quy định tại Điều lệ công ty- Nghị định số 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng)
Trong bài nghiên cứu có sử dụng hai biến giả đó là biến Dual và AuditQ Trong đó Biến Dual là biến dùng để đo lường sự tách biệt giữa vị trí chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, theo kết quả thống kê mô tả có 71.59% công ty cổ phần ở Viêt Nam có sự tách biệt này Biến AuditQ đo lường chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, dựa vào kết quả thống kê mô tả thì có 68.7% công ty được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán nằm trong nhóm BIG4
Cuối cùng các biến kiểm soát bao gồm: quy mô công ty (Size) có giá trị trung bình là 15.83, khoảng biến thiên từ [10.83;19.81] Tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính (Lev) có giá trị trung bình là 48.15%, khoảng biến thiên từ [6.43%;89.06%] Cuối cùng tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách công ty (MVB) có giá trị trung bình là 0.743 và khoảng biến thiên từ [0.06;9.51].
Phân tích tương quan
Để đánh giá liệu các biến đươc sử dụng trong mô hình nghiên cứu có bị tương quan với nhau hay không, đặc biệt là mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, tác giả sử dụng ma trận tương quan để xem xét hệ số tương quan giữa các biến, kết quả chi tiết được thể hiện trong bảng 4.2
Bảng 4.2 Ma trận tương quan
CONACC ManOwn INST OWCO BSize BIndep Dual ÁuditQ Size Lev MBV
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata 14.0
Dựa vào ma trận hệ số tương quan, ta nhận thẩy rằng các hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình đều bé hơn 0.6 cho ta thấy rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các biến số tỏng mô hình.
Kiểm định tính phù hợp của mô hình nghiên cứu
Như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu, tác giả sẽ lần lượt hồi quy phương trình bằng các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thường được sử dụng như
Pooled OLS, REM, FEM Sau đó dùng kiểm định F, Kiểm định Breusch and Pagan
Lagrangian và kiểm định Hausman để lựa chọn ra phương pháp tối ưu Sau khi có phương pháp hồi quy phù hợp, tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định các khuyết tật thường gặp như là phương sai sai số thay đổi, tự tương quan Nếu mô hình vẫn còn tồn tại các khuyết tật này thì dùng phương pháp GLS để chữa các khuyết tật nêu trên
Bảng 4.3: Tổng hợp các kiểm định tính phù hợp của mô hình nghiên cứu
Loại kiểm định Mô hình (1) Mô hình (2) Mô hình (3)
Prob > F 0.0113 Prob > F 0.0331 Prob > F 0.0033 Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian
Chibar2(01) 76.32 Chibar2(01) 78.93 Chibar2(01) 95.96 Prob > chibar2 0.000 Prob > chibar2 0.000 Prob > chibar2 0.000 Kiểm định Hausman Chi2 (10) 18.71 Chi2 (7) 11.92 Chi2 (7) 15.23
Prob > chi2 0.0440 Prob > chi2 0.1031 Prob > chi2 0.0332 Kiểm định Phương sai sai số thay đổi
Kiểm định tự tương quan
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata 14
Sau khi hồi quy các phương trình bằng các phương pháp Pooles OLS và phương pháp FEM, tác giả tiến hành kiểm định F để kiểm định phương pháp nào phù hợp hơn với từng mô hình Dựa vào kết quả kiểm đinh F, cả ba mô hình đều có giá trị P-value <
0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, tức là phương pháp FEM phù hợp hơn phương pháp
Pooled OLS cho cả ba mô hình
Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian để kiểm định giữa phương pháp Pooled OLS và phương pháp REM phương pháp nào phù hợp hơn với từng mô hình Dựa vào kết quả kiểm đinh Breusch and Pagan Lagrangian, cả ba mô hình đều có giá trị P-value
< 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, tức là phương pháp REM phù hợp hơn phương pháp Pooled OLS cho cả ba mô hình
Kiểm định Hausman để kiểm định giữa phương pháp FEM và REM phương pháp nào phù hợp hơn với từng mô hình Dựa vào kết quả kiểm đinh Hausman, mô hình (1) và (3) đều có giá trị P-value < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, tức là phương pháp FEM phù hợp hơn phương pháp REM đối với mô hình (1) và (3) Còn đối với mô hình (2) vì P-value =0.1031 > 0.05, nên chấp nhận giả thuyết H0 tức là phương pháp REM phù hợp hơn đối với mô hình (2)
Kiểm định phương sai sai số thay đổi Đối với mô hình (1) và (3) tác giả sử dụng phương pháp hồi quy FEM, để kiểm định phương sai sai số thay đổi cho hai mô hình này tác giả sử dụng Modified Wald Test Dựa và kết quả kiểm định đươc trình bày trong bảng 4.3 ta nhận thấy rằng cả mô hình (1) và (3) đều có giá trị P-value < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0 tức là mô hình bị phương sai sai số thay đổi Đối với mô hình (2) tác giả sử dụng phương pháp hồi quy REM, để kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình này tác giả sử dụng Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test Dựa và kết quả kiểm định đươc trình bày trong bảng 4.3 ta nhận thấy rằng cả mô hình (2) có giá trị P-value < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0 tức là mô hình bị phương sai sai số thay đổi
Kiểm định tự tương quan Tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm định vấn đề tự tương quan trong mô hình, dựa vào kêt quả kiểm định trong bảng 4.3 ta nhận thấy rằng cả ba mô hình đều có giá trị P-value < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, tức là cả ba mô hình đều bị vấn đề tự tương quan
Sau khi tiến hành hồi quy các mô hình nghiên cứu trong bài bằng cả bốn phương pháp Pooled OLS, FEM, REM và GLS Dựa vào kết quả kiểm định tính phù hợp của mô hình thông qua các kiểm định F và Hausman đã thực hiện ở phần trên thì phương pháp FEM là phù hợp nhất với mô hình (1) và mô hình số (3), phương pháp REM là phù hợp nhất cho mô hình số (2), tuy nhiên sau khi chạy hồi quy bằng phương pháp FEM, REM cho cả ba mô hình thì tất cả ba mô hình vẫn tồn tại các khuyết tật là phương sai sai số thay đổi và tự tương quan giữa các biến số trong mô hình Nên tác giả sẽ dùng phương pháp GLS để khắc phục các khuyết tật này và đưa ra kết luận rằng phương pháp GLS là phù hợp nhất đối bài nghiên cứu.
Phân tích kết quả nghiên cứu
Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu bằng phương pháp GLS
Tên biến Mô hình (1) Mô hình (2) Mô hình (3)
Hệ số Độ lệch chuẩn
Hệ số Độ lệch chuẩn
Hệ số Độ lệch chuẩn
Các bậc tự do (***), (**), (*) lần lượt tương đương với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%;
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata 14
Mô hình (1) được xây dựng để kiểm tra ảnh hưởng của các đặc tính quản trị công ty bao gồm đặc điểm của hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu và chất lượng kiểm toán đối với mức độ thận trọng của kế toán Mô hình (1) được xây dựng dưa trên nghiên cứu của Hanaa AbdelKader El-habashy năm 2019 Phương trình nghiên cứu như sau
CONACC it 0 1 ManOwn it 2 INST it 3 OWCO it 4 BSize it 5 BIndep it
6 Duality it 7 AuditQ it 8 Size it 9 Lev it 10 MBV it е it (1)
Theo kết quả hồi quy mô hình (1) bằng phương pháp GLS được trình bày trong bảng 4.4, ta nhận thấy rằng biến số quy mô hội đồng quản trị (Bsize) có mối tương quan âm với tính thận của kế toán (CONACC) với hệ số hồi quy là -0.0041 ở mức ý nghĩa thống kê là 10% Điều này hàm ý rằng quy mô của hội đồng quản trị có ảnh hưởng tiêu cực không đáng kể đến nguyên tắc thận trọngtrong công tác kế toán, do đó giả thuyết H1 bị bác bỏ Phát hiện này tương đồng với kết quả của Ahmed & Duellman (2007) đối với các công ty Mỹ và Elshandidy Hassanein (2014) cho các công ty của Anh Điều này có nghĩa là quy mô hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến mức độ thận trọng trong kế toán, đặc biệt là ở các quốc gia thông luật với sự bảo vệ nhà đầu tư vững chắc Tuy nhiên, kết quả này không phù hợp với nghiên cứu của Ahmed & Henry (2012), vì kết quả nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng quy mô hội đồng quản trị lớn làm tăng nguyên tắc thận trọngtrong kế toán ở Úc Ngược lại, theo nghiên cứu của Asr & Ntim (2018) đối với các công ty Ai Cập, đã phát hiện ra rằng quy mô hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến nguyên tắc thận trọng, cụ thể trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu trong 6 năm, chỉ ra rằng quy mô hội đồng quản trị không phải là cơ chế hiệu quả để tăng cường kế toán thận trọng trong các công ty niêm yết của Ai Cập
Tiếp theo kết quả nghiên cứu theo phương pháp GLS cũng chỉ ra rằng tính độc lập của hội đồng quản trị (BIndep) được đo lường bằng Tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị và nguyên tắc thận trọngcủa kế toán (CONACC) có mối tương qua dương Cụ thể kết quả hồi quy là: hệ số hồi quy 0.0375 với mức ý nghĩa thống kê là 10% Điều này hàm ý rằng tính độc lập của hội đồng quản trị (BIndep) có ảnh hưởng tích cực đến nguyên tắc thận trọngcủa kế toán (CONACC), do đó giả thuyết H2 được chấp nhận Kết quả này phù hợp với bài nghiên cứu của Nasr & Ntim (2018), Mohammed và cộng sự (2017) và Ahmed & Duellman, (2007) khi họ đề xuất mối tương quan cùng chiều giữa tính độc lập của hội đồng quản trị và nguyên tắc thận trọngtrong kế toán Kết quả này ủng hộ lý thuyết của đại diện, bởi vì nó cho thấy rằng số lượng các thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng áp dụng các phương pháp kế toán một cách thận trọng hơn như một công cụ để giảm bớt các vấn đề của đại diện và tạo điều kiện thuận lợi công tác kiểm soát nhà quản trị và quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn
Các biến độc lập còn lại bao gồm: tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý (ManOwn), tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức (INST), tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư lớn nhất (OWCO), tính tách biệt giữa vị trí tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT (DUAL), chất lượng kiểm toán được đo lường bởi các công ty kiểm toán trong nhóm BIG4 (AuditQ)
Trong các biến kiểm soát của mô hình (1), biến đòn bẩy tài chính (Lev) được đo lường bằng tỷ lệ nợ trên tổng giá trị tài sản của công ty có mối tương quan dương với nguyên tắc thận trọngtrong công tác kế toán, cụ thể kết quả hồi quy với hệ số hồi quy là 0.0929 với mức ý nghĩa 10%, điều này hàm ý rằng một công ty có tỷ lệ vay nợ cao hơn sẽ có nguyên tắc thận trọngtrong công tác kế toán cũng cao hơn Kết quả này phù hợp với lý thuyết đại diện, bởi vì khi một doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ cao hơn thì rủi ro kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp cũng tăng lên Khi một công ty có sử dụng nợ, xung dột lợi ích sẽ phát sinh giữa cổ đông và trái chủ, vì vậy các cổ đông sẽ dễ dàng theo đuổi các chiến lược ích kỉ của mình Những xung đột lợi ích này sẽ được phóng đại khi kiệt quệ tài chính xảy ra và gây ra chi phí đại diện (agency costs), khi đó các nhà quản trị sẽ thực hiện các chiến lược ích kỉ như là đầu tư vào các dự án rủi ro lớn, giảm mức độ đầu tư vào các dự án mang lai lợi ích cho doanh nghiệp, thực hiện tẩu tán tài sản…, Vậy ai là người thiệt hại cuối cùng cho các chiến lược đầu tư ích kỉ này? Đó chính là cổ đông bởi vì trái chủ với suy xét hợp lí sẽ biết rằng khi kiệt quệ tài chính xảy ra, họ không thể mong đợi sự giúp đỡ từ cổ đông, họ phải tự bảo vệ lợi ích của mình thông qua các thỏa thuận bảo vệ Thỏa thuận bảo vệ là các hợp đồng mà theo đó họ sẽ thỏa thuận các điều khoản nhằm bảo vệ cho trái chủ với hy vọng sẽ vay nợ với lãi suất thấp hơn Nguyên tắc thận trọng trong kế toán có thể xem là một thỏa thuận tích cực (positive covenant), bởi vì khi doanh nghiệp thực hiện một chính sách kế toán thận thận trọng hơn đồng nghĩa với việc không phóng đại tài sản và không che giấu các khoản nợ tiềm tàng có thể phát sinh trong tương lai, điều này có thể giúp trái chủ có cái nhìn chính xác hơn về tình hình hoạt động kinh doanh và hạn chế được các rủi ro khi doanh nghiệp đó phá sản
Mô hình (2) được xây dựng nhằm mục đích kiểm tra tác động của các đặc điểm của hội đồng quản trị bao gồm quy mô HĐQT (BSize), tính độc lập của thành viên HĐQT (BIndep), sự tách biệt giữa vị trí tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT, chất lượng kiểm toán (AuditQ) đến mức độ thận trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp (CONACC) Các biến kiểm soát trong mô hình (2) bao gồm quy mô doanh nghiệp (Size), mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (Lev), tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của công ty (MBV)
CONACC it 0 1 B Size i t 2 BIndep it + 3 Duality it 4 AuditQ it 5 size it +
6 Lev it + 7 MBV it е it (2)
Theo kết quả hồi quy mô hình (2) bằng phương pháp GLS được trình bày trong bảng 4.4, ta nhận thấy rằng biến số quy mô hội đồng quản trị (Bsize) có mối tương quan âm với tính thận kế toán (CONACC) với hệ số hồi quy là -0.0046 ở mức ý nghĩa thống kê là 5% Các biến độc lập còn lại bao gồm: tính độc lập của HĐQT (BIndep), sự tách biệt giữa vị trí tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT (Dual), chất lượng kiểm toán (AuditQ) đều không có ý nghĩa thống kê
Trong các biến kiểm soát của mô hình (2), biến đòn bẩy tài chính (Lev) được đo lường bằng tỷ lệ nợ trên tổng giá trị tài sản của công ty có mối tương quan dương với số hồi quy là 0.0948 với mức ý nghĩa 1%, điều này hàm ý rằng một công ty có tỷ lệ vay nợ cao hơn sẽ có nguyên tắc thận trọngtrong công tác kế toán cũng cao hơn Kết quả tương tự với kết quả hồi quy ở mô hình (1) Các biến kiểm soát còn lại bao gồm giá trị công ty (Size) và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MBV) đều không có ý nghĩa thống kê
Mô hình (3) kiểm tra tác động của cấu trúc sở hữu bao gồm các biến: tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý (ManOwn), tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức (INST), tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư lớn nhất (OWCO), sự tách biệt giữa vị trí tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT (DUAL), chất lượng kiểm toán được đo lường bởi các công ty kiểm toán trong nhóm BIG4 (AuditQ) đến mức độ thận trọng trong kế toán (CONACC)
CONACC it 0 1 ManOwn it 2 INST it 3 OWCO it 4 AuditQ it 5
Size it 6 Lev it 7 MBV it е it (3)
Theo kết quả hồi quy mô hình (3) bằng phương pháp GLS được trình bày trong bảng 4.4, ta nhận thấy rằng biến số tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư lớn nhất (OWCO) đo lường mức độ tập trung quyền sở hữu có mối tương quan dương với tính thận kế toán (CONACC) với hệ số hồi quy là 0.0401 ở mức ý nghĩa thống kê là 5% Điều này hàm ý rằng mức độ tập trung sở hữu càng cao sẽ tác động tích cực đến công tác thận trọng kế toán của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Lskavyan & Spatareanu (2011) cho rằng việc tập trung quyền sở hữu cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty và giúp lựa chọn các chính sách kế toán để giảm các hành vi cơ hội của các nhà quản lý, tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực của công ty và tăng niềm tin của nhà đầu tư Tuy nhiên nó lại trái ngược với kết quả nghiên cứu của Ahmed & Henry (2012), khi nghiên cứu này cho rằng sự tồn tại của các cổ đông kiểm soát ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ minh bạch của các thông tin được công bố trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu cao hơn dẫn đến việc cổ đông thiếu động lực để giám sát hoạt động của công ty và sự tham gia yếu kém vào các quyết định và chính sách quản lý như nguyên tắc thận trọngtrong kế toán
Biến Quyền sở hữu thể chế (INST) có mối tương quan âm với tính thận trong kế toán (CONACC) với hệ số hồi quy là -0.0239 ở mức ý nghĩa thống kê là 10% Điều này hàm ý rằng tỷ lệ sở hữu của NĐT tổ chức cao sẽ tác động tiêu cực đến công tác thận trọng kế toán của doanh nghiệp Kết quả này tương đồng với những phát hiện của Salehi & Sehat
(2018) và Ramalingegowda & Yu (2012), Hanaa AbdelKader El-habashy (2019) Hơn nữa, Nghiên cứu của Ahmed & Duellman (2007) cho thấy mối liên hệ tiêu cực đáng kể giữa các biện pháp thận trọng và sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức Tác giả giải thích mối quan hệ ngược chiều giữa quyền sở hữu của các NĐT tổ chức và nguyên tắc thận trọng trong công tác kế toán có thể nguyên nhân là quyền sở hữu thể chế được coi là một cơ chế kiểm soát có thể thay thế nguyên tắc thận trọng trong kế toán và là một công cụ để giám sát hành vi của các nhà quản lý
Các biến độc lập còn lại bao gồm: tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý (ManOwn), tính tách biệt giữa vị trí tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT (DUAL), chất lượng kiểm toán được đo lường bởi các công ty kiểm toán trong nhóm BIG4 (AuditQ) đều không có ý nghĩa thống kê
Trong các biến kiểm soát của mô hình (3), chỉ có biến đòn bẩy tài chính (Lev) được đo lường bằng tỷ lệ nợ trên tổng giá trị tài sản của công ty có mối tương quan dương với nguyên tắc thận trọngtrong công tác kế toán (CONACC), cụ thể kết quả hồi quy với hệ số hồi quy là 0.0885 với mức ý nghĩa 1%, điều này hàm ý rằng một công ty có tỷ lệ vay nợ cao hơn sẽ có nguyên tắc thận trọngtrong công tác kế toán cũng cao hơn Kết quả tương tự với kết quả hồi quy ở mô hình (2) Các biến kiểm soát còn lại bao gồm giá trị công ty (Size) và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MBV) đều không có ý nghĩa thống kê
Bảng 4.5 Bảng so sánh giả thuyết nghiên cứu và kết quả thực nghiệm
Biến Giả thuyết Kết quả Mức ý nghĩa
Tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý
+ - Không có ý nghĩa thống kê Quyền sở hữu của NĐT tổ chức
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư lớn nhất
Quy mô hội đồng quản trị (Bsize) + - 10% - Mô hình (1)
Sự độc lập của HĐQT (BIndep) + + 10%
Sự tách biệt giữa vị trí tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT (DUAL)
+ + Không có ý nghĩa thống kê Chất lượng kiểm toán
+ - Không có ý nghĩa thống kê
Nguồn: Kết quả tác giả tự tổng hợp
Dựa vào kết quả nghiên cứu trên thì ta nhận thấy rằng có ba trong tổng số bảy biến độc lập được sử dụng không có ý nghĩa thống kê trong cả ba mô hình bao gồm biến Tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý (ManOwn), Sự tách biệt giữa vị trí tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT (DUAL), Chất lượng kiểm toán (AuditQ) Theo tác giả điều này có thể bắt nguồn từ một số lý do như sau: