HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS LÊ THANH SANG
2 TS NGUYỄN TRUNG HẢI
HÀ NỘI - 2024
Trang 35.2.4 Thực nghiệm Phương pháp công tác xã hội với gia đình 16
1.1 Các nghiên cứu về tiếp cận giáo dục của trẻ em gia đình nhập cư 191.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài về tiếp cận giáo dục của trẻ em gia đình 19nhập cư
Trang 4EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ
2.1.2 Những khó khăn về tiếp cận giáo dục thường gặp ở trẻ em gia đình 44nhập cư
2.2 Lý luận về hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 452.2.1 Một số khái niệm liên quan đến hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia 45đình nhập cư
2.2.2 Chủ thể của hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 502.2.3 Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình 52nhập cư
2.2.5 Phương pháp công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với 56trẻ em gia đình nhập cư
2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em 68gia đình nhập cư
2.4.2 Yếu tố đặc điểm kinh tế xã hội của gia đình nhập cư 692.4.3 Yếu tố chính sách, dịch vụ hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em 72
Trang 5GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG
3.1.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 78
3.2 Thực trạng các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 93tại Bình Dương
3.2.1 Đặc điểm mạng lưới xã hội của hộ gia đình nhập cư 933.2.2 Thực trạng hoạt động hỗ trợ thông tin về giáo dục 953.2.3 Thực trạng hoạt động hỗ trợ tinh thần trong giáo dục 993.2.4 Thực trạng hoạt động hỗ trợ vật chất trong giáo dục 1023.2.5 Thực trạng hoạt động hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội 105
Trang 63.2.6.Thực trạng tham gia hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình
nhập cư từ đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội ở cộng đồng tại tỉnh
Bình Dương
3.2.7 Nhu cầu của gia đình nhập cư tại Bình Dương về các hoạt động hỗ trợ
giáo dục đối với trẻ em
3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em
mà các gia đình nhập cư tại tỉnh Bình Dương nhận được
3.3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ thông tin về giáo dục
mà các gia đình nhập cư nhận được
3.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ tinh thần trong giáo
dục mà các gia đình nhập cư nhận được
3.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ kết nối mạng lưới xã
hội mà các gia đình nhập cư nhận được
110
115117119121122
CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI GIA ĐÌNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ
EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG
4.1 Sự cần thiết ứng dụng Phương pháp Công tác xã hội với gia đình trong
hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương
127
127
Trang 74.1.1 Căn cứ lý luận để lựa chọn phương pháp Công tác xã hội với gia đình
trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư
4.1.2 Căn cứ pháp lý để lựa chọn phương pháp Công tác xã hội với gia đình
trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư
4.1.3 Căn cứ thực tiễn để lựa chọn phương pháp Công tác xã hội với gia
đình trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư
4.2 Tiến trình ứng dụng Phương pháp Công tác xã hội với gia đình trong hỗ
trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại phường Thuận Giao,
thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
4.2.1 Khái quát về địa bàn lựa chọn thực nghiệm phương pháp Công tác xã
hội với gia đình trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư
4.2.2 Thực nghiệm tiến trình Công tác xã hội với gia đình trong hỗ trợ giáo
dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại Khu phố Bình Thuận 2 - Phường
Thuận Giao - Thuận An - Bình Dương
4.3 Thảo luận về kết quả thực nghiệm Phương pháp Công tác xã hội với gia
đình trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư
4.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ
em gia đình nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
127128128129
129129
144147
Trang 84.4.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 1474.4.2 Các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo 148dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương
2 Một số hạn chế của luận án và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 157
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ BẢNG SỐ LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KIỂM PL.31ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA CỦA
THANG ĐO HỖ TRỢ GIÁO DỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ/cụm từ viết tắt Từ/cụm từ được viết tắt
Trang 10Bảng 2.1 Mô tả các biến độc lập là một số đặc điểm kinh tế xã hội của hộ 73
gia đình nhập cư và mạng lưới xã hội của hộ gia đình nhập cư
Bảng 2.2 Mô tả các biến phụ thuộc là các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối 74
với trẻ em mà gia đình nhập cư nhận được
Bảng 3.1 Các đặc điểm của hộ gia đình nhập cư trong mẫu nghiên cứu 81Bảng 3.2 Khó khăn gia đình nhập cư tại Bình Dương đã gặp phải 82Bảng 3.3 Tình hình đi học của trẻ em gia đình nhập cư 83Bảng 3.4 Thống kê về số hộ gia đình nhập cư có trường hợp trẻ em trong 84
độ tuổi 6 đến 15 đang không đi học
Bảng 3.6 Tương quan giữa nơi xuất cư của gia đình và tình hình nghỉ 86
học/chưa từng đi học của trẻ em gia đình nhập cư
Bảng 3.7 Lý do trẻ em gia đình nhập cư phải nghỉ học sớm 87Bảng 3.8 Lý do trẻ em gia đình nhập cư chưa từng được đi học 88Bảng 3.9 Khó khăn tiếp cận giáo dục đối với các gia đình nhập cư có con 89
đang đi học
Bảng 3.10 Kết quả kiểm định Chi-square về mối liên hệ giữa học vấn của 89
cha mẹ (yếu tố nhận thức), thu nhập của gia đình (yếu tố điều
kiện sống) với tình trạng có hay không trẻ em đang không đi
học trong gia đình
Bảng 3.11 Tương quan giữa biến học vấn của cha mẹ và gia đình có hay 90
không có trẻ em đang không đi học
Bảng 3.12 Tương quan giữa biến thu nhập hộ gia đình và gia đình có hay 90
không có trẻ em đang không đi học
Bảng 3.13 Chi tiêu giáo dục dành cho trẻ em của hộ gia đình nhập cư 92Bảng 3.14 Đặc điểm mối quan hệ xã hội của hộ gia đình nhập cư 94
Trang 11Bảng 3.15 Các hoạt động hỗ trợ thông tin về giáo dục
các gia đình nhập cư được nhận
Bảng 3.16 Các hỗ trợ tinh thần trong giáo dục mà gia
đình nhập cư được nhận
96100
Bảng 3.17 Các
hỗ trợvật chất trong giáo dục
mà gia đình nhập
cư được nhậnBảng 3.18
Người tha
m gia
hỗ trợ vật chấ
t tron
g giá
o dụcchogia đìn
h nhậ
p cưBảng 3.19
Các
hỗ trợ kếtnốimạ
ng lướ
i
xã hộigiađìn
h nhậ
p
cư đư
ợc nhậnBảng 3.20
Ngườitha
m gia
hỗ trợ kếtnốimạ
ng lướ
i
xã hộichogiađìn
Trang 12h nhập cư
Bảng 3.21 Tình hình triển khai bố trí đội ngũ Cộng tác
viên công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Bình
Dương đến tháng 8/2020
Bảng 3.22 Mô tả thực trạng đội ngũ làm Cộng tác viên
công tác xã hội ở hai phường Thuận Giao và
Mỹ Phước
103104107108112112
Trang 13Bảng 3.23 Nhu cầu về hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em của gia đình nhập cư 116Bảng 3.24 Kết quả kiểm định mức độ phù hợp và mức độ dự báo chính
xác của các mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em
Trang 14DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Khung phân tích nghiên cứu về hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em 73
GĐNC
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểmphía Nam Bình Dương có vị trí chiến lược và thuận lợi cho phát triển công nghiệp Ngay từkhi tái lập tỉnh Bình Dương (1/1/1997) với chủ trương đổi mới, được cụ thể hóa bằng nhữngchính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địaphương Đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.670,5 ha, bằng ¼tổng diện tích các khu công nghiệp ở phía nam [98] Quá trình phát triển của Bình Dươngcũng ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng của dân số cơ học do lao động nhập cư từ các địaphương khác đến sinh sống, làm việc Tỷ lệ tăng dân số bình quân hằng năm gấp 2,25 lần sovới mức tăng chung của vùng Đông Nam Bộ và cao nhất cả nước [37] Hiện nay dân số củatỉnh khoảng 2,599 triệu người, trong đó có hơn 1,313 triệu lao động ngoài tỉnh, chiếm hơn53,5% dân số toàn tỉnh [98] Có thể nói lao động nhập cư là nguồn nhân lực quan trọng gópphần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương Đời sống của lao động nhập cư vàgia đình họ đã được chính quyền các cấp ở Bình Dương quan tâm, chăm lo thông qua nhiềuchương trình hỗ trợ an sinh xã hội đặc thù như Đề án tập hợp thanh niên công nhân, pháttriển nhà ở xã hội, phát triển dịch vụ xã hội y tế, giáo dục tại các địa bàn công nghiệp trọngđiểm Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu về hiện trạng tiếp cận phúc lợi của công nhân trên địabàn tỉnh Bình Dương đã chỉ ra còn nhiều hạn chế, đặc biệt công nhân đang làm việc tại cácdoanh nghiệp tư nhân Bên cạnh đó, chính đối tượng công nhân cũng không có điều kiện dotính chất công việc (thường xuyên tăng ca), điều kiện kinh tế cũng như nhận thức của họ vềchính sách phúc lợi chưa đầy đủ đã khiến cơ hội tiếp cận và thụ hưởng phúc lợi của côngnhân bị thu hẹp [dẫn theo 104]
Nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng chỉ ra tình trạng bất bìnhđẳng, phân biệt đối xử trong tiếp cận giáo dục dành cho con em lao động nhập cư [2],[29],[42],[53], [57],[101] Hệ quả là người nhập cư và gia đình họ phải đối mặt với nhiều khókhăn hơn trong đời sống, họ phải chi trả nhiều hơn, thiếu cơ hội tiếp cận đầy đủ với giáodục, làm gia tăng nguy cơ nghèo đói, bất bình đẳng xã hội Có thể thấy những người nhập
cư đô thị là một nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em trong các gia đình nhập cư Tìnhtrạng trẻ em bỏ học, tham gia lao động sớm, không được quan tâm chăm sóc đầy đủ, phù
Trang 162hợp với lứa tuổi đã không còn
Trang 17là một hiện tượng hiếm gặp trong các gia đình nhập cư đô thị Có thể xem đây là nhóm đốitượng dễ tổn thương cần được quan tâm cung cấp các can thiệp hỗ trợ kịp thời từ các hoạtđộng công tác xã hội
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Đông Nam Bộ là một tronghai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước nhưng có tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường thuộc nhómcao, chiếm 9,5% chỉ đứng sau Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (cùng 13.3%).Trong khi đó số liệu này của tỉnh Bình Dương là 17.3% [6] Điều này cho thấy thực trạngtiếp cận giáo dục của trẻ em tại Bình Dương vẫn còn đang diễn tiến với nhiều khó khăn,thách thức Thực tế cho thấy một bộ phận lớn trẻ em đang không đi học tại Bình Dương làrơi vào các gia đình nhập cư khi các em theo cha mẹ đến Bình Dương sinh sống, việc họchành của trẻ cũng không được gia đình quan tâm [90]
Tại Việt Nam hiện nay nghề công tác xã hội đang trở nên ngày càng có vai trò quantrọng trong thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ dành cho các nhóm đối tượng dễ tổn thương, giúp
họ vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề của mình và vươn lên trong cuộc sống, hoà nhậpvới cộng đồng góp phần ổn định, thúc đẩy xã hội phát triển Chính phủ Việt Nam, các cấpchính quyền địa phương đã và đang có nhiều nỗ lực thúc đẩy nghề công tác xã hội phát triểntheo hướng chuyên nghiệp hóa Ngày 22/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết địnhSố: 112/QĐ-TTg Ban hành chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 – 2030với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các ngành, các cấp, phù hợpvới điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng caonhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượngdịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hộicủa người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả [17]
Từ những thực tiễn trên cho thấy việc nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ giáo dục đốivới trẻ em gia đình nhập cư tại tỉnh Bình Dương dưới góc độ khoa học công tác xã hội làviệc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay Tìm hiểu về các nghiên cứu trong lĩnhvực công tác xã hội tại Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy đã có một số nghiêncứu về dịch vụ công tác xã hội với nhóm dân số là người nhập cư vào các đô thị lớn, trungtâm công nghiệp Tuy nhiên hướng nghiên cứu về các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ
em gia đình nhập cư từ góc độ tiếp cận công tác xã hội lại chưa được đề cập đầy đủ trong
Trang 184các nghiên cứu
Trang 19em gia đình nhập cư, giúp cho trẻ em gia đình nhập cư được đảm bảo các quyền cơ bản củatrẻ em, bình đẳng về cơ hội phát triển và thúc đẩy sự hòa nhập xã hội.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
thúc đẩy các hoạt động công tác xã hội (CTXH) trong HTGD đối với trẻ em GĐNC góp
phần nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, các nhiệm vụ của luận án cần giải quyết:
- Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quanđến tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC
- Tổng hợp cơ sở lý luận về HTGD đối với trẻ GĐNC dưới góc độ khoa học CTXH
- Phân tích thực trạng và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của trẻ
em GĐNC và hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC tại tỉnh Bình Dương
- Tổ chức thực nghiệm can thiệp Phương pháp CTXH với gia đình để làm rõ tính khảthi Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy các hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ emGĐNC góp phần nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC từ thực tiễn tỉnhBình Dương
Trang 203 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại tỉnh Bình Dương
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi nội dung
Về lý luận của luận án, tập trung hệ thống hóa lý luận về trẻ em GĐNC, lý luận vềhoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC, hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ emGĐNC phù hợp với các điều kiện thực tiễn tại Bình Dương hiện nay
Về thực tiễn tiếp cận giáo dục và hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC, luận án tậptrung đánh giá thực trạng tiếp cận giáo dục và các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC
từ phía hộ GĐNC và từ phía các cá nhân/tổ chức tham gia HTGD tại địa bàn nghiên cứutheo 4 lĩnh vực của HTGD là: Hỗ trợ thông tin về giáo dục; Hỗ trợ tinh thần khi con cái gặpkhó khăn trong giáo dục; Hỗ trợ vật chất trong giáo dục; Hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội
Về các yếu tố ảnh hưởng: Tiếp cận giáo dục và HTGD đối với trẻ em GĐNC chịu tácđộng bởi nhiều yếu tố khác nhau Luận án tập trung làm rõ ảnh hưởng của nhóm yếu tố chủ
quan và khách quan bao gồm: Đặc điểm của mạng lưới xã hội (MLXH) của hộ GĐNC;
Một số đặc điểm về kinh tế xã hội của hộ GĐNC như học vấn của cha mẹ, thu nhập hộ giađình; và Thời gian nhập cư đến Bình Dương
Về đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp CTXH, luận án đề xuất và thực nghiệmbiện pháp can thiệp Phương pháp CTXH với gia đình trong HTGD đối với trẻ em GĐNC
Về mặt giải pháp, luận án đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy các hoạt độngCTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
3.2.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án gồm: 318 hộ GĐNC (208 hộ ở phường ThuậnGiao, 110 hộ ở phường Mỹ Phước) thuộc diện tạm trú, sinh sống từ 06 tháng trở lên tại tỉnhBình Dương ở thời điểm thực hiện khảo sát; 01 hộ GĐNC tại Phường Thuận Giao có congặp khó khăn tiếp cận giáo dục; và 10 cá nhân/tổ chức là những người đã tham gia các hoạtđộng HTGD đối với trẻ em GĐNC tại địa bàn nghiên cứu của luận án, bao gồm: lãnh đạochính quyền địa phương; cộng tác viên CTXH của phường; giáo viên, cán bộ phụ trách xóa
Trang 21mù chữ
Trang 22phổ cập giáo dục của phường; cán bộ bảo vệ trẻ em (BVTE) của phường và của khu phố;
đại diện đoàn thanh niên; đại diện ban điều hành khu phố
3.2.3 Phạm vi thời gian nghiên cứu
Luận án được tiến hành từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 7 năm 2023
3.2.4 Địa bàn nghiên cứu
Để lựa chọn địa bàn cấp thành phố/thị xã phù hợp, luận án đưa ra 03 tiêu chí, cụ thểlà: (1) số lượng người nhập cư đông đảo; (2) phù hợp định hướng phát triển công nghiệp,
đô thị của tỉnh theo trục Nam – Bắc; (3) khu vực có nhiều lao động làm việc ở nhà máy, xínghiệp trong khu công nghiệp và lao động tự do
Những huyện/thị có đông dân nhập cư nhất theo thứ tự là thành phố Thuận An, thànhphố Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và thị xã Tân Uyên [18],[19],[20],[21],[22],[23],[24],[25]
Để phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh theo trục Bắc –Nam luận án lựa chọn 02 thành phố/thị xã đại diện cho khu vực phía Nam và phía Bắc củatỉnh Trong đó, thành phố Thuận An là đại diện cho khu vực phía Nam và thị xã Bến Cát làđại diện cho khu vực phía Bắc của tỉnh Tại mỗi thành phố/thị xã thực hiện chọn 01phường, tại thành phố Thuận An là phường Thuận Giao và tại thị xã Bến Cát là phường MỹPhước, đây là hai phường có dân số nhập cư đông nhất của hai thành phố/thị xã được chọn
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và các hoạt động HTGD đối với trẻ
em GĐNC tại tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và việc nhận được các hoạt động HTGD đối với trẻ em của các GĐNC tại tỉnh Bình Dương?
- Kết quả thực nghiệm phương pháp CTXH với gia đình trong HTGD đối với trẻ em GĐNC có hiệu quả như thế nào?
- Cần có những biện pháp gì để thúc đẩy các hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC và nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC tại tỉnh Bình Dương?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Trang 23- Trẻ em và gia đình nhập cư có khó khăn trong tiếp cận giáo dục và nhận được cáchoạt động HTGD là do họ đang gặp phải nhiều rào cản từ cả bên trong gia đình và từ bênngoài cộng đồng
- Các đặc điểm kinh tế xã hội, MLXH của hộ GĐNC là những yếu tố có ảnh hưởngđến việc nhận được các hoạt động HTGD đối với trẻ em của GĐNC và mức độ ảnh hưởngcủa từng yếu tố đến việc nhận được các hoạt động HTGD đối với trẻ em của GĐNC là khácnhau
- Sử dụng biện pháp can thiệp Phương pháp CTXH với gia đình sẽ nâng cao được khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em và tăng cường được các hoạt động HTGD đối với GĐNC
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Đối với lĩnh vực CTXH với trẻ em và gia đình hiện nay có hai cách tiếp cận phổ biến
là Tiếp cận dựa trên nhu cầu và Tiếp cận dựa trên quyền Trong khi tiếp cận dựa trên nhucầu xem xét đến việc đáp ứng các nhu cầu thiếu hụt được đánh giá từ thân chủ và các hoạtđộng can thiệp dựa trên nhu cầu được đánh giá thì cách tiếp cận dựa trên quyền con ngườicũng có cơ sở xuất phát ban đầu là nhu cầu, nhưng là các nhu cầu được thừa nhận, côngnhận và bảo vệ bởi hệ thống luật pháp quốc tế, quốc gia Do đó, tiếp cận dựa trên quyền conngười có cơ sở bảo đảm thực hiện vững chắc hơn so với tiếp cận dựa trên nhu cầu Tiếp cậndựa trên quyền đáp ứng các quyền cơ bản của con người, bảo đảm các nền tảng ổn định cho
sự phát triển con người, do đó mang tính đạo đức, nhân văn, công bằng và bình đẳng xã hội[84], đây cũng là mục tiêu mà các hoạt động CTXH hướng đến Với cách tiếp cận dựa trênquyền, NVXH đóng vai trò là người bênh vực cho quyền của thân chủ, kể cả khi đối tượngchưa nhận thức được quyền của mình Một trong những nguyên tắc quan trọng khi áp dụng
tiếp cận dựa trên quyền trẻ em là “Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định
liên quan đến trẻ em”1 Do đó, cách tiếp cận dựa trên quyền trẻ em có thể xem là cách tiếpcận phù hợp trong các hoạt động CTXH liên quan đến trẻ em và gia đình Từ phân tích trên,luận án tiếp thu và vận dụng cách tiếp cận dựa trên quyền trẻ em trong nghiên cứu về tiếpcận giáo dục và HTGD đối với trẻ em GĐNC Đối với ngành CTXH, tiếp cận dựa trênquyền cũng là một phương pháp
Trang 2410 Quy định tại Điều 5, Luật Trẻ em năm 2016.
Trang 25luận quan trọng và ngày càng phổ biến trong nghiên cứu và thực hành CTXH Tuy nhiên,trên thực tế vẫn còn nhiều trẻ em GĐNC đến các đô thị ở Việt Nam đã không được đảm bảođầy đủ quyền học tập, giáo dục mà các em được hưởng Ngoài ra, để làm rõ vấn đề nghiêncứu, luận án vận dụng một số lý thuyết trong CTXH như: Lý thuyết tiếp cận dựa trên quyềntrẻ em; Lý thuyết hỗ trợ xã hội; Lý thuyết tiếp cận lấy gia đình làm trung tâm để định hướngcho nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp nghiên cứu luận án tiến hành triển khai phối hợp giữa nghiêncứu định tính, định lượng Trong đó, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được lựa chọn là:Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp khảo sát bảnghỏi và Thực nghiệm Phương pháp CTXH với gia đình
5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Mục đích: Trong nghiên cứu này phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng để
thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của đề tài được rút ra từkết quả của các nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến đề tài đã được công bố Ngoài ra,luận án cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu này để tìm hiểu về các hệ thống pháp luật,chính sách liên quan đến đề tài, các số liệu thống kê, các nội dung bài báo trên các trangweb của các cơ quan báo chí
Nội dung: Về nội dung các nguồn tài liệu thu thập và phân tích bao gồm: Các tài liệu
sẵn có liên quan đến tình hình nhập cư; vấn đề giáo dục của con em người nhập cư nóichung và tại Bình Dương nói riêng; các nghiên cứu trong lĩnh vực CTXH liên quan đếnnhóm nhập cư; các tài liệu, giáo trình ngành CTXH; các văn bản pháp luật, chính sách xãhội… Các văn bản này có thể được trình bày dưới hình thức là tài liệu, giáo trình, kết quảnghiên cứu, số liệu thống kê, nội dung bài báo, kết quả trao đổi ý kiến với người đượcphỏng vấn trên báo chí,…
Việc áp dụng phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng xuyên suốt trong quá trìnhnghiên cứu của đề tài này từ bước hình thành ý tưởng nghiên cứu cho đến phân tích kết quảnghiên cứu
5.2.2 Phỏng vấn sâu
Trang 26Mục đích phỏng vấn sâu: Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu trong luận
án này có hai mục đích Mục đích thứ nhất là thu thập thông tin ban đầu, mang tính khámphá về chủ đề nghiên cứu từ chính những khách thể chính trong nghiên cứu của luận án liênquan đến thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em trong GĐNC, cũng như những HTGD đốivới trẻ em mà GĐNC đã nhận được, thông tin về tiếp cận dịch vụ CTXH tại địa phương của
họ Mục đích thứ hai là nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp các HTGD
từ chính những cá nhân/tổ chức có vai trò cung cấp HTGD đối với trẻ em GĐNC tại địa bànnghiên cứu Thông qua các PVS này sẽ giúp luận án bổ sung và làm rõ các thông tin chưađược thu thập ở phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện ở các hộ gia đình và từcác phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng trong luận án
Cách tiến hành cuộc phỏng vấn:
Dựa vào nội dung được xây dựng từ trước trong bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu,người đi phỏng vấn tiến hành giới thiệu, xin phép phỏng vấn và trao đổi các cam kết củacuộc nghiên cứu
Trước khi tiến hành phỏng vấn cần trao đổi, làm quen để tạo được niềm tin ở ngườiđược phỏng vấn
Trình tự các câu hỏi phỏng vấn sâu không nhất thiết tuân theo thứ tự đã chuẩn bị mà
áp dụng một cách linh hoạt phụ thuộc thông tin được cung cấp, đối tượng được phỏng vấn
Nguyên tắc khi phỏng vấn sâu:
Sử dụng đúng bảng câu hỏi dành cho đối tượng được phỏng vấn Câu trả lời được ghichép một cách cẩn thận, tỉ mỉ và khách quan bằng một trong hai hình thức ghi âm hoặc ghichép (việc ghi âm phải xin phép và được sự đồng ý của đối tượng được phỏng vấn)
Để có được những thông tin cần thiết, người phỏng vấn cần tạo được bầu không khígần gũi như cuộc nói chuyện, trao đổi về chủ đề nghiên cứu để thu hút sự chú ý của ngườiđược phỏng vấn
5.2.2.1 Phỏng vấn sâu đối với mẫu hộ gia đình nhập cư
Mục đích PVS đối với đại diện các hộ GĐNC là nhằm tìm hiểu ban đầu từ thực tiễnkhách thể nghiên cứu về vấn đề tiếp cận giáo dục, các HTGD đối với trẻ em nhập cư tạiBình Dương Thông qua PVS sẽ giúp tác giả luận án có được thông tin ban đầu, trực tiếp vềđối tượng nghiên cứu từ chính khách thể của nghiên cứu Từ các thông tin do chính các
Trang 2713GĐNC
Trang 28cung cấp sẽ giúp tác giả có thêm những căn cứ thực tiễn để hiệu chỉnh bảng hỏi khảo sátđịnh lượng, tiếp tục triển khai thu thập thông tin về chủ đề nghiên cứu trên quy mô lớn hơn.Với mục đích nêu trên, khách thể tham gia PVS mẫu hộ GĐNC luận án chỉ thực hiện tạiphường Thuận Giao, là một địa bàn trọng điểm thu hút đông đảo người di cư khác tỉnh đếnsinh sống tại Bình Dương
Xác định tiêu chí chọn mẫu: (1) GĐNC đến Bình Dương hơn 6 tháng tính đến thời
điểm khảo sát, đây là các trường hợp di cư khác tỉnh; (2) Có con cái đang trong độ tuổi 6 –
15 tuổi chung sống trong hộ gia đình tại Bình Dương Trong các hộ GĐNC người được lựachọn tham gia PVS là cha/mẹ/người chăm sóc của trẻ em
Phương pháp chọn mẫu: luận án lựa chọn cách thức chọn mẫu có chủ đích dựa trên
sự phù hợp về đặc điểm của mẫu nghiên cứu là các hộ GĐNC có con cái trong độ tuổi 6 –
15 tuổi chung sống cùng gia đình tại Bình Dương
Cách thức tiến hành: Nghiên cứu sinh liên hệ với UBND phường Thuận Giao để
được tư vấn về các khu phố tiêu biểu có nhiều người nhập cư đến sinh sống Qua giới thiệutác giả được cung cấp thông tin để liên hệ với trưởng ban điều hành khu phố Bình Thuận 2
và Hòa Lân 2 Thông qua mối quan hệ làm việc tác giả được địa phương cử người đưa đếncác hộ gia đình đáp ứng tiêu chí chọn mẫu phỏng vấn sâu, qua người dẫn đường tại 2 địabàn tác giả đã tiếp cận và xin phép phỏng vấn được 16 trường hợp là cha/mẹ/người chămsóc trẻ em của hộ GĐNC theo các tiêu chí chọn mẫu đã đề ra
Nội dung phỏng vấn: nội dung tập trung tìm hiểu về trải nghiệm di cư, vấn đề tiếp
cận giáo dục của trẻ em trong gia đình, những khó khăn, rào cản tiếp cận giáo dục đã xảy
ra, nhu cầu về dịch vụ giáo dục, các HTGD dành cho trẻ em đối với gia đình
Thời gian tiến hành: Phỏng vấn sâu đối với 16 người là cha/mẹ/người chăm sóc của
trẻ em trong các hộ GĐNC tại phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dươngđược thực hiện trong tháng 8 năm 2018
5.2.2.2 Đối với mẫu cá nhân/tổ chức tham gia hỗ trợ giáo dục
Mục đích tiến hành PVS đối với các cá nhân/tổ chức tham gia HTGD tại địa bàn 02phường nghiên cứu là nhằm đánh giá, tìm ra được thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ emGĐNC, hoạt động cung cấp các HTGD cho đối tượng là trẻ em và GĐNC từ chính nhữngcá
Trang 29nhân/tổ chức này nhằm bổ sung và làm rõ các thông tin về tiếp cận giáo dục, HTGD chưađược thu thập ở các phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng trong luận án
Xác định tiêu chí chọn mẫu: là cá nhân/tổ chức có vai trò tham gia HTGD đối với
trẻ em GĐNC tại cộng đồng, bao gồm: lãnh đạo chính quyền địa phương, NVXH/Cộng tácviên CTXH, cán bộ BVTE, cán bộ khu phố, cán bộ đoàn thanh niên, giáo viên/cán bộ phụtrách xóa mù chữ phổ cập giáo dục tại địa phương
Phương pháp chọn mẫu: luận án lựa chọn cách thức chọn mẫu có chủ đích dựa trên
sự phù hợp về đặc điểm của mẫu nghiên cứu là các cá nhân/tổ chức có vai trò tham giaHTGD đối với trẻ em GĐNC tại cộng đồng
Cách thức tiến hành: Nghiên cứu sinh liên hệ với UBND phường Thuận Giao và
UBND phường Mỹ Phước để được tư vấn về danh sách các cá nhân/tổ chức, thông tin liên
hệ Qua giới thiệu tác giả được cung cấp thông tin để liên hệ với 10 cá nhân Trong đó, tạiphường Thuận Giao tiếp cận và phỏng vấn được 07 cán bộ, tại phường Mỹ Phước tiếp cận
và phỏng vấn được 03 cán bộ
Nội dung phỏng vấn: Đánh giá về thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC tại
địa bàn, đánh giá về những hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC và đề xuất biện phápnâng cao hiệu quả hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC trên địa bàn
Thời gian tiến hành: Phỏng vấn sâu đối với 10 cá nhân/tổ chức tham gia HTGD tại
phường Thuận Giao, thành phố Thuận An và phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát được thựchiện trong tháng 7 năm 2023
5.2.2.3 Xử lý và phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu
Nội dung các Phỏng vấn sâu được gỡ băng/đánh máy lại một cách chi tiết các ý kiếntrao đổi giữa người phỏng vấn và những người được phỏng vấn là đại diện 16 hộ GĐNC và
10 cá nhân/tổ chức tham gia HTGD tại cộng đồng Dữ liệu phỏng vấn sâu sau khi gỡ băng,đánh máy được phân loại theo chủ đề thông tin của cuộc nghiên cứu, bao gồm: thực trạngtiếp cận giáo dục; các hoạt động HTGD; nhu cầu HTGD; và nội dung đề xuất đối với cáchoạt động HTGD
Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu: Luận án sử dụng kỹ thuật phân tích văn bản để xácđịnh và diễn giải ý nghĩa của các nội dung phản ánh trong các biên bản gỡ băng PVS nhằm
mô tả và giải thích về thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC, các HTGD đối với trẻ
Trang 30em GĐNC từ phía những người nhận HTGD (các GĐNC) và những người tham gia HTGDtại cộng đồng
5.2.3 Khảo sát bảng hỏi
Mục đích: Nhằm thu thập các thông tin định lượng liên quan đến đề tài là các ý kiến,
con số có thể thống kê bằng các phần mềm xử lý số liệu định lượng Các thông tin được thuthập với cơ số mẫu khảo sát đủ lớn để phản ánh được phần nào thực trạng, xu hướng củaviệc tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và các hoạt động HTGD mà các GĐNC đượcnhận
Nội dung: Thông tin về cấu trúc nhân khẩu xã hội và điều kiện sống của hộ gia đình;
các thông tin về di cư của hộ gia đình; thực trạng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ giáo dụccủa trẻ em GĐNC; các HTGD và nhu cầu của GĐNC về HTGD đối với con em họ; thôngtin về dịch vụ CTXH tại địa bàn nghiên cứu Trong đó, các nội dung thông tin liên quan đếncấu trúc nhân khẩu xã hội và điều kiện sống của hộ gia đình; các thông tin về di cư của hộgia đình; thực trạng trong tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC được phản ánh trong nghiêncứu này được tác giả sử dụng lại kết quả khảo sát từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở:
“Nhu cầu của GĐNC về dịch vụ giáo dục đối với trẻ em tại tỉnh Bình Dương” do tác giả
đăng ký thực hiện tại trường Đại học Thủ Dầu Một vào năm 2018 Trong khi đó, các thôngtin về các HTGD và nhu cầu của GĐNC về HTGD đối với con em họ; thông tin về dịch vụCTXH tại địa bàn nghiên cứu được thiết kế và triển khai song song, cùng lúc, tích hợpthông tin trên cùng một mẫu phiếu khảo sát với đề tài nghiên cứu đã nêu ở trên
Về chọn mẫu khảo sát bảng hỏi:
Mẫu khảo sát bảng hỏi được lựa chọn theo cụm (Cluster Sampling), cụ thể như sau: Từđịa bàn tỉnh Bình Dương lựa chọn 2 đơn vị cấp huyện/thị là Thuận An và Bến Cát Từ haiđịa bàn này lựa chọn mỗi thành phố/thị xã một phường, trong mỗi phường chọn 02 khu phố
theo tiêu chí số lượng người nhập cư lớn Để lựa chọn đơn vị hành chính cấp khu phố khảo
sát, quá trình đi thực địa tại địa bàn, tác giả đã tham khảo các đặc điểm mẫu nghiên cứu từphía UBND phường và chọn được ở mỗi phường 02 khu phố để tiến hành khảo sát, cụ thểnhư sau: Tại phường Thuận Giao chọn được khu phố Bình Thuận 2 và Hòa Lân 2; Tạiphường Mỹ Phước chọn được Khu phố 3 và Khu phố 4
Tại 04 khu phố những gia đình được đưa vào mẫu nghiên cứu là những hộ GĐNC,
Trang 3117trường hợp di cư giữa các tỉnh là các trường hợp “tạm trú” theo Luật cư trú 2006 (sửa đổibổ
Trang 32sung năm 2013) từ 06 tháng trở lên và có con cái từ 6 tuổi đến 15 tuổi sống chung tại BìnhDương Thực tế công tác liên hệ địa bàn và khảo sát cho thấy ngay cả phía địa phương cũngkhông có khung mẫu theo tiêu chí chọn mẫu mà nghiên cứu đặt ra, nên việc chọn mẫu phảitheo cách chọn mẫu thuận tiện dựa trên sự giới thiệu và dẫn đường trực tiếp của các cộngtác viên là tổ trưởng tổ dân phố và chủ nhiệm câu lạc bộ chủ nhà trọ trên địa bàn để tìm đếncác mẫu nghiên cứu
Về cỡ mẫu khảo sát bảng hỏi, do không thể xác định chính xác tổng thể của mẫunghiên cứu, luận án sử dụng công thức tính cỡ mẫu theo ước tính một tỷ lệ (Estimating aProportion) của William G Cochran (1963)2 với yếu tố quan tâm là tỷ lệ trẻ em trên địa bàntỉnh Bình Dương trong độ tuổi học phổ thông nhưng không đi học:
1,962 x 0,17 x 0,83
Trang 332 Cochran’s Sample Size Formula https://
www.statisticshowto.com/probability-and-statistics/find-sample-size/#Cochran
Trang 34Thời gian tiến hành: Khảo sát bảng hỏi đối với 318 hộ GĐNC tại phường Thuận
Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương và phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnhBình Dương được thực hiện từ tháng 09/2018 đến tháng 10/2018
Xử lý và phân tích dữ liệu: Số liệu khảo sát định lượng được rà soát, làm sạch trước
khi nhập liệu và xử lý kết quả khảo sát bằng phần mềm SPSS 22.0
Các kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu định lượng bao gồm:
Thống kê mô tả: Tần suất, tỷ lệ, điểm trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng để
mô tả thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và thực trạng các hoạt động HTGD đốivới trẻ em GĐNC
Kiểm định Chi-square và thống kê tương quan 2 biến để so sánh tương quan giữa cácbiến số trong phân tích về một số yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC
Phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logistics) được sử dụng để đánh giá sự ảnh
hưởng của 04 biến độc lập (MLXH của hộ GĐNC; Trình độ học vấn cao nhất của cha mẹ
trong GĐNC; Thu nhập hộ gia đình trong năm gần nhất; Thời gian nhập cư) đến 19 biến
phụ thuộc là các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC Sau khi có kết quả khảo sát bảnghỏi, luận án sử dụng công cụ kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha để đánh giábiến HTGD nào là phù hợp để đưa vào thang đo đánh giá về các HTGD đối với trẻ emGĐNC
Bảng 1 Thống kê độ tin cậy của thang đo hỗ trợ giáo dục lần 1
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo về HTGD lần thứ 1 phản ánh qua 19 biếnđược sử dụng để đo lường về HTGD cho thấy thang đo có độ tin cậy khi hệ số Cronbach’sAlpha = 0,769 > 0,7 (xem Bảng 1)
Tiếp theo để đánh giá trong số 19 biến quan sát của HTGD, biến nào đã đóng gópvào việc đo lường khái niệm HTGD, kết quả phân tích tại Bảng 2 - Phụ lục 3 cho thấy hệ sốtương quan giữa biến tổng có 10 biến có giá trị ≥ 0,3 và các thang đo của 10 biến này có độtin cậy cao (≥ 0,7) trong tổng số 19 biến đo lường về HTGD, như vậy có 09 biến bị loại do
có hệ số tương quan giữa biến tổng < 0,3, đó là các biến Con được nhận học bổng/trợ giúp
tiền mặt; Con được miễn giảm học phí, hỗ trợ cho phí học tập; Con được nhận quần áo, đồ dùng học tập; Con được nhận phương tiện đi lại; Con được miễn phí đưa đón đi học; Được
Trang 35mời tham gia sinh hoạt tổ dân phố; Được tham gia sinh hoạt nhóm tự giúp; Được tham gia hội đồng
Trang 36hương; Được tham gia sinh hoạt hội/đoàn thể (Chi hội phụ nữ, Chi hội TNCN…) Do đó,
cần tiến hành phân tích độ tin cậy của thang đo về HTGD lần thứ 2 đối với 10 biến còn lại
có đóng góp vào việc đo lường biến HTGD
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo về HTGD lần thứ 2 cho thấy hệ sốCronbach’s Alpha = 0,790 > 0,7 (xem Bảng 2), hệ số tương quan giữa biến tổng của 10 biếnđều có giá trị > 0,3 và các thang đo của 10 biến này có độ tin cậy cao (> 0,7) (xem Bảng 4 –
Phụ lục 3) Như vậy có 10 biến quan sát là các biến Được cung cấp thông tin tuyển sinh tại
địa phương; Được cung cấp thông tin về các chính sách giáo dục tại địa phương; Được hướng dẫn thủ tục hành chính để đăng ký học cho con; Được hướng dẫn đăng ký cư trú; Được cho mượn tiền để trả tiền học cho con; Được cho vay tiền để trả tiền học cho con; Nhận được lời khuyên khi con cái gặp khó khăn trong học tập; Nhận được sự chia sẻ, động viên tinh thần khi con cái gặp khó khăn trong học tập; Nhà trường/giáo viên luôn quan tâm đến việc học của con; Có người cùng với gia đình giải quyết khó khăn trong việc học tập của con (xem Bảng 4 - Phục lục 3) là có đóng góp vào việc đo lường HTGD đối với trẻ em
GĐNC trong mẫu nghiên cứu này
Bảng 2 Thống kê độ tin cậy của thang đo hỗ trợ giáo dục lần 2
Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo về HTGD lần thứ 2 sẽ có 10 biến đảmbảo yêu cầu để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá giá trị của 10 biến
có ý nghĩa đã nêu trên (xem Bảng 3)
Bảng 3 Kết quả phân tích KMO and Bartlett's Test
Trang 3750%, như vậy, 3 nhân tố được trích giải thích được 67.084% biến thiên dữ liệu của 10 biến quan sát tham gia vào EFA.
cộng
Phần trăm của phương sai
Phần trăm tích lũy
Tổng cộng
Phần trăm của phương sai
Phần trăm tích lũy
Tổng cộng
Phần trăm của phương sai
Phần trăm tích lũy
Nhận được lời khuyên khi con cái gặp khó khăn trong học tập 0,862
Có người cùng với gia đình giải quyết khó khăn trong việc học tập
Nhà trường/giáo viên luôn quan tâm đến việc học của con 0,592
Được cung cấp thông tin về các chính sách giáo dục tại địa
Extraction Method: Principal Component Analysis
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization
a Rotation converged in 4 iterations
Kết quả ma trận xoay (xem Bảng 5) cho thấy, 10 biến quan sát được phân thành 3 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải Factor Loading lớn hơn 0.353
3 Factor Loading ở mức ± 0.35: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại tương ứng với cỡ mẫu từ 250 đến dưới 350.
Trang 38Như vậy, phân tích nhân tố khám phá EFA các biến HTGD cho thấy có 10 biến quansát hội tụ và phân biệt thành 3 nhân tố.
5.2.4 Thực nghiệm Phương pháp công tác xã hội với gia đình
Mục đích: Tìm hiểu và phân tích chuyên sâu về trường hợp cụ thể Thông tin thu
được trong trường hợp này là thông tin định tính Nghiên cứu này thực hiện sau khi đã cónhững kết quả điều tra, phân tích thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độngHTGD đối với trẻ em GĐNC Việc sử dụng phương pháp CTXH với gia đình cho phép tácgiả thực nghiệm về tính hiệu quả của việc áp dụng Phương pháp CTXH với gia đình và cáchTiếp cận lấy gia đình làm trung tâm trong thực hành CTXH phù hợp với đặc điểm của đốitượng hỗ trợ là hộ GĐNC
Nội dung: Thực nghiệm cung cấp hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC thông qua
vận dụng Phương pháp Công tác xã hội với gia đình, trong đó thực hiện theo trọng tâm làvận dụng đánh giá về HTGD đối với GĐNC và vận dụng cách tiếp cận lấy gia đình làmtrung tâm
Chọn mẫu nghiên cứu thực nghiệm: Chọn mẫu có chủ đích, trường hợp điển hình
của vấn đề nghiên cứu là 01 GĐNC, có thời gian chuyển cư đến Bình Dương tại thời điểmnghiên cứu là 06 tháng trở lên và đang có con cái trong độ tuổi 6 – 15 tuổi gặp khó khăn vềgiáo dục khi có trẻ em đang không đi học
Cách thức tiến hành: Nghiên cứu sinh liên hệ với UBND phường Thuận Giao và
được giới thiệu về Ban Điều hành khu phố Ban Điều hành khu phố tiếp nhận và được cán
bộ khu phố đưa đến thăm GĐNC cần HTGD đối với trẻ em
Kỹ thuật thu thập thông tin được áp dụng: Quan sát, phỏng vấn, ghi chép nhật ký,
vãng gia, thu thập các văn bản liên quan đến chính sách, dịch vụ được áp dụng,…
Thời gian thực hiện: Thực nghiệm can thiệp bằng Phương pháp CTXH với gia đình
trong HTGD đối với trẻ em GĐNC được thực hiện tại phường Thuận Giao, thành phốThuận An, tỉnh Bình Dương vào tháng 5 năm 2023, bắt đầu từ ngày 12/5/2023 và kết thúcvào ngày 27/5/2023
6 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trang 39Luận án đã tiếp thu và kế thừa khái niệm Hỗ trợ xã hội (HTXH) trong triển khai
nghiên cứu về HTGD đối với trẻ em GĐNC phù hợp với các đặc điểm của các hoạt độngHTGD đối với trẻ em từ thực tiễn tại Bình Dương hiện nay
Luận án làm sáng tỏ lý luận về hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNCqua phân tích khái niệm và các hoạt động CTXH trong can thiệp HTGD đối với trẻ emGĐNC từ thực tiễn tại Bình Dương
Luận án đã nghiên cứu và phân tích về thực trạng tiếp cận giáo dục, các hoạt độngHTGD đối với trẻ em GĐNC và đánh giá được những yếu tố có ảnh hưởng đến các hoạtđộng này từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương
Luận án đã thực nghiệm phương pháp CTXH với gia đình trong HTGD đối với trẻ
em GĐNC, qua đó làm rõ tính hiệu quả của phương pháp CTXH này trong việc hỗ trợ trẻ
em GĐNC giải quyết khó khăn, thách thức trong tiếp cận giáo dục
Luận án đã đề xuất một số biện pháp đối với chính quyền địa phương, cơ quan cungcấp dịch vụ trợ giúp xã hội, giáo dục và CTXH để thực hiện tốt hơn nữa các hoạt độngHTGD đối với con em lao động nhập cư tại hai địa bàn nghiên cứu nói riêng và trên địa bàntỉnh Bình Dương nói chung
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1 Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án góp phần hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề lý luận về trẻ em GĐNC,HTGD đối với trẻ em GĐNC, hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC vàphương pháp CTXH với gia đình trong can thiệp HTGD đối với trẻ em GĐNC Luận áncũng đã vận dụng các lý thuyết, mô hình can thiệp như Tiếp cận dựa trên quyền trẻ em, Lýthuyết hỗ trợ xã hội và Tiếp cận lấy gia đình làm trung tâm vận dụng vào hoạt động CTXHtrong HTGD đối với trẻ em GĐNC tại Bình Dương
7.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án đã chỉ ra được thực trạng các khó khăn trong tiếp cận giáo dục của trẻ emGĐNC, thực trạng các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC tại Bình Dương
Luận án đã chỉ ra sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp CTXH với gia đìnhtrong HTGD đối với trẻ em GĐNC Chỉ ra được một cách chi tiết cách thức tiến hànhphương pháp CTXH với gia đình trong HTGD đối với trẻ em GĐNC tại Bình Dương
Trang 40Luận án đã đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng tiếp cận giáo dụcđối với trẻ em GĐNC, cũng như nâng cao hiệu quả vận dụng các hoạt động CTXH trongHTGD đối với trẻ em GĐNC tại hai địa bàn nghiên cứu thuộc tỉnh Bình Dương.
8 Cơ cấu của luận án
Cơ cấu luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo còn có 4 (bốn)chương, bao gồm:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý luận về hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư
Chương 3 Thực trạng hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương Chương 4 Thực nghiệm phương pháp Công tác xã hội với gia đình và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương