Nghiên cứu này được tiến hành trên đối tượng là giáo viên, nhân viên của các trường mẫu giáonhà trẻ trên toàn bộ địa bàn huyện Bình Chánh. Mục đích chính của nghiên cứu này là nhằm xác định kiến thức, thực hành của giáo viên, nhân viên sau khi đã được tập huấn như thế nào từ đó sẽ đề xuất một số biện pháp thích hợp hơn cho ngành y tế của huyện nhằm tăng cường hiệu quả của công tác truyền thông, tập huấn về phòng chống TCM trên địa bàn huyện
Trang 1Mục tiêu nghiên cứu 2
Mục tiêu tổng quát 2
Mục tiêu cụ thể 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Y VĂN 5
1.1 Đặc điểm bệnh học của TCM 5
1.2 Tình hình dịch TCM trên thế giới 6
1.3 Dịch tễ học bệnh TCM tại Việt Nam 8
1.4 Thực trạng nhà trẻ/mẫu giáo và tình hình dịch TCM tại huyện Bình Chánh 13
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Thiết kế nghiên cứu 16
2.2 Đối tượng nghiên cứu 16
2.3 Cỡ mẫu 16
2.4 Phương pháp chọn mẫu 17
2.5 Tiêu chí chọn mẫu 17
2.6 Thu thập dữ kiện 18
2.7 Định nghĩa các biến số 18
2.8 Xử lý và phân tích dữ liệu 22
2.9 Vấn đề y đức 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 Phụ lục 1: bảng câu hỏi
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, tình hình dịch tay chân miệng (TCM) hiện nay vẫn tiếp tục diễnbiến hết sức phức tạp trên phạm vi cả nước Theo báo cáo của Bộ Y Tế, tính từ ngày1/1/2012 đến ngày 9/3/2012 đã ghi nhận được 12.442 trường hợp mắc tại 60/63tỉnh/thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong Số mắc này cao gấp 7 lần so vớicùng kỳ năm 2011 Các trường hợp mắc và tử vong tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi
và có nguy cơ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới
Trường học, đặc biệt là nhà trẻ và mẫu giáo là môi trường lây truyền quan trọngnhất của dịch TCM Tại đây, các ca mắc sẽ có khả năng lây lan cao cho các trẻ kháccùng đi học với trẻ Các báo cáo, số liệu thống kê đều cho thấy, các vụ dịch TCM đềuxuất phát từ trẻ đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo và sau đó lây lan cho các trẻ cùng trường hoặccùng nơi sinh sống
Từ thực tế trên cho thấy, một trong những biện pháp phòng chống dịch TCMbùng phát trong cộng đồng chính là phòng chống dịch TCM trong nhà trẻ/mẫu giáo Đểthực điều này, ngành y tế tại các tỉnh/thành phố trong cả nước cần tăng cường giám sátchặt chẽ các trường mẫu giáo, nhà trẻ trên địa bàn từ cấp tỉnh cho đến cấp xã nhằm pháthiện sớm các ca bệnh đồng thời dập tắt dịch xảy ra Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất làphải tăng cường tập huấn kiến thức về phòng chống TCM cho giáo viên, nhân viênthuộc các trường mẫu giáo, nhà trẻ Đây là đối tượng tập huấn cực kì quan trọng vì họ làngười trực tiếp chăm sóc trẻ, có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh TCM, một bệnh lâytruyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với virus tiết ra từ dịch mũi, họng, nước bọt, dịchtiết từ các nốt phòng, và phân bệnh nhân
Huyện Bình Chánh là một trong những quận/huyện đông dân và có mật độ nhàtrẻ/mẫu giáo cao so với các quận/huyện khác trong địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.Hiện nay số dân tại huyện là 430.272 người trong đó có đến 113 nhà trẻ/mẫu giáo của cả
Trang 3công lập và tư nhân Theo chỉ thị của Sở Y Tế thành phố, trung tâm y tế dự phòng huyệnBình Chánh hằng năm đều tổ chức truyền thông và tập huấn cho giáo viên, nhân viên tạicác trường mẫu giáo/nhà trẻ trên địa bàn huyện Tuy nhiên công tác truyền thông, tậphuấn còn gặp nhiều khó khăn Hằng năm, các trường mẫu giáo/nhà trẻ tư nhân mới đượccấp phép hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ ngày càng cao của công nhân tại cáckhu công nghiệp Ngoài ra, do nhiều khó khăn khách quan, công tác tập huấn hằng nămđôi khi không thể thực hiện được Điều này dẫn đến việc một số lượng không nhỏ cácgiáo viên, nhân viên, đặc biệt là bảo mẫu, cấp dưỡng không được tập huấn kiến thức vềphòng chống TCM Đây là một trong nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch TCMbùng phát trong trường mẫu giáo/nhà trẻ do giáo viên, nhân viên chưa được trang bị đầy
đủ và phù hợp các kiến thức về phòng chống TCM cho các em
Nghiên cứu này được tiến hành trên đối tượng là giáo viên, nhân viên của cáctrường mẫu giáo/nhà trẻ trên toàn bộ địa bàn huyện Bình Chánh Mục đích chính củanghiên cứu này là nhằm xác định kiến thức, thực hành của giáo viên, nhân viên sau khi
đã được tập huấn như thế nào từ đó sẽ đề xuất một số biện pháp thích hợp hơn chongành y tế của huyện nhằm tăng cường hiệu quả của công tác truyền thông, tập huấn vềphòng chống TCM trên địa bàn huyện
Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ kiến thức đúng và thực hành đúng của giáo viên mầm non về phòng chốngtay chân miệng là bao nhiêu? Loại trường, trình độ học vấn và thời gian làm việc củagiáo viên có mối liên hệ như thế nào với kiến thức và thực hành của họ?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ kiến thức đúng và thực hành đúng về phòng chống tay chân miệng
và mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng với loại trường, trình độ họcvấn và thời gian làm việc của giáo viên trường mẫu giáo, nhà trẻ tại huyện Bình Chánh,thành phố Hồ Chí Minh năm 2012
Trang 5Số ca mắc và tử vong tại huyện Bình Chánh
Thực hành về phòng chống TCM của nhân viên nhà trẻ/mẫu giáo
Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻRửa tay cho trẻ trước và sau khi cho ănCho trẻ ăn chín, uống sôi
Sử dụng thực phẩm hợp vệ sinh cho trẻTránh trẻ dùng chug dụng cụ vệ sinh của trẻ bị bệnh
Sử dụng dung dịch cloramin B để ngâm rửa đồ chơi của trẻ Lau chùi sàn nhà, bàn ghế hàng tuần bằng dung dịch khử khuẩnKhông cho trẻ bệnh đến trường
Đưa trẻ khi khám bệnh có phát hiện có những dấu hiệu nhi ngờ bệnh TCM
Kiến thức về phòng chống TCM của nhân viên nhà trẻ/mẫu giáo
Kiến thức về nguyên nhân của bệnh TCMKiến thức về đối tượng dễ mắc bệnh TCMKiến thức về môi trường dễ lây truyền bệnh TCMKiến thức về đường lây truyền bệnh TCM
Kiến thức về triệu chứng ban đầu của bệnh TCMKiến thức về triệu chứng đặc trưng của bệnh TCMKiến thức về các biện pháp phòng chống bệnh TCMKiến thức về vaccin phòng chống bệnh TCM
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Đặc điểm bệnh học của TCM
1.1.1 Tác nhân gây bệnh
Bệnh TCM là một hội chứng nhiễm siêu vi có biểu hiện lâm sàng là các ngoạiban và nội ban Bệnh được gây nên do các Enterovirus thuộc loại RNA virus CácEnterovirus liên quan là Coxsackievirus A5, A9, A10, A16, B1, B3, HEV71 (HumanEnterovirus 71) và các HSV (Herpes Simplex Virus) cũng có thể gây bệnh Tuy nhiênthường gặp nhất là Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71)
1.1.2 Triệu chứng lâm sàng của bệnh
Trong giai đoạn khởi phát, triệu chứng ban đầu có thể là sốt nhẹ, mệt mỏi, chán
ăn, đau họng, tiêu chảy vài lần trong ngày
Trong giai đoạn toàn phát, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng điển hình củabệnh bao gồm:
Loét miệng: xuất hiện các vết loét hay phỏng nước có đường kính 2-3 mm Vết loétmàu vàng có quầng đỏ xung quanh Vị trí loét thường ở môi, niêm mạc miệng, lưỡi,vòm hầu, lưỡi gà, kể cả phía trước amiđan và nướu Các tổn thương quanh miệng khôngthường gặp Các tổn thương loét thường gây đau đớn cho bệnh nhân
Phát ban dạng phỏng nước: Các ngoại ban ở bàn tay, bàn chân với vị trí thường thấy
là ở mặt lòng bàn tay, bàn chân, và kẽ ngón Ngoại ban có thể gây ngứa hoặc không kèmtriệu chứng gì khác Khởi đầu là các chấm đỏ sau đó nhanh chóng tiến triển thành cácbóng nước có vách dày màu xám trên nền một quầng đỏ ở xung quanh Ở trẻ nhỏ, tổnthương có thể lan trên vùng đùi, mông và thân mình
Sốt nhẹ
Nôn
Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3-5 ngày sau, trẻ phục hồi hoàn toàn nếu không cóbiến chứng
Trang 71.1.3 Điều trị bệnh TCM
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng khángsinh khi không có bội nhiễm) Phải theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.Ngoài ra cần bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân
1.1.4 Một số biện pháp dự phòng bệnh TCM
Các biện pháp dự phòng bệnh đã được công nhận và áp dụng rộng rãi bao gồm:
Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khitiếp xúc với phân, nước bọt)
Khử trùng bề mặt nền nhà, dụng cụ, đồ chơi trẻ em bằng dung dịch khử khuẩnCloramin B 2%
Tập cho trẻ những thói quen vệ sinh nói chung như vệ sinh thân thể, không đưa tayhoặc bất cứ vật dụng nào vào miệng
Cách ly trẻ bệnh tại nhà Không đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh
1.2 Tình hình dịch TCM trên thế giới
Virus gây bệnh TCM phân bố trên toàn thế giới, ở vùng ôn đới, dịch tăng caotrong mùa hè và giảm đi khi khí hậu ôn hòa hơn Không thấy có mô hình phân bố theomùa ở các vùng khí hậu nhiệt đới Vụ dịch TCM đầu tiên được ghi nhận tại Malaysianăm 1997 Ngày 14/4/1997, một bé trai 19 tháng tuổi được đưa vào bệnh viện thuộcbang Sarawak, Malaysia với triệu chứng sốt cao và xuất hiện nhiều vết loét trên da đãđược 3 ngày Cậu bé chết vào ngày hôm sau do suy tim Một thời gian sau, có thêm 26trẻ tại các huyện của bang Sarawak bị chết do đột quỵ Cùng thời điểm này có thêm 2trẻ bị chết sau khi đưa vào bệnh viện Theo thống kê, độ tuổi trung bình của những trẻ
đó là 1,6 tuổi (từ 7 tháng tuổi đến 6 tuổi); 23 trong số 29 trẻ (79%) là dưới 2 tuổi Tất cả
29 trẻ được kết luận là tử vong do cùng một nguyên nhân Hầu hết đều có những triệuchứng điển hình của bệnh TCM như xuất hiện nhiều bóng nước ở lòng bàn tay, bànchân, kèm theo những vất loét bên trong miệng Một số trẻ có biểu hiện của nhiễm trùng
hệ thần kinh trung ương Các xét nghiệm dịch não tủy cho thấy có sự gia tăng mạnh tế
Trang 8bào lympho nhằm chống lại tình trạng viêm màng não gây ra do virus Một số thànhviên trong gia đình các trẻ này cho biết thêm rằng khoảng 2-5 ngày trước khi phát bệnh,trẻ đã từng tiếp xúc với vài trẻ khác trong vùng đã mắc bệnh này Từ tháng 4/1997,nhiều thầy thuốc tư nhân ở bang Sarawak cũng đã báo cáo về một số lượng lớn các trẻ
bị bệnh TCM với các triệu chứng đặc trưng đã nêu trên Đầu tháng 6/1997, thống kê từ
cả các phòng khám của nhà nước lẫn tư nhân tại tỉnh Sarawak đã ghi nhận có 2.113 trẻ
em mắc bệnh TCM và đến cuối tháng 6/1997, con số bệnh đã đạt đến 2.140 trên tổng số1,9 triệu dân của tỉnh này Nhiều cuộc điều tra dịch tễ học đã được tiến hành ngay sau
đó Qua xét nghiệm bệnh phẩm, các nhà khoa học đã xác định tác nhân gây ra vụ dịch
này là Enterovirus, trong đó Enterovirus 71 đã được phân lập
Vụ dịch TCM kế tiếp được ghi nhận xảy ra tại Đài Loan vào ngày 3/7/1998,khiến 55 trẻ bị thiệt mạng trên tổng số 271 trẻ phải nhập viện với các biến chứng nặngnhư viêm não, viêm màng não dịch trong Các báo cáo sau đó cho thấy số trẻ nhập viện
vì bệnh TCM đã bắt đầu tăng nhanh ngay từ tháng 4/1998, số mắc nhiều nhất tập trung
ở vùng phía Bắc Đài Loan Ước tính có khoảng 60.000 đến 300.000 trẻ bị mắc bệnh
TCM tại Đài Loan vào năm 1998 Trong vụ dịch này, Enterovirus, đặc biệt là
Enterovirus 71, đã được phân lập từ các chất tiết họng, phân và dịch não tủy của những
trẻ bị mắc bệnh TCM Từ đó các giới chức y tế Đài Loan đã tin rằng Enterovirus 71
chính là thủ phạm gây ra vụ dịch Ngành y tế Đài Loan khi đó đã thành lập một nhómcác chuyên gia dịch tễ học để theo dõi sát sao diễn tiến dịch, giám sát sự lây lan và rakhuyến cáo các bậc phụ huynh không nên đưa trẻ em lui tới những nơi vui chơi côngcộng, đồng thời thường xuyên rửa tay cho trẻ
Theo một báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), từ ngày 29/4/1998 đến1/5/1998, tại thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc, đã có 20 trường hợp tửvong trên tổng số 1884 trẻ bị bệnh TCM vì các biến chứng nặng nề liên quan đếnEnterovirus 71 Các báo cáo y tế ghi nhận rằng số trường hợp nhập viện liên quan đếnbệnh TCM liên tục tăng tù đầu tháng 3 và đạt định điểm trong tháng 4/1998 Giới chức
Trang 9y tế Trung Quốc đã đề ra các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bao gồm: nâng cao hệthống giám sát dịch, tập huấn nhân viên y tế về cách phòng ngừa lây lan cũng nhưnhững cách điều trị bệnh TCM, tăng cường nhân viên y tế về cách phòng ngừa lây lancũng như những cách cách điều trị bệnh TCM, tăng cường quản lý vệ sinh môi trường,theo dõi và giám sát chất lượng nguồn nước đặc biệt là tại khu vực dịch đang xảy ra.
Bệnh TCM xuất hiện khắp nơi trên thế giới Tại khu vực Chây Á thời gian gần
đây, dịch bệnh TCM thường chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra Enterovirus 71 được
phân lập đầu tiên trên một trẻ em bị viêm màng não tại California, Hoa Kỳ vào năm
1969 Vào thời gian đó, Enterovirus 71 đã gây ra dịch tại Hoa Kỳ, Úc, Thụy Điển, NhậtBản, Bulgaria và Hungary Vào những năm 1998-1999, Enterovirus tiếp tục gây dịch tạicác quốc gia Chây Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Malaysia, TrungQuốc và vụ dịch tại Đài Loan nêu trên được xem là trận dịch lớn nhất với hàng trămngàn trẻ mắc bệnh
1.3 Dịch tễ học bệnh TCM tại Việt Nam
Bệnh TCM thường xuất hiện rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cảnước Ở các tỉnh phía Nam, số trường hợp mắc bệnh thường tập trung vào thời gian từtháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm Theo báo cáo trung tâm Y Tế
Dự Phòng, năm 2009 có 5 trường hợp tử vong, 2010 có 01 trường hợp, 2011 có 30trường hợp tử vong tại TP Hồ Chí Minh
Ở miền Nam Việt Nam, một cuộc bùng phát viêm màng não cấp kèm theo bệnhTCM đã được báo cáo tại TP Hồ Chí Minh năm 2003 Năm 2005, qua một cuộc khảosát tại Bệnh Viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh, có khoảng 764 trẻ em đã được chuẩnđoán là là mắc bệnh TCM Hầu hết các trường hợp đều dưới 5 tuổi Trong số đó, có 173trường hợp ( khoảng 42%) do EV71 và 214 trường hợp ( 52%) là do CA16 Trong sốnhững bệnh nhân bị nhiễm EV71, có 51 trường hợp ( chiếm khoảng 29%) bị biến chứngthần kinh cấp tính và 3 trường hợp ( chiếm 2%) tử vong Trong hai năm 2006, 2007, mộtnghiên cứu trong cùng bệnh viện này cũng báo cáo 305 trường hợp được chuẩn đoán là
Trang 10bệnh lý thần kinh, trong số đó có khoảng 36 trường hợp ( chiếm 11%) bệnh là có liênquan đến EV71 và có 3 trường hợp trong số đó ( chiếm 0,01%) tử vong Trong các năm
2007, 2008, 2009, số trường hợp mắc và tử vong lần lượt là 5719 và 23, 10958 và 25,
10632 và 23 phần lớn các trường hợp xảy ra ở các tỉnh phía nam Ở miền bắc, EV71/C4chỉ được phát hiện ở 1 bệnh nhân mắc bệnh viêm não cấp năm 2003 Từ năm 2005 đến
2007, EV71/C5 được tìm thấy trên 7 bệnh nhân bị liệt mềm cấp Tất cả các trường hợpmắc đều dưới 5 tuổi Trong năm 2008, 88 trường hợp mắc bệnh TCM đã được báo cáo ở
13 tỉnh thành Kết quả phân lập virus ở 88 trường hợp này cho thấy 33 trường hợp( chiếm khoảng 37,5%) dương tính với enterovirus; bao gồm 9 trường hợp ( chiếm27%) nhiễm EV71; 23 trường hợp ( chiếm 70%) với CA16 và 1 trường hợp với Ca10.Không có ca bệnh nặng hoặc tử vong Phần lớn trường hợp cũng đều dưới 5 tuổi
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn xét nghiệm định bệnh TCM là các mẫu bệnh phẩm nhưmẫu phân, dịch ngoáy họng, dịch nốt phỏng, máu,… phải có kết quả dương tính với một
số các virus sau: Coxsackievirus A ( từ 2-8, 10, 12, 14, 16), Coxsackievirus B ( 1, 2, 3,5) và Enterovirus 71
Một nơi được gọi là ổ dịch khi ghi nhận từ 2 trường hợp lâm sàng trở lên, trong
đó có ít nhất 1 trường hợp đượng phòng xét nghiệm xác định dương tính trong thời gian
7 ngày trở lại Khi có ổ dịch, phải tiến hành ngay các biện pháp các ly trường hợp bệnh
và dự phòng lây lan bằng cách vệ sinh, khử trùng môi trường, dụng cụ, đồ chơi trẻ em, Hóa chất Chloramin B với nồng độ 2% chính thức được quy định theo quyết định số1732/ QĐ-BYT ngày 16/5/2008 của Bộ y Tế là hóa chất khử trùng s9uong73 sử dụngtrong công tác vệ sinh, khử trùng phòng chống bệnh TCM
Cục Y tế dư phòng hướng dẫn sử dụng Chloramin B phòng chống dịch bệnhtruyền nhiễm, Chloramin B được khuyến các trong việc khử khuẩn, diệt khuẩn nướcdùng trong sinh hoạt Qua kết quả kiểm nghiệm của viện vệ sinh dịch tễ Trung ương,hóa chất này có tính năng diệt khuẩn, đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng kí sốVNDP-HC080-11-06 ngày 10/11/2006 cho phép lưu hành hóa chất diệt khuẩn dùng
Trang 11trong gia dụng và y tế Chloramin A là sodium benzensulfochloramin, với hàm lượngclorine hoạt tính là 25%-27% Hóa chất này hòa tan tốt trong nước ở nhiệt độ mộitrường Chloramin B không làm thay đổi thành phần nước sinh hoạt so với các hóa chấtkhác Chloramin B được đóng gói dưới dạng viên hoặc dạng bột Dạng viên hàm lượng0,25g hoặc 1g, rất tein65 lợi cho khử khuẩn các thể tích nước nhỏ như chum vại, lu, xôhoặc bể chứa nước nhỏ Dạng bột chloramin B có thể khử khuẩn nguồn nước dùng chogia đình hoặc tấp thể đông người, các nguồn, giếng nước ăn khi xảy ra lũ lụt Chloramin
B đạng bột được sử dụng hiện nay có nguồn gốc từ nhà sản xuất biochemie, chồng hòaSéc Hoạt chất chính là Sodium benzensulfochloramine, hàm lượng Chlorine hoạt tínhtối thiểu là 25% Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất: chất tẩy rửa phải được hòa tânvới nước ở nhiệt độ 30-350C theo thành phần quy định Để có được dung dịch 1% ta cầnhòa tan 100gr chloramin B vào 10 lít nước Các bề mặt nhiễm bẩn nặng hoặc các vậtdụng cần tẩy trùng cần làm sạch trước khi sửa dụng chất tẩy rửa Với bề mặt sau khi đãđược tẩy trùng bằng chloramin B có tiếp xúc với thực phẩm cần phải được rửa sạch lạibằng nước uống Bên cạnh những hiệu quả mong muốn, Chloramin B có thể gây ranhững tác dụng ngoài ý muốn, điều đó có thể gây ra các thái độ e ngại khi sử dụng.chloramin B rất nhạy cảm với mắt cơ quan hô hấp và da Dạng dung dịch cũng có ảnhhưởng tương tự, đặc biệt đối với niêm mạc Do đó, Khi sử dụng chloramin B cần phải
có đủ các phương tiện bảo vệ như quạt thông gió , hút gió… Để đảm bào tỷ lệ hỗn hợptối đa của các tác nhân trong không khí phải ở mức hợp lý ( tỷ lệ trung bìnhNPK-P/chlor là 3ng/m3) Phải tuyệt đối ngăn cách sự tiếp xúc các chất tẩy rửa với da vàniêm mặc bằng cách sử dụng các trang bị bảo hộ như găng tay, kính, khẩu trang và cácthiết bị lọc Chú ý không ăn uống hoặc hút thuốc trong khi làm việc với chloramin B.Khi hoàn thành công việc, phải vệ sinh da bằng nước ấm Không sử dụng chungchloramin B với các hóa chất khác vì có thể sinh ra các chất khí gây độc
Trang 12Bảng 1.1: Phạm vi sử dụng và tác dụng của chloramin BPhạm vi sử dụng Phạm vi tác dụng Nồng độ Thời gian tác dụng
( Nguồn: Công ty CP Trang Thiết bị Kỹ Thuật Y Tế TP Hồ Chí Minh )
Một nghiên cứu về mối liên quan giữa tiếp xúc thường xuyên với chất chloramin
B, được dùng để khử trùng dụng cụ và nhà xưởng với bệnh viêm xoang mũi được thựchiện trên các công nhân chế biến thủy sản tại Cần Thơ từ năm 2000-2007 do Phạm VănChính và Nguyễn Văn Lơ thực hiện Kết luận cho thấy có mối liên quan giữa việc tiếpxúc thường xuyên Chloramin B với bệnh viêm mũi xoang ỡ những đối tượng nghiêncứu, những đối tượng tiếp xúc thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi xoang caogấp 3,24 lần so với các đối tượng không tiếp xúc Chloramin B Đạc biệt nhóm tiếp xúcchloramin B trong nghiên cứu có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi xoang cao hơn rất nhiều
so với cộng đồng ( 71% nguy cơ trong 6 năm tiếp xúc so với 15% nguy cơ dân sốchung) Các tác giả sau đó cũng đã khuyến cáo áp dụng một số biện pháp an toàn chocông nhân như: sắp xếp thời gian cho công nhân nghỉ giải lao, gia tăng thông khí trongnhà xưởng và sử dụng các loại khẩu trang đúng tiêu chuẩn khi làm việc
Nói chung, dù có thể có một số trở ngại khi đưa vào sử dụng, chloramin B vẫnđược thừa nhận là có hiệu quả trong công tác vệ sinh, tẩy trùng phòng chống dịch bệnhnhiễm trùng nói chung và bệnh TCM nói riêng và được quy định là loại hóa chất khửtrùng chính thức tại Việt Nam
Bệnh TCM là một hội chứng nhiễm siêu vi có biểu hiện lâm sàng là các ngoạiban và nội ban Triệu chứng điển hình là các tổn thương mụn nước ở vùng miệng, cácngoại ban vùng bàn tay, bàn chân và có kèm sốt Bệnh TCM gây nên bởi các