Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Vũ Hồng Thúy
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA
LUẬN ÁN TIẾN SỸ BÁO CHÍ HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Vũ Hồng Thúy
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 9320101.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Đặng Thị Thu Hương
2 TS Phạm Hải Chung
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướngdẫn khoa học của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương và TS Phạm Hải Chung Các sốliệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới của luận án là trung thực và chưatừng được tác giả nào khác công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa họcnào trước đây Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về Lời cam đoan của mình
Tác giả luận án
Vũ Hồng Thuý
Trang 4Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài ―Báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia"tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các nhà khoahọc, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, cácnhà khoa học, cán bộ, giảng viên, chuyên viên của Trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viênViện Đào tạo Báo chí và Truyền thông; cán bộ, giảng viên các phòng, ban chứcnăng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Đặng Thị Thu Hương –người đã dìu dắt tôi từ những ngày đầu tiên rời ghế phổ thông trung học, bước chânvào giảng đường đại học, và đã luôn dõi theo tôi suốt chặng đường học tập, trưởngthành với một tình cảm ấm áp PGS.TS Đặng Thị Thu Hương không chỉ tận tìnhgiúp đỡ, chỉ bảo tôi hoàn thành Luận án này mà còn luôn động viên tôi vững tin,nghị lực trong cuộc sống
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Phạm Hải Chung, người
đã cùng với PGS.TS Đặng Thị Thu Hương tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận
án này
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đãluôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình tôi hoànthiện Luận án!
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Vũ Hồng Thuý
Trang 5Mục lục
Lời
cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục 1
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 5
Danh mục bảng, hình minh họa 6
Danh mục biểu đồ 7
MỞ ĐẦU 8
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 8
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
2.1 Mục đích nghiên cứu 9
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
3.1 Đối tượng nghiên cứu 9
3.2 Phạm vi nghiên cứu 10
4 Phương pháp nghiên cứu 11
4.1 Phương pháp luận 11
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 11
5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 15
5.1 Câu hỏi nghiên cứu 15
5.2 Giả thuyết nghiên cứu 15
6 Điểm mới của luận án 16
7 Đóng góp của Luận án 16
8 Kết cấu của Luận án 16
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 18
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 18
1.1.1 Những nghiên cứu về vai trò của báo chí 18
1.1.2.Nghiên cứu về báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia 20
1.1.3.Nghiên cứu về báo chí với các vấn đề khác liên quan đến rượu, bia 24
1.2 Những nghiên cứu tiêu biểu trong nước 34
Trang 61.2.1.Những nghiên cứu về vai trò của báo chí 34
1.2.2.Những nghiên cứu về báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia 45
1.3.Đánh giá chung và những điểm cần giải quyết trong luận án 50
1.3.1.Những kết quả đã đạt được từ các nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước .50
1.3.2.Những điểm hạn chế trong các nghiên cứu đã công bố 51
1.3.3.Các vấn đề cần giải quyết trong luận án 52
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 53
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA 54
2.1.Các thuật ngữ 54
2.1.1 Khái ni ệ m ― Báo chí ‖, ―Tr u y ề n thôn g ‖ 54
2.1.2 Khá i ni ệ m ―r ư ợ u ‖, ―bia‖, ―sử d ụ ng r ư ợ u , bia ở m ức độ có hại‖ 56
2.2.Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong truyền thông 60
2.2.1 Thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting) 60
2.2.2 Thuyết sử dụng và hài lòng (Uses and Gratifications) 64
2.2.3 Mô hình truyền thông 2 chiều của C.Shannon và Weaver 68
2.3.Quan điểm của Đảng, Nhà nước về tác hại của rượu, bia và vai trò của báo chí trong lĩnh vực này 72
2.4.Tiêu chí đánh giá chất lượng nội dung, hình thức, báo chí về tác hại củarượu, bia 81
2.4.1 Về nội dung 83
2.4.2 Về hình thức 86
2.4.3 Ưu điểm và hạn chế của báo in, báo điện tử khi truyền thông về tác hại của rượu, bia 87
2.4.3.1.Báo in 87
2.4.3.2.Báo điện tử 89
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 93
Chương 3 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA TRÊN 94
Trang 73.1.Giới thiệu khái quát về các báo trong diện khảo sát 94
3.1.1.Các tờ báo in 94
3.1.2.Các tờ báo điện tử 96
3.2.Tần suất, mật độ thông tin về tác hại của rượu, bia trên báo chí 98
3.3.Những khía cạnh nội dung thông tin về tác hại của rượu, bia được phản ánh trên báo chí 100
3.3.1.Tuyên truyền, phổ biến chính sách về tác hại của rượu, bia 102
3.3.2.Phản ánh việc thực thi các quy định của pháp luậtvề tác hại của rượu, bia 105
3.3.3.Nêu gương, cổ vũ người thực hiện tốt chính sách về tác hại của rượu, bia 109
3.3.4 Thông tin về tác hại của rượu, bia 110
3.3.4.1.Thông tin về tác hại của rượu, bia đối với sức khoẻ con người 110
3.3.4.2.Thông tin về tác hại của rượu, bia đối với trật tự an toàn giao thông 114
3.3.4.3.Thông tin về tác hại của rượu, bia đối với trật tự an toàn xã hội 118
3.3.4.4.Phê phán hành vi vi phạm pháp luật khi sử dụng rượu, bia 119
3.3.4.5.Xây dựng văn hoá không uống rượu, bia 121
3.3.4.6.Những vấn đề khác được phản ánh 123
3.4.Hình thức chuyển tải thông tin về tác hại của rượu, bia trên báo chí 124
3.4.1.Kết cấu tác phẩm báo chí được sử dụng 125
3.4.2.Các thể loại báo chí được sử dụng 129
3.4.3.Ngôn ngữ thể hiện 131
3.5.Thành công, hạn chế của báo chí viết về tác hại của rượu, bia 144
3.5.1.Thành công 144
3.5.2.Hạn chế 153
3.5.3.Nguyên nhân của thành công, hạn chế 156
3.5.3.1.Nguyên nhân thành công 156
3.5.3.2.Nguyên nhân hạn chế 158
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 161
Chương 4 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ 162
4.1.Những vấn đề đặt ra đối với truyền thông về tác hại của rượu, bia 162
4.1.1 Nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí về tác hại của rượu, bia 162
Trang 84.1.2 Tăng cường tần suất, mật độ truyền thông trên báo chí về tác hại của rượu,
bia…… 164
4.1.3 chíBáo cần có kế hoạch truyền thông theo từng giai đoạn của chính sách 165
4.1.4 địnhXác rõ mục tiêu, định hướng truyền thông về tác hại của rượu, bia 167
4.2.Khuyến nghị 168
4.2.1 Khuyến nghị chung đối với các cơ quan báo chí khi thông tin về tác hại của rượu, bia 168
4.2.2 Khuyến nghị đối với các cơ quan hữu quan 171
4.2.3 Khuyến nghị đối với các cơ quan báo chí thuộc diện khảo sát khi thông tin về tác hại của rượu, bia 173
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 176
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 180
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 181
TÀI LIỆU THAM KHẢO 182
Tiếng Việt 182
Tiếng Anh 187
PHỤ LỤC
Trang 9Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
ATGT An toàn giao thông
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
NĐ-CP Nghị định của Chính phủ
Nghị định 100
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắtQĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 10Danh mục bảng, hình minh họa
Bảng 2.1: Mô hình quá trình ―sử dụng và hài lòng" của Elihu Katz và Ikuo Takeuchi
66 Bảng 2 2: Mô hình truyền thông 2 chiều của Shannon và Weaver năm 1949 68Bảng 3.1: Số lượng tin, bài về tác hại của rượu, bia trên các báo chọn khảo sát từ
1/1/2020-30/6/2023 100Bảng 3.2: Số lượng, tỷ lệ tin, bài liên quan các khía cạnh nội dung thông tin về tác hại của rượu, bia được phản ánh trên báo chí 101Bảng 3.3 Thể loại tin bài báo chí viết về phòng, chống tác hại của rượu, bia 130Bảng 3.4 Lý do công chúng quan tâm tới thông tin từ báo chí về tác hại của rượu, bia Bảng 3.5 Trả lời của độc giả khi được hỏi có từng nghi ngờ báo chí không thông tin khách quan về tác hại của rượu, bia hay không 149
Trang 11Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ cách rút tít bài báo trên các báo thuộc diện khảo sát 128Biểu đồ 3.2 Chức năng của sapo trong các tác phẩm báo chí thuộc diện khảo sát 129Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sử dụng ngôn ngữ trong các bài viết về vấn đề tác hạicủa rượu, bia 132Biểu đồ 3.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sử dụng hình ảnh trong các bài viết về vấn đề tác hại của rượu, bia 134Biểu đồ 3.5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tác phẩm có sử dụng trích dẫn trong các bài viết về vấn đề tác hại của rượu, bia 134Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ tác phẩm sử dụng ảnh minh họa tĩnh, ảnh động, đồ họa trong diện khảo sát 137Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ ý nghĩa ảnh minh họa trong các tác phẩm thuộc diện khảo sát 137
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng vàmạnh mẽ trong nhận thức và trong ứng xử của xã hội, từ các cơ quan quản lý nhànước, tới người dân, đối với vấn đề sử dụng rượu, bia Rượu, bia là loại đồ uốngchứa cồn phổ biến trên khắp thế giới, được tiêu thụ trong nhiều dịp khác nhau, từbuổi tiệc đám cưới cho đến các buổi họp bạn bè Mặc dù có thể tiêu thụ một cách cótrách nhiệm và kiểm soát, tuy nhiên, tiêu thụ quá mức hoặc không kiểm soát đối vớirượu, bia có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sốngcủa con người, không chỉ giới hạn ở bệnh tật, mà còn liên quan đến tâm lý và tinhthần, nguy cơ gây tai nạn Việc kiểm soát sự tiêu thụ rượu, bia rất quan trọng để bảo
vệ sức khỏe và sự an toàn của cá nhân và xã hội
Việt Nam là một trong số các quốc gia tiêu thụ rượu, bia lớn nhất thế giới Hàngnăm, có rất nhiều người chết vì các bệnh, tai nạn liên quan đến rượu, bia Vì thếLuật Phòng chống tác hại của rượu, bia (trình Quốc hội thảo luận từ năm 2018,được Quốc hội thông qua năm 2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020) vàNghị định 100 của Chính phủ thực sự là một dấu mốc quan trọng làm thay đổi thóiquen uống rượu, bia của người Việt Nam
Báo chí không chỉ có vai trò quan trọng trong việc nhận diện tác hại của rượu,bia, mà còn có vai trò giám sát và dẫn dắt quá trình hạn chế và dần loại bỏ tác hạicủa rượu, bia trong đời sống xã hội Làm thế nào để kiềm chế, cảnh báo việc sửdụng rượu, bia ở mức độ có hại là một trong các vấn đề được nhiều quốc gia quantâm Với vai trò của mình, báo chí Việt Nam đã góp phần đồng hành cùng Chínhphủ trong việc truyền thông về tác hại của rượu, bia; cảnh báo những nguy cơ màrượu, bia có thể gây ra cho sức khỏe con người, cho trật tự an toàn giao thông, trật
tự an toàn xã hội Báo chí cũng ghi nhận những mặt tích cực từ việc sử dụng rượu,bia hợp lý; văn hóa sử dụng rượu, bia; những đóng góp của các công ty sản xuấtrượu, bia đối với nền kinh tế đất nước
Trang 13Bởi vậy, làm thế nào để báo chí thông tin về tác hại của rượu, bia vừa đảmbảo các nguyên tắc khách quan, chân thực, không cực đoan với việc sử dụng rượu,bia nhưng cũng không bị lạm dụng để quảng cáo rượu, bia là vấn đề thời sự, có tính
lý luận và thực tiễn, có tính cấp thiết, đồng thời cũng là thách thức đối với các cơquan báo chí Điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống về vai trò,chức năng của báo chí trong các lĩnh vực phát triển văn hoá, xã hội…, từ đó, chỉ racác nguyên tắc báo chí cần tuân thủ khi thông tin về những lĩnh vực tác động tới đờisống của đông đảo người dân, những lĩnh vực xã hội còn có nhiều quan điểm khácnhau Đây cũng chính là lý do để NCS chọn đề tài ―Báo chí với vấn đề tác hại củarượu, bia‖ để tiến hành nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đúc kết, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận
án nghiên cứu, đánh giá thực trạng báo chí truyền thông về tác hại của rượu, bia, từ
đó, chỉ ra những thành công và hạn chế của báo chí; đề xuất các giải pháp nâng caochất lượng báo chí thông tin về tác hại của rượu, bia
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu của các công trìnhkhoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nhằm ghi nhận những thành tựucũng như tìm ra những khoảng trống trong nghiên cứu của các công trình đi trước
để đặt ra các câu hỏi nghiên cứu của luận án
Thứ hai, khảo sát thực trạng báo chí truyền thông về vấn đề tác hại của rượu,bia, đánh giá những thành công cũng như những hạn chế, chỉ ra nguyên nhân củathành công và hạn chế về phương diện nội dung và hình thức khi thông tin về táchại của rượu, bia
Thứ ba, hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Thứ tư, đề xuất những giải pháp để khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượngcủa báo chí truyền thông về tác hại của rượu, bia,
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 14Đối tượng nghiên cứu của luận án là báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tất cả các loại hình báo chí (Phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử) đều
đề cập đến vấn đề tác hại của bia rượu Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án,NCS chọn 04 ấn phẩm báo chí in và 06 ấn phẩm báo điện tử để nghiên cứu gồm:
+ Với báo in: Báo Nhân dân; Báo Sức khỏe đời sống, Báo Giao thông vậntải, Báo Công an nhân dân,
+ Với báo điện tử: Báo Nhân dân điện tử (Nhandan.vn); Báo Sức khỏe đờisống (Suckhoedoisong.vn); Báo Giao thông vận tải (Giaothong.vn); Báo Công annhân dân điện tử (Cand.com.vn); Báo Vnexpress.net và Vietnamnet.vn
Có 3 lý do để lựa chọn các tờ báo này:
Thứ nhất, đó là những tờ báo in, báo điện tử có uy tín, có sức lan tỏa lớn
trong xã hội
Thứ hai, ở những tờ báo này, thông tin về tác hại của rượu, bia là một trong
những lĩnh vực nội dung chính, có chuyên mục riêng
Thứ ba, NCS khảo sát Báo Nhân dân để tìm hiểu các thông tin về chủ trương,
chính sách của Đảng đối với vấn đề tác hại của rượu, bia nói chung; khảo sát BáoSức khỏe đời sống để tìm hiểu việc thông tin về tác hại của rượu, bia đối với sứckhỏe; khảo sát Báo Giao thông vận tải để tìm hiểu việc thông tin về tác hại củarượu, bia đối với trật tự an toàn giao thông; khảo sát Báo Công an nhân dân để tìmhiểu các thông tin về tác hại của rượu bia đối với trật tự an toàn xã hội
Việc lựa chọn này thỏa mãn được tính cơ bản, toàn diện trong nghiên cứu
Cụ thể: Về loại hình báo chí (có cả báo in và báo điện tử); Về tần xuất xuất bản (có
cả báo ngày là Báo Nhân dân, Công an nhân dân và Báo tuần là Sức khỏe đời sống,Giao thông vận tải); về tôn chỉ, mục đích (có cả báo chính trị, chính trị - xã hội là:Báo Nhân dân, Vnexpress.net, Vietnamet.vn và báo có tính chất chuyên ngành làBáo Công an nhân dân, Báo Sức khỏe và Đời sống, Báo Giao thông vận tải), về cơquan chủ quản (6 tờ báo với 6 ấn phẩm điện tử, 4 ấn phẩm báo in thuộc 6 cơ quanchủ quản đại diện ngành, lĩnh vực khác nhau)
Trang 15Về thời gian nghiên cứu: Thời gian khảo sát trong 3,5 năm, từ 1/1/2020 (thờiđiểm Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ - CPcủa Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thôngđường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP) có hiệu lực thihành) đến 30/6/2023 Như vậy, đề tài nghiên cứu tập trung giới hạn vào quá trìnhtruyền thông về tác hại của rượu, bia.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở nhận thức lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Chủnghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh vàquan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò, chức năng của báo chí, đặcbiệt trong thông tin về tác hại của rượu, bia
Luận án vận dụng một số lý thuyết truyền thông, cụ thể là lý thuyết Thiết lậpChương trình nghị sự, Lý thuyết Sử dụng và Hài lòng, Mô hình truyền thông 2chiều của C.Shannon và Weaver để làm rõ vấn đề báo chí viết về tác hại của rượu,bia và tác động của thông tin về tác hại của rượu, bia trên báo chí tới công chúng
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng
để khảo sát, phân tích các văn bản, các chỉ thị, nghị quyết và các công trình khoahọc, sách, bài báo, nhằm hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận báo chí nói chung
có liên quan đến vai trò của báo chí Đồng thời, NCS thừa kế những kết quả nghiêncứu trước, phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứutrong luận án
Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này được sử dụng để phân
tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế về nội dung và hình thức của các tác phẩm báo chí
về vấn đề tác hại của rượu, bia từ 1/1/2020 đến 30/6/2023 trên các báo thuộc diệnkhảo sát Để tiến hành phương pháp phân tích nội dung, NCS thu thập 2.082 tin, bàiviết, tại 10 ấn phẩm trong diện khảo sát về tác hại của rượu, bia Đối với các báođiện tử, các bài viết được quét theo cụm từ khóa: ―Luật Phòng, chống tác hại củarượu, bia‖,
Trang 16―Nghị định 100‖, ―tác hại của rượu, bia‖, ―rượu, bia‖, ―nồng độ cồn‖ và một trong
Trang 17các cụm từ khóa kèm theo: ―nghiện rượu‖, ―tai nạn giao thông‖, ―bạo lực gia đình‖,
―sức khỏe‖, ―bệnh tật‖ Đối với các bài viết trên báo in, nội dung khảo sát tập trungvào các bài viết phản ánh quá trình thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.Nội dung phân tích tập trung vào các thông điệp về: Tác hại của rượu, bia đối vớisức khỏe con người; Tác hại của rượu, bia đối với trật tự an toàn giao thông; Tác hạicủa rượu, bia đối với trật tự an toàn xã hội; Phê phán hành vi vi phạm pháp luật khi
sử dụng rượu, bia; Xây dựng văn hóa không uống rượu, bia Từ đó, NCS lập bảngthống kê, phân loại cho từng tác phẩm báo chí cụ thể Bảng mã được thiết kế gồm
25 nội dung cần thu thập thuộc nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí như:chuyên mục, thể loại, nguồn gốc, mục đích, nội dung, tiêu đề, sapo, số liệu, hìnhảnh, trích dẫn , từ đó, NCS phân tích, làm rõ những thành công, hạn chế; nguyênnhân thành công, hạn chế của báo chí khi truyền thông về tác hại của rượu, bia
Phương pháp nghiên cứu trường hợp: NCS chọn các tuyến bài viết về một
số cao điểm truyền thông, chủ đề truyền thông có tính chất nổi bật trong quá trìnhthảo luận về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia; Nghị định 100 củaChính phủ để phân tích, làm rõ vai trò của báo chí đối với vấn đề tác hại của bia,rượu
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Luật Phòng, chống tác hại của rượu,
bia được triển khai trên phạm vi toàn quốc, do đó, số liệu khảo sát cần được tiếnhành trên diện rộng, để đảm bảo vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính đại diện.Trên cơ sở hiện nay nước ta được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội, gồm vùngTrung du và Miền núi phía Bắc (14 tỉnh), vùng Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh,thành phố), vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố),vùng Tây Nguyên (5 tỉnh), vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố) và vùng ĐBSCL(13 tỉnh, thành phố), NCS phát 500 bảng hỏi đến một số địa phương thuộc 6 vùng,trải dài cả 3 miền Bắc – Trung – Nam bằng bảng hỏi trực tiếp và bảng hỏi quađường link google để thăm dò ý kiến công chúng về thông tin về tác hại của rượu,bia trên báo chí nói chung Đối tượng NCS chọn để khảo sát được phân tầng theo độtuổi, là các công dân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, bao gồm cả nam và nữ; chia từngcụm mẫu, theo cụm độc giả sinh sống tại thành thị, nông thôn, miền núi,
Trang 18nhưng chủ yếu khảo sát tại khu vực thành thị và nông thôn, nơi có mật độ dân cưđông và khả năng công chúng tiếp cận nhiều hơn với thông tin từ báo chí Phiếukhảo sát công chúng được thiết kế gồm 6 câu hỏi nhằm tìm hiểu thông tin từ côngchúng về lý do công chúng quan tâm tới các quy định của pháp luật về tác hại củarượu, bia trên báo chí, mức độ tin tưởng của công chúng đối với thông tin từ báo chí
về tác hại của rượu, bia, báo nào thuộc diện khảo sát được công chúng quan tâmhơn, gợi ý của độc giả nhằm giúp báo chí truyền thông tốt hơn về tác hại của rượu,bia Thực hiện phương pháp này, NCS có thuận lợi cơ bản từ việc Báo Pháp luậtViệt Nam nơi cơ quan NCS công tác có hệ thống các Văn phòng đại diện, Vănphòng thường trú trên toàn quốc, NCS phân vùng và tiến hành khảo sát, bao gồm cảgửi bảng hỏi trực tiếp và gửi câu hỏi qua hệ thống link google Trước khi tiến hànhchính thức, NCS đã thực hiện điều tra thử với 30 công chúng tại 6 địa phương thuộc
6 vùng kinh tế trải 3 miền Bắc, Trung, Nam, sau đó điều chỉnh phiếu hỏi và thựchiện điều tra chính thức với các nhóm đối tượng công chúng thuộc 3 miền được lựachọn khảo sát Kết quả khảo sát thu về 465 phiếu hợp lệ trên 500 phiếu phát ra,trong đó, nam giới: 345 phiếu (chiếm 74%), nữ giới: 120 phiếu (chiếm 26%) Theonhóm tuổi, từ 16-18 tuổi (38 phiếu, chiếm 9% ), từ 19-30 tuổi (102 phiếu, chiếm22%), từ 31-45 tuổi (174 phiếu, chiếm 38%), từ 46-60 tuổi (143 phiếu, chiếm 30%),trên 60 tuổi (17 phiếu, chiếm 4%) Nơi cư trú: Miền Bắc: 208 phiếu, chiếm 45%;Miền Trung: 177 phiếu, chiếm 38%; Miền Nam: 80 phiếu, chiếm 17% Trong đó,
có 298 độc giả, chiếm 64% trả lời có biết đến Luật Phòng chống tác hại của rượu,bia và 191 độc giả, chiếm 41% trả lời biết đến Luật phòng chống tác hại của rượu,bia qua kênh báo chí Đáng chú ý: 430 độc giả, chiếm 92% trả lời có quan tâm tớithông tin từ báo chí về tác hại của rượu, bia Đây là một phương pháp cần thiết để
đo hiệu quả tác động của báo chí truyền thông về vấn đề tác hại của rượu, bia vớicông chúng
Phương pháp phỏng vấn nhóm: NCS chọn 03 tuyến bài gồm các bài viết về
tác hại của rượu, bia đối với sức khoẻ; tác hại của rượu, bia đối với trật tự an toàn
xã hội; hoạt động thực thi chính sách về phòng, chống tác hại của rượu, bia của các
Trang 19lực lượng chức năng trên 03 báo trong số 06 Báo được khảo sát Ba tuyến bài được chọn để phỏng vấn nhóm gồm:
Tuyến bài ―Xử lý vi phạm nồng độ cồn‖ trên Báo Giaothong.vn
(https://www.baogiaothong.vn/chu-de/xu-ly-vi-pham-nong-do-con-128.htm)
(1) https://www.baogiaothong.vn/loi-nong-do-con-hon-2200-tai-xe-phai-vay-xe- ve- nha-trong-ngay-dau-nghi-le-192587789.htm
(2) https://atgt.baogiaothong.vn/nhung-luu-y-de-lai-xe-an-toan-dip-nghi-le-304- 192589165.htm
Tuyến bài ―Lạm dụng rượu, bia‖ trên báo Suckhoedoisong.vn (https://suckhoedoisong.vn/lam-dung-ruou-bia.html)
(1) do-con-sau-khi-uong-ruou-bia-169230220161401695.htm
https://suckhoedoisong.vn/vach-tran-nhung-lam-tuong-ve-meo-giam-nong-(2) https://suckhoedoisong.vn/tac-hai-cua-bia-ruou-va-cach-giai-ruou-can-thuoc- nam-long-de-tet-vui-ma-van-khoe-169230110144328038.htm
(3) https://suckhoedoisong.vn/nhung-tac-dong-tieu-cuc-lau-dai-cua-viec-uong- ruou-voi-suc-khoe-169221011151226167.htm
Tuyến bài trên Vietnamnet.vn về trường hợp một tài xế có nồng độ cồn kịchkhung, khi điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn giao thông ở Đà Nẵngkhiến 3 người chết
(1)https://vietnamnet.vn/o-to-ban-tai-tong-xe-may-o-da-nang-3-nguoi-tu-vong- 2091644.html
(2) nong-do-con-kich-khung-2091724.html
https://vietnamnet.vn/tai-xe-gay-tai-nan-khien-3-nguoi-chet-o-da-nang-co-(3)https://vietnamnet.vn/khoi-to-tai-xe-su-dung-ruou-bia-gay-tai-nan-khien-3- nguoi-chet-2098985.html
Đối tượng lựa chọn phỏng vấn nhóm gồm: lái xe, bác sỹ, công chức, viênchức, nhân viên truyền thông, cảnh sát giao thông, người lao động phổ thông, nộitrợ, cán bộ hưu trí, mỗi nhóm 3 - 4 người
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng qua hình thức
đặt câu hỏi với 13 người là lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, các Ủy
Trang 20ban của Quốc hội; Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y
tế, Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo cơ quan báo chí, luật sư, đội ngũ tổ chức nộidung của các Tòa soạn và những nhà báo trực tiếp sản xuất tin tức về vấn đề tác hạicủa rượu, bia trên một số báo để làm rõ thêm các vấn đề cần thiết mà ở bảng hỏichưa giải quyết được Những kết quả của phỏng vấn sâu là một trong những cơ sởđánh giá về vai trò, sự tác động của báo chí đối với vấn đề tác hại của rượu, bia.Những nội dung phỏng vấn kết hợp với những kết quả khảo sát sẽ giúp NCS đánhgiá được nhiều nội dung liên quan
Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: được dùng để phân tích,đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra những thành công,hạn chế, nguyên nhân cùng những thách thức đối với đội ngũ nhà báo, các cơquan báo chí trong việc thông tinvề vấn đề tác hại của rượu, bia
5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đặt ra 3 câu hỏi và 3 giả thuyết nghiên cứu Cụ thể như sau:
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những thách thức nào cần giải quyết khi báo chí thông tin về vấn đề tác
hại của rượu, bia?
Câu hỏi 2: Sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí, nhận thức của công chúng về tác
hại của rượu, bia đã thay đổi như thế nào?
Câu hỏi 3: Cần làm gì để nâng cao chất lượng thông tin về tác hại của rượu, bia trên
báo chí?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Thông tin về tác hại của rượu, bia trên báo chí chưa đa dạng, báo chí
chưa chủ động được nguồn thông tin, còn phụ thuộc vào các cao điểm ra quân củacác cơ quan chức năng
Giả thuyết 2: Công chúng đã thay đổi nhận thức, hành vi khi tiếp nhận thông tin về
tác hại của rượu, bia từ báo chí
Giả thuyết 3: Báo chí có thể nâng cao chất lượng thông tin về tác hại của rượu, bia
Trang 216 Điểm mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về báo chí tham gia thông tin
về tác hại của rượu bia Luận án không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu nào trướcđây Luận án làm rõ được lý luận và thực tiễn về báo chí đối với vấn đề tác hại củarượu, bia, từ đó, dựng lên một khung lý thuyết để làm cơ sở cho báo chí đảm bảonguyên tắc khách quan, chân thực khi thông tin về tác hại của rượu, bia Trên cơ sở
lý thuyết và kết quả khảo sát cụ thể, luận án đề xuất những giải pháp nhằm giảiquyết giúp báo chí chuyển tải tới công chúng những thông tin khách quan, chânthực, hiệu quả về những vấn đề liên quan tới tác hại của rượu, bia
7 Đóng góp của Luận án
Về lý luận: Đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện,
sâu sắc về báo chí đối với vấn đề tác hại của rượu, bia Luận án có thể là tài liệutham khảo có hệ thống cho các cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông, các nhà nghiêncứu về lĩnh vực báo chí, truyền thông, kinh tế, y tế, xã hội Kết quả của luận án cóthể gợi mở những hướng nghiên cứu mới về báo chí đối với vấn đề tác hại của rượu,bia
Về thực tiễn: Luận án có thể là một tài liệu tham khảo, giúp các nhà lãnh đạo,
quản lý báo chí, truyền thông có thêm cơ sở để xây dựng các chính sách về quản lý,đào tạo báo chí phù hợp với sự phát triển của truyền thông, báo chí hiện đại Đặcbiệt, luận án có thể là tư liệu tham khảo như cho các Tổng Biên tập, người đứng đầucác cơ quan báo chí, đội ngũ tổ chức sản xuất tin tức và các nhà báo trong quá trìnhchỉ đạo, biên tập và thực hiện tác phẩm báo chí đảm bảo tính khách quan, chânthực, hấp dẫn, củng cố niềm tin của công chúng đối khi tiếp nhận thông tin từ báochí
8 Kết cấu của Luận án
Ngoài ra phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục hình
vẽ, bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, mục lục, phụ lục, nội dung chính của luận ángồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trang 22Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của báo chí đối với vấn đề tác hại
của rượu, bia
Chương 3: Thực trạng báo chí về tác hại của rượu, bia
Chương 4: Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị
Trang 23Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong Chương này, luận án sẽ phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trên thếgiới và Việt Nam trên các bình diện: (1) Những nghiên cứu về vai trò của báo chí.(2) Những nghiên cứu về báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia Cụ thể như sau:
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1 Những nghiên cứu về vai trò của báo chí
Trong tập Sổ tay của Nhà xuất bản Routledge về chính sách có tên ―Truyền
thông đại chúng và hoạch định chính sách‖ xuất bản năm 2012, Stuart Soroka,
Andrea Lawlor, Stephen Farnsworth, Lori Young khẳng định, các phương tiệntruyền thông đại chúng có thể và thường đóng một vai trò quan trọng trong việchoạch định chính sách, có tác động thường xuyên và rõ rệt đến chính sách Vai tròcủa truyền thông không chỉ quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình chính sách
mà trong suốt quá trình chính sách Truyền thông có thể thu hút và duy trì sự chú ýcủa công chúng đối với các vấn đề cụ thể Họ có thể thay đổi chiều hướng trongcuộc tranh luận chính sách bằng cách đóng khung hoặc xác định một vấn đề thôngqua việc sử dụng đối thoại hoặc phản biện để thuyết phục hoặc can ngăn côngchúng Truyền thông có thể thu hút sự chú ý đến những người tham gia vào quátrình chính sách và có thể hỗ trợ, hoặc cản trở mục tiêu của họ bằng cách nêu bật vaitrò của họ trong việc hoạch định chính sách Phương tiện truyền thông có thể hoạtđộng như một cầu nối quan trọng giữa chính phủ và công chúng, thông báo chocông chúng về các hành động và chính sách của chính phủ, đồng thời giúp truyềnđạt phản ứng của công chúng đối với hành động và chính sách của Chính phủ tớicác quan chức chính phủ [94]
Trong nghiên cứu ―Truyền thông đại chúng và quy trình chính sách‖ xuấtbản ngày 31/8/2016, Annelise Russell, Maraam Dwidar và Bryan D Jones cho biết,các nhà nghiên cứu truyền thông nhận thấy, sự chú ý của người dân đối với các vấn
đề là sức mạnh của truyền thông trong việc thiết lập chương trình nghị sự của quốcgia, thông qua việc tập trung sự chú ý vào một số vấn đề công cộng quan trọng Cóđiều, vai trò của truyền thông trong việc thiết lập chương trình nghị sự của quốc gialại không được các nhà nghiên cứu về chính sách chú trọng nhiều Dựa trên cách
Trang 24tiếp cận tích hợp các nghiên cứu về chính sách và truyền thông, nhóm tác giả chorằng các nhà nghiên cứu trong các nghiên cứu về hệ thống chính trị, dư luận xã hội
và quy trình chính sách phải coi vai trò của truyền thông như một thể chế chính trị.Các thể chế chính trị có các chuẩn mực định hình tương tác hàng ngày với quy trìnhchính sách, và các cơ quan truyền thông là một trong nhiều tác nhân chính sách màhoạt động và tổ chức của các cơ quan hiện diện thường xuyên trong hệ thống chínhtrị Số lượng và nội dung tin tức có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình truyềnthông chính sách công và các phương tiện truyền thông được công nhận là một phầnkhông thể thiếu của hệ thống phản hồi chính sách [70]
Để phân tích vai trò của truyền thông ở Kenya trong việc tác động đến chínhsách công liên quan đến việc bán và tiêu thụ bia bất hợp pháp, tác giả ChristineMwangi phân tích nội dung đưa tin trên hai tờ báo hàng ngày hàng đầu của Kenyatrong khoảng thời gian 10 năm (2005-2015) Trong nghiên cứu ―Truyền thông ảnhhưởng tới chính sách công ở Kenya: Trường hợp tiêu thụ bia bất hợp pháp‖ đượccông bố năm 2018, tác giả nhận thấy việc đưa tin rộng rãi, nhất quán và theo sự vụtrên các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng đến hành động của chính phủ, kéotheo những thay đổi về chính sách Tác giả cho rằng, các phương tiện truyền thông
đã làm tốt việc lựa chọn thông tin đăng tải để các nhà hoạch chính sách nắm đượctình hình và có phản ứng chính sách phù hợp
Theo Christine Mwangi, ví dụ rõ ràng nhất cho thấy truyền thông có ảnhhưởng đến thực thi chính sách tại Kenya là việc, vào tháng 5/2014, báo chí Kenya
đã đưa tin tức với tần suất dày đặc, hàng ngày về nguy cơ từ việc sản xuất bia bấthợp pháp Báo chí Kenya cũng đăng tải ý kiến của người dân bày tỏ sự thất vọngtrước những động thái của chính phủ nhằm giải quyết mối đe dọa do việc sản xuất
đồ uống có cồn bất hợp pháp mang lại Kết quả là, Chính phủ Kenya sau đó đã cóhàng loạt những động thái mạnh mẽ như cách chức người đứng đầu cơ quan phụtrách ngăn chặn tình trạng lạm dụng đồ uống có cồn và thuốc lá và cơ quan chốnghàng giả cùng hàng loạt các quan chức khác; phát động chiến dịch quy mô lớnnhằm tiêu hủy những loại đồ có cồn sản xuất không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng,
Trang 25Nhóm tác giả F El-Jardali, Lama Bou Karroum, Lamya Bawab, Ola Kdouh,Farah El-Sayed, Hala Rachidi, Malak Makki trong nghiên cứu ―Đưa tin về sứckhỏe trên báo in ở Lebanon: Bằng chứng, chất lượng và vai trò trong việc thông tinhoạch định chính sách‖ đăng tải ngày 26/8/2015 trên tạp chí PLOS One‖ cho biết đãphân tích việc đưa tin về các vấn đề liên quan đến sức khỏe trên các phương tiệntruyền thông Lebanon; thực hiện các cuộc phỏng vấn với 27 nhà báo, các nhànghiên cứu và nhà hoạch định chính sách về vai trò của truyền thông trong việchoạch định chính sách y tế và tổ chức một hội thảo về vấn đề này Kết quả cho thấy,các nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu xem truyền thông là một công cụquan trọng cho các chính sách y tế dựa trên bằng chứng Tuy nhiên, cũng có những
ý kiến bày tỏ quan ngại về thực tiễn và năng lực của truyền thông trong việc đảmnhận vai trò nêu trên [85]
Trong nghiên cứu ―Vai trò của truyền thông trong hoạch định chính sách:tham khảo đặc biệt về Afghanistan‖ đăng trên Tạp chí tổng hợp nghiên cứu nghệthuật và nhân văn tháng 11/2022, Farooq Jan Mangal khẳng định, các phương tiệntruyền thông đại chúng (báo hình, báo tiếng và báo viết) có vai trò ngày càng quantrọng trong việc hoạch định chính sách Truyền thông là nguồn thông tin lớn nhấtcủa công chúng về chính sách công và cũng là nguồn cung cấp thông tin chính vềnhiều vấn đề, bao gồm từ thủ tục hành chính, thay đổi chính sách, dư luận cho đến
bê bối chính trị Vai trò thường xuyên của truyền thông là phản ánh quy trình chínhsách, các tác nhân trong quy trình này và phản ứng của công chúng đối với chínhsách Truyền thông không phải lúc nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trìnhhoạch định chính sách mà đôi khi ảnh hưởng đến cuộc tranh luận về chính sách,thông qua việc tác động trực tiếp đến các nhà hoạch định chính sách, thúc đẩy cáclựa chọn chính sách một cách có hệ thống hoặc thông qua việc gây ảnh hưởng đếnquan điểm của người dân [84]
1.1.2 Nghiên cứu về báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia
Theo báo cáo Tổng quan về tình hình ung thư tại Australia năm 2014 củaViện Y tế và phúc lợi Australia, năm 2014, ước tính có 123.920 người Australiađược chẩn đoán mắc bệnh ung thư (không bao gồm một số dạng ung thư da vì ung
Trang 26thư dạng này không được coi là bệnh nghiêm trọng ở Australia) Hơn một nửa(55%) số ca ung thư được chẩn đoán ở Australia là nam giới Năm 2014, các bệnhung thư phổ biến nhất được báo cáo là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng(ruột), ung thư vú ở nữ giới, u ác tính ở da và ung thư phổi Từ năm 1982 đến năm
2014, số ca ung thư mới được chẩn đoán ở Australia đã tăng hơn gấp đôi, từ 47.417
ca lên 123.920 ca Trong các yếu tố có nguy cơ dẫn đến ung thư được nêu trong báocáo có việc uống rượu Theo báo cáo, uống rượu là một yếu tố nguy cơ quan trọngđối với bệnh ung thư Nguy cơ ung thư tăng theo lượng rượu tiêu thụ Các bệnh ungthư liên quan đến việc uống rượu được thống kê gồm ung thư vú (ở nữ), ung thư đạitràng và trực tràng, ung thư thanh quản, ung thư gan, ung thư thực quản, ung thưkhoang miệng (môi, miệng, lưỡi), và ung thư hầu họng [74]
Trong nghiên cứu ―Nghiên cứu về tin tức trên báo chí Australia về mối liên
hệ giữa rượu và ung thư trong giai đoạn 2005 tới 2013‖ đăng trên Tạp chí BMCPublic Health, nhóm tác giả Jaklin Eliott, Andrew John Forster, JoshuaMcDonough, Kathryn Bowd and Shona Crabb cho biết đã sử dụng thuật ngữ
―rượu và ung thư‖ để tìm kiếm 354 đầu báo tại Australia có trên Cơ sở dữ liệuFactiva từ ngày 1/1/2005 đến ngày 31/12/2013, để xác định được 8.177 bài viếtdùng trong nghiên cứu Theo kết quả nghiên cứu, trong thời gian 9 năm, có 197 đầubáo có ít nhất một bài viết đề cập đến mối liên hệ giữa rượu và ung thư, với 1.502bài báo đáp ứng các tiêu chí khảo sát Các tờ báo hàng ngày của các bang là nơiđăng nhiều bài viết về nội dung này nhất, tiếp sau đó là báo hàng ngày ở cấp khuvực Số lượng bài báo viết về mối liên hệ giữa rượu và ung thư được xuất bản tạiAustralia đã tăng qua các năm, từ 119 bài trong năm 2005 lên thành 182 vào năm
2013, tăng mạnh lên thành 229 bài viết vào năm 2009 và 271 bài trong năm 2011.Trong số này, 95% các bài viết (cụ thể là 1.425 bài) có tuyên bố rằng rượu gây ungthư, 6% (93 bài) khẳng định rượu ngăn ngừa hoặc không gây ung thư và 1% (16bài) đề cập đến cả 2 quan điểm
Tuy nhiên, chỉ có 16% (244 bài viết) phân tích tập trung, rõ ràng vào mốiliên hệ giữa rượu và ung thư, còn hầu hết các bài viết lồng ghép thông điệp về mối
Trang 27quan đến sức khỏe Trong số các bài viết tập trung vào mối liên hệ giữa ung thư vàrượu, hầu hết (228 bài viết) khẳng định rượu là nguyên nhân gây ung thư, với sốlượng bài viết hàng năm dao động từ 11 đến 75, trung bình là 13 bài (tức là mỗitháng chỉ có hơn 1 bài viết) Con số này tăng từ 11 bài trong năm 2005 lên tới đỉnhđiểm là 75 bài vào năm 2009, sau đó giảm xuống còn 11 vào năm 2013.
Theo thời gian, tỷ lệ các bài viết nêu quan điểm rượu gây ung thư và khônggây ung thư cùng tăng lên (với con số tương ứng 85:15 vào năm 2005; 95:5 vàonăm 2013) Mối liên hệ giữa rượu và ung thư có xu hướng không được đề cập ngay
ở đầu các bài báo và hiếm khi được nêu ở phần tiêu đề bài viết
Từ những phân tích trên, nhóm tác giả cho rằng, tuyên bố rằng rượu lànguyên nhân gây ung thư thường xuyên được báo chí Australia đề cập, nhưng thôngđiệp này có thể bị ―ẩn‖ bên trong hoặc bị lu mờ bởi các thông tin về sức khỏe khác.Tác động của thông điệp rằng việc uống rượu (bất kể số lượng hay chủng loại) sẽlàm tăng nguy cơ ung thư cũng có khả năng bị lấp liếm bởi những ngôn từ ngụ ýrằng có một mức độ an toàn về lượng rượu tiêu thụ, hoặc rượu không gây ra, hoặc
có thể ngăn ngừa ung thư [87]
Dù rượu là nguyên nhân chính gây tử vong sớm có thể phòng ngừa được,nhưng nhiều người Australia vẫn tiêu thụ rượu ở mức độ gây nguy hiểm cho sứckhỏe của họ Vì vậy, trong các năm 2001, 2007, 2009, Hội đồng Nghiên cứu Y học
và Sức khỏe Quốc gia (NHMRC) Australia đã xây dựng các hướng dẫn để thôngbáo cho người Australia về cách giảm thiểu cả những rủi ro ngắn hạn liên quan đếnviệc tiêu thụ rượu (vài giờ sau khi uống, tức là tăng nguy cơ chấn thương và tử vong
do suy giảm chức năng nhận thức) và rủi ro suốt đời (nguy cơ bệnh tật trong suốtcuộc đời, tức là tỷ lệ mắc bệnh/tử vong do các bệnh như tim mạch, ung thư và tiểuđường) Trong những hướng dẫn này, NHMRC đưa ra khuyến nghị về lượng rượutiêu thụ và lượng rượu tiêu thụ chấp nhận được mỗi lần đối với nam giới và phụ nữ
để giảm nguy cơ liên quan đến rượu trong thời gian trước mắt và rủi ro bệnh tật suốtđời
Trong nghiên cứu ―Hướng dẫn của NHMRC Australia về việc tiêu thụ rượu
và mô tả các hướng dẫn trên báo in: phân tích nội dung của các tờ báo Australia‖
Trang 28đăng trên Tạp chí Y tế Công cộng Australia và New Zealand tập 42, Số 1, tháng2/2018, nhóm tác giả Bronwyn M Wolfaardt, Aimee L Brownbill, MohammadAfzal Mahmood, Jacqueline A Bowden chỉ ra rằng, từ năm 1999 đến năm 2014,
172 bài báo viết về hướng dẫn tiêu thụ rượu của NHMRC đã được đăng trên 24 tờbáo của Australia Phần lớn các bài báo được đăng trên các tờ tuần báo (76,2%) và
có mức độ nổi bật thấp (61,6%), cụ thể là được đăng ở trang 6 trở đi, chỉ có 10 bài(5,8%) xuất hiện trên trang nhất Số lượng bài báo được xuất bản thay đổi đáng kểgiữa các năm, với sự gia tăng đáng kể về số lượng bài báo xuất hiện trước thời điểmban hành hướng dẫn năm 2007 Trong số 14 chủ đề chính được xác định, ―hướngdẫn của NHMRC‖ là chủ đề chiếm ưu thế nhất (36,0% số bài viết), tiếp theo là
―uống rượu khi mang thai hoặc đang cho con bú‖ (26,7% bài viết) và ―uống rượusay‖ (12,2%) Chỉ có 4 bài báo thảo luận chủ đề chính là ―tiêu thụ rượu gây hại chosức khỏe‖ Theo nhóm nghiên cứu, dù các bản tin liên quan đến vấn đề rượu ởAustralia đã tăng lên theo thời gian, nhưng chỉ có 172 bài báo trong khoảng thờigian 15 năm đề cập đến các hướng dẫn của NHMRC dưới một số hình thức; hầu hếttrong số đó lại ở vị trí ít được chú ý trên tờ chí Xu hướng tương tự cũng được thấytrên các phương tiện truyền thông Australia từ năm 2005 đến năm 2010, với số bàiviết thấp hơn nhiều so với việc các bản tin về các vấn đề như kiểm soát thuốc lá.Điều này cho thấy rằng mặc dù việc tiêu thụ rượu đã trở thành một vấn đề ngàycàng đáng chú ý ở Australia nhưng các hướng dẫn dựa trên bằng chứng màNHMRC đưa ra lại không được thảo luận, đưa tin nhiều [73]
Lạm dụng rượu và nghiện rượu trong giới trẻ đã trở thành gánh nặng toàncầu, cản trở sự phát triển, gây tổn thất lớn về kinh tế cho việc điều trị và tư vấn chocác nạn nhân của chứng nghiện rượu cũng như tình trạng bạo lực gia đình ngàycàng gia tăng Tại Uganda, rượu là một trong những nguyên nhân chính trong các
vụ tai nạn giao thông đường bộ và các tội phạm khác Trong nghiên cứu ―Các yếu
tố ảnh hưởng đến tình trạng nghiện rượu của thanh niên ở khu Ishaka, thành phốBushenyi Ishaka‖ đăng trên tạp chí Khoa học Thực nghiệm INOSR số tháng4/2023, tác giả Solomon Magezi tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc
Trang 29Tác giả đã chọn tổng cộng 96 người tham gia nghiên cứu Kết quả cho thấy,hầu hết những người được hỏi (63%) bày tỏ tán thành cao với nhận định rằng cácvấn đề tâm thần như trầm cảm hoặc lo lắng có thể dẫn đến chứng nghiện rượu ở giớitrẻ trong khi chỉ 6% không đồng ý với nhận định này 63,5% những người được hỏihoàn toàn đồng ý rằng cha mẹ, anh chị em ruột có thể ảnh hưởng đến xu hướngthanh niên nghiện rượu Đặc biệt, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 56% ngườiđược hỏi hoàn toàn đồng ý rằng truyền thông có thể ảnh hưởng đến xu hướngnghiện rượu trong giới trẻ trong khi chỉ có 5% không đồng ý với nhận định này.Theo tác giả, ngày nay, thanh niên đang tiếp cận với nhiều tin tức cũng như cácquảng cáo về việc uống rượu Kết quả nghiên cứu này tán thành với những ý kiếnđưa ra trước đó rằng cảnh tượng uống rượu khi xuất hiện trên truyền thông thườngtrở nên gợi cảm và vui vẻ Trong số các khuyến nghị được đưa ra trong nghiên cứu
có việc giảm thiểu các quảng cáo về rượu trên các phương tiện truyền thông đạichúng [93]
Michael D George dẫn các nghiên cứu cho thấy có từ 40 đến 60% tài xếuống rượu trước hoặc trong khi lái xe đã uống rượu tại các quán bar, quán rượu, nhàhàng và câu lạc bộ Trong số này, đa số người lái xe đã uống rượu tại các cơ sở bánrượu được cấp phép Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp can thiệp phòng ngừa tạicác cơ sở phục vụ rượu để giảm tình trạng phục vụ rượu quá mức cho khách hàng,
từ đó giảm thiểu việc uống rượu và lái xe cũng như ngăn ngừa tai nạn giao thông dorượu là rất cần thiết
1.1.3 Nghiên cứu về báo chí với các vấn đề khác liên quan đến rượu, bia
Trong nghiên cứu ―Truyền hình Australia đưa tin về rượu, sức khỏe và cácchính sách liên quan, giai đoạn 2005 đến 2010: hàm ý đối với việc vận động chínhsách liên quan đến rượu‖ đăng trên Tạp chí Y tế cộng đồng Australia và NewZealand, số 36, xuất bản tháng 12/2012, trang 503-598, GS Simon Chapman và tácgiả Andrea S Fogarty, thuộc trường Đại học y tế công, Đại học Sydney cho biết,các vấn đề liên quan đến rượu là tâm điểm chú ý của các bản tin và phóng sự trêntruyền hình Australia Qua phân tích nội dung của 612 bản tin về vấn đề rượu, cáctác giả nhận thấy, 69,2% các bản tin và phóng sự trên truyền hình Australia được
Trang 30đăng tải sau khi xảy ra một vụ việc nghiêm trọng hoặc một phát hiện mới liên quanđến rượu được công bố 30,2% những bản tin tập trung vào tác hại liên quan tớirượu và 19% đề cập đến vấn đề ―uống rượu say‖ 75,3% các bản tin đưa tin
về những tác động tích cực và tiêu cực đến sức khỏe do rượu, nhưng chủ yếu tậptrung vào những hậu quả ngắn hạn 63% đề cập đến chính sách kiểm soát rượu, tuynhiên, hơn 10% tổng số bản tin không đề cập đến chính sách cụ thể nào
Từ đó, các tác giả nhận định, các vấn đề liên quan đến rượu bia luôn là tâmđiểm của báo giới Tuy nhiên, truyền thông ít tập trung tới những hậu quả về lâu dàiđối với sức khỏe do rượu gây ra hoặc đưa ra các giải pháp chính sách hiệu quả đểhạn chế những hậu quả này Nhóm tác giả khuyến nghị, thay vì chỉ đề cập đến táchại của rượu, việc vận động chính sách về vấn đề này cần tập trung phân tích cácnguy cơ về lâu dài do rượu gây ra đối với sức khỏe, về các chính sách đang có, hiệuquả cũng như lập luận để ủng hộ việc áp dụng những chính sách này [80]
Tại Anh, J Nicholls trong nghiên cứu ―Báo chí Anh đưa tin về rượu: Phântích về tin tức trên truyền hình và báo chí‖ công bố ngày 26/4/2011 đã phân tíchđịnh lượng nội dung trên 7 tờ báo hàng ngày và 4 chương trình truyền hình tronghai giai đoạn mẫu: từ ngày 20/12/2008 đến 2/1/2009 và từ ngày 15 đến 22/3/2009.Theo tác giả, các bản tin nhấn mạnh đến những hậu quả tiêu cực do rượu gây ra, đặcbiệt là tình trạng bạo lực, lái xe trong tình trạng say rượu và những ảnh hưởng lâudài đến sức khỏe - đặc biệt là bệnh gan Theo nghiên cứu, những bản tin về việcngười nổi tiếng say xỉn là phổ biến Tác giả cũng chỉ ra rằng, có sự khác biệt liênquan đến giới tính rõ ràng trong các bản tin về tác hại của việc uống rượu, theo đó,các bản tin về tình trạng nam giới uống rượu thường có liên quan đến bạo lực, trongkhi tin tức về nữ giới uống rượu thường là liên quan đến việc say rượu Các siêu thịđược xác định là nguyên nhân chính dẫn tới việc uống rượu và rượu giá rẻ được coi
là mối đe dọa lớn hơn so với việc nới lỏng quy định cấp phép bán rượu
Nghiên cứu ―Truyền thông và ảnh hưởng của ngành công nghiệp rượu:Phân tích mức độ đưa tin của các phương tiện truyền thông về nhãn cảnh báo rượu
có thông điệp về bệnh ung thư ở Canada và Ireland‖ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Trang 31Nour
Trang 32Schoueri-Mychasiw, Tim Stockwell, David Hammond, Thomas K Greenfield,Jonathan McGavock & Erin Hobinđã xem xét một cách có hệ thống các bài báođược xuất bản trong giai đoạn 2017–2019 đề cập đến một nghiên cứu học thuật vềcảnh báo tác hại của rượu trên nhãn (AWL) ở Yukon, Canada (gọi tắt là Nghiên cứuYakon), và các điều khoản ghi nhãn trong Dự luật Y tế công cộng (Rượu) ở Ireland(gọi tắt là Dự luật Ireland) Cả nghiên cứu và dự luật đều đề cập đến việc dán nhãnchứa cảnh báo về bệnh ung thư trên các chai rượu.
Nhóm nghiên cứu đã xác định được 38 bài báo liên quan đến Nghiên cứuYukon và 37 bài viết liên quan đến Dự luật Ireland trong khung thời gian đã địnhđáp ứng các tiêu chí đưa ra phân tích Kết quả cho thấy, 68,4% bài báo đưa tin vềNghiên cứu Yukon và 18,9% đưa tin về Dự luật Ireland ủng hộ AWL có thông điệp
về bệnh ung thư Trong khi đó, việc đưa tin về Dự luật Ireland chủ yếu phản đốiviệc dán các nhãn cảnh báo về bệnh ung thư và nhất quán nêu quan điểm của ngànhrượu Các lập luận trong ngành rượu nhằm phản đối việc dán nhãn ung thư thườngbóp méo hoặc phủ nhận một cách dứt khoát tính hợp lệ của thông điệp về ung thưdựa trên bằng chứng trên các nhãn dán Từ đó, nhóm tác giả đưa ra nhận định rằng,các bản tin về AWL kèm theo thông điệp về bệnh ung thư được ủng hộ ở Canadanhiều hơn ở Ireland, nơi quan điểm của ngành công nghiệp rượu luôn được đề cao.Việc nâng cao nhận thức về các chiến lược truyền thông trong ngành công nghiệprượu có thể tăng cường sự ủng hộ của công chúng đối với các biện pháp kiểm soátrượu [89]
Trong nghiên cứu ―Tin tức về rượu trên báo chí California: Tần suất, mức
độ nổi bật và khuôn khổ‖, trên Tạp chí Chính sách Y tế Công cộng tập 23, trang172– 190 (2002), Sonja L Myhre, Melissa Nichols Saphir, June A Flora, KimAmmann Howard & Emily McChesney Gonzalez đã đánh giá tần suất và bản chấtcủa việc đề cập đến rượu trong nội dung bản tin được rút ra từ một mẫu ngẫu nhiêngồm chín tờ báo ở California từ tháng 9/1997 đến tháng 6/1998 Kết quả nghiên cứuchỉ ra rằng rượu được nhắc đến ít nhất một lần mỗi ngày trên các tờ nhật báo vàđược đề cập với tần suất thường xuyên hơn trên các tờ báo nhỏ hơn Rượu thường
Trang 33đẩy tiêu thụ
Trang 34rượu Các bài báo về chấn thương và lái xe trong tình trạng say xỉn nhận được nhiều
sự chú ý hơn những câu chuyện khác đề cập đến rượu Bất chấp tần suất tương đối
về vấn đề uống rượu trong các tin tức về chấn thương, những bản tin này hiếm khiđóng khung với bất kỳ tình trạng sức khỏe nào Từ đó, tác giả cho rằng những ngườiủng hộ sức khỏe cộng đồng nên nỗ lực hướng tới việc tăng tần suất và cải thiện việcđưa tin về rượu trên báo chí.Từ việc phân tích 10.212 kết quả và 24 nghiên cứu trêntám cơ sở dữ liệu, nhóm tác giả Ben Young, Sarah Lewis, Srinivasa VittalKatikireddi, Linda Bauld, Martine Stead, Kathryn Angus, Mhairi Campbell, ShonaHilton, James Thomas, Kate Hinds, Adela Ashie và Tessa Langley trong nghiên cứu
―Hiệu quả của các chiến dịch truyền thông đại chúng nhằm giảm thiểu tiêu thụ vàtác hại của rượu: Đánh giá có hệ thống‖ chỉ ra rằng, hầu hết các chiến dịch sử dụngtruyền hình, đài phát thanh kết hợp với các kênh truyền thông khác được thực hiện
ở các nước phát triển và có chất lượng kém Dựa trên 13 nghiên cứu đo lường,nhóm tác giả cho biết, có rất ít bằng chứng về việc giảm tiêu thụ rượu liên quan đếnviệc tiếp xúc với các chiến dịch truyền thông Do vậy, nghiên cứu đưa ra kết luậnrằng các chiến dịch truyền thông về sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đạichúng về rượu thường được người dân nhắc đến và có đạt được những thay đổi vềkiến thức, thái độ và niềm tin của họ về rượu nhưng có rất ít bằng chứng về việcgiảm tiêu thụ rượu sau những chiến dịch đó [92]
Trong nghiên cứu ―Truyền thông đại chúng là nhà sư phạm về rượu chomọi người? Tác động của việc mô tả những tác hại của rượu và ảnh hưởng bởi đặctính người xem‖, Mira Mayrhofer và Brigitte Naderer được đăng tải ngày 5/10/2017chỉ ra rằng các phương tiện thông tin đại chúng có thể đóng vai trò quan trọng nhưmột nhà giáo dục về tác hại của rượu Tuy nhiên, hiệu ứng của việc này là rất khácnhau đối với các nhóm người xem khác nhau Vì vậy, những nỗ lực tác động đếnngười xem theo hướng để họ có lối sống lành mạnh hơn phải được điều chỉnh phùhợp với nhóm đối tượng Đặc biệt, việc mô tả các hậu quả tiêu cực dường như làmột con đường quan trọng để tiếp cận các nhóm có nguy cơ cao, chẳng hạn nhưnhững người nghiện rượu nặng, và làm cho các kết quả tiêu cực của việc uống rượu
Trang 35(ABLA),
Trang 36theo đó yêu cầu phải dán cảnh báo về sức khỏe trên nhãn của tất cả các hộp đựng đồuống có cồn được sản xuất, nhập khẩu hoặc đóng chai để bán hoặc phân phối tại
Mỹ Trong nghiên cứu ―Đưa tin về các vấn đề về đồ uống có cồn trên báo in ở Mỹgiai đoạn 1985-1991‖ trên Tạp chí Y tế Công cộng Mỹ (AJPH) tháng 10/1999, P HLemmens, P A Vaeth và T K Greenfield đã đánh giá về việc mô tả các vấn đề liênquan đến rượu trên các báo in ở Mỹ trong khoảng thời gian 7 năm thực hiện Đạoluật ABLA Qua phân tích 15% bài báo được đăng tải trên 5 tờ báo quốc gia của Mỹviết về đồ uống có cồn được xuất bản từ năm 1985 tới năm 1991 Kết quả cho thấy,
số lượng bài viết liên quan đến chứng nghiện rượu trong thời gian nghiên cứu đãgiảm nhẹ, trong khi số lượng bài viết về tác động nói chung của rượu đến sức khỏelại tăng lên Báo chí Mỹ không quá chú trọng Đạo luật ABLA Hầu hết các bài viết
để sử dụng thông tin từ các nguồn tin trong chính quyền và mô tả về rượu một cáchtrung lập hoặc tiêu cực Nghiên cứu cũng cho thấy sự tiếp nối trong xu hướng đượcghi nhận từ những năm 1960 trên báo in ở Mỹ, theo đó báo chí ngày càng nhấnmạnh đến những vấn đề về sức khỏe cộng đồng do rượu và không chú trọng đến cáckhía cạnh lâm sàng của chứng nghiện rượu như trước đó [91]
Ung thư vú là nguyên nhân đứng hàng thứ hai trong số các ca tử vong do ungthư và tỷ lệ ung thư phát triển xâm lấn trong đời là 1/8 Trong khi đó, theo Khảo sátphỏng vấn sức khỏe quốc gia, hơn 60% phụ nữ Mỹ uống rượu ít nhất là ở mức độvừa phải Nếu rượu gây ra bệnh ung thư vú, ước tính có khoảng 14% trường hợp cóthể được ngăn chặn bằng các biện pháp can thiệp hiệu quả Hơn 50 nghiên cứu vềmối quan hệ giữa ung thư vú do rượu đã được báo cáo trong các tài liệu y khoa từnăm 1974 Trong nghiên cứu ―Mối liên quan giữa rượu và ung thư vú: nghiên cứuđược báo chí phổ biến đưa tin‖ đăng trên Tạp chí y tế cộng đồng Am J số tháng8/1995, F Houn, M A Bober, E E Huerta, S D Hursting, S Lemon, và D L Weed đãphân tích các bài báo từ các tạp chí khoa học và trên các báo và tạp chí xuất bản từngày 1/1/1985 đến ngày 1/7/1992 được lấy từ sáu cơ sở dữ liệu trực tuyến Nhómtác giả đã thống kê được 58 bài báo khoa học về mối quan hệ giữa rượu và ung thư
vú, 64 bài viết trên các báo và 23 bài viết trên các tạp chí Các bài viết trích dẫn 11
Trang 37đưa ra các khuyến nghị về hành vi cho công chúng Tỷ lệ bài viết dẫn các nghiêncứu theo hướng tích cực là 75%, nghiên cứu tiêu cực là 18%, và nghiên cứu trunglập chiếm 6% và một số nghiên cứu không xác định được tác giả hoặc năm công bốnên không được phân tích Phân tích các từ dùng để miêu tả nguy cơ của rượu đốivới bệnh ung thư vú cho thấy rằng từ ―khả năng‖ và ―rủi ro‖ được sử dụng trong71% số bài viết, ―tỷ lệ tăng/giảm rủi ro hoặc khả năng‖ được sử dụng trong 63%bài viết và từ ―có liên quan‖ hoặc ―liên hệ‖ được sử dụng trong 58% bài viết Vớinhận định phần lớn các nghiên cứu khoa học về mối liên hệ giữa rượu và ung thư vú
đã không được chú trọng trong các bài viết trên báo chí, nhóm tác giả khuyến nghịcác nhà nghiên cứu và báo chí phổ thông tăng cường cung cấp thông tin cho côngchúng về các vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng [86]
Trong nghiên cứu ―Ngăn chặn các vấn đề liên quan đến rượu ở Mỹ thôngqua chính sách: Chiến dịch truyền thông, phương pháp điều chỉnh và can thiệp môitrường‖ của nhóm tác giả Norman Giesbrecht &Thomas K Greenfield đăng trênTạp chí The Journal of Primary Prevention tháng 9/2003, nhóm tác giả đã cung cấpmột cái nhìn tổng quan về một số chiến lược chung để giảm các vấn đề liên quanđến uống rượu, bao gồm kiểm soát quảng cáo rượu và quảng cáo truy cập; luật pháp
và các quy định liên quan đến tuổi uống rượu hợp pháp tối thiểu, dịch vụ cho trẻ vịthành niên, uống rượu và lái xe; các biện pháp môi trường liên quan đến giá rượu,mật độ của các cửa hàng, sự can thiệp của bộ máy quản lý, hệ thống kiểm soát vàcác can thiệp dựa vào cộng đồng Các tác giả khẳng định, các vấn đề liên quan đếnrượu là kết quả của sự tương tác giữa các cá nhân và các nhóm với môi trường pháp
lý và xã hội trong đó uống rượu xảy ra Nhiều chiến lược được thiết kế để thay đổimôi trường đã được chứng minh là có tầm quan trọng ảnh hưởng đến các vấn đềliên quan đến rượu Cùng với những chính sách mới, càng ngày, công chúng càngquan tâm hơn tới những tác hại của rượu bia Bởi vậy, bên cạnh việc muốn duy trìlợi nhuận từ rượu, bia, các nước cũng cần phải áp dụng hiệu quả các chính sáchphòng, chống tác hại của chúng Một nghiên cứu chuyên sâu về ―Rượu trêncác phương tiện truyền thông đại chúng và việc uống rượu của thanh thiếu niên‖củanhóm tác giả Connolly GM, Casswell S, Zhang JF, Silva PA, đăng trên Tạp chí
Trang 38Trung tâm quốc gia về thông tin công nghệ sinh học Hoa Kỳ tháng 10/1994 chỉ rarằng, việc uống rượu của thanh thiếu niên ở các độ tuổi khảo sát 13, 15, 18 có liênquan tới vấn đề truyền thông về rượu trên các phương tiện truyền thông đại chúng.Đáng chú ý, không thấy có mối liên hệ nào giữa việc quảng cáo thương mại về rượu
và việc tiêu thụ rượu giữa đàn ông và phụ nữ nhưng nghiên cứu lại nhận thấp nhữngphụ nữ trẻ xem ti vi nhiều giờ hơn đã uống nhiều rượu mạnh hơn Nghiên cứu củaHenry Saffer (2000) đã chỉ ra rằng, thói quen sử dụng rượu bia của người dân nóichung có ảnh hưởng từ quảng cáo Mỗi lệnh cấm quảng cáo bia hoặc rượu trêntruyền hình, phát thanh hoặc báo in làm giảm 5% tiêu thụ rượu bia Thêm mỗi lệnhcấm quảng cáo cả bia và rượu sẽ làm giảm 8% tiêu thụ rượu bia (Nghiên cứu sửdụng số liệu của 20 quốc gia qua 25 năm) 83
Tương tự, phân tích dữ liệu điều tra quốc gia Mỹ cho thấy: một lệnh cấmtoàn bộ quảng cáo bia và rượu trên 5 kênh truyền thông ở Mỹ gồm kênh thể thao
TV, kênh radio thể thao; quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên báo và tạp chí, sẽgiảm 24% tỷ lệ thanh thiếu niên say rượu bia hàng tháng Những quốc gia cấmquảng cáo rượu mạnh trên truyền hình và đài phát thanh có tỷ lệ tiêu thụ rượu biathấp hơn 16% và tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông thấp hơn 10% so với quốc giakhông cấm Những quốc gia cấm quảng cáo cả bia và rượu trên truyền hình và phátthanh có tỷ lệ tiêu thụ rượu bia thấp hơn 11% và tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thôngthấp hơn 23% so với quốc gia chỉ cấm quảng cáo rượu mạnh (Nghiên cứu phân tích
dữ liệu của 17 quốc gia qua 13 năm 83
Nếu chỉ cấm quảng cáo bia và rượu trên truyền hình mà không cấm trênradio, báo in và quảng cáo ngoài trời thì cũng đã cứu sống 2.000 đến 3.000 ngườimỗi năm tránh khỏi tử vong do tai nạn giao thông Nếu loại bỏ việc giảm trừ thuếvới các quảng cáo bia và rượu sẽ làm giảm 27% quảng cáo bia và rượu, giảm 2.300trường hợp tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm
Liên minh Châu Âu đã từng tiến hành đánh giá toàn diện về ảnh hưởng củaquảng cáo rượu, bia tới thói quen sử dụng thức uống này của người dân và cho biết,cấm quảng cáo rượu bia là một trong 3 biện pháp có chi phí – hiệu quả cao nhất
Trang 39Ở Châu Öc, cấm toàn bộ quảng cáo rượu bia là một trong 2 biện pháp có chiphí – hiệu quả cao nhất để giảm tác hại của rượu bia ở Öc, cùng với biện pháp tăngthuế Ở Mỹ, nhà chức trách áp dụng nhiều giải pháp nhưng trong đó có 2 giải phápđược đánh giá mang lại nhiều hiệu quả nhất là cấm quảng cáo và tăng thuế rượu bia.Nếu các biện pháp này không được thực thi, ước tính 55.259 trường hợp tử vong docác vấn đề sức khỏe liên quan đến rượu bia gây ra trong 4 triệu người Mỹ lứa tuổi20.
Từ nhiều nghiên cứu khác nhau, các chuyên gia trên thế giới đều khẳng định,
ở lứa tuổi dễ bắt chước, việc quảng cáo rượu, bia trên truyền hình có thể làm giatăng việc bắt đầu sử dụng rượu, bia ở người trẻ Do bị ảnh hưởng từ những hình ảnh
về sử dụng rượu, bia trên quảng cáo, nhiều người trẻ coi sử dụng rượu, bia như làmột biểu hiện của tuổi trưởng thành, một hành vi thể hiện giá trị bản thân, thay vìnhìn thấy những tác hại của sử dụng rượu, bia 82
Đối với phim ảnh, tác dụng từ những quảng cáo rượu, bia trá hình hoặc vôtình, hoặc cố ý còn nguy hại hơn việc người trẻ thu nhận thông tin từ quảng cáo trên
ti vi Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, nếu một trẻ vị thành niên tiếp xúc càng nhiềuvới những bộ phim có cảnh uống rượu, bia, thì khả năng trẻ này có nguy cơ uốngrượu, bia càng sớm Điều này càng chứng minh sự tác động đối với thanh niên.Theo đó, khi nam giới 18-29 tuổi được xem phiên bản gốc của bộ phim có hình ảnh
sử dụng rượu bia thì mức độ tiêu thụ rượu bia tăng gấp 2 lần so với những nam giớichỉ được xem phiên bản kiểm duyệt của chính bộ phim đó đã gỡ bỏ những hình ảnh
sử dụng rượu bia Như vậy, kết quả các nghiên cứu đều khẳng định, việc phải kiểmsoát quảng cáo, khuyến mại rượu bia là có căn cứ và đây là một biện pháp hiệu quảcao làm giảm tiêu thụ rượu bia, làm giảm tai nạn giao thông, giảm gánh nặng bệnhtật do sử dụng rượu bia
Trong nền văn hóa Séc, rượu được chấp nhận rộng rãi, dù tiêu thụ nhiều đồuống có cồn là một trong yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khỏe và tỷ
lệ tử vong ở người dân nước này Cộng hòa Séc nằm trong số các nước có mức tiêuthụ rượu bình quân đầu người cao nhất thế giới Theo một báo cáo nghiên cứu của
Trang 40Viện Y tế Công cộng Quốc gia Séc, có tới 20% dân số trưởng thành ở Séc có xuhướng sử dụng rượu hoặc có nguy cơ nghiện rượu.
Trong nghiên cứu có tên ―Truyền thông mô tả về rượu không đúng với táchại thực sự, trường hợp của Cộng hòa Séc‖ đăng trên Tạp chí Y tế công cộng CentEur J tháng 12/2019, nhóm tác giả Kateřina Zachová, Benjamin Petruželka,Miroslav Barták, Vladimír Rogalewicz ở trường Đại học Charles, Praha, Cộng hòaSéc đã phân tích việc truyền thông mô tả về tác hại của việc uống rượu Theo đó,nhóm đã khảo sát 903 bài báo được đăng tải trên các tờ báo in, báo điện tử, đài phátthanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian 30 ngày, từ ngày 17/9 đến ngày18/10/2017 Tiêu chí để lựa chọn các bài báo này là có từ ―rượu‖ và ―nghiệnrượu‖ cùng ít nhất một từ hoặc cụm từ bao gồm ―giá cả‖, ―say rượu‖, ―tai nạn giaothông‖,
―tội phạm‖, ―bạo lực‖, ―thiệt hại‖, ―hậu quả‖, ―quán rượu‖, ―bia/rượu/vodka/rum‖,
―tiệc‖, ―kiểm tra hơi thở‖, ―ngưỡng‖, ―kiểm tra‖, ―sức khỏe‖, ―uống rượu‖,
―giải trí‖, ―trẻ em‖, ―nghiện ngập‖ [90]
Sau đó, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng và định tính hỗnhợp để phân tích nội dung của các bài viết nhằm làm rõ tần suất báo chí đề cập đếncác tác hại cả trước mắt và lâu dài do việc sử dụng rượu gây ra Theo kết quả nghiêncứu, số lượng các bài viết mô tả việc sử dụng rượu có hại nhiều hơn đáng kể so với
có lợi (lần lượt là 398 bài viết và 30 bài viết) Song, các bài viết mô tả tác hại củarượu lại tập trung quá mức vào những hậu quả ngắn hạn do tình trạng say rượu gây
ra, như phạm tội, tai nạn giao thông, được thể hiện quá mức (411 bài viết); trong khicác bài báo mô tả tác động của việc sử dụng rượu đối với sức khỏe, gia đình và xãhội, cũng như chi phí kinh tế hoặc các vấn đề môi trường lại ít hơn rất nhiều (194bài viết) Cũng theo kết quả nghiên cứu, hơn một nửa các bài báo lấy nguồn tin từcảnh sát và tòa án; trong khi thông tin từ các bác sĩ, các nhà xã hội học và cácchuyên gia lại rất ít được nêu Từ đó, nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng truyền thôngmiêu tả những tác hại do sử dụng rượu gây ra không tương xứng với những tác hạithực sự của nó đối với xã hội Nhóm tác giả khuyến nghị tăng cường thông tin về