1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

các câu hỏi Nhận định về luật lao động năm mới nhất

17 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Câu Hỏi Nhận Định Về Luật Lao Động Năm Mới Nhất
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 32,35 KB
File đính kèm nhận định lao động.rar (30 KB)

Nội dung

các bài tập câu hỏi nhận định đúng sai có giải thích và nêu cơ sở pháp lý về học phần luật lao động mới nhất Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật người lao động khi hết thời hiệu sai; Người sử dụng lao động được ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động với người lao động nhận định là sai; Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra. Sai

Trang 1

NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI, GIẢI THÍCH VÀ NÊU CƠ SỞ PHÁP LÝ?

1 Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật người lao động khi hết thời hiệu.

Nhận định SAI vì, khi đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại K1 Điều 123 nhưng vì không được xử lý kỷ luật đối với NLĐ đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122( đang nghỉ ốm đau, đang mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi,…) thì nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật nhưng không quá 60 kể từ ngày hết thời gian nêu trên CSPL: k4 Điều 122 và K1Điều 123 LBLĐ 2019

2 Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra.

Nhận định SAI vì, Khi người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất thì không phải trường hợp nào cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra mà tùy vào từng trường hợp, tùy vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế,… mà sẽ bồi thường một phần, toàn bộ hoặc không phải bồi thường CSPL: khoản 2 Điều 129 và khoản 1 Điều 130 BLLĐ 2019

3 Người lao động đi làm vào ngày chủ nhật thì được trả ít nhất

là 200% lương.

Nhận định ĐÚNG vì, người lao động đi làm đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần (ngày chủ nhật), ít nhất bằng 200% lương CSPL: điểm b khoản 1 Điều 98 BLLĐ

2019 Sai khoản 3 Điều 98 BLLĐ 2019

4 Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì không được trả lương ngừng việc.

Trang 2

Nhận định SAI vì, những người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì vẫn được trả lương trong thời gian ngừng việc Mức lương này sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu CSPL: khoản 2 Điều 99 và khoản 1 Điều 207 BLLĐ 2019

5 Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Nhận định SAI, vì chỉ đối với người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên (ban hành nội quy lao động bằng văn bản) mới phải đăng ký nội quy lao động với cơ quan nhà nước, còn nếu NSDLĐ sử dụng dưới 10 NLĐ ban hành bằng văn bản thì không bắt phải đăng ký tại cơ quan QLNN về lao động thuộc UBND cấp tỉnh mà thời điểm phát sinh hiệu lực của nội quy lao động sẽ do NSDLĐ quyết định trong nội quy lao động CSPL: k1 Điều 119; Điều 121 BLLĐ 2019 và Điều 69 Nghi định số 145/2020/NĐ-CP

6 Thời giờ làm thêm không vượt quá 50% so với thời giờ làm việc bình thường của người lao động.

Nhận định SAI vì NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm giờ phải đảm bảo số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc trong ngày thôi còn đối với thời giờ làm việc trong tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày; không quá 40 giờ trong một tháng CSPL: khoản

1 Điều 107 BLLĐ 2019

7 Người sử dụng lao động được toàn quyền quy định trong nội quy lao động về các hành vi vi phạm và các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng với các hành vi vi phạm đó.

Trang 3

Nhận định SAI, vì NSDLĐ được quyền ban hành nội quy lao động nhưng nội dung của nội quy lao động không được trái với quy định của pháp luật về lao động

và quy định của pháp luật khác có liên quan CSPL: khoản 2 Điều 118 BLLĐ 2019

8 Người sử dụng lao động không ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì không có quyền xử lý kỷ luật lao động.

Nhận định SAI vì, nếu NSDLĐ không ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng đã thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động trong hợp đồng lao động hoặc pháp luật về lao động có quy định thì NSDLĐ có quyền xử lý kỷ luật lao động cSPL: khoản 3 Điều 127 BLLĐ và K1 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

9 Thời giờ làm việc bình thường của người lao động do các bên thỏa thuận nhưng không quá 10 giờ ngày và 48 giờ/tuần

Nhận định SAI vì NSDLĐ có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho NLĐ biết (chứ không phải

do các bên thỏa thuận); trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 trong 01 ngày và không quá 48h trong một tuần CSPL: khoản 2 Điều 105 BLLĐ 2019

10 Tai nạn xảy ra đối với người lao động ngoài giờ làm việc và ngoài nơi làm việc không phải là tai nạn lao động.

Nhận định SAI vì, tai nạn lao động ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì vẫn được coi là tai nạn lao động CSPL: khoản 8 Điều 3 và Điều 45 Luật An tòa vệ sinh lao động 2015

Trang 4

11 Chỉ có người đại diện theo pháp luật bên phía người sử dụng lao động mới có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động.

Nhận định SAI vì Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động( có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người được ủy quyền theo quy định của PL, người đứng đầu cơ quan,

tổ chức có tư cách pháp nhân, cá nhân trực tiếp sử dụng lao động) hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động CSPL: khoản 3 Điều 18 BLLĐ và điểm khoản 2 Điều 69 NĐ số145/2020/NĐ-CP

12 Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm kể từ ngày các bên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.

Nhận định SAI vì tranh chấp lao động tập thể gồm 2 loại là: TCLĐ tập thể về quyền và TCLĐ tập thể về lợi ích

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền gồm Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài và Tòa án tương đương với thời hiệu là: 06 tháng,

09 tháng và 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm CSPL: Điều 194 BLLĐ 2019

13 Người lao động nhận được thông báo nhưng không đến dự phiên họp xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động được quyền tiến hành xử

lý kỷ luật vắng mặt người lao động.

Nhận định SAI vì đối với những trường hợp mặc dù người sử dụng lao động

đã thông báo thời gian, địa điểm tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động nhưng NLĐ không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì NSDLĐ vẫn tiến hành họp xử

Trang 5

lý kỷ luật lao động Việc xử lý kỷ luật NLĐ trong trường hợp này được coi là hợp pháp, trừ một số trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ quy định tại khoản 4, 5 Điều 122 Do vậy, nếu không rơi vào các trường hợp pháp tại k4,5 Điều 122 thì NSDLĐ được quyền tiến hành xử lý kỷ luật vắng mặt người lao động khi đã thông báo nhưng không đến dự phiên họp xử lý kỷ luật CSPL: khoản 4,

5 Điều 122 BLLĐ và Điều 70 NĐ số 145/2020/NĐ-CP

14 Người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ

Nhận định SAI vì chỉ có 02 trường hợp là: do thôi việc, mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ Do vậy, nếu NLĐ còn làm việc hoặc vì lý do khác thì không được thanh toán khoản này CSPL: khoản 3 Điều 113 và k3 Điều 67, Điều 65

NĐ 145/2020/NĐ-CP

I NHẬN ĐỊNH 1.Người lao động giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định tại khoản 1; khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm 2013

1 Khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có sự thỏa thuận với người lao động.

Sai Căn cứ Khoản 2 Điều 29 Bộ Luật lao động 2019 quy định người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết ít nhất 3 ngày và thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động

2 Luật lao động không điều chỉnh các quan hệ lao động trong cơ quan nhà nước.

Trang 6

3 Người sử dụng lao động được ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Sai Căn cứ Khoản 5 Điều 18 Bộ Luật lao động 2019 quy định Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động

4 Các bên chỉ có thể giao kết tối đa hai lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Đúng Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 20 Bộ Luật lao động 2019 quy định Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Như vậy, hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ được ký tối đa 2 lần Việc định ký 03 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn là vi phạm quy định của pháp luật

5 Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động.

Sai Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

Trang 7

6 Khi chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải trả 85% lương công việc theo hợp đồng lao động.

Sai Căn cứ Khoản 3 Điều 29 Bộ Luật lao động quy định Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu

7 Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động thì quan hệ lao động chấm dứt.

Sai Căn cứ Khoản 2 Điều 153 Bộ Luật lao động 2019 quy định Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

8 Người lao động bị chấm dứt quan hệ lao động do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ thì được trả trợ cấp mất việc làm.

Sai Căn cứ Khoản 5 Điều 42 Bộ Luật lao động 2019 trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của

bộ luật này

9 Người sử dụng lao động và người lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian người lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Sai Căn cứ Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật lao động 2019 lao động nữ mang thai có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có

Trang 8

quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc

sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi

10 Người lao động có đủ 12 tháng làm việc trở lên cho một người sử dụng lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ sẽ được nhận 2 tháng trợ cấp mất việc làm.

Đúng Căn cứ Khoản 1 Điều 47 Bộ Luật lao động 2019 quy định

11 Trong mọi trường hợp, người lao động phải trực tiếp giao kết và thực hiện hợp đồng lao động.

Sai vì Đ14 Bộ Luật lao động 2019 quy định

1 Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên trong đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên.

Sai vì trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều

36 là Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì không phải trả trợ cấp thôi việc Cspl: Đ36, Đ46 BLLĐ 2019

2 Người lao động nghỉ năm ngày liên tục mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật sa thải

Sai vì không phải trường hợp hình thức xử lý kỷ luật sa thải mà là trường hợp Khi bị áp dụng biện pháp sa thải, người lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động mà không được hưởng trợ cấp thôi việc

Trang 9

Trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao dộng phải nghỉ việc nhưng sẽ được nhận trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng các điều kiện Cspl: khoản 4 Điều 125, đ36 BLLĐ 2019

3 Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

Sai vì hoặc là người được quy định cụ thể trong nội quy lao động thì cũng là người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

Cspl: khoản 3 Điều 18 BLLĐ 2019, Điểm i K2 Điều 69 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP

4 Đối với những quan hệ lao động không xác lập trên cơ sở ký kết hợp đồng lao động thì Luật Lao động không điều chỉnh.

Sai vì đối với hình thức hợp đồng lao động bằng lời nói không cần phải ký kết nhưng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của BLLĐ 2019 Cspl: khoản 2 Điều 14 BLLĐ 2019

5 Thời giờ làm việc bình thường của người lao động do các bên thỏa thuận nhưng không quá 10 giờ ngày và 48 giờ/tuần

Sai vì Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần Nhưng người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết nếu theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần Cspl: Đ105 BLLĐ 2019

6 Tiền lương của người lao động được nhận ít nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.

Sai vì không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường Cspl: k1, Đ91 BLLĐ 2019

Trang 10

7 Người lao động chỉ được nghỉ hàng năm sau khi đã có thời gian làm việc đủ 12 tháng trở lên.

Sai vì người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì cũng được với số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc Cspl: khoản 1 và khoản 2 Điều 113 BLLĐ 2019

8 Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật khi người lao động đang mắc bệnh tâm thần.

Đúng vì không xử lý kỷ luật lao động đối với lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần; hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình Do đó người sử dụng lao động khi đã thuê người lao động bị mắc các bệnh như vậy; thì cần tạo điều kiện cho người lao động Cspl: k5, Đ122 BLLĐ 2019

9 Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Sai Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác Cspl: k1, Đ75 BLLĐ 2019

10 Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động thì hợp đồng lao động mà họ đã giao kết bị tuyên bố vô hiệu.

Sai vì có những trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nên không bị tuyên bố vô hiệu Cspl: Điều 154 BLLĐ 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP

Phần 2

Ngày đăng: 01/02/2024, 11:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w