1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nghệ thuật nói chuyện xã giao hằng ngày

173 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ Thuật Nói Chuyện Xã Giao Hằng Ngày
Tác giả Đức Thành
Người hướng dẫn Lê Tiến Dũng
Trường học Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin
Thể loại sách
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 9,44 MB

Nội dung

Trên tay mình đây là cuốn Nghệ thuật nói chuyện và xã giao hằng ngày của tác giả Kỳ Anh và Ngọc Đức biên soạn, mình vô cùng thích cuốn sách này. Sau khi đọc xong đã cho mình biết bao trải nghiệm mà mình chưa được biết đến. Trên sách trình bày những nét lớn về phép xã giao lịch sự trong xã hội nước ta hiện nay, bao gồm một số điều thuộc về phong tục tập quán truyền thống và một số nguyên tắc xã giao theo tập quán của các nước phương Tây mà ngày nay được xem như có tính quốc tế. Việt Nam ta được biết đến với truyền thống yêu nước nồng nàn, cũng như truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Phong tục tập quán là một trong những nét cơ bản thể hiện rõ nét nhất cho truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc ấy. Dẫn nhập sách là một định nghĩa về phép xã giao lịch sự mình xin được trích dẫn: Phép lịch sử xã giao là chiếc cầu nối quan trọng các mối quan hệ nhân sinh, nó thường được xem là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn hóa giáo dục của một người”. Bằng những giải thích và suy luận sắc của mình tác giả đã làm rõ định nghĩa trên đi từ nguồn cho đến đời sống hiện nay đã cho thấy tầm quan trọng của phép lịch sự xã giao mà các bạn trẻ có thể học hỏi và hiểu biết về các vấn đề xã giao cho phù hợp ở đây tác giả đã có những kết luận vô cùng hay và rõ ràng: “Biết phép lịch sự xã giao và vận dụng nó vào cuộc sống một cách khôn khéo là điều cần thiết và rất quan trọng, khi bạn muốn trở thành một người thành đạt. Tư cách của một người được thể hiện qua thái độ, hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói, dáng đi kiểu đứng, cách ăn mặc,… Cho nên, học hỏi rèn luyện mọi hành động, thái độ cho đúng phép xã giao lịch sự cũng được xem là trau dồi nhân cách bản thân.” Bằng cách lập luận của mình tác giả đã đi từ phép xã giao trong việc chào hỏi, từ những cái chào hỏi cho đến những cái bắt tay, hay những cái ôm hôn của phương tây được trình bày khá cụ thể mà bạn muốn đọc ngay tức thì. Đi qua quyển sách bạn có thể đọc rất rõ ràng các nội dung vô cùng hấp dẫn: từ những lời giới thiệu, tìm hiểu về những động tác và cử chỉ lịch sự, những hành động khi thăm viếngtặng quàthư từ, rồi từ những động tác và cử chỉ lịch sự cho đến việc ăn uốnghút thuốc được trình bày vô cùng dễ hiểu, đến kế là phép lịch sự trong trang phục, trang sức đây là phần rất hấp dẫn và vô cùng thu hút mình, tại vì sao? Bởi vì, khi gặp một người nhất là ngay ở gần gặp đầu tiên, đặc biệt là trong một cuộc phỏng vấn xin việc hay một lần hẹn hò đầu tiên với bạn gái, trang phục của bạn sẽ tạo được thiện cảm, và sự thu hút đối với người đối diện. “Tuy trang phục không làm nên con người nhưng nó thể hiện cho chúng ta thấy tính cách, trình độ và bản chất của người sử dụng nó. Phục sức là một nghệ thuật mang tính hài hòa thẩm mỹ, biết cách phục sức càng làm tăng giá trị thẩm giá của mình”. Đó là phép lịch sự trong trang phục được tác giả đề cập cho ta cách nhìn rõ về trang phục, trang sức. Và đều mình cảm thấy thích thú nữa ở quyển sách đó là tác giả đã đề cặp đến phép xã giao trong quan hệ gia đình, gia tộc. Ngày nay nhiều người quan niệm rằng trong nhà cần gì phải lễ nghi, khách sáo. Dành những lời tốt đẹp, ý đẹp, những cử chỉ thái độ trìu mến, hài hoài cho nhau đã tạo nên một gia đình vô cùng hạnh phúc. Tác giả đã làm rõ các mối quan hệ trong gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ, anh em cũng như vợ chồng, con cái có thể thấy sách phù hợp với mọi lứa tuổi. Với ông bà, cha mẹ chúng ta phải yêu thương, kính trọng, hiếu thảo. Tác giả đã phân tích tâm lí người già vô cùng hay. “Tâm lý của người già là ưa thích con cháu hỏi xin ý kiến. Hơn nữa ở người lớn tuổi kinh nghiệm sống là cả một kho tàng, mà kho tàng đó luôn mở rộng cửa đón chào con cái.” Hay nói về lý tưởng con cháu “Chung quy, đạo làm người thời kính, yêu thương, quý trọng ông bà cha mẹ cũng giống như người tu hành vậy, tất cả đều phải xuất phát từ tấm lòng mà ra. Tâm có thẳng, việc mới ngay. Không có một nguyên tắc, luật lệ, nghi thức nào trong vấn đề này cả. Mọi hình thức khách sáo đêu không thể chấp nhận với ông bà, cha mẹ.” Và rất nhiều mối quan hệ khác nữa bao gồm:đối với ông bà, cha mẹ vợ (chồng), bà con thân thuộc, với anh em ruột thịt, vợ chồng cũng như con cái. Những vấn đề thường gặp được nêu bật ra được. Bằng cách đọc hết quyển sách bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho bản thân mình, tôi tin tưởng nó vô cùng hiệu quả nếu bạn thường xuyên luyện tập, chúng ta phải áp dụng thật tinh tế, tự nhiên, thoải mái, đó là cả một nghệ thuật.

Ngày đăng: 01/02/2024, 08:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w