Vũ Thị Lành Trang 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG---MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MAYXUẤT KHẨU MINH THÀNHKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
Khái niệm, phân loại và vai trò của vốn trong doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của nền kinh tế, với chức năng chủ yếu là tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu xã hội và nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì điều đầu tiên mang tính chất bắt buộc đối với bất kì một doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển được đều phải có nguồn tài chính đủ mạnh Vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và ngày càng hoàn thiện, tiêu biểu có các cách hiểu như sau của một số nhà kinh tế học thuộc các trường phái kinh tế khác nhau Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn với góc độ hiện vật Họ cho rằng, vốn là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh Cách hiểu này phù hợp với trình độ quản lý còn sơ khai – giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện và bắt đầu phát triển.
Một số nhà kinh tế học khác cho rằng vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hóa, dịch vụ như tài sản chính mà còn cả các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp đã tích lũy được, trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín, lợi thế của doanh nghiệp.
Có thể nói, vốn của doanh nghiệp là biểu hiện của tiền được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời, vốn là năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn được biểu hiện rất đa dạng, là tiền mặt, phân xưởng, nguyên nhiên vật liệu máy móc thiết bị, nhân lực, tri thức… nhưng cuối cùng chúng được kết tinh vào sản phẩm, khi sản phẩm được tiêu thụ tất cả các hình thức đó lại trở thành tiền tệ.
Vốn là đại diện cho một lượng giá trị tài sản nhất định: Điều này có nghĩa là vốn biểu hiện cho những tài sản hữu hình như: nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị…; tài sản vô hình như: nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm Với tư cách này, các tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không bị mất đi mà thu hồi được giá trị.
Vốn được vận động và sinh lời:
Sự vận động của vốn được khái quát như sau:
Như vậy sẽ có các khả năng xảy ra:
T’>T : quá trình sản xuất kinh doanh có lợi nhuận
T’=T : kinh doanh trong tình trạng hòa vốn
T’