Đặt vấn đề- Trục khuỷu trục cơ là một bộ chi tiết của động cơ đốt trong, có nhiệm vụ biếnchuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục.- Trong quá trình làm việc của đ
Trang 1KHOA CÔNG NGHỆ
TIỂU LUẬN CÔNG NGHỆ PHỤC HỒI CHI TIẾT MÁY
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Nhựt Duy Nguyễn Văn Toàn
MSSV: B1504067
Ngành: Cơ Khí Chế Biến - K41
Tiểu luân công nghệ
Trang 2Công nghệ phục hồi chi tiết máy
1 Đặt vấn đề
- Trục khuỷu (trục cơ) là một bộ chi tiết của động cơ đốt trong, có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục
- Trong quá trình làm việc của động cơ đốt trong, các cổ biên tiếp xúc trực tiếp với bạc biên qua màng dầu bôi trơn làm việc trong điều kiện ma sát, va đập, nung nóng Nhất là trong quá trình vận hành vì một lý do nào đó mà màng dầu bôi trơn không còn tác dụng hoặc tác dụng kém thì ma sát giữa cổ biên và bạc biên rất lớn làm cho cổ biên bị mòn Từ đó làm giảm công suất, hiệu suất, cũng như tăng tiêu hao nhiên liệu khi vận hành, giảm độ tin cậy làm việc của động cơ
Vì vậy những trục khuỷu mòn cần được phục hồi lại theo tiêu chuẩn hoặc thay mới
2 Lựa chọn đề đài
- Phục hồi cổ trục, cổ biên, trục khuỷu (trục cơ) bị mòn
Tiểu luân công nghệ
Trang 33 Nguyên nhân gây hư hỏng
- Nguyên nhân gây ra mòn các cổ trục, cổ biên là do:
o Phải chịu lực ma sát lớn.
o Chịu lực ly tâm, chịu áp lực, nhiệt độ cao.
o Bị thiếu dầu bôi trơn hoặc dầu bôi trơn bẩn.
o Bị oxy hóa, ăn mòn bởi dầu bôi trơn.
o Phải làm việc trong điều kiện chịu ma sát, va đập, nung nóng.
Do đó làm tăng khe hở lắp ghép giữa trục và bạc, gây giảm áp suất dầu bôi trơn và phát sinh tiếng va đập khi động cơ làm việc
Tiểu luân công nghệ
Trang 4Công nghệ phục hồi chi tiết máy
4.1 Cơ sở lý thuyết của phương pháp lựa chọn phục hồi chi tiết máy
- Dựa trên cơ sở chức năng của chi tiết, khả năng làm việc của chi tiết vượt qua giới hạn của chi tiết vượt qua giới hạn cho phép trong cụm máy mà ta tiến hành kiểm tra xác định và phân loại hư hỏng Từ đó tìm ra quy trình phục hồi hư hỏng một cách ngắn nhất nhưng đảm bảo khả năng làm việc bình thường của chi tiết vơi giá thành thấp nhất
Phụ thuộc vào: đặc điểm cấu tạo của chi tiết, điều kiện làm việc của chi tiết, giá trị của hao mòn, giá thành phục hồi, giá của chi tiết mới
4.2 Quy trình phục hồi cổ trục, cổ biên, trục khuỷu (trục cơ) bị mòn
- Phục hồi trục khuỷu sẽ tiết kiệm được vật liệu và kinh tế mà vẫn đảm bảo khả năng làm việc không kém so vớ trục khuỷu thay thế
- Trục khuỷu bị mòn, rỗ hay xây xước nhẹ chưa vượt quá giới hạn cho phép thì dùng giấy nhám mịn và dầu nhờn để để đánh bóng bề mặt hết rỗ, hết xước và tiếp tục sử dụng
- Khi cổ trục và cổ biên của trục khuỷu bị mòn quá giới hạn cho phép thì phải tiến hành mài lại trên máy mài chuyên dùng đến kích thước sủa chữa Sau khi mài xong dùng dạ hoặc da có bôi thuốc đánh bóng hay dùng giấy nhám mịn có bôi dầu hoả quấn lên cổ trục, cho trục khuỷu quay với tốc độ
40 - 60 vòng/phút để đánh bóng đạt độ bóng yêu cầu
- Khi cổ trục khuỷu đã mòn hết kích thước sửa chữa nhỏ nhất thì có thể dùng phương pháp phun đắp thép hoặc mạ thép, sau đó mài lại để phục hồi kích thước tiêu chuẩn Chú ý không làm tắc lỗ dầu, các mép lỗ phải dùng đá dầu để mài lại cho vát
Tiểu luân công nghệ
Trang 5- Phục hồi trục khuỷu đã mòn hết kích thước sửa chữa nhỏ nhất cần:
+ Hàn đấp và gia công mới + Phun phủ và gia công tinh + Mạ và gia công lại
+ Tiện khô, tiện tinh + Mài thô, mày tinh cổ biên + Mài lần cuối
Trước khi tiến hành phục hồi ta phải làm sạch chi tiết và tiến hành kiểm tra
đo đạc kích thước của trục xem nó mòn nhiều hay ít bằng cách dùng thước
đo, , chọn dao chọn máy móc cần thiết
Các bước tiến hành phục hồi:
Bước 1: Ta tiến hành hàn đắp trục khuỷu, hàn đắp là quá trình đem phủ lên bề mặt chi tiết một lớp kim loại Vật liệu có thể là thép cacbon, thép hợp kim, thép chịu mài mòn Sau khi hàn đắp xong ta tiến hành tiện thô trục Bước 2: Sau khi gia công thô trục ta tiến hành phun phủ và tiếp tục tiên
Tiểu luân công nghệ
Trang 6Công nghệ phục hồi chi tiết máy
Bước 3: Sau khi gia công tinh xong ta tiến hành mạ crom và gia công tinh lại một lần nữa Mạ crom để nâng cao khả năng chống mài mòn bảo vệ các bề mặt chi tiết, lớp mạ crom có độ bong cao, trong sang đẹp, không bị biến đổi theo thời gian phản xạ ánh sang tốt
Bước 4: Sau khi gia công tinh xong để đạt độ bóng tốt ta tiến hành mài tinh cổ biên Mài là quá trình cắt gọt được thực hiện đồng thời bởi nhiều hạt mài có các lưỡi cắt có hình dáng hình học không xác định được phân bố một cách ngẫu nhiên trên bề mặt mài
Quy trình phục hồi:
Nắn trục sau khi hàn
Làm sạch và kiểm
tra chi tiết
Gia công thô
bề mặt hàn
Hàn đắp cho trục khuỷu
Mày thô, mày tinh cổ biên
Mài tinh lần
cuối cho chi tiết
Mạ crom cho chi tiết
Tiện thô và tiện tinh
Tiểu luân công nghệ