Phân loại vi phạm pháp luậtThơng thường vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn nhĩm cơ bảnsau:+ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quyđịnh, do người cĩ n
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhànước, tỉnh Đồng Nai đã đạt được những thành tựu đáng kể trêntất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội.Tốc độ phát triển kinh tế cao, ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của ngườidân khơng ngừng được nâng lên Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực của mặt tráinền kinh tế thị trường thì tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Naicũng khơng ngừng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp Vi phạm pháp luật,đặc biệt là tội phạm xảy ra ngày càng nhiều và phổ biến trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, gây nên những thiệt hại to lớn về người và của, làm ảnhhưởng xấu đến trật tự an tồn xã hội của địa phương Tình hình đĩ thật sự là mối
lo ngại và là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các
cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức xã hội và của nhân dân tỉnh Đồng Nai
Đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự an tồn xã hộitrên địa bàn tỉnh Đồng Nai là nhiệm vụ vơ cùng khĩ khăn, gian khổ và phức tạp
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này địi hỏi các chủ thể làm cơng tác đấu tranh phảinghiên cứu, phân tích, đánh giá khách quan, tồn diện và sâu sắc tình hình viphạm pháp luật tại địa phương, tìm ra những nguyên nhân của tình trạng này để
từ đĩ áp dụng những phương pháp, phương tiện và lực lượng một cách phù hợp,đạt hiệu quả cao nhất Xuất phát từ nhận thức đĩ, với mong muốn tìm ra nhữnggiải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tơi chọn đề tài “Tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – Giải pháp nâng cao hiệu quả phịng ngừa đấu tranh” làm tiểu luận mơn học.
NỘI DUNG
Tiểu luận tìm hiểu
Trang 2CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1.1 Vi phạm pháp luật
1.1.1 Khái niệm và những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lựctrách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảovệ
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những đấu hiệu cơ bảnsau:
+ Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Như ta đã biết các quy định của pháp luật được đặt ra là để điều chỉnhhành vi của con người Cho nên vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi củacon người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội (các chủ thể pháp luật) nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.Khi xác định vi phạm pháp luật thì dấu hiệu hành vi là không thể thiếu được, nóicách khác, không có hành vi nguy hiểm của con người thì không có vi phạmpháp luật Hành vi đó có thể biểu hiện bằng hành động hoặc không hành độngcủa các chủ thể pháp luật Pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ hoặcnhững đặc tính cá nhân khác của con người nếu như những đặc tính đó khôngbiểu hiện thành các hành vi cụ thể của họ Vì thế, suy nghĩ, tình cảm, những đặctính cá nhân khác của con người và cả sự biến cho dù có nguy hiểm cho xã hộicũng không bị coi là vi phạm pháp luật
+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xãhội được pháp luật xác lập và bảo vệ
Vi phạm pháp luật không những phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội củacác chủ thể pháp luật, mà hành vi đó còn phải trái với pháp luật, xâm hại tới cácquan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ Vì vậy, những hành vi hợppháp hay hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắctập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo mà không trái pháp luật thì không bị coi là
Tiểu luận tìm hiểu
Trang 3vi phạm pháp luật Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều xâmhại tới những quan hệ xã hội mà mỗi nhà nước xác lập và bảo vệ Một cách kháiquát, những gì mà pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì dù có làmtrái, có xâm hại cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.
Như vậy, tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi
là vi phạm pháp luật
+ Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể
Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi, để xácđịnh vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là, xácđịnh lỗi (xác định trạng thái tâm lý) của chủ thể khi thực hiện hành vi trái phápluật đó Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi tráipháp luật của mình Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do nhữngđiều kiện và hoàn cảnh khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và cũngkhông vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức (nhận thức) được, từ đó không thểlựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể hành vi đókhông bị coi là có lỗi và hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật Kể cảnhững hành vi trái pháp luật mà chủ thể bị buộc phải thực hiện trong điều kiệnbất khả kháng cũng có thể không bị coi là vi phạm pháp luật Như vậy, nhữnghành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiệnhành vi đó (chủ thể không cố ý và cũng không vô ý thực hiện) thì không bị coi
là vi phạm pháp luật Từ đó có thể khẳng định là tất cả mọi vi phạm pháp luậttrước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng ngược lại, không phải tất cả mọihành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật Chỉ những hành vi tráipháp luật nào có lỗi (được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý) mới cóthể bị coi là vi phạm pháp luật
+ Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lýcủa chủ thể do nhà nước quy định Thông thường nhà nước chỉ quy định sự độclập phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đối với những người có khả năng
tự lựa chọn được cách xử sự và có tự do ý chí, nói khác đi, người đó phải có khả
Tiểu luận tìm hiểu
Trang 4năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, có điều kiện lựa chọn vàquyết định cách xử sự cho mình và chịu trách nhiệm độc lạp về hành vi củamình Do vậy, pháp luật chỉ quy định năng lực trách nhiệm pháp lý cho nhữngngười đã đạt được một độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí.Đối với trẻ em ít tuổi có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình,nhưng do chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực và tâm sinh lý nên chúngchưa có khả năng nhận thức và đánh giá được hết những hậu quả do hành vi củachúng gây ra cho xã hội nên nhà nước không bắt chúng phải chịu trách nhiệmpháp lý về hành vi của mình, không quy định năng lực phải chịu trách nhiệmpháp lý đối với chúng Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý của con ngườiđược pháp luật quy định khác nhau trong mỗi loại quan hệ xã hội khác nhauhoặc phụ thuộc vào tầm quan trọng, tính chất của quan hệ xã hội đó Đối vớinhững người do mất khả năng nhận thức hoặc khả năng lựa chọn, điều khiểnhành vi của mình ở thời điểm khi thực hiện hành vi đó thì pháp luật cũng quyđịnh họ không có năng lực trách nhiệm pháp lý, do vậy họ không phải chịu tráchnhiệm pháp lý đối với trường hợp đó Chẳng hạn, Điều 12 Bộ luật Hình sự Việt
Nam quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang
mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Mỗi nhà nước khác nhau thì có quy định khác nhau về năng lực trách nhiệmpháp lý Như vậy, những hành vi trái pháp luật nhưng khi thực hiện chúng cácchủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định củapháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật
1.1.2 Cấu thành vi phạm pháp luật
a Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoàicủa vi phạm pháp luật Nó gồm những yếu tố sau:
- Hành vi trái pháp luật Bất kỳ một vi phạm pháp luật nào cũng được cấuthành bởi hành vi trái pháp luật, nghĩa là, nếu trong thực tế không tồn tại hành vi
Tiểu luận tìm hiểu
Trang 5trái pháp luật của cá nhân hoặc hoạt động trái pháp luật của tổ chức cụ thể nào
đó thì không có vi phạm pháp luật xảy ra
- Hậu quả (sự thiệt hại) do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội Hành
vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm và gây hại cho xãhội Tính nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thể hiện ở chỗ nó đã hoặc cónguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, về tinh thần và những thiệt hại kháccho xã hội Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật được xác định phụthuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội
mà hành vi trái pháp luật đó gây ra
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả (sự thiệthại) mà nó gây ra cho xã hội Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luậtvới hậu quả mà nó gây ra cho xã hội thể hiện ở chỗ sự thiệt hại của xã hội là dochính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra, nói cách khác, sự thiệt hại của xãhội xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật Nếu giữa hành vi tráipháp luật và sự thiệt hại của xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệthại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra mà có thể
do những nguyên nhân khác Ngoài ra trong mặt khách quan của vi phạm phápluật còn có các yếu tố khác như thời gian, địa điểm và cách thức vi phạm
b Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trongcủa chủ thể vi phạm pháp luật Nó gồm những yếu tố sau:
- Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thểđối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra Lỗi thể hiệnthái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội Phụ thuộc vào mức độ tiêu cực trongthái độ của chủ thể khoa học pháp lý chia lỗi ra thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô
ý Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp Lỗi vô ý có thể là vó ý vìquá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình lànguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi củamình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra
Tiểu luận tìm hiểu
Trang 6+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình lànguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi củamình gây ra, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả nguyhiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả
đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã không nhận thấy trước đượchậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặccần phải nhận thấy trước hậu quả đó
- Động cơ vi phạm Động cơ được hiểu là cái (động lực) thúc đẩy chủ thểthực hiện hành vi vi phạm pháp luật Thông thường khi thực hiện vi phạm phápluật chủ thể thường được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định nào đó Động cơ
đó có thể là vụ lợi, trả thù, đê hèn
- Mục đích vi phạm Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ củamình chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Mục đích vi phạm của chủ thể cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi.Tuy nhiên, cần chú ý là không phải khi nào kết quả mà chủ thể vi phạm đạt đượctrong thực tế cũng trùng hợp với mục đích mà chủ thể vi phạm mong muốn đạtđược Chẳng hạn, A chỉ muốn làm B đau (mục đích gây thương tích) nhưng kếtquả thực tế B chết (cái chết của B nằm ngoài mong muốn của A)
Hoặc M muốn giết chết N (mục đích giết người), nhưng kết quả thực tế Nkhông chết (việc N không chết là nằm ngoài mong muốn của M)
c Chủ thể vi phạm pháp luật
Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lựctrách nhiệm pháp lý, nghĩa là theo quy định của pháp luật thì họ phải chịu tráchnhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình trong trường hợp đó Ở mỗi loại
vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng sẽ được xem xét tỉ mỉ ởcác ngành khoa học pháp lý cụ thể
d Khách thể vi phạm pháp luật
Tiểu luận tìm hiểu
Trang 7Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại Những quan hệ xã hội khácnhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và tầm quantrọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm củahành vi vi phạm pháp luật
1.1.3 Phân loại vi phạm pháp luật
Thông thường vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn nhóm cơ bảnsau:
+ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quyđịnh, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, loàn vẹn lãnh thổ TỔ quốc, xâmphạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác củacông dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
+ Vi phạm kỷ luật nhà nước là những hành vi có lỗi trái với những quỷchế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, xí nghiệp, trường học ,nói cách khác, là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được
đề ra trong cơ quan, xí nghiệp, trường học đó Cần chú ý là chủ thể vi phạm kỷluật chỉ có thể là cá nhân, tập thể (cán bộ, công nhân, công chức, học sinh ) cóquan hệ ràng buộc (phụ thuộc) với cơ quan, xí nghiệp, trường học nào đó.Trong mỗi loại vi phạm pháp luật nói trên còn có thể phân chia thành từng nhómnhỏ hơn Chẳng hạn, trong Bộ luật hình sự Việt nam tội phạm còn được chiathành các nhóm nhỏ như: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm
Tiểu luận tìm hiểu
Trang 8tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạmquyền tự do, dân chủ của công dân; các tội xâm phạm sở hữu
1.2 Trách nhiệm pháp lý
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
Trong lĩnh vực pháp lý thuật ngữ “trách nhiệm” cũng được sử dụng theohai nghĩa:
Theo nghĩa tích cực, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ (nói đến nhữngđiều pháp luật yêu cầu phải làm trong hiện tại và tương lai) Chẳng hạn, phápluật quy định trách nhiệm cho một cơ quan nào đó phải tuyên truyền, phổ biếnmột văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào đó hay cơ quán A chịu trách nhiệmtrước cơ quan B; nghĩa thứ hai là hậu quả bất lợi
Trách nhiệm theo nghĩa thứ hai là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vì
đã vi phạm pháp luật Đó là sự phản ứng, lên án của nhà nước và xã hội đối vớinhững chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội Sau đây chúng tanghiên cứu sâu về trách nhiệm pháp lý theo nghĩa hậu quả bất lợi
Sở dĩ nhà nước quy định trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể viphạm pháp luật là vì:
Thứ nhất, trong quy phạm pháp luật nhà nước đã đưa ra trước những cách
xử sự có tính khuôn mẫu mà chủ thể được phép hoặc buộc phải lựa chọn khi ởvào hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu Và chủ thể khi ở vào hoàn cảnh, điềukiện đã được nhà nước dự liệu thì chỉ được phép hoặc buộc phải lựa chọn chomình cách xử sự phù hợp từ những cách xử sự mà trong quy phạm pháp luật đã
dự liệu cho trường hợp đó
Thứ hai, các chủ thể pháp luật (trong trạng thái bình thường) luôn hoạtđộng có lý trí (họ ý thức được việc làm của mình, nghĩa là, họ có khả năng nhậnthức, điều khiển được hành vi của mình và hậu quả do nó gây ra cho xã hội) và
có tự do ý chí (họ có khả năng và điều kiện để có thể tự lựa chọn cho mình cách
xử sự có thể có trong hoàn cảnh, điều kiện nhất định) Vì vậy, họ có đủ khả năng
và phải chịu trách nhiệm về cách xử sự (hành vi) đã lựa chọn của mình Nếu chủthể chọn cách xử sự trái với ý chí của nhà nước đã thể hiện trong quy phạm pháp
Tiểu luận tìm hiểu
Trang 9luật (không lựa chọn cách xử sự mà nhà nước cho phép hoặc buộc phải thựchiện trong trường hợp đó), thì chủ thể phải chịu trách nhiệm về việc làm củamình, phải chịu trách nhiệm pháp lý Như vậy, trách nhiệm pháp lý chỉ đặt rađối với những chủ thể có lý trí và có tự do ý chí.
Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lýchỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật Nếu trong thực tếkhông có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý Tráchnhiệm pháp lý chỉ được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luậtKhông truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi trái pháp luật được thựchiện trong trường hợp:
a/ Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý (không có khả năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình);
b/ Do sự kiện bất ngờ (chủ thể không thể thấy trước hoặc không buộc phảithấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra);
c/ Do phòng vệ chính đáng;
d/ Được thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết
Chỉ các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hay các chủ thểđược pháp luật trao quyền thì mới có quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
tổ chức hay cá nhân nào đó Nó thể hiện ở việc các cơ quan nhà nước, nhà chứctrách có thẩm quyền hay các chủ thể có quyền theo trình tự thủ tục luật định yêucầu chủ thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý giải thích rõ về hành vi của mình vàbuộc chủ thể vi phạm phải chịu những thiệt hại nhất định (về nhân thân, về tàisản, về tự do ) đã được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm phápluật
Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng chế đượcquy định trong chế tài các quy phạm pháp luật Truy cứu trách nhiệm pháp lý vềthực chất là áp dụng những biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong bộphận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.Tuy nhiên, bản thân trách nhiệm pháp lý không phải là sự cưỡng chế mà chỉ lànghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do pháp luật qui định Chủ
Tiểu luận tìm hiểu
Trang 10thể vi phạm pháp luật bị buộc phải thực hiện những biện pháp cưỡng chế đượcquy định ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật Như vậy, về nội dung thìtrách nhiệm pháp lý là sự áp đụng các biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể viphạm pháp luật, còn về hình thức thì đó là việc tổ chức cho chủ thể vi phạmpháp luật thực hiện bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý là có một số biện pháp cưỡng chế nhà nướcđược áp dụng không liên quan gì tới trách nhiệm pháp lý, nghĩa là nó được ápdụng cả khi không xảy ra vi phạm pháp luật Chẳng hạn, nhà nước có thể ápdụng biện pháp cưỡng chế nhằm cách ly những người mắc một số bệnh truyềnnhiễm; nhà nước có thể áp dụng biện pháp trong thu, trưng dụng hay trưng muamột số tài sản nào đó khi thấy cần thiết
Như vậy, trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối vớichủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước vớichủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh,trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biệnpháp cưỡng chế được quy đinh ở chế tài các quy phạm pháp luật
1.2.2 Mục đích việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
Mọi hiện tượng vi phạm pháp luật đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật
tự pháp luật, nó trực tiếp hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại nhất định về vậtchất và tinh thần cho cá nhân, tổ chức, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà phápluật bảo vệ Vì thế, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi viphạm pháp luật là nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước,quyền, lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiệncho những quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điềuchỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả
Truy cứu trách nhiệm pháp lý trước hết là nhằm mục đích trừng phạt đốivới chủ thể vi phạm pháp luật, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi,những biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài các quy phạm phápluật Ngoài mục đích trừng phạt, truy cứu trách nhiệm pháp lý còn có ý nghĩa rấtlớn trong việc phòng ngừa, cải tạo và giáo dục những chủ thể vi phạm pháp luật
Tiểu luận tìm hiểu