1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luậnvai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
Tác giả Mai Khánh Linh
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Văn Vinh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ====000====TIỂU LUẬNVAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾTHỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Trang 2 MỤC LỤCMỤC LỤC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

====000====

TIỂU LUẬN VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Sinh viên thực hiện : Mai Khánh Linh

Mã sinh viên : 2212250053

Số thứ tự : 56

Lớp : TRIH115(GD2-HK2-2223).3 Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Văn Vinh

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I Quan niệm về Nhà nước và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3

1 Khái niệm Nhà nước và quan điểm của triết học Mác – Lênin 3

2 Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 4

II Tính tất yếu khách quan của vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 7

1 Vai trò của Nhà nước trong lịch sử 7

2 Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 10

III Những đề xuất và biện pháp để tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 15

1 Đổi mới và bổ sung hệ thống pháp luật 15

2 Nâng cao chất lượng kế hoạch và đổi mới ngân sách 15

3 Nâng cao vai trò của kinh tế nhà nước 16

4 Nâng cao việc thực hiện các chính sách kinh tế đối ngoại 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

1

Trang 3

ta tập trung phát triển nền kinh tế thị trường nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa, và

vì thế Nhà nước đóng vai trò tối quan trọng Nhìn vào tình hình hiện tại của đấtnước, em lựa chọn chủ đề: “Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”

Do vậy, Nhà nước cần thiệp vào nền kinh tế, cần quản lý và định hướng nềnkinh tế để dẫn bước sự phát triển bền vững và mạnh mẽ Bằng cách đưa ra cácchính sách, sử dụng quyền lực để tạo điều kiện văn hóa - xã hội, tạo môi trường đểphát triển kinh tế, Nhà nước ta ngày càng thành công chứng minh tầm quan trọngcủa mình đối với nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung Đặc biệt hơn nữa,việc phát triển nền kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa càng đánh dấu nét đặc biệtcủa nền kinh tế nước nhà, lại vừa đỏi hỏi sự quan tâm đặc biệt hơn nữa của Đảng

và Nhà nước ta

2

Trang 4

NỘI DUNG

I Quan niệm về Nhà nước và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1 Khái niệm Nhà nước và quan điểm của triết học Mác – Lênin

Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp ngườiđược tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nằm tổ chức và quản lí xã hội,phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyềntrong xã hội

Ta hiểu, Nhà nước là một hình thức tổ chức của con người và không đồngnhất với xã hội Nó chỉ là một bộ phận của xã hội, ra đời từ xã hội và luôn nằmtrong xã hội Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước trong xã hội bắt nguồn từ nhu cầuphối hợp hoạt động chung, duy trì lợi ích chung của cộng đồng Theo quan điểmcủa triết học Mác – Lênin, Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độcông xã nguyên thủy; Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triểnđến một giai đoạn nhất định, xã hội có phân chia giai cấp, các giai cấp xuất hiệnmâu thuẫn và đấu tranh gay gắt không giải quyết được V.I.Lênin đã làm rõ về điềukiện ra đời, hình thành và phát triển của Nhà nước như sau: “Nhà nước là sản phẩm

và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ đâu, hễlúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thểđiều hòa được, thì Nhà nước xuất hiện Và ngược lại: sự tồn tại của Nhà nướcchứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được” Như thế,Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của nó là tùy thuộc vàonhững điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, “Nhà nước chỉ là một tổ chức thống trị củamột giai cấp” 5 và “bất cứ Nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp nàytrấn áp giai cấp khác”

3

Trang 5

Về bản chất, Nhà nước có thể được xem xét dưới hai góc độ, đó là tính giaicấp và tính xã hội Bản chất giai cấp Nhà nước thể hiện ở chỗ Nhà nước là bộ máycưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để duy trì sựthống trị giai cấp Nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội, là cơ quanhay công cụ thống trị của giai cấp cầm quyền đối với xã hội V.I.Lênin cũng đãkhẳng định quan điểm của C.Mác về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và Cáchmạng: “Theo Mác, Nhà nước là một cơ quan thống trị giaicấp, là một cơ quan ápbức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác; đó là sự kiến lập một “trật tự”,trật tự này hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm xoa dịu xung độtgiai cấp” Về bản chất xã hội của Nhà nước, Nhà nước còn phải quan tâm đến việcbảo đảm, bảo vệ, giải quyết lợi ích ở mức độ nhất định cho các tầng lớp, giai cấpkhác trong xã hội và các vấn đề chung của toàn xã hội Vì vậy, tính xã hội là mộtthuộc tính tất yếu khách quan của bất kỳ Nhà nước nào Nhà nước sẽ không tồn tạiđược nếu không quan tâm đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác, không giảiquyết được các vấn đề xã hội Do vậy, không có một Nhà nước nào có thể tồn tại vàphát triển được nếu chỉ duy trì tính giai cấp mà chưa bảo đảm tính xã hội Nhànước phải cân bằng giữa hai thuộc tính, giữ vững vai trò của mình trong từng mặt

2 Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

4

Trang 6

Nền kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình độ pháttriển nhất định của nền văn minh nhân loài Từ trước tới nay, nó tồn tại và pháttriển chủ yếu dưới tư bản chủ nghĩa, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triểncủa chủ nghĩa tư bản Ngày nay, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giaiđoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển Tuy nhiên,kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là vạn năng Ngoài những mặt tíchcực như kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động để tạo ra khối lượngsản phẩm hàng hóa đa dạng dồi dào phong phú chất lượng tốt giá thành hạ, đáp ứngnhững nhu cầu đa dạng của xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng,kinh tế thị trường theo dạng thức này cũng có không ít những mặt khuyết tật Khinói đến cơ chế thị trường, ta nhớ đến cạnh tranh tất yếu dẫn đến độc quyền, độcquyền lại làm cho cạnh tranh không hoàn hảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và

xã hội Nền kinh tế thị trường dưới chủ nghĩa tư bản không thể tránh khỏi khủnghoảng, thất nghiệp và lạm phát, lại làm kiệt quệ tài nguyên, tăng ô nhiễm môitrường do sự khai thác cực độ Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càngngày mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết đượccác vấn đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xã hội, đào sâu thêm

hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo

5

Trang 7

Kinh tế

chính trị 99% (272)

226

Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…

Kinh tế

chính trị 99% (89)

17

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…

Kinh tế

chính trị 98% (165)

14

Trang 8

Chính vì thế mà, như C Mác đã phân tích và dự báo, chủ nghĩa tư bản tấtyếu phải nhường chỗ cho một phương thức sản xuất và chế độ mới văn minh hơn,nhân đạo hơn Các vấn đề cốt lõi còn tồn đọng của nền kinh tế thị trường của chủnghĩa tư bản chị tạm thời được xoa dịu chứ hoàn toàn không được giải quyết triệt

để dù các nhà lãnh đạo đã tìm mọi cách để tự điều chỉnh, tự thích nghi Nền kinh tếthị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại đang ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định

và tự tiến hóa để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp, theo xu hướng

xã hội hóa Đây là tất yếu khách quan, là quy luật phát triển của xã hội Nhân loạimuốn tiến lên, xã hội muốn phát triển thì dứt khoát không thể dừng lại ở kinh tế thịtrường tư bản chủ nghĩa

Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chứckinh tế muốn sớm khắc phục những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, muốn nhanhchóng xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, một phương thức sản xuất vănminh, hiện đại hơn chủ nghĩa tư bản Đó là một ý tưởng tốt đẹp, và trên thực tế suốthơn 70 năm tồn tại, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô đã đạt được nhiều thànhtựu vĩ đại, làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân Liên

Xô Nhưng có lẽ do nôn nóng, làm trái quy luật như muốn xóa bỏ ngay kinh tếhàng hóa, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thị trường, không năng động, kịp thờiđiều chỉnh khi cần thiết cho nên rút cuộc đã không thành công Vào cuối nhữngnăm 70 của thế kỷ XX, những hạn chế, khuyết tật của mô hình kinh tế Xô-viết bộc

lộ ra rất rõ đã làm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nướcĐông Âu rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng Ở Việt Nam, Đi lên chủ nghĩa xãhội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khátvọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam Suốt một thời gian dài, ViệtNam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp Mô hình này đã thuđược những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước

6

Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri

Kinh tếchính trị 98% (60)

11

Trang 9

có chiến tranh Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm; và trongcông tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của nhữngsai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơngiản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hộikhông đúng với thực tế Việt Nam Sau nhiều công cuộc nghiên cứu và cải tổ, Hộinghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), khóa VI, phát triển thêm một bước, đưa ra quanđiểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủnghĩa xã hội, coi "chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâudài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội" Đại hội VIII củaĐảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra kết luận: "Sản xuất hàng hóa không đối lập vớichủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tạikhách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa

xã hội đã được xây dựng" Nhưng lúc đó cũng mới nói nền kinh tế hàng hóa, cơ chếthị trường, chưa dùng khái niệm "kinh tế thị trường" Phải đến Đại hội IX của Đảngmới chính thức đưa ra khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là kinh tế thị trường

tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải kinh tế bao cấp, quan liêu; cũngchưa hoàn toàn đạt đến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bởi lẽ, ViệtNam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa có vừa chưa có đầy đủcác yếu tố của chủ nghĩa xã hội, nên nền kinh tế mà chúng ta đang phát triển là nênkinh tế thị trường nhưng “định hướng” theo xã hội chủ nghĩa

II Tính tất yếu khách quan của vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1 Vai trò của Nhà nước trong lịch sử

Hình thức tồn tại đầu tiên của Nhà nước trong lịch sử xuất hiện khi chế độ tưhữu xuất hiện Trước đó, con người sống dưới hình thức thị tộc, quyền lực trong xãhội không tập trung vào một đơn vị nào mà thuộc về xã hội, với hệ thống quản lý

7

Trang 10

rất đơn giản Tuy nhiên, khi chế độ tư hữu xuất hiện, nó đã phân chia xã hội thành

kẻ giàu, người nghèo, hình thành giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ Khi ấy, chế độthị tộc bị đảo lộn và không thể đứng vững Vì vậy, việc hình thành một tổ chức cókhả năng dập tắt những xung đột giai cấp ấy là vô cùng cần thiết, và từ đó Nhànước được ra đời Ta thấy, Nhà nước không chỉ tổ chức và quản lý các công việcchung của đời sống cộng đồng, những công việc trước đây mà tổ chức thị tộc phảiđảm nhiệm mà còn làm dịu bớt sự xung đột giai cấp, làm cho những giai cấp cóquyền lợi đối lập nhau không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và làm ảnh hưởng xấuđến toàn xã hội Như thế, Nhà nước xuất hiện khách quan, dựa trên nhu cầu kháchquan của xã hội

Trong lịch sử đã chứng minh, chức năng của Nhà nước không chỉ giới hạntrong việc quản lý lãnh thổ và trật tự xã hội, mà còn có chức năng kinh tế vô cùngquan trọng Trong bối cảnh Nhà nước mới xuất hiện, việc thực hiện chức năng kinh

tế sẽ đem lại những lợi ích vô cùng quan trọng cho sự phát triển của đất nước và cảithiện cuộc sống của người dân Vì vậy, Nhà nước không chỉ phải đảm bảo việcquản lý đất nước và duy trì trật tự, mà còn cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việcphát triển kinh tế, bao gồm đầu tư hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy thương mại

và nhiều hoạt động kinh doanh khác Chính nhờ những nỗ lực này mà Nhà nướcmới có thể thực hiện được các chức năng của mình một cách hiệu quả và mang lạilợi ích cho toàn bộ xã hội

Trong thời kì chiếm hữu nô lệ, nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước đầu tiêntrong lịch sử, đã xuất hiện Cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước chủ nô là quan hệsản xuất chiếm hữu nô lệ dựa trên chế độ sở hữu tư nhân của chủ nô về tư liệu sảnxuất và nô lệ Xã hội chiếm hữu nô lệ có hai giai cấp cơ bản và có sự mâu thuẫn đốikháng là chủ nô và nô lệ Xét về bản chất thì nhà nước chủ nô là bộ máy chuyênchính của giai cấp chủ nô, là công cụ thiết lập và bảo vệ quyền lực của giai cấp chủ

8

Trang 11

nô, đồng thời, là bộ máy trấn áp giai cấp nô lệ và những người lao động tự do trong

xã hội

Trong thời kì phòng kiến, Nhà nước phong kiến không chỉ can thiệp vào việcphân phối của cải mà còn ứng ra lập lực lượng nhân công xây dựng kết cấu hạ tầngcho sản xuất nông nghiệp Việc xây dựng kết cấu hạ tầng này góp phần quan trọngtrong việc nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng kinh tế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.Ngoài ra, Nhà nước phong kiến còn khuyến khích qua lại và di dân, mở đường cácvùng kinh tế mới để đẩy mạnh phát triển kinh tế Để đáp ứng được nhu cầu sảnxuất nông nghiệp tăng cao, các chính sách ruộng đất được đề ra phải phù hợp vớitừng thời kỳ và vùng miền cụ thể

Trong thời đại tư bản chủ nghĩa, vai trò quản lý của Nhà nước ngày càngđược củng cố và nâng cao khi nền kinh tế phát triển không ngừng, giai cấp tư sảncần có sự hỗ trợ của nhà nước Rất nhiều chính sách đã được đề ra, bao gồm chínhsách tiền tệ, ngăn tiền chạy ra nước ngoài Ngoài ra, Nhà nước cũng hỗ trợ cho cácthương nhân các phương tiện vật chất và tài chính khi họ tham gia buôn bán quốc

tế Nhờ các chính sách đó, các nước tư bản đã tích luỹ được một lượng tiền tệ vàcủa cải đáng kể vì vậy đầu thế kỷ SVIII giai cấp tư sản tập trung phát triển mạnhlĩnh vực sản xuất Nhờ được tạo điều kiện, Nhà nước đưa ra các chính sách hợp lý,

tư bản áp dụng được các công nghệ kỹ thuật mới, từ đó phát triển rất nhanh chóng

Đã có nhiều quan điểm nghi ngờ về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tếthị trường Do tư bản phát triển mạnh, tự do cạnh tranh đã trở thành điều tự nhiên

và cấp thiết trong đời sống kinh tế của các quốc gia đi theo nền kinh tế tư bản chủnghĩa Vì vậy, các nhà kinh tế học cổ điển đã rất ủng hộ tự do cạnh tranh Cụ thể vàtiêu biểu nhất đó là nhà kinh tế học Adam Smith Ông đã đưa ra thuyết “Bàn tay vôhình” vào năm 1776, trong đó ông cho rằng: chính bàn tay vô hình với tư cách cơchế tự cân bằng của thị trường cạnh tranh làm cho phúc lợi cá nhân và hiệu quà

9

Trang 12

kinh tế đạt mức tối đa Theo ông, việc tổ chức nền kinh tế hàng hóa cần theonguyên tắc tự do, vì sự vận động của thị trường là do quan hệ cung cầu và sự biếnđổi tự phát của giá cả quyết định Vì vậy, theo ông, Nhà nước không nên can thiệpvào kinh tế thị trường.

Thế nhưng, thực tế đã chứng minh thuyết bàn tay vô hình là chưa toàn vẹn,

và chưa thể đảm bảo những điều kiện tốt nhất và ổn định cho nền kinh tế Điểnhình là cuộc suy thoái kéo dài vào thế kỉ XXIX (bắt nguồn từ lạm phát, đầu cơ trànlan, những bất ổn kinh tế do cuộc chiến Franco - Prussian,…) và Đại suy thoái diễn

ra trên thế giới từ 1929-1939 Ngoài ra, trình độ xã hội hóa sản xuất phát triển ngàycàng cao hơn và phát triển hơn Vì vậy, các nhà kinh tế học đã phải công nhận rằng

sự can thiệp của Nhà nước vào việc điều tiết nền kinh tế, quản lý các hoạt độngkinh tế là cần thiết Nhà nước học người Anh J M Keynes đã đưa ra lý thuyết Nhànước điều tiết nền kinh tế thị trường Ông cho rằng sự tăng lên của sản xuất sẽ dẫnđến sự tăng lên của thu nhập do đó làm tăng tiêu dùng

Tuy nhiên trong thực tế, có những trường hợp đặc biệt: Nhà nước can thiệpvào kinh tế, can thiệp vào thị trường ở cả tầm vĩ mô và vi mô khi kinh tế có nhữngtrì trệ, khủng khoảng và thất nghiệp ngày càng tăng; song khi thực hiện như vật thì

sẽ có những chấn động lớn trong nền kinh tế, và chưa thể chắn chắn rằng sẽ có thểcải thiện được tình trạng thất nghiệp và lạm phát trầm trọng Vì vậy, các nhà kinh tếhọc rút ra kết luận rằng nên đi theo xu hướng hỗn hợp: các nền kinh tế hiện đạimuốn phát triển phải dựa vào cả cơ chế thị trường cũng như sự quản lý của Nhànước

10

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w