Từ các số liệu trên cho thấy, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đang đứng trước cơ hội tốt để thuhút lượng lớn vốn đầu tư vào các khu kinh tế, khu công ng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN NGUYÊN LÝ MLN 2
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thu Trang
Giảng viên hướng dẫn : ThS.Đặng Hương
Giang
Trang 2Hà Nội, 2023
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 2
PHẦN 2: NỘI DUNG 3
2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.2 Đặc điểm của FDI 3
2.1.3 Vai trò của FDI 3
2.2 Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam năm 2022 4
2.3 Cơ hội và thách thức trong thu hút FDI của Việt Nam 7
2.3.1 Cơ hội 7
2.3.2 Thách thức 8
2.4 Giải pháp thu hút FDI trong thời gian tới 9
2.5 Triển vọng thu hút FDI của Việt Nam 13
PHẦN 3: KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
1
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện đang giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển Vì vậy, các quốc gia liên tục thực hiện các hoạt động đổi mới với mục tiêu thu hút FDI từ các doanh nghiệp có chất lượng
và Việt Nam cũng không ngoại lệ
Hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp FDI đã có những đánh giá tích cực về môi trường kinh doanh ở Việt Nam như hoạt động thanh tra, kiểm tra đã giảm, những chuyển biến tương đối tích cực trong cải cách các thủ tục hành chính ở nhiều lĩnh vực, chi phí không chính thức tiếp tục được xóa
bỏ, chất lượng lao động và cơ sở hạ tầng đã có những cải thiện đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục khắc phục như: tập trung cải cách những thủ tục hành chính vẫn rườm rà, phức tạp mà một số doanh nghiệp đang gặp phải liên quan đến thuế, phòng cháy, xuất nhập khẩu, đăng
ký đầu tư và bảo hiểm xã hội
Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu và làm rõ thực trạng thuhút FDI và các hoạt động đổi mới nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài của Việt Nam
Từ thực tiễn trên, với mong muốn góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn, đồng thời đề xuất một số quan điểm giải pháp nhằm thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới, tôi lựa chọn đề tài: “Hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam” để nghiên cứu
2
Trang 4PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
2.1.1 Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt FDI)
là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.2.1.2 Đặc điểm của FDI
Một số đặc điểm nổi bật của việc đầu tư vốn FDI có thể kể tới như sau:
Lợi nhuận chính là yếu tố đầu tiên cần đề cập đến bởi đây cũng là mụcđích chính của FDI Dù được thực hiện dưới bất kỳ một hình thức nào thì lợi nhuận vẫn luôn là mối qian tâm hàng đầu của mọi người vấn đề liên quan đến việc đầu tư
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhận đầu tư chính là cơ sở dùng
để tính lợi nhuận từ FDI Doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư có phát triển vàthành công hay không sẽ quyết định dựa trên hiệu quả của FDI đó
Sự tham gia của nhà đầu tư trong các dự án FDI cũng rất quan trọng
và không phải dự án nào cũng giống nhau Để được tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư, nhà đầu tư còn phải góp đủ vốn tối thiểu tùy theo quy định của mối quốc gia Sự can thiệp sâu hay “cạn” còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên đầu tư và bên nhận đầu tư
2.1.3 Vai trò của FDI
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu cho thấy, FDI giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển, được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
Khỏa lấp sự thiếu hụt về vốn đầu tư của quốc gia để phát triển kinh tế,chính trị, xã hội
Góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước
Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nhà đầu tư trên toàn thế giới để phát triển kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn
3
Trang 5Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao và tinh thần lao động sáng tạo, có trách nhiệm, có kỷ luật, kỷ cương.
Gia tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, giúp giảm thiểu tình trạng đói nghèo, nâng cao đời sống người dân Góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp trong nước Từ đó
mở rộng giao thương quốc tế, phát triển thị trường và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu
2.2 Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam năm 2022
Trong những thập kỉ gần đây, Việt Nam được xem là hình mẫu thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ có một số điểm mạnh mà các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm Thứ nhất, tình hình an ninh, chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư quyết địnhđặt nền móng hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam Hơn nữa, Việt Nam là đất nước có vị trí địa lý cực kì thuận lợi cho giao thương với thế giới vừa làcửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía Tây bán đỏa Đông Dương Thứ ba, với dân số 100 triệu người, Viêt Nam có lợi thế lực lượng lao động dồi dào, có chất lượng với chi phí lao động rất cạnh tranh Năm 2022, tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỉ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với cùng kì năm 2021 Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017-2022) Tính lũy kế trong giai đoạn 1986-2022, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn Fdi; trong đó, 274 tỉ USD đã được giải ngân, chiếm 62,5% tổng vốn đâì tư đăng kí đang còn hiệu lực
Một số dự án được khởi công với số vốn lớn như Nhà máy bia Heineken được khánh thành tháng 9 năm 2022 Với tổng số vốn đầu tư sau khi tăng là 9.151 tỷ đồng ( hơn 381 triệu USD), heineken Việt Nam đã mở rộng nhà máy và nâng công suất gấp 36 lần so với trước, lên đến 1,1 tỉ lít/năm Là nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á, Heineken được vận hành bằng 100% năng lượng tái tạo (nhiệt năng và điện năng)
Để nghiên cứu kĩ về thực trạng thu hút FDI của Việt Nam, chúng ta cần tìm hiểu về các số liệu ở nhiều lĩnh vực khác nhau:
Quy mô đầu tư: Năm 2022, nhiều dự án được tăng vốn dầu tư từ đầu năm như các dự án về sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ
4
Trang 6cao được tăng vốn với quy mô khủng Dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng vốn 2 lần: với lần 1, tăng 920 triệu USD và lần 2 tăng 267 triệu USD Dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC
CE Complex tăng vốn lên đến hơn 841 triệu USD Dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện tạitỉnh Bắc Ninh đã tăng 306 triệu USD, tại Nghệ An đã tăng 260 triệu USD
và tịa Hải Phòng đã tăng tới 127 triệu USD
Đối tác đầu tư: Tính tới năm 2022, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ
đã có đầu tư tại Việt Nam; trong đó phải kể đến top 5 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam (năm 2022), Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46
tỉ USD, Hàn Quốc xếp sau đó ở vị trí thứ hai với gần 4,88 tỉ USD, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 3 với tổng số vốn đầu tư đăng kí lên tới hơn 4,78
tỉ USD, tiếp theo là Trung Quốc với 2,52 tỉ USD, Hồng Kông với 2,22 tỉ USD
Lĩnh vực đầu tư: Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào hầu hết các ngành kinh tế tiêu biểu tại Việt Nam với 19/21 ngành, trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt tới con số hơn 16,8 tỉ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng kí năm 2022; ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỉ USD,chiếm tới 16,1 % tổng vốn đầu tư đăng kí; lần lượt sau đó là các ngành sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư đăng kí 2,26 tỉ USD và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng kí gần 1,29 tỉ USD; còn lại
là các ngành khác
Xét về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo và các hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt tỉ lệ trong tổng các dự án là 30%,25,1% và 16,3% Từ các số liệu trên cho thấy, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đang đứng trước cơ hội tốt để thuhút lượng lớn vốn đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp
Phân bổ đầu tư: Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào gần hết các tỉnh thành tại Việt Nam với 54 tỉnh, thành phố trên cả nước tính đến năm
2022 Trong đó, trung tâm kinh kế, công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư đăng kí hơn 3,94 USD, chiếm đến 14,2% tổng vốn đầu tư đăng kí và tăng 5,4% so với cùng kì năm trước Bình Dương xếp ngay sau đó với tổng vốn đầu tư hơn 3,14 tỉ USD, chiếm 11,3%tổng vốn, tăng khoảng 47,3% so với cùng kì năm 2021 Quảng Ninh xếp
5
Trang 8thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng kí gần 2,37 tỉ USD, chiếm 8,5% tổng vốn
và tăng mạnh gấp hơn hai lần so với cùng kì năm 2021
Về số dự án mới, các doanh nghiệp FDI tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào như
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (43,9%), số lượt góp vốn mua cổ phần (67,6%) và
đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn là 17,3% đứng sau Hà Nội
với 18,6%
Hình thức đầu tư: Năm 2022, tổng vốn đăng kí cấp mới, vốn đăng kí tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đạt tới gần 27,72 tỉ USD; trong đó, vốn đăng kí cấp mới tuy giảm, nhưng số dự án đầu tư mới và vốn đầu tư điều chỉnh tăng lên so với cùng kì năm trước
Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới như Apple, Goertek, Foxconn, Luxshare đang có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất và tăng vốn đầu tư vào Việt Nam Cho đến nay, Apple đã chuyển 11 nhà máy của các
doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng của hãng sang Việt Nam
Điều đó càng khẳng định bước chuyển mình để Việt Nam dần trở thành
trung tâm sản xuất mới của thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ cao Theo JP Morgan, Việt Nam sẽ đóng góp khoảng 20% tổng sản lượng iPad và Apple Watch, khoảng 5% MacBook và 65% AirPods vàonăm 2025 Việt Nam đang dần được biết đến như một trung tâm sản xuất
linh kiện và dịch vụ sản xuất điện tử đối với các sản phẩm có khối lượng
nhỏ và đang trở thành trung tâm sản xuất AirPpods chính
2.3 Cơ hội và thách thức trong thu hút FDI của Việt Nam
2.3.1 Cơ hội
Cơ hội khi Việt Nam liên tiếp ký kết các FTA thế hệ mới Các FTA thế
hệ mới ( đặc biệt là CPTPP) đã giúp Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế của
60 quốc gia, trong đó có 15/20 nước thuộc khối G20 Thông qua việc đàm phán và ký kết với các FTA, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu chú ý,
quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam Minh chứng điển hình là sự gia tăng về vốn đầu tư đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản… năm
2019 và đây đều là các đối tác chủ chốt trong các FTA có hiệu lực Khi các FTA có hiệu lực, các hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi, đặc biệt là về hàng rào thuế quan Do đó, các nhà đầu
tư nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vốn vào Việt Nam để tận dụng cơ hội này FTA giúp cho việc tiết kiệm chi phí vận chuyển sản phẩm trung gian
6
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-LeninKinh tế
chính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…Kinh tế
chính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…Kinh tế
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…Kinh tế
chính trị 98% (165)
14
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh triKinh tế
chính trị 98% (60)
11
Trang 9và sản phẩm cuối cùng giữa các công ty mẹ ở nước đầu tư và các công ty con đặt ở các nước tiếp nhận Bên cạnh đó, FTA giúp hình thành mạng lưới doanh nghiệp khu vực, giúp làm giảm chi phí dịch vụ Đây là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm và tận dụng triệt để được các nguồn lực tại các nước tiếp nhận nguồn đầu tư.
Cơ hội khi luông vốn FDI dịch chuyển do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thời kì tổng thống Mý mới là ông Biden vẫn tiếp tục, nhiều công ty công nghệ của Hoa
Kỳ, Nhật Bản rời Trung Quốc sang đầu tư ở các nước khác và Việt Nam được coi là một điểm đến: Tâ •p đoàn Pegatron (Đài Loan) là mô •t trong 5 nhà sản xuất linh kiê •n, sản phẩm điê •n tử hàng đầu thế giới hiện đang đề xuất đầu tư khoảng 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất tại khu công nghiê •p Nam Đình Vũ, TP Hải Phòng Đáng lưu ý, Pegatron cũng đang có ýđịnh đưa trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Trung Quốc về Viê •t Nam vào thời điểm phù hợp Dự án này đi vào hoạt đô •ng dự kiến sẽ tạo viê •c làm cho khoảng 22.500 lao đô •ng trực tiếp và đóng góp vào nguồn thu ngân sách ở thời kỳ đầu khoảng 100 tỷ đồng/năm Foxconn, Luxshare vào Viê •t Nam được 3 năm và đang tăng tốc đầu tư và đẩy mạnh sản xuất tại Viê •t Nam và nhiều dự án chất lược cao khác nữa
Cơ hội khi luồng vốn FDI dịch chuyển do tác động của đại dịch Covid-19 Đại dịch Covid-19 là chất xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch, sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu Đây cũng là cơ hội tốt đểcác nước trên thế giới nhận thấy sự phụ thuộc lớn vào chuỗi sản xuất, cung ứng từ Trung Quốc Chính vì lí do này, các tập đoàn đa quốc gia muốn chuyển dịch đầu tư sang các nước châu Á khác như: Indonesia, Malaysia,
Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Philippines…
Cơ hội được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá có vị trí chiến lược trong đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu, là điểm đến đầu tư án toàn và hấp dẫn Đối với các nhà đầu tư, Việt Nam cũng có thể là một lựa chọn thay thế cho Trung Quốc, từ đó Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc nhận đầu tư nước ngoài, thúc đẩy khả năng tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu Thực tế là sau khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra nên các nhà đầu tư đến từ Mỹ, Anh, Nhật Bản… và cả những nhà đầu tư Trung Quốc đã cân nhắc đến khả năng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang thị trường Việt Nam
7
Trang 102.3.2 Thách thức
Bên cạnh các cơ hội, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thứctrong quá trinh thu hút FDI Những thách thức tiêu biểu có thể kể đến ở đâylà:
Thách thức hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực pháp lý, năng lực quản lý và quản trị, chất lượng nhân lực: Việt Nam cần phải vượt qua những thách thức đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư như:
sự thiếu ổn định về chính sách, nhiều quy định pháp luật chưa rõ rành thiếuminh bạch gây ra những khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện; cơ sở hạ tầng cho các hoạt động logistics còn chưa phát triển đồng bộ;nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao còn hạn chế, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp… Một số nhà đầu tư nước ngoài chưa hài lòng về khả năng đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách, luật pháp; thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư ở Việt Nam Do đó, đây cũng
là rào cản cần được tháo gỡ trong thời gian tới
Thách thức do khả năng kết nối với doanh nghiệp FDI của doanh nghiệp trong nước yếu, cùng các khó khắn trong phát triển công nghiệp phụtrợ và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Các doanh nghiệp Việt nam hiện nay đang gặp khó khăn trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu vàchưa đủ năng lực để chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với xu thế mới, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác đến từ nước ngoài Hay nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ “thua ngay trên sân nhà” và Nhà nước không thể can thiệp
vì những ràng buộc về nguyên tắc của các FTA Công nghiệp hỗ trợ cho các dự án công nghệ cao của Việt Nam còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp nội địa nhỏ về quy mô, trình độ công nghệ thấp nên chưa thể trở thành vệ tinh, là mắt xích trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn quốc gia Thực trạng này dẫn tới hạn chế tính lan tỏa của các dự án FDI đối với phát triển của các ngành kinh tế Việt Nam
Thách thức suy giảm dòng vốn FDI toàn cầu Theo dự báo của WIPA (2020), lượng vốn FDI toàn cầu sẽ sụt giảm tới 30%-40% trong giai đoạn 2020-2021 Thêm vào đó, xu hướng ưu tiên chuyển dịch sản xuất từ nước ngoài về nội địa hoặc các nước gần đang dần gia tăng nhằm nâng cao tính chủ động của nhiều nước trong chuỗi cung ứng, dẫn đến tình trạng cạnh tranh trong thu hút đầu tư càng trở nên gay gắt Trong khi các nguồn vốn đầu tư đang sụt giảm, thì các thị trường mới nổi hấp dẫn nhà đầu tư ngày
8
Trang 11càng xuất hiện nhiều, như: Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… với đủ các hình thức thu hút đầu tư hấp dẫn khác nhau Họ có lợi thế tương đồng hoặc riêngbiệt vẫn đang cạnh tranh quyết liệt với Việt Nam Các quốc gia này cũng đang ban hành nhiều chính sách rất mạnh mẽ để giữ chân, cũng như lôi kéocác nhà đầu tư nước ngoài, như: ưu đãi về thuế, xây dựng các khu công nghiệp, gói hỗ trợ đào tạo thợ lành nghề, hoặc những cam kết sẽ cải thiện môi trường kinh doanh nội địa…
2.4 Giải pháp thu hút FDI trong thời gian tới
Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia đang có dấu hiệu chững lại Điều này đòi hỏi Việt Nam cần thực thi nhiều giải pháp hiệu quả
để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới Mặc dù cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển rất là lớn, nhưng để cơ hội có thể thành hiện thực và thu hút được những dự án từ các nhà đầu tư chất lượng, uy tín, mang lại hiệu quả cao, Việt Nam đã và đang tập trung vào những giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục quảng bá, xúc tiến đầu tư Tiếp tục quảng bá, thu hút các tập đoàn đa quốc gia, công ty có thương hiệu tên tuổi đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các khu vực có thế mạnh về công nghệ, vốn, kĩ năng quản lí như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản Tiếp tục chiến dịch vận động xúc tiến đầu tư chiến lược ở tầm quốc gia để tiếp cận trực tiếp với các chuỗi cung ứng toàn cầu, chủ động tham gia kiến tạo và vận động đưa các công đoạn sản xuất, kinh doanh phù hợp, có giá trị gia tăng cao hơn vào Việt Nam mà không thụ động chờ các nhà đầu tư tìm đến Với mức tăng trưởng GDP quý I/2020 là 3,82% - mặc dù thấp nhất trong giai đoạn 2009 - 2020, nhưng lại cao nhất trong số các nước có được
số liệu trong cùng thời điểm, sẽ là tín hiệu tích cực đối với niềm tin đầu tư Kết quả chống dịch hiệu quả khiến các tập đoàn xuyên quốc gia đang dịch chuyển đầu tư Nhiều nhà đầu tư có ý định chuyển khỏi Trung Quốc do gặpbất lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Việt Nam trở thành điểm đến
ưa thích đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Việt Nam hiện đang là điểm đến của hơn 32 nghìn dự án với tổng vốn đăng kí 378 tỉ USD từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore là những nhà đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam Điều này thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư tại Việt Nam Khoảng 63,9% doanh nghiệp Nhật bản đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ
9