1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩamác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởviệt nam hiện nay

20 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư Của Chủ Nghĩa Mác Và Ý Nghĩa Của Nó Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Hiện Nay
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Văn Vinh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư là một quá trình lâudài và có nhiều nội dung cần được nghiên cứu để đảm bảo tính khoa học, phù hợp vớithực tiễn ở Việt Nam.Xuất phát từ thực tiễ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

====000====

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện :

Giảng viên hướng dẫn : ThS Hoàng Văn Vinh

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1 Khái quát học thuyết giá trị thặng dư 3

1.1.1 Sự ra đời của học thuyết giá trị thặng dư 3

1.1.2 Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư 3

a) Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản: 3

b) Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối 4

c) Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối 4

d) Quy luật giá trị thặng dư 5

1.2 Khái quát về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5

1.2.1 Khái niệm kinh tế thị trường 5

1.2.2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5

1.2.3 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 6

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 7

2.1 Sự cần thiết vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay 7

2.2 Những hướng khai thác khi vận dụng học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 9

2.3 Ý nghĩa của học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 12

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Giữa thế kỷ XVII cho đến nay, các nhà kinh tế chính trị học đã từng nghiên cứu vấn đề giá trị thặng dư được tạo ra như thế nào Nhưng tất cả các nhà kinh tế chính trị học đều phạm phải sai lầm là không xét giá trị thặng dư dưới dạng thuần túy, với tư cách là giá trị thặng dư mà xét dưới hình thái đặc thù là lợi nhuận và địa tô.Về sau, Ricardo đã đứng vững và tỏ ra nhất quán với nguyên lý giá trị lao động song ông không thể phát triển

lý luận đến cùng vì ông chưa biết tính hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa, và không phát hiện ra phạm trù chung – giá trị thặng dư Đến Mác dựa vào những thành tựu của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh, gạt bỏ mọi nhân tố không khoa học, kế thừa và phát triển các nhân tố khoa học của họ để xây dựng học thuyết của mình hoàn thiện nhất

từ trước tới lúc đó Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong lý luận kinh tế để đưa kinh tế chính trị trở thành một môn khoa học Và cũng chỉ khi Mác phát hiện ra lý luận giá trị thặng dư thì mọi vấn đề khoa học, bản chất mới được làm sáng tỏ

Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Học thuyết đó đã vạch trần thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa

và cội nguồn đối lập kinh tế giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, vũ trang cho giai cấp

vô sản lý luận cách mạng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản Song, ý nghĩa thực tiễn của học thuyết giá trị thặng dư không dừng ở đó Ngày nay, từ quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư là một quá trình lâu dài và có nhiều nội dung cần được nghiên cứu để đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam

Xuất phát từ thực tiễn này, em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” với mong muốn trau dồi thêm kiến thức

và đóng góp một phần nhỏ công sức giúp nước ta phát triển vững mạnh hơn nữa, có những bước đi vững chắc khi hội nhập sâu vào nền kinh tế

Tiểu luận kết cấu gồm 2 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chương 2: Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1

Trang 4

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, em xin chân thành cám ơn thầy Hoàng Văn Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tìm hiểu đề tài và lập ý nghiên cứu Tuy nhiên, do sự hạn chế về năng lực và thời gian thực hiện, bài tiểu luận chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, em hi vọng sẽ nhận được sự góp ý và đánh giá bổ sung từ thầy

để kết quả nghiên cứu hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy!

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái quát học thuyết giá trị thặng dư

1.1.1 Sự ra đời của học thuyết giá trị thặng dư

Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác ra đời trong bối cảnh lịch sử Tây Âu của những năm 40 thế kỷ XIX:

- Về thực tiễn kinh tế: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dựatrên thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành Chính nó đã tạo ra cơ sở vật chất để các phạm trù kinh tế với tư cách là bản chất của quanhệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ khá

rõ nét

- Về thực tiễn chính trị xã hội: là thời kỳ có nhiều biến đổi về chính trị và xã hội đã

và đang diễn ra (Cách mạng phản phong kiến của Pháp, Công xã Pari và phong trào công nhân Pháp, Phong trào hiến chương, Cuộc cách mạng tư sản 1848 mang tính toàn châu Âu) Đó là những chất liệu quý giá cho sự hình thành các học thuyết của Các Mác

- Về tiền đề lý luận: C.Mác đã dựa vào kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ( W Petty, A.Smith, D.Ricardo), chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp, Triết học cổ điển Đức (Hêghen và Phoiơbắc)

Các Mác đã kế thừa những tư tưởng của nhân loại, sửa đổi, bổ sung và phát triển học thuyết kinh tế của mình ở trình độ cao hơn

Lênin đã nhận xét: “Tất cả thiên tài của C.Mác chính là ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra C.Mác đã kế thừa tất cả những cái gì tốt đẹp nhất mà loài người đã sáng tạo ra trong thế kỷ XIX.”

1.1.2 Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư.

Học thuyết giá trị thặng dư nghiên cứu trực tiếp sự tồn tại và phát triển của quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa , tìm ra quy luật giá trị thặng dư với tư cách là quy luật kinh tế tuyệt đối (hay quy luật kinh tế cơ bản) của xã hội Tư bản, nghiên cứu hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư mà trước tiên là lợi nhuận và lợi nhuận bình quân

Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư của Mác thể hiện cụ thể như sau: a) Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản:

Thông qua sự phân tích phân biệt tiền thông thường và tiền là tư bản từ hai công thức: H-T-H’ và T-H-T’, C.Mác đã khằng định T-H-T’ là công thức chung của Tư bản Gọi là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản dù kinh doanh trong ngành nào đều vận động theo công thức chung Hay nói cách khác, bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều được chuyển hóa thành tư bản Do mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá

3

Trang 6

trị sử dụng nên vòng lưu thông chấm dứt ở giai đoạn 2 khi những người trao đổi đã có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến Do mục đích của lưu thông tiền tệ là giá trị tăng thêm và nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa Vì thế, nên T’= T + ΔT C Mác gọi ΔT là giá trị thặng dư

Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư

Sau khi đưa ra công thức chung, Mác phân tích trong lưu thông xảy ra 2 trường hợp: ngang giá và không ngang giá, kể cả gian lận trong mua bán đều không làm tiền tệ lớn lên (đều không sinh ra ΔT) Và từ đây C Mác chỉ ra mẫu thuẫn của công thức chung T-H-T’: “

Mác đã giải quyết mâu thuẫn trên bằng cách tìm ra một loại hàng hoá mới đó là

Đây là một loại hàng hoá có thuộc tính tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, làm sinh ra ΔT và tiền tệ lớn lên Từ đó Mác đã phân tích hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá và hai thuộc tính của nó ( giá trị sử dụng và giá trị ) Đến đây Mác đã kết luận:

b) Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối

Ở nội dung này, Mác đã phân tích quá trình lao động và quá trình làm gia tăng giá trị (quá trình sản xuất giá trị thặng dư) Đó là cơ sở kinh tế - xã hội cho quá trình sản xuất

ra m (giá trị thặng dư) Mác đã phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá

và dựa vào đó Mác đã chia tư bản thành C và V, từ đó làm rõ mối quan hệ, vai trò của C

và V đối với việc sản xuất ra m

Cũng trong nội dung này Mác đã phân tích rõ các khái niệm:

- Ngày lao động và cơ cấu của nó

- Tỷ suất giá trị thặng dư : m’=

=

- Khối lượng giá trị thặng dư : M = m’ V

Từ đó, bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối được tiến hành bằng cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động trong ngày của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết

c) Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối

Luật lao động ra làm hạn chế phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuỵêt đối thì chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối

Trang 7

Discover more

from:

TRIE115

Document continues below

Kinh tế chính trị

Trường Đại học…

414 documents

Go to course

TIỂU LUẬN Lý luận về giá trị - lao động củ… Kinh tế

chính trị 100% (2)

14

KTCT - On thi KTCT Kinh tế

chính trị 100% (2)

16

Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì

Kinh tế

chính trị 100% (2)

18

Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha Kinh tế

chính trị 100% (1)

9

Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr… Kinh tế

chính trị 100% (1)

11

Trang 8

Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối là một phương pháp rút ngắn thời gian lao động cần thiết để tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất liên quan tới ngành sản xuất hàng hoá tiêu dùng

Để rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì các nhà tư bản phải tìm mọi biện pháp, trong đó có áp dụng tiến bộ công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm giá thành, giảm giá thị trường của sản phẩm,

Cả hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối và sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối đều giống nhau về mục đích- tức đều làm tăng thời gian lao động thặng dư Nhưng chúng khác nhau ở cách đặt giả thiết, biện pháp thực hiện và kết quả thu được

d) Quy luật giá trị thặng dư

Theo C.Mác, việc sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản, ông đã viết: “Việc tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó” Sản xuất ra giá trị thặng dư chính là động cơ hoạt động của xã hội tư sản, nó là động lực chính thúc đẩy sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân làm thuê không phải bằng cưỡng bức siêu kinh tế (bạo lực, roi vọt), mà bằng cưỡng bức kinh tế (kỷ luật đói rét) dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất, phát triển kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao động

Như vậy, nội dung của quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là tối đa cho nhà tư bản bằng cách tăng số lượng lao động làm thuê và tăng mức bóc lột

1.2 Khái quát về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.2.1 Khái niệm kinh tế thị trường

là một loại hình kinh tế - xã hội mà ở đó các quan hệ kinh tế,

sự trao đổi, sự mua bán các sản phẩm và nhất là sự phân chia lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận, đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối Không thu được lợi nhuận thì người sản xuất, kinh doanh không còn động lực để tiếp tục, nhất là để thúc đẩy công việc sản xuất và kinh doanh của họ, do đó sự trì trệ của xã hội là khó tránh khỏi Cho nên có thể nói kinh tế thị trường là thành quả quan trọng của sự phát triển lâu dài trong nền văn minh của toàn thể nhân loại từ khi nó xuất hiện chứ không phải là của riêng hoặc

là độc quyền của một hình thái kinh tế - xã hội nào

Chức năng của tiền tệ

Kinh tế chính trị 100% (1)

2

Trang 9

1.2.2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế thế giới hiện nay có nhiều loại mô hình kinh tế thị trường như: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường hỗn hợp Mỗi loại mô hình trong số ấy đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm vận hành và phát triển của các mô hình này trên thế giới, xuất phát từ đòi hỏi và thực tiễn phát triển của đất nước đang đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra

là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Đây là bước đột phá dũng cảm nhưng hết sức khoa học về tư duy lý luận của Đảng ta

1.2.3 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đến nay, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định ngày càng sâu sắc

Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

: Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một chế độ sở hữu

về tư liệu sản xuất là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) Từ khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu

: Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế

: Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh

tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết định phân phối chuyển dần sang xác định thị trường quyết định phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại

6

Trang 10

: Kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Đây cũng là nền kinh tế có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội Nhà nước quản lý bằng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch; sử dụng cơ chế thị trường để giải phóng sức sản xuất

, đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Kinh tế thị trường được Đảng, Nhà nước sử dụng như một công cụ, phương tiện, một động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội Cơ chế vận hành của kinh tế thị trường

là một cơ chế mở, bị điều tiết bởi các quy luật kinh tế cơ bản: giá trị, cạnh tranh, cung cầu nên kinh tế thị trường tạo ra khả năng kết nối hình hành chuỗi giá trị cho nền sản xuất toàn cầu

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

2.1 Sự cần thiết vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư của Mác trước hết phải nhận thức đúng khái niệm bóc lột và bóc lột giá trị thặng dư trong học thuyết Mác Từ đó, có

cơ sở khoa học để luận giải những hiện tượng kinh tế của xã hội hiện nay

“Bóc lột” là một bộ phận người trong xã hội hoặc tập đoàn xã hội nào đó, chiếm đoạt không có bồi thường thành quả lao động của một người khác hoặc của tập đoàn xãhội Do đó, thuộc tính bản chất của bóc lột là “chiếm hữu không có bồi thường”, nhưng việc “chiếm hữu không có bồi thường” thành quả lao động của người khác hoặc tập đoàn

xã hội, không chỉ dựa vào tư liệu sản xuất hoặc tư bản tiền tệ, mà cũng có thể thông qua

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w