Những sự thay đổi to lớn về năng suất laođộng, trải nghiệm của người dùng và các mô hình kinh doanh mới đang được hìnhthành cho thấy vai trò và tác động to lớn trong cuộc sống xã hội hiệ
Tổng quan nghiên cứu về tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia châu Á
Tổng quan về chuyển đổi số
Theo Công ty Nghiên cứu và Tư vấn công nghệ thông tin Gartner, chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ trong thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp gia tăng tốc độ tăng trưởng và đạt doanh số tốt hơn Còn theo Microsoft, chuyển đổi số chính là tái cấu trúc tư duy trong phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới Tuy nhiên, cũng có định nghĩa cho rằng, chuyển đổi số không chỉ ứng dụng công nghệ trong thay đổi mô hình kinh doanh, mà còn tham gia vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp
Do đó, có thể thấy, chuyển đổi số là thay đổi phương thức làm việc trong cuộc sống, phương thức sản xuất với các công nghệ số, là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một đơn vị, của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ, nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những hiệu quả cao hơn, những giá trị mới hơn cho doanh nghiệp Chuyển đổi số còn là sự thay đổi về văn hóa của đơn vị, của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, liên tục học hỏi theo cái mới, cái hiện đại và phải chấp nhận cả thất bại bên cạnh những thành công của sự đổi mới đem lại. Đối với các quốc gia châu Á, chuyển đổi số là quá trình thay đổi mô hình cũ, mô hình truyền thống sang dạng doanh nghiệp số, dựa trên những ứng dụng công nghệ mới, như: Big Data, IoT, điện toán đám mây…, nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động trong doanh nghiệp Đối với con người bình thường, chuyển đổi số làm thay đổi phong cách sống của chúng ta.
Nhìn chung, dựa theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường, 5 mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới bao gồm: Tăng tốc độ thị trường, tăng vị trí cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất nhân viên
1.1.1.2 Vai trò Đối với chính phủ
Chuyển đối số sử dụng dữ liệu và hệ thống công nghệ số nhằm thay đổi trải nghiệm người sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp Việc thay đổi hệ thống công nghệ cũng làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình và phương thức hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước.
Chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người đứng đầu các quốc gia, tổ chức, có khả năng quyết định hướng đi và sự thành công của quốc gia và tổ chức Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số trước những lợi ích mà nó đem lại Chính phủ các nước dần ứng dụng chuyển đổi số vào công tác xây dựng “Nhà nước số”, “Chính phủ điện tử” Đồng thời cũng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng những thành tựu của chuyển đổi số vào quá trình vận hành kinh doanh doanh nghiệp Đối với hoạt động nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, các bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia đã ngay lập tức áp dụng chuyển đổi số khi nhận thức được tầm quan trọng của nó.
Trước xu hướng đó, Chính phủ của các quốc gia châu Á cũng đang từng bước áp dụng vào công tác quản lý và xây dựng chính phủ điện tử với các chính sách - pháp luật đang được sửa đổi nhằm có hệ thống pháp lý phù hợp với xu hướng hiện nay, đồng thời còn khuyến khích các ngành/nghề, doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, như: Chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, trong công tác truyền thông …
Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp: Khi ứng dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp được kết nối với một nền tảng hệ thống công nghệ đồng nhất Mỗi phòng ban vẫn có các phần mềm riêng để phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn nhưng vẫn có thể giao tiếp với các bộ phận khác thông qua hệ thống giao tiếp nội bộ Điều này sẽ giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra, giúp cho sự vận hành trong doanh nghiệp không bị tắc nghẽn không rõ nguyên nhân, gây tác động xấu đến doanh nghiệp, như: phục vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút …
Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Tham gia quá trình chuyển đổi số, CEO của doanh nghiệp sẽ có thể chủ động và dễ truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp Mọi hoạt động của doanh nghiệp, như: nhân viên ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, khách hàng tìm hiểu sản phẩm sẽ được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, điều này sẽ giúp giảm sự chậm trễ, giúp CEO quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn so với trước đó.
Tối ưu hóa năng suất nhân viên: Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty Bởi những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không cần tốn chi phí trả lương cho nhân viên, đồng thời cũng giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo nhận lại cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng hoặc cuối quý.
Nâng cao khả năng cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp sở hữu nền tảng số hóa sẽ có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng Bởi các giải pháp quản trị và vận hành số hóa sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác trong các quyết định của doanh nghiệp Đồng thời, chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc tương tác nhanh chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng …
● Đối với người tiêu dùng Đối với người tiêu dùng, chuyển đổi số cũng đang dần tác động vào trong cuộc sống khi có thể trải nghiệm các dịch vụ công hay các dịch vụ được cung cấp từ các doanh nghiệp ngày càng thuận tiện, nhanh chóng Các giao dịch như: ngân hàng, mua sắm,… hoàn toàn có thể thực hiện qua mạng mà không cần phải đến tận nơi thực hiện.
Dịch Covid-19 cũng giúp người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, bởi trong thời gian cách ly xã hội, người tiêu dùng buộc phải hạn chế ra đường, mọi giao dịch, các cuộc họp và xử lý công việc đều được thực hiện qua máy tính Điều này bắt buộc người tiêu dùng phải có máy tính và hệ thống truyền tải mạng dữ liệu ổn định mới đáp ứng được nhu cầu của công việc.
Xu hướng chuyển đổi số đã tạo ra rất nhiều dịch vụ có ích cho người tiêu dùng cũng như tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội Tuy nhiên,chuyển đổi số cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống, bởi những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu buộc các doanh nghiệp và mô hình kinh doanh truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tồn tại và phát triển.
Tổng quan về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) Thu nhập của nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào những gì nền kinh tế đó sản xuất được và thường được đánh giá thông qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI) hoặc thu nhập bình quân đầu người (GNI/người)
Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên để khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng
Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: Kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá phát triển
Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm Mối quan hệ giữa tăng trưởng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hoá dưới tên gọi quy luật Okun 1 (hay quy luật 2,5% - 1) Quy luật này xác định, nếu GDP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GDP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%
Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội Đối với các nước đang phát triển trong khu vực châu Á, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước phát triển Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá Thực tế cho thấy không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế “quá nóng”, gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Nghiên cứu trong nước
Việt Nam đã trải qua bốn thập kỷ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập,chính vì vậy khoa học, công nghệ và đổi mới đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước Giáo sư Hồ Tú Bảo, thuộc Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), cho rằng doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ không thể nói "không" với chuyển đổi số: "Chuyển đổi số là con đường tất yếu, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và có chiến lược theo đuổi một cách cụ thể, có sự đầu tư đúng đắn cho những công cụ quan trọng của chuyển đổi số như AI, khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh
Báo cáo về Tương lai kinh tế số của Việt Nam đến năm 2030 và năm 2045 (Cameron và cộng sự, 2019) cho thấy việc áp dụng Internet là quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam Nhiều doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số như Alibaba và Amazon (thông qua hợp tác với VECOM) để tiếp cận thị trường nước ngoài Điều này cho thấy vai trò của chuyển đổi số là không hề nhỏ đối với nền kinh tế Bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp Việt Nam của Chử Bá Quyết (2021) kết luận được rằng sự thành công của chuyển đổi số phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của chính phủ và các chiến lược chuyển đổi số ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của các doanh nghiệp Trong nghiên cứu của Cisco vào năm 2019 cũng cho thấy các chương trình của Chính phủ có tác động rõ rệt đến quá trình số hóa của các doanh nghiệp tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp (64%) nhận biết được các sáng kiến hỗ trợ Doanh nghiệp của Chính phủ và được hưởng lợi từ các chính sách đó Điều này đặt ra cho Chính phủ Việt Nam cần có các chính sách hợp lý và các doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp.
Theo kết quả của bài nghiên cứu “Thực trạng Chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020 khảo sát trên 400 doanh nghiệp có quy mô vừa và và nhỏ cũng như quy mô lớn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng, dẫn tới những hạn chế tiếp xúc và việc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến TheoTemasek, Bain & Company (2019), kinh tế số của Việt Nam dự kiến vượt 43 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng nóng nhất trong các lĩnh vực gồm thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, và gọi xe công nghệ.
Nghiên cứu nước ngoài
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của K.Marx cho rằng tiến bộ kỹ thuật là một trong những yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế Marx cho rằng, tiến bộ kỹ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao động dành cho người thợ, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu hướng ngày càng tăng Do đó các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn đề khai thác sự tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động của công nhân.
Theo lý thuyết Solow (1957), tăng trưởng trong dài hạn không thể tăng mãi đầu vào lao động, đồng thời cũng gặp phải lợi tức cận biên giảm dần nếu tiếp tục tăng thêm vốn vào quá trình sản xuất, nên một nền kinh tế cần dựa vào tiến bộ công nghệ và hiệu quả lao động để có thể nâng cao mức sống người dân một cách bền vững.
Phát triển thêm lý thuyết của Solow (1957), lý thuyết bắt kịp công nghệ của Lucas (1988) đề cập đến tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển Bắt kịp công nghệ đạt được nhờ tiếp thu công nghệ mới và tốt hơn từ nước ngoài thông qua đầu tư vào máy móc thiết bị nhập khẩu, thu hút FDI và đầu tư vào phương pháp quản lý và kinh doanh hiện đại của thế giới Sự bắt kịp công nghệ được quy tụ vào ngành công nghiệp Khi công nghiệp mở rộng, lao động được rút khỏi nông nghiệp và năng suất trung bình tăng lên, tạo ra tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn đầu Sau cùng, tác động tái phân bổ lao động giảm dần dẫn đến tác động hội tụ.
Paul Romer một nhà kinh tế học người Mỹ đã đưa ra lý thuyết tăng trưởng kinh tế trong đó tiến bộ công nghệ được quyết định bởi vốn tri thức mà vốn tri thức lại phụ thuộc vào hoạt động đầu tư cho lĩnh vực R&D của nền kinh tế Ông chỉ ra vốn tri thức là một loại vốn đặc biệt Xét trên giác độ vi mô thì nó có lợi tức giảm dần nhưng xét trên giác độ vĩ mô thì nó có lợi tức tăng dần theo quy mô Vì các hãng không sẵn lòng đầu tư lắm cho hoạt động R&D nên chính phủ cần phải thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động này.
Schumpeter (1912) đã phát triển một lý thuyết tăng trưởng lấy tâm điểm là sự đổi mới và chủ doanh nghiệp Ông coi một nền kinh tế năng động không phải là một nền kinh tế ở trạng thái cân bằng, thay vào đó là một nền kinh tế mà trật tự luôn luôn bị sự đổi mới công nghệ phá vỡ Theo ông, chủ doanh nghiệp đã tận dụng lợi thế cơ bản, chẳng hạn một sản phẩm mới hay kỹ thuật mới, thu được một khoản lợi nhuận Các hoạt động đổi mới này, sau đó có thể bị bắt chước và trong quá trình như vậy, sự bắt chước này có thể dẫn tới một sự bùng nổ về kinh tế, mặc dù những người bắt chước có thể cắt giảm lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.
Nhiều bằng chứng đã chỉ ra sự xuất hiện của công nghệ số có thể cải thiện tỷ lệ sử dụng tài nguyên, giảm tiêu thụ tài nguyên và ô nhiễm môi trường với tiền đề duy trì sự phát triển kinh tế ổn định (Wu & cộng sự, 2016; Jones & cộng sự, 2021; Cioac & cộng sự, 2020) Các nghiên cứu trước đã nhấn mạnh rằng ở cả các nước phát triển và đang phát triển, công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế (Arendt, 2015).
Habanik & cộng sự (2019) cho rằng, để thực hiện sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của các quốc gia và khu vực, chúng ta nên tập trung vào việc ứng dụng công nghệ số trong mọi lĩnh vực của xã hội Nghiên cứu của Jovanovi và Jiao đã chỉ ra rằng mức độ số hóa có liên quan đến sự phát triển kinh tế Ở các quốc gia có mức độ số hóa cao, sự phát triển kinh tế và phát triển bền vững xã hội của họ cũng tốt hơn (Jovanovi & cộng sự, 2018; Jiao & cộng sự, 2021).
Chuyển đổi số đã làm thay đổi mô hình kinh doanh và quy trình hoạt động của doanh nghiệp Vaska (2021) và Rachinger (2019), sau khi phân tích ảnh hưởng của công nghệ kỹ thuật số đối với đổi mới mô hình kinh doanh, tin rằng chuyển đổi kỹ thuật số đã ảnh hưởng đến việc tạo ra giá trị, phân phối và mua lại hầu hết các ngành, và các mô hình kinh doanh mới như nền kinh tế chia sẻ và nền kinh tế tuần hoàn đều có thể là động lực để phát triển bền vững Warner & cộng sự (2018) cho rằng chuyển đổi kỹ thuật số tồn tại trong hoạt động của các công ty trong ngành như một quá trình liên tục Han (2019) và Vahid (2021) lần lượt khám phá tác động của chuyển đổi kỹ thuật số đối với việc tạo ra giá trị từ góc độ phát triển công nghệ số và mở rộng thị trường công nghệ Ma & cộng sự (2019) tin rằng sự chuyển đổi kỹ thuật số của phương thức sản xuất sẽ có tác động lớn đến sự phân công lao động công nghiệp toàn cầu, chuỗi giá trị, thương mại và đầu tư, sau đó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế Guo & cộng sự (2019) cũng nhận thấy qua nghiên cứu rằng ngành CNTT-TT có thể thúc đẩy nâng cấp công nghiệp và nâng cao giá trị gia tăng của các ngành truyền thống.
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu đi trước đều cho thấy tác động tích cực theo cấp số nhân của chuyển đổi công nghệ lên hoạt động kinh tế thực Trong khi hầu hết các nghiên cứu đã xác nhận sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả đi từ chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế, có một số trường hợp không có bằng chứng về mối quan hệ nhân quả từ chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế (Dutta, 2001; Veeramacheneni & cộng sự, 2007; Shiu & Lam, 2008).
Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài cho thấy, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đến mối quan hệ giữa chuyển đổi số, thể hiện qua nhiều lĩnh vực phát triển của công nghệ, với tăng trưởng kinh tế của quốc gia, khu vực Các nghiên cứu là nguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích, góp phần hoàn thiện, làm rõ nội dung và phương pháp nghiên cứu của mảng chủ đề này Tuy nhiên, cùng với thời gian,những vấn đề mới luôn đặt ra và đòi hỏi những nghiên cứu tìm tòi mới, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp với xu thế chung Qua tổng hợp và phân tích, nhóm nhận thấy một số khoảng trống nghiên cứu sau:
Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu đi trước đều cho thấy tác động tích cực theo cấp số nhân của chuyển đổi công nghệ lên hoạt động kinh tế thực Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường hợp không có bằng chứng về mối quan hệ nhân quả từ tăng trưởng kinh tế đến chuyển đổi số
Thứ hai, nhiều tác giả đã xây dựng được khung năng lực chuyển đổi số, hệ thống các công cụ chuyển đổi, tuy nhiên còn khá cồng kềnh hoặc mới chỉ đang trong giai đoạn nền tảng Thêm vào đó, một số tác giả sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu, tuy nhiên biến đo lường chuyển đổi số còn chưa mang tính đại diện cao.
Thứ ba, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, có thể thấy những điểm hạn chế mà những nghiên cứu trên chưa chạm tới đó là những ảnh hưởng chính của việc chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế là như thế nào trong từng điều kiện khách quan cụ thể và đâu là nguyên nhân của các vấn đề đó
Thứ tư, các công trình nghiên cứu trước đây đã đưa ra một vài giải pháp cơ bản để khắc phục những khó khăn, trở ngại của quá trình chuyển đổi số Tuy nhiên những giải pháp đó vẫn chưa tối ưu và triệt để.
Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu, mục tiêu, cách tiếp cận cũng như phạm vi nghiên cứu của mỗi công trình trước đây là khác nhau nên chưa mang lại một kết quả thuyết phục Do đó, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chuyển đổi số và tăng trưởng kinh tế vẫn cần tiếp tục được khai thác để tìm kiếm sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế về bản chất của mối quan hệ này.
Trong bài viết, nhóm sử dụng số liệu giai đoạn 2010 – 2020, kết hợp phân tích định tính và định lượng, lấy 16 quốc gia khu vực Châu Á làm đối tượng nghiên cứu để đánh giá tác động của chuyển đối số đến tăng trưởng kinh tế, góp phần thu hẹp khoảng trống nghiên cứu trên.
Tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế các quốc
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương Đây là cuộc Cách mạng dựa trên cách mạng số và kết hợp nhiều tiến bộ công nghệ Để thực hiện thành công cuộc Cách mạng này, các nước phải thực hiện “Chuyển đổi số” Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, nhiều quốc gia châu Á đã xây dựng và triển khai các chiến lược/ chương trình về chuyển đổi số, điển hình như Thái Lan, Israel, Singapore, Việt Nam…
Bảng 2.1: Một số yếu tố thể hiện sự phát triển của chuyển đổi số của các nước Đông Á và Nam Á giai đoạn 2010 - 2020
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Đăng ký băng thông rộng (trên 100 người) Đông Á
Tỷ lệ người dùng Internet cá nhân (% GDP) Đông Á 34,3 37,4 40,5 43,3 46,1 48,9 52,2 54,4 59,5 63,9 69,2 Nam Á 7,2 9,2 10,1 11,3 12,8 14,2 16,1 17,9 19,8 27,3 38,6
Số đăng ký di động (trên 100 người) Đông Á
Chi tiêu chính phủ cho hoạt động R&D(%GDP) Đông Á
(Nguồn: Nhóm tổng hợp từ số liệu của WB và IMF)
Từ bảng số liệu có thể thấy, số người đăng kí băng thông rộng và số đăng kí di động (trên 100 người) của các nước Đông và Nam Á có xu hướng tăng liên tục Tỷ lệ người dùng Internet cá nhân có xu hướng tăng khá nhanh và liên tục (số người sử dụngInternet cá nhân của Đông Á năm 2020 gấp hơn 2 lần năm 2010 và của Nam Á gấp hơn 5 lần) Từ đây chúng ta có thể thấy tốc độ phát triển chuyển đổi số của Châu Á tăng khá đều và liên tục trong giai đoạn 2010 – 2020 Điều này càng khẳng định các nước đang tập trung và chú trọng vào việc phát triển một nền kinh tế chuyển đổi số hiện đại.X
Trong tháng 4/2020, Cisco công bố Báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, thực hiện trên
1340 doanh nghiệp tại 14 quốc gia hoạt động trong khu vực châu Á, chỉ có khoảng 3% các doanh nghiệp chưa thực sự quan trọng với hoạt động kinh tế của quốc gia, giảm 19% so với năm 2019 Có 62% doanh nghiệp kì vọng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới 56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi và chuyển đổi số giúp doanh nghiệp giữ được nhịp độ.
Biểu đồ 2.1: Động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số
Trong cùng báo cáo, Cisco & IDC nhấn mạnh trong năm 2020, 31% doanh nghiệp đang giai đoạn đầu của chuyển đổi số, giảm 8% so với năm 2019; 53% doanh nghiệp đang trong giai đoạn tiếp theo (“Observer” – “Quan sát”), tang 3% so với năm2019; 13% doanh nghiệp trong giai đoạn “thách thức” (Challenger) và 3% các doanh nghiệp đã “trưởng thành” (“Native”) tăng lần lượt 4% và 1% so với năm trước đó.
Biểu đồ 2.1: Trạng thái của các doanh nghiệp trong tiến trình tới "trưởng thành số"
Bảng 2.1: Xếp hạng mức độ trưởng thành số trong kinh tế của 14 quốc gia châu Á
Xuất phát Quan sát Thách thức Trưởng thành
(Nguồn: Cisco & IDC 2020) Nhìn chung, thị trường châu Á đang trưởng thành hơn về số hóa với những tiến bộ rõ nét tại Indonesia và Việt Nam Singapore, Nhật Bản và New Zealand tiếp tục dẫn đầu nhóm Quan sát số và không có sự thay đổi về thứ hạng của họ so với năm 2019. Tuy nhiên, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan tương ứng đã vượt Hàn Quốc, Hongkong và Malaysia.
Một số quốc gia cụ thể
Từ số liệu thu thập được từ WB, IMF, WEF và báo cáo của Cisco 2020 nghiên cứu trên 14 quốc gia Châu Á, nhóm tổng hợp 1 số tiêu chí, đánh giá về “Xu hướng phát triển kỹ thuật số khu vực châu Á nói chung và một số thị trường điển hình” dưới đây:
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu thể hiện xu hướng phát triển trung bình kỹ thuật số của khu vực châu Á.
Xu hướng phát triển trung bình kỹ thuật số của khu vực châu Á Đầu tư cho công nghệ Điện toán đám mây 15%
Nâng cấp phần mềm CNTT 11%
Thiếu khả năng công nghệ 14%
Thiếu sự cam kết (commitment) 11% Ưu tiên số hóa
Phát triển và mở rộng thị trường 18% Vận chuyển tốt hơn và cải thiện trải nghiệm khách hàng
Ra đời SPDV mới hoặc cải thiện những SPDV sẵn có
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu thể hiện xu hướng phát triển trung bình kỹ thuật số của
Trung Quốc Đầu tư cho công nghệ Điện toán đám mây 15%
Trí tuệ nhân tạo (AI)/ phân tích 12%
Nâng cấp phần mềm CNTT 11%
Thiếu khả năng công nghệ 18%
Thiếu sự quan sát (insights) 14% Ưu tiên số hóa
Ra đời SPDV mới hoặc cải thiện những SPDV sẵn có 28% Vận chuyển tốt hơn và cải thiện trải nghiệm khách hàng 19%
Phát triển và mở rộng thị trường 16%
(Nguồn: Cisco & IDC 2020) Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu thể hiện xu hướng phát triển trung bình KTS của Ấn Độ Đầu tư cho công nghệ Điện toán đám mây 16%
Nâng cấp phần cứng CNTT 12%
Thiếu khả năng công nghệ 16%
Không biết vị trí xuất phát 13% Ưu tiên số hóa Cải thiện sự điều hành hoặc dịch vụ vận chuyển 18%
Vận chuyển tốt hơn và cải thiện trải nghiệm khách hàng 19% Cải thiện khả năng tồn tại và khả năng dự đoán tài chính 15%
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu thể hiện xu hướng phát triển trung bình kỹ thuật số của
Philippines Đầu tư cho công nghệ
Trí tuệ nhân tạo (AI)/ Phân tích 18%
Nâng cấp phần mềm CNTT 15% Điện toán đám mây 15%
Thiếu sự cam kết (commitment) 15%
Không biết vị trí xuất phát 19%
Thiếu năng lực 14% Ưu tiên số hóa
Nâng cao sự điều hành và dịch vụ vận chuyển 22%
Cải thiện kinh doanh và marketing 19%
Vận chuyển tốt hơn và cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu thể hiện xu hướng phát triển trung bình kỹ thuật số của
Singapore Đầu tư cho công nghệ Điện toán đám mây 25%
Nâng cấp phần mềm CNTT 18%
Thiếu sự cam kết (commitment) 12%
Thiếu khả năng công nghệ 14%
Thiếu sự quan sát (insights) 26% Ưu tiên số hóa
Cải thiện sự điều hành hoặc dịch vụ vận chuyển 28% Vận chuyển tốt hơn và cải thiện trải nghiệm khách hàng 16%
Phát triển và mở rộng thị trường 20%
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu thể hiện xu hướng phát triển trung bình kỹ thuật số của Việt
Nam Đầu tư cho công nghệ Điện toán đám mây 18%
Nâng cấp phần cứng CNTT 18%
Thiếu tư duy kỹ thuật số 16%
Không biết vị trí xuất phát 14%
Thiếu khả năng công nghệ 12% Ưu tiên số hóa Ra đời SPDV mới hoặc cải thiện SPDV sẵn có 18%
Cải thiện kinh doanh và marketing 21%
Phát triển và mở rộng thị trường 28%
Tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm trong quá khứ
Bảng 2.8: Tăng trưởng GDP của các nước Đông Á và Nam Á giai đoạn 2010 – 2020
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng GDP của các nước Đông Á và Nam Á giai đoạn 2010-2020
(Đơn vị: %) (Nguồn: nhóm tổng hợp từ dữ liệu WB) Báo cáo của Ngân hàng thế giới World Bank cho thấy những năm từ 2010 đến
2020, tăng trưởng GDP của Đông Á và Nam Á đều ở mức cao (từ 4 đến 7.5%) Đây được xem là 2 khu vực có tăng trưởng GDP cao nhất châu Á.
Nhắc đến châu Á không thể không nhắc đến những quốc gia tiềm năng, đang phát triển mạnh mẽ về mặt khoa học công nghệ, thung lũng Silicon của châu Á - Ấn Độ và Trung Quốc Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học và công nghệ, nền tảng vững vàng cho chuyển đổi số, đã làm cho mức tăng trưởng của Trung Quốc đạt mức cao trong giai đoạn phát triển thần tốc 2000-2010 và duy trì tăng trưởng ở mức 6-10% khi đã đi vào ổn định giai đoạn 2010-2020 Theo World Bank, tăng trưởng của TrungQuốc trong giai đoạn 2010-2020 cao nhất đạt 10.6%, và những năm trước đại dịch
Covid 19 vẫn đạt từ 6.7 đến 7.5% dù lúc này quy mô kinh tế của Trung Quốc đã rất lớn Bên cạnh đó, Ấn Độ tuy không có giai đoạn phát triển thần tốc như Trung Quốc nhưng GDP vẫn tăng trưởng đều đặn ở mức cao Những điều kiện thuận lợi về dân số, diện tích, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ đã đưa Ấn Độ phát triển bền vững trên con đường áp dụng chuyển đổi số để chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng cao của quốc gia.
Hầu hết các quốc gia đều tăng trưởng dương trong giai đoạn 2010 – 2019, nhiều nước ghi nhận tăng trưởng dương trên 8%, đã khẳng định tiềm năng và dư địa phát triển của các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong covid 19 Đại dịch COVID-19 được đánh giá là “thảm họa lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai”, đã tác động sâu sắc đến cục diện thế giới, khu vực nói chung và đời sống kinh tế xã hội của các nước châu Á nói riêng.
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng GDP (% mỗi năm)
(Nguồn: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)) Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB đã đưa ra tổng hợp mức tăng trưởng GDP các nước thuộc khu vực châu Á trong 3 năm trước đại dịch (2017, 2018, 2019); 2 năm trong đại dịch vừa qua (2020, 2021) và dự báo cho 2 năm tới (2022, 2023).
Theo báo cáo trên, năm 2020, khoảng thời gian tăm tối nhất trong đại dịch Covid
19, châu Á ghi nhận mức tăng trưởng âm 0.8%, đánh dấu lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ đầu thập niên 1960 Nguyên nhân là do các đợt bùng dịch kéo dài, các biện pháp cách ly, ngăn chặn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng của khu vực Một nguyên nhân khác được cho là phát sinh từ căng thẳng địa chính trị, như sự leo thang xung đột thương mại và công nghệ giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (Trung Quốc) Những tổn hại về tài chính đã trầm trọng thêm bởi đại dịch kéo dài.
Tuy nhiên, đến năm 2021, nền kinh tế châu Á lại chứng kiến sự phục hồi thần kỳ với mức tăng trưởng GDP lên tới 6.9% (theo ADB) Mặc dù còn nhiều nền kinh tế vẫn chật vật vì đại dịch, đã có một số nền kinh tế khác vùng lên mạnh mẽ, đặc biệt là Maldives (31.6%), được cho là bởi vì chính sách nới lỏng trong đi lại đã phục hồi du lịch của đảo quốc này.
Một điểm sáng trong đại dịch là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong điều kiện cách ly và giãn cách xã hội, một dẫn chứng rõ ràng cho sự chuyển đổi nhanh chóng trong các nền kinh tế trẻ châu Á Đại dịch Covid 19 đã trở thành chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi số ở các quốc gia này Có thể thấy, chuyển đổi số và sự lan tỏa mạnh mẽ của chuyển đổi số đã khiến cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn ngay cả trong đại dịch Hiện nay, thương mại điện tử đang dần trở thành một cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn cách mua sắm của con người, nhất là từ sau Covid 19.
Năm 2022, dự kiến tăng trưởng GDP vẫn dương nhưng đã thấp hơn so với 2021.
Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu
Dựa vào những nghiên cứu đi trước về tác động chuyển đối số tới tăng trưởng kinh tế và những dữ liệu mà nhóm đã thu thập được, nhóm đề xuất phân tích tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia châu Á bằng mô hình hồi quy đa biến cho dữ liệu bảng của 16 quốc gia trong thời gian 2010 – 2020:
- GDP: GDP bình quân đầu người
- invest: Tổng đầu tư (theo % GDP)
- labour: Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động (% tổng dân số trên 15 tuổi)
- government: Tổng chi tiêu chính phủ (theo % GDP)
- open: Độ mở thương mại
- mobile: Số lượng người đăng ký di động (trên 100 người)
- individual: Tỷ lệ người dùng Internet cá nhân (% tổng dân số)
- broadband: Đăng ký băng thông rộng (trên 100 người)
- rd: Chi tiêu chính phủ cho R&D
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Đầu tư có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Đối với một nền kinh tế, đầu từ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Đầu tư không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất mà còn tạo “cú hích” cho sự phát triển của nền kinh tế Một nền kinh tế thu hút được các nhà đầu tư sẽ khiến nền kinh tế ngày càng phát triển Do đó nhóm kỳ vọng đầu tư có tác động tích cực dối với tăng trưởng kinh tế
Giả thuyết 2: Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và nó cũng quyết định đến quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm nhanh chóng hòa nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và quốc tế vì suy cho cùng, chính con người mới là yếu tố cơ bản nhất và quan trọng của toàn bộ lực lượng sản xuất Do đó, nhóm kỳ vọng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tác động dương tới tăng trưởng kinh tế.
Giả thuyết 3: Tổng chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
Tăng chi tiêu cho tiêu dùng của chính phủ làm tăng sản lượng của khu vực công được cung cấp miễn phí Do tác động ngoại ứng tích cực, hàng hóa và dịch vụ được chính phủ cung cấp có ảnh hưởng giúp tăng năng suất trong khu vực tư nhân và do đó làm tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Qua đó nhóm kỳ vọng chi tiêu chính phủ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.
Giả thuyết 4: Độ mở thương mại có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Đối với độ mở nền kinh tế, độ mở thương mại cũng luôn được các nhà nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực tới GDP Một đất nước có nhiều hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế sẽ thu hút nhiều cơ hội đầu tư hơn từ nước ngoài, điều này sẽ góp phần làm tăng trưởng GDP Do đó, độ mở thương mại của nền kinh tế được kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều tới GDP.
Giả thuyết 5: Các biến chuyển đổi số bao gồm: Số lượng người đăng ký di động, tỷ lệ người dùng Internet cá nhân, số đăng ký băng thông rộng và chi tiêu chính phủ cho hoạt động R&D có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Điện thoại di động đã trở thành một trong những vật dụng thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Nhờ có điện thoại di động mà mọi người có thể tiếp nhận và truyền tải thông tin tốt hơn bất kể thời điểm hay vị trí nào Bên cạnh đó, điện thoại di động tạo điều kiện cho người dùng sử dụng các hoạt động dịch vụ tài chính di động, khuyến khích mua sắm trên các sàn thương mại điện tử và tăng lượt giao dịch của các tài khoản ngân hàng Qua đó, nhóm kỳ vọng tổng số thuê bao di động đăng ký sẽ có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.
Internet là thứ đã gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người dân vào những năm gần đây và là một biến quan trọng trong sự phát triển của công nghệ thông tin.Internet như một cuốn bách khoa toàn thư giúp người dùng tiếp cận nguồn thông tin và kho kiến thức khổng lồ Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại dịch Covid 19, khi người dân cần hạn chế ra ngoài, Internet đã thay đổi thói quen và hành vi của con người từ hoạt động trực tiếp sang mua sắm trực tuyến, học tập trực tuyến và làm việc trực tuyến Vì vậy, nhóm kỳ vọng số người sử dụng Internet có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế.
Băng thông rộng được coi là nguồn lực tạo sự biến chuyển đổi cho xã hội và GDP mỗi quốc gia Băng thông rộng giúp con người tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ công nhiều thông tin hơn do đó tốc độ tăng trưởng cũng càng cao Do vậy nhóm kỳ vọng băng thông rộng tác động dương tới tăng trưởng kinh tế.
Chi tiêu chính phủ vào nghiên cứu và phát triển (R&D) trong doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng giúp đưa sản phầm và dịch vụ mới ra thị trường và tạo sự phát triển đột phá cho nền kinh tế Từ đó tạo nên đóng góp quan trọng cho nền kinh tế thông qua tăng trưởng GDP Qua đó, nhóm kỳ vọng chi tiêu chính phủ cho hoạt động R&D tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.
Số liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng và số liệu được thu thập từ nguồn dữ liệu của World Bank trong giai đoạn từ năm 2010 – 2020 của 16 quốc gia châu Á bao gồm : Armenia, Azerbaijan, China, Georgia, India, Indonesia, Kazakhstan, Kuwait, Malaysia, Mongolia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thailand, United Arab Emirates và Việt Nam.
Vai trò Tên biến Ký hiệu Đơn vị Đo lường
GDP bình quân đầu người
Gdp USD Logarit tự nhiên của GDP bình quân đầu người quốc gia i vào năm t Biến độc lập
Vốn đầu tư Invest % Tổng đầu tư trong nước trên GDP quốc gia i năm t
Vốn nhân lực Labour % Tỷ lệ lực lượng lao động quốc gia i năm t
% Chi tiêu chính phủ trên GDP quốc gia i năm t
Open % Logarit tự nhiên của xuất nhập khẩu trên GDP quốc
+ gia i năm t Biến chuyển đổi số
Logarit tự nhiên của số đăng ký di động (trên 100 người)
Individual % Tỷ lệ người dùng Internet cá nhân (% dân số)
Broadband Ngườ i Đăng ký băng thông rộng (trên 100 người)
Rd % Chi tiêu chính phủ cho
(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp số liệu từ phần mềm Stata)
Thống kê mô tả
Sau khi xử lí sô liệu trên file Excel và phần mềm STATA nhóm sử dụng lệnh sum để đưa ra bảng mô tả các biến: sum lngdp invest labour government lnopen lnmobile individual broadband rd
Variable Obs Mean Std Dev Min Max lngdp 176 3.736133 4057071 2.994497 4.715829 invest 176 27.78158 8.410092 12.835 58.151 labour 176 65.2605 8.520825 47.98 81.01 government 176 26.65517 8.347632 16.383 65.636 lnopen 176 4.324001 5055788 3.206867 5.174723 lnmobile 176 4.783982 2874739 4.01241 5.359596 individual 176 48.25722 26.49862 6.7 100 broadband 176 8.857393 7.546033 4400104 33.5956 rd 176 4881833 526754 0423878 2.40093
(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp số liệu từ phần mềm Stata)
Theo số liệu, có thể thấy nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong phạm vi nghiên cứu là 4.715829 USD vào năm 2012 của Kuwait, cùng với đó nước có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là Pakistan vào năm 2010 là 2.994497
Mongolia là nước có phần trăm vốn đầu tư cao nhất với 58.151% năm 2011. Trong khi đó, Kuwait có phần trăm vốn đầu tư thấp nhất với 12.835% vào năm 2012.
Indonesia cũng là quốc gia có phần trăm vốn chính phủ thấp nhất với 16.383 % vào năm 2019 Quốc gia có phần trăm vốn chính phủ cao nhất là Kuwait vào năm
Năm 2016, Pakistan ghi nhận có độ mở thương mại thấp nhất trong các nước nghiên cứu là 3.206867 % Cùng năm đó, United Arab Emỉates lại là quốc gia có tỷ lệ này cao nhất, ở mức 5.174723 %.
Nước Pakistan có số đăng ký di động (trên 100 người) thấp nhất là 4.01241 người năm 2010 Trong khi đó, nước United Arab Emirates có số đăng ký di động (trên 100 người) cao nhất là 5.359596 người vào năm 2016
Năm 2011, nước Sri Lanka có tỷ lệ người dùng Internet cá nhân cao nhất là 6.7% và thấp nhất là 100 % là nước United Arab Emirates năm 2020
Trung Quốc là nước có đăng ký băng thông rộng cao nhất là 33.5956 người năm
2020 và thấp nhất là 4400104 người năm 2010 là nước Pakistan
Cuối cùng 0423878 % là con số cho thấy phần trăm chi tiêu chính phủ cho hoạt động R&D cho Indonesia vào năm 2010 là thấp nhất, và phần trăm chi tiêu chính phủ cho hoạt động R&D cho Trung Quốc cao nhất vào năm 2020 với 2.40093%.
Mô tả tương quan giữa các biến
Sử dụng lệnh corr trong STATA: lngdp invest Labou r gover nment lnopen lnmobile individua l broadba nd rd lngdp 1.0000 invest 0.1359 1.0000 labour 0.7193 -
7 -0.0121 -0.0445 0.2113 0.4803 1.0 corr lngdp invest labour government lnopen lnmobile individual broadband rd
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA) Nhận xét về sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc:
- r(lngdp, invest) = 0.1359: Mức độ tương quan thấp Hệ số dương thể hiện tác động thuận chiều giữa GDP và tổng vốn đầu từ theo phần trăm GDP Khi invest tăng thì lngdp có xu hướng tăng theo như kỳ vọng.
- r(lngdp, labour) = 0.7193: Mức độ tương quan giữa 2 biên này cao Hệ số dương cho biết GDP và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có tác động cùng chiều, chiều hướng đạt được như kỳ vọng.
- r(lngdp, government) = 0.5440: Mức độ tương quan trung bình Hệ só tương quan dương thể hiện mối quan hệ cùng chiều của GDP và vốn chính phủ, chiều hướng tác động như kỳ vọng.
- r(lngdp, lnopen) = 0.5292: Mức độ tương quan trung bình Hệ số dương giữa GDP và độ mở thương mại cho thấy tác động cùng chiều giữa hai biến Chiều hướng tác động đúng như kỳ vọng dấu
- r(lngdp, lnmobile) = 0.7251: Mức độ tương quan cao Hệ số dương thể hiện tác động cùng chiều của GDP và số đăng ký di động
- r(lngdp, individual) = 0.7652: Mức độ tương quan cao Hệ số tương quan dương giữa GDP và tỷ lệ người dùng Internet cá nhân thể hiện mối quan hệ cùng chiều. Chiếu hướng tác động có xu hướng như kỳ vọng.
- r(lngdp, broadband) = 0.3931: Mức độ tương quan trung bình Hệ số dương thể hiện mối quan hệ cùng chiều, đúng như kỳ vọng
- r(lngdp, rd) = 0.2202: Mức độ tương quan trung bình Hệ số tương quan dương thể hiện tác động cùng chiều giữa hai biến, đúng như kỳ vọng.
Mô hình nghiên cứu
Để lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp, nhóm tiểu luận tiến hành kiểm định lựa chọn mô hình:
Kiểm định Breusch Pagan Multiplier: Lựa chọn giữa REM (mô hình tác động ngẫu nhiên) và POLS dựa trên đánh giá về tác động ngẫu nhiên hay yếu tố không quan sát được trong mô hình Nếu mô hình không tồn tại yếu tố tác động ngẫu nhiên, mô hình POLS là phù hợp và ngược lại
Kết quả kiểm định cho thấy: Prob > chibar2 = 0.2879, vì vậy có thể kết luận rằng mô hình không tồn tại nên tác động ngẫu nhiên Vì vậy, nhóm tiểu luận sử dụng mô hình hồi quy gộp POLS để ước lượng.
Kiểm định khuyết tật mô hình
a Kiểm định bỏ sót biến Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình và định dạng mô hình, nhóm tiểu luận tiến hành kiểm định qua phần mềm stata với câu lệnh ovtest, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Ramsey RESET test using powers of the fitted values of lngdp
Ho: model has no omitted variables
Giả thuyết H0 của kiểm định là mô hình không có biến bị bỏ sót Từ bảng kết quả trên, nhóm có thể kết luận định dạng của mô hình là phù hợp hay mô hình không có biến bị bỏ sót (p-value > 10% nên không thể bác bỏ H0). b Kiểm định đa cộng tuyến
Variable VIF 1/VIF individual 5.06 0.197773 lnmobile 3.22 0.310677 labour 2.71 0.369051 broadband 2.23 0.449113 lnopen 2.04 0.489114 rd 1.69 0.592885 invest 1.62 0.616716 government 1.56 0.640777
(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp số liệu từ phần mềm Stata)
Bảng kết quả cho thấy nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập đều ở mức nhỏ hơn 10, vì vậy nhóm kết luận hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình đạt mức có thể chấp nhận. c Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Variables: fitted values of lngdp chi2(1) = 6.66
(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp số liệu từ phần mềm Stata)
Nhóm tiểu luận sử dụng kiểm định của Breusch-Pagan để đánh giá hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình với giả thuyết không là mô hình không tồn tại phương sai sai số thay đổi P-value của kiểm định = 0.0098 nhỏ hơn 5% nên giả thuyết không bị bác bỏ, nhóm có thể kết luận mô hình tồn tại phương sai sai số thay đổi d Kiểm định tự tương quan
Arellano-Bond test for AR (1): z = 10.76 Pr > z = 0.0000
Nhóm tiểu luận sử dụng kiểm định của Arellano-Bond để đánh giá hiện tượng tự tương quan trong mô hình với giả thuyết không là mô hình không tồn tại tự tương quan P-value của kiểm định = 0.0000 nhỏ hơn 5% nên giả thuyết không bị bác bỏ, nhóm có thể kết luận mô hình tồn tại hiện tượng tự tương quan. e Kiểm định tương quan chuỗi
Nhóm tiểu luận sử dụng kiểm định Pesaran để đánh giá sự tương quan chuỗi trong mô hình với giả thuyết không là mô hình không tồn tại tương quan chuỗi Kết quả kiểm định được cho trong bảng sau:
Pesaran's test of cross sectional independence = 3.753, Pr = 0.0002
Average absolute value of the off-diagonal elements = 0.407
Bảng kết quả cho thấy p-value = 0.0002 nhỏ hơn 5% nên giả thuyết không bị bác bỏ, nhóm có thể kết luận mô hinh tồn tại hiện tượng tương quan chuỗi.
Khắc phục khuyết tật mô hình
Qua quá trình kiểm định về sự tồn tại các khuyết tật trong mô hình, nhóm kết luận mô hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan và tương quan chuỗi Vì vậy, để khắc phục các khuyết tật trên, nhóm tiểu luận sử dụng phương pháp hồi quy với sai số chuẩn của Driscoll-Kray Kết quả hồi quy được báo cáo trong phần tiếp theo.
Kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp Driscoll-Kray được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Regression with Driscoll-Kraay standard errors Number of obs = 171 Method: Pooled OLS Number of groups = 16 Group variable (i): Country F( 8, 10) = 18503.86 maximum lag: 2 Prob > F = 0.0000
R-squared = 0.7783 Root MSE = 0.1961 (Nguồn: Nhóm tự tổng hợp số liệu từ phần mềm Stata)
Sai số chuẩn Drisc/Kraa y
Invest 0045398 0013754 3.30 0.008 0016044 0084752 Labour 0129596 0043251 3.00 0.013 0033228 0225965 Government 0152002 0014633 10.39 0.000 0119398 0184606 Lnopen 0777217 0330473 2.35 0.041 01513556 1408773 Lnmobile 5892637 1211436 4.86 0.001 3193389 8591885 Individual 0035191 0013748 2.56 0.028 0004558 0065823 Broadband 0087347 0034821 2.51 0.031 0024933 0129761
Diễn giải kết quả chung
Về tổng quan, mô hình hồi quy có ý nghĩa, thể hiện thông qua kết quả kiềm định
F với p-value = 0.0000 cho thấy có ít nhất một biến độc lập có tác động lên biến phụ thuộc.
Hệ số xác định R = 0.7783 có ý nghĩa: sự thay đổi của các biến độc lập giải thích 2 được 77.83% sự biến động xung quanh giá trị trung bình của biến phụ thuộc (lngdp).
Diễn giả kết quả hệ số hồi quy
Hệ số ứng với biến invest phản ánh mối quan hệ cùng chiều giữa biến GDP bình quân đầu người và vốn đầu tư (invest) Khi invest tăng 1 đơn vị và các yếu tố còn lại không đổi thì GDP bình quân đầu người sẽ tăng 0,45398%, phù hợp với kỳ vọng, p- value = 0.008 < 0.05, do đó biến độc lập này có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức ý nghĩa
Hệ số ứng với biến labour phản ánh mối quan hệ cùng chiều giữa biến GDP bình quân dầu người và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (labour) Khi labour tăng 1 đơn vị thì và các yếu tố còn lại không đổi thì GDP bình quân đầu người tăng 1.29596%, phù hợp với kỳ vọng, p-value = 0.013 < 0.05, do đó biến độc lập này có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức
Hệ số tương ứng với biến government phản ánh mối quan hệ cùng chiều giữa biến GDP bình quân đầu người và vốn chính phủ ( govenrment) Khi government tăng
1 đơn vị và các yếu tố còn lại không đổi thì GDP bình quân đầu người tăng 1.52002%, phù hợp với kỳ vọng, p-value = 0.000 < 0.05, nên biến này có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức ý nghĩa
Hệ số tương ứng với biến lnopen phản ánh mối quan hệ cùng chiều giữa biến GDP bình quân đầu người và độ mở thương mại (lnopen) Khi độ mở thương mại (lnopen) tăng 1% và các yếu tố còn lại không đổi thì GDP bình quân đầu người tăng 0.0777217%, phù hợp với kỳ vọng, p-value = 0.000 < 0.05, nên biến này có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức ý nghĩa
Hệ số tương ứng với biến lnmobile phản ánh mối quan hệ cùng chiều giữa biến GDP bình quân đầu người và số đăng ký di động (trên 100 người) (lnmobile) Khi số đăng ký di động tăng 1% và các yếu tố còn lại không đổi thì GDP bình quân đầu người tăng 0.5892637%, phù hợp với kỳ vọng, p-value = 0.000 < 0.05, nên biến này có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức ý nghĩa
Hệ số tương ứng với biến individual phản ánh mối quan hệ cùng chiều giữa biến GDP bình quân đầu người và tỷ lệ người dùng internet (individual) Khi tỷ lệ người dùng internet tăng 1 đơn vị và các yếu tố còn lại không đổi thì GDP bình quân đầu người tăng 0.5892637%, phù hợp với kỳ vọng, p-value = 0.000 < 0.05, nên biến này có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức ý nghĩa
Hệ số tương ứng với biến broadband phản ánh mối quan hệ cùng chiều giữa biến GDP bình quân đầu người và số đăng ký băng thông rộng (broadband) Khi số đăng ký băng thông rộng tăng 1 đơn vị và các yếu tố còn lại không đổi thì GDP bình quân đầu người tăng 0.0087347%, phù hợp với kỳ vọng, p-value = 0.000 < 0.05, nên biến này có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức ý nghĩa
Hệ số tương ứng với biến phản ánh mối quan hệ cùng chiều giữa biến GDPrd bình quân đầu người và chi tiêu chính phủ cho nghiên cứu và phát triển ( ) Khird chính phủ đầu tư thêm 1 đơn vị cho nghiên cứu và phát triển và các yếu tố còn lại không đổi thì GDP bình quân đầu người tăng 0.0087347%, phù hợp với kỳ vọng, p- value = 0.000 < 0.05, nên biến này có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức ý nghĩa