1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) lý luận tập trung tư bản, tập trung sản xuấtvà chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước việt nam

22 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Tập Trung Tư Bản, Tập Trung Sản Xuất Và Chủ Trương Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Minh Khuê
Người hướng dẫn Ths. Hoàng Văn Vinh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

Ở đây, trước hết chúng ta phải khẳng định rằng, cổ phần hóadoanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương đúng đắn của Đẳng và Nhà nướcnhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-*** -TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN TẬP TRUNG TƯ BẢN, TẬP TRUNG SẢN XUẤT

VÀ CHỦ TRƯƠNG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Tên sinh viên: Nguyễn Thị Minh Khuê Lớp hành chính: Anh 02 – CLC KDQT Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế CLC Lớp tín chỉ: TRIH115.6

Khóa: 61

Mã sinh viên: 2212550037 Giảng viên hướng dẫn: Ths Hoàng Văn Vinh

Hà Nội, năm 2023

0

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TẬP TRUNG TƯ BẢN 3

I ĐỊNH NGHĨA CỦA TẬP TRUNG TƯ BẢN 3

II CHỨC NĂNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP TRUNG TƯ BẢN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 3

1 Chức năng 3

2 Ảnh hưởng 4

CHƯƠNG 2 CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.5 I DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 5

1 Khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước 5

2 Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước 5

3 Lý do phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 6

II CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 7

1 Tính tất yếu của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam 7

2 Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay 9

3 Đánh giá thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam hiện nay.11 IV MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 14

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

1

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế chính trị là bộ môn khoa học nghiên cứu về quan hệ sản xuấttrong mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau với lực lượng sản xuất và kiến trúcthượng tầng; nghiên cứu quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất,phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội Mặc dù ra đờitương đối muộn nhưng kinh tế chính trị có vai trò rất quan trọng trong đời sống

xã hội Học tập kinh tế chính trị, nắm được các phạm trù và quy luật kinh tế, là

cơ sở cho người học hình thành tư duy kinh tế, không những cần thiết cho cácnhà quản lý vĩ mô mà còn rất cần cho quản lý sản xuất kinh doanh ở các doanhnghiệp của mọi tầng lớp dân cư, ở tất cả các thành phần kinh tế Nắm vững kiếnthức kinh tế chính trị, người học có khả năng hiểu được một cách sâu sắc cácđường lối, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước và các chính sách kinh tế

cụ thể của Đảng và Nhà nước ta, tạo niềm tin có cơ sở khoa học vào đường lối,chiến lược, chính sách đó

Ở Việt Nam, nền kinh tế tập trung đã dần chuyển sang kinh tế thị trườngnhư một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển trên cơ sở về đổi mới tư duy kinh tế.Trong điều kiện cơ chế thay đổi, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhànước cho thấy tình trặng hoạt động kém hiệu quả

Vậy câu hỏi đặt ra là

Với những kiến thức tiếp thu được từ thầy Hoàng Văn Vinh và qua những

tài liệu tham khảo, em quyết định chọn đề tài: “Lý luận tập trung tư bản, tập trung sản xuất và chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Việt Nam” Hy vọng rằng qua bài tiểu luận này, em sẽ nhận được lời góp ý của thầy

để hoàn thiện thêm kiến thức của bản thân Em xin chân thành cảm ơn!

2

Trang 4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TẬP TRUNG TƯ BẢN

I ĐỊNH NGHĨA CỦA TẬP TRUNG TƯ BẢN

Tập trung tư bản được hiểu cơ bản chính là sự tăng lên về quy mô của tư bản cábiệt thông qua phương thức tiến hành hợp nhất những chủ thể là những nhà tưbản cá biệt trong trong xã hội thành những nhà tư bản khác và những nhà tư bảnnày sẽ có quy mô lớn hơn

Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản,

do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sáp nhập các tư bản cá biệt.Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn rồitrong xã hội vào tay các nhà tư bản

Hình thức chủ yếu của tập trung tư bản là tạo ra các công ty cổ phần Trong thời

kì tư bản chủ nghĩa hiện nay, tập trung tư bản không chỉ diễn ra theo chiềungang mà còn theo chiều dọc Trên cơ sở đó xuất hiện các tổ chức độc quyềnnhiều ngành Chúng không ngừng mở rộng sự thống trị của mình trong tất cảcác ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân

II CHỨC NĂNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP TRUNG TƯ BẢN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1 Chức năng

- Bởi vì có tập trung tư bản mà các chủ thể có thể tổ chức được một cách rộnglớn những lao động hợp tác, tập trung tư bản biến quá trình sản xuất rời rạc, thủcông thành quá trình sản xuất có sự phối hợp theo quy mô lớn và chúng sẽ đượcxếp đặt một cách khoa học, xây dựng được những công trình công nghiệp lớn và

sẽ sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại

-Tập trung tư bản sẽ dẫn đến sự thay đổi về lượng của tư bản, tập trung tư bảncòn làm cho tư bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản

sẽ có thể tăng lên Nhờ đó năng suất lao động của con người cũng sẽ tăng lên

3

Trang 5

nhanh chóng Chính vì vậy, tập trung tư bản cũng đã trở thành đòn bẩy mạnh mẽcủa quá trình tích luỹ tư bản.

2 Ảnh hưởng

Tập trung tư bản có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển sản xuất của chủ nghĩa tưbản như tăng quy mô tư bản về cải tiến kĩ thuật, ứng dụng những thành tựu khoahọc kĩ thuật mới, tăng năng suất lao động, thắng lợi trong cạnh tranh

Đối với nước ta, cần hình thành những tập đoàn kinh tế có quy mô vốn lớn, từ

đó, nước ta mới có điều kiện tham gia cạnh tranh trong điều kiện hội nhập nềnkinh tế Quy mô vốn lớn còn là điều kiện, tiền đề để đẩy nhanh công nghiệphóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

4

Trang 6

CHƯƠNG 2: CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

I DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước

Theo luật Doanh nghiệp Nhà nước do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủnghĩa Việt Nam ban hành ngày 20/04/1995 thì Doanh nghiệp Nhà nước đượcđịnh nghĩa như sau: “Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nướcđầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt độngcông ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao.” Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhànước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%) Doanh nghiệp nhà nướcnhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên50% và dưới 100%

2 Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước

- là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác

- Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phầnvốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ)

- doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại Nếudoanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loạihình doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công tytrách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhànước Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồntại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệmhữu hạn

- doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vitài sản của doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tàisản góp vốn vào doanh nghiệp

- doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân

5

Trang 8

- các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanhnghiệp Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luậtdoanh nghiệp.

3 Lý do phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Trong những năm 80, quá trình chuyển đổi sở hữu Nhà nước đã trở thành mộthiện tượng mang tính toàn cầu Trong quá trình đó thì ở nước ta, vấn để cổ phầnhóa doanh nghiệp Nhà nước đã được đặt ra từ năm 1991, xuất phát từ tình hìnhkinh tế Thế giới, đặc biệt là tình hình kinh tế Việt Nam, trong đó khu vực kinh

tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo Tuy nhiên, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhànước vẫn diễn ra với tốc độ chậm, do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả kháchquan và chủ quan Ở đây, trước hết chúng ta phải khẳng định rằng, cổ phần hóadoanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương đúng đắn của Đẳng và Nhà nướcnhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, phù hợp vớiquá trình đổi mới, mở cửa, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóađất nước

- Cơ cấu lại sở hữu của doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần nắmgiữ nữa hoặc không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ để sử dụng hiệu quả hơn sốtài sản nhà nước đã đầu tư ở công ty Việc đổi mới cơ cấu, hình thức sở hữu cũkhông hợp lý, kém hiệu quả sẽ song song với việc tạo ra một hình thức, cơ cấu

sở hữu mới hợp lý hơn, có hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranhcho doanh nghiệp

- Việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đã xóa bỏ,khắc phục sự can thiệp quá sâu rộng của cơ quan nhà nước vào tổ chức và hoạtđộng của các doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển đổi sẽ chịu điều tiết chung củaLuật doanh nghiệp 2005, bảo đảm được sự bình đẳng của các doanh nghiệp,

6

Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-LeninKinh tế

chính trị 99% (272)

226

Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…Kinh tế

chính trị 99% (89)

17

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…Kinh tế

23

Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…Kinh tế

chính trị 98% (165)

14

Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh triKinh tế

chính trị 98% (60)

11

Trang 9

phát huy được khả năng, trình độ, sự sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các chủthể kinh tế

- Tạo điều kiện cho người lao động góp vốn thực sự làm chủ công ty và có việclàm, tăng thu nhập

II CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1 Tính tất yếu của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam

1.1 Doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Dưới góc độ chủ sở hữu, doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp nhà nước khiNhà nước là chủ sở hữu Theo mô hình chủ nghĩa xã hội truyền thống, sở hữuNhà nước (sở hữu toàn dân) được thiết lập ngoài ý nghĩa chính trị là xoá bỏ bóclột, về mặt kinh tế nó được dựa trên dự báo có hiệu quả cao hơn so với sở hữu

tư nhân Trên nền tảng sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, Nhà nước tổ chứcnền kinh tế có kế hoạch, hiệu quả hơn nền kinh tế thị trường hỗn loạn, mất cânđối Nhưng trên thực tế, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã vận hành khôngtốt như mong đợi Cơ chế kinh tế này có nhiều khuyết tật và điều nan giải nhất

là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả

Ở Việt Nam, việc xoá bỏ quá vội vàng sở hữu tư nhân, thiết lập sở hữu Nhànước và tập thể dựa trên các biện pháp hành chính, đã đẩy nền kinh tế rơi vàotình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài Từ khi chuyển sang kinh tế thịtrường, trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bất chấp mọi nỗ lực đổimới, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước có khá hơn nhưng hiệu quả vẫnrất thấp Bên cạnh đó việc sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả, khả năng cạnhtranh thấp đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải có những đổi mới một cáchcăn bản Nếu không chúng sẽ thất bại trong cạnh tranh, trong điều kiện hội nhậphiện nay

7

Trang 10

1.2 Yêu cầu đổi mới doanh nghiệp nhà nước

- Phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm Doanhnghiệp nhà nước nắm trong tay phần lớn những nguồn lực của nền kinh tế nhưtài nguyên thiên nhiên, vốn và nhân lực Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp lại

sử dụng lãng phí không hiệu quả các nguồn lực khan hiếm Điều này chỉ ratrước tương lai không sảng sủa của nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng cao của nềnkinh tế trong những năm qua không có nghĩa là mọi việc của chúng ta đang tiếntriển tốt đẹp Các tổ chức kinh tế thế giới đã cảnh báo không ít lần là tốc độ tăngtrưởng cao của chúng ta có một nguyên nhân quan trọng là nền kinh tế có điểmxuất phát thấp

- Phát triển kinh tế đòi hỏi xoá bỏ bao cấp đổi với doanh nghiệp nhà nước Hiệnnay mối quan hệ giữa nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn không

rõ ràng Nhà nước không nắm rõ ở mỗi thời điểm tổng số doanh nghiệp củamình là bao nhiêu, chứ chưa nói đến các chỉ tiêu phức tạp như vốn nằm ở đâu,tăng giảm như thế nào, hiệu quả sử dụng ra sao? Để duy trì doanh nghiệp kémhiệu quả, nhà nước đã sử dụng hàng loạt các biện pháp bao cấp trực tiếp và giántiếp như: xoá nợ, khoanh nợ, tăng vốn, ưu đãi tín dụng, tính chi phí không đầyđủ… Không nên quên rằng doanh nghiệp nhà nước là phương tiện chứ khôngphải mục đích Không thể lấy tiền của dân chúng để nuôi một vài doanh nghiệpthua lỗ triền miên, nhưng đã được các cơ quan chủ quản hà hơi tiếp sức hết đợtnày đến đợt khác, với lý do cố vực dậy, lý do bảo vệ người lao động Nhưng tiềnbao cấp cho doanh nghiệp chính là thuế mà dân chúng đóng góp, trong đó cókhông ít người còn sống trong cảnh đói nghèo Nhà nước phải là của toàn dânchứ không phải của riêng các doanh nghiệp nhà nước, và nhà nước cần hànhđộng vì lợi ích của toàn dân chứ không phải chỉ riêng lợi ích của những ngườitrong doanh nghiệp nhà nước

- Cạnh tranh với khu vực tư nhân: Yêu cầu đổi mới còn xuất phát từ việc cạnhtranh với khu vực tư nhân đang hồi sinh nhanh chóng Mặt khác, trong quá trìnhhội nhập, doanh nghiệp nhà nước không phải chỉ cạnh tranh với các doanh

8

Trang 11

nghiệp tư nhân trong nước mà với cả các doanh nghiệp tư nhân rất mạnh củanước ngoài Cạnh tranh trong nước và quốc tế không chấp nhận việc nhà nướcgiữ độc quyền cho các doanh nghiệp của mình Cạnh tranh bình đẳng đòi hỏikhông chỉ xoá bỏ độc quyền mà cả bao cấp.

Tóm lại, áp lực phát triển kinh tế thị trường đặt dấu chấm hỏi lớn đối với cáctương lai của các doanh nghiệp nhà nước nếu chúng không đổi mới

2 Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay

Theo báo cáo gần đây của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhànước (tháng 5-2006), trong 15 năm qua, nước ta đã thực hiện cổ phần hóa được2.935 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 80% số doanh nghiệp mới thực hiện

cổ phần hóa từ năm 2001 đến nay Từ số liệu trong Báo cáo này, bước đầu cóthể phân tích thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp ở một số khía cạnh sau:

So với quy định ban đầu, chúng ta đã bổ sung đốitượng cổ phần hóa là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tổng công ty nhànước Tuy vậy cho đến nay, 77% số doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có quy môvốn dưới 10 tỉ đồng Riêng đối với loại doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nướckhông giữ tỷ lệ nào trong vốn điều lệ thì đều là doanh nghiệp nhỏ có vốn nhànước dưới 1 tỉ đồng và kinh doanh kém hiệu quả Loại doanh nghiệp nhỏ nàychiếm gần 30% số doanh nghiệp mà Nhà nước thực hiện cổ phần hóa Sự lựachọn các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa như vậy đã làm chậm tiến độ thựchiện chủ trương cổ phần hóa; các doanh nghiệp nhà nước chưa thể hiện được rõnhững ưu thế của doanh nghiệp đã cổ phần hóa với những doanh nghiệp chưa

cổ phần hóa, chưa thực hiện được các mục tiêu cổ phần hóa đề ra

Tỷ lệ cổ phần do Nhà nước giữ ở các doanh nghiệp đã cổphần hóa như sau: nắm giữ cổ phần chi phối 50% ở 33% số doanhnghiệp; 50% số vốn ở 37% số doanh nghiệp và không giữ lại tỷ lệ % vốnnào ở gần 30% số doanh nghiệp Xem xét cụ thể hơn có thể thấy: số vốn nhà

9

Trang 12

nước đã được cổ phần hóa chỉ mới chiếm 12%, và ngay trong số vốn này, Nhànước vẫn nắm khoảng 40%, vì thế số vốn mà Nhà nước cổ phần hóa được bán

ra ngoài mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 3,6%)

: Cổ đông trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa là cán bộ,công nhân viên nắm 29,6% cổ phần; cổ đông là người ngoài doanh nghiệp nắm24,1% cổ phần; cổ đông là Nhà nước nắm 46,3% cổ phần Nét đáng chú ý về cơcấu cổ đông là các nhà đầu tư chiến lược trong nước khó mua được lượng cổphần đủ lớn để có thể tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, còn nhà đầu tưnước ngoài có tiềm năng về vốn, công nghệ, có năng lực quản lý kinh doanhcũng chỉ được mua số lượng cổ phần hạn chế Điều này làm cho các doanhnghiệp đã cổ phần hóa rất khó hoạt động có hiệu quả, nhất là trước sức ép cạnhtranh ở cấp độ quốc tế, khi nước ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mạithế giới (WTO)

Nhìn bề ngoài, cổ phần hoá là quá trình xác định lại mục tiêu phương hướngkinh doanh, nhu cầu vốn điều lệ và chia ra thành cổ phần Đánh giá lại tài sảncủa doanh nghiệp, quyết định mức vốn Nhà nước giữ cần nắm giữ và rao bánrộng rãi phần còn lại Qua đó làm thay đổi cơ cấu sở hữu, huy động tiền vốn,xác lập cụ thể những người tham gia làm chủ, được chia lợi nhuận và chuyểnDoanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, thuộc sở hữu của tập thể cổđông và chuyển sang hoạt động theo Luật của doanh nghiệp

Song để hiểu rõ thực chất của cổ phần hoá, cần thấy rằng trong công ty cổ phần,trên cơ sở vốn điều lệ được chia ra thành nhiều phần, thì quyền lợi và tráchnhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh cũng được phân ra thành những đơn

vị có cơ cấu sở hữu Sở dĩ cổ phần hoá có thể nâng cao hiệu quả hoạt động củacác Doanh nghiệp nhà nước là do qua cổ phần hoá, cơ cấu sở hữu của doanhnghiệp đã thay đổi, dẫn tới cơ cấu và cơ chế thực hiện quyền lợi và trách nhiệmđối với kết quả sản xuất kinh doanh cũng thay đổi theo, từ đó tạo ra một cơ cấu

10

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w