1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) lý luận hình thái kinh tế xã hội vàcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta

21 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta
Tác giả Trần Thị Thanh Lam
Người hướng dẫn ThS. Trần Huy Quang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Chính vì vậy việc làm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của nó đang là một đòi hỏi cấp thiết .Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tháng 6/

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

=====oOo=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở

NƯỚC TA

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Lam

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 3

PHẦN II: NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I.HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 5

1 Lý luận hình thái kinh tế - xã hội 5

1.1 Tiền đề sự ra đời của học thuyết 5

1.2 Nội dung học thuyết 6

1.3 Cấu trúc xã hội, phạm trù hình thái kinh tế - xã hội 6

1.4 Tính khoa học và vai trò phương pháp luận của hình thái kinh tế - xã hội 7

1.5 Ý nghĩa của hình thái kinh tế - xã hội 7

2 Vai trò của lực lượng sản xuất trong hình thái kinh tế - xã hội 8

3 Vấn đề xây dựng hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam 11

CHƯƠNG II.VẬN DỤNG LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA12 1 Việc lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa 12

2 Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 13

3 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự nghiệp xây dựng CNXH 13

4 Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội 14

PHẦN III: KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch

sử, vạch ra những quy luật cơ bản của sự vận động phát triển xã hội, là phương pháp luậnkhoa học để nhận thức, cải tạo xã hội Ngày nay, thế giới đang có những biến đổi to lớn, sâu sắc nhưng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và thời đại

Ngày nay các chính đảng và nhà nước vẫn dùng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong xác định cương lĩnh của mình trong đó có đảng Cộng Sản Việt Nam Trong con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (Các Mác chỉ ra lịch sử loài người tất yếu trải qua các hình thái kinh tế xã hội sau: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa Nhưng nước ta

đã bỏ qua HTKT tư bản chủ nghĩa mà đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội) Hiện nay, học thuyết hình thái kinh tế-xã hội là cơ sở khoa học của việc xác định con đường phát triển của Việt Nam

Lý luận hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C Mác xây dựng lên, có vị trí quan trọng trong triết học Mác - Lênin Lý luận đó đã được khoa học thừa nhận và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội.Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, C.Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, bản chất của từng chế độ xã hội, nghiên cứu về cấu trúc cơ bản của xã hội, cho phép phân tích đời sống hết sức phức tạp của xã hội để chỉ ra các mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực cơ bản của nó; chỉ ra quy luật vận động và phát triển của nó như một qua trình lịch sử - tự nhiên

Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học sự vận hành của xã

Trang 4

hội trong những giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động lịch sử nói chung của xã hội loài người.

Song sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khiến lý luận đó bị phê phán từ nhiều phía Sự phê phán đó không phải từ phía kẻ thù của chủ nghĩa Mác mà còn từ cả một số người đã từng đi theo chủ nghĩa Mác Họ cho rằng lý luận, hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác đã lỗi thời trong thời đại ngày nay Phải thay thế nó bằng một lý luận khác, chẳng hạn như lý luận về các nền văn minh Chính vì vậy việc làm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của nó đang là một đòi hỏi cấp thiết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) của Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dângiàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” Mục tiêu đó chính là sự cụ thể hóa học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh thái kinh tế - xã hội Nó cũng là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta

Đề tài “Lý luận hình thái kinh tế xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của nước ta” khá là phức tạp và rộng lớn tuy nhiên nó nêu lên được cách đảng và nhà nước ta áp dụng học thuyết Marx – Lenin trong đường lối phát triển nên em chọn đề tài này Do trình độ và vốn hiểu biết đang có hạn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót trong quá trình viết tiểu luận, rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy!Bài tiểu luận gồm 3 phần chính:

Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội dung

Phần III: Kết luận

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

1 Lý luận hình thái kinh tế - xã hội

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất

và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản

xuất ấy Với từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định thì ở giai đoạn đó sẽ tồn tại các mặt đối lập, các quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, lực lượng lao động sinh hoạt khác nhau với phong tục tập quán của các nước trên thế giới cũng khác nhau Trình độ phát triển khác nhau, mỗi nước có một nền sản xuất, kinh tế khác nhau Nhưng cuối cùng thì đó sẽ là một kiến trúc thượng tầng được hình thành trong hình thái kinh tế - xã hội đó, nó cũng có những kết cấu và chức năng cùng các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế - xã hội Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có

vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau

1.1 Tiền đề sự ra đời của học thuyết

Theo quan điểm duy tâm về lĩnh vực xã hội sẽ có tiền đề sau:

Xuất phát từ ý thức, tư tưởng, tôn giáo, chính trị để giải thích đời sống xã hội.Quan hệ thống trị là quan hệ tôn giáo, pháp luật, chính trị

Theo quan điểm tiền đề xuất phát để xây dựng quan điểm duy vật về xã hội, có:Phê phán quan điểm duy tâm về lĩnh vực xã hội

Xuất phát từ đời sống hiện thực của con người, bắt đầu từ sự khẳng định sản xuất vật chất với hai mặt là quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, C.Mác đã phát hiện ra cơ sở vật chất, kinh tế quy định tư tưởng, chính trị và điều kiện sinh hoạt vật chất quy định ý thức của con người; khẳng định sự vận động và phát triển của xã hội tuân theo quy luật khách quan, nhưng cũng nêu cao vai trò của nhân tố chủ quan Từ đó, C.Mác đưa ra khái quát khoa học về lý luận hình thái kinh tế - xã hội

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Angghen khởi xướng được V.I.Lenin bổ sung, phát triển và thực hiện hoá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở nước Nga Xô Viết để trở thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác

- lenin, tài sản vô giá của nhân loại

Trang 6

1.2 Nội dung học thuyết

Học thuyết đã chỉ ra tính tất yếu của sự thay thế hình thái kinh tế - xẫ hội tư bản chủnghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là quá trình lịch sử, tự nhiên

Sự thay thế này được thực hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa xuất phát từ haitiền đề vật chất quan trọng nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thànhcủa giai cấp công nhân Học thuyết cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa họccho sự phân kỳ lịch sử, trong đó có sự phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghãi C.Mác cho rằng: "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa làmột thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn lànền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản" Khẳng định quan điểm này, V.I.Lenincho rằng: "Về lý luận, không thể nghi ngừo gì được rằng giữa chủ nghãi tư bản và chủnghĩa cộng sản, có một thười kỳ quá độ nhất định"

Về xã hội của thời kỳ quá độ, C.Mác cho rằng đó là xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bảnchủ nghĩa, xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó còn mang nhiều dấu vết của xãhội cũ để lại Sau này từ thực tiễn nước Nga, V.I.Lenin cho rằng, đối với những nướcchưa có chủ nghĩa tư bản phát triển cao "cần phải có thời kỳ quá độ lâu dài từ chủ nghĩa

tư bản lên chủ nghĩa xã hội" Ông cũng nhấn mạnh lại học thuyết hình thái kinh tế - xãhội cộng sản chủ nghĩa ra đời và có quá trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấplên trình độ cao hơn Ông cho rằng "giai đoạn thấp" là xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xãhội), "giai đoạn cao" là xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản), đặc biệt làphát triển lý luận về "thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội"

Như vậy, về mặt lý luận và thực tiễn, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đối với các nước chưa trải qua chủ nghĩa tưbản phát triển, cần thiết phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội - những cơn đau đẻ kéo dài Thứ hai, đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ quá

độ nhất định - quá độ chính trị, thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia,

từ thời kỳ quá độ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản

1.3 Cấu trúc xã hội, phạm trù hình thái kinh tế - xã hội

Cấu trúc xã hội

Về cấu trúc xã hội gồm các lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực chính trị; lĩnh vực ý thức, tư tưởng; lĩnh vực các quan hệ xã hội về gia đình, giai cấp, dân tộc; các lĩnh vực đó thống nhất biệnchứng với nhau, trong đó lĩnh vực kinh tế quy định các lĩnh vực còn lại

Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội

Các thành phần của hình thái kinh tế - xã hội là hệ thống hoàn chỉnh, phức tạp, hình thái kinh tế - xã hội gồm các mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến

Trang 7

Kinh tế chính

16

TIỂU LUẬN KTCT Tiểu luận cô Tùng…

Kinh tế chính

16

HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TR…

Kinh tế chính

21

Trang 8

trúc thượng tầng Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội vừa tồn tại độc lập, vừa tác động qua lại, vừa thống nhất với nhau.

Ngoài lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, hình thái kinh tế -

xã hội còn bao gồm các yếu tố như quan hệ gia đình, giai cấp, dân tộc v.v Chúng gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của quan hệ sản xuất

1.4 Tính khoa học và vai trò phương pháp luận của hình thái kinh tế - xã hội

Về vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế - xã hội được thể hiện ở:

Đời sống xã hội phải được giải thích từ sản xuất, từ phương thức sản xuất

Xã hội là một tổ chức sống; các yếu tố của nó thống nhất, tác động lẫn nhau

Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.Quy luật phát triển chung của xã hội loài người và quy luật riêng, đặc thù của mỗidân tộc

1.5 Ý nghĩa của hình thái kinh tế - xã hội

Lần đầu tiên trong lịch sử, Mác là người đầu tiên nêu lên và giải quyết một cách khoa họcnhững vấn đề duy vật biện chứng về lịch sử Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội chỉ ranguồn gốc, động lực bên trong của sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội thông qua

hệ thống các quy luật khách quan của xã hội Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đã phêphán những quan điểm duy tâm, siêu hình về lịch sử

Cơ cấu và quy luật phổ biến tác động trong mọi hình thái kinh tế – xã hội nhất định lại cótính đặc thù riêng biệt thông qua những điều kiện lịch sử xã hội khác nhau Vận dụng họcthuyết hình thái kinh tế – xã hội vào nước ta có lúc đã mắc phải những sai lầm nghiêmtrọng như sau năm 1976 khi nóng vội đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, nhưng chưa cónhững tiền đề cần thiết, xóa bỏ những thành phần kinh tế tư nhân, coi nhẹ quan hệ sảnxuất hàng hóa, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp v.v…

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã thực hiện công cuộc đổi mới và từ đó đến nayđường lối đổi mới đó đã từng bước đi vào hiện thực và đạt được nhiều kết quả to lớn nhấtđịnh

Xây dựng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cho nên xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhưng có sự quản lý của nhà nước và kinh tế quốc doanh luôn giữ vai trò chủ đạo.Xây dựng hệ thống chính trị theo nguyên tắc nhân dân làm chủ, bảo vệ quyền dân chủ của mọi thành viên trong xã hội Cho nên nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân, hoặc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, v.v…

Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp cận và vận dụng những giá trị mới của văn minhnhân loại Tạo môi trường cho hoạt động tự do sáng tạo của mọi con người vì mụctiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh

Tieuluan

Kinh tế chính

13

Trang 9

2 Vai trò của lực lượng sản xuất trong hình thái kinh tế - xã hội

Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ khi hình thành đến nay đã trải qua các giai đoạn phát triển cao thấp khác nhau, tương ứng với mỗi giai đoạn đó là một hình thái kinh

tế - xã hội cụ thể Sự vận động và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử là do các quy luật khách quan chi phối đặc biệt là bị chi phối bởi quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Do đó C Mác viết “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch

sử tự nhiên’’

Trong đời sống hằng ngày những điều tất yếu mà xã hội nào cũng cần có đó là sản xuất vật chất, sản xuất vật chất có vai trò rất lớn trong cuộc sống con người, nó là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến những vật liệu tự nhiên làm nó thích hợp với nhu cầu của con người, sản xuất vật chất thực 5 hiện trong quá trình lao động, chính trong quá trình lao động mà mỗi người phải liên kết với nhau đểlàm và mọi người làm là lực lượng sản xuất sinh ra từ đây Quan hệ sản xuất cũng sinh ra khi mọi người dựa vào nhau để làm ra của cải vật chất Các nhà triết học của xã hội duy tâm giải thích nguyên nhân, động lực phát triển của xã hội từ ý thức tư tưởng của con người hay từ một lực lượng siêu tự nhiên nào đó Ngày nay nhiều nhà xã hội học tư sản giải thích sự phát triển của xã hội theo quan điểm kĩ thuật Họ không nói đến các quan hệ kinh tế - xã hội, nguồn gốc sản sinh và thay thế các chế độ xã hội khác nhau trong lịch sử.Ăng – ghen viết: “Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra quy luật phát triển của lịch

sử loài người”, nghĩa là tìm ra các sự thật giản đơn là trước hết con người cần phải

ăn uống, ở và mặc, trước khi có thể lo đến chuyện chính trị, tôn giáo

Con người phải sản xuất của cải, vật chất, đó là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn

xã hội Xã hội không thể thoả mãn nhu cầu của mình bằng những cái đã có sẵn trong tự nhiên, để duy trì và ngày càng nâng cao đời sống của mình, con người phải tiến hành sản xuất ra của cải vật chất Nếu không có sản xuất thì xã hội sẽ diệt vong

Vì thế, sản xuất của cải vật chất là một điều kiện cơ bản của mọi xã hội, là một hànhđộng lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây người ta vẫn tiến hànhtừng ngày, từng giờ cốt để duy trì cuộc sống con người

Để sản xuất ra của cải vật chất thì phải cần đến lực lượng sản xuất vì sản xuất vật chất không chì là cơ sở của sự sinh tồn của xã hội mà còn là cơ sở để hình thành nêntất cả các hình thức quan hệ xã hội khác Dù bất cứ một hệ thống vật chất nào cũng đều có những kiểu quan hệ nhất định giữa các yếu tố cấu thành nó Trong đời sống

xã hội, tất cả các quan hệ xã hội về nhà nước, chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, … đều hình thành và phát triển trên cơ sở sản xuất Trong quá trình sản xuất

Trang 10

nhất định con người đồng thời sản xuất và tái sản xuất ra những quan hệ xã hội của mình.

Muốn sản xuất ra của cải vật chất thì nó cũng có những nhân tố tất yếu của sản xuất

và đời sống: Xã hội là một hệ thống tự điều khiển bằng những quy luật đặc thù của mình, song điều đó không có nghĩa là xã hội phát triển một cách biệt lập với tự nhiên Bởi vì tự nhiên là môi trường sống của con người hợp thành xã hội và xã hội trong đó có con người là sản phẩm của phát triển tự nhiên Giữa xã hội và tự nhiên thường xuyên diễn ra sự trao đổi vật chất Sự trao đổi đó như Mác đã chỉ rõ được thực hiện trong quá trình lao động sản xuất Điều kiện tự nhiên là yếu tố thường xuyên tất yếu của sự tồn tại và phát triển của xã hội nhưng không giữ vai trò quyết định sự phát triển của xã hội

Vai trò của điều kiện tự nhiên trước hết được thể hiện ở chỗ: từ trong thế giới thực vật

và động vật con người khải thác những tư liệu dinh dưỡng để chế biến 6 ra tư liệu tiêu dùng, tài nguyên khoáng sản tự nhiên dùng vào quá trình sản xuất như sức gió, sức nước, sức hơi nước, điện, năng lượng của quá trình hoá học và các quá trình bên trong nguyên tử, … Ở trình độ khác nhau của xã hội, mức độ ảnh hưởng của tự nhiênđối với xã hội cũng khác nhau

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc tổ chức phân công lao động và phân bố lực lượng sản xuất, nhiều ngành nghề được hình thành từ những điều kiện như công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các ngành khai thác,… Tự nhiên phong phú là dạng cơ sở tự nhiên của việc phân công lao động trong xã hội, tự nhiên tác động vào

xã hội hoàn toàn mang tính chất tự phát, còn xã hội tác động vào tự nhiên là sự tác động có ý thức của con người

Sự tác động của con người vào tự nhiên như thế nào là tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và chế độ xã hội Lực lượng sản xuất quyết định cách thức và trình độ chinh phục con người

Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa ở sự phát triển của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất bao giờ cũng bắt đầu từ dân số, muốn có lực lượng sản xuất thì tất nhiên phải có dân số, dân số đông thì lực lượng sản xuất mới mạnh Nhưng dân số làm sao phải phù hợp với đất nước, không quá đông hay quá ít mà phải vừa đủ thì việc làm mới đáp ứng đủ với lực lượng sản xuất, còn nếu thiếu việc làm thì lực lượng sản xuất sẽ thừa

Vậy muốn lực lượng sản xuất đủ phù hợp với đất nước thì phải kìm hãm dân số phát triển với những nước đông dân và khuyến khích sinh đẻ dân số với những nước có dân số ít Vì lực lượng sản xuất là nhân tố chính của hình thái kinh tế - xã hội Nhữnglực lượng sản xuất được tạo ra bằng năng lực thực tiễn của con người, song không phải con người làm ra theo ý muốn chủ quan Bản thân năng lực thực tiễn của con

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w