1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài học thuyết giá trị thặng dư trong giaiđoạn tự do cạnh tranh

20 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư Trong Giai Đoạn Tự Do Cạnh Tranh
Tác giả Nguyễn Ngọc Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tiếng Anh Thương Mại
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Nó là viên đá tảngtrong toàn bộ học thuyết của ông.B.Sơ qua về học thuyết giá trị thặng dưHọc thuyết giá trị thặng dư của Các Mác ra đời trong bối cảnh lịch sử Tây Âu củanhững năm 40 thế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

…… ***……

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG GIAI

ĐOẠN TỰ DO CẠNH TRANH

Họ và tên:Nguyễn Ngọc Phương

Mã sinh viên: 2214710078 Lớp tín chỉ: TRI115.K61.9 Chuyên ngành: Tiếng Anh thương mại

Trang 2

MỤC LỤC

Nội dung Trang

A LỜI MỞ ĐẦU 3

B SƠ QUA VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 3

I Sự ra đời của học thuyết giá trị thặng dư 4

II Nội dụng cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư 5

1 Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản 5

2 Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối 6

3 Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối 6

4 Quy luật giá trị thặng dư 7

C TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 7

I Tư bản thương nghiệp 8

1 Tư bản thương nghiệp trong nền kinh tế cổ xưa 8

2 Tư bản thương nghiệp trong nền kinh tế thị trường 8

II Lợi nhuận thương nghiệp 10

1 Trong nền tư bản cổ xưa 10

2 Trong nền tư bản chủ nghĩa 10

D HỆ THỐNG TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 11

I Những vấn đề chung của tín dụng 12

1 Sự ra đời của tín dụng 12

2 Sự phát triển của hệ thống tín dụng trong nền kinh tế 12

3 Đặc điểm của tín dụng 13

II Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường 14

E KẾT LUẬN 16

Trang 3

F TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

A.Lời mở đầu

Giữa thế kỷ XVII cho đến nay, các nhà kinh tế chính trị học đã từng nghiên cứu vấn đề giá trị thặng dư được tạo ra như thế nào Nhưng “tất cả các nhà kinh tế chính trị học đều phạm phải sai lầm là không xét giá trị thặng dư dưới dạng thuần túy, với tư cách là giá trị thặng dư mà xét dưới hình thái đặc thù là lợi nhuận và địa tô” W.Petty – người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết giá trị lao động – lại xa rời tư tưởng giá trị lao động khi kết luận đất đai và lao động là cơ sở

tự nhiên của giá cả mọi sản phẩm Về sau, Ricardo đã đứng vững và tỏ ra nhất quán với nguyên lý giá trị lao động song ông không thể phát triển lý luận đến cùng

vì ông chưa biết tính hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa, và không phát hiện ra phạm trù chung – giá trị thặng dư Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, rất nhiều các nhà kinh tế phạm phải những sai lầm này với nguyên nhân quan trọng là việc họ vận dụng sai lầm phương pháp luận được biểu hiện trên hai mặt: Thứ nhất,

“họ chộp lấy một cách thô báo những tài liệu do kinh nghiệm đem lại và họ chỉ quan tâm đến thứ tài liệu này mà thôi” Thứ hai, họ chỉ xem xét một cách cô lập các hiện tượng cá biệt trong vận hành kinh tế, không vạch ra quan hệ nội tại của các hiện tượng này

Đến Mác dựa vào những thành tựu của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh, gạt bỏ mọi nhân tố không khoa học, kế thừa và phát triển các nhân tố khoa học của

họ để xây dựng học thuyết của mình hoàn thiện nhất từ trước tới lúc đó Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong lý luận kinh tế để đưa kinh tế chính trị trở thành một môn khoa học Và cũng chỉ khi Mác phát hiện ra lý luận giá trị thặng dư thì mọi vấn đề khoa học, bản chất mới được làm sáng tỏ Có thể nói học thuyết giá

Trang 4

trị thặng dư là một phát hiện vĩ đại nhất của Mác ở thể kỉ XIX Nó là viên đá tảng trong toàn bộ học thuyết của ông

B.Sơ qua về học thuyết giá trị thặng dư

Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác ra đời trong bối cảnh lịch sử Tây Âu của những năm 40 thế kỷ XIX:

- Về thực tiễn kinh tế : lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dựa trên thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành Chính nó đã tạo ra cơ sở vật chất

để các phạm trù kinh tế với tư cách là bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ khá rõ nét

- Về thực tiễn chính trị xã hội : là thời kỳ có nhiều biến đổi về chính trị và xã hội

đã và đang diễn ra (Cách mạng phản phong kến của Pháp, Công xã Pari và phong trào công nhân Pháp, Phong trào hiến chương, Cuộc cách mạng tư sản 1848 mang tính toàn châu Âu) Đó là những chất liệu quý giá cho sự hình thành các học thuyết của Các Mác

- Về tiền đề lý luận: Các Mác đã dựa vào kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ( W Petty, A.Smith, D.Ricardo), chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp, Triết học cổ điển Đức (Hêghen và Phoiơbắc) Các Mác đã kế thừa những tư tưởng của nhân loại, sửa đổi, bổ sung và phát triển học thuyết kinh tế của mình ở trình độ cao hơn Lênin đã nhận xét: "Tất cả thiên tài của C.Mác chính là ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra C.Mác đã kế thừa tất

cả những cái gì tốt đẹp nhất mà loài người đã sáng tạo ra trong

thế kỷ XIX"

Trang 5

Học thuyết giá trị thặng dư nghiên cứu trực tiếp sự tồn tại và phát triển của quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa , tìm ra quy luật giá trị thặng dư với tư cách là quy luật kinh tế tuyệt đối (hay quy luật kinh tế cơ bản) của xã hội Tư bản, nghiên cứu hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư mà trước tiên là lợi nhuận và lợi nhuận bình quân

Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư của Mác thể hiện cụ

thể như sau:

Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản:

Thông qua sự phân tích phân biệt tiền thông thường và tiền là tư bản từ hai công thức: H-T-H’ và T-H-T’, C Mác đã khằng định T-H-T’ là công thức chung của Tư bản Gọi là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản dù kinh doanh trong ngành nào đều vận động theo công thức chung Hay nói cách khác, bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều được chuyển hóa thành tư bản Do mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng nên vòng lưu thông chấm dứt ở giai đoạn 2 khi những người trao đổi đã có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến Do mục đích của lưu thông tiền tệ là giá trị tăng thêm và nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa Vì thế, nên T’= T +

ΔT C Mác gọi ΔT là giá trị thặng dư

Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư

Sau khi đưa ra công thức chung, Mác phân tích trong lưu thông xảy ra 2 trường hợp: ngang giá và không ngang giá, kể cả gian lận trong mua bán đều không làm tiền tệ lớn lên (đều không sinh ra ΔT) Và từ đây Các Mác chỉ ra mẫu thuẫn của công thức chung T-H-T’: “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu

Trang 6

thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” Mác đã giải quyết mâu thuẫn trên bằng cách tìm ra một loại hàng hoá mới đó là Đây là một loại hàng hoá có thuộc tính tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, làm sinh ra ΔT và tiền tệ lớn lên

Từ đó Mác đã phân tích hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá

và hai thuộc tính của nó ( giá trị sử dụng và giá trị ) Đến đây Mác đã kết luận:

Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối

Ở nội dung này, Mác đã phân tích quá trình lao động và quá trình làm gia tăng giá trị ( quá trình sản xuất giá trị thặng dư ) Đó là cơ sở kinh tế - xã hội cho quá trình sản xuất ra m ( giá trị thặng dư ) Mác đã phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và dựa vào đó Mác đã chia tư bản thành C và V, từ đó làm

rõ mối quan hệ, vai trò của C và V đối với việc sản xuất ra m

Cũng trong nội dung này Mác đã phân tích rõ các khái niệm:

- Ngày lao động và cơ cấu của nó

- Tỷ suất giá trị thặng dư : m =TGLĐTDx100%/ TGLĐCT = mx 100%/v

- Khối lượng giá trị thặng dư : M = m’ x V

Từ đó, bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối được tiến hành bằng cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động trong ngày của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết

Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối

Luật lao động ra làm hạn chế phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư

Trang 7

Discover more

from:

TRIE115

Document continues below

Kinh tế chính trị

Trường Đại học…

414 documents

Go to course

TIỂU LUẬN Lý luận về giá trị - lao động củ…

Kinh tế

chính trị 100% (2)

14

KTCT - On thi KTCT

Kinh tế

chính trị 100% (2)

16

Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì

Kinh tế

chính trị 100% (2)

18

Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha

Kinh tế

chính trị 100% (1)

9

Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr…

Kinh tế

chính trị 100% (1)

11

Trang 8

tuỵêt đối thì chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang phương pháp sản xuất ra giá trị thặng

dư tương đối

Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối là một phương pháp rút ngắn thời gian lao động cần thiết để tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất liên quan tới ngành sản xuất hàng hoá tiêu dùng

Để rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì các nhà tư bản phải tìm mọi biện pháp, trong đó có áp dụng tiến bộ công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm giá thành, giảm giá thị trường của sản phẩm,

Cả hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối và sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối đều giống nhau về mục đích- tức đều làm tăng thời gian lao động thặng dư Nhưng chúng khác nhau ở cách đặt giả thiết, biện pháp thực hiện

và kết quả thu được

Quy luật giá trị thặng dư

Theo C.Mác, việc sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản, ông đã viết :" Việc tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó" Sản xuất ra giá trị thặng dư chính là động cơ hoạt động của xã hội tư sản, nó là động lực chính thúc đẩy sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân làm thuê không phải bằng cưỡng bức siêu kinh tế ( bạo lực,roi vọt ) , mà bằng cưỡng bức kinh tế (kỷ luật đói rét) dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất , phát triển kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao động

Chức năng của tiền tệ

Kinh tế chính trị 100% (1)

2

Trang 9

Như vậy, nội dung của quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản bằng cách tăng

số lượng lao động làm thuê và tăng mức bót lột

C.Tư bản thương nghiệp trong nền kinh tế thị trường

1 Tư bản thương nghiệp cổ xưa:

Xét về mặt lịch sử, tư bản thương nghiệp ra đời trước tư bản công nghiệp,

đó là tư bản thương nghiệp cổ xưa Tư bản thương nghiệp cổ xưa xuất hiện do nhu cầu trao đổi hàng hóa, là khâu nối liền các ngành các vùng các nước với nhau Điều kiện để xuất hiện và tồn tại của tư bản cổ xưa là lưu thông hàng hóa tiền tệ Những nhà thương nghiệp thời đó hoạt động thương mại theo hình thức: “mua rẻ bán đắt”, là kết quả của việc “ăn cắp và lừa đảo”.Tuy nhiên chính việc ăn cắp và lừa đảo đó đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đấy nhanh quá trình tan rã của

xã hội nô lệ và quá trình tích lũy và ra đời của chủ nghĩa tư bản

2 Tư bản thương nghiệp trong nền kinh tế thị trường

a.Khái niệm

Tư bản thương nghiệp (TBTN) là một bộ phận thuộc tư bản chủ nghĩa tách rời ra, là bộ phận tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa b.Đặc điểm

Tư bản thương nghiệp có đặc điểm vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối

Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ:

Trang 10

- Hàng hóa (HH) sau khi được hoàn thành ở các nhà tư bản công nghiệp được chuyển sang tay cho những nhà tư bản thương nghiệp Các nhà TBTN đảm nhận việc đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, do đó TBTN là một khâu trong quá trình sản xuất

- TBTN làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, dó đó tốc độ và quy mô của lưu thông là do sản xuất của tư bản thương nghiệp quyết định (sản xuất là cơ sở của lưu thông)

- TBTN đảm nhận chức năng của tư bản hàng hóa, do đó những giai đoạn vận động của tư bản kinh doanh hàng hóa là do sự vận động của tư bản hàng hóa quyết định

Tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ:

Chức năng chuyển hóa cuối cùng của hàng hóa thành tiền trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong tay người khác

Để độc lập làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, nhà tư bản phải ứng trước tư bản nhằm mục đích thu lại một lượng tư bản lớn hơn trước thông qua việc mua bán Ta có thể thấy rõ mục đích này qua các công thức:

+ Tư bản kinh doanh hàng hóa: T-H-T: hai lần nhà tư bản công nghiệp nhà tư bản thương nghiệp người tiêu dùng kết thúc thì tăng thêm giá trị + Tư bản hàng hóa: H’-T-H: Hàng chuyển một lần nhưng tiền chuyển hai lần, nhà tư bản công nghiệp thu tiền về rồi dùng tiền đó vào sản xuất

c.Vai trò và lợi ích của tư bản thương nghiệp

Khi tư bản thương nghiệp xuất hiện, nó có vai trò và lợi ích to lớn đối với

xã hội, bởi vì:

Trang 11

- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa nên lượng

tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhiệm chức năng này

- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, người sản xuất có thể tập trung thời gian chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư

- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, tăng nhanh chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm

1 Trong nền tư bản cổ xưa

Lợi nhuận thương nghiệp như Mác nói: “Nó không những là kết quả của việc

ăn cắp lừa đảo mà đại bộ phận lợi nhuận thương nghiệp chính là do những việc

ăn cắp và lừa đảo mà ra”

2 Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

Tư bản thương nghiệp nếu chỉ giới hạn trong việc mua và bán hàng hóa (không kể đến việc chuyên chở, bảo quản, đóng gói) thì không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo

ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình

Lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư Nguồn gốc của nó cũng là một bộ phận lao động không được trả công của công nhân Tư bản công nghiệp "nhường" một phần giá trị thặng dư cho tư bản

Trang 12

thương nghiệp bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp

Ví dụ:

Tư bản công nghiệp ứng ra 900 để sản xuất hàng hóa với cấu tạo hữu cơ là 4/1,

tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, tư bản cố định hao mòn hết trong một năm Tổng giá trị hàng hóa là: 720c + 180 v + 180m = 1.080

Tỷ suất lợi nhuận là: 180/900 x 100% = 20%

Để lưu thông được số hàng hóa trên, giả định tư bản công nghiệp phải ứng thêm

100 nữa, tỷ suất lợi nhuận chỉ còn là: [180/(900+100)] x 100% = 18%

Nếu việc ứng 100 này không phải là tư bản công nghiệp mà tư bản thương nghiệp ứng ra, thì nó cũng được hưởng một lợi nhuận tương ứng với 100 tư bản

là 18

Vậy tư bản công nghiệp phải bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp với giá thấp hơn giá trị: 720c + 180v + (180m - 18m) = 1062 Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hóa theo đúng giá trị, tức là 1.080 để thu được lợi nhuận thương nghiệp là 18

Việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh

và thông qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng (giá bán lẻ thương nghiệp) và giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp)

D.Hệ thống tín dụng trong nền kinh tế thị trường

1 Sự ra đời và phát triển của tín dụng

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w