1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) báo cáo nhómđại án vạn thịnh phátgóc nhìn từ sai phạm báo cáo tài chính ngân hàng scb j

20 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Nhóm Đại Án Vạn Thịnh Phát Góc Nhìn Từ Sai Phạm Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng SCB
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Oanh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản trị tài chính
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 8,75 MB

Nội dung

“Những con số khủng biết nói”, những “bữa cơm trị giá hàng trăm triệu đồng”, thiệt hại lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng cho nền kinh tế và xã hội.Nhận thấy tính thời sự của vấn đề này, nhó

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -BÁO CÁO NHÓM ĐẠI ÁN VẠN THỊNH PHÁT GÓC NHÌN TỪ SAI PHẠM BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG SCB Môn: Quản trị tài chính

Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Oanh

Mã lớp: ML90

Danh sách thành viên:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Những ngày vừa qua, báo chí có rất nhiều bài viết đưa tin Tại diễn đàn Quốc hội, khi thảo luận về báo cáo của các cơ quan tư pháp, thanh tra, các đại biểu cũng nhắc đến vụ án của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Có thể nói đại án này tốn rất nhiều giấy mực của các kênh phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như nhận được sự quan tâm đông đảo to lớn của người dân vì quy mô và tính chất nghiêm trọng của vụ án này “Những con số khủng biết nói”, những “bữa cơm trị giá hàng trăm triệu đồng”, thiệt hại lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng cho nền kinh tế và

xã hội

Nhận thấy tính thời sự của vấn đề này, nhóm chúng em quyết định tiến hành phân tích những thủ đoạn tài chính tinh vi của Vạn Thịnh Phát dưới góc nhìn từ những sai phạm Báo cáo tài chính của SCB Với nội dung lý thuyết bám theo nội dung chương trình học Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính, nhằm đọc hiểu và phát hiện ra những sai phạm, những con số “lạ” trong báo cáo tài chính ngân hàng SCB Quý II năm 2022 Từ đó , rút ra những bài học cũng như đề xuất một số giải pháp tham khảo cho vấn đề này

Để ực hiện đề tài này, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự ợ giúp của cô th tr Nguyễn Thị Oanh trong việc hướng dẫn lớp về các lý thuyết quản trị tài chính và hướng dẫn đề tài cho cả lớp nghiên cứu Đồng thời là sự đóng góp của 5 thành viên của nhóm đã nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, đọc hiểu và cố gắng chắt lọc thông tin để đưa ra những nhận định có ý nghĩa nhất Lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô và các bạn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023.

Trang 3

I

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

VP Bank Vietnam Prosperity Joint-Stock

Commercial Bank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

SCB Sai Gon Joint Stock Commercial

Bank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài

Gòn

ROA Return on Assets Tỷ ất lợi nhuận trên tổng tài sảnsu

F&B Food and Beverage Loại hình dịch vụ ẩm thực

D/E Debt to Equity Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu

BIDV Bank for Investment and

Development of Vietnam

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam

Trang 4

II

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU

2.1.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) 1

2.1.3 Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan 2 2.2 Phân tích toàn cảnh đại án Vạn Thịnh Phát 2

PHẦN 3: PHÂN TÍCH SAI PHẠM TỪ BÁO CÁO TÀI CHÍNH SCB 2

3.1 Tổng tài sản tăng nhanh, huy động tiền lớn nhưng vốn điều lệ lại tăng trưởng chậm 2 3.2 Tiền gửi tăng mạnh, nợ phải trả vượt vốn chủ sở hữu 3

PHỤ LỤC 1: BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH (RIÊNG LẺ - QUÝ II/2022) ii PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG (RIÊNG LẺ) - QUÝ II/2022 v PHỤ LỤC 3: BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (RIÊNG LẺ) - QUÝ II/2022 vi PHỤ LỤC 4: TỶ LỆ GIA TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VN viii PHỤ LỤC 5: TỔNG TÀI SẢN VÀ TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG SCB viii PHỤ LỤC 6: LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA SCB 5 NĂM GẦN NHẤT viii

Trang 5

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Kế toán được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin cần thiết cho việc đưa ra các quyết định kinh tế Mục đích chính của kế toán tài chính là để đưa ra báo cáo tài chính, trong đó cung cấp các thông tin hữu ích về hoạt động kinh doanh của một tổ chức kinh tế cho các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài như các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan ban

và luật pháp, (Mohsen H và cộng sự, 2016)

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính, kinh tế, dòng tiền và các thông tin khác cho các đối tượng sử dụng thông nhằm đưa quyết định hợp (Mackenzie và cộng sự, 2012) Cung cấp một báo cáo tài chính có chất lượng sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư Halary, 2006) Vì vậy, chất lượng thông tin báo cáo tài chính luôn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm Việc cung cấp một báo cáo trung thực về tình hình tài chính của một doanh nghiệp là hết sức quan trọng, giúp người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính dựa trên những thông tin đó để thực hiện các quyết định kinh tế đúng đắn

thực tế, nhiều sự kiện quan đến việc cung cấp báo cáo tài chính kém chất lượng, và đã hậu quả trọng đến nền kinh tế, làm tổn thất hàng

tỷ USD, hàng ngàn lao động mất việc và thị trường tài chính chao đảo như Toshiba Tại Việt cũng nhiều vụ việc xảy tác động không nhỏ đến nền kinh tế (Trần Thị Giang Tân, 2009) và ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp như Bibica, công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành Việc phát hiện sai phạm trong báo cáo tài chính từ lâu luôn là vấn đề luôn được quan tâm theo dõi

Từ thực trạng trên, đề tài ĐẠI ÁN VẠN THỊNH PHÁT: GÓC NHÌN TỪ BÁO CÁO TÀI

ra đời nhằm phân tích đại án Vạn Thịnh Phát từ những sai phạm thể hiện trong

và đưa ra giải pháp và bài học cho vấn đề nà

PHẦN 2: ĐẠI ÁN VẠN THỊNH PHÁT 2.1 Thông tin chung tổng quát

2.1.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (tên giao dịch bằng tiếng Anh Sai Gon Joint Stock Commercial Bank, viết tắt là SCB) là một ngân hàng thương mại tại Việt Nam có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 6

2 2.1.2 Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group) là một tập đoàn đầu tư tư nhân thành lập năm 1992 bởi bà Trương Mỹ Lan, người Việt gốc Hoa, có trụ sở chính tại Thành phố

Hồ Chí Minh Tập đoàn này chuyên đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, F&B (dịch vụ nhà hàng và quầy uống), khách sạn, thể thao, dịch vụ tài chính và cơ sở hạ tầng

Hiện nay, số ngành nghề của VTP Group đăng ký là 140 ngành kinh doanh đa lĩnh vực Trong đó, hoạt động chính vẫn là bất động sản

2.1.3 Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan

Nhắc đến VTP Group, chúng ta không thể không nhắc tới bà trùm đại gia chủ tịch Tập đoàn Trương Mỹ Lan (Trương Muội) Bà Lan sinh ngày 13/10/1956, là một doanh nhân người Việt gốc Hoa

Bà Trương Mỹ Lan là một trong những người hiếm hoi có gia tộc giàu có nhất nhì Việt Nam Không chỉ vậy, bà còn có sự hỗ trợ đắc lực từ chồng là ông Eric Chu Nap Kee – một doanh nhân thành đạt có tiếng trong lĩnh vực bất động sản tại Hong Kong Người

Duyệt Phấn (sinh năm 1994) cũng đang giữ chức vụ chủ tịch ZS Hospitality Group (công ty con của VTP Group

2.2 Phân tích toàn cảnh đại án Vạn Thịnh Phát

Theo nhận định, trong quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát” với hơn 1.000 doanh nghiệp, chia thành 4 nhóm chính có mối quan

hệ chặt chẽ, bao gồm: nhóm định chế tài chính, nhóm các công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhóm các công ty “ma” tại Việt Nam và mạng lưới công ty ở nước ngoài

Theo kết luận, sau khi thâu tóm SCB, Trương Mỹ Lan đã thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại đây và tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để rút tiền của ngân hàng dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống Theo quy trình thông thường, ngân hàng chỉ giải ngân khi đã hoàn thiện thủ tục pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm Nhưng thực tế, 1.284 khoản vay của bị can Lan còn dư nợ chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân; số còn lại có tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản

Kết quả xác minh hồ sơ vay vốn 1.284 khoản vay nói trên tại SCB cho thấy có 201 khoản vay, hồ sơ vay vốn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền Các khoản vay này giải ngân hơn 10.000 tỉ, đến nay tổng dư nợ 11.600 tỷ Nhóm của Trương Mỹ Lan còn tạo lập, sử dụng khách hàng vay vốn khống, thuê người đứng tên tài sản bảo đảm để vay 1.200 khoản tại SCB

PHẦN 3: PHÂN TÍCH SAI PHẠM TỪ BÁO CÁO TÀI CHÍNH SCB 3.1 Tổng tài sản tăng nhanh, huy động tiền lớn nhưng vốn điều lệ lại tăng trưở ng chậm

Tính đến nay, Ngân hang TMCP Sài Gòn (SCB) hiện có vốn điều lệ là 20.000 tỷ đồng, tang từ 14.000 tỷ đồng vào năm 2017 lên 15.000 tỷ đồng vào năm 2018 và 20.000 tỷ đồng trong

Trang 7

Discover more

from:

KET307

Document continues below

Quản trị tài

chính

Trường Đại học…

47 documents

Go to course

Phan-tich-bao-cao-tai-chinh-cong-ty-…

Quản trị tài

38

QUẢN TRỊ TÀI Chính

-cô Thương

Quản trị tài

108

QUẢN TRỊ TÀI Chính ML90 Nhóm 13

Quản trị tài

18

Bai tap chuong 2 -bai tap c2

Quản trị tài

3

PV of Annuity

3

Trang 8

3 năm 2019 Sau đó, SCB giữ nguyên mức vốn điều lệ này trong suốt 4 năm Mức tăng trưởng vốn điều lệ của SCB chậm hơn so với các ngân hang khác trong cùng hệ thống thương mại cổ phần,

Tuy nhiên, qua báo cáo tài chính của SCB từ năm 2016 đến quý II/2022, tổng tài sản của SCB lại tăng lên gấp hơn 2 lần Tại thời điểm quý II/2022, tổng tài sản của ngân hang đạt hơn

760 nghìn tỷ đồng, tăng 58 nghìn tỷ đồng so với đầu năm 2022 Trong khi năm 2016, tổng tài sản của SCB mới chỉ đạt hơn 360 nghìn tỷ

Như biều đồ tại Phụ lục 4 ta thấy, ngoại trừ những ngân hàng TMCP lớn như Vietcombank hay BIDV thì những ngân hàng còn lại đều có vốn điều lệ năm 2017 tương đối bằng và thấp hơn so với SCB Tuy nhiên, các ngân hàng đã cố gắng đẩy vốn điều lệ lên cao nhất có thể, còn SCB vẫn hầu như vẫn giữ nguyên và đến tận 2022 vốn chỉ mới bằng 1/3 so với VP Bank

3.2 ền gửi tăng mạnh, nợ Ti ph ải trả vượt vốn chủ sở hữu

Tính đến cuối quý II/2022, tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đạt 595.447 tỷ đồng, tăng 82 nghìn tỷ đồng so với đầu năm Tổng nợ phải trả của ngân hàng lên đến hơn 737 nghìn tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ đạt gần 23 nghìn tỷ đồ

Như vậy, chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của SCB tại thời điểm này là 32,33 lần cao hơn nhiều so với mức trung bình của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (khoảng

10 lần) Xem bảng thống kê tại Phụ lục 5

3.3 Lợi nhuận sau thuế bất thường

Kết thúc quý II/2022, báo cáo kết quả hoạt động riêng lẻ của SCB thể hiện đạt 128 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhẹ so với cùng kỳ Lũy kế hai quý đầu năm, nhà băng này đạt

583 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước So sánh kết quả kinh doanh của SCB trong 5 năm gần nhất, từ 2017 đến hết năm 2021, lợi nhuận của nhà băng này

có sự trồi sụt thất thường(Phụ lục 6) Theo đó, năm 2017 lợi nhuận sau thuế của SCB đạt 104

tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2016 Cũng trong năm này, tổng tài sản của ngân hàng đạt 443.226

tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2016 Lượng tiền gửi của khách hàng (cá nhân và tổ chức kinh tế) là 346.887 tỷ đồng, tăng 17% Như vậy, ROA trong năm 2017 của doanh nghiệp là 23.46% Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng đáng kể trong năm 2018, đạt 154 tỷ đồng, tăng 48% Cũng trong năm này, tổng tài sản của ngân hàng đạt 508.165 tỷ đồng, tăng 15%, tổng lượng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng đạt 385.616 tỷ đồng, tăng 11%

Như vậy, ROA trong năm 2018 của doanh nghiệp là 30.3% Năm 2019, lợi nhuận sau thuế của SCB chỉ tăng nhẹ 3%, đạt 159 tỷ đồng Trong khi đó tổng tài sản đạt 566.807 tỷ đồng, tăng 12%; tiền gửi của khách hàng tăng lên 14%, đạt 439.000 tỷ đồng Như vậy, ROA t năm 2019 của doanh nghiệp là 28.05% Năm 2020 là năm kinh doanh bết bát nhất của SCB khi

Quản trị tài

Bảng tra cứu Quản trị tài chính

Quản trị tài

13

Trang 9

4 lợi nhuận sau thuế trong báo cáo riêng lẻ chỉ đạt vỏn vẹn 27 tỷ đồng, sụt giảm tới 83% so với năm trước

Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng lỗ hơn 222 tỷ đồng từ các hoạt động khác, trong khi năm 2019 lãi hơn 1.100 tỷ đồng từ hoạt động này Tuy nhiên, báo cáo tài chính của SCB không thể hiện thông tin ngân hàng đã huy động bao nhiêu trái phiếu của các tổ chức c

cạnh đó, báo cáo tài chính hợp nhất các năm của SCB cũng không công bố chi tiết về nợ xấu cũng như giao dịch với các bên liên quan hay thông tin về huy động trái phiếu

Ngoài ra, ở báo cáo tình hình tài chính hợp nhất, về lợi nhuận sau thuế, năm 2017 SCB đạt 124 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 60% so với năm 2016 Năm 2018, mức lợi nhuận sau thuế là 176 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2017 Năm 2019 ngân hàng đạt 174 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, giảm nhẹ 1,1% so với năm trước Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2020 của SCB chỉ đạt 67 tỷ đồng, giảm 61% so với năm trước đó Mức lợi nhuận này của năm 2021 là 1.139 tỷ đồng, tăng đột biến 1.600% so với năm 2020 Các sự thay đổi bất thường

ở các thông tin trong báo cáo tài chính đã đặt ra những nghi ngại về sai phạm của SCB trong hoạt động kinh doanh

PHẦN 4: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 4.1 Giải pháp xử lý tình huống hiện tại

Để lựa chọn giải pháp xử lý vụ án SCB một cách phù hợp, cần cân nhắc các yếu tố sau:

Mức độ thiệt hại của vụ án: Mức độ thiệt hại càng lớn thì cần có các biện pháp xử lý

mạnh mẽ hơn để đảm bảo quyền lợi của ngân hàng và nhà nước, cũng như quyền lợi của khách hàng bị thiệt hại

Khả năng thu hồi tài sản của các đối tượng vi phạm: Nếu khả năng thu hồi tài sản của

các đối tượng vi phạm thấp thì cần có các biện pháp khác để bù đắp thiệt hại

Quyền lợi của khách hàng bị thiệt hạ Cần đảm bảo quyền lợi của khách hàng bị thiệt

hại, đặc biệt là những khách hàng có thu nhập thấp, không có khả năng tự trang trải

Nguồn lực của ngân sách nhà nước: Nếu ngân sách nhà nước có hạn thì cần ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ các đối tượng yếu thế

Ảnh hưởng của vụ án đến hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Cần có các biện

pháp xử lý kịp thời, hiệu quả để hạn chế ảnh hưởng của vụ án đến hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Trên cơ sở cân nhắc các yếu tố trên, có thể đề xuất một số giải pháp sau: Giải pháp 1: Thu hồi tiền từ việc đấu giá các tài sản hữu hình

Đối với các tài sản hữu hình có giá trị cao, có thể đấu giá để thu hồi tài sản Đối với các tài sản hữu hình có giá trị thấp hoặc không thể bán đấu giá được, có thể áp dụng các biện pháp khác để thu hồi tài sản, như kê biên, tịch thu

Trang 10

5 Giải pháp 2: Dùng ngân sách chính phủ, tiền thuế để đền bù cho khách hàng

Dùng tiền thuế người dân hoặc doanh nghiệp để chi trả Giải pháp này có ưu điểm là có thể đảm bảo quyền lợi của khách hàng bị thiệt hại, đặc biệt là những khách hàng có thu nhập thấp, không có khả năng tự trang trải Tuy nhiên, giải pháp này cũng có hạn chế là có thể gây ra gánh nặng cho ngân sách nhà nước

Giải pháp 3: Giao việc xử lý, hỗ trợ SCB cho các Ngân hàng Thương mại lớn hỗ trợ Giải pháp đã được áp dụng từ trước khi Nhà nước giao quyền xử lý các ngân hàng yếu kém cho các Ngân hàng Thương mại lớn, có tính đảm bảo cao Giải pháp này có ưu điểm là có thể tận dụng được nguồn lực và kinh nghiệm của các Ngân hàng Thương mại lớn, giúp SCB sớm ổn định hoạt động và phục vụ khách hàng Tuy nhiên, giải pháp này cũng có hạn chế là có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng Thương mại, đồng thời có thể gây ra tâm lý lo lắng cho khách hàng của SCB

4.2 Bài học kinh nghiệm

Vụ án sai phạm của SCB mang tính quy mô cao và để lại nhiều bài học đắt giá cho các ngân hàng và các tập đoàn, doanh nghiệp về công tác quản lý tài chính, quản trị rủi ro, nhân lực, Ngoài những giải pháp xử lý sai phạm được nêu trên, các đơn vị kinh tế khác có thể thực hiện một số giải pháp để tránh các sai phạm tương tự như sau:

Đối với lĩnh vực cấp tín dụng tại các ngân hàng:

Xây dựng quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, minh bạch, dựa trên nguyên tắc thẩm định khách hàng, đánh giá rủi ro và quản lý tín dụng Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng của cán bộ, nhân viên ngân hàng Hạn chế cấp tín dụng cho các khách hàng có nhiều khoản nợ xấu, có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Đối với lĩnh vực quản lý rủi ro:

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro toàn diện, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi

ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên về quản lý rủi ro

Đối với lĩnh vực quản trị nội bộ:

Xây dựng hệ thống quản trị nội bộ chặt chẽ, bao gồm hệ thống quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý thông tin, quản lý tài sản, quản lý chất lượng dịch vụ Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị nội bộ của cán bộ, nhân viên ngân hàng

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN