Trải qua 37 năm, bằng sự nỗ lực, sángtạo của quần chúng, các ngành các cấp, chúng ta đã vượt qua những giai đoạn khó khănvà đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực đời sống x
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
-***** -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG Ở NƯỚC TA
Mã sinh viên :
Lớp tín chỉ : TRI114.1
Giảng viên hướng dẫn : TS Đào Thị Trang
Hà Nội, tháng 10, 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
-***** -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG Ở NƯỚC TA
Sinh viên : Đỗ Trâm Anh
Mã sinh viên : 2312550004
Số thứ tự : 3
Lớp tín chỉ : TRI114.1
Giảng viên hướng dẫn : TS Đào Thị Trang
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2
1 Khái niệm về cái chung và cái riêng theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin 2
1.1 Cái riêng 3
1.2 Cái chung 3
2 Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin 4
2.1 Mối quan hệ cái chung và cái riêng theo trường phái duy thực và duy danh 4
2.2 Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái riêng 5 3 Ý nghĩa phương pháp luận 6
II VẬN DỤNG SỰ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 6
1 Những khái niệm về thị trường, kinh tế thị trường 6
1.1 Khái niệm thị trường 7
1.2 Khái niệm kinh tế thị trường 7
2 Sự biện chứng giữa cái chung và cái riêng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 7
2.1 Cái riêng được vận dụng vào nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 8
2.2 Cái chung được vận dụng vào nền kinh tế thị trường Việt Nam 9
2.3 Cái đơn nhất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 10
3 Những thành tựu đạt được 10
4 Những giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 11
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Mở đầu bài viết, em xin được bắt đầu bằng câu nói của Lê-nin: “Trước con người,
có mạng lưới những hiện tượng tự nhiên Con người bản năng, người man rợ, không tự tách khỏi giới tự nhiên Người có ý thức tự tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những giai đoạn của sự tách khỏi đó, tức là của sự nhận thức thế giới, chúng là những điểm nút của màng lưới, giúp ta nhận thức và nắm vững được màng lưới” Các cặp phạm trù là những bậc thang của quá trình nhận thức, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Trong số các phạm trù triết học Mác-Lênin, phạm trù cái riêng - cái chung là cặp phạm trù cơ bản đặc trưng trong hệ thống các phạm trù của phép biện chứng, sự nhận thức thường bắt đầu từ đó Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng là một trong những vấn đề quan trọng nhất của triết học nói riêng và sự nhận thức bậc thang của nhân loại nói chung
Một trong những nguyên lý cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận phổ biến của việc nghiên cứu sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là quan điểm biện chứng duy vật về mối tương quan giữa cái chung và cái riêng Sự phát triển và xây dựng kinh tế thị trường là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất Nhưng điều kiện kinh
tế, chính trị và xã hội khác nhau nên mỗi nước có mô hình kinh tế thị trường khác nhau Đảng ta đã chỉ rõ rằng vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường là để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không theo con đường tư bản chủ nghĩa
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin làm kim chỉ nam, đất nước ta đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách Từ một nước phong kiến lạc hậu với nền kinh tế tiểu nông kém phát triển, sau khi giành độc lập năm 1945, nước ta vội vàng tiến hành xây dựng nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp; song, chính những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành đã khiến cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng Trong khi đó, nhờ sử dụng triệt để kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đã thu được những
Trang 5động Đứng trước cả những nhân tố khách quan và chủ quan đó, tại Đại hội VI, Đảng đã xác định phải đổi mới sâu sắc cơ chế đó Chủ trương đó của Đảng lại được tiếp tục khẳng định tại Đại hội VII “Tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, vận hành đồng
bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước" Trải qua 37 năm, bằng sự nỗ lực, sáng tạo của quần chúng, các ngành các cấp, chúng ta đã vượt qua những giai đoạn khó khăn
và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội: tăng trưởng kinh
tế nhanh, chính trị ổn định, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
Việc đạt được những thành tựu to lớn ấy có một phần không nhỏ đóng góp của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là từ việc chúng ta lĩnh hội, nắm bắt và vận dụng hiệu quả phép biện chứng giữa cái chung và cái riêng Và, cặp phạm trù biện chứng ấy đã cho chúng ta một điểm tựa về tư tưởng, định hướng đúng đắn, sát đáng để chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Vì vậy, em lựa chọn xây dựng tiểu luận
với mục đích phân tích, làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, làm rõ tính ứng dụng của mối quan hệ biện chứng đó với mục tiêu, đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Việt Nam của Đảng và Nhà nước
Trang | 2
Trang 6NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
1 Khái niệm về cái chung và cái riêng theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin
Theo quan niệm từ phép biện chứng duy vật, nhận thức bắt đầu từ sự phản ánh những sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới khách quan Tuy nhiên, trong quá trình so sánh, đối chiếu giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác; phân biệt sự giống và khác nhau giữa chúng, nhận thức đi đến sự phân biệt cái chung, cái riêng
1.1 Cái riêng
Ví dụ: Một sự kiện riêng lẻ nào đó, như là cuộc cách mạng tháng Tám của Việt nam chẳng hạn; một con người nào đó: Thư, Linh,
Cần phân biệt cái riêng với cái đơn nhất Cái đơn nhất là những cái chỉ tồn tại một
sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác, trong khi giữa các cái riêng lại tồn tại một số đặc điểm chung nào đó
Ví dụ: Trong tập thể lớp Anh 1 Kinh doanh quốc tế thì mỗi sinh viên là một cái riêng, tồn tại độc lập riêng rẽ nhưng vẫn có đặc điểm chung là cùng là sinh viên lớp Anh
1 Kinh doanh quốc tế Nhưng đặc điểm ngoại hình, tính cách và năng lực của mỗi sinh viên lớp Anh 1 Kinh doanh quốc tế là khác nhau, chỉ có ở một người chứ không lặp lại chính xác ở người khác Do đó những đặc điểm này chính là cái đơn nhất
Trang 7Discover more
from:
TRIH114
Document continues below
Triết học
Mac-Lenin
Trường Đại học…
52 documents
Go to course
Trang 81.2 Cái chung
Ví dụ: Quá trình đồng hóa, dị hóa không chỉ diễn ra ở con người mà còn diễn ra ở động vật khác; trong tập thể sinh viên trường đại học Ngoại Thương thì thuộc tính “là sinh viên trường đại học Ngoại Thương" là cái chung của các thành viên trong tập thể Cái chung thường chứa đựng ở trong nó tính quy luật, sự lặp lại
Ví dụ: Quy luật cung- cầu, quy luật giá trị thặng dư là những đặc điểm chung mà mọi nền kinh tế thị trường bắt buộc phải tuân theo
2 Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng theo quan điểm chủ nghĩa
Mác-Lênin
2.1 Mối quan hệ cái chung và cái riêng theo trường phái duy thực và duy danh
Trong lịch sử triết học có hai xu hướng đối lập giải quyết quan hệ giữa cái chung và cái riêng
Phái duy thực là trường phái triết học có ý kiến về mối quan hệ giữa “cái chung” và
“cái riêng”, theo phái này thì “cái riêng” chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, chỉ có “cái chung” mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người “Cái chung” không phụ thuộc vào “cái riêng”, mà còn sinh ra “cái riêng” Cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời, cái riêng do cái chung sinh ra
TIỂU LUẬN TRIẾT Tháng 10-2023 Triết học
Mac-Lenin 100% (1)
16
sơ đồ tư duy câu 2 triết học
Triết học Mac-Lenin None
1
ĐỀ CƯƠNG Triết ck Triết học
Mac-Lenin None
23
Gốc - triết Triết học Mac-Lenin None
17
Giữa-kì-triết - Giữa
kỳ triết Triết học Mac-Lenin None
12
Phép biện chứng duy vật
Triết học Mac-Lenin None
6
Trang 9Ví dụ: Con người là một khái niệm chung và chỉ có khái niệm con người mới tồn tại mãi mãi, còn những con người cụ thể là khái niệm tạm thời vì những con người cụ thể (cá nhân) này có thể mất đi (chết đi)
Đối lập với phái duy thực, các nhà triết học duy danh như P.Abơla (1079-1142), Đumxcot (1265-1308) cho rằng cái chung không tồn tại trong hiện thực khách quan, chỉ
có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực Chẳng hạn như, họ cho những khái niệm như con người, vật chất chỉ là những từ trống rỗng, không phản ánh cái gì trong hiện thực
Cả hai quan niệm của phái duy thực và duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng ra khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại
Họ không thấy được sự tồn tại khách quan và mối liên hệ giữa chúng Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó trong việc lý giải mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
2.2 Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái riêng
và cái chung
Phép biện chứng duy vật cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau Điều đó thể hiện ở chỗ:
, cái chung không tồn tại trừu tượng, bên ngoài những cái riêng Cái chung chỉ tồn tại trong mỗi cái riêng, biểu hiện thông qua mỗi cái riêng Vì vậy, để nhận thức cái chung, có thể dùng phương pháp quy nạp từ việc nghiên cứu nhiều cái riêng Ví dụ: Trên cơ sở khảo sát hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp, có thể rút ra kinh nghiệm
về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế
, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng tồn tại độc lập, tuyệt đối, tách rời với cái chung Vì vậy, để giải quyết vấn đề riêng, không chỉ bất chấp cái chung, đặc biệt là cái chung thuộc bản chất, quy luật phổ biến
Trang | 5
Trang 10, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú đa dạng hơn cái chung Còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng Vì vậy, chẳng những việc giải quyết một vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung mà còn phải xét đến cái phong phú, lịch
sử khi vận dụng cái chung
, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định của quá trình phát triển của sự vật hiện tượng Vì vậy, tùy từng mục đích có thể tạo ra các điều kiện để sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung hoặc là từ cái chung trở thành cái đơn nhất Ví dụ: Một sáng kiến mới ra đời, nó là cái đơn nhất Trong một tập thể, có sáng kiến mới để thay đổi quá trình quản lý sản xuất – nó là cái mới, cái tích cực, cái đơn nhất Với mục đích là nhân rộng sáng kiến đó, phát triển kinh tế xã hội,
có thể thông qua việc tổ chức trao đổi, giáo dục, tuyên truyền để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến Khi đó, cái đơn nhất trở thành cái chung
Ngược lại, có những cái chung đã lạc hậu, lỗi thời, nó kìm hãm sự phát triển, sự ra đời của cái mới, cái tiến bộ thì chúng ta phải loại bỏ điều kiện, tìm cách tác động vào điều kiện để cho nó trở thành cái đơn nhất hoặc là loại bỏ điều kiện để cho cái đơn nhất không thể trở thành cái chung theo nghĩa tiêu cực Đồng thời, mạnh dạn, dũng cảm xóa
bỏ cái chung đã là cái cũ, cái lạc hậu, cản trở sự phát triển
3 Ý nghĩa phương pháp luận
, cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình Sở dĩ cái chung xuất phát từ những sự vật, hiện tượng riêng
lẻ, không xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người
, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, bất cứ phương pháp nào cũng bao hàm cái chung lẫn cái đơn nhất Do đó, trong hoạt động thực tiễn không được nhấn mạnh tuyệt đối hóa cái riêng, chỉ nên rút ra những mặt chung với trường hợp đó, những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó
Trang 11, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau, chuyển hóa cái mới thành cái chung để phát triển nó và ngược lại cái cũ thành cái đơn nhất để xóa bỏ nó
Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần cải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”
II VẬN DỤNG SỰ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1 Những khái niệm về thị trường, kinh tế thị trường
1.1 Khái niệm thị trường
Thị trường là nơi diễn ra sự chuyển nhượng, sư trao đổi, sự mua bán hàng hoá Điều quan trọng để hiểu được thực chất của thị trường là ở chỗ thị trường không chỉ đơn thuần
là lĩnh vực trao đổi, di chuyển hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất sang người tiêu dùng,
mà là trao đổi được tổ chức theo các quy luật của lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ trong đời sống kinh tế, chúng ta gặp nhiều loại thị trường khác nhau
1.2 Khái niệm kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường (người bán cần tiền , người mua cần hàng và họ phải gặp nhau trên thị trường)
Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức trong đó các quan hệ của các cá nhân, doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và từng thành viên chủ thể kinh tế là hướng vào sự tìm kiếm lợi ích của mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường
Trang | 7
Trang 12Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các quan
hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá; các yếu tố của sản xuất như đất đai, tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn bằng vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý, các sản phẩm và dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua bán, đều là hàng hoá
2 Sự biện chứng giữa cái chung và cái riêng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự
dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay
2.1 Cái riêng được vận dụng vào nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Một nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết khó tránh khỏi những thằng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ Người ta nhận thấy rằng một nền kinh tế hiện đại đứng trước một vấn đề nan giải của kinh tế vĩ mô, không một nước nào trong thời gian dài lại có được tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp thấp và công ăn việc làm đầy đủ Như trên đã trình bày, nhà nước có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời
sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội Tăng trưởng kinh