1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tnhh toàn thắng

58 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Của Công Ty TNHH Toàn Thắng
Tác giả Trà Quyết Thắng
Người hướng dẫn Ths. Trần Tất Thành
Trường học Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại luận văn
Thành phố Sơn La
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 120,06 KB

Nội dung

Trang 3 CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢNCỦA DOANH NGHIỆP1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh nghiệpTheo quy định tại Luật doanh nghi

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có chiến lược và bước đi thíchhợp tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp (Vốn, lợi thế uy tín trongkinh doanh, nguồn nhân sự, lao động ) Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh, tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh trên thị trường thìvấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng được đặc biệt quan tâm

Công ty TNHH Toàn Thắng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắpcác công trình Công nghiệp, dân dụng, giao thông và thuỷ lợi và kinh doanhbất động sản Trong những năm qua, công ty đã quan tâm đến vấn đề hiệu quả

sử dụng tài sản và đã đạt được những thành công nhất định Nhờ đó, khả năngcạnh tranh cũng như uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao Tuy nhiên,

do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả sử dụng tài sản vẫncòn thấp so với mục tiêu Thực tế đó ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt độngcủa Công ty Trước yêu cầu đổi mới, để có thể đứng vững và phát triển trongmôi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một trongnhững vấn đề hết sức cấp thiết đối với công ty

Từ thực tế đó, đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty

TNHH Toàn Thắng ” đã được lựa chọn nghiên cứu Ngoài các phần mở đầu,

kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chươngnhư sau:

Trang 2

Chương 2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Toàn

- Thầy giáo hướng dẫn, Ths Trần Tất Thành

- Các thầy cô giáo khoa Ngân hàng – Tài chính Trường Đại học

Kinh Tế Quốc Dân

- Các thầy cô giáo đã từng dạy trong cả khoá học

- Các bạn học cùng lớp

- Ban lãnh đạo, CBCNV Công ty TNHH Toàn Thắng

Tôi xin gửi thầy cô, bạn bè lời chúc sức khoẻ, thành công trong cuộcsống Xin chúc tập thể ban lãnh đạo, CBCNV Công ty TNHH Toàn Thắngxây dựng Công ty ngày càng phát triển

Trân trọng cảm ơn./

Trang 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế

có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinhdoanh Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các côngđoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty

cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh,doanh nghiệp tư nhân

1.1.2 Tài sản của doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm tài sản của doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp là các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp,

thể hiện dưới dạng hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá vàcác quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định

1.1.2.2 Phân loại tài sản của doanh nghiệp

Trang 4

*Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luânchuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Tài sản ngắn hạn gồm:

Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền được hiểu là tiền mặt, tiền

gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Các khoản tương đương tiền là các khoảnđầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thànhtiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền

Tài sản tài chính ngắn hạn: bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có

thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như: tínphiếu kho Bạc, kỳ phiếu ngân hàng,…) hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổphiếu, trái phiếu) để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá mộtnăm

Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của

khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác cóthời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm

Tồn kho: Bao gồm vật tư, hàng hoá, sản phẩm, sản phẩm dở dang Tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước ngắn hạn, thuế

GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước, tài sản ngắnhạn khác

*Tài sản dài hạn

Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tàisản dài hạn Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cốđịnh, bất động sản đầu tư, các khoản tài sản tài chính dài hạn và các tài sản

Trang 5

Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn của khách

hàng, phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạnthu hồi hoặc thanh toán trên một năm

Bất động sản đầu tư: là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng

đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng dongười chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chínhnắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá màkhông phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay chocác mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thôngthường

Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồngthời hai điều kiện sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

- Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cáchđáng tin cậy

Nguyên giá của bất động sản đâu tư bao gồm giá mua và các chi phíliên quan trực tiếp, như: phí dịch vụ tư vấn luật pháp liên quan, thuế trước bạ

và các chi phí giao dịch liên quan khác

Tài sản cố định: Là những tài sản đảm bảo thoả mãn đồng thời tất cả

các tiêu chuẩn sau:

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

- Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên

Trang 6

Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định là mộttrong các yếu tố cần được cân nhắc, quyết định đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp, bởi vì:

- Tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất – kinh doanhcủa doanh nghiệp Nếu đầu tư hợp lý, sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảođược Năng suất, chất lượng, giảm giá trị, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm,tăng tính cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, giá trị công nghệ thường cóchi phí cao, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành vì vậy việc quản lýtài sản là một yêu tố quyết định đến thành bại của một doanh nghiệp

Tài sản cố định được phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định nhằmphục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Thông thường có một

số cách thức phân loại chủ yếu sau:

+ Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:

Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp đượcchia thành hai loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất

cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: Nhà cửa, vậtkiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn…

Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chấtnhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong cáchoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khácthuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình Thông thường, tài sản cốđịnh vô hình bao gồm: Quyền sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hoá,quyền phát hành, phần mềm máy vi tính, bản quyền, bằng sáng chế,…

Trang 7

+ Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng:

Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp đượcchia làm hai loại:

Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cốđịnh đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sảnxuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp

Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốcphòng: Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanhnghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạtđộng đảm bảo an ninh, quốc phòng

Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kếtcấu tài sản cố định theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi choviệc quản lý và tính khấu hao tài sản cố định có tính chất sản xuất, có biệnpháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định

+ Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:

Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định, có thể chia toàn bộ tài sản

cố định của doanh nghiệp thành các loại sau:

- Tài sản cố định đang dùng

- Tài sản cố định chưa cần dùng

- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý

Dựa vào cách phân loại này, người quản lý nắm được tổng quát tìnhhình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra các

Trang 8

giải phóng nhanh các tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý đểthu hồi vốn.

Tài sản tài chính dài hạn: Là các khoản đầu tư vào việc mua bán các

chứng khoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằngtiền, bằng hiện vật, mua cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trênmột năm và các loại đầu tư khác vượt quá thời hạn trên một năm Có thể nóitài sản tài chính dài hạn là các khoản vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào cáclĩnh vực kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptrong thời hạn trên một năm nhằm tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanhnghiệp

Tài sản dài hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế

thu nhập hoãn lại, tài sản dài hạn khác

1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quảthực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả

đó trong điều kiện nhất định Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiệncác mục tiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả được xemxét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xét dướiquan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ

sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu xác địnhtrong quá trình sản xuất – kinh doanh

Trang 9

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân trong kỳ

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản bình quân trong kỳ

Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp phản ánh trình độ,năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sao cho quá trình sảnxuất - kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản

- Hệ số sinh lợi tổng tài sản:

Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) =

Hệ số sinh lợi tổng tài sản phản ánh một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêuđơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay Chỉ tiêu này được sử dụng để đo hiệuquả của việc tài trợ cho các nhu cầu về tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ

Trang 10

Doanh thu thuần TSNH bình quân trong kỳ

Lợi nhuận sau thuế

TS nganh nghiethành phố Hà Nội Đề NH bình quân trong kỳ

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Trong đó: TSNH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSNH có

ở đầu kỳ và cuối kỳ

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị giá trị TSNH sử dụng trong kỳ đem lạibao nhiêu đơn vị doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sửdụng TSNH càng cao

- Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSNH Nó cho biết mỗiđơn vị giá trị TSNH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế

1.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Hiệu suất sử dụng TSNH =

Hiệu suất sử dụng TSDH =

Trang 11

Lợi nhuận sau thuếTSDH bình quân trong kỳ

- Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH Nó cho biết mỗiđơn vị giá trị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân

Về trình độ cán bộ quản lý: Trình độ cán bộ quản lý thể hiện ở trình độ

chuyên môn nhất định, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định Nếu cán

bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng tổ chức,quản lý tốt đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với tìnhhình của doanh nghiệp và tình hình thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sảncao, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và ngược lại Nếu khả năng tổchức, quản lý kém, quyết định sai lầm thì tài sản sẽ không được sử dụng mộtcách hiệu quả dẫn đến hiệu quả SXKD kém

Về trình độ tay nghề của công nhân: bộ phận công nhân là bộ phận

Trang 12

Đối với công nhân sản xuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệmới, phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn vàbảo quản tài sản trong quá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụng hiệu quảhơn đồng thời sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu trình độtay nghề người công nhân thấp, không nắm bắt được các thao tác kỹ thuật, ýthức bảo quản máy móc kém sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguyênvật liệu, giảm tuổi thọ của máy móc làm tăng giá thành, giảm chất lượng sảnphẩm dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản giảm.

1.3.1.2 Tổ chức sản xuất - kinh doanh

Một quy trình sản xuất – kinh doanh hợp lý sẽ khắc phục được tìnhtrạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, góp phần tiết kiệmnguồn lực, tăng năng suất lao động, giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thànhsản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp

Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò quantrọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổimới trang thiết bị thì sẽ giảm được hao mòn vô hình của tài sản cố định, nângcao chất lượng, đổi mới sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranhcho doanh nghiệp

1.3.1.3 Đặc điểm sản xuất – kinh doanh

Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghềkinh doanh sẽ đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau Tỷ

Trang 13

trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau nên hệ số sinh lợi củatài sản cũng khác nhau Doanh nghiệp có đặc điểm hàng hoá khác nhau vàđối tượng khách hàng khác nhau nên chính sách tín dụng thương mại cũngkhác nhau dẫn đến tỷ trọng khoản phải thu khác nhau.

1.3.1.4 Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp

Quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệuquả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Quản lý tài sản của doanh nghiệp đượcthể hiện chủ yếu trong các nội dung sau:

* Quản lý tiền mặt

Quản lý tiền mặt là quyết định mức tồn quỹ tiền mặt, cụ thể là đi tìmbài toán tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phíđạt tối thiểu mà vẫn đủ để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp

Việc xác định lượng tiền mặt dự trữ chính xác giúp cho doanh nghiệpđáp ứng các nhu cầu về: giao dịch, dự phòng, tận dụng được những cơ hộithuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong hoạt động thanh toán chi trả.Đồng thời doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp thích hợp đầu tư nhữngkhoản tiền nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuận Quản lý tiền mặt hiệu quả góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng và hiệu quả sử dụng tàisản nói chung cho doanh nghiệp

* Quản lý dự trữ, tồn kho

Trong quá trình luân chuyển vốn ngắn hạn phục vụ cho sản xuất – kinhdoanh thì hàng hóa dự trữ, tồn kho có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động củadoanh nghiệp Hơn nữa, hàng hoá dự trữ, tồn kho giúp cho doanh nghiệp

Trang 14

quá nhiều sẽ làm tăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quản và gây ứ đọng vốn Vìvậy, căn cứ vào kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, khả năngsẵn sàng cung ứng của nhà cung cấp cùng với những dự đoán biến động củathị trường, doanh nghiệp cần xác định một mức tồn kho hợp lý trong từng thờiđiểm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cho doanh nghiệp,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

* Quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu hay còn gọi là tín dụngthương mại là một hoạt động không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp Do

đó, trong các doanh nghiệp hình thành khoản phải thu

Nội dung chủ yếu của chính sách quản lý các khoản phải thu bao gồm:Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, phân tích đánh giá khoản tíndụng được đề nghị, theo dõi các khoản phải thu

* Quản lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động đầu tư tài chính dài hạnchính là tổng mức lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận là phần chênh lệch giữatổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp.Ngoài việc so sánh theo hướng xác định mức biến động tuyệt đối và mức biếnđộng tương đối chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tàichính dài hạn, còn phân tích sự biến động tổng mức lợi nhuận do ảnh hưởngcủa 3 nhân tố:

- Tổng doanh thu hoạt động đầu tư tài chính dài hạn

- Mức chí phí để tạo ra một đồng doanh thu từ hoạt động đầu tư tàichính dài hạn

Trang 15

- Mức lợi nhuận được tạo từ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tàichính dài hạn.

Từ mối quan hệ trên, có thể xây dựng phương trình kinh tế sau:

Tổng mức lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính dài hạn = Tổng doanh thuhoạt động đầu tư tài chính dài hạn*Mức chi phí cho một đồng doanh thu từhoạt động đầu tư tài chính dài hạn*Mức lợi nhuận được tạo ra từ một đồngchi phí hoạt động đầu tư tài chính dài hạn

Vận dụng phương pháp loại trừ có thể phân tích sự ảnh hưởng lần lượttừng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tàichính dài hạn của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đánh giá, phântích và xem xét trong số các hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động nào manglại lợi ích kinh tế cao nhất, nhằm lựa chọn hướng đầu tư, loại hình đầu tư, quy

mô đầu tư, danh mục đầu tư hợp lý nhất và đạt kết quả cao nhất trong kinhdoanh của doanh nghiệp

* Quản lý tài sản cố định

Để đạt được các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định, doanhnghiệp phải xác định quy mô và chủng loại tài sản cần thiết cho quá trình sảnxuất – kinh doanh Đây là vấn đề thuộc đầu tư xây dựng cơ bản, đòi hỏi doanhnghiệp phải cân nhắc kỹ càng các quyết định về đầu tư dựa trên cơ sở cácnguyên tắc và quy trình phân tích dự án đầu tư

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho thấy khấu hao cótác động lớn đến các chỉ tiêu Do đó, doanh nghiệp cần xác định phương pháptính khấu hao tài sản cố định cho thích hợp

Trang 16

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh, do chịunhiều tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định bị giảmdần về giá trị, hay còn gọi là hao mòn Có hai loại hao mòn TSCĐ là hao mònhữu hình và hao mòn vô hình.

- Hao mòn hữu hình là loại hao mòn do quá trình sử dụng và do tácđộng của môi trường, hình thái vật chất của TSCĐ bị mài mòn, biến dạng,gãy, vỡ, hỏng…

- Hao mòn vô hình là loại hao mòn do tiến bộ của khoa học công nghệ,một loại máy móc, thiết bị mới ra đời ưu việt hơn làm TSCĐ bị giảm giá hoặclỗi thời

- Quy định của Nhà nước trong việc tính khấu hao: Nhà nước có quyđịnh quản lý trong việc trích khấu hao TSCĐ như phương pháp tính khấu hao,thời gian sử dụng định mức của TSCĐ, tác động trực tiếp đến mức trích khấuhao hàng kỳ của doanh nghiệp

Việc lựa chọn được phượng pháp tính khấu hao TSCĐ thích hợp làbiện pháp quan trọng để bảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quantrọng để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư vào tài sản cố định từ các nguồntài trợ dài hạn Thông thường có các phương pháp khấu hao chủ yếu sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng:

Phương pháp này có ưu điểm là cách tính đơn giản, dễ hiểu Mức khấuhao được tính vào giá thành sản phẩm ổn định, tạo điều kiện ổn định giá thànhsản phẩm Nhưng phương pháp này không phản ánh chính xác mức độ haomòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụngTSCĐ khác nhau

Trang 17

Μ kh=

NG

Τ Trong đó:

Mkh: Số khấu hao hàng năm

NG: Nguyên giá của TSCĐ

T: Thời gian sử dụng định mức của TSCĐ

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Thực chất của phương pháp này là đẩy nhanh mức khấu hao TSCĐtrong những năm đầu sử dụng và giảm dần mức khấu hao theo thời hạn sửdụng Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh chính xác hơn mức độ haomòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắmTSCĐ trong những năm đầu sử dụng, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vôhình Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có TSCĐ chịu ảnh hưởngnhiều của hao mòn vô hình như thiết bị tin hoc, thiết bị điện tử…

Mn = Tk * (NG – Mn-1)Trong đó:

Mn-1 :Số khấu hao năm n-1 Tk : Tỷ lệ khấu hao năm

1.3.1.5 Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thànhlập và tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh Vốn là nguồn hìnhthành nên tài sản Vì vậy, khả năng huy động vốn cũng như vấn đề cơ cấu vốn

sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Trang 18

Nếu doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn sẽ là cơ hội để mởrộng quy mô sản xuất – kinh doanh, đa dạng hoá các hoạt động đầu tư làmtăng doanh thu cho doanh nghiệp và từ đó làm tăng hiệu suất sử dụng tổng tàisản Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp duy trì được cơ cấu vốn hợp lý thì chi phívốn sẽ giảm, góp phần làm giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận và do đó

hệ số sinh lợi tổng tài sản sẽ tăng

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Môi trường kinh tế

Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó cácdoanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh như: chu kỳ pháttriển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạmphát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính – tín dụng của Nhà nước

Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăngtrưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng pháttriển các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp

Hệ thống tài chính - tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tàikhoá của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất – kinhdoanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác độngcủa thị trường quốc tế Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sựbất ổn của nền kinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào vàđầu ra của doanh nghiệp

Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác độngmạnh đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh

Trang 19

nghiệp những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn Do đó, doanh nghiệpphải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biệnpháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêucực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế.

1.3.2.2 Chính trị - pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quantrọng Sự can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất –kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung như:duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị; định hướng phát triển kinh tế, kích thíchphát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật; phát triển cơ sở hạ tầng kinh

tế - xã hội

1.3.2.3 Khoa học – công nghệ

Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năngsuất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từngdoanh nghiệp nói riêng Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiệncho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khảnăng cạnh tranh Tuy nhiên, tiến bộ khoa học – công nghệ cũng có thể làmcho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn

Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc – công nghệ

là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để cóthể đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất – kinh doanh củamình

1.3.2.4 Thị trường

Trang 20

Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào, thị trường đầu ra

và thị trường tài chính

Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng lên sẽlàm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán gây khókhăn cho việc tiêu thụ sản phẩm Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệtương ứng với tỷ lệ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự sụtgiảm về số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm củadoanh nghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầuthị trường thì sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thị trường tài chính là kênh phân phối vốn từ nơi thừa vốn đến nơi cónhu cầu Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền và thị trường vốn

1.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh

Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanhnghiệp Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộngành sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình – kinh doanh của doanhnghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩmthay thế…Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh củangành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN

TẠI CÔNG TY TNHH TOÀN THẮNG

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TOÀN THẮNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Nằm trong chiến lược kinh doanh là xây dựng cơ sở vật chất trên cơ sởphát huy nội lực trong nước, huy động các nguồn vốn trong xã hội để đầu tư

và phát triển, năm 2003, thực hiện chính sách đầu tư của tỉnh uỷ, UBND tỉnhSơn La Công ty TNHH Toàn Thắng đã được thành lập theo Giấy phépĐKKD số 24.02.000050/GPKD do Phòng đăng ký kinh doanh và đổi mớidoanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cấp ngày 24 tháng 12 năm2003

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty bao gồm: Dịch vụ cho thuê vănphòng và khu siêu thị; Vận tải đường bộ; Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá;Xây dựng công trình công nghiệp dân dụng, Giao thông, thuỷ lợi; Khai tháckhoáng sản

2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty

Ngoài trụ sở chính tại Huyện Bắc Yên - Sơn La, Công ty TNHH ToànThắng có năm chi nhánh tại các huyện Cụ thể là:

- Chi nhánh Công ty TNHH Toàn Thắng tại Huyện Sông Mã, thành lập

và hoạt động tháng 5/2004

Trang 22

- Chi nhánh Công ty TNHH Toàn Thắng tại huyện Mai Sơn, thành lập

Trang 23

BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC

CHI NHÁNH 3

CHI NHÁNH 4

CHI NHÁNH 5

PHÒNG KINH DOANH

KẾ TOÁN

PHÒNG HÀNH CHÍNH - NHÂN SỰ

K.TH-V.TƯ

BẢO HIỂM ĐĂNG KIỂM

KỸ THUẬT CÔNG

KẾ TOÁN

QUỸ

CÔNG NỢ

TỔ CHỨC NHÂN SỰ

ĐỘI XE VP

TIỀN LƯƠNG BHXH HÀNH CHÍNH

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

CHI NHÁNH 2

CHI NHÁNH 1

Trang 24

-2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

Kinh doanh quản lý văn phòng cho thuê

Công ty có 01 toà nhà tại địa chỉ số 02 đường Lò Văn Giá, là một trong

số các toà nhà lớn tại Sơn La Với diện tích đất sử dụng là 685 m2, có thể đápứng được phần lớn các yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp Ngoài ra, toà nhàhiện đang được đánh giá cao về địa điểm với các trang thiết bị được lắp đặthiện đại và phù hợp

Các dự án đã và đang triển khai:

Đường công vụ Nhà máy thuỷ điện Nậm Chiến; Đường quốc lộ 6 điĐiện Biên; Trường tiểu học Bó Buôn; Công trình nhà làm việc Ngân hàng Đầu tư

và phát triển Sơn La; đường liên xã thuộc huyện Mai Sơn; Công trình thuỷ lợiThuận Châu

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH TOÀN THẮNG

2.2.1 Thực trạng tài sản của công ty

Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty, trướchết ta tìm hiểu thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua Trong quátrình kinh doanh, công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tàisản và được thể hiện bằng số liệu sau:

Trang 25

Bảng 2.1 – Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Toàn Thắng

( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006-2008 của Công ty TNHH Toàn Thắng)

Qua bảng 2.1, cho thấy tổng tài sản có sự thay đổi qua ba năm Năm

2006, tổng tài sản ở mức 2,07 tỷ đồng Sang năm 2007, tổng tài sản giảm đi6,4% tương ứng 0,13 tỷ Tuy nhiên, năm 2008, tổng tài sản đã tăng lên đáng

kể, gần 0.77 tỷ đồng tương ứng 39,52% so với năm 2007 thể hiện quy môhoạt động kinh doanh được mở rộng Năm 2006, tỷ trọng tài sản dài hạn gầngấp đôi tỷ trọng tài sản ngắn hạn nhưng sang năm 2007, cùng với sự sụt giảmquy mô tài sản, tài sản ngắn hạn tăng lên trong khi tài sản dài hạn giảm đi làmcho tỷ trọng hai loại tài sản này ngang bằng nhau Năm 2008, khi quy mô tàisản được mở rộng, tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản(66,63%) Điều này cho thấy, sự mở rộng quy mô tài sản chủ yếu tập trung

Trang 26

Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng và có sự biến đổi nhanhtrong tổng tài sản của doanh nghiệp Quy mô và cơ cấu trong tài sản ngắn hạnphụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ có tác động lớn đến kết quả kinh doanhnói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp.

Đối với Công ty TNHH Toàn Thắng, trong những năm qua, quy mô và

cơ cấu của tài sản ngắn hạn đã có sự thay đổi, nó phụ thuộc vào chiến lượcphát triển của công ty và sự tác động của môi trường kinh doanh

Trang 27

Bảng 2.2 – Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Toàn Thắng

Trang 28

( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006-2008 của Công ty TNHH Toàn Thắng)

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty trong ba năm, các khoảnphải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%), tiếp đó là tiền

và các khoản tương đương tiền Hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác chỉchiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn Tuy nhiên, tỷ trọng củatừng loại có sự thay đổi qua các năm

Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm nhẹ qua banăm Năm 2006, tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền là hơn3,1 tỷ đồng nhưng sang năm 2007 đã giảm xuống còn 2,5 tỷ và 3,0 tỷ vàonăm 2008 Nguyên nhân là do vào năm 2007, có sự giảm đi đáng kể củalượng tiền gửi ngân hàng từ hơn 3,0 tỷ đồng xuống gần 1,5 tỷ Mặc dùtiền mặt tuy có tăng thêm khoảng 0,05 tỷ đồng so với năm trước, cáckhoản tương đương tiền tăng gần 0,9 tỷ nhưng sự giảm đi nhiều của tiềngửi ngân hàng đã làm tổng khối lượng tiền và các khoản tương đương tiềnnăm 2007 giảm đi 19,67% còn 2,5 tỷ đồng Tuy nhiên, sang năm 2008,con số này đã tăng đến 3,0 tỷ do lượng tiền gửi ngân hàng tăng lên khánhiều trong khi lượng tiền mặt vẫn duy trì như trước, các khoản tươngđương tiền giảm gần 0,4 tỷ đồng

Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng Năm 2006, cáckhoản phải thu ở mức hơn 3,8 tỷ đồng nhưng sang năm 2007 đã tăng lêngần 5,3 tỷ và hơn 4,5 tỷ vào năm 2008 Nguyên nhân là do khách hàng nợcông ty nhiều hơn và công ty trả trước cho người bán cũng tăng lên

Năm 2007, tốc độ tăng khoản phải thu khách hàng là 57,92% trongkhi tốc độ tăng khoản dự phòng phải thu khó đòi là 1135,66% Năm 2008,

Trang 29

mặc dù khoản phải thu khách hàng giảm 8,86% nhưng dự phòng phải thukhó đòi lại tăng 50,99%.

Hàng tồn kho tăng lên qua các năm, đặc biệt là năm 2007 Tốc độtăng hàng tồn kho năm 2007 là 124,48% Điều này được giải thích là dochi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên đáng kể Năm 2006 chi phísản xuất kinh doanh dở dang là gần 0,7 tỷ đồng và ở năm 2007 đã lên tớihơn 1,5 tỷ Ngoài ra, tốc độ tăng dự trữ nguyên vật liệu cũng khá cao,82,8% năm 2007 và 95,06 % năm 2007

Tài sản ngắn hạn khác năm 2006 bằng 0, đã tăng lên gần 0,3 tỷđồng ở năm 2007 và hơn 0,2 tỷ vào năm 2008

2.2.1.2 Thực trạng tài sản dài hạn của Công ty

Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn,doanh nghiệp còn tập trung đầu tư TSDH bởi TSDH luôn chiếm vị trí hếtsức quan trọng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh Nó thể hiện quy

mô năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ trọng của TSDH trong tổng số tài sản của doanh nghiệp phụthuộc vào tỷ trọng của các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bấtđộng sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạnkhác

Ngày đăng: 29/01/2024, 11:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w