1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài phân tích nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị tại ủy ban nhân dân xã nghĩa tâm

39 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nội Dung Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Tài Sản, Thiết Bị Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã Nghĩa Tâm
Người hướng dẫn Cô Giáo Bộ Môn Quản Trị Thiết Bị
Trường học Trường
Chuyên ngành Quản Trị
Thể loại Bài Tập Lớn
Thành phố Nghĩa Tâm
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 462,5 KB

Nội dung

đề tài Phân tích nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị tại Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm Việt Nam đang trên đường phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên việc quản lý tài sản là nhu cầu thiết yếu và cần thiết cho tất cả mọi người. Để có được sự hài lòng thì phần mềm quản lý tài sản phải thuận tiện cũng như giúp cho công việc quản lý đạt kết quả tốt hơn, giải quyết và khắc phục tối đa những hạn chế mà nếu thao tác bằng tay chúng ta thường mắc phải. Việc áp dụng CNTT sẽ giúp quản lý cơ sở vật chất, thống kê tài sản, báo cáo chi tiết tài sản một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Đối với đề tài nghiên cứu “Phân tích nội dung ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý tài sản, thiết bị tại Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm” là một đề tài hay,mang tính thực tế từ những công việc cụ thể, phản ánh tình hình sử dụng cũng nhưquản lý tài sản trong cơ quan, tổ chức nhà nước

Thông qua đề tài này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn bộ tập thể giáoviên trong nhà trường, thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Quản trị - Văn phòng vàthầy cô trong Khoa đã truyền đạt mọi kiến thức giúp đỡ em trong quá trình học tập.Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo bộ môn Quản trị thiết bị đã cố vấn họctập, hướng dẫn và giúp em hoàn thành bài tập lớn này

Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, cácanh, chị đang làm việc UBND xã Nghĩa Tâm đã tạo điều kiện để em hoàn thành bàitập lớn này

Trong quá trình thực hiện đề tài, em cũng đã cố gắng hết sức song do thờigian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót Vì thếrất mong được đóng góp ý kiến của thầy cô để bản thân được hoàn thiện hơn

Xin trân thành cảm ơn!

1

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề tài “Phân tích nội dung ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lý tài sản, thiết bị tại Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm” đây là đề tài tập

lớn của riêng của cá nhân Tôi, tất cả các kết quả nghiên cứu được nêu trong đề tài làhoàn toàn trung thực Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã được cảm ơn

và các trích dẫn trong báo cáo đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép côngbố

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi thông tin được sử dụng trongbài tập lớn này./

Người thực hiện đề tài

2

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra cho nước ta rất nhiều cơ hộinhưng cũng đồng nghĩa với việc có không ít thách thức Với xu thế phát triển như vũbão hiện nay, công nghệ thông tin đã đem lại những lợi ích không thể phủ nhận vớimọi mặt đời sống xã hội Sự ưu việt của chiếc máy tính đã giúp con người khắc phụcnhững hạn chế, tăng năng suất và hiệu quả công việc Nó đã trở thành cánh tay đắclực không thể thiếu của con người Tính năng vượt trội đã giúp chiếc máy tính dầndần thay thế cách làm thủ công mà hướng tới cách làm theo hướng chuyên môn,chuyên nghiệp và công nghệ hơn Mọi hoạt động kinh tế xã hội đều cần đến sự trợgiúp của công nghệ thông tin và quản lý tài sản lại cần cần thiết hơn

Mọi hoạt động kinh tế xã hội đều cần đến sự trợ giúp của công nghệ thông tin

và quản lý tài sản lại cần cần thiết hơn Hiện nay, Công nghệ thông tin thúc đẩy mạnh

mẽ cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ tiên tiến với nhiều thành tựu rực rỡ.CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp quản lý tài sản, các trangthiết bị một cách hiệu quả và tiện lợi Quản lý tài sản là một nhu cầu không thể thiếutrong xã hội ngày càng phát triển hiện nay, công việc quản lý tài sản đòi hỏi cần phải

có sự chính xác, nhanh chóng và tiện lợi nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũngnhư người quản lý

Việt Nam đang trên đường phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoánên việc quản lý tài sản là nhu cầu thiết yếu và cần thiết cho tất cả mọi người Để cóđược sự hài lòng thì phần mềm quản lý tài sản phải thuận tiện cũng như giúp cho côngviệc quản lý đạt kết quả tốt hơn, giải quyết và khắc phục tối đa những hạn chế mà nếuthao tác bằng tay chúng ta thường mắc phải Việc áp dụng CNTT sẽ giúp quản lý cơ

sở vật chất, thống kê tài sản, báo cáo chi tiết tài sản một cách nhanh chóng và chínhxác nhất

Với đề tài: “Phân tích nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tàisản, thiết bị tại Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm” Em muốn đóng góp một chút ít côngsức của mình vào việc phân tích, nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý tài sản và tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng quản lý tàisản, thiết bị tại UBND xã Nghĩa Tâm nói riêng và trong cơ quan hành chính nhà nướccấp xã nói chung để hoàn thiện hơn nữa về công tác quản lý tài sản công

Trang 5

Xuất phát từ lý do trên việc chọn đề tài nghiên cứu về “Phân tích nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị tại Ủy ban nhân dân

xã Nghĩa Tâm” là cần thiết và có ý nghĩa.

2 Lịch sử nghiên cứu

Nhìn chung, nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản,thiết bị đang ngày càng được chú ý trong thời gian gần đây và không còn là đề tàimới Tuy nhiên, với tính chất quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý tài sản, thiết bị Đồng thời với thực tiễn sinh động đời sống xã hội đang diễn

ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị luôn là đề tài mới thuhút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả

Liên quan đến đề tài mà bản thân Em nghiên cứu, Em đã thống kê được một số côngtrình đã được công bố như sau:

- Ứng dụng công nghệ thông tin tạc các sở thuộc tỉnh Quảng Nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính của tác giả Trần Ngọc Liên – Luận văn thạc sĩ quản lý công

năm 2017 Bài viết đã Nghiên cứu cơ sở thuyết, thực tiễn ứng dụng công nghệ thôngtin các cơ quan hành chính nhà nước; thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các

cơ sở thuộc tỉnh Quảng Nam Từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh Quảng Nam

- Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện Việt Đức của tác giả Nguyễn Phúc Hải – Luận văn thạc sĩ

chuyên ngành quản lý kinh tế - năm Bài viết đã nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực tiễn

về quản lý trang thiết bị thông qua ứng dụng CNTT; Phân tích thực trạng công tácquản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2014-2016 và đề xuất giảipháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện Việt Đức

Ngoài ra còn một số nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lýtài sản, thiết bị được đăng trên các tạp chí chuyên ngành

Tuy nhiên, từ trước tới nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về ứng dụng côngnghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị tại Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm Vìvậy, đề tài mà Em chọn làm Đề tài nghiên cứu không bị trùng lặp với bất cứ côngtrình nào đã nghiên cứu trước đó Những công trình nghiên cứu được đề cập như trên

sẽ là nguồn tư liệu quý để Em tham khảo trong quá trình thực hiện Đề tài nghiên cứucủa mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 6

lý tài sản, thiết bị tại Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; xác lập lý luận vềvấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị tại Ủy ban nhândân xã Nghĩa Tâm

Phân tích và nghiên cứu công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lýtài sản, thiết bị tại địa phương

Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vấn đề nghiên cứu về ứng dụngcông nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Phân tích và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng côngnghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị là một mảng đề tài bao hàm nội dungrộng lớn Do vậy, trong quỹ thời gian nghiên cứu là phân tích ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý tài sản, thiết bị tại Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm và đưa giamột số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý tài sản, thiết bị tại địa phương này

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

tài sản, thiết bị diễn ra tại UBND xã Nghĩa Tâm

Khách thể: Cán bộ, công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm Thời gian: Hoạt động thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý tài sản, thiết bị được trình bày trong đề tài ngày trong phạm vi từ năm 2022đến năm 2024

5 Giả thuyết nghiên cứu

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị tại Ủy bannhân dân xã Nghĩa Tâm đã được thực hiện đúng quy trình theo các quy định hiệnhành của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của cấp trên

Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị tại Ủyban nhân dân xã Nghĩa Tâm vẫn còn tồn tại một số hạn chế là chưa chú ý đến việc

Trang 7

nhượng bán, thanh lý các TSCĐ đã quá cũ nát và lạc hậu để thu hồi phần giá trị tàisản còn ứ đọng.

Xác định nguyên nhân tồn tại những hạn chế trong khi thực hiện ứng dụng côngnghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị tại Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm để từ

đó xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này tại cơ quan

Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện ứngdụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị tại UBND xã Nghĩa Tâm

6 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụthể như sau:

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đọc và nghiên cứu các tài liệu về sách, giáo trình, báo tạp chí, các đề tài nghiêncứu khoa học có liên quan tới văn hóa công sở để làm cơ sở lý luận trong đề tàinghiên cứu này

6.2 Phương pháp quan sát thực tế

Quan sát công chức xã trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý tài sản, thiết bị tại Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm và nghiên cứu hồ sơ cóliên quan để phân tích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết

bị tại Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm năm 2022-2024

6.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Phỏng vấn, thu thập thông tin trực tiếp từ lãnh đạo UBND xã, công chức thựchiện công tác quản lý tài sản như: Kế toán – ngân sách xã, kế toán một số doanhnghiệp đóng trên địa bàn…

6.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Hệ thống hóa những số liệu, tài liệu, thông tin đã thu thập được để phân tích vàđánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài sản tại Ủy bannhân dân xã Nghĩa Tâm Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu Em cũng sử dụngphương pháp trao đổi, xin ý kiến với các cá nhân, bộ phận công tác khác tại Ủy bannhân dân xã Nghĩa Tâm

7 Đóng góp của đề tài

7.1 Về mặt thực lí luận

Qua nghiên cứu của Em đã cung cấp những cơ sở lý luận về quản lý tài sản,

thiết bị một cách khái quát và tương đối đầy đủ từ đó là nền tảng lý thuyết cho bản thân áp dụng vào thực tế nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý tài sản, thiết bị tại

Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm

Trang 8

lý tài sản, thiết bị tại UBND xã Nghĩa Tâm Kết quả nghiên cứu này có thể trở thành

tư liệu tham khảo cho các công trình khoa học, có thể sử dụng phục vụ các hoạt độngquản lý tại UBND xã Nghĩa Tâm hoặc làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan đơn vịcần thiết

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập lớnchia làm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lýtài sản, thiết bị và tổng quan về UBND xã Nghĩa Tâm

Chương 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản tại Ủy ban nhândân xã Nghĩa Tâm

Chương 3: Liên hệ thực tiễn và đề xuất một số giải pháp vận dụng hiệu quả ứngdụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý tài sản, thiết bị tại tại Ủy ban nhândân xã Nghĩa Tâm

Trang 9

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TÀI SẢN, THIẾT BỊ VÀ TỔNG QUAN VỀ

UBND XÃ NGHĨA TÂM 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Công nghệ thông tin

1.1.1.1 Khái niệm

Công nghệ thông tin (tiếng Anh: information technology - IT), viết tắt CNTT,

là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi,lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin

Ở Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trongNghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 4 tháng 8 năm 1993: "Công nghệ thông tin làtập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại -chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng cóhiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnhvực hoạt động của con người và xã hội."

Thuật ngữ "công nghệ thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viếtxuất bản tại tạp chí Harvard Business Review Hai tác giả của bài viết, Leavitt vàWhisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng Chúng ta sẽ gọi làcông nghệ thông tin (information technology - IT)."

Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý,lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tửdựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông Một vài lĩnh vực hiện đại và nổibật của công nghệ thông tin như: Các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin học,điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vựckhác Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính

Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khácnhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lậptrình nhưng lại không giới hạn một số thứ như các quy trình và cấu trúc dữ liệu Tómlại, bất cứ thứ gì mà biểu diễn dữ liệu, thông tin hay tri thức trong các định dạng nhìnthấy được, thông qua bất kỳ cơ chế phân phối đa phương tiện nào thì đều được xem là

Trang 10

phần con của lĩnh vực công nghệ thông tin Công nghệ thông tin cung cấp cho cácdoanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là:quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công

cụ sản xuất

1.1.1.2 Vai trò của công nghệ thông tin

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, vai trò của ứng dụng công nghệ thông tinngày càng lớn, đặc biệt là trong đời sống xã hội

Thứ nhất, giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn: Công nghệ thông tin

phát triển góp phần giúp cho các hoạt động giáo dục đạt được hiệu quả cao hơn Cáccông nghệ tiên tiến được ứng dụng triệt để đáp ứng cho công việc giảng dạy và côngtác của giáo viên trở nên tiện lợi hơn Sự phổ biến thông tin, kiến thức trở nên nhanhchóng, tiếp cận được phụ huynh học sinh một cách toàn diện

Bên cạnh đó, công nghệ thông tin còn mở ra một kho tàng kiến thức nhân loạikhổng lồ, giúp cả giáo viên và học sinh dễ dàng tìm kiếm các thông tin phục vụ nhucầu học tập và giảng dạy Việc tiếp cận với các thành tựu xã hội trở nên đơn giản hơnbao giờ hết Cũng từ đó, học sinh làm chủ được kiến thức, giáo viên giảng dạy manglại hiệu quả cao hơn trước rất nhiều Công tác giáo dục cũng trở nên phong phú, đadạng hơn bao giờ hết

Thứ hai, hoạt động kinh doanh được thực hiện có hiệu quả: Nhờ có công nghệ

thông tin mà việc giao dịch, kết nối và kiểm soát hàng hoá giữa người mua và ngườibán trở nên thuận lợi hơn rất nhiều Ví dụ như việc thanh toán cũng có thể thực hiệnbằng giao dịch điện tử thay vì bằng tiền mặt như trước đây Ứng dụng CNTT vào kinhdoanh đã, đang và sẽ trở thành một xu hướng giữa thời đại kinh tế phát triển

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành: Tại các trường

ĐH trên toàn quốc, CNTT được ứng dụng vào việc quản lý, tương tác, hỗ trợ sinhviên Góp phần đem lại hiệu quả và chất lượng trong công tác quản lý đào tạo Đâyđược xem là công cụ giúp các nhà trường xử lý nhanh chóng, góp phần hiện đại hoáquá trình giáo dục và đào tạo

Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào công nghệ: Ngày nay, hầu như mọi

lĩnh vực công nghệ đều phải ứng dụng CNTT Đây được coi là công cụ đắc lực giúpcác nhà dự đoán khí tượng dự đoán được thời tiết bằng phương pháp kết hợp từ nhiềunguồn Nhờ các phần mềm công nghệ thông tin mà các kỹ sư có thể nghiên cứu đượcnhững thiết kế, các cấu trúc phức tạp

Trang 11

Thứ năm, giúp hoạt động trong lĩnh vực y học được cản thiện và thực hiện nhanh chóng: CNTT đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực y khoa Nhờ có

CNTT mà một chiếc máy có thể cung cấp hàng loạt hình ảnh các cơ quan trong cơthể Hầu hết các thiết bị trong ngành y học được lập trình bằng CNTT nhằm theo dõiphản ứng những thay đổi về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, cung cấp thông tincho việc điều trị hiệu quả và kịp thời

1.1.2 Quản lý tài sản, thiết bị

Tài sản là các nguồn lực do cơ quan, tổ chức, donah nghiệp kiểm soát, nắm giữ

và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó Những tàisản này được biểu hiện cả dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị,vật tư, hàng hóa, tiền và cả không thể hiện dưới hình thái vật chất như bằng sáng chế,bản quyền

Một tài sản vật chất có thể là một thiết bị đơn giản hoặc nó có thể là một cấutrúc phức tạp khổng lồ, được cấu tạo với rất nhiều cảm biến, hệ thống cơ, điện Cáctài sản và cảm biến này yêu cầu nhiều loại bảo trì khác nhau như điện, thủy lực và cơkhí, để đảm bảo rằng chúng đang được vận hành trong khuôn khổ quy định thích hợp

Quản lý tài sản là quá trình đánh giá, vận hành, nâng cấp, duy trì, thay thế vàloại bỏ tài sản một cách có hệ thống nhằm mang lại giá trị sử dụng hiệu quả nhất đốivới loại tài sản đó Quá trình theo dõi mọi thiết bị vật lý, nhỏ hay lớn của một tổ chức

Nó cung cấp thông tin chi tiết, như ai đang sử dụng thiết bị (người dùng), vị trí củathiết bị, tình trạng của thiết bị, hiệu suất của thiết bị Nếu một thiết bị được kết nối vớimột số cảm biến, thì dữ liệu cảm biến cũng cần được theo dõi Nội dung có thể làphương tiện, thiết bị CNTT, thiết bị điện tử hoặc bất kỳ thiết bị nào khác được sửdụng trong một tổ chức

1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị

1.2.1 Vai trò của quản trị thiết bị, tài sản trong các cơ quan, doanh nghiệp

Trong các cơ quan, doanh nghiệp đều được trang bị rất nhiều tài sản và thiết bịmáy móc, chủng loại rất đa dạng và phong phú, những trang thiết bị này phải đượcquản lí chặt chẽ và phải được tính khấu hao tài sản hàng năm Mỗi cơ quan có cách tổchức, phương thức quản lí khác nhau nhưng thông thường việc quản lí tài sản, thiết bịnằm trong văn phòng hoặc phòng Hành chính đảm nhận

Trong quá trình vận hành các thiết bị trong cơ quan, các thiết bị có thể bị hỏng

do một số nguyên nhân sau:

Trang 12

- Do người sử dụng không đúng thao tác.

- Do môi trưởng khí hậu ẩm ướt, nóng bức gây nên

- Do chập, cháy

- Do dùng quá lâu trong 1 thời gian dài, hoặc đã hết hạn sử dụng (Khấu hao)Chính vì vậy công tác quản trị thiết bị cần phải có kế hoạch bảo dưỡng, sửachữa các thiết bị nhằm nâng cao tuổi thọ, thời gian vận hành của thiết bị Vì vậy Vaitrò của Quản trị thiết bị là:

+ Đảm bảo thiết bị luôn vận hành tốt đáp ứng được yêu cầu làm việc của mọingười trong cơ quan

+ Mua sắm trang thiết bị phù hợp với công việc để nâng cao năng suất lao độngcủa lãnh đạo và nhân viên trong cơ quan

+ Quản lí, bảo vệ các thiết bị tài sản hiện có

+ Thanh lí các tài sản đã hư hỏng hết giá trị sử dụng theo đúng qui đinh

1.2.2 Yêu cầu của công tác quản trị thiết bị

Để đảm bảo cho các thiết bị hoạt động tốt đáp ứng được các yêu cầu khác nhaucủa lãnh đạo trong mọi tình huống, công tác quản trị thiết bị là công việc phải thườngxuyên duy trì và kiểm tra, những yêu cầu đó là:

+ Phải duy trì chế độ kiểm tra thường xuyên hàng ngày, nhằm phát hiện ra cáchiện tượng, các sự cố hỏng hóc có thể xảy ra

+ Phải ghi chép tỉ mỉ, chi tiết vào sổ hoặc cập nhật vào phần mềm, bảng tínhExcel để so sánh khi cần thiết

+ Phải xây dựng kế hoạch kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu củalãnh đạo hoặc khi có biến cố xảy ra

+ Khi tiến hành kiểm tra cần có các thành viên đại diện của các đơn vị như: Đạidiện phòng QTTB; đại diện phòng KHTC; đại diện phòng có tài sản, thiết bị; đại diệncông đoàn cơ sở

1.2.3 Phân loại tài sản, thiết bị trong cơ quan

Trang 13

Tài sản được chia làm 2 loại đó là: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

- Có nguyên giá từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên.

2 Tài sản cố định vô hình:

Tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể mà cơ quan đơn vị phải đầu tư chi phí cho việc tạo lập như: Giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy vi tính, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả , thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Quy định tiêu chuẩn nhận biết đối với tài sản đặc thù:

- Những tài sản có nguyên giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng và có thờigian sử dụng trên một năm, được quy định là tài sản cố định hữu hình

- Tài sản không thể đánh giá được giá trị thực của tài sản (được gọi là tài sảnđặc biệt), nhưng yêu cầu đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật (hiện vật trưngbày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử, ), được quy định là tài sản cố định hữuhình

- Tài sản có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên nhưng dễ hỏng, dễ vỡ (các đồdùng bằng thuỷ tinh, bằng sành sứ ) thì không quy định là tài sản cố định, trừ cáctrang thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học

1.2.3.2 Tiêu chí phân loại

TSCĐ có nhiều loại và có đặc điểm yêu cầu quản lý khác nhau để thuận tiệncho công tác hạch toán cần phải sắp xếp phân loại theo từng nhóm, hoặc nguồn hìnhthành sẽ có 3 loại chủ yếu:

* TSCĐ hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thời gian sử dụng

trên một năm hoặc bằng một năm như: máy móc, thiết bị, vật kiến trúc, phương tiện

Trang 14

vận tải, thiết bị truyền dẫn… Do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sảnxuất kinh doanh Tài sản hữu hình phải thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn sau:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó+ Nguyên giá phải được xác định 1 cách đáng tin cậy

+ Có thời gian sử dụng trên 1 năm

+ Có giá trị từ 10 triệu trở lên

* TSCĐ vô hình: Tài sản này không có hình thái vật chất, có thời gian sử dụng

trên một năm như phần mềm quản lý, bằng sáng chế, quyền sử dụng đất, quyền pháthành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá…Tài sàn vô hình cũng phải thoảmãn 4 điều kiện như tài sản hữu hình

* TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty tài

chính nếu hợp đồng thuê thoả mãn đầy đủ những điều kiện sau:

- Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại TS thuêtheo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của TS thuê tại thời điểm mua lại và bêncho thuê phải chuyển quyền sở hữu TS đó

+ Thời hạn cho thuê 1 loại TS quy định ít nhất phải = 60% thời gian cần thiết

đê khấu hao TS thuê đó

+ Tổng số 1 loại TS khi thuê ít nhất phải tương đương với giá của TS đó trênthị trường vào thời điểm ký kết hợp đồng Mọi hợp đồng thuê tài chính nếu khôngthoả mãn các quy định trên thì được coi là TSCĐ thuê hoạt động

1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Xã Nghĩa Tâm được thành lập ngày 20/7/1957 hơn 60 năm phát triển vàtrưởng thành, là xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cách trung tâmhuyện khoảng 40 km về phía Tây Phía Đông giáp với xã Trung Sơn, huyện Yên Lập,tỉnh Phú Thọ; Phía Tây giáp với xã Minh An, huyện Văn Chấn; Phía Nam giáp với xãThu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ; Phía Bắc giáp với xã Bình Thuận, huyện VănChấn Trụ sở xã nằm ở khu trung tâm xã thuận lợi cho việc nhân dân giao dịch côngviệc Với tổng diện tích đất tự nhiên là 4448,68 ha, Trong đó đất nông nghiệp là:4.236,52 ha Đất phi nông nghiệp là: 211,63 ha Đất chưa sử dụng là: 0,51 ha Vớiđiều kiện thời tiết thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp với các loại cây lâm nghiệp,cây chè, cây ăn quả và trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc…

Trên địa bàn xã có 14 thôn bản Trong đó có 2 cụm dân cư và 01 thôn là: cụmdân cư Khe Nhao (Thôn Diềm) cụm dân cư Tính (thôn Tính Luất), thôn Đuông thuộc

Trang 15

khu vực khó khăn Tổng số hộ trên địa bàn xã là 2.106 hộ với 8.204, gồm 10 dân tộcanh em chung sống trong đó dân tộc Kinh có 1.518 hộ 5.119 khẩu chiến 72%, dân tộcTày có 501 hộ với 2813 khẩu chiếm 23,8%, dân tộc H’Mông có 55 hộ với 312 khẩuchiếm 2,6%, còn lại là các dân tộc khác cùng chung sống, thu nhập chủ yếu của ngườidân nơi đây là cây lúa nước, cây chè, cây ăn quả và một số dịch vụ, mô hình sản xuấtkhác Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã năm 2024 là 5,46% Hệ thống hạ tầng giao thông dầnhoàn thiện và được quan tâm đầu tư Đời sống vật chất tinh thần của người dân đượcnâng cao Xã Nghĩa Tâm hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới vào năm 2017 Hiện nay đang tiếp tục duy trì và giữ vững các tiêu trí xâydựng nông thôn mới.

1.4 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của UBND xã Nghĩa Tâm

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã Nghĩa Tâm

Căn cứ vào Luật tổ chức Chính quyền địa phương ban hành ngày 19/06/2015,

và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và luật tổ chứcchính quyền địa phương có hiệu lực ngày 01/7/2020 thì UBND xã Nghĩa Tâm cóchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Chức năng của UBND được quy định tại khoản 1 điều 8 của Luật Tổ chứcchính quyền địa phương trong đó: Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấpbầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp

và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên

Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã được quy định tại Điều 63 của Luật Tổchức chính quyền địa phương

Thứ nhất: Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quyđịnh tại các khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghịquyết của Hội đồng nhân dân xã đó là:

Xây dựng nghị quyết có những nội dung liên quan thuộc nhiệm vụ, quyền hạncủa Hội đồng nhân dân xã và trình HĐND xã quyết định Tổ chức thực hiện nghịquyết

Xây dựng, trình dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chingân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩnquyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địabàn xã trong phạm vi được phân quyền

Trang 16

Thứ hai: Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

Thứ ba: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phâncấp, ủy quyền

Ngoài ra UBND xã còn có những nhiệm vụ quyền hạn khác mà do sự phânquyền, phân cấp của các cơ quan cấp trên

1.4.2 Hệ thống văn bản của Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm

Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND

xã Nghĩa Tâm:

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

- Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổchức chính quyền địa phương có hiệu lực ngày 01/7/2020

Văn bản quy định về quy chế làm việc của UBND xã Nghĩa Tâm

Quy chế làm việc của UBND xã Nghĩa Tâm, nhiệm kì 2021-2026 (Ban hànhkèm theo Quyết định số 138/2021/QĐ–UBND của UBND xã Nghĩa Tâm ngày 29tháng 7 năm 2021 về việc ban hành quy chế làm việc của UBND xã Nghĩa Tâm,nhiệm kì 2021 – 2026)

Quy chế làm việc của UBND xã Nghĩa Tâm xác định phạm vi và đối tượngđiều chỉnh như sau:

Thực hiện nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyếtcông việc và quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm khóa XX, nhiệm

kì 2021 – 2026

Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân, công chức và cán bộ khôngchuyên trách cấp xã và các tổ chức cá nhân có quan hệ làm việc với Ủy ban nhân dânchịu sự điều chỉnh của quy chế này

Với quy chế làm việc đã nêu ở trên, nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân

xã Nghĩa Tâm là:

Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Tâm làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ,phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạocủa tập thể, mỗi việc chỉ giao cho một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính, mỗithành viên của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phâncông

Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo

Trang 17

của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, phối hợp chặt chẽ giữa Ủy bannhân dân xã với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Giải quyết công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩmquyền và phạm vi trách nhiệm, đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời và hiệu quả theođúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình kế hoạch công tác của Ủyban nhân dân xã

Cán bộ công chức xã phải sâu sát với các thôn bản, lắng nghe các ý kiến đónggóp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt độngcủa Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chínhquyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân

1.4.3 Tổ chức bộ máy của UBND xã Nghĩa Tâm

Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND xã Nghĩa Tâm:

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan

Theo Điều 36 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định vềnhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã như sau:

Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy bannhân dân xã;

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hànhHiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm

CHỦ TỊCHChịu trách nhiệm chung

PHÓ CTphụ trách KT-XD

PHÓ CTphụ trách VH-XH

pdfgđ

ĐC-XDTP-HT

Quân SựCông An

TC- KT

Trang 18

trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm phápluật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo

vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân

cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc

và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, văn hóa công sởtheo quyđịnh của pháp luật;

Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạntrong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; ápdụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chốngthiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định củapháp luật;

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền Trong quy chế làm việc của UBND xã Nghĩa Tâm, trách nhiệm và phạm vigiải quyết công việc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã được quy định như sau:

Chủ tịch UBND xã là người đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều hành mọi côngviệc của Uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhtheo quy định tại điều 115 của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, trựctiếp phụ trách lĩnh vực kinh tế đồng thời cùng UBND xã chịu trách nhiệm tập thể vàhoạt động của UBND trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

Căn cứ vào các văn bản cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Đảng ủy,Hội đồng nhân dân và tình hình thực tế của địa phương, xây dựng chương trình côngtác năm, quý, tháng của Uỷ ban nhân dân xã

Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác phân công nhiệm vụ,đôn đốc kiểm tra các thành viên Uỷ ban nhân dân, cán bộ công chức khác thuộc Uỷban nhân dân xã, thực hiện nhiệm vụ được giao

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã triệu tập chủ trì các phiên họp và các hội nghịkhác của Uỷ ban nhân dân, khi vắng mặt thì ủy quyền cho phó chủ tịch thay, bảo đảmviệc chấp hành pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết củaĐảng ủy và Hội đồng nhân dân xã

Trang 19

Quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều nội dung công việc,những vấn đề đột xuất, phức tạp trên địa bàn, những vấn đề còn ý kiến khác nhauhoặc vượt quá thẩm quyền Phó chủ tịch và thành viên UBND xã.

Kí ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân xã và thẩm quyềnChủ tịch Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã, hoạt động của Uỷ ban nhân dân vớiĐảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Uỷ ban nhân dân quận

Thường xuyên trao đổi với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân xã, phối hợp thựchiện các nhiệm vụ công tác, nghiên cứu tiếp thu về các đề xuất của Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể nhân dân đối với công tác của Uỷ ban nhân dân, tạo điều kiện cho cácđoàn thể hoạt động hiệu quả

Tiểu kết Chương 1

Trong nội dung Chương 1 em đã trình bày 2 vấn đề lớn: Một số vấn đề chung

về quản trị thiết bị và Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị; vàinét về UBND xã Nghĩa Tâm Ở vấn đề 1 em đi sâu phân tích 5 vấn nhỏ như: kháiniệm công nghệ thông tin; khái niệm quản lý tài sản, thiết bị; ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý tài sản, thiết bị; Vai trò của quản trị thiết bị, tài sản trong các

cơ quan, doanh nghiệp; Yêu cầu của công tác quản trị thiết bị; và Phân loại tài sản,thiết bị trong cơ quan Ở vấn đề 2 em đi sâu phân tích 3 ý nhỏ: lịch sử hình thành; cơcấu, tổ chức của UBND xã Nghĩa Tâm; chức năng, nhiệm vụ của UBND xã NghĩaTâm Qua những vấn đề trên nó giúp em hiểu được tầm quan trọng của ứng dụngcông nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị và đó cũng sẽ là tiền đề quan trọngtiếp nối Chương 2

Ngày đăng: 27/01/2024, 03:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w