Áp dụng cho trường hợp khách sạn Bằng Giang Cao Bằng”- : Đề tài gồm 3 chương Chương I Cơ sở phương pháp luận về DSM: Khái quát về tổng quan về hệ thống năng lượng trên thế giới và Việt N
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ỨNG ỤNG D DSM CHO LĨNH ỰC V TH ƯƠ NG
M - D ẠI ỊCH Ụ V ÁP ỤNG CHO TRƯỜNG ỢP KHÁCH S D H ẠN
Trang 2NGÀNH : KINH TẾ NĂNG LƯỢNG
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DSM CHO LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ÁP DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP KHÁCH -
SẠN BẰNG GIANG – CAO BẰNG
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
HÀ NỘI - 2006
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ ỆU, CHI ÁC CHỮVIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC ÌNH H V Ẽ ĐỒTHỊ
L N ỜI ÓI ĐẦU.
CHƯƠNG I : CƠ Ở S PHƯƠNG PHÁP LUẬN V DSM.Ề
1.1 Tổng quan về hệ thống năng lượng trên Thế giới và Việt Nam. 1.1.1 Tổng quan về hệ thống năng lượng thế giới
1.1.2 Tổng quan về hệ thống năng lượng của Việt Nam
1.2 Cơ sở lý luận chung về DSM
1.2.1 Khái niệm về DSM
1.2.2 Nội dung các chiến lược của chương trình DSM
1.3 Tình hình triển khai chương trình DSM tại một số nước trên thế giới
1.31 Sự cần thiết triển khai chương trình DSM
1.3.2 Các chương trình DSM đã được triển khai ở một số nước trên thế giới
1.3.3 Đánh giá các kết quả đạt được từ việc thực hiện chương trình DSM của một số quốc gia trên thế giới
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH DSM CỦA VIỆT NAM - ỨNG D ỤNGDSM VÀO PHÂN TÍCH QUẢN LÝ NHU CẦU S D Ử ỤNG I Đ ỆN ẠI KH T ÁCH SẠN BẰNG GIANG 2.1 Phân tích việc triển khai thực hiện DSM tại Việt Nam
2.1.1 Sự cần thiết phải đầu tư cho các chương trình DSM
TRANG
1
4
5
6
7
11
11
14
21
21
24
36
36
38
42
45
45
Trang 42.1.2 Tình hình thực hiện chương trình DSM
2.2 Tổng quan về thành phần thương mại dịch vụ việt nam
2.2.1 Đánh giá kết quả phát triển thương mại (2001 2005– )
2.2.2 Tình hình cung cấp và tiêu thụ điện của thành phần thương mại dịch vụ
2.3 Ứng dụng DSM vào phân tích quản lý nhu cầu sử dụng điện tại khách sạn Bằng Giang
2.3.1 giới thiệu về khách sạn ằng B Giang
2.3.2 Hiện trạng cung cấp và tiêu thụ điện tại KS Bằng Giang
2.3.3 Phân tích , đánh giá về tình hình cung cấp và sử dụng điện của khách sạn Bằng Giang
CHƯƠNG III : KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁCGIẢI PHÁP DẨY MẠNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNHDSM 3.1 Cơ sở đề xuất việc đẩy mạnh thực hiện chương trình DSM
3.1.1 Áp lực từ nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt và sự gia tăng ô nhiễm môi trường do sử dụng năng lượng.
3.1.2 Định hướng phát triển của ngành thương mại dịch vụ giai đoạn đến 2020.
3.1.3 Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện của ngành thương mại dịch vụ đến năm 2020.
3.2 Đề xuất một số biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm cho Khách sạn Bằng Giang.
3.2.1 Các cơ hội tiết kiệm phần điện chiếu sáng.
3.2.2 Tăng nhiệt độ đặt của hệ thống điều hoà không khí.
3.2.3 Giảm nhiệt độ đặt của hệ thống nước nóng.
3.2.4 Chuyển chế độ làm việc của nhà giặt sang giờ thấp điểm đêm
3.2.5 Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các giải pháp tiết kiệm.
49
69
69
69
70
70
73
78
80
80
81
82
85
86
94
99
101
102
Trang 53.3 Các giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình DSM trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ.
3.3.1.Các biện pháp tổ chức.
3.3.2 Các biện pháp pháp lý.
3.3.3 Các biện pháp kỹ thuật.
3.3.4 Các biện pháp kinh tế – tài chính
3.3.5 Đẩy mạnh tuyên truyền ý thức sử dụng TKNL, hiệu quả
Phần kết luận chung
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
106
107
1 09
1 10
1 11
1 14
1 17
119
1 21
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁCCHỮVIẾT TẮT
DSM : (Demand Side Management) Quản lý nhu cầu điện năng ; KĐTN : Khí đốt tự nhiên ;
LPG : Khí hoá lỏng ;
EE : Hiệu suất năng lượng ;
DLC : Điều khiển phụ tải trực tiếp ;
CFL : Đèn compact ;
FTL : Đèn huỳnh qung bóng gầy ;
EB : Chấn lưu hiệu suất cao ;
TV : Máy thu hình;
AC : Điều hoà không khí;
EVN : Tổng công ty điện lực Việt nam;
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế;
UNDP : Chương trình phát triển liên hiệp quốc;
Trang 7-Bảng 2.2 : Tiềm ăng thị trường đối ới TKNL ở Việt Nam n v
Bảng 2.3 : Tổng ết CS v đ ện ăng giảm ại nguồn phát k à i n t
Bảng 2.4 : Tổng ợp hiệu quả áp ụng ác giải pháp DSM h d c
Bảng 2.5 : Tổng ợp ết quả tiết kiệm đ ện ăng khi áp ụng DSM h k i n d
Bảng 2.6 : Tổng ợp ết quả giảm phát thải CO h k 2 khi áp ụng d
DSM
Bảng 2.7 : Bảng kê CS hệ thống chiếu áng KS Bằng Giang s
Bảng 2.8 : Bảng kê CS hệ thống đ ều ho , quạt, bình ước óng KS i à n n
Bảng 2.9 : Bảng kê CS các thiết ị đ ện khác b i
Bảng 3.1 : Dự áo nhu cầu đ ện ngành TM DV Việt Nam đến 2020 b i
-Bảng 3.2 : Hiệu quả áp ụng DSM trong lĩnh ực TM DV d v
-Bảng 3.3 : Tiềm ăng TKNL đối ới ĩnh ực Khách ạn n v l v s
Bảng 3.4 : Kết quả đo độ ọi áng ại nh ăn KS Bằng Giang r s t à
Bảng 3.5 : Tổng ợp hiệu quả ừ việc thực hiện biện pháp tiế kiệm h t t
đối với h thống ệ chiếu áng s
Bảng 3.6 : Hiệu quả ừ việc chuyển chế độ àm việc ủa nh giặt sang t l c à
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ , Đ Ồ THỊ
Hình 1.1 : Cơ ấu nhu cầu ăng lượng thế giới c n
Hình 1.2 : Tình ình ản xuất ăng lượng ơ ấp ủa Việt Nam h s n s c c
Hình 1.4 : Ti u thụ ăng lượng thương mại cuối ùng ủa Việt Nam ê n c c
Hình 2.1 : Tình ình ti u thụ đ ện ủa thành phần TM DV Việt Nam h ê i c
-Hình 2.2 : Sơ đồ quản lý c ủa KS Bằn Giang g
Hình 2.3 : Ti u thụ đ ện ủa KS Bằng Giang ăm ( 2005 2006) ê i c n
-Hình 2.4 : Đồ thị phụ ải ác ngày đ ển ình KS Bằng Giang t c i h
Hình 2.5 : Sơ đồ ác ước đề xuất đẩy ạng chương trình DSM c b m
TRANG
Trang 9L ỜI ÓI ĐẦU N
Năng lượng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và đặc biệt là trong sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia Chính vì vậy mà trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng năng lượng luôn là một vấn ,
đề quan trọng được đặt lên hàng đầu
Các nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới là các nguồn năng lượng hoá thạch như than dầu Tuy nhiên tất cả các nguồn , , năng lượng này lại đang đứng trước vấn đề về cạn kiệt Còn các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời gió có khả năng tái tạo, , , thì việc khai thác và sử dụng chúng hiện tại còn gặp nhiều khó khăn về mặt công nghệ và kinh phí
Đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng hoá thạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là trách nhiệm chung của toàn xã hội Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao an ninh năng lượng bảo vệ môi , trường, khai thác hợ lý các nguồn tài nguyên năng lượng Thực hiện phát triển , kinh tế xã hội bền vững trong những năm thập kỷ 90 nhiều nước đã quan - , , tâm nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lý nhu cầu sử dụng năng lượng trong mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững Trong thời gian qua, thực tế từ việc ứng dụng quản lý nhu cầu sử dụng năng lượng (DSM) ở các nước đã cho thấy các kết quả đạt được rất to lớn đối với nền kinh tế: Đó là tăng thêm thời hạn sử dụng cho các nguồn năng lượng cạn kiệt góp phần bảo ,
vệ môi trường từ việc giảm được lượng khí phát thải sinh ra trong quá trình biến đổi năng lượng giảm chi phí tăng phúc lợi xã hội Nước ta từ những , năm 1994 đã có những quan tâm và nghiên cứu ứng dụng các chương trình quản lý nhu cầu sử dụng năng lượng (DSM) đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng điện Tổng công ty điện lực Việt Nam nghiên cứu đưa vào ứng dụng một số
Trang 10dự án DSM trong quản lý phụ tải điện như điều khiển phụ tải từ xa thực hiện , , giá bán điện theo giờ khuyến kích khách hàng sử dụng các thiết bị điện tiết , kiệm, hiệu quả Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng nhanh Điều này , càng đồng nghĩa với việc đặt ra cho Việt Nam sự nhất thiết cần phải có các chương trình kế hoạch cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng bảo tồn và tiết , , kiệm năng lượng
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và thiết thực đối với ngành thương mại
dịch vụ, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng DSM cho lĩnh vực thương mại dịch -
vấn đề cần thiết ứng dụng DSM tình hình ứng dụng DSM ở Việt Nam, , và ứng dụng DSM vào quản lý sử dụng điện đối với lĩnh vực thương mại , dịch
vụ với ví dụ cụ thể là Khách sạn Bằng Giang Thị xã Cao Bằng ,
Mục đích của đề tài
Từ các vấn đề đặt ra trong điều kiện đáp ứng thực tế của thị trường tiết kiệm năng lượng ở địa phương Tác giả đề xuất các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh thực hiện chương trình DSM hiện nay không chỉ trên phương diện quy
mô mà đặc biệt nhấn mạnh tính hiệu quả của việc thực hiện chương trình Từ
đó đưa ra những kiến nghị giải pháp giúp cho việc quản lý sử dụng điện trong lĩnh vực thương mại , dịch vụ đạt mục tiêu tiết kiệm và nâng cao hiệu qủa sử dụng năng lượng Đồng thời từ những phân tích của một trường hợp cụ thể luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện DSM cho thời gian tới
Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu, :
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhu cầu sử dụng điện trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ một cách tiết kiệm và hiệu quả là góp phần cho mục tiêu , phát triển nền kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường của Đất nước
Trang 112.2 Phạm vi nghiên cứu: ứng dụng DSM trong quản lý nhu cầu sử dụng điện
của khách sạn Bằng Giang năm 2005 và năm 2006
2.3 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết DSM và trên cơ sở đáp
ứng của thị trường tính toán ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh của Khách , sạn Bằng Giang
Đề tài được thực hiện thông qua phương pháp điều tra thống kê tổng hợp số liệu để phân tích hiện trạng nhu cầu cung cấp sử dụng điện và năng , lực của Khách sạn
:
Kết cấu của luận văn
Tên đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng DSM cho lĩnh vực thương mại -
:
Đề tài gồm 3 chương
Chương I Cơ sở phương pháp luận về DSM:
Khái quát về tổng quan về hệ thống năng lượng trên thế giới và Việt Nam, để thấy được sự cần thiết phải tiết kiệm năng lượng Trình bày cơ sở lý ; luận về DSM và tìm hiểu tình hình triển khai DSM tại một số nước trên thế giới, rút ra các bài học kinh nghiệm cho thực tế của Việt Nam
Chương II Phân tích thực trạng chương trình DSM tại Việt nam : - ứng dụng DSM vào phân tích quản lý nhu cầu sử dụng điện tại khách sạn
Bằng Giang
Phân tích tình hình triển khai DSM tại Việt Nam nêu lên những thuận , lợi và những rào cản khi áp dụng DSM vào Việt nam Đánh giá tiềm năng tiết kiệm điện của ngành thương mại dịch vụ Việt nam Trên cơ sở phân tích hiện trạng cung cấp và sử dụng điện của Khách sạn Bằng Giang
Chương III- Kiến nghị và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình DSM
Trang 12Qua phân tích đánh giá tình hình triển khai DSM tại Việt Nam và tình hình sử dụng năng lượng tại khách sạn Bằng Giang, tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm tiết kiệm điện đối với Khách sạn Bằng Giang kiến nghị và đề xuất , các giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình DSM trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ trong tương lai
Trong thời gian ngắn từ những kiến thức đã được học và sự giúp đỡ , của các thầy cô trong khoa đặc biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp tận tình chu , , đáo của Cô giáo Tiến sĩ Phạm Thu Hà cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của - , anh Huỳnh Văn Nam Giám đốc Khách sạn Bằng Giang đã giúp tôi hoàn- , thành bản luận văn này Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng đề tài không tránh khỏi thiếu sót vì vậy tôi mong muốn được , nhận những ý kiến đóng góp quý giá của các Thầy Cô giáo cho bản luận văn.,
Trang 13Chương I
C S PH Ơ Ở ƯƠNG PHẤP LU ẬN Ề DSM TRONG LĨNH ỰC V V
TI ẾT KIỆM ĂNG LƯỢNG N
1.1TỔNG QUAN VỀ Ệ H THỐNG NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI VÀ ỆT VINAM
1.1.1 Tổng quan về hệ thống năng lượng thế giới
1.1.1.2 Tiêu thụ năng lượng thế giới :
Theo “ Triển vọng năng lượng quốc tế 2002” (IEO 2002), tiêu thụ năng lượng của thế giới dự báo sẽ tăng 60 trong thời gian 21 năm kể từ 1999 dến % ,
2020 ( thời kỳ dự báo)
, Đặc biệt nhu cầu năng lượng của các nước đang phát triển ở châu Á và trung nam mỹ dự báo sẽ tăng gấp hơn bốn lần trong thời gian từ 1999 đ, ến
2020, chiếm khoảng một nửa tổng dự báo gia tăng tiêu thụ năng lượng của thế giới và khoảng 83 % tổng gia tăng năng lượng của riêng thế giới đang phát triển
,Tổng nhu cầu năng lượng sơ cấp của Thế giới năm 2002 là 9 4 tỷ tấn dầu quy đổi (TOE), trong đó dầu mỏ chiếm 37,45%, khí đốt chiếm: 24,26% Than : 25,5%, năng lượng hạt nhân và thuỷ điện: 12,79%
Bảng 1.1 Cơ cấu nhu cầu năng lư ợng sơ
cấp thế giới năm 2002
Than ; 26%
Dầu mỏ ; 37%
Điện ; 13%
Khí ; 24%
Trang 14Sự phân bố không đồng đều nguồn tài nguyên năng lượng và mức độ phát triển nhu cầu năng lượng khác nhau của các nước khác nhau trên thế giới
đã tạo ra một thị trường năng lượng ngày càng sôi động trên quy mô toàn cầu, đồng thời đòi hỏi mỗi quốc gia cần phải có một chính sách khai thác sử dụng năng lượng thích hợp Ví dụ các nước đang phát triển cung cấp 3 4 năng /lượng thế giới nhưng lại chỉ tiêu thụ khoảng 20% năng lượng và ngược lại các nước phát triển những nước phải nhập khẩu chủ yếu năng lượng- , chiếm khoảng 15% dân số nhưng năm 2003 đã tiêu thụ 5.398 triệu TOE, , chiếm 55,4% tổng nhu cầu năng lượng toàn thế giới
Phân tích tiêu thụ năng lượng thế giới theo các nguồn năng lượng:
:
Tiêu thụ dầu Trong nhiều thập kỷ qua và trong tương lai gần dầu là , nguồn năng lượng sơ cấp chủ yếu của thế giới chiếm 40 tổng tiêu thụ năng , % lượng của thế giới trong thời kỳ 1999 tới 2020 Dự báo tiêu thụ dầu của thế giới sẽ tăng khoảng 2,2%/năm từ 75 triệu thùng, /ngày (năm 1999) lên 119 triệu thùng/ngày (năm 2020)
Tiêu thụ khí đốt tự nhiên: Khí đốt tự nhiên KĐTN là nguồn năng
lượng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tăng gần gấp đôi trong thời kỳ dự , báo, và đạt tới 460 tỷ m3 vào năm 2020 Tỷ lệ tiêu thụ KĐTN trong tổng tiêu thụ năng lượng dự báo sẽ tăng từ 23 năm 1999 lên 28, % % năm 2020 KĐTN cũng sẽ chiếm phần gia tăng lớn nhất để sử dụng trong phát điện và chiếm , khoảng 43% tổng gia tăng năng lượng dùng trong phát điện Sử dụng KĐTN tăng nhanh là do nhu cầu dùng làm nhiên liệu có hiệu suất cao trong các nhà máy điện sử dụng các tua bin khí mới Trong thế giới đang phát triển- , việc gia tăng sử dụng KĐTN có tốc độ cao nhất với tốc độ tăng trung bình hàng năm , trong suốt thời kỳ dự báo là 5,3 %/năm
Tiêu thụ than: Tiêu thụ than của thế giới bắt đầu tăng chậm kể từ thập
kỷ 80 và dự báo xu thế này sẽ còn tiếp tục trong suốt thời kỳ dự báo, với tốc
Trang 15độ tăng trung bình hàng năm là 1,7%/năm Năm 1999, than cung cấp 22% tiêu thụ năng lượng sơ cấp của thế giới dự báo tới 2020 sẽ giảm xuống còn , , 20% Tiêu thụ than chủ yếu trong lĩnh vực phát điện 65% tiêu thụ than của thế giới là để phát điện
Điện hạt nhân: Dự báo công suất điện hạt nhân của thế giới sẽ tăng từ
350 GW ( năm 2000) lên 363 GW vào năm 2010 sau đó sẽ giảm xuống còn
359 GW vào năm 2020 Dự báo tốc độ gia tăng nhanh nhất về phát điện hạt nhân sẽ là ở các nước đang phát triển với tốc độ tăng bình quân hàng năm là ,
4,7% trong suốt thời kỳ dự báo
%
Năng lượng tái tạo: Dự báo năng lượng tái tạo sẽ tăng 53 trong thời
kỳ dự báo (1999 2020),- hiện tại chiếm tỷ lệ 9% trong tổng năng lượng, sẽ giảm còn 8 vào năm 2020.%
%
Điện năng: Dự báo điện năng tiêu thụ sẽ tăng khoảng 67 trong suốt thời kỳ dự báo tăng từ 13 ngàn tỷ KWh, /năm(năm 1999 lên 22 ngàn tỷ ) KWh/năm vào năm 2020 Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện của các nước đang phát triển châu Á sẽ cao nhất, đạt 4,5%/năm
Phát thải CO2: Với ước tính 80% các phát thải CO2 do con người gây ra đều do sự đốt các nhiên liệu hoá thạch Dự báo, phát thải CO2 sẽ tăng từ 24 41 tỷ tấn carbon tương đương năm 2002 lên 36 02 tỷ tấn năm , ,
2020 và 38,79 tỷ tấn năm 2025
,
Cường độ năng lượng: Trong thời kỳ dự báo cường độ năng lượng
của các nước công nghiệp hoá sẽ giảm có hiệu quả hơn khoảng 1( ) ,3%/ năm Cường độ năng lượng của các nước đang phát triển cũng sẽ giảm khoảng
1,2%/ năm
1.1.1.2 Tiềm năng của hệ thống cung cấp năng lượng trên thế giới
, Theo đánh giá gần đây nhất tổng dự trữ tài nguyên dầu mỏ của thế giới tính đến cuối năm 2003 còn khoảng 156,7 tỷ tấn, với mức khai thác như hiện
Trang 16nay thì có thể khai thác khoảng 41 năm Tổng dự trữ khí thiên nhiên là 175,78
tỷ m3, có thể đảm bảo khai thác thêm khoảng 67 năm Trong khi đó tổng dự , trữ tài nguyên than khoảng 984 tỷ tấn có thể đảm bảo khai thác thêm khoảng
200 năm Trữ lượng uranium được đánh giá khoảng 4 51 triệu tấn có thể đảm ,bảo sử dụng trên 70 năm nếu dùng công nghệ tái sinh thì nhiên liệu hạt nhân ,
có thể đảm bảo nhu cầu năng lượng cho nhân loại trong nhiều thế kỷ Đặc biệt phải kể đến một dạng năng lượng sơ cấp dùng để sản xuất điện đó là thuỷ năng Nguồn thuỷ năng ở các nước phát triển hầu như đã được tận dụng hết trừ Canada, Sibêri thuộc Nga Các tiềm năng kinh tế chủ yếu tập trung ở một
số nước đang phát triển ở châu Á Trung quốc lưu vực sông Mê Kông( , ), Bắc
mỹ, châu Phi Trung và Nam phi( ), Nam Mỹ(Braxin, Paraguay,Veneduela)
, Ngoài ra các dạng năng lượng mới tái tạo như năng lượng mặt trờinăng lượng gió năng lượng địa nhiệt năng lượng sinh khối cũng có tiềm , , năng dồi dào chưa khai thác được nhiều trong tương lai việc sử dụng các , dạng năng lượng này vào sản xuất điện có khả năng phát triển
1.1.2 Tổng quan về hệ thống năng lượng của Việt nam
1.1.2.1 Sản xuất năng lượng sơ cấp
Năng lượng thương mại: Việt Nam đang khai thác các dạng năng lượng
thương mại: than, dầu khí và thuỷ điện Tổng năng lượng khai thác tăng từ 7,1 triệu TOE (triệu tấn dầu tương đương năm 1990 lên đến 43 6 triệu TOE năm ) ,
2004, tốc độ tăng bình quân trong cả giai đoạn là 13,7% Trong đó:
- Than sạch tăng từ 4 5 triệu tấn năm 1990 lên 25 05 triệu tấn năm 2004, , , tốc độ tăng bình quân là 22,7%/năm
- Dầu thô tăng từ 2 7 triệu tấn năm 1990 lên 20 3 triệu tấn năm 2004, , ,tăng bình quân 15,5%/năm
- Khí đốt sản lượng không đáng kể năm 1990 lên đến gần 4 67 tỷ m: , 3
năm 2004
Trang 17- Điện: từ năm 1994 hệ thống điện Việt Nam đã được hợp nhất toàn , quốc điện năng sản xuất tăng từ 8 7 tỷ kWh năm 1990 lên 46 2 tỷ kWh năm , , ,
2004, tăng bình quân 12,7%/năm Trong đó, sản lượng thuỷ điện tăng từ 5,37
tỷ kWh năm 1990 lên 19 1 tỷ kWh năm 2003 năm 2004 do lượng nước về ít , , nên sản lượng thuỷ điện giảm xuống còn gần 18 tỷ kWh Điện thương phẩm tăng từ 6,2 tỷ kWh năm 1990 lên 39 7 tỷ kWh năm 2004, , tăng bình quân 14,2/năm giai đoạn 2001-2004 điện thương phẩm tăng nhanh, bình quân ; 15,4%/năm
5,4 9,1
25,8 32,9
Tình hình SX năng lư ợ ng sơ c p t năm 1990 - 2003 ấ ừ
Hình 1.2 Tình hình sản xuất năng lượng sơ cấp của Việt Nam
Nguồn http://www.ieej.or.jp/egeda/database/ ( APEC Energy database )
Cơ cấu năng lượng sản xuất năm 2004 dầu mỏ chiếm tỷ trọng lớn nhất , 46,5%, tiếp đến là than 34,5%, thuỷ điện 9,4% và khí đốt 9,6%
Nếu trừ đi phần năng lượng xuất khẩu tổng năng lượng sơ cấp cung cấp , cho nhu cầu nội địa tăng từ 5 4 triệu TOE năm 1990 lên khoảng 25 8 triệu , ,TOE năm 2004 bình quân tăng 10, %/năm Cơ cấu năng lượng sơ cấp tiêu thụ trong nước năm 2004 sản phẩm dầu chiếm 36: ,6%; than 31,9%, thuỷ điện 15,9% và khí đốt 15,5%
nghiệp chủ yếu được sử dụng làm chất đốt sinh hoạt và s, ản xuất vật liệu
Cơ cấ ảu s n xuất năng lượng sơ cấp Vi t ệ
Nam năm 2004
Dầu mỏ;
36,6%
Than; 31,9 % Điện; 15,9 % Khí; 15,5%
Trang 18xây dựng trong khu vực nông thôn miền núi Tổng tiêu thụ giảm từ khoảng ,
14 triệu TOE năm 1990 xuống còn khoảng 11 3 triệu TOE năm 2003, , giảm
1,6%/năm
Nguồn năng lượng mới và tái tạo như năng lượng mặt trời năng lượng gió, địa nhiệt… chỉ mới sử dụng thử nghiệm có tỷ trọng không đáng kể.,
1.1.2.2 Xuất nhập khẩu năng lượng
Xuất khẩu dầu thô và than tăng mạnh Dầu thô xuất khẩu tăng từ 2,6 triệu tấn năm 1990 lên khoảng 20 3 triệu tấn năm 2004 Xuất khẩu than tăng ,
từ 0,8 triệu tấn năm 1990 lên khoảng 10 5 triệu tấn năm 2004 Năm 2004, , kim ngạch xuất khẩu năng lượng đạt khoảng 5 9 tỷ USD tăng 48, , ,2% so với năm
2003 và bằng khoảng 22,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước
lượng nhập khẩu tăng từ 2 9 triệu tấn năm 1990 lên gần 11 triệu tấn năm ,
2004 Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm dầu khoảng 3,43 tỷ USD, bằng 10,9% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước
1.1.2.3 Tiêu thụ năng lượng
Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng (NLCC) của Việt Nam tăng từ 4,14 triệu TOE năm 1990 lên đến 12,2 triệu TOE năm 2000, năm 2004 ước khoảng 17,7 triệu TOE Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1991 2004 khoảng ÷10,8%/năm
Ba ngành tiêu thụ năng lượng lớn nhất của Việt Nam là công nghiệp, giao thông vận tải và dân dụng các ngành dịch vụ và nông nghiệp chiếm tỷ ; trọng nhỏ
Ngành Công nghiệp: Công nghiệp là ngành tiêu thụ năng lượng lớn nhất chiếm khoảng 42, % tổng tiêu thụ năng lượng năm 2004 Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp tăng từ 1 5 triệu TOE năm 1990 lên khoảng 7, ,55 triệu TOE năm 2004 mức tăng bình quân là 12,2%/năm
Trang 19Ngành Giao thông vận tải Tiêu thụ năng lượng của ngành vận tải chiếm : khoảng 31% tổng nhu cầu năng lượng năm 2004( ), từ 1,64 triệu TOE năm
1990 lên khoảng 5,55 triệu TOE năm 2004, tăng bình quân 9,1%/năm
Ngành Thương mại và Dịch vụ là ngành có mức tiêu thụ năng lượng : thương mại đứng thứ ba và có mức tăng nhu cầu năng lượng thương mại khá cao, bình quân 10%/năm trong giai đoạn 1991 2004 Tổng nhu cầu năng – lượng của ngành từ 0,35 triệu TOE năm 1990 lên 1 3 triệu TOE năm 2004 ,Tiêu dùng năng lượng thương mại trong dân dụng có tốc độ tăng nhanh nhất, tăng từ 0,46 triệu TOE năm 1990 lên 2 62 triệu TOE năm 2004, , bình quân tăng 13,3%/năm Nguyên nhân là do sự tăng trưởng dân số tăng thu , nhập tăng cường mở rộng cung cấp điện và sử dụng các thiết bị sử dụng đ, iện Trong các dạng năng lượng thương mại sử dụng trong dân dụng năm
2004, điện năng chiếm tỷ trọng lớn nhất (58%), tiếp đến là sản phẩm dầu (22%) và than (20%) Tỷ trọng điện năng cao là kết quả của việc tăng sử dụng các thiết bị điện và ngày càng nhiều thiết bị dùng trong gia đình được chuyển sang sử dụng điện
Cơ cấu tiêu thụ năng lượng cuối cùng theo các dạng năng lượng cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng than và dầu tăng tỷ ,
Trang 20- Khí : Tiêu thụ các sản phẩm khí trong nước không kể cho sản xuất (điện), bao gồm khí hoá lỏng (LPG) và khí đốt Lượng LPG tiêu thụ năm 2004 khoảng 500 ngàn tấn
- Điện Điện thương phẩm cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân :tăng từ 6,2 tỷ kWh năm 1990 lên đến 39 7 tỷ kWh năm 2004 tốc độ tăng bình , , quân 14,2%/năm Trong cơ cấu tiêu thụ điện năm 2004, điện cho công nghiệp chiếm tỷ trọng 45,1%; tiếp đến là sinh hoạt 44,5%; các thành phần khác
10,4%
Hình 1.3- Tổng tiêu thụ năng lượng thương mại cuối cùng Nguồn (http://www.ieej.or.jp/egeda/database/ ( APEC Energy database ))
Cường độ năng lượng được xác định bằng tổng năng lượng tiêu thụ chia
cho tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP) dùng đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của nền kinh tế Việc thay đổi cường độ năng lượng liên quan đến việc nâng cao hiệu suất năng lượng cũng như thay đổi cơ cấu kinh tế Trường hợp GDP được tính theo giá Đô la Mỹ năm 1994 cường độ năng lượng , thương mại (kgOE/1000 USD) của Việt Nam có xu hướng tăng dần từ 350 , năm 1990 lên đến 487 năm 2000 và khoảng 545 năm 2004 Cường độ năng lượng của Việt Nam không ngừng tăng lên, do nước ta đang trong giai đoạn
4,2 7,
9 11,9
17
0 5 10 15 20
Trang 21đầu công nghiệp hoá cần nhiều năng lượng để thực hiện công nghiệp hoá và , thực hiện thay thế năng lượng phi thương mại bằng năng lượng thương mại
Tiêu thụ năng lượng sơ cấp bình quân cho một người dân của Việt Nam
tăng từ 102 kgOE năm 1990 lên 323 kgOE năm 2004 Mức tiêu thụ năng lượng bình quân của Việt Nam hiện nay mới bằng khoảng 20% mức bình quân chung của thế giới
1.1.2.4 Dự báo nhu cầu năng lượng của Việt nam giai đoạn đến năm 2020 :
Than: Do phải đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong tương lai mà một loạt các nhà máy nhiệt điện chạy than đã và sẽ được đưa vào vận hành nên nhu cầu tiêu thụ than trong nước sẽ rất lớn Theo dự báo thì tiêu thụ than nội địa đến năm 2020 sẽ đạt mức 26 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 4 giai đoạn 2000% - 2020
Dầu và khí: Sản xuất dầu thô duy trì ở mức tăng 16,5%/ năm giai đoạn 1995- 2000 Tuy nhiên trong 15 năm tới, tỷ lệ tăng chỉ đạt 3,2%/ năm do hạn chế của nguồn cung ứng dầu và đạt 30 triệu tấn năm 2020 Dự kiến đến 2010 sản lượng khí sẽ đạt 10 tỷ m3 và 20 tỷ m3năm 2020
Điện: Theo dự báo nhu cầu điện theo phương án cơ sở giả định tốc độ , ( tăng trưởng GDP từ 7,1- 7,2%/ năm giai đoạn 2001- 2020) đến năm 2010 từ 93- 100 tỷ kWh, năm 2020 khoảng 201 tỷ kWh Trong khi đó khả năng huy động tối đa các nguồn năng lượng nội địa tương ứng 165 tỷ kWh vào năm
2020 Như vậy đến năm 2020 nước ta sẽ thiếu tới 36 tỷ kWh
Xét theo tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng sẽ đạt 26.243 ktoe năm 2010
và 50.246 ktoe năm 2020 Trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng theo ngành thì ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 40,39% đạt 10.599 ktoe năm
2010 và chiếm 45,25%, đạt 22.736 ktoe năm 2020 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 9,1% Ngoài ra ngành giao thông vận tải và thương mại dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng đáng kể
Trang 221.1.2.5 Nguồn cung cấp năng lượng của Việt Nam:
Bảng 1.1 Đánh giá tổng hợp chiến lược khai thác tài nguyên năng lượng Việt nam giai đoạn đến năm 2020 :
1 Than đá 15-20 triệu tấn năm trong đó khoảng 6-8 triệu tấn dành cho / ,
sản xuất điện
2 Dầu thô 25-30 triệu tấn năm./
3 Khí đốt 15-20 tỷ m3/năm trong đó khoảng 12 tỷ m, 3 cho sản xuất điện
4 Thuỷ điện 50-60 tỷ kwh năm./
5 uran 6.000 tấn có khả năng khai thác kinh tế
Nguồn năng lượng mới và tái tạo:
- Nguồn địa nhiệt với tổng công suất khoảng 200 - 400 MW
- Nguồn điện sử dụng sinh khối khoảng 300MW
- Gỗ củi và phụ phẩm Nông nghiệp khoảng 50 triệu tấn/năm
- Các nguồn gió, mặt trời, thuỷ điện nhỏ và khí sinh học: khai thác ở mức tối đa có thể
Nhìn vào tổng quan hệ thống năng lượng thế giới cho thấy nhu cầu sử dụng năng lượng tăng với tốc độ cao trong khi nguồn cung cấp hạn chế, , có nguy cơ cạn kiệt bên cạnh áp lực về đầu tư rất lớn thì vấn đề ô nhiễm môi , trường cũng trở nên cấp bách Do vậy, tiết kiệm năng lượng đã trở thành vấn
đề toàn cầu
Trong các dạng sử dụng năng lượng vấn đề sử dụng tiết kiệm điện , được quan tâm rất nhiều Bởi điện năng là nguồn năng lượng đầu vào cho hầu hết các quá trình sản xuất và chiếm đến gần 13 % nhu cầu năng lượng cho tiêu dùng của nền kinh tế quốc dân, ngược lại đầu vào của năng lượng điện chủ yếu là các dạng năng lượng hoá thạch Mặt khác điện năng là một dạng
Trang 23năng lượng đặc biệt có tính hệ thống cao đầu tư cho phát triển nguồn và lưới , , điện rất lớn Tiềm năng cho đầu tư tiết kiệm điện rất lớn hiệu quả từ tiết kiệm , điện mang lại là giảm chi phí mua điện cho người tiêu dùng giảm chi phí đầu ,
tư phát triển mới cho nhà sản xuất trong khi chất lượng điện năng và độ an toàn cung cấp điện được nâng cao quốc gia tiết kiệm, được ngân sách đầu tư cho ngành điện
Chương tr nh DSM ì đã được thực hiện tại rất nhiều nhiều quốc gia trên thế giới và nó đã mang lại những lợi ích rất to lớn
Vậy DSM là gì? L ích củợi a DSM như thế nào?
Như vậy ta có thể nói : DSM là tập hợp các giải pháp Kỹ thuật - Công
năng một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất DSM nằm trong chương trình tổng thể Quản lý nguồn cung cấp (SSM)
Các hoạt động trong chương trình DSM có mục đích là giảm chi phí đầu tư xây dựng nguồn lưới truyền tải và phân phối trong quy hoạch và phát , triển hệ thống điện tương lai Nhờ vậy người tiêu thụ có thể được cung cấp , điện năng với giá rẻ và chất lượng cao hơn Một tác dụng tích cực nữa của
Trang 24việc giảm công suất nguồn điện và khối lượng lưới điện là giảm phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường như SOx, NOx, và CO2 do nguồn nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch gây ra giảm sử dụng đất đai vì di dân tái định , cư
do xây dựng nguồn thuỷ điện và lưới điện gây ra Thực tế kết quả DSM có thể làm giảm trên 10% nhu cầu dùng điện với mức chi phí chỉ vào khoảng 3-5% chi phí cần thiết xây dựng nguồn và lưới để đáp ứng lượng điện năng tương ứng
Quản lý nhu cầu điện(DSM) là chương trình gồm các chiến lược đòi hỏi phải thực hiện một cách hệ thống để quản lý nhu cầu sử dụng điện của khách hàng theo thời gian và thời lượng Chương trình (DSM) có thể thực hiện dưới các hình thức chẳng hạn như :
Hiệu suất năng lượng (EE): chương trình nhằm nỗ lực cải tiến mức hiệu
suất sử dụng năng lượng trong các toà nhà và công xưởng, của các thiết bị
và các quy trình sản xuất
Quản lý nhu cầu điện: chương trình nhằm nỗ điều chỉnh lại tình hình tiêu
thụ năng lượng sao cho mức tiêu thụ được phân bổ dàn trải theo thời gian trong ngày.Ví dụ về quản lý nhu cầu dịch chuyển phụ tải cao điểm sang giờ bình thường và thấp điểm hay việc áp dụng các mức biểu giá điện, chẳng hạn như biểu giá tính theo thời gian (TOU)
Tăng phụ tải mang tính chiến lược : Chương tình nhằm nỗ lực nâng cao
khả năng cung cấp điện và tăng nhu cầu phụ tải để cải thiện hệ số phụ tải
của hệ thống
Thực hiện chương trình DSM bao gồm một số công cụ khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và từ đó tác động đến quyết định cuối cùng của khách hàng Các công cụ này bao gồm:
Trang 25 Thực hiện chiến dịch thông tin quảng bá và tiếp thị, ;
Tư vấn và kiểm toán năng lượng miễn phí;
Lắp đặt thiết bị hiệu suất năng lượng miễn phí hoặc chi phí thấp;
Áp dụng các biện pháp khuyến khích tài chính, chẳng hạn như trợ giá hoặc giảm giá;
Cho vay vốn lãi suất thấp hoặcc lãi suất bằng 0;
Áp dụng biểu giá với nhiều mức giá khác nhau chẳng hạn nhu biểu giá (tính theo thời gian);
Chương trình “ đấu thầu” DSM;
Chương trình quản lý nhu cầu chẳng hạn như chương trình điều khiển phụ tải trực tiếp (DLC) và chương trình quản lý nhu cầu (DR)
1.2.1.3 Lợi ích của DSM
Đối với người tiêu dùng: Nhờ giảm thiểu sự lãng phí trong khi sử dụng
điện, người tiêu dùng sẽ phải trả tiền điện ít hơn trong khi được cun, g cấp bởi một dịch vụ tốt hơn với chất lượng điện năng tốt hơn Nhờ tuân thủ các quy định tối ưu trong vận hành thiết bị điện nên tuổi thọ và chất lượng của các thiết bị điện được khai thác một cách hiệu quả nhất do vậy người tiêu , dùng sẽ tiết kiệm được chi phí cho mua sắm thiết bị thay thế
Lợi ích của DSM đối với các công ty sản xuất kinh doanh điện:
Nguyên tắc cơ bản của chương trình DSM được thể hiện thông qua việc tiết kiệm lượng diện năng tiêu thụ (kWh) nhờ thực hiện chương trình đem
lại hiệu quả hơn so với việc tăng doanh số diện năng thương phẩm (kWh)nhưng phải đầu tư xây dựng thêm nhà máy mới:
Chương trình DSM cụ thể góp phần tránh hoặc trì hoãn việc đầu tư vốn
để xây dựng thêm các nhà máy diện mới;
Trang 26 Chương trình DSM hình thành mối quan hệ mật thiết với các cơ quan ban ngành và công cộng;
Chương trình DSM cung cấp các dịch vụ cho khách hàng sử dụng diện với mức chi phí thấp nhất;
Chương trình DSM giúp phần giảm rủi ro và có độ linh hoạt cao, vì chương trình DSM thực hiện qui mô nhỏ hơnở , nên linh hoạt và tiềm năng hơn;
Các nguồn lực DSM ít bị ảnh hưởng bởi những biến động về tăng trưởng kinh tế giá nhiên liệu và chi phí đầu tư xây dựng nhà máy diện , hơn là phụ thuộc thuần tuý vào nguồn phía cung
Lợi ích của DSM đối với quốc gia: Quốc gia sẽ tránh được một khoản
đầu tư rất lớn cho phát triển ngành điện Ngân sách đáng nhẽ phải đầu tư cho ngành điện nay được chuyển sang đầu tư cho các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân An ninh năng lượng quốc gia được đảm bảo, do giảm nhập khẩu năng lượng cho sản xuất và tiêu thụ điện.Giảm được khí thải gây hiệu ứng nhà kính
1.2.2 Nội dung các chiến lược của chương trình DSM:
: DSM được xây dựng với hai mục tiêu chiến lược chủ yếu sau
Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ dùng điện
Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một cách kinh tế nhất của hệ thống hiện thời
1.2.2.1 Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ dùng điện:
Chiến lược nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ dùng điện nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ điện một cách hợp lý Nhờ đó có thể giảm vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đồng thời khách hàng sẽ phải trả ít
Trang 27tiền điện hơn Như vậy hiệu quả mang lại cho cả hai phía người tiêu dùng và , nhà sản xuất Chiến lược này bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Sử dụng thiết bị điện có hiệu suất cao
- Giảm thiểu sự tiêu phí năng lượng một cách vô ích
Ví dụ :
Nếu chúng ta thay thế bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang tiết liệm năng lượng (CFL), thì sẽ có một cường độ sáng như nhau nhưng với lượng điện năng tiêu thụ ít hơn Đây chính là trường hợp nâng cao hiệu suất
sử dụng năng lượng
Khi giảm (Cải thiện) năng lượng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm đầu
ra của một thiết bị bằng cách thay đổi công nghệ sử dụng đó chính là cải , thiện (nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng )
1 Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao:
Nhờ sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, bây giờ người ta đã chế tạo được những thiết bị dùng điện có hiệu suất cao tuổi thọ lớn và giá thành tăng , không đáng kể Các số liệu sau sẽ cho ta thấy các số liệu liên qua đến mức tiêu thụ điện của một vài loại thiết bị điện có tính năng giống nhau sử dụng tại
Mỹ vào những năm 1986 và 1990
Bảng 1.2 Điện năng tiêu thụ trung bình của một vài thiết bị điện
thông dụng được sử dụng tại Mỹ
Tên thiết bị điện Điện năng tiêu thụ TB của Điện năng tiêu thụ TB của
loại tốt nhất SX 1986 loại đã cải tiến SX 1990
Trang 28-(Nguồn Phòng dự báo và quản lý phụ tải viện năng lượng: – )
, Cho tới thời điểm này các mức điện năng tiêu thụ hàng năm của các thiết bị kể trên đã giảm thêm được (5 11)% -
:
Có thể chia các thiết bị dùng điện làm hai mảng thiết bị điện dân dụng
và thiết bị điện công nghiệp
Các thiết bị dùng điện dân dụng: được sử dụng phổ biến trong khu
vực dân cư công sở, , các toà nhà thương mại, các khu vực hành chính là: đèn chiếu sáng quạt, , máy thu thanh máy thu hình (TV), video (VTR), tủ , lạnh tủ đá, , bình đun nước nóng máy điều hoà không khí , (AC), máy giặt, máy hút ẩm, bàn là, bếp điện, lò sấy, nồi cơm điện Các thiết bị nói trên được
sử dụng thường xuyên và tiêu thụ một lượng điện năng rất lớn Và do vậy chúng thường được đầu tư nghiên cứu để nâng cao hiệu suất như các loại đèn chiếu sáng, TV, tủ lạnh, VTR, AC, bình đun nước nóng nồi cơm điện, , máy giặt Nhật Bản là một trong những nước quan tâm rất sớm đến việc nâng cao hiệu suất các thiết bị dùng điện Nhờ vậy họ thu được rất nhiều kết quả đáng
kể trong việc tiết kiệm điện năng và chiếm lĩnh các thị trường tiêu thụ các thiết bị điện dân dụng Chỉ lấy ví dụ từ năm 1973 đến năm 1994, các nhà sản xuất ở Nhật bản đã nâng hiệu suất của các loại TV, AC lên gần 2 lần với tủ lạnh là 3 lần
,
ở các nước đang phát triển lượng điện năng dùng cho hệ thống chiếu sáng (gia đình, nhà làm việc, trung tâm dịch vụ – thương mại, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp các nơi công cộng và đường giao thông thường chiếm tỷ , ) trọng lớn trong tổng điện năng thương mại Việc sử dụng các thiết bị chiếu sáng được chế tạo theo công nghệ mới sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng với thời gian hoàn vốn ngắn Hiện nay trên thế giới các loại đèn sợi đốt có công suất lớn, toả nhiệt nhiều trong quá trình làm việc, hiệu suất phát quang kém dần được loại bỏ và được thay thế bởi loại đèn compact tiêu tốn ít điện năng
Trang 29hơn nhưng hiệu suất phát quang lớn hơn nhiều Các loại đèn huỳnh quang
1,2m, công suất 40W chấn lưu sắt từ 12W đã được thay thế bằng loại đèn , huỳnh quang 1 2m công suất 36 W chấn lưu sắt từ chất lượng cao 6W hoặc ,loại đèn huỳnh quang 1 2 m công suất 32 W chấn lưu điện tử 3W Tất nhiên ,giá thành các loại đèn mới đắt hơn (1,3 2)- lần, song công suất của mỗi bóng đèn sẽ giảm (10-17)W tương đương với lượng điện năng tiêu thụ giảm được (19 33)%- Hệ thống chiếu sáng đường phố có thể sử dụng đèn sodium cao áp (HPS) 150W để thay thế đèn thuỷ ngân cao áp 250W và đèn sợi đốt hiện nay đang dùng phổ biến Theo một báo cáo khoa học của khoa Điện trường ĐHBK, nếu thay thế toàn bộ số đèn chiếu sáng công cộng hiện nay bằng đèn sodium loại 150W sẽ giảm được 4,12MW(gần 0,12%)công suất đỉnh của hệ thống Hàng năm tiết kiệm được 16,46GWh(gần 7 41 tỷ đồng Ngoài ra việc , )lắp đặt thêm các thiết bị tự động đóng cắt khống chế cường độ sáng, , chao đèn thích hợp với từng khu vực cùng với việc nâng cao chất lượng thiết kế và bảo , dưỡng thường xuyên hệ thống chiếu sáng có thể gia tăng lượng điện năng tiết kiệm hàng năm và giảm nhanh thời gian thu hồi vốn
Để thực hiện nội dung sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao cần lưu ý tới các công việc sau :
1 Luôn cập nhật thông tin về công nghệ chế tạo thiết bị điện
2 Thành lập hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng và hiệu suất của các thiết bị điện được sản xuất hoặc nhập khẩu
3 Thực hiện chế độ dán nhãn cho các thiết bị điện có chất lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng cao
4 Thông tin tuyên truyền đào tạo để giúp cho những người sử dụng điện biết cách chọn lựa và sử dụng thiết bị có hiệu suất cao
5 Trợ giúp các khách hàng chấp nhận việc sử dụng và thay thế các thiết bị điện cũ bằng các thiết bị có hiệu năng cao hơn về kỹ thuật và vốn
Trang 306 Đưa ra các chỉ tiêu nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của từng loại thiết bị dùng điện cần phấn đấu đạt được trong kế hoạch thực hiện DSM cho các nhà sản xuất
Tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể có thể thực hiện đồng , thời hoặc từng phần các công việc trên Tuy nhiên kết quả cuối cùng phụ , thuộc rất nhiều vào việc thực hiện đó
2 Giảm thiểu sự tiêu phí năng lượng một cách vô ích :
Hiện nay do ý thức tiết kiệm năng lượng chưa thật đi sâu vào từng thành viên trong cộng đồng Mặt khác do hệ thống thông tin tuyên truyền, , , giáo dục đào tạo còn thiếu hoặc làm việc chưa thật hiệu quả Do vậy việc sử dụng , năng lượng nói chung, điện năng nói riêng kể cả ở các nước phát triển cũng còn nhiều lãng phí Hơn thế nữa vốn đầu tư thực hiện giải pháp này không , nhiều nên hiệu quả kinh tế của nó thường rất cao không chỉ đối với quốc gia ,
mà còn trực tiếp tới từng gia đình, từng doanh nghiệp thể hiện qua số tiền điện phải trả hàng tháng của họ Các biện pháp cụ thể để tiết kiệm điện năng thuộc giải pháp này có thể tạm chia thành bốn khu vực :
Khu vực nhà ở;
Khu vực công cộng : các trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng, , , công sở, trường học, khu vui chơi giải trí bệnh viện, , khách sạn ;
Khu vực công nghiệp;
Khu vực sản xuất truyền tải và phân phối điện.,
Trong các khu vực nhà ở thì điện năng được sử dụng chủ yếu cho các thiết bị chiếu sáng và các thiết bị phục vụ sinh hoạt
Thiết bị chiếu sáng: Ngoài biện pháp lựa chọn các thiết bị có hiệu
năng cao phù hợp với yêu cầu sử dụng việc hạn chế thời gian làm việc vô ích , của các thiết bị phụ trợ như tự động đóng cắt điện khi ra khỏi phòng: , nhà, tự
Trang 31động điều chỉnh độ sáng của đèn Sử dụng các mẫu thiết kế nhà ở thông thoáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên nhằm hạn chế thời gian làm việc của các đèn chiếu sáng và quạt điện
Thiết bị phục vụ sinh hoạt: : Lựa chọn các thiết bị có hiệu năng cao phù hợp với yêu cầu sử dụng, hạn chế thời gian làm việc vô ích của các thiết
bị phụ trợ như tự động cắt các bình đun nước nóng ra khỏi lưới khi không sử : dụng trong một thời gian hạn định nào đó Lắp thêm các lớp vỏ bọc để hạn chế sự thất thoát nhiệt ở hệ thống đun nước nóng Mặt khác, các lớp tường bao bọc và các cửa ra vào cửa sổ phải đủ dầy kín để giảm bớt thời gian và , , công suất làm việc của các AC Việc lựa chọn nhiệt độ đặt thích hợp vào mùa
hè, mùa đông cho các AC cũng có thể giảm được điện năng tiêu thụ trên các thiết bị này Ngoài ra việc hạn chế số lần đóng mở các tủ lạnh tủ đá, , số lần làm việc của máy giặt, bàn là bếp điện cắt bỏ thời gian chờ của TV, , , VTR cũng giúp làm giảm lượng điện năng tiêu thụ
, Trong khu vực này việc quan tâm đến khâu thiết kế công trình để hạn chế tiêu tốn năng lượng trong các khâu chiếu sáng, làm mát sưởi ấm có thể , cho những kết quả đáng kể
Chính sách: Các điều luật về thiết kế xây dựng môi trường và các , , công tác thẩm định hiệu quả sử dụng năng lượng khi cấp phép xây dựng sẽ hỗ trợ tích cực cho mục tiêu tiết kiệm năng lượng Những quy định cụ thể, rõ ràng về việc sử dụng các thiết bị điện đặc biệt với thiết bị chiếu sáng, máy văn phòng, đun nước, làm mát và sưởi ấm sẽ có ích cho công tác an toàn và tiết kiệm điện
Thiết bị: Việc trang bị thêm các thiết bị tự động đóng cắt tự động , khống chế (ánh sáng, nhiệt độ ) là cần thiết Thay thế các AC đặt nhiều điểm bằng các hệ thống điều hoà trung tâm cho phép tiêu thụ điện năng ít hơn và dễ
Trang 32điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau Cần cân nhắc trong việc thay thế các hệ thống đun nước sưởi ấm bằng điện sang dùng , gaz hoá lỏng sẽ cho những chỉ tiêu kinh tế tốt hơn Ngoài ra cần lưu tâm đến , việc tận dụng những nguồn nhiệt thừa vào mục đích gia nhiệt
Các biện pháp làm giảm sự tiêu phí năng lượng trong khu vực này khá
đa dạng và thường cho hiệu quả cao với chi phí thấp:
Thiết kế và xây dựng những nhà xưởng hợp lý;
Hợp lý hoá các quá trình sản xuất;
Bù công suất phản kháng để cải thiện cosϕ;
Thiết kế và vận hành kinh tế các trạm biến áp
Đối với các động cơ điện:
Giữ đúng lịch bảo hành;
Giảm hoặc tránh chạy non tải hoặc không tải.;
Sử dụng các động cơ có công suất phù hợp ;
Lắp đặt thêm ASD cho các động cơ công suất lớn có phụ tải
luôn thay đổi;
Lắp đăt tụ bù cho các động cơ công suất lớn
Hệ thống nước lạnh:
Bảo hành đúng quy định;
Vận hành thiết bị có COP ( coefficien of performance – hiệu năng) cực đại;
Sử dụng thiết bị có hiệu quả cao (COP cao);
Bảo ôn mạng nước lạnh;
Phân cấp các máy nước lạnh ;
Sử dụng nước lạnh hợp lý ;
Cân bằng phụ tải trong hệ thống điều hoà không khí;
Trang 33 Tích trữ nước lạnh;
Sử dụng nước lạnh hấp thụ thay máy lạnh thông thường;
Điều chỉnh theo Entanpi
Sử dụng thiết bị đặt giờ và khống chế cường độ sáng;
Dùng chao đèn có hiệu quả cao;
Cải thiện thông số phòng giảm mức hấp thụ ánh sáng giảm độ ( , cao treo đèn);
Dùng phương pháp chiếu sáng không đồng đều theo nhiệm vụ( , điều kiện làm việc, địa điểm);
Tận dụng ánh sáng tự nhiên;
Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng
1.2.2.2 Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một cách kinh tế nhất:
Chiến lược này bao gồm các giải pháp chủ yếu sau:
1 Điều khiển trực tiếp dòng điện;
2 Lưu trữ nhiệt;
3 Điện khí hoá;
4 Đổi mới giá
Trang 341 Điều khiển trực tiếp dòng điện:
Mục tiêu chính của giải pháp này là san bằng đồ thị phụ tải của hệ
thống điện nhằm giảm tổn thất dễ dàng định được phương thức vận hành ,
kinh tế hệ thống giảm nhẹ vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, , cung cấp
điện cho khách hàng linh hoạt, tin cậy, chất lượng cao và giá thành rẻ
P P
t
t
H1 Cắt giảm đỉnh H2 Lấp thấp điểm
Trang 35H5 Tăng trưởng dòng điện H6 Biểu đồ phụ tải linh hoạt
Đây là biện pháp truyền thống thứ hai để điều khiển dòng điện Lấp thấp điểm là tạo thêm các phụ tải vào thời gian thấp điểm Điều này đặc biệt hấp dẫn nếu như giá điện cho các phụ tải dưới đỉnh nhỏ hơn giá điện trung bình Thường áp dụng biện pháp này khi công suất thừa được sản xuất bằng nhiên liệu rẻ tiền Hiệu quả thực là gia tăng tổng điện năng thương phẩm nhưng không gia tăng công suất đỉnh tránh được hiện tượng xả nước thuỷ , (điện) hoặc hơi (nhiệt điện) thừa Có thể lấp thấp điểm bằng các kho nhiệt (nóng lạnh), xây dựng các nhà máy thuỷ đện tích năng nạp điện ắc quy ô tô , , , điện
Chuyển phụ tải từ thời gian cao điểm sang thời gian thấp điểm Hiệu quả thực là giảm được công suất đỉnh song không làm thay đổi điện năng tiêu thụ tổng Các ứng dụng phổ biến trong trường hợp này là các kho nhiệt, các thiết bị tích năng lượng và thiết lập hệ thống giá điện thật hợp lý
Trang 36Đây là biện pháp giảm tiêu thụ cuối cùng dẫn tới giảm điện năng tiêu thụ tổng nhờ việc nâng cao hiệu năng của các thiết bị dùng điện
(Tăng thêm các khách hàng mới chương trình điện khí hoá nông thôn là
ví dụ dẫn tới tăng cả công suất đỉnh và tổng điện năng tiêu thụ.)
Biện pháp này xem độ tin cậy cung cấp điện như một biến số trong bài toán lập kế hoạch tiêu dùng Và do vậy đương nhiên có thể cắt điện khi cần thiết Hiệu quả thực là công suất đỉnh và cả điện năng tiêu thụ tổng có thể suy giảm
2 Lưu trữ nhiệt :
Đây là giải pháp hiệu quả để nâng cao đường cong phụ tải trong giai đoạn thấp điểm san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống Nó thường áp dụng với , các thiết bị có khả năng thay đổi thời điểm cung cấp điện năng ở đầu vào mà vẫn đảm bảo lịch trình cung cấp năng lượng ở đầu ra theo yêu cầu sử dụng Đun nước nóng và dịch vụ điều hoà không khí được xem là hai đối tượng chủ yếu của giai đoạn này Trong khoảng thời gian thấp điểm, các nhu cầu sử dụng nước nóng sẽ được cung cấp từ các thiết bị này Cũng tương tự với các kho lạnh (ice-ball)sẽ đáp ứng mọi nhu cầu điều hoà không khí trong thời gian cao điểm mà không cần cung cấp điện năng
3 Điện khí hoá :
Mở rộng điện khí hoá nông thôn điện khí hoá các hệ thống giao thông, , hoặc dùng điện để thay thế việc đốt xăng dầu trong các thiết bị động lực, làm gia tăng dòng điện đỉnh và điện năng tổng của hệ thống song đó là việc làm , cần thiết, bởi nó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội và giảm thiểu sự - huỷ hoại môi trường
4 Xây dựng biểu giá linh hoạt :
Trang 37Nhu cầu sử dụng điện năng của các phụ tải điện thường phân bố không đều theo thời gian Tại khoảng thời gian cao điểm hệ thống phải huy động , mọi khả năng phát điện để đáp ứng nhu cầu của phụ tải và đôi khi cũng không tránh khỏi phải cắt điện nếu không xây dựng thêm các nguồn điện
Mục tiêu chính của biểu giá TOU là điều hoà phụ tải điện của hệ thống sao cho phù hợp với khả năng cung cấp đem lại lợi ích cho cả ngành điện lẫn , khách hàng Và do vậy nó phải có tính linh hoạt cao bởi muốn đạt mục tiêu , trên TOU phụ thuộc rất nhiều yếu tố thời điểm dùng điện khoảng thời gian : ; dùng điện liên tục độ lớn và sự biến động công suất cũng như điện năng yêu ; cầu ; mùa và thời điểm trong một mùa ; vùng ; loại khách hàng định hướng ; phát triển kinh tế và ngành điện TOU mang tính tích cực nghĩa là thúc đẩy kinh tế phát triển và khuyến khích sử dụng điện năng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm do họ sản xuất ra thì đôi khi họ cũng ít quan tâm đến TOU Vì lợi ích chung bên cạnh TOU cũng cần thêm một quy định bắt buộc khi cần thiết Các nước đang phát triển thuộc Châu Á có Hàn quốc, Đài loan, Thái lan, Srilanka, Bangladesh đã áp dụng TOU và thu được những kết quả bước đầu trong lĩnh vực điều khiển dòng điện của phụ tải Theo KEMCO (công ty quản lý điện năng ước tính TOU đã giảm được 986 MW ) nghĩa là khoảng trên 10 nhu cầu đỉnh của hệ thống điện Hàn quốc vào tháng % 6/1982 (ADB,1989)
Biểu giá này được áp dụng để khuyến khích các khách hàng cho phép cắt điện trong các trường hợp cần thiết phù hợp với khả năng cung cấp điện kinh tế của ngành điện Số lần cắt và thời gian cắt phụ thuộc vào sự thoả thuận với khách hàng và số tiền khách hàng được nhận thêm từ dịch vụ này
Trang 38Biểu giá đặc biệt nhằm khuyến khích khách hàng thực hiện DSM hoặc phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của chính phủ Ví dụ các khách hàng có đặt các hệ thống lưu nhiệt hoặc đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời
để giảm dòng điện trong suốt thời gian cao điểm của hệ thống có thể được hưởng mức giá đặc biệt Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi thiết lập và thực hiện các biểu giá đặc biệt sao cho nó thực sự có tính thuyết phục hợp lý theo quan , điểm hiệu quả tổng của cả chương trình DSM Nếu khoản tiền trả cho khách hàng khi cho phép cắt điện hoặc tham gia tích cực vào chương trình DSM lớn hơn những gì do DSM mang lại, có thể làm tăng giá cả cho những khách hàng không tham gia vào chương trình
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng nhiều chương trình DSM và
đã thu được những kết quả to lớn Dưới đây sẽ trình bày tình hình triển khai các dự án DSM ở một số nước trên thế giới
1.3 TÌNH ÌNH TRIỂN KHAI CH H ƯƠNG TRÌNH DSM TẠI MỘT Ố S
NƯỚC TR N THẾ GIÊ ỚI
1.3.1 Sự cần thiết triển khai chương trình DSM
Việc gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn trong khi đó trữ lượng của các nguồn năng , lượng hóa thạch như than đá dầu mỏ khí đốt… là có hạn Các dạng năng , , lượng hiện tại mà con người đang sử dụng như nhiệt và điện, lại được tạo ra chủ yếu từ nguồn nhiên liệu hóa thạch Kể từ năm 1900 năng lượng tiêu thụ , tăng gấp đôi cứ trong vòng 20 năm một Chưa kể đến việc khai thác và sử dụng dạng năng lượng này trong các hoạt động công nghiệp để đáp ứng và nâng cao đời sống cho con người cũng đang gây ra những thảm họa cho môi , trường chúng ta đang sống hiệu ứng nhà kính làm thay đổi khí hậu toàn cầu: ,
sự ô nhiễm không khí ô nhiễm các nguồn nước ô nhiễm vùng biển, , , mưa
Trang 39acid, tia cực tím lỗ thủng tầng ôzon… Mối hiểm họa này được các nhà khoa , học quốc tế đánh giá ở mức độ nguy hiểm hơn cả khủng bố và bệnh dịch Nhận thức được những vấn đề cấp bách trên, ở nhiều quốc gia đã hình thành nhiều cơ quan tổ chức nghiên cứu đầu tư nhiều tiền của và công sức để , , tìm ra giải pháp cho vấn đề này Ví dụ như tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế và sử dụng nguồn năng lượng hiện có hiệu quả và tiết kiệm Việc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế hiện đã có những kết quả ban đầu nhưng , chưa mang lại lợi ích kinh tế Tuy nhiên việc sử dụng năng lượng hiệu quả và , tiết kiệm lại đạt được nhiều thành tựu mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể
và cũng giúp hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường.
Trong quá trình sản xuất năng lượng và sử dụng năng lượng đều có tổn thất năng lượng cao và hiệu quả sử dụng thấp lãng phí còn nhiều Do đó , , hầu hết các quốc gia trên thế giới đã xây dựng và có cơ chế thích hợp để thực hiện chương trình sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm
Sử dụng điện năng kém hiệu quả cũng có nghĩa là đã tiêu phí một lượng vốn đầu tư khổng lồ cho việc mở rộng xây dựng cơ cấu nguồn phát một cách không cần thiết
Ví dụ sau cho thấy lợi ích đem lại từ việc thực hiện tiết kiệm điện năng :
Năm 1986 một đô la tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản được tạo ra , với mức điện năng ít hơn 36 so với 1 đô la tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ % Theo ước tính của cơ quan năng lượng Quốc tế khoảng cách này giữa Nhật ,
và Mỹ sẽ lên tới 45% vào năm 2000 Nếu như Mỹ đã từng sử dụng điện năng
có hiệu quả như Nhật Bản thì nước này đã có thể tiết kiệm được vào khoảng ,
Trang 40300 tỷ đô la một năm Giá trị này lớn gấp hai lần khoản thâm hụt ngân sách của nước Mỹ và lớn hơn ngân sách chi tiêu của chính phủ cho quân đội Mỹ Việc mở rộng cơ cấu nguồn phát trong hệ thống điện lực Mỹ tốn khoảng 60 tỷ USD một năm bao gồm cả đầu tư tư nhân và kinh phí trợ cấp của chính phủ liên bang Khoản vốn này lớn ngang với tổng đầu tư hàng năm cho tất cả các ngành công nghiệp sản xuất các đồ dùng lâu bền Nếu nước Mỹ
đã từng tiết kiệm ở mức tốc độ ngang với mức tốc độ tăng trưởng nhu cầu đối với các dịch vụ nước Mỹ đã có thể giành được gần gấp hai lần nguồn vốn sẵn ,
có đầu tư cho các ngành công nghiệp khác
1.3.2 Các chương trình DSM đã được triển khai ở một số nước trên thế giới:
1.3.2.1Bang Queensland, Australia:
Queensland được coi là Bang có hệ thống điện hiệu quả nhất ở Úc và đứng vào hàng có hiệu quả hệ thống điện cao trên thế giới Chính phủ đã nhận thức nhu cầu phải tiếp tục cải thiện hiệu quả kinh tế trong ngành công nghiệp điện để duy trì một ngành công nghiệp điện lực đứng vào hàng đầu về nghiệp
vụ Tuy nhiên chính phủ cũng hết sức chú ý tới vấn đề bảo tồn và nâng cao , hiệu quả sử dụng trong bang cho thấy tiềm năng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng còn tiềm tàng trong khả năng cải thiện các thị trường năng lượng và nâng cao các hoạt động quản lý năng lượng
Các sáng kiến nâng cao hiệu quả sản xuất và cung ứng điện năng:
- Về công tác quy hoạch chính phủ yêu cầu các quyết định đầu tư cơ sở hạ , tầng ngành điện lực do các hãng cung ứng đưa ra phải được thực hiện trên cơ
sở quy hoạch chi phí tối thiểu trong khuôn khổ thị trường điện năng
- Quy hoạch chi phí tối thiểu là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm kiếm nhận dạng các tổ hợp các phương án đầu tư nguồn lưới và sử dụng tiêu thụ