Trang 7 Mục đích của luận văn: Đề xuất được các tiêu chuẩn môi trường nước thải cho ngành dệt nhuộm phù hợp với điều kiện Việt Nam Đối tượng nghiên cứu: Các cơ sở dệt có nhuộm trong cả n
Trang 1Truờng Đại học Bách Khoa Hà Nội
Luận văn thạc sỹ khoa học kỹ thuật
đỏnh giỏ hiện trạng ngành cụng nghiệp dệt nhuộm và đề xuất xõy d ựng tiờu chuẩn mụi trường nước thải cho ngành dệt
nhu ộm ở Việt nam
MÃ SỐ: 60.85.06
Thịnh Thị Thương Thương
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Khánh
Hà Nội, tháng 11/2006
Trang 3I.1.4 Thực trạng nguyên phụ liệu cho ngành và tiềm năng phát triển 11 I.1.5 Tốc độ tăng trưởng, hiệu quả tăng trưởng, hiệu quả đầu tư, hiệu
quả sử dụng vốn
14
I.1.6 Thực trạng về trình độ kỹ thuật thiết bị, trình độ công nghệ, công
I.1.7 Mục tiêu và chiến lược phát triển của ngành đến 2010 22
I.2.2 Nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường 24 I.2.3 Nội dung và hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia 24 I.2.4 Ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia 26 I.2.5 Phương pháp xây dựng TCMT hiện nay trên thế giới và ở Việt
chương ii hiện trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và
vấn đề xây dựng tcmt nước thải ngành dệt nhuộm ở Việt Nam
30
II.1 Nguồn phát sinh nước thải trong CN dệt nhuộm 34
II.4 Một số phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm 44
II.4.3 Xử lý nước thải bằng quy trình phức hợp ở Công ty dệt Việt Thắng
Trang 4III.2 Hiện trạng đáp ứng TCMT về nước thải của một số ngành
III.3.2 Hiện trạng xây dựng TCMT đối với ngành dệt nhuộm 75
III.3.2.1 Tiêu chuẩn môi trường nước thải dệt nhuộm ở một số
III.3.2.2 Tiêu chuẩn MT nước thải dệt nhuộm ở Việt Nam 88
III.4 Những thuận lợi, khó khăn của ngành dệt nhuộm khi áp dụng
chương IV Đề xuất TCMT nước thải ngành dệt nhuộm phù
IV.4 Đề xuất TCMT nước thải phù hợp với điều kiện Việt Nam 96
IV.5 Đề xuất lộ trình áp dụng TCMT cho ngành công nghiệp dệt
tài liệu tham khảo
Trang 5Mở đầu
Dệt nhuộm là một ngành lớn và có truyền thống lâu đời ở Việt Nam Các tư liệu
về lịch sử Việt Nam cho thấy, ngành dệt đã hình thành từ thế kỷ thứ XII ở vùng châu thổ Sông Hồng Tại đây đã hình thành các vùng nuôi tằm ở Hưng Yên, Thái Bình Cây bông cũng được trồng tại các vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam
và một số tỉnh như Ninh Thuận, Đồng Nai Đến năm 1889, khi người Pháp tiến hành xây dựng khu công nghiệp dệt Nam Định mới đánh dấu sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp dệt tại Việt Nam Tuy nhiên, nó mới chỉ trở thành một ngành sản xuất quan trọng hơn chục năm nay và sự hoà nhập với thị trường thế giới cũng chậm hơn các nước khác trong khu vực khoảng 15 đến 20 năm Dù vậy, trong hơn 10 năm qua, xuất khẩu dệt may đã có những phát triển vượt bậc, trở thành ngành xuất khẩu quan trọng với kim ngạch luôn đứng thứ hai sau dầu thô
Các sản phẩm dệt may Việt Nam đã bước đầu tạo được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước Dệt may hiện đang sử dụng gần 5% lao động toàn quốc (hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp), tạo ra gần 10% GDP, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ 2(sau xuất khẩu dầu thô) và đóng góp hơn 16% trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước
Từ 01/01/2005, chế độ hạn ngạch dệt may đã được xoá bỏ với các nước thành viên WTO, tuy Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên của WTO song kim ngạch xuất khẩu dệt may trong năm 2005 vẫn đạt 4,83 tỷ USD Việt Nam hiện được xếp vào hàng thứ 18 trong số các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới Theo
đánh giá của các chuyên gia và các nhà nhập khẩu quốc tế, trong 5 năm tới, Việt Nam có thể vươn lên trong nhóm 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới Bên cạnh những nhân tố tích cực mà ngành dệt nhuộm mang lại, vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất của ngành dệt cũng rất đáng báo động Do
đặc thù sử dụng nhiều nước, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước cao nên việc
xử lý ô nhiễm cũng như giảm thiểu các tác động tới môi trường và hệ sinh thái
đang là vấn đề nan giải và tìm hướng giải quyết đúng đắn từ phía các doanh
Trang 6Hiện tại, hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đang áp dụng chung cho tất cả các ngành Điều này dẫn đến một vấn đề là áp dụng rất khác nhau cho các ngành sản xuất do công nghệ sản xuất khác nhau, chất thải cũng khác nhau, do vậy chính hệ thống tiêu chuẩn chung này đã gây ra việc khó khăn khi áp dụng các tiêu chuẩn thải cho các ngành sản xuất khác nhau
Mỗi ngành công nghiệp có đặc thù sản xuất và công nghệ riêng, do đó TCMT cần được áp dụng riêng đối với từng ngành công nghiệp Nếu tiêu chuẩn môi trường quá thiên về tham vọng bảo vệ môi trường hoặc không thực tế đối với tình hình đất nước ta thì việc áp dụng tiêu chuẩn không khả thi, tăng giá thành sản phẩm và gây khó khăn cho các doanh nghiệp Trong tương lai sức ép thực thi tiêu chuẩn môi truờng và các quy định bảo vệ môi truờng có xu hướng tăng lên Sức
ép này sẽ không chỉ đến từ các nhà máy quản lý, chính quyền địa phương nơi nhà máy, cơ sở sản xuất hoạt động mà còn đến từ chính người tiêu dùng sản phẩm của nhà máy, cơ sở sản xuất đó vì khi xã hội phát triển người tiêu dùng sẽ hướng tới những sản phẩm thân thiện môi trường và được dán nhãn mác sinh thái Ngành dệt cũng không nằm ngoài quy luật trên Việc đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn áp dụng riêng cho ngành dệt đang là vấn đề cấp bách và cần làm ngay của các nhà quản lý, các nhà chính sách và Trung tâm ban hành tiêu chuẩn chất lượng Nội dung của đề tài này sẽ đưa ra một bức tranh tổng quát về hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường nước của ngành Dệt ở Việt Nam Bên cạnh đó, cũng sẽ nêu lên mức độ đáp ứng tiêu chuẩn môi trường hiện tại, cũng như tham khảo các tiêu chuẩn môi truờng, các công cụ quản lý và những bất cập, khó khăn khi thực hiện các hệ thống này trong các doanh nghiệp dệt nhuộm Từ các kết quả này, sẽ đề xuất dự thảo tiêu chuẩn khung có thể áp dụng trong ngành dệt nhuộm của Việt Nam cũng như lộ trình áp dụng Như vậy, việc tham khảo dự thảo khung này có thể giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các chuyên gia ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường có thêm tài liệu để xem xét trong quá trình xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế tại các cơ sở dệt nhuộm trong cả nước
Trang 7Mục đích của luận văn:
Đề xuất được các tiêu chuẩn môi trường nước thải cho ngành dệt nhuộm phù hợp với điều kiện Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu:
Các cơ sở dệt có nhuộm trong cả nước ở các quy mô nhỏ, vừa, và lớn
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong bài luận văn bao gồm:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Tác giả tiến hành khảo sát thực địa
tại một số công ty dệt nhuộm ở phía Bắc, xin số liệu về hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường, mức độ đáp ứng tiêu chuẩn môi truờng hiện hành và ý kiến về việc đề xuất tiêu chuẩn cho ngành dệt nhuộm
- Phương pháp hồi cứu: tác giả tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu có chọn
lọc các thông tin liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn môi trường bằng nhiều hình thức: gửi phiếu điều tra xin ý kiến đến một số công ty dệt nhuộm, thu thập các thông tin có sẵn từ một số báo cáo trước, thu thập tài liệu trên mạng internet, từ các cơ quan quản lý trong nước,
- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá: Kết hợp với các phương pháp
điều tra khảo sát thực địa, phương pháp hồi cứu, tác giả đã tiến hành phân tích các số liệu về chất lượng môi trường, về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường hiện hành, so sánh với các tiêu chuẩn của một số quốc gia trên thế giới,
đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn chung của ngành dệt nhuộm Việt Nam
- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở thu thập các số liệu đã có, tổng hợp lại và
đưa ra nhận xét, từ đó đề xuất nên các tiêu chuẩn môi trường phù hợp
Trang 8Nội dung chính của luận văn:
Bản luận văn bao gồm 4 chương, không kể phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, và các bảng biểu phụ lục Gồm:
- Chương I: Tổng quan
- Chương II: Hiện trạng môi trường nước và một số phương pháp xử lý nước thải
- Chương III: Hiện trạng đáp ứng TCMT và vấn đề xây dựng TCMT nước thải ở Việt Nam
- Chương IV: Đề xuất xây dựng tiêu chuẩn môi trường nước thải ngành dệt nhuộm
Trang 9Chương I
Tổng quan
I.1 Hiện trạng sản xuất ngành dệt nhuộm Việt Nam
Dệt nhuộm ở Việt Nam là một ngành lớn, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tạo ra giá trị xuất khẩu to lớn chỉ sau dầu thô Các sản phẩm của ngành dệt nhuộm rất phong phú và đa dạng phục vụ cho đời sống con người
I.1.1 Năng lực sản xuất
Theo số liệu của Tổng công ty dệt may Việt Nam, tới 31/12/2004 qui mô, năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam nói chung và Tập đoàn dệt may (VINATEX) nói riêng cụ thể như sau:
a Đối với ngành dệt Việt Nam:
Hiện có khoảng gần 2000 doanh nghiệp dệt may trên toàn quốc, trong đó quốc doanh là 307 doanh nghiệp, ngoài quốc doanh là 1.170, và FDI là 470 Số lượng lao động làm việc trong ngành dệt khá lớn, khoảng 2.000.000 lao động, trong đó các nhà máy, công ty công nghiệp chiếm khoảng 1.050.000 người, còn lại làm trong các cơ sở nhỏ, làng nghề, lao động thời vụ Ngành sản xuất dệt may tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 29.144 tỷ đồng (chiếm 10% công nghiệp chế biến) và xuất khẩu 4.386 triệu USD chiếm 16,5% xuất khẩu cả nước[1]
Năng lực sản xuất của ngành dệt hàng năm trung bình như sau:
Vải: 700 triệu m2 Khăn xuất khẩu: 30.000 tấn May công nghiệp: 1 tỷ sản phẩm
Về quy mô và năng lực ngành:
- Chế biến bông: hiện có 7 nhà máy cán bông với tổng công suất khoảng 60.000
tấn bông hạt/năm (20.000 tấn bông nguyên liệu/năm);
Trang 10- Sản xuất xơ sợi tổng hợp: đang triển khai dự án sản xuất xơ sợi polyester với
tổng công suất 140.000 tấn/năm;
- Kéo sợi: có khoảng 100 nhà máy với 2,2 triệu cọc sợi và 15.000 rotor, tổng
công suất khoảng 300.000 tấn sợi/năm (quy sợi Ne30)
- Sản xuất vải dệt thoi: có 305 nhà máy và hàng ngàn hộ gia đình với khoảng
16.750 máy dệt vải và dệt khăn bông các loại, trong đó máy dệt không thoi đời mới có khoảng 6.800 máy (chiếm 40,6%) Tổng công suất khoảng 680 triệu m2
vải và 38.000 tấn khăn/năm
- Sản xuất vải dệt kim: có 86 nhà máy và hàng ngàn hộ gia đình với khoảng
3.700 máy dệt kim tròn và 500 máy dệt kim phẳng Tổng công suất khoảng 300.000 tấn/năm;
+ Sản xuất vải không dệt : Có 5 nhà máy sản xuất tấm xơ và 2 nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật Tổng công suất 5.000 tấn/năm;
+ May : có 1417 doanh nghiệp với 771.447 máy may các loại, với năng lực 2.150 triệu sản phẩm (quy sơ mi tiêu chuẩn), (Theo thống kê, sử dụng 902.000 lao
động, nếu tính bình quân sản xuất theo chế độ hành chính, 300 ngày/năm thì năng suất có gần 8 sơ mi/người/ca)
- Sản xuất nguyên phụ liệu:
- 8 doanh nghiệp sản xuất chỉ khâu với tổng công suất khoảng 3.000 tấn/năm;
- 3 doanh nghiệp sản xuất mếch với tổng công suất khoảng 10-12 triệu m/năm;
- 3 doanh nghiệp sản xuất khoá kéo với tổng công suất khoảng 60-65 triệu m/năm;
- 7 doanh nghiệp sản xuất cúc với tổng công suất khoảng 650-750 triệu chiếc/năm;
- 5 doanh nghiệp sản xuất bông tấm với tổng công suất 33 triệu Yard/năm
- Ngoài ra còn có khoảng 100-120 triệu nhãn, 20-25 triệu băng chun
b Tập đoàn dệt may Việt Nam - VINATEX
Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) là một tổ chức lớn trong đó tập trung nhiều doanh nghiệp dệt may lớn trong cả nước Theo số liệu thống kê, đến năm
Trang 112003 tập đoàn dệt may có khoảng 1.031 doanh nghiệp với khoảng 105.000 lao
động, chiếm 10% lao động trong các doanh nghiệp dệt may toàn ngành, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp là 9.426 tỷ đồng, chiếm 32% toàn ngành và xuất khẩu khoảng 1.033 triệu USD (chiếm 23,6% xuất khẩu toàn ngành)
Năng lực sản xuất của tập đoàn dệt may Việt Nam như sau:
Bông: 14.000 tấn (95% sản lượng toàn ngành)
Sợi: 110.000 tấn (50% toàn ngành)
Vải: 180 triệu m2 (25,7 % toàn ngành)
Khăn 8.000 tấn (20% toàn ngành)
May công nghiệp: 200 triệu sản phẩm (20% sản lượng toàn ngành)
- Lợi nhuận luỹ kế 10 năm: 510 tỷ đồng
- Nộp ngân sách 10 năm: 1.768 tỷ đồng
I.1.2 Phân loại các doanh nghiệp dệt may
Ngành dệt may Việt Nam xuất phát từ một số làng nghề và một số thành phố lớn
có đặc điểm chung là bám sát các nguồn cung cấp nguyên liệu, các thị trường lớn, các đầu mối giao thông buôn bán, thu hút lao động hình thành nên các khu dân cư tập trung sầm uất
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam tính đến cuối năm 2004, toàn ngành có 1.951 doanh nghiệp Phân bố như sau:
1 Phân loại theo vị trí địa lý
Tại miền Bắc: có 405 doanh nghiệp
(chiếm 20,8% số doanh nghiệp toàn
ngành); các doanh nghiệp dệt may tập
trung chủ yếu ở Hà Nội:157 doanh nghiệp
(chiếm 8,0%); khu vực phụ cận Hà Nội và
tam giác kinh tế trọng điểm như Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh có 135 doanh nghiệp (chiếm 6,9%); Khu vực Nam Định và các tỉnh phụ cận như Hà
Các doanh nghiệp dệt may VN phân bố theo vị trí địa lý
Miền bắc 20,8%
Miền nam 74,0%
Miền trung 5,3% Miền bắc Miền trung Miền nam
Trang 12Nam, Thái Bình, Ninh Bình có 71 doanh nghiệp (chiếm 3,6%); khu vực Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Tuyên Quang có 32 doanh nghiệp (chiếm 1,6%)
Tại miền Trung: có 103 doanh nghiệp (chiếm 5,3% số doanh nghiệp toàn ngành)
tập trung chủ yếu tại Đà Nẵng, Khánh Hoà, Lâm Đồng,Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
Tại miền Nam: có 1.443 doanh nghiệp (chiếm 73,9% số doanh nghiệp toàn
ngành); tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh với 1.090 doanh nghiệp (chiếm 55,9%); tiếp theo là khu vực phụ cận thành phố HCM bao gồm các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu có 293 doanh nghiệp (chiếm 15%); tiếp đến là khu vực sông Tiền, sông Hậu gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ có 22 doanh nghiệp (chiếm 1,1%); Các tỉnh khác số lượng không đáng kể
2 Phân loại theo nguồn sở hữu:
Có doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp ngoài nhà nước (hay ngoài quốc
doanh), doanh nghiệp FDI (đầu tư nước
ngoài)
- Doanh nghiệp nhà nước: 307 doanh
nghiệp (chiếm 15,7%)
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1.172
doanh nghiệp (chiếm 60%)
- Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài : 472 doanh nghiệp (chiếm 24,2%)
Theo Tổng cục thống kê, năng lực sản xuất một số mặt hàng ngành dệt may phân theo khu vực sản xuất như trên bảng 1.1
Bảng 1.1 Phân bố sản phẩm dệt may theo nguồn sở hữu
%
DN nhà nước, %
DN ngoài nhà nước, %
DN ngoài NN 60,1%
DN FDI 24,2%
DNNN DN ngoài NN DN FDI
Trang 132 S¶n xuÊt v¶i lôa 39,1 33,1 27,8 100
H×nh 1.1 Ph©n bè n¨ng lùc s¶n xuÊt theo lo¹i h×nh s¶n phÈm dÖt may
N¨ng lùc s¶n xuÊt may cña
dÖt may VN ph©n theo khu vùc
DNNN 22,6%
DN ngoµi NN 42,0%
DN FDI
35,4%
DNNN DN ngoµi NN DN FDI
N¨ng lùc s.xuÊt kh¨n b«ng cña dÖt may VN ph©n theo khu vùc
DNNN 32%
DN FDI 7%
DN ngoµi NN 61%
DNNN DN ngoµi NN DN FDI
N¨ng lùc s¶n xuÊt len ®an cña
dÖt may VN ph©n theo khu vùc
DNNN 63%
DN ngaßi NN 21,7%
DN FDI 40,0%
DNNN DN ngaßi NN DN FDI
N¨ng lùc s¶n xuÊt v¶i lôa cña dÖt may VN ph©n theo khu vùc
DNNN 33,1%
DN ngaßi NN 27,8%
DN FDI 39,1%
DNNN DN ngaßi NN DN FDI
N¨ng lùc s¶n xuÊt sîi cña
dÖt may VN ph©n theo khu vùc
DNNN 40%
DN FDI
2%
DNNN DN ngoµi NN DN FDI
Trang 143 Phân loại theo nhóm sản phẩm:
- Sản xuất nguyên liệu và kéo
sợi : 83 doanh nghiệp (4,3%)
- Sản xuất dệt và hoàn tất
: 339 doanh nghiệp (17,4%)
- Sản xuất may mặc
: 1.265 doanh nghiệp (64.8%)
- Sản xuất phụ trợ, phụ liệu : 32 doanh nghiệp (1,6%)
- Hoạt động thương mại dịch vụ : 232 doanh nghiệp (11,9%)
4 Phân loại theo vốn điều lệ của các doanh nghiệp dệt may
Qua thống kê vốn sở hữu cuả 434 doanh
nghiệp cho thấy:
- Các doanh nghiệp có vốn điều lệ > 5 tỷ
- Các doanh nghiệp có vốn điều lệ < 500 triệu VNĐ: 79 doanh nghiệp (18,2% )
I.1.3 Thị trường tiêu thụ hàng dệt may
Dệt may Việt Nam có thị trường tiêu thụ sản phẩm rất rộng lớn, cả ở trong nước lẫn nước ngoài
Đối với thị trường trong nước Có thể chia thành: thị truờng nông thôn và thị
trường thành thị
- Thị trường nông thôn: yêu cầu sản phẩm bền, chắc; giá rẻ, phục vụ tại chỗ
Các doanh nghiệp dệt may VN phân theo vốn điều lệ
<500 tr.Đ 18,2%
500tr-1 tỷĐ 16,8%
>5 tỷ Đ 24,9%
1 tỷ-5 tỷ Đ 40,1%
Doanh nghiệp VN phân theo nhóm sản phẩm
Sợi; 4,30% Dệt và hoàn tất; 17,40%
May; 64,80%
Phụ trợ, phụ liệu; 1,60%
Thương mại, dịch vụ;
11,90%
Trang 15- Thị trường thành thị: Gồm các thành phố, thị xã, các trung tâm công nghiệp trong cả nước Sản phẩm dệt - may ở thị trường này đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã phong phú, hợp thị hiếu từng địa phương, từng mùa Đặc biệt quan tâm tới số lượng nữ, thanh niên, đồng phục cho trẻ em, đồng phục cho các doanh nghiệp, các ngành v.v
Theo thống kê của VINATEX, gần đây nhu cầu mua sắm nội địa đối với mặt hàng vải vóc, quần áo của dân cư đang tăng mạnh Các nhà sản xuất ước lượng nhu cầu tiêu dùng vải của mỗi người dân VN trung bình là 9-10m/người/năm Nhiều công ty dệt may trước kia chỉ chú trọng vào xuất khẩu thì bây giờ đã tập trung nhiều vào thị trường trong nước và thu được nhiều thành công Tính đến 31/12/2004, tổng doanh thu ngành dệt may Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD nội địa và kim ngạch xuất khẩu đạt 4,386 tỷ USD
Đối với thị trường xuất khẩu :
Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước Hàng công nghiệp dệt may đã và đang thâm nhập vào thị trường thế giới và luôn trong tốp dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước
Trong giai đoạn từ 31/12/2000 đến 31/12/2004, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng 119,3% tương đương mức tăng bình quân 29,83%/năm; Sản xuất sợi tăng 158,8% tương đương mức tăng bình quân 39,7%/năm; Sản xuất vải tăng 130,3% tương đương mức tăng bình quân 32,58%/năm; Sản xuất may tăng 150,0% tương
đương mức tăng bình quân 37,5%/năm Tuy vậy, tỷ trọng xuất FOB trong tổng KNXK của ngành dệt may Việt Nam mới chỉ tăng từ 20% năm 2000 lên 30% năm 2004, tỉ lệ giá trị nguyên phụ liệu nội địa trong giá trị của sản phẩm dệt may
xuất khẩu mới đạt 31,5% Vải của các doanh nghiệp dệt chủ yếu tiêu thụ tại thị
trường trong nước, vải xuất khẩu và phục vụ xuất khẩu chỉ chiếm 32%
Thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam chủ yếu là: Mỹ, Nhật, EU, ngoài ra còn một số thị trường khác như: Australia, Nam Mỹ, Châu Phi, SNG và Đông
Âu, nhưng số lượng và thị phần còn nhỏ bé, không đáng kể Tuy nhiên, đây
Trang 16Biểu đồ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
tại một số thị trường chủ yếu
0 500
I.1.4 Thực trạng nguyên phụ liệu cho ngành và tiềm năng phát triển
Nguyên vật liệu cho ngành dệt nhuộm chủ yếu gồm: bông, tơ tằm, xơ, sợi tổng hợp,
Bảng I.2 Nhu cầu và tình hình cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt
may năm 2004
xuất
Nhập khẩu
Trang 175.Ch ỉ may 1000 tấn 3,5 1,5 5,0 30%
Nguồn : Vinatex & niên giám thống kê 2004
Bảng I.3 Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu ngành dệt may giai đoạn
242.6
325.1
402.3
518.5
90.4
115.4
111.6
105.4
190.2
Xơ dệt Triệu USD
89.1
119.1
119.0
158.7
194.1
Sợi dệt Triệu USD
237.3
228.4
272.6
317.5
338.8
Phụ liệu may Triệu USD
917.4
1,036.2
1,069.3
1,264.9
1,432.84
Vải các loại Triệu USD
761.3
880.2
1,523.1
1,805.4
1,926.7
Cộng (chưa
kể hoá chất,
thuốc nhuộm) Triệu USD
2,283.7
2,621.9
3,420.7
4,054.2
4,601.1 Xuất khẩu
1,891.9
1,975.4
2,732.0
3,609.1
4,385.6
Nguồn : Niên giám thống kê năm 2004
Tiềm năng phát triển nguyên phụ liệu cho ngành
Việt Nam là nước nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông
Trang 18giao thông vận tải, phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp dệt may nói riêng
Đây là khu vực được đánh giá là năng động nhất của thế giới vào cuối thế kỷ XX
và đầu thế kỷ XXI
Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam như bông, xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm vẫn phải nhập khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam và hạn chế tính chủ động trong sản xuất của các doanh nghiệp dệt Ngành dệt may Việt Nam sẽ vẫn phải tiếp tục phụ thuộc vào nguyên phụ liệu, hoá chất thuốc nhuộm, máy móc, phụ tùng, cơ kiện nhập khẩu Nếu không được cải thiện, đây sẽ là những khó khăn làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới
I.1.5 Tốc độ tăng trưởng, hiệu quả tăng trưởng, hiệu quả đầu tư, hiệu quả
sử dụng vốn
1 Về tốc độ tăng trường dệt may: trong giai đoạn từ 1997 (Năm xây dựng tổng
thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt ngày 04/9/1998 theo Quyết định số 161/1998/QĐ-TTg) đến 2004, tốc độ tăng trưởng dệt may trung bình đạt gần 15%/năm
Một số chỉ tiêu tăng trưởng toàn ngành dệt may từ 1997 đến 2004 được giới thiệu trong bảng 1.4
244.596
256.272
273.666
292.535
313.247
336.242
362.092
Tăng trưởng
GDP (%) 8,15% 5,76% 4,77% 6,79% 6,89% 7,08% 7,34% 7,69% Giá trị
SXCN
134.420
151.223
168.749
198.326
227.342
261.092
305.080
354.030
Tăng trưởng
GTSXCN(%) 13,82% 12,50% 11,59% 17,53% 14,63% 14,85% 16,85% 16,04%
Trang 19Công nghiệp
chế biến
107.662
120.666
133.702
158.098
183.542
213.697
252.886
293.619
Tăng trưởng
CNCB (%) 13,58% 12,08% 10,80% 18,25% 16,09% 16,43% 18,34% 16,11% Ngành dệt
may
11.587
13.033
13.606
16.089
17.503
20.520
24.680
29.124
CN chế biến 10,76% 10,80% 10,18% 10,18% 9,54% 9,60% 9,76% 9,92%
Nguồn : Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2004
2 Về hiệu quả đầu tư
a Ngành dệt may giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: Nguyên
nhân do ngành dệt may Việt Nam có lượng lớn các doanh nghiệp dệt may (gần
2000 doanh nghiệp), do vậy tạo ra rất nhiều việc làm cho xã hội và tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp lớn
b Trong giai đoạn 2001-2005 (giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển ngành
dệt may VN đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số
55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001) ngành dệt may có mức tăng trưởng đáng kể:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân: 16%/ năm
- Kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng hơn hai lần so với năm 2000
Trang 20- Năng lực kéo sợi tăng hơn hai lần( 220.000 tấn), sản lượng và chất lượng vải dệt kim tăng khá, nhưng sản lượng bông xơ và vải dệt thoi tăng rất thấp dẫn
đến tỷ lệ nội địa hoá đạt thấp (khoảng 30%)
- Tạo thêm khoảng 400.000 việc làm
c Về hiệu quả sử dụng vốn
So với các ngành khác, công nghiệp dệt may Việt Nam là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, công nghệ không quá phức tạp, suất đầu tư thấp, thu hồi vốn tương đối nhanh rất phù hợp với tổ chức quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam Ngành Dệt may là ngành công nghiệp cấu thành từ nhiều đơn vị sản xuất hợp nhất trong một quy mô chung Thực trạng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
đều ở quy mô nhỏ và vừa So với các ngành công nghiệp khác đặc biệt là công nghiệp nặng, ngành dệt may có mức đầu tư thấp hơn nhiều lần, chỉ bằng 1/10 so với ngành điện, 1/15 so với ngành cơ khí và 1/20 so với ngành luyện kim
So sánh ngay trong ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, để tạo ra một chỗ làm việc mới, công nghiệp dệt cần đầu tư khoảng 15.000 USD, công nghiệp may chỉ cần đầu tư khoảng 1.000 USD, trong khi đó suất đầu tư của ngành giấy
là gần 30.000 USD
Bên cạnh đó, do đặc thù ngành là sản xuất hàng tiêu dùng gắn liền với yếu tố thời trang, mẫu mốt theo thời gian nên thời hạn thu hồi vốn đầu tư của ngành dệt may cũng thấp hơn nhiều so với các ngành công nghiệp khác Thông thường, thời gian thu hồi vốn đối với ngành dệt là từ 12-15 năm, ngành may là từ 5-7 năm, trong khi đó một số ngành công nghiệp khác thời gian thu hồi vốn trên 15 năm, thậm chí là hàng chục năm như công nghiệp thép chẳng hạn
Xu hướng dịch chuyển ngành dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển là nơi có ưu thế cạnh tranh về lực lượng lao động và giá nhân công đã
và đang tạo cho Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển ngành công nghiệp này Là nước đi sau, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc kế thừa các thành tựu của các nước công nghiệp phát triển
Những yếu tố thuận lợi về nhân công rẻ, các ưu đãi trong đầu tư và vấn đề gia nhập WTO của Việt Nam đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài
Trang 21I.1.6 Thực trạng về trình độ kỹ thuật của thiết bị, trình độ công nghệ, công tác đo lường và chất lượng sản phẩm
1 Trình độ kỹ thuật của thiết bị, công nghệ
Theo số liệu của Bộ Công nghiệp cho thấy, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất công nghiệp chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm
Đối với ngành dệt may, 45% thiết bị máy móc cần phải đầu tư nâng cấp và 40% cần thay thế Đáng buồn hơn, mũi nhọn công nghiệp là cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất
30-Theo báo cáo đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành qua khảo sát tại một số cơ sở cho thấy kết quả như sau:
được đầu tư vào năm 2001 có trình độ công nghệ thuộc nhóm hiện đại nhất trên thế giới hiện nay
- 11% thiết bị đã được sử dụng từ 5-10 năm, được đầu tư từ Tây Âu, Nhật Bản hoặc ấn Độ và Trung Quốc Thiết bị trong tình trạng tương đối tốt, tuy nhiên có
sự chênh lệch lớn trong quản lý công nghệ và khai thác giữa các doanh nghiệp
- 33% thiết bị đã được sử dụng 10 đến 20 năm, chất lượng trung bình và tuỳ thuộc nhiều vào trình độ quản lý sử dụng của doanh nghiệp
- 46% thiết bị đã được sử dụng trên 20 năm, chất lượng đã xuống cấp nghiêm trọng, ngoại trừ tại một vài doanh nghiệp có quản lý tu sửa tốt
Ngành dệt thoi:
Kết quả khảo sát cho thấy thiết bị dệt có thoi vẫn chiếm đa số và trình độ công
Trang 22bình Do đó, hầu hết vải dệt thoi trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu làm hàng xuất khẩu Cụ thể như sau:
- Tập đoàn Dệt may Việt Nam có 12 doanh nghiệp dệt thoi với trên 4.800 máy dệt, trong đó máy dệt có thoi cũ chiếm đến trên 3000 máy(62%) Số máy dệt không thoi có trình độ công nghệ tiên tiến, trang bị tự động điện tử, do các nước Tây Âu và Nhật Bản sản xuất từ năm 2000 trở lại chỉ chiếm khoảng 10% Còn lại
là máy dệt không thoi có trình độ công nghệ trung bình trang bị tự động kết hợp cơ điện
- Ngành dệt thoi quốc doanh địa phương với khoảng trên 1000 máy dệt, trong
đó khoảng 48% là máy dệt không thoi có trình độ công nghệ trung bình
- Có 6 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài quy mô trung bình và lớn đầu tư vào ngành dệt thoi, trang bị khoảng 2.700 máy dệt không thoi, trong đó 50% là thiết
bị có trình độ tiên tiến và được quản lý tốt
- Khu vực tư nhân có 6 doanh nghiệp với khoảng trên 1.100 máy dệt trong đó chỉ có 15% số máy là dệt không thoi có trình độ công nghệ trung bình, còn lại là máy dệt thoi Hàn Quốc và Đài Loan có trình độ trung bình Ngoài ra, có trên 10 hợp tác xã làng nghề với khoảng 6.000 khung dệt thoi sắt và gỗ có trình độ công nghệ thấp sản xuất khăn, vải tơ tằm và cấc loại vải thấp cấp
Đặc điểm nổi bật về sản phẩm vải dệt thoi của Việt Nam là:
- Sản lượng còn thấp, chủng loại mặt hàng chưa đa dạng, chất lượng thấp và không ổn định về độ đồng đều màu và độ bền màu của vải nhuộm, giá cả không cạnh tranh, khâu tiếp thị lưu thông phân phối còn yếu kém nên phần lớn chỉ tiêu thụ được ở thị trường trong nước
- Vải dệt thoi xuất khẩu và cung cấp cho may xuất khẩu còn thấp (khoảng 14%) Những yếu kém này làm giảm hiệu quả đầu tư, kéo dài thời gian thu hồi vốn và trả nợ vay ngân hàng
13 Thứ ba là ngoài việc còn tồn tại một lượng lớn các thiết bị quá lạc hậu, là việc thiếu kỹ năng kỹ thuật chuyên môn ngành dệt như vấn đề quản lý kỹ thuật, công tác phát triển mặt hàng mới chưa được chú trọng, chưa tạo ra bước đột phá về chất lượng vải dệt
Trang 23 Ngành dệt kim:
Trình độ công nghệ đánh giá chung ở mức trung bình khá, nguyên do có tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 12% và là một trong các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu
đi Mỹ, cụ thể như sau:
- Tập đoàn Dệt may Việt Nam có khoảng 370 máy dệt kim tròn, 140 máy dệt
cổ và 30 dệt kim bằng với đa số có trình độ trung bình do các nước châu á sản xuất Thiết bị tiên tiến sản xuất sau năm 2000 với khả năng tự động hoá cao chỉ chiếm 4-5%
- Các doanh nghiệp dệt quốc doanh khác có khoảng 50 máy dệt kim tròn, 82 dệt kim bằng với trình độ công nghệ trung bình
- Khu vực tư nhân đã đầu tư khá lớn vào ngành dệt kim với trên 20 doanh nghiệp quy mô trung bình và lớn với trên 450 máy dệt kim tròn và 80 dệt kim bằng trong đó có khá nhiều thiết bị mới của Đức, Nhật Bản có tự động hoá thay
đổi kiểu dệt (có trang bị bộ phận jacquard điện tử và cài đặt Lycra )
- Ngoài ra, còn có hàng ngàn hộ sản xuất cá thể tập trung ở các quận Gò Vấp, Tân Bình, Quận 6, Quận 11 tại Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 5000 thiết bị các loại có trình độ công nghệ trung bình và khá
- Khu vực đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào ngành đan len với khoảng 5.000 thiết bị có trình độ trung bình Gần đây, một số công ty Đài Loan và Hàn Quốc đang đầu tư sản xuất vải dệt kim với quy mô khá lớn với thiết bị có trình độ khá
Ngành nhuộm và Hoàn tất
Trình độ công nghệ đánh giá chung ở mức trung bình khá, cụ thể như sau:
- Tập đoàn Dệt may Việt Nam có 17 nhà máy nhuộm và hoàn tất, trong đó thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến và được đầu tư trong vòng 5 năm nay chiếm khoảng 20% (tính trên sản lượng vải sản xuất) Trong đó, phải kể đến dây chuyền Benninger, Kuster và Monfort tại nhà máy nhuộm Yên Mỹ; dây chuyền
in hoa và thiết kế mẫu hoa của Buser, Stork tại công ty Dệt Thắng Lợi ; dây chuyền tiền xử lý và nhuộm liên tục của Brugman, Monfort tại công ty Dệt Việt
Trang 24hiện đại của Italy, Đức và Nhật; còn lại đa số là các thiết bị hoàn tất liên tục của Nhật, Trung Quốc đã được trang bị trên 5 đến 10 năm có trình độ công nghệ trung bình và các thiết bị gián đoạn của các nước châu á như Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc có trình độ trung bình
- Đối với các doanh nghiệp quốc doanh khác, tại Công ty X28 có dây chuyền hoàn tất liên tục vải len và vải bông với thiết bị Châu Âu có trình độ tiên tiến, ngoài ra hầu hết là dây chuyền khá cũ hoặc có trình độ trung bình
- Một điểm cần được quan tâm là hầu hết các dây chuyền hoàn tất liên tục, kể cả những dây chuyền hiện đại mới đầu tư của các doanh nghiệp quốc doanh đều chưa được quản lý và khai thác công nghệ tương xứng với tính năng thiết bị Và
có lẽ đây là điểm yếu nhất của ngành dệt quốc doanh Việt Nam
- Khu vực tư nhân có năng lực nhuộm hoàn tất khá lớn, tuy nhiên, chủ yếu chỉ tập trung vào vải dệt kim và vải dệt thoi tổng hợp với thiết bị gián đoạn có trình
độ công nghệ trung bình, nhưng được khai thác khá hiệu quả
- Khu vực đầu tư nước ngoài có năng lực nhuộm và hoàn tất khá lớn, trình độ công nghệ trung bình khá và được khai thác đạt hiệu quả tốt Cụ thể như sau: các dây chuyền tiền xử lý Kyoto (Nhật Bản), nhuộm Kuster tại Công ty Pangrim và Công ty Choong Nam Việt Nam, tuy thiết bị đã sử dụng trên 10 năm và có trình
độ công nghệ trung bình nhưng đã được khai thác có hiệu quả tốt Các dây chuyền nhuộm và hoàn tất gián đoạn tại Công ty Formosa, Taffeta và Công ty Hualon với hâù hết là thiết bị mới đầu tư trong phạm vi 5-7 năm có trình độ công nghệ khá và khai thác có hiệu quả Ngoài ra còn phải kể đến dây chuyền hoàn tất dệt kim của Công ty Shing Viet với đa số thiết bị cũ đã sử dụng khoảng 10 năm
và dây chuyền in hoa và hoàn tất khăn của Dona Bochang với thiết bị cũ nhưng
đạt kết quả chất lượng sản phẩm tốt Gần đây, Công ty Hansoll Việt Nam đã đầu tư dây chuyền hoàn tất vải dệt kim có công suất đến 18.000 tấn/năm với thiết bị
và công nghệ hiện đại
Ngành may mặc:
Ngành may mặc Việt Nam phát triển khá nhanh trong 15 năm nay, đặc biệt là trong 5 năm gần đây cùng với việc mở cửa thị trường Hoa Kỳ Trình độ công
Trang 25nghệ ngành may Việt Nam không cách xa với mức tiên tiến trên thế giới Trình
độ công nghệ trong ngành may có thể phân làm các nhóm sau:
- Nhóm 1: Trình độ tiên tiến Các xưởng may sử dụng CAD, CAM trong khâu
thiết kế kỹ thuật và giác sơ đồ Có hoặc không sử dụng phần mềm trong sáng tác sản phẩm Tỷ lệ sử dụng các thiết bị may, cắt, vận chuyển nội chuyền, thiết bị, thiết bị hoàn tất chuyên dùng và có trang bị tự động và điện tử khá cao Có sử dụng một số phần mềm trong quản lý sản xuất và tiêu thụ
- Nhóm 2: Trình độ trung bình khá Có sử dụng một phần CAD, CAM trong khâu
thiết kế kỹ thuật và sơ đồ Có sử dụng một phần các thiết bị chuyên dùng và trang bị điện tử trong dây chuyền cắt, may và hoàn tất Có sử dụng một phần hoặc chưa sử dụng phần mềm trong quản lý
- Nhóm 3: Trình độ thấp và trung bình Thiết bị thông thường Chưa sử dụng phần
mềm quản lý và thiết kế
Hiện tại, toàn ngành có 1446 doanh nghiệp may với khoảng 750.000 máy may các loại và trình độ công nghệ đánh giá chung là khá Cụ thể như sau:
- Tập đoàn Dệt may Việt Nam có 126 xưởng may với 78.000 thiết bị may cắt và
hoàn tất các loại, trong đó các xưởng nhóm 1 chiếm 20%, xưởng nhóm 2 chiếm 70% và xưởng nhóm 3 chiếm 10% Một số xưởng thuộc các Công ty May Việt Tiến, Công ty may Nhà Bè, Công ty May Đức Giang, Công ty May Phương
Đông đã có sử dụng phần mềm sáng tác mẫu và thiết bị cắt vải Robot của Mỹ,
Đức Ngoài ra còn có khoảng 200 xưởng may thuộc doanh nghiệp nhà nước khác
có trình độ đa số thuộc nhóm 2 và 3
- Khu vực tư nhân: Có khoảng 850 xưởng may với khoảng 350.000 thiết bị và
trình độ công nghệ đa số thuộc nhóm 2 và 3
- Khu vực đầu tư nước ngoài có gần 400 xưởng may với trên 200.000 thiết bị có
trình độ công nghệ hầu hết thuộc nhóm 1 và nhóm 2 Một số xưởng thuộc các Công ty như: Công ty Esquel, Công ty Chutex, Công ty Hansoll, Công ty Namyang, Công ty Shing Viet, Công ty Scavi đã được khảo sát cho thấy dây chuyền sử dụng hầu hết là thiết bị chuyên dùng có trình độ tự động hoá cao và áp dụng phổ biến các phần mềm quản lý và thiết kế kỹ thuật
Trang 26I.1.7 Mục tiêu và chiến lược phát triển của ngành đến 2010
Trước những cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may, Hiệp Hội dệt may Việt nam và Tổng Công ty Dệt May Việt nam đã xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may Việt nam đến năm 2010 Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt nam được xây dựng căn cứ theo quy hoạch phát triển dệt may Việt nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 161/1998/QĐ-TTg, ngày 04/9/1998 và mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội, đặc biệt là chiến lược xuất khẩu của Chính phủ trong vòng 5 năm và 10 năm tới Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg, ngày 23/4/2001
Để phát triển ngành dệt may đáp ứng các mục tiêu đã nêu trong chiến lược phát triển ngành Ngành dệt may thực hiện hai hướng đầu tư lớn:
1 Cải tạo nâng cấp, đầu tư chiều sâu và hiện đại hoá các doanh nghiệp hiện có: tại các khu vực công nghiệp dệt may đang hoạt động: Hà nội, Nam định, Đà
Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh (Thủ Đức, Bà Quẹo, Tân bình),
2 Xây dựng các doanh nghiệp mới nằm trong các khu công nghiệp được quy hoạch: ngành dệt may Việt nam tập trung xây dựng thêm các khu công nghiệp
dệt mới ở Hưng Yên (khu CN Phố nối B), Thái bình, Hải Phòng, Thanh Hoá (khu
CN Lệ Môn), Đà Nẵng (khu CN Hoà khánh), Quảng ngãi (khu CN Dung quất), Bình dương (khu CN Bình an), Đồng Nai (khu CN Nhơn Trạch), Long an (khu
Trang 27+ Vải lụa thành phẩm triệu m2 304 800 1.400
+ Sản phẩm may (quy chuẩn) triệu SP 400 780 1.500
c Sử dụng lao động triệu người 0.5 2.5-3 4-4,5
d Tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa
trên sản phẩm dệt may xuất
khẩu
b Nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010
Bảng 1.6 Nhu cầu vốn đầu tư
Trang 28Trong đó, đặc biệt là bông xơ cần tăng nhanh để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dệt Hiện nay cung cấp bông xơ nội địa chỉ chiếm khoảng 10-15%, sẽ tăng lên 70% vào năm 2010 Sản xuất vải cũng cần tăng nhanh để cung cấp nguyên liệu chính cho ngành may, đặc biệt lượng vải chất lượng xuất khẩu sẽ tăng thêm đến năm 2005 là 496 triệu m2, đến năm 2010 là 960 triệu m2 nhằm tăng tỷ trọng xuất FOB từ 25% hiện nay lên 75% vào năm 2010
I.2 Tiêu chuẩn môi trường
I.2.1 Khái niệm
Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005, Tiêu chuẩn Môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,về hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường [14]
Tiêu chuẩn chất lượng nước thể hiện qui tắc mà qui tắc đó hoặc ít hoặc nhiều là lâu dài và thích hợp, do cơ quan có thẩm quyền thiết lập để điều chỉnh giới hạn của một số biến đổi phi tự nhiên của chất lượng nước mà các biến đổi đó được cho phép hoặc chấp nhận được vì là thích hợp với các đặc trưng sử dụng nước đã
định/nhằm tới.[15]
I.2.2 Nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2005, việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1 Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường
2 Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế, xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
3 Phù hợp với đặc điểm của vùng, của ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng
I.2.3 Nội dung và hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia
Trang 29Nội dung của tiêu chuẩn môi trường quốc gia: Theo Luật Bảo vệ Môi trường
Việt Nam 2005, nội dung của một tiêu chuẩn môi trường quốc gia phải có các phần sau:
- Cấp độ tiêu chuẩn
- Các thông số về môi trường và các giá trị giới hạn
- Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn
- Quy trình, phương pháp chỉ dẫn áp dụng tiêu chuẩn
- Điều kiện kèm theo khi áp dụng tiêu chuẩn
- Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia: Hệ thống tiêu chuẩn môi trường
quốc gia bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn
về chất thải
Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm:
- Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác
- Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước mặ và nước ngầm phục vụ các mục
đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu nông nghiệp, và các mục đích khác
- Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thủy sản, vui chơi, giải trí và các mục đích khác
- Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn
- Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng
Tiêu chuẩn về chất thải bao gồm:
- Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác
Trang 30- Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp, khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải
- Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng
- Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại
- Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng
I.2.4 Ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia
Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005, việc ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi truờng quốc gia được thực hiện như sau:
- Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và công nhận tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hóa
- Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, quy định lộ trình áp dụng, hệ số khu vực, vùng, ngành cho việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với sức chịu tải của môi trường
- Việc điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường quốc gia được thực hiện 5 năm 1 lần.Trong trường hợp cần thiết, việc điều chỉnh một số tiêu chuẩn môi trường không còn phù hợp, bổ sung các tiêu chuẩn mới có thể thực hiện sớm hơn
- Tiêu chuẩn môi trường quốc gia phải được công bố rộng rãi để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện
I.2.5 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn môi trường hiện nay trên thế giới và
ở Việt Nam
Vấn đề xây dựng tiêu chuẩn môi trường hiện nay có thể dùng hai cách: xây dựng dựa trên tính độc sinh thái, và xây dựng tiêu chuẩn môi trường dựa trên kinh nghiệm của các nước có sẵn, kết hợp với công nghệ hiện tại và khả năng đáp ứng của xã hội
Trang 31Thông thường, theo một số nước phát triển như Mỹ, Liên Xô, tiêu chuẩn môi trường được xác định dựa vào ngưỡng gây độc, hay độc tính của chất độc đối với con người Người ta cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng, trong thời gian dài để xác định ngưỡng độc của chất đó với môi trường và con người Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dựa vào giá trị LD50 để phân loại độc tính của độc chất Giá trị LD50
càng nhỏ, độc tính càng cao[6]
Thông thường, theo một số nước phát triển như Mỹ, Liên Xô, tiêu chuẩn môi trường được xác định dựa vào ngưỡng gây độc, hay độc tính của chất độc đối với con người Người ta cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng, trong thời gian dài để xác định ngưỡng độc của chất đó với môi trường và con người Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dựa vào giá trị LD50 để phân loại độc tính của độc chất Giá trị LD50
càng nhỏ, độc tính càng cao[6]
ở Việt Nam, vấn đề xây dựng tiêu chuẩn môi trường không thực hiện được theo cách nghiên cứu dựa trên tính độc của các hợp chất Theo qui định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ KH và Công nghệ), qui trình xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam gồm các bước sau[15]
- Xây dựng và duyệt dự án Tiêu chuẩn
- Tham khảo, thu thập tài liệu, tiêu chuẩn trong và ngoài nước, tiêu chuẩn quốc
tế, khu vực v.v
- Tiến hành khảo sát, thử nghiệm các phương pháp ở điều kiện Việt Nam
- Viết dự thảo của nhóm công tác (DTLV) của Tiêu chuẩn và Thuyết minh
- Thông qua DTLV tại các Hội nghị (tùy theo từng nội dung và loại hình Tiêu chuẩn)
- Viết dự thảo ban kỹ thuật (DTBKT) và thông qua tại hội nghị Ban kỹ thuật
- Viết dự thảo TCVN lần 1 (DT1 TCVN)
- Khảo nghiệm dự thảo TCVN trong điều kiện thực tế để bổ sung hoàn chỉnh các số liệu
Trang 32- Gửi DT1 TCVN và thuyết minh luận chứng của Tiêu chuẩn để lấy ý kiến rộng rãi (số lượng nơi lấy ý kiến tùy theo nội dung, loại hình Tiêu chuẩn, nếu là Tiêu chuẩn môi trường và an toàn sẽ có thông báo trên báo hàng ngày (ví dụ:
Hà nội mới và Nhân dân) mời những người có quan tâm đến tiêu chuẩn đều có thể tham khảo và góp ý kiến cho nội dung của TC
- Thu thập ý kiến góp ý, tổ chức Hội nghị chuyên đề để trao đổi, xem xét các ý kiến góp ý, kiểm chứng lại các nguồn thông tin được góp ý, sửa chữa DT1 thành DT2 (Nếu còn ý kiến chưa thống nhất, phải tổ chức Hội nghị chuyên đề lần 2, hoặc 3 v.v )
- Trình bày in ấn DT2 của Tiêu chuẩn theo cách thức được quy định, xét duyệt DT2 tại Hội đồng khoa học
- Sửa chữa DT2 theo ý kiến của hội đồng khoa học thành DT TCVN trình duyệt
- Lập Hồ sơ pháp chế (Danh mục Hồ sơ pháp chế theo quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, nay là Bộ tài nguyên và Môi trường)
- Trình Hồ sơ pháp chế của Tiêu chuẩn, DT TCVN trình duyệt, thuyết minh, các nhận xét và kiến nghị của Hội đồng khoa học lên Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
- Tổng cục duyệt lần cuối, trình Bộ phê chuẩn và ra quyết định ban hành Tiêu chuẩn
- Thông báo trên Công báo của nhà nước và in - phát hành tiêu chuẩn
Để biên soạn nội dung của các dự thảo tiêu chuẩn cần phải có sự tham gia của các chuyên gia về môi trường trong toàn quốc theo ''phương pháp chuyên gia'' thông qua việc trao đổi thông tin, tổ chức các cuộc họp chuyên đề lấy ý kiến, thảo luận, Ngoài cơ quan chức năng là Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng, khi biên soạn dự thảo TCMT đều có sự tham gia (về mặt khoa học kĩ thuật) của các Ban kĩ thuật Tiêu chuẩn, là gồm chuyên gia đại diện từ các Bộ, Ngành, Cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cán bộ giảng dạy, chuyên gia quản lý, nhà sản xuất, v.v Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn (tên thông dụng của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO là Technical committee) do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ra quyết định thành lập Để biên soạn TCMT có các ban kỹ thuật sau đây tham gia:
Trang 33- TCVN/TC 207 Quản lý môi trường
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kĩ thuật trong việc tham gia xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam, được quy định theo quy chế số 246/TĐC-QĐ do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành ngày 13-10-1993
Trang 34Chương II Hiện trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và vấn đề
xây dựng tiêu chuẩn môi trường nước thải ngành dệt
nhuộm ở Việt Nam
Hiện nay, thực tế cho thấy rằng ngành công nghiệp dệt nhuộm đóng vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta Tuy nhiên, bên cạnh
những lợi ích to lớn mà ngành công nghiệp này mang lại thì vấn đề ô nhiễm môi
trường trong ngành cũng đang là vấn đề bức xúc và được đặc biệt quan tâm của
nhiều người Các nguồn thải trong công nghệ và những ảnh hưởng của chúng tới
môi trường vẫn đang được đánh giá và xem xét trong thời điểm hiện tại Việc
đánh giá hiện trạng môi trường của ngành dệt sẽ cho thấy rõ những chất thải ô
nhiễm mà ngành này đang từng ngày thải ra môi trường và từ đó sẽ đánh giá
được mức độ ảnh hưởng cũng như những tác hại mà các hoá chất được sử dụng
trong ngành dệt gây ra
Bảng 2.1 Nguồn gốc chất thải và tác động tới môi trường của ngành dệt may
TT Nguồn gốc Chất thải chính Tác động môi trường cần lưu ý
và độ màu coa…)
- Hơi hoá chất
- Nhiệt dư
- Ô nhiễm môi trường nước
- ô nhiễm môi trường không khí khu vực sản xuất và sức khoẻ người lao
động
Trang 35TT Nguồn gốc Chất thải chính Tác động môi trường cần lưu ý
- ảnh hưởng sức khoẻ người lao động
Nước thải là mối quan tâm đầu tiên trong ngành dệt may, đặc biệt là nước thải từ
quá trình nhuộm Quá trình dệt nhuộm sử dụng một lượng lớn hoá chất, thuốc
nhuộm mà chỉ có một phần thuốc nhuộm được lưu lại trên vải, sợi, phần còn lại
cuốn theo nước thải Trên 80% các chất trợ cũng thải vào môi trường Vì vậy
nguồn nước thải chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm là sự dao động
lớn cả về lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm Nó thay đổi theo mặt hàng
sản xuất và theo yêu cầu chất lượng của sản phẩm Nhưng nhìn chung, nước thải
từ các cơ sở dệt nhuộm có độ kiềm khá lớn, độ màu và hàm lượng các chất hữu
cơ cao
Bảng 2.2 Các chất ô nhiễm chính và đặc tính của nước thải[2]
1 Hồ sợi, rũ hồ Tinh bột, glucose, cacboxyl
methyl, cellulose, polyvinyl
BOD cao (chiếm khoảng
34 - 50% tổng thải lượng
Trang 36TT Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải
béo,
2 Nấu NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro,
sođa, natri silicat, xơ sợi vụn,
Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao (30% tổng thải lượng BOD)
3 Tẩy trắng Hypoclorit, hợp chất chứa Clo,
5 Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axit
axetic, các muối kim loại,
Độ màu rất cao, BOD khá cao (6% BOD), TS cao
6 In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét,
muối kim loại,
Độ màu cao, BOD cao, dầu
Bảng 2.3 Lượng nước thải của một số mặt hàng dệt [3]
1 Hàng len nhuộm, dệt thoi (xử lý sơ bộ và nhuộm) 100 - 250
Trang 37TT Mặt hàng Nước thải, m 3 /tấn vải
6 Vải trắng từ sợi polyacryl nitrit 20- 60
Bảng 2.4 mô tả mức tiêu thụ nước của một số nhà máy dệt ở Việt Nam qua đợt
điều tra khảo sát vừa qua
Bảng 2.4 Mức tiêu thụ nước của một số nhà máy dệt nhuộm ở Việt Nam
1.000 tấn 14.000
3 Công ty dệt luạ Nam
Định
Sợi, vải, sản phẩm nhuộm
720 tấn sợi
6 triệu m 2 vải 6,5 triệu m 2 vải nhuộm
10.000
4 Công ty dệt Phong Phú sợi, khăn, vải
thành phẩm, sản phẩm may mặc
9360 tấn sợi
4860 tấn khăn
8 triệu mét vải 1,5 triệu SP may mặc
7000 tấn sợi
7 triệu mét vải 3,7 triệu SP may
36.000
Trang 385,3 triÖu tÊn sîi 7,4 triÖu m v¶i 9,65 triÖu SP may
mÆc 2,5 ngh×n tÊn v¶i
Trang 39Sấy khô
Sản phẩm
Hồ sợi Dệt
Nguyên liệu
Nước ngưng, nước rửa
Giặt
Ly tâm-vắt ráo Hoàn tất
Nấu
Giặt
Trung hòa Giặt
Tẩy Giặt Nhuộm, in hoa
Nước ngưng, nước làm lạnh, dịch nấu
Nước xả giặt Nước xả trung hòa (axit)
Nước xả giặt Dịch tẩy
Nước xả giặt
Nước ngưng, nước chứa thuốc nhuộm
Nước xả giặt
Nước thải Nước rửa Hơi nước
Trang 40Bảng 2.5 tóm tắt nguồn phát sinh nước thải từ các công đoạn và đặc tính của nước thải ngành công nghệ dệt nhuộm ở Việt Nam
Bảng 2.5 Nguồn phát sinh và đặc tính nước thải dệt nhuộm[2]
8 Hồ sợi, rũ hồ Tinh bột, glucose, cacboxyl
methyl, cellulose, polyvinyl alcohol, nhựa, sáp và chất béo,
BOD cao (chiếm khoảng
34 - 50% tổng thải lượng BOD)
9 Nấu NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro,
sođa, natri silicat, xơ sợi vụn,
Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao (30% tổng thải lượng BOD)
10 Tẩy trắng Hypoclorit, hợp chất chứa Clo,
12 Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axit
axetic, các muối kim loại,
Độ màu rất cao, BOD khá cao (6% BOD), TS cao
13 In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét,
muối kim loại,
Độ màu cao, BOD cao, dầu
II.2 Các chất gây ô nhiễm nước thải dệt nhuộm
Ngành dệt nhuộm sử dụng rất nhiều hóa chất, thuốc nhuộm Đây là những nguyên nhân chính làm cho nước thải có độ màu, độ kiềm, COD cao ở đây xin phân tích một vài đặc trưng của các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước trong