1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng phát sinh hất thải rắn ngành dệt may đề xuất á giải pháp tái sử dụng loại hất thải này

100 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Chất Thải Rắn Ngành Dệt May. Đề Xuất Các Giải Pháp Tái Sử Dụng Loại Chất Thải Này
Tác giả Nguyễn Đồng Tâm
Người hướng dẫn PGS - TS. Nguyễn Ngọc Lân
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Môi Trường
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 5,6 MB

Nội dung

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG LOẠI CHẤT THẢI NÀYChuyên ngành : Quản lý môi trường LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌCQUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG PGS TS.. Nguyễn Ngọc Lân- Trang 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

Nguyễn Đồng Tâm

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN NGÀNH DỆT MAY

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG LOẠI CHẤT THẢI NÀY

Chuyên ngành : Quản lý môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

PGS TS Nguyễn Ngọc Lân -

Hà Nội – Năm 2012

Trang 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP Tổng thu nhập quốc dân

CTR Chất thải rắn

KCN Khu Công nghiệp

TCMT Tiêu chuẩn Môi trường

TCVN Tiêu chuẩn Việt nam

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

DNFDI Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

DN Doanh nghiệp

VINATEX Tập đoàn Dệt May Việt Nam

EPA Cục bảo vệ môi trường Mỹ (Environmental Protection Agency UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

MTĐT Môi trường Đô thị

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Tổng số doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam 1 7

Bảng 2 Giá trị sản xuất một số mặt hàng ngành dệt may 1 8

Bảng 3 Năng lực sản xuất của VINATEX 2009 1 10

Bảng 1.4 Kim ngạch xuất khẩu phân theo thị trường của ngành ệt may nămd 2011 12

Bảng 1.5 Cácchỉ tiêu phát triển của ngành dệt may 13

Bảng 6 Tình hình sản xuất của một số cơ sở dệt may1 36

Bảng 7 Nguyên liệu và phụ kiện sử dụng tại các doanh nghiệp dệt may1 39

Bảng 8 Tình hình sử dụng nhiên liệu tại một số cơ sở dệt may1 42

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát lượng chất thải rắn của một số cơ sở dệt may 51

Bảng 2.2 Phân loại chất thải rắn tại các cơ sở dệt may và phương án xử lý 54

Bảng 1 Chất thải rắ3 n ngành d mệt ay, Nguyên nhân và Biện pháp giảm thiểu 65

Bảng 3.2 Các biện pháp giảm thiểu bông, sợi phế từ công đoạn kéo sợi 72

Bảng 3.3 Giá thành sản phẩm chỉ có chi số Ne 30 TCd (65/35) 77

Bảng 3.4 Quy trình cắt 82

Bảng 3.5 Quy trình gia công may 82

Bảng 3.6 Cơ hội đối với hàng FOB 84

Bảng 3.7 Các biện pháp giảm thiểu phế thải vải 85

Bảng 3.8 Giá thành sản phẩm áo Tshirt 970605 90

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Phân bố ngành dệt may theo vùng lãnh thổ 8

Hình 1.2 Tăng trưởng KNXK dệt may của Vinatex 11

Hình 1.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2011 12

Hình 1.4 Sơ đồ chu trình sống của sản phẩm dệt may 15

Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ sản xuất sợi 16

Hình 1.6 Sơ đồ công nghệ sản xuất dệt vải 19

Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ sản xuất vải thành phẩm 22

Hình 1.8 Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm may mặc 23

Hình 1.9 Sơ đồ công nghệ sản xuất hơi nước và khí hóa than 25

Hình 1.10 Chương trình đánh giá giảm thiểu chất thải của EPA 30

Hình 1.11 Phương pháp luận kiểm toán chất thải do UNEP đề xuất,1991 31

Hình 1.12 Sáu bước thực hiện SXSH theo phương pháp DESIRE 32

Hình 1.13 Sơ đồ qui trình SXSH theo phương pháp DESIRE 33

Hình 2.1 Bông phế 47

Hình 2.2 Bông quét nhà 47

Hình 2.3 Bông thô rối 47

Hình 2.4 Thu hồi bông thải tái sử dụng 55

Hình 2.5 Phân loại chất thải rắn 55

Hình 2.6 Nơi tập kết các loại chất thải rắn của cơ sở 56

Hình 2.7 Bông phế được thu gom vào nơi lưu giữ chất thải rắn của cơ sở 56

Hình 2.8 Khu vực chứa chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại 57

Hình 2.9 Bảng quy định về quản lý chất thải rắn trong cơ sở sản xuất 59

Hình 3.1 Các giải phápSXSH 60

Hình 3.2 Các kỹ thuật giảm thiểu bông phế thải từ công đoạn kéo sợi 71

Hình 3.3 Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến giác mẫu 81

Hình 3.4 Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm may 83

Trang 5

MỞ ĐẦU

Ngành dệt may Việt Nam hiện đang là một trong những ngành kinh tế chủ lực

và là ngành sử dụng nhiều lao động nhất của Việt Nam hiện nay Dệt may hiện đang

sử dụng gần 5% lao động toàn quốc (hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp), đóng góp gần 10% GDP, kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 16% đứng thứ , nhất nhì trong cả nước Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu chiến lược đến năm

2020 trở thành ngành xuất khẩu chủ lực, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức Chính vì vậy, ngành dệt may Việt Nam cần phải có kế hoạch phát triển một cách toàn diện và bền vững

Bên cạnh những nhân tố tích cực mà ngành dệt may mang lại, vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất của ngành dệt cũng rất đáng báo động Hiện nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về ô nhiễm môi trường do nước thải và khí thải của ngành dệt may Trong khi đó, chất thải rắn (CTR) ngành dệt may là vấn đề môi trường cần được quan tâm nhưng lại có rất ít đề tài nghiên cứu Theo thống kê chưa đầy đủ, lượng chất thải rắn của ngành dệt may khoảng 100 ngàn tấn/năm, hất thải crắn của ngành dệt may chủ yếu là sợi, vụn bông, vải vụn, xỉ than có tiềm năng tái sử dụng, tái chế là rất lớn ngoài ra còn một số chất thải khác như hóa chất, thuốc nhuộm hỏng chất thải từ hoạt động cơ khí (dẻ lau dính dầu, dầu, mớ…), bóng đèn , neong, chất thải sinh hoạt, chất thải văn phòng Các loại chất thải này đều khó xử

lý, nếu đem đi đốt sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí hay chôn lấp sẽ gây ô nhiễm môi trường đất Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiện trạng chất thải rắn ngành dệt may Đề xuất các giải pháp tái sử dụng loại chất thải này" là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững

Trang 6

Báo cáo này được dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ của Bộ Công Thương

và Tập đoàn Dệt May Việt Nam về việc ‘‘Điều tra, khảo sát chất thải rắn của ngành dệt may Việt Nam’’ Bản thân là một trong số các thành viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều tra, hảo sát thực tế tại các đơn vị, các khu công nghiệp (k KCN) trong

và ngoài ngành dệt may Việt Nam Từ các kết quả ã tđ hu thập được nhằm đưa ra , một bức tranh về hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại các cơ sở dệt may Việt N am

để từ đó đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp áp dụng vào việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn, góp phần cải thiện chất lượng môi trường của các doanh nghiệp và thúc đầy sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn của ngành dệt may Việt Nam

Đề xuất các giải pháp tái sử dụng loại chất thải này theo cách tiếp cận SXSH nhằm giảm thiểu, tái sử dụng hiệu quả chất thải rắn ngành dệt may

Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp dệt may miền Bắc – Trung – Nam

Nội dung nghiên cứu:

Luận văn tổng quan các thông tin cơ bản về ngành dệt may Việt Nam (bao gồm sự phát triển, năng lực sản xuất, thị trường, khả năng cung cấp và tình hình sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, nước cũng như các nguồn thải phát sinh và mục tiêu chiến lược của ngành) Luận văn vận dụng cách tiếp cận sản xuất sạch hơn để tiến hành nghiên cứu các nguồn phát sinh chất thải rắn trong ngành dệt may Thông qua kết quả khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải rắn của 29 doanh nghiệp dệt may tiêu biểu trong cả nước, và phân tích các nguyên nhân phát sinh chất thải rắn trong quy trình sản xuất của ngành dệt may, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, quản lý chất thải rắn một cách hiệu quả

Trang 7

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 1.1 Hiện trạng sản xuất ngành dệt may Việt Nam

1.1.1 Sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Ngành công nghiệp dệt may có lịch sử phát triển lâu đời ở nước ta Ngay từ thế kỷ thứ XII các vùng trồng dâu nuôi tằm ở vùng châu thổ sông Hồng, trồng bông

ở các vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam và một số tỉnh như Ninh Thuận, Đồng Nai đã được hình thành và phát triển Đến năm 1889, khu công nghiệp dệt Nam Định được người Pháp tiến hành xây dựng đã đánh dấu sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp dệt tại Việt Nam

Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hơn với sự trang bị công nghệ máy móc khá hiện đại của Châu

Âu ở miền Nam và công nghệ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ở miền Bắc Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, công nghiệp dệt may Việt Nam tiếp quản toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp ở miền nam và đầu tư một số nhà máy có quy mô khác như Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế, Sợi Nha Trang, Dệt kim Hoàng Thị Loan theo thời gian ngày càng phát triển và khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu phát triển các ngành sản xuất công nghiệp của Việt Nam

Năm 1990, sự tan vỡ của khu vực kinh tế Đông Âu đã ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam và đánh dấu sự thay đổi về chất của nền kinh tế nước ta nói chung và của ngành dệt may nói riêng Với lợi thế về lao động cùng các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam , ngành dệt may nước ta đã có bước phát triển khá nhanh cả về chất

và lượng tạo được vị thế trên cả thị trường trong và ngoài nước

1.1.2 Năng lực sản xuất ngành dệt may Việt Nam

1.1.2.1 Đối với toàn ngành dệt may Việt Nam

Theo số liệu của Tập đoàn Dệt May (VINATEX), hiện nay qui mô, năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam có khoảng 3.719 doanh nghiệp dệt may trên

Trang 8

toàn quốc, trong đó:

Bảng 1.1 Tổng số doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam [5]

Hiện nay, sản xuất dệt may trong nước bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Tỷ lệ nội địa hóa toàn ngành dệt may mới đạt khoảng 40%,

tỷ lệ nguyên phụ liệu nhập khẩu tới gần 60% trong đó: 45% nhu cầu vải dệt kim, xấp xỉ 70% nhu cầu vải dệt thoi, khoảng 50% phụ liệu may cho cả một ngành công nghiệp hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài [5] Sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam hiện có tới 70% được xuất theo hình thức gia công và 30% theo hình thức bán gia công Để khắcphục tình trạng này cũng như đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững, không phụ thuộc vào sự dịch chuyển thuần túy nào của thị trường, ngành dệt may đã thực hiện “Chiến lược tăng tốc” và chiến lược 1 tỷ m2 vải dệt thoi vào năm 2015 trong đó có khoảng 500 triệu m2 đáp ứng yêu cầu phục vụ xuất khẩu, với mục đích tăng tỷ lệ nội địa hóa và đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động xuất khẩu ngành hàng này

Trang 9

Thông tin về giá trị sản xuất và mục tiêu toàn ngành dệt may được thể hiện trong bảng 1.2

Đồng Bằng sông Cửu Long Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Trung du và miền núi phía Bắc

Tây nguyên

Hình 1 1 Phân bố ngành dệt may theo vùng lãnh thổ [5]

1.1.2.2 Về quy mô và năng lực từng ngành

a Chế biến bông: hiện có 7 nhà máy cán bông với tổng công suất khoảng 60.000

tấn bông hạt/năm (20.000 tấn bông nguyên liệu/năm);

b Sản xuất xơ sợi tổng hợp:Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ với tổng

Trang 10

công suất 1 0.000 tấn/năm đang bước đầu đi vào hoạt động7 ;

3.656.750 cọc sợi và 104.348 cọc roto với năng lực kéo sợi khoảng 650.000 tấn/năm năm 2010 sản xuất đạt khoảng 514.032 tấn sợi/năm Trong khi đó hiện ngành dệt vải sử dụng sợi các loại phải khoảng 670.000 tấn/năm trong đó:

Sợi cho dệt thoi: khoảng: 610.000 tấn

Sợi cho dệt kim: khoảng: 40.000 tấn

Sợi cho chỉ may khoảng: 20.000 tấn

Do đó lượng sợi phải nhập ngoại là khoảng 1 000 tấn/năm56

d Sản xuất vải dệt thoi: Năm 2010 Việt Nam có khoảng 17.000 máy dệt kiểu dệt thoi các loại, với năng lực sản xuất [5]:

- Năng lực thiết bị dệt thoi theo thiết kế: 810 triệu m2/năm

- Sản lượng vải dệt thoi thực tế năm 2010 là: 680 triệu m2/năm

Về chủng loại thiết bị dệt kiểu thoi, các doanh nghiệp sở hữu 13.367… máy dệt, trong đó có 9265 máy dệt thoi kiểu cũ, tốc độ chậm; 2811 máy dệt kiếm mà chủ yếu là là máy dệt picanol (1500 máy), 388 máy dệt thổi nước để dệt chủ yếu vải từ sợi tổng hợp, 1224 máy dệt thổi khí; 60 máy dệt thoi kẹp STB kiểu cũ Các máy dệt không thoi nhìn chung phần lớn được sản xuất từ những năm 1995 đến nay, tốc độ trung bình khoảng 600 v/phút ( từ 420 – 900)

e Sản xuất vải dệt kim: Năm 2010 Việt Nam có khoảng 2.431 máy dệt kim các loại với năng lực sản xuất khoảng 58.000 tấn vải dệt kim, trong khi đó sản lượng thực tế đạt khoảng 38.000 tấn

Về chủng loại thiết bị, hiện tại các công ty dệt kim đã đầu tư 1 372 máy dệt kim tròn và 1.059 máy dệt kim phẳng chủ yếu dệt màn tuyn, rèm, dệt cổ, dệt bo tay

f Sản xuất vải không dệt: 5 nhà máy sản xuất tấm xơ và 2 nhà máy sản xuất vải địa

kỹ thuật Tổng công suất 5.000 tấn/năm;

g May: Với 771.447 máy may các loại, với năng lực 2.150 triệu sản phẩm (quy sơ

mi tiêu chuẩn)

Trang 11

h Sản xuất nguyên phụ liệu:

- 8 Doanh nghiệp (DN sản xuất chỉ khâu với tổng công suất khoảng 3.000 ) tấn/năm;

- 3 DN sản xuất mếch với tổng công suất khoảng 10 12 triệu m/năm;

3 DN sản xuất khoá kéo với tổng công suất khoảng 60 65 triệu m/năm;

7 DN sản xuất cúc với tổng công suất khoảng 650 750 triệu chiếc/năm;

5 DN sản xuất bông tấm với tổng công suất 33 triệu Yard/năm

- Ngoài ra còn có khoảng 100 120 triệu nhãn, 20 25 triệu băng chun -

-1.1.2.3 Vài nét về Tập đoàn ệt ay Việt Nam d m – VINATEX [16]

Tập đoàn ệt ay Việt Nam là một tổ chức lớn trong đó tập trung nhiều doanh d mnghiệp dệt may lớn trong cả nước Theo số liệu thống kê, đến 31 tháng 12 năm 2011 VINATEX có 52 Công ty Cổ phần mà Vinatex giữ cổ phần chi phối, 38 công ty liên kết, 8 đơn vị nghiên cứu, đào tạo và 5 công ty phụ thuộc với khoảng 119.867 lao động, chiếm 10% lao động trong các doanh nghiệp dệt may toàn ngành, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp là 15.144,1 tỷ đồng, chiếm 32% toàn ngành và xuất khẩu khoảng 2,303 tỷ USD (chiếm 16,7% xuất khẩu toàn ngành) bằng 119,7% so với năm 20 Năng lực sản xuất của VINATEX so với toàn quốc như sau10 :

Bảng 1.3 Năng lực sản xuất của VINATEX 2009 [ 5]

Tên mặt hàng Sản lượng năm Phần trăm so với toàn ngành (%)

Trang 12

Đơn vị: triệu USD

Hình 1.2 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Vinatex [16]

1 1.3 Thị trường tiêu thụ hàng dệt may

1.1.3.1 Đối với thị trường trong nước

Bao gồm thị truờng nông thôn và thị trường thành thị:

- Thị trường nông thôn: yêu cầu sản phẩm bền, chắc; giá rẻ, phục vụ tại chỗ

- Thị trường thành thị: Gồm các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp trong

cả nước Sản phẩm dệt may ở thị trường này đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã phong phú, hợp thị hiếu từng địa phương, từng mùa Đặc biệt quan tâm tới số lượng nữ, thanh niên, đồng phục cho trẻ em, đồng phục cho các doanh nghiệp, các ngành v.v Theo VINATEX, gần đây nhu cầu mua sắm nội địa đối với mặt hàng vải vóc, quần

áo của dân cư đang tăng mạnh Các nhà sản xuất ước lượng nhu cầu tiêu dùng vải của mỗi người dân Việt Nam trung bình là 9-10m/người/năm Nhiều công ty dệt may trước kia chỉ chú trọng vào xuất khẩu thì bây giờ đã tập trung nhiều vào thị trường trong nước và thu được nhiều thành công Tính đến 31/12/200 , tổng doanh 9thu nội địa ngành dệt may Việt Nam đạt 12,803 tỷ USD nội địa [15]

1.1.3.2 Đối với thị trường xuất khẩu 6] [1

Hiện nay, theo tính toán của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam

Năm

Trang 13

là nước xuất khẩu lớn thứ 7 trên bản đồ dệt may thế giới sau Trung Quốc, khu vực

EU, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ấn Độ, và đang chiếm 2,7% thị phần xuất khẩu Theo Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong năm 2011 đạt sấp sỉ 13,8 tỷ USD, tiếp tục tăng 19% so với năm 2010, xuất khẩu xơ sợi các loại ước đạt 1,8 tỷ USD Thực hiện xuất siêu được khoảng 6,5 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa của ngành ước đạt 48%, tăng so với tỷ lệ 46% năm 2010

Bảng 1.4 K im ngạch xuất khẩu phân theo thị trường ngành ệt ay năm 2011 d m

STT Th ị trườ ng Năm 2010

(Tr USD)

Năm 2011 (Tr USD)

T l ỷ ệ tăng trưở ng (%)

Hình 1 3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2011 [16]

1 1.4 Mục tiêu chiến lược ngành dệt may đến 2015, định hướng 2020

Dệt may hiện là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, tạo nhiều việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, có thương hiệu uy tín, góp phần nâng cao vị thế ngành dệt may trên thị trường trong nước và thế giới

Trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập và hợp tác quốc tế, Việt Nam cần phát triển ngành dệt may theo hướng đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa quy mô và loại

Trang 14

hình doanh nghiệp, đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu nhà nước, huy động hiệu quả mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển ngành dệt may một cách có tổ chức với sự phân công hợp lý Chú trọng đầu tư ngay vào công nghệ mới, hiện đại để tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm, đầu

tư vào công nghệ sạch, phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường

Theo quyết định 36/2008/QĐ TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2010 tăng trưởng sản xuất hàng năm đạt 16 18%, tăng – trưởng xuất khẩu hàng năm đạt 20% Còn giai đoạn từ 2011 đến 2020, chỉ tiêu tăng trưởng sản xuất là từ 12 14%, và tăng trưởng xuất khẩu là 15% Các chỉ tiêu cụ – thể khác của ngành dệt may được trình bày trong ảng b 1.5

-Bảng 1.5 Các chỉ tiêu phát triển của ngành dệt may [13]

1 Doanh thu Triệu USD 14.800 22.500 31.000

2 Xuất khẩu Triệu USD 12.000 18.000 25.000

20

120

350 1.000 1.800

40

210

350 1.500 2.850

60

300

650 2.000 4.000 Tập trung xây dựng các khu công nghiệp bảo đảm tốt các điều kiện hạ tầng và các nhà máy dệt nhuộm tập trung tại các khu công nghiệp làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó Vinatex là hạt nhân liên kết Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ay mặc, chú trọng công tác thiết kế, tạo ra các sản phẩm khác m

Trang 15

biệt đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước Phát triển các vùng bông

có tưới nhằm tăng sản lượng và chất lượng bông xơ Việt Nam cung cấp cho ngành dệt, đồng thời đẩy mạnh đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp từ chế phẩm dầu mỏ tại Việt nam Tái cơ cấu tại địa bàn sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam theo hướng di dời sản xuất về các tỉnh có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành các trung tâm thời trang, cung ứng nguyên phụ liệu Không khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất ệt ay tại hai địa bàn trên.d m Quy hoạch sản xuất và kinh doanh dệt ay với 4 mtrung tâm thương mại là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ

1.2 Hiện trạng sản xuất tại một số cơ sở dệt may [5]

Hiện nay, hần lớn nguyên liệu của ngành vẫn phải nhập khẩu, tỷ lệ nội địa phoá còn thấp, chủ yếu gia công theo các đơn đặt hàng (ngành may), chưa chủ động

về thiết kế mẫu biến động lao động lớn , C ác máy móc thiết bị ngành dệt may chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm Đối với ngành dệt may, 45% thiết bị máy móc cần phải đầu tư nâng cấp và 30 40% cần thay thế Trong đó -

ngành kéo sợi, dệt kim, dệt thoi trình độ công nghệ đa số vẫn là trung bình và lạc hậu với 10% thiết bị được đầu tư từ các nước có trình độ tiên tiến (Tây Âu và Nhật Bản) 20% thiết bị đã được đầu tư từ Ấn Độ và Trung Quốc và sử dụng từ năm 2000 , trở lại đây Ngành nhuộm và Hoàn tất trình độ công nghệ ở mức trung bình khá, thiết bị trong tình trạng tương đối tốt, tuy nhiên có sự chênh lệch lớn trong quản lý công nghệ và khai thác giữa các doanh nghiệp do đó sản lượng còn thấp, chủng loại mặt hàng chưa đa dạng, chất lượng thấp và không ổn định Chính vì vậy đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu hạn chế tính chủ động trong sản xuất của , các doanh nghiệ sản phẩm làm ra có chất lượng không ổn định, tỷ lệ phế phẩm p, cao, khó tạo ra bước đột phá về chất lượng

1.2.1 Chu trình sống của sản phẩm dệt may

Ngành công nghiệp dệt may là một ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng, từ cách nhìn vĩ mô, các khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều có chất thải ảnh hưởng đến môi trường

Trang 16

*Năng lượng

*Nước

*Nguyên liệu

- Vải các loại

*Vải phế phẩm

*Năng lượng thừa

*Một phần bao

*Một phần vải vụn

*Một phần bao bì

*Chi tiết hỏng

*Một phần sản phẩm cũ

*Nước thải

*Hóa chất hỏng

*Khí độc hại

*Chất thải rắn

*Nước thải

*Chất thải rắn

*Sản phẩm không còn giá trị sử dụng, không tái chế

*Bao bì

Hình 1.4 Sơ đồ c hu trình sống của sản phẩm dệt may

Kéo sợi Dệt vải Nhuộm và M ay Thương mại, tiêu dùng

hoàn tất

Trang 17

1.2.2 Các quy trình công nghệ sản xuất của ngành dệt may

1.2.2.1 Quy trình công nghệ kéo sợi

Từ nguyên liệu bông tự nhiên, xơ nhân tạo (PE, xơ khác) ra tới sản phẩm sợi cotton, sợi PE, được thực hiện qua các công đoạn chính sau:

H ình 1.5 Sơ đồ công nghệ sản xuất sợi

Cúi chải thô

chải kỹ(máy chải kỹ)

Xe sợi(máy sợi con)

Đánh ống(máy đánh ống)

Sợi thành phẩm

Tạp chất, bông phế

Bông rơi chải kỹ

Kéo xơ sợi(máy ghép)

Xe sợi(máy thô)

Xơ phế, sợi phế

Trang 18

a Xé tơi/ pha trộn

Các nguyên liệu thô (xơ cotton và xơ tổng hợp) được nhập về ở dạng kiện nén chặt Khâu xé tơi có tác dụng tách rời và làm tơi xơ đang bị nén chặt và giũ thành từng nùi xơ để chuẩn bị cho các bước xử lý tiếp theo Quá trình xé tơi cũng cho phép chúng ta pha trộn xơ từ nhiều kiện khác nhau, quá trình này phân bố đều các

xơ thành phần nhằm tạo ra sợi có tính chất đồng nhất về chất lượng và giá thành Bằng cách sắp xếp các kiện theo cách và thứ tự đã định trước (sắp xếp mặt bằng), chúng ta sẽ có được sự cân bằng về nguyên liệu thô để sản xuất ra sợi có những tính chất mong muốn Thiết bị xé tơi dỡ những lượng xơ nguyên liệu như nhau từ mỗi kiện xuống mặt bằng đã sắp đặt theo chu trình của nó và quá trình sẽ tiếp diễn cho tới khi phủ kín toàn bộ mặt bằng đó

Xơ cotton phải được làm sạch để loại bỏ các tạp chất như phần vụn của cây bông, vỏ hạt, đất cát ra khỏi xơ Khâu làm sạch được thực hiện trong các bước liên tiếp từ thô cho đến tinh Làm sạch sơ bộ để loại bỏ các tạp chất kích thước lớn và làm sạch tinh để loại bỏ các tạp bẩn rất nhỏ Sợi cotton được đưa qua bộ phận răng của thiết bị đánh xé, việc cài đặt máy móc, tốc độ và độ sạch có thể thay đổi được cho phù hợp với mức độ làm sạch mong muốn

xơ ngắn)

- Chùm xơ từ khâu pha trộn và xé tơi được vận chuyển tới thiết bị chải thô, là thiết bị vận chuyển xơ qua băng tải có gắn băng kim Ở đây có một loạt các bàn chải quay gắn vào mặt trên của băng tải Tốc độ quay khác nhau của băng tải và bàn chải quay làm cho xơ ở ra và sóng thành các tấm xơ mỏng, song song Có rất nhiều sợi n

xơ ngắn, mà sẽ làm cho sợi bị yếu, được phân riêng và tách bỏ Một mục tiêu khác của chải thô là làm cho xơ sóng tốt hơn để chuẩn bị cho khâu xe sợi Một tấm xơ đã chải thô được đưa qua phễu chuyển thành dạng dảnh thừng lỏng, còn gọi là con cúi

- Chất lượng quá trình này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sợi và độ ổn định của quá trình kéo sợi Nếu quá trình chải thô không tốt tạp chất còn sót trong bán

Trang 19

thành phẩm sẽ đi tiếp vào các công đoạn sau làm giảm chất lượng sợi và tăng độ đứt sợi; các chùm xơ nếu không được làm tơi hoàn toàn và phân bố song song thì quá trình kéo dài sản phẩm sau sẽ rất khó và độ không đều lớn

Một vài con cúi được kết hợp lại và đưa vào một loại thiết bị, được xem như khung kéo xơ sợi Khung kéo này bao gồm một vài bộ con lăn quay với tốc độ nhanh dần từ bộ con lăn trước đến bộ con lăn sau Khi các con cúi đi qua, xơ được kéo làm dài ra cho tới khi gấp 5 đến 6 lần so với ban đầu Trong khi kéo, các con cúi của các loại xơ khác nhau có thể được kết hợp với nhau để tạo ra sợi pha

Khâu kéo duỗi được thực hiện ở khung kéo sợi thô, nhằm mục đích kéo dãn sợi hơn nữa Quá trình này làm xoắn nhẹ sợi khi di chuyển sợi và cuốn sợi vào các cọc quay Sau khâu kéo duỗi sợi, các sợi thô có thể được pha trộn với các loại xơ sợi khác trước khi đưa vào các công đoạn sản xuất vải dệt thoi, dệt kim hoặc vải không dệt

Sợi thô đã được tạo ra trong khâu kéo duỗi được lắp vào máy sợi con, nơi diễn

ra quá trình xe sợi Đầu tiên, sợi được đưa qua một bộ con lăn kéo sợi khác để tiếp tục kéo dài và dãn sợi hơn nữa Sau đó chúng được gài vào một cọc sợi quay tốc độ cao bằng một khuyết dẫn sợi di chuyển lên xuống dọc theo cọc sợi Tốc độ dịch chuyển khác nhau giữa khuyết dẫn sợi và cọc sợi xác định số lượng vòng xoắn đặt lên sợi

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sợi ở các khâu sau

Trang 20

1.2.2.2 Công nghệ dệt vải

Đây là quy trình kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc để hình thành tấm vải mộc

Hình 1.6 Sơ đồ công nghệ sản xuất dệt vải

Nguyên liệu thô (xơ) sợi được sử dụng gồm 4 loại chính là cotton, tổng hợp, len và lụa Các loại vải được sản xuất bao gồm: vải dệt thoi, vải dệt kim và vải không dệt

Vải dệt thoi được tạo thành từ hai bộ sợi dọc và sợi ngang Sợi được căng theo chiều dài của vải được gọi là sợi dọc và các sợi vắt theo khổ vải được gọi là sợi ngang Nhìn chung, các sợi dọc phải đủ bền để chịu được sức căng đáng kể trong quá tình dệt Nếu sợi dọc đủ bền, có thể dùng các loại sợi kém hơn để làm sợi ngang

vì chúng sẽ đan xen kết hợp với nhau nhờ các sợi dọc trên vải Để tránh sợi dọc bị đứt gãy trong quá trình dệt, người ta tăng cường độ bền bằng cách phủ một lớp hồ mỏng và sau đó sấy khô Hồ tinh bột chủ yếu được dùng cho loại vải cotton, còn loại hồ có chứa polymer tổng hợp được dùng cho sợi tổng hợp Để đảm bảo độ bền

và chắc của vải, kết hợp với độ co giãn nhất định, cần phải có sự kết hợp các sợi dọc và ngang một cách phù hợp Việc đan kết hay dệt này được hoàn thành trên thiết bị gọi là khung dệt

Vải dệt kim được tiến hành bằng tay hoặc máy Các hàng mũi đan được hình thành sao mỗi hàng sau lại nối tiếp với hàng trước nó Trong máy dệt kim, có một loạt các kim được sắp cách đều nhau với khoảng cách tỉ lệ với kích thước mắt sợi cần dệt Quanh mỗi kim là một vòng sợi để hình thành mắt sợi trong quá trình dệt

Hồ Xâu go Dệt Vải thành

phẩm

Mắc trục

Bụi bông, sản phẩm hỏng

Sợi

nhuộm

Trang 21

Sợi được dẫn theo từng kim (hoặc ngược lại) và sự di chuyển của cả kim và sợi diễn

ra theo cách thức một mắt sợi sẽ được tạo thành từ vòng sợi và để lại một vòng sợi mới quanh mũi kim Quá trình này cứ thế lặp đi lặp lại Các mũi kim đặt cạnh nhau

và thao tác như trên sẽ diễn ra lần lượt với từng mũi kim Sau mỗi lượt dệt, một hàng mắt sợi được hình thành

c.Vải không dệt

Vải không dệt là loại vải tương đối mới so với các loại vải kể trên Loại vải này được cả nhà sản xuất và người sử dụng yêu thích, có thể dễ dàng sản xuất, nhanh và rẻ Vải không dệt là sự pha trộn của nhiều loại xơ Một trong các loại xơ được phân bố đồng đều trong hỗn hợp đó là một loại xơ đặc biệt, có khả năng trở thành xơ dính tại bất kỳ công đoạn gia công phù hợp nào, từ đó đóng vai trò như một chất kết dinh Lúc đó, hỗn hợp xơ sẽ tạo thành một lớp hoặc mạng tương đối dày có chiều rộng phù hợp với chiều rộng của tấm vải thành phẩm Tại công đoạn cuối cùng, lớp xơ sợi sẽ được ép nóng, để loại xơ đặc biệt chứa trong đó tan chảy từng phần và dính kết các xơ lại với nhau Khi áp lực không còn nữa, các xơ của vải không dệt sẽ gắn chặt với nhau nhờ liên kết này

1.2.2.3 Công nghệ sản xuất vải thành phẩm

Vải mộc sau khi đi qua các công đoạn khám, bỏ khâu, đốt lông se được đưa vào các công đoạn chính như : Giũ hồ, Nấu vải, Tẩy trắng, Làm bóng, Nhuộm màu

và Hoàn Tất Cụ thể :

Tách các thành phần của hồ bám trên vải mộc bằng dung dịch enzyme (1% enzyme, muối, chất ngấm) hoặc axít (dung dịch H2SO4 0,5%) Vải sau tách hồ được giặt bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấm rồi đưa đi nấu tẩy

Vải được nấu trong dịch kiềm và chất tẩy giặt ở áp suất cao, nhiệt độ cao để tách loại hết hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ, sợi như dầu, sáp, tăng khả năng thấm ướt và tạo độ mao dẫn cho vải Vải sau khi nấu được giặt nhiều lần bằng nước và dung dịch axit để giũ sạch chất bẩn và trung hòa kiềm

Trang 22

c Tẩy trắng:

Để khử màu tự nhiên, tạo cho vải có độ trắng cao theo yêu cầu, vải được tẩy bằng Clo hoạt tính như NaClO, NaClO2 hoặc H2O2cùng các chất trợ

d Làm bóng:

Vải bông cần được làm bóng bằng dung dịch kiềm đặc để sợi cotton trương

nở, sợi bóng và dễ bắt màu thuốc nhuộm hơn Sau làm bóng, vải được giặt nhiều lần, trung hòa bằng dung dịch axit

e Nhuộm màu:

Để tạo cho vải sợi có màu sắc, hoa văn theo yêu cầu, vải được nhuộm màu hoặc in hoa bằng các loại thuốc nhuộm tổng hợp và hóa chất trợ theo các phương pháp nhuộm khác nhau Sau khi nhuộm, vải được giặt sạch, tách màu và hóa chất

dư thừa không gắn vào sợi vải

Hồ vải bằng các hóa chất đặc biệt để tạo cho vải có tính năng mong muốn như: không co, không nhàu, mềm mại hoặc cứng, bóng sấy, văng khô để định hình tấm vải và ổn định nhiệt

Tiền xử lý vải mộc thành vải trắng qua các công đoạn rũ hồ, nấu tẩy

Nhuộm và hoàn tất vải để tăng giá trị thẩm mỹ cho vải về màu sắc, tăng chất lượng sử dụng như chống co, chống nhàu

Chất thải rắn chủ yếu là: diềm xén vải, lọ bao bì, vỏ thùng đựng hóa chất, thuộc nhuộm hết hạn sử dụng, bùn từ hệ thống xử lý nước thải

Trang 23

Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ sản xuất vải thành phẩm

Rũ hồ

Nấu

Đốt lông

Bỏ khâuKhám

Tấy trắng

Chỉ khâu, đầu vải xén ra

Nhuộm màu

Công

Làmbóng

In hoa Vắt ép

Trang 24

1.2.2.4 Công nghệ May

Mục đích đi từ vải cắt thành sản phẩm các loại như áo sơ mi, quần

Hình 1.8 Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm may mặc

Nguyên liệu đầu vào sau khi được tháo dỡ bao kiện sẽ được kiểm tra thường xuyên để đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng vật liệu do khách hàng quy định cụ thể Có thể tiến hành kiểm tra bằng mắt thường hoặc bằng máy có gắn đền huỳnh quang, sau đó được đánh dấu lỗi và thống kê số lỗi Nguyên liệu bị thủng, rách, lỗi sợi lớn hoặc vải loang màu quá lớn, kém chất lượng sai kích thước, màu sắc hoặc

độ dây màu, phai màu sẽ bị loại bỏ theo yêu cầu của khách hàng

Hầu hết các dây chuyền đều sử dụng các thiết bị cơ khí để cắt bán thành phẩm, một số ít doanh nghiệp sử dụng công cụ cắt tự động (áp dụng hệ thống CAM

”Computer Aided Management”) cho việc điều hành và quản lý sản xuất

Cắt bán thành phẩm được thực hiện kế hoạch sản xuất, theo tác nghiệp cắt, sơ

đồ giác và do thợ cắt đảm nhiệm Quá trình cắt được thực hiện theo các nét vẽ trên

sơ đồ giác và được ghim theo từng loại vải Tùy theo từng sơ đồ giác và yêu cầu của sản phẩm, quá trình cắt được thực hiện qua hai công đoạn cắt phá và cắt gọt Cắt

Vải vụn, giấy, chỉ vụn, rẻo vải

Gấp xếpĐóng kiện

Nhập khoVải thành phẩm Cắt, chuẩn bị

Đai kiện, lõi cuộn vải, bao

bì (hộp cactong, túi

nilon…)

Bao bì, sản phẩm hỏng

Trang 25

phá được áp dụng cắt cho các sơ đồ phức tạp trước khi cắt chính xác, hoặc áp dụng cho các sơ đồ đơn giản đối với chi tiết lớn Cắt gọt được áp dụng cho các chi tiết nhỏ có yêu cầu chính xác cao

Một số doanh nghiệp sử dụng hệ thống cắt tự động, là phần mền và thiết bị của hãng GERBER, quá trình giác, trải, cắt được thực hiện và điều khiển bằng máy tính, máy cắt có thể dùng dao hoặc tia laser Công nghệ này hầu như không phải sử dụng giấy cho quá trình giác sơ đồ cắt bán thành phẩm Hiệu quả sản xuất cao, hạn chế đến tối đa lượng bán thành phẩm hoảng, đặc biệt là lượng bụi sinh ra từ quá trình cắt được bàn hút thu hồi nên không ảnh hưởng đến môi trường làm việc

c Quá trình may, là

Bản chất của quá trình này là áp dụng phương pháp gia công may ghép và nhiệt ẩm Ngoài ra, phương pháp hàn dán cũng được sử dụng đối với một số sản phẩm chuyên dụng

- Quá trình may: Chủ yếu dùng kim, chỉ để may ghép, một số ít dùng công nghệ hàn dán Quá trình may được tiến hành theo quy trình công nghệ gia công sản phẩm bắt đầu từ may chi tiết, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm Quá trình này đòi hỏi phải

có độ chính xác cao về dáng và thông số Mặt khác, công nghệ gia công còn quyết định đến tiêu hao nguyên vật liệu, thời gian gia công, chi phí sản xuất

- Quá trình là: Thực chất là quá trình gia công bằng phương pháp nhiệt ẩm, sử dụng nhiệt độ và hơi ẩm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên mặt vải làm thay đổi kết cấu bề mặt nhằm tạo dáng sản phẩm Trên thực tế có rất nhiều loại thiết bị là như bà là nhiệt, bàn là hơi, máy cán ép, máy là thổi phom Tùy theo yêu cầu của từng chi tiết, từng loại sản phẩm có thể áp dụng các phương pháp khác nhau, điều chỉnh nhiệt độ và áp lực thích hợp Ví dụ như là định vị chi tiết có thể dùng bàn là nhiệt sợi đốt, là hơi nước; Là ép các chi tiết có dựng mex dùng máy cán; Là tao phom cho các chi tiết, sản phẩm có thể dùng bàn là hơi, máy ép phom

1.2.2.5 Quá trình khí hóa than , sản xuất hơi nước

Trong các cơ sở ệt may, có khâu sản xuất hơi nước và khí hóa than để cung cấp dnăng lượng cho các quá trình sản xuất Đây cũng là nguồn tạo ra lượng lớn xỉ than và

Trang 26

bụi than

Hình 1.9 Sơ đồ công nghệ sản xuất hơi nước và khí hóa than

1.3 Tiếp cận phương pháp sản xuất sạch hơn để giảm thiểu, tái sử dụng CTR 1.3 1 Khái niệm về sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn (SXSH): Giải pháp SXSH xuất hiện từ những năm 1980 với mục tiêu tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất, nghĩa là sẽ có một tỷ lệ nguyên vật liệu được chuyển vào thành phẩm thay vì bị loại bỏ hông giống như xử lý cuối đường ống chỉ làm Kgiảm tải lượng ô nhiễm một cách thụ động, SXSH chủ động giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn, từ đó mang lại các lợi ích kinh tế

Cyclon tách bụi

Bể chứa nước tuần hoàn

Hơi nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt

Cyclon tách bụi

Trang 27

Theo định nghĩa của Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP),

SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường

Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải

Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong

suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ

Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố môi trường vào trong thiết kế và phát

triển các dịch vụ

SXSH còn có những tên gọi khác như: “ngăn ngừa ô nhiễm” (pollution prevention); “giảm chất thải” (waste reduction); “công nghệ sạch hơn” (cleaner technology); “giảm thiểu chất thải” (waste minimization); “giảm chất thải tại nguồn” (waste reduction at source) Thực tế, tất cả đều mang ý nghĩa như nhau Mục tiêu cao nhất vẫn là nhằm giảm việc phát sinh ra chất thải, khí thải

1.3 2 Lợi ích của Sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường và là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm SXSH giúp:

 Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất do tiết kiệm chi phí sử dụng nước, năng lượng, nguyên liệu hiệu quả hơn, chi phí xử lý cuối đường ống, chi phí loại bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải

 Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy

 Nâng cao mức độ ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm

 Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các biện pháp thu hồi và tái sử dụng chất thải,

 Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị

 Cải thiện môi trường làm việc có liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động cho công nhân

Trang 28

 Giảm ô nhiễm môi trường

 Tạo nên một hình ảnh tốt hơn về doanh nghiệp, nâng cao tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

 Chấp hành tốt hơn các quy định về môi trường, giúp các ngành công nghiệp xuất khẩu đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường

 Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn

 Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, các chi phí, các vấn đề môi trường trong nội bộ doanh nghiệp và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân thông qua sự tham gia trực tiếp của họ vào quá trình thực hiện SXSH.Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như kinh nghiệm áp dụng SXSH

ở Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy tất cả các cơ sở công nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể tiết kiệm nguyên liệu tiêu thụ đặc biệt là năng lượng và nước Đồng thời cũng có thể cải thiện mức độ ảnh hưởng của quá trình sản xuất đối với môi trường Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam nếu áp dụng SXSH đều có tiềm năng giảm lượng nguyên liệu tiêu thụ từ 10 50% Kết quả đã được kiểm chứng thực tế tại -các doanh nghiệp áp dụng SXSH trên cả nước

Một nội dung chính của SXSH là tận thu, tái sử dụng chất thải nói chung, trong đó chất thải rắn được cụ thể hóa bằng chiến lược 3R (reuse, reduce, recycle) nhằm tái tạo nguồn tài nguyên, nâng cao hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường

Sản xuất sạch hơn tốt hơn cho các doanh nghiệp vì:

- Các DN áp dụng SXSH là DN đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, giảm chi phí xử

lý chất thải, tiết kiệm tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một DN nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các DN sử dụng với khối lượng lớn

- Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại

Trang 29

hoá mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường Các kế hoạch hành động về SXSH sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi cho DN tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính

- Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế Chính vì vậy, khi DN đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, thì sẽ có thể mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn với giá thành cao hơn

- Các DN thực hiện SXSH làm tăng khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như ISO 14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái Thực hiện đánh giá SXSH giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14001 dễ dàng hơn

- Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn: SXSH phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về DN Một công ty với hình ảnh "xanh" sẽ được cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn

- Môi trường làm việc tốt hơn: Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hiện SXSH, có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho DN đạt được khả năng cạnh tranh

- Tuân thủ luật môi trường tốt hơn: Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải chất thải (lỏng, rắn, khí) đang ngày càng chặt chẽ hơn Để đáp ứng được các tiêu chuẩn này DNthường được yêu cầu lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền SXSH hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó DN sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn SXSH dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo vòng tuần hoàn

Trang 30

Để giảm thiểu CTR, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTR ngành d may ệt gây ra, áp dụng SXSH sẽ mang lại nhiều lợi ích vì sẽ tiết kiệm được nguyên liệu tức

là giảm thiểu được CTR, giảm thiểu ô nhiễm môi trường SXSH mang lại hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng bền vững nguyên vật liệu, tận dụng và tái sử dụng vật liệu, nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm, giảm chi phí sản xuất, cụ thể hơn là giảm chi phí cho việc xử lý CTR Áp dụng SXSH tại các DN dệt may làm tăng hiệu suất sử dụng vật liệu, nhất là vải, giấy carton, sợi bông điều này đồng nghĩa với tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí sản xuất và giảm thiểu phế thải

1.3 3 Phương pháp luận đánh giá SXSH

Với những lợi ích đáng kể, SXSH ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Australia, Thụy Điển, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Hungari… và Châu Á như Ấn Độ, Singapo, Thái Lan, Trung Quốc… cũng đã áp dụng SXSH từ năm 1993

Trên thế giới có nhiều phương pháp luận khác nhau về qui trình đánh giá SXSH như phương pháp luận của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), phương pháp luận của UNEP, phương pháp DESIRE.

1.3.3.1 Phương pháp luận của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA)

Năm 1985 Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (United State Environmental Protection Agency) là cơ quan đầu tiên xây dựng phương pháp luận nghiên cứu về giảm thiểu chất thải một cách có hệ thống bằng chương trình giảm thiểu chất thải Quy trình thực hiện được trình bày trong hình 3.1

1.3.3.2 Phương pháp luận của UNEP

Trên cơ sở phương pháp SXSH do Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ đưa ra, SXSH

đã được bắt đầu từ những năm 1985 1999 ở các nước công nghiệp phát triển Năm

-1990, Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc đã bắt đầu chương trình SXSH của mình bằng việc khuyến khích hỗ trợ thông qua các dự án “Những chiến lược và

cơ chế đầu tư cho SXSH tại các nước đang phát triển” nhằm giúp các nước đang phát triển giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do hoạt động công nghiệp Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đưa ra khuyến cáo việc áp dụng

Trang 31

SXSH nhằm giúp cho nền công nghiệp có khả năng cạnh tranh có lợi nhuận trách nhiệm đối với môi trường Phương pháp luận SXSH do UNEP/UNIDO đề xuất được trình bày trong hình 1.11

NHẬN DẠNG NHU CẦU GIẢM THIỂU CHẤT THẢI

Trang 32

GIAI ĐOẠN 1: TIỀN ĐÁNH GIÁ

GIAI ĐOẠN 2: CÂN BẰNG

GIAI ĐOẠN 3: TỔNG HỢP

Hình 1.11 Phương pháp luận kiểm toán chất thải do UNEP/UNIDO

CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

Bước 1: Chuẩn bị và thành lập đội kiểm toánBước 2: Chia quá trình thành những đơn vị vận hànhBước 3: Xây dựng sơ đồ công nghệ liên kết các đơn vị vận hành

ĐẦU VÀO CỦA QUÁ TRÌNH

Bước 4: Xác định đầu vào

Bước 5: Báo cáo sử dụng nước

Bước 6: Đo mức độ tuần hoàn tái

sử dụng chất thải

ĐẦU RA CỦA QUÁ TRÌNH

Bước 7: Xác định sản phẩm, sản phẩm phụBước 8: Tính toán lượng nước thải

Bước 9: Tính toán lượng khí thảiBước 10: Tính toán chất thải ra ngoài nhà

máy

CÂN BẰNG VẬT LIỆU

Bước 11: Tổng hợp thông tin đầu vào và đầu ra

Bước 12: Cân bằng vật chất sơ bộ

Bước 13 14: Định giá và hoàn chỉnh cân bằng vật liệu

-XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN ĐỂ GIẢM CHẤT THẢI

Bước 15: Xác định các biện pháp giảm chất thải

Bước 16: Mục tiêu và đặc tính chất thải

Bước 17: Nghiên cứu khả năng tách riêng chất thải

Bước 18: Xây dựng các biện pháp dài hạn để giảm chất thải

ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN ĐỂ GIẢM CHẤT THẢI

Bước 19: Tiến hành đánh giá về mặt môi trường và kinh tế của các phương

án giảm chất thải, liệt kê các phương án có thể thành công

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢM CHẤT THẢI

Bước 20: Thiết kế và thực hiện kế hoạch hành động giảm chất thải để đạt

được hiệu quả cho quá trình đã cải tiến

Trang 33

1.3.3.3 Phương pháp luận kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE

Năm 1993, Ủy ban Năng suất quốc gia Ấn Độ thực hiện dự án Trình diễn “giảm chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ” (DESIRE - Desmontration in Small Industries of Reducing Waste) Quy trình kiểm toán chất thải đã được phát triển trong khuôn khổ Dự án và đã được áp dụng rộng rãi Phương pháp luận DESIRE gồm 6 bước - 18 nhiệm vụ được trình bày trong hình 3.3

Ở các nước đang phát triển, Ấn Độ đã triển khai SXSH rất thành công tại nhiều ngành nghề khác nhau từ những năm 90 thế kỷ 20 Trong quá trình thực hiện SXSH, các chuyên gia của Ấn Độ đã xây dựng nên phương pháp luận DESIRE này

dựa trên nền tảng của phương pháp luận của EPA và UNEP và đã được ứng dụng thành công ở Ấn Độ, Trung Quốc Các bước của phương pháp DESIRE đều được chia thành từng nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng; đi sâu vào phân tích các nguyên nhân gây ra chất thải và từ đó đề xuất cơ hội SXSH Các doanh nghiệp có thể thực hiện một cách dễ dàng với sự tư vấn, giúp đỡ của chuyên gia tư vấn bên ngoài

Hình 1 12 Sáu bước thực hiện SXSH theo phương pháp DESIRE

Sáu bước này phân ra thành 18 nhiệm vụ, cụ thể như sau:

Trang 34

BƯỚC 2: PHÂN TÍCH CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT

Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ quy trình công nghệ

Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng

Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho dòng thải

BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CÁC CƠ HỘI SXSH

Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội SXSH

Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội khả thi nhất

BƯỚC 4: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SXSH

Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật

Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế

Nhiệm vụ 12: Đánh giá tính khả thi về môi trường

Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp để thực hiện

BƯỚC 5: THỰC HIỆN

Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện

Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH

BƯỚC 6: DUY TRÌ SXSH

Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 18: Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá

(Quay trở lại Nhiệm vụ 3)

Trang 35

Bước 1: Khởi động

Bao gồm việc lập kế hoạch và tổ chức đánh giá SXSH: thành lập nhóm SXSH, tổng quát tất cả các công đoạn bao gồm cả sản xuất, vận chuyển nguyên liệu, bảo quản, lưu giữ , cần thu thập các số liệu liên quan đến sản xuất, môi trường để có được số liệu nền, thấy được thực trạng của quá trình sản xuất, xác định định mức

Từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn trọng tâm cho kiểm toán

Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất

Bao gồm việc đánh giá các bước công nghệ có liên quan với trọng tâm kiểm toán đã lựa chọn và tính cân bằng vật chất năng lượng để có thể xác định được – lượng chất thải, chi phí cho dòng thải và nguyên nhân sinh ra chất thải Các bước công nghệ cần được liệt kê đầy đủ kèm theo tất cả dòng vào và dòng ra tương ứng

để định lượng dòng thải và các thành phần của dòng thải, những tổn thất vật liệu, năng lượng và xác định chi phí Việc phân tích sẽ cho biết các nguyên nhân thực tế

ẩn gây ra tổn thất làm cơ sở để đề xuất các cơ hội SXSH

Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH

Trên cơ sở kết quả của ước 2, sẽ xây dựng các cơ hội SXSH và lựa chọn cơ bhội có tính khả thi nhất Các cơ hội SXSH bao gồm: quản lý nội vi tốt, thay thế nguyên liệu, kiểm soát quy trình tốt hơn, cải tiến thiết bị, tuần hoàn tái sử dụng, sản xuất sản phẩm phụ, thay đổi sản phẩm, thay đổi công nghệ Các cơ hội sẽ được chia thành các nhóm: các cơ hội có thể thực hiện ngay, các cơ hội cần phân tích thêm (về

kỹ thuật, kinh tế và môi trường), các cơ hội có thể loại bỏ

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

Nhóm các cơ hội cần phân tích thêm được sàng lọc ở ước 3 sẽ được đánh giá btính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật cần lưu ý xem xét một số yếu tố: chất lượng sản phẩm, công suất, yêu cầu về sản xuất, thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt, tính tương thích với các thiết bị đang dùng, các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng, yêu cầu về đào tạo huấn luyện, yếu tố về bệnh nghề nghiệp và an toàn Xem xét tính khả thi về kinh tế qua việc tính toán về đầu

Trang 36

tư và các lợi ích/chi phí có thể tiết kiệm được khi thực hiện giải pháp SXSH Đánh giá kinh tế tối thiểu nhất bao gồm việc thu thập thông tin (về các khoản đầu tư và các chi phí lợi ích tác nghiệp), lựa chọn các tiêu chí đánh giá (thời hạn hoàn vốn, giá trị hiện tại ròng (NPV), hoặc tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR), và các tính toán về tính khả thi Những số liệu kinh tế có được sẽ được bổ sung vào các kết quả đánh giá kỹ thuật Đánh giá tính khả thi về môi trường thông qua xem xét môi trường có được cải thiện trong các trường hợp: giảm tổng lượng chất ô nhiễm, giảm độ độc còn trong dòng thải, giảm sử dụng vật liệu không tái chế được hay độc hại, giảm tiêu thụ năng lượng (giảm phát thải khí)

Các kết quả đánh giá về kinh tế, kỹ thuật và môi trường cho các giải pháp sẽ được kết hợp và đánh giá theo phương pháp trọng số từ đó lựa chọn cơ hội SXSH

để thực hiện Các giải pháp lựa chọn được sắp xếp theo thời gian: ngắn hạn (<3tháng), trung hạn (3 12tháng) và dài hạn (>1năm) và lập kế hoạch để thực hiện.-

Bước 6: Duy trì SXSH

Duy trì các giải pháp SXSH đã thực hiện và tiếp tục xác định, lựa chọn các công đoạn sản xuất gây lãng phí hay các giải pháp chưa thực hiện để lựa chọn trọng tâm mới cho đánh giá SXSH

Đây là phương pháp luận áp dụng hiệu quả ở Ấn Độ Việt Nam cũng là một nước có nhiều đặc điểm tương đồng với Ấn Độ, đều đang trong thời kỳ phát triển, dựa trên nền tảng công nghiệp nhỏ, do vậy phương pháp luận DESIRE được coi là phương pháp chính để áp dụng thực hiện ở nước ta Tại Việt Nam SXSH được đưa

Trang 37

vào áp dụng từ năm 1996 và triển khai từ năm 1998 tập trung ở một số ngành công nghiệp như giấy, dệt nhuộm, thực phẩm (chế biến thuỷ sản và bia), vật liệu xây - dựng và gia công kim loại Theo thống kê của Hợp phần SXSH trong công nghiệp (Cleaner Production Industry) của Chương trình Hợp tác phát triển trong ngành Môi trường giữa chính phủ Việt Nam và Đan Mạch giai đoạn 2005 2010, đến năm 2008 -

cả nước có khoảng 200 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn 37 tỉnh thành tham gia thực hiện SXSH

Đối với ngành công nghiệp ệt may, tại Việt Nam đã có một số công ty triển dkhai SXSH thành công theo phương pháp DESIRE như Công ty Dệt lụa Nam Định,

Cơ sở nhuộm Nhất Trí, Công ty Dệt Sài Gòn, Cơ sở dệt nhuộm Trung Thư, Công ty Dệt Phước Long, Cơ sở dệt nhuộm Thuận Thiên, Công ty TNHH Coats Phong Phú, Công ty May 28 Do vậy phương pháp luận DESIRE là phương pháp thích hợp nhất để lựa chọn làm phương pháp đánh giá SXSH trong nghiên cứu của đề tài

1.4 Tình hình sản xuất của các cơ sở ệt may d

Qua quá trình điều tra, khảo sát một số DN dệt may trên cả nước trong 5 tháng đầu năm 2009, nghiên cứu đã thu được các kết quả về hiện trạng sản xuất của một

số cơ sở dệt may được thể hiện trong ảngb 1 6

Bảng 1.6 Tình hình sản xuất của một số cơ sở dệt may [14]

TT Doanh nghiệp Đị a ch ỉ

Ngành nghề ả s n

xu t ấ

Các lo i s ạ ả n phẩm Tổng sản phẩm (Tr.đồng/năm) Doanh thu

D t, nhu m ệ ộ

và may

m c ặ

Vải dệt thoi các loại (m/năm)

12.200.000

214.000

Vải mộc dệt kim (kg/năm)

700.000

Trang 38

TT Doanh nghiệp Đị a ch ỉ

Ngành nghề ả s n

xu t ấ

Các lo i s ạ ả n phẩm

Tổng sản phẩm (Tr.đồng/năm) Doanh thu

May m c ặ

Jacket (chi ếc) 23.000

184.051

Sơ mi (chiếc) 28.000 Quần các loại

(chi ếc)

1.404.000

Quần áo dệt kim (chi ếc)

2.475.000

Quần áo khác (chi ếc)

S i, ch , ợ ỉmay m c, ặ

v XNK, ụ

KD khách

s n, TT ạthương

m i… ạ

S i (t n) ợ ấ 35.000

3.295.000

V i dả ệt thoi (1000.m2)

30.200

Vải dệt kim (1000.m2)

2.400

Khăn bông (t n) ấ

Áo khoác (chi ếc)

2.500.000 270.000

Trang 39

TT Doanh nghiệp Đị a ch ỉ

Ngành nghề ả s n

xu t ấ

Các lo i s ạ ả n phẩm

Tổng sản phẩm (Tr.đồng/năm) Doanh thu Hưng

Yên

Qu n(chi ầ ếc) 4.000.000

Sơ mi(chiếc) 1.200.000 Dệt kim

Nhu m, ộhoàn t t sấ ản

Hà N i ộ

May m c ặ

Áo sơ mi (1000 sp) 10.000

650.000

B ộ veston (1000 b ) ộ 200

Qu n (1000sp) ầ 2.000 Jacket (sp) 700.000

Hu ế

S i, d t, ợ ệmay m c ặ

ph m ẩ 284.187

Trang 40

1.5 Tình hình sử dụng nguyên liệu, năng lượng, nước của ngành dệt may

Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp hàng năm tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, nhiên liệu, nước và hàng trăm nghìn tấn bông xơ các loại

1.5.1 Tình hình sử dụng nguyên liệu

cấp bông và xơ của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 7 10% nhu cầu của – ngành:

- Bông, len, tơ tằm là những nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, trong đó bông chiếm tỷ lệ lớn nhất Hàng năm, ngành dệt phải dùng đến hàng chục ngàn tấn bông

- Xơ và sợi tổng hợp: bao gồm các loại sợi PE A, P trong đó các loại xơ sợi Polyester chiếm tỷ lệ lớn nhất

Trong đó lượng hóa chất, chất trợ và thuốc nhuộm nhập ngoại chiếm khoảng 90% Trong kết cấu giá thành sản phẩm dệt nguyên liệu chiến từ 55-70%

Các số liệu về tình hình tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất của một số cơ sở dệt may được trình bày trong bảng 1.7

Bảng 1.7 Nguyên liệu và phụ kiện sử dụng tại các doanh nghiệp dệt may [14]

TT Doanh nghiệp Nguyên liệu và

Khối lượng

Ngày đăng: 26/01/2024, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w