1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ga buổi hai ngữ văn 6 kì 2( hoàn chỉnh)

194 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Gió Lạnh Đầu Mùa
Tác giả Thạch Lam
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Giáo Án
Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Trang 3 - Xây dựng nhân vật qua lời nói, hành động,suy nghĩ, đặc biệt là qua những cảm xúc tinh tếvề thiên nhiên cảnh vật.- Kết hợp giữa tự sự với miêu tra, biểu cảmtinh tế cùng thủ pháp

Trang 1

Ôn tập: VĂN BẢN “GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA”( THẠCH LAM)

Tiết PPCT: ………

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

I MỤC TIÊU

a.Năng lực đặc thù:

Đọc và tóm tắt được sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại, về Văn bản “ ……… ” mà các em đã đượchọc thông qua các phiếu học tập và các đề luyện tập

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách

báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề Xây dựng

thái độ hoà nhã khi tham gia làm việc nhóm Có trách nhiệm trong việc trình bày lắngnghe và phản biện

II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi ôn tập

văn bản “ Gió lạnh đầu mùa”

Trang 2

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung về về tác giả, tác phẩm

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện phiếu học tập nhóm

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo

lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày

- Một số tác phẩm tiêu biểu : Gió đầu mùa,

Hà Nội băm sáu phố phường, Hai đứa trẻ, Nắng trong vườn, Sợi tóc….

2, Văn bản

a, Xuất xứ: “Gió lạnh đầu mùa” là truyện ngắn

đặc sắc rút ra từ tập truyện cùng tên của ThạchLam, năm 1937

b, Ngôi kể và người kể chuyện

- Ngôi kể thứ 3

- Người kể chuyện: Không xuất hiện trực

tiếp mà “giấu mình” Người kể chuyện có mặt ởkhắp mọi nơi, chứng kiến và thấu hiểu tất cả

-> Kể lại câu chuyện một cách khạch quan và toàn

diện

c, Cốt truyện

- Các sự việc được sắp xếp theo trình tự thờigian Các sự việc có mối quan hệ nguyên nhân-kết quả, từ sự việc này sẽ dẫn đến các sự việckhác

- Câu chuyện giản dị, không có những độtbiến gây cắng thẳng, kịch tính

- Bên cạnh sự việc, còn những đoạn vănmiêu tả thiên nhiên rất sinh động, tinh tế, giàucảm xúc

Sự việc kết thúc truyện sâu sắc, thể hiện tấm lòngnhân ái sẻ chia với những hoàn cảnh khó khắntrong cuộc sống

3, Nghệ thuật, nội dung.

a, Nghệ thuật

Trang 3

- Xây dựng nhân vật qua lời nói, hành động,suy nghĩ, đặc biệt là qua những cảm xúc tinh tế

a) Mục tiêu: Hs khái quát những

kiến thức trọng tâm của văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực

II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

* Chuyển giao nhiệm vụ

lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày

Những cảm nhận của nhân vật Sơn trước sự thayđổi của thời tiết lúc chuyển mùa giúp ta thấy đượcđây là cậu bé có sự quan sát tinh tế và có tâm hồnnhạy cảm

b, Cảm xúc của Sơn trước cảnh sinh hoạt trong gia đình

- Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn hết sức ấp ám

và bình yên.Mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng chomùa đông đang tới

- Cậu bé Sơn cũng cảm nhận được khung cảnhđầm ấm với sự quây quần và quan tâm, chăm sóc,yêu thương của những người thân trong nhà (mẹ,chị, vú già) dành cho cậu Đồng thời đây cũng làcậu bé nhạy cảm trước sự thay đổi cảm xúc ngườisống tình cảm

c, Thái độ và suy nghĩ của hai chị em Sơn với những người bạn nghèo

+ Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với chúng,chứ không kiêu kì và khinh khỉnh

+ Sơn nhận ra những người bạn nghèo của mìnhtím tái lại vì cái lạnh đầu mùa

Trang 4

d, Hành động cho áo của hai chị em Sơn

+ “Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiênthấy ấm áp, vui vui”

=> Niềm vui khi được chia sẻ, giúp đỡ ngườikhác

e, Hành động đòi áo của hai chị em Sơn+ Hành động thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ vàrất tự nhiên theo tâm lí của con trẻ

+ Hai chị em làm việc tốt không hề suy xét nênkhi nghe nói mẹ sẽ giận thì hai chị em lại hốthoảng đi tìm để đòi lại áo

=> Hành động ấy không đáng trách

=> Hai chị em chưa ý thức rõ về những việc mìnhlàm, về những kết quả mà hành động của mìnhmang lại Hai chị em vẫn chưa có lòng tin mạnh

mẽ vào những việc tốt sẽ nhận được sự đồng tìnhcủa mọi người

xử đúng đắn, đầy tự trọng - "đói cho sạch, ráchcho thơm"

+ Mẹ Sơn có lòng đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡhoàn cảnh khó khăn

+ Hành động thể hiện sự tế nhị, khéo léo khi “củacho không bằng cách cho”

=> Người mẹ khá giả và có cách cư xử vừa tế nhịvừa nhân hậu

a) Mục tiêu: Hs thực hiện các

phiếu học tập tìm hiểu từng đoạn

văn bản của truyện nhằm hiểu

sâu hơn về văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực

Trang 5

nào trình bày kết quả.

- Đại diện nhóm trình bày

trả lời các câu hỏi:

Sắp xếp lại các sự việc sau theo

trình tự diễn biến của câu

chuyện:

A Hai chị em Sơn ra xóm chợ

chơi và thấy những người bạn ở

xóm chợ nghèo mặc những bộ

quần áo bạc, vá nhiều chỗ; đặc

biệt em Hiên chỉ mặc manh áo

rách tả tơi, co ro chịu rét

B Mùa đông giá lạnh đã đến, hai

chị em Sơn và Lan được mặc

những bộ quần áo đẹp và ấm áp

C Chuyện cho áo đến tai người

thân Lo sợ bị mẹ mắng, Sơn và

Lan đi tìm Hiên để đòi áo

D Chị Lan hăm hở về lấy áo cho

Hiên, Sơn thấy lòng ấm áp, vui

vui

E Sơn thấy động lòng thương

Hiên, hỏi chị về việc đem cho

Hiên cái áo bông cũ của người

em đã mất

F Mẹ Hiên sang nhà Sơn trả lại

chiếc áo bông

G Biết hoàn cảnh của gia đình

Hiên, mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên

mượn tiền để may áo cho con

BÀI TẬP 1 Gợi ý

Câu 1 : Sắp xếp lại các sự việc theo trình tự diễn

biến của câu chuyện: B, A, E, D, C, F, G

Trang 6

Câu 2 : Theo em, nhân vật Sơn

là người như thế nào? Em dựa

vào những sự việc, chi tiết nào

trong tác phẩm để đưa ra nhận

xét đó?

Câu 2 : Sơn là một bạn nhỏ rất tình cảm, giàu

lòng trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương ngườithân, bạn bè

Câu 3 : Em đồng tình hay không

đồng tình với hành động vội vã

đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo

bông của nhân vật Sơn? Vì sao?

Câu 3 : Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại

chiếc áo bông cũ không làm em giảm bớt thiệncảm với nhân vật Sơn không Bởi vì đó là tâm lý

và hành động bình thường của một đứa trẻ khi tự

ý mang đồ dùng ở nhà đi cho người khác và sợ bị

mẹ mắng

Câu 4 : Trong tác phẩm, em

thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Câu 4 : Trong tác phẩm, em thích nhất là nhân vật

Sơn Sơn còn bé nhỏ, ngây thơ, em rất được mẹyêu Không một tiếng khóc, một lời vòi vĩnh Sơn

là một em bé rất giàu tình cảm khi nhớ và thương

về em Duyên Sơn còn là một em bé sống với bạn

bè rất có tình người Tấm lòng của Sơn đối vớibạn nhỏ rất chân thành Tình cảm nhường cơm sẻ

áo cho bạn rất mãnh liệt

Câu 5 : Nếu được đặt lại nhan

đề cho tác phẩm, em sẽ chọn

nhan đề gì? Giải thích lí do em

chọn nhan đề đó.

Câu 5 : Đặt tên cho tác phẩm: Tình bạn ấm áp,

Yêu thương giữa ngày đông,…

BÀI TẬP 2 : Đọc lại văn bản

Gió lạnh đầu mùa (Từ Sơn bấy

giờ mới chợt nhớ ra đến ấm

áp vui vui (tr 9) và trả lời các

câu hỏi:

Câu 1 : Người kể chuyện trong

đoạn trích có trực tiếp tham gia

vào câu chuyện không? Đó là

người kể chuyện ngôi thứ mấy?

BÀI TẬP 2 Gợi ý

Câu 1 : Người kể chuyện trong đoạn trích không

trực tiếp tham gia vào câu chuyện Đó là người kểchuyện ngôi thứ ba

Câu 2 : Sơn hiểu được điều gì

khi chợt nhớ ra cảnh sống nghèo

khổ của mẹ con bé Hiên?

Câu 2 : Khi chợt nhớ ra cảnh sống nghèo khổ của

mẹ con bé Hiên, Sơn hiểu rằng mẹ Hiên không thể

có tiền mua áo rét cho con

Câu 3: Vì sao Sơn nảy ra ý định

rủ chị Lan về lấy chiếc áo bông

cũ của em Duyên cho bé Hiên?

Câu 3 : Sơn nảy ra ý định rủ chị Lan về lấy chiếc

áo bông cũ của em Duyên cho bé Hiên vì thương

bé Hiên phải chịu rét

Câu 4 : Nêu những suy nghĩ,

cảm xúc của Sơn trong đoạn

- Qua đó, có thể thấy tác giả nhấn mạnh lòng nhân

Trang 7

hậu, sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ của Sơn vớinhững người nghèo khổ, đáng thương.

Câu 5: Em đã bao giờ trải qua

cảm xúc giống như niềm vui của

Sơn khi cùng chị mang chiếc áo

bông cũ cho bé Hiên? Hãy chia

sẻ vì sao em có hoặc chưa có trải

nghiệm đó

Câu 5:

Em đã bao giờ trải qua cảm xúc giống như niềmvui của Sơn khi cùng chị mang chiếc áo bông cũcho bé Hiên? Hãy chia sẻ vì sao em có hoặc chưa

có trải nghiệm đó

Câu 6: Tìm cụm danh từ trong

những câu sau Xác định trung

tâm của cụm danh từ và những ý

nghĩa mà trung tâm đó được bổ

sung

a Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng

qua trong trí, Sơn lại gân chị thì

thâm

b Hay là chúng ta đem cho nó

cái áo bông cũ, chị ạ

Câu 6:

a Cụm danh từ: một ý nghĩ tốt

- Trung tâm của cụm danh từ: ý nghĩ

- Phần phụ trước: một, có ý nghĩa chỉ số lượng

- Phần phụ sau: tốt, chỉ đặc điểm của ý nghĩ

b Cụm danh từ: cái áo bông cũ

- Trung tâm của cụm danh từ: cái áo

- Phần phụ sau: bông, cũ, chỉ đặc điểm của áo

BÀI TẬP 3 : Đọc lại văn bản

Gió lạnh đầu mùa (từ Hai chị

Câu 1 : Tâm trạng của hai chị em Sơn khi về nhà

được thể hiện qua các từ ngữ: "lo lắng dắt nhaulẻn về nhà ","Lan dắt tay Sơn khép nép" bước vàonhà, hai chị em "ngạc nhiên đứng sững ra" khithấy mẹ con Hiên trong nhà mình

Câu 2 : Thái độ của mẹ Sơn

trong hai lần nói với các con

khác nhau như thế nào?

Câu 2 : Lần đầu, mẹ Sơn "nghiêm nghị" nói với

hai con Sau đó, mẹ Sơn "vẫy hai con lại gần", "âuyếm ôm vào lòng" và nói Với các con, thái độcủa mẹ Sơn vừa nghiêm khắc vừa ấm áp, yêuthương

Câu 3: Vì sao khi về đến nhà,

Sơn “sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép

vào sau lưng chị”?

Câu 3 : Khi về đến nhà, Sơn "sợ hãi, cúi đầu lặng

im, nép vào sau lưng chị" vì Sơn đã biết lỗi củamình và sợ bị mẹ mắng Có lẽ lúc đó Sơn mớihiểu rằng mẹ rất quý chiếc áo bông cũ ấy

Câu 4 : Việc mẹ Hiên sang nhà

Sơn trả lại chiếc áo bông giúp

Câu 5: Nhận xét về cách ứng xử

của mẹ Sơn với mẹ Hiên trong

đoạn trích trên

Câu 5:

Mẹ của Sơn đã cho mẹ Hiên vay năm hào để mua

áo rét cho con như một cách giúp đỡ chân tình

Trang 8

Mẹ Sơn là người phụ nữ nhân hậu, tốt bụng.

Câu 6: Theo em, điều gì sẽ xảy

ra nếu mẹ Hiên không sang nhà

Sơn để trả lại chiếc áo bông cũ?

Câu 6:

Có thể mẹ Sơn sẽ phân tích cho hai con hiểu về ýnghĩa của chiếc áo bông cũ với gia đình, hoặc mẹSơn sẽ cùng hai con mang sang nhà Hiên mộtchiếc áo ấm khác

Câu 7: Em có cho rằng cách kết

thúc truyện của tác giả là hợp lí

không? Vì sao?

Câu 7: Truyện kết thúc với hình ảnh người mẹ

ôm con vào lòng và ngợi khen tấm lòng nhân hậucủa các con "Hai con tôi quý quá" Đây là một kếtthúc truyện hợp lí, trọn vẹn, giàu chất thơ, truyền

đi thông điệp về tình người ấm áp

cùng, khổ quá,

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài, nắm chắc kiến thức văn bản và kiến thức vừa ôn tập

- Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Ôn tập: VĂN BẢN “TUỔI THƠ TÔI”

Trang 9

Ôn tập: VĂN BẢN “TUỔI THƠ TÔI”( Nguyễn Nhật Ánh)

Tiết PPCT: ………

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

I MỤC TIÊU

a.Năng lực đặc thù:

Đọc và tóm tắt được sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại, về Văn bản “ ……… ” mà các em đã đượchọc thông qua các phiếu học tập và các đề luyện tập

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách

báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề Xây dựng

thái độ hoà nhã khi tham gia làm việc nhóm Có trách nhiệm trong việc trình bày lắngnghe và phản biện

II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi ôn tập

văn bản “ ………”

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung về về tác giả, tác phẩm

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện phiếu học tập nhóm

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

Trang 10

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

* Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận

GỈẢ-1, Tác giả:

Nguyễn Nhật Ánh (1955), quê Quảng Nam

- Là nhà văn thường viết về đề tài thiếu nhi,được mệnh danh là nhà văn tuổi thơ

- Những tác phẩm: Kính vạn hoa, Cho tôixin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàngtrên cỏ xanh

- Người kể hồi tưởng về tuổi thơ và trò đádế

- Người kể hồi tưởng về Lợi – người bạntuổi thơ

- Người kể hồi tưởng câu chuyện về con dếlửa của Lợi

- Người kể nói về cuộc sống hiện tại củathầy Phu, Lợi và chính mình

e, Đề tài và chủ đề của truyện + Đề tài: Kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với trò

đá dế và một lần đùa nghịch để lại hậu quảđáng buồn

- Không nên vội vàng đánh giá bất cứ ai

- Bạn bè khi chơi với nhau đôi khi sẽxảy ra những bất mãn, hiểu lầm, nhưng hãy

Trang 11

biết thấu hiểu, chia sẻ cùng nhau, không nênhành động nông nổi gây hậu quả đáng tiếc.

- Dù vô tình hay cố ý, nếu ta gây ra tổnthương cho bất kì ai, hãy chân thành nhậnlỗi và tìm cách bù đắp

a) Mục tiêu: Hs khái quát những kiến

thức trọng tâm của văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện

phiếu học tập

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia

sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chứchoạt động:

II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

* Chuyển giao nhiệm vụ

Nhóm 1: Khái quát về nhân vật Lợi

Nhóm 2: Khái quát về nhân vật Dế

- Lợi là nhân vật chính của truyện

Tuổi thơ tôi

- Nhân vật Lợi được xây dựng chủ yếu thông qua hành động, các hành động

đều gắn với sự xuất hiện và số phận củachú dế lửa

Các hành động của Lợi (thông qua lời kểcủa nhân vật “tôi”) cho thấyLợi có tính tình trẻ con, kĩ càng tính toán, nhưng vẫn

là một cậu bé trong sáng, giàu tình cảm, biết yêu thương

Đám tang

Trang 12

- Đặt vào hộp các-tông, bọc bằng báo inmàu, dùng lá chuối tước mảnh buộc lại.

- Chôn dưới gốc cây bời lời

- Mọi người đều có mặt, im lìm, buồn bã,trang nghiêm

- Hố vuông vức, hộp ngay ngắn, đặt sỏixung quanh

- Lợi cắm nhánh cỏ tươi lên mộ

Thầy Phu đặt vòng hoa lên mộ

Vai trò của Dế Lửa

- Dế lửa quý, hiếm làđiều mà bọn trẻ con khao khát.

- Ban đầu, dế lửa là nguồn gây chia rẽ

Lợi và các bạn vì Lợi chỉ tình cờ có được

dế lửa, lại không chịu đổi đồ với bạn bè,thái độ “nghênh nghênh” nên ai cũng thấyLợi đáng ghét

-Sau cái chết của dế lửa, Lợi và các bạn xích lại gần nhau hơn vì các bạn nhận ra

trò đùa nghịch ngợm tưởng chừng vô hạicủa mình đã gián tiếp gây ra cái chết củachú dế quý hiếm và làm tổn thương Lợi.a) Mục tiêu: Hs thực hiện các phiếu

học tập tìm hiểu từng đoạn văn bản của

truyện nhằm hiểu sâu hơn về văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện

* Báo cáo kết quả:

- GV gọi bất kì cá nhân nào trình

trích sau và trả lời câu hỏi: “ Tuổi

thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè

nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi

GỢI Ý:

Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản

“ Tuổi thơ tôi” của tác giả Nguyễn NhậtÁnh

Trang 13

để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ

đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn

nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù

té chạy khi chủ nhà suỵt chó xò ra sủa

ầm ĩ.”

Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản

nào? Của tác giả nào?

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt

chính của đoạn trích?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn

trích?

Câu 4: Giải nghĩa từ “lem luốc”?

Câu 5: Đặt câu có từ “lem luốc”

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của

đoạn trích: Tự sự

Câu 3: Nội dung đoạn trích: nhân vật tôi

kể về kỉ niệm tuổi thơ vui chơi cùng bạn bè

Câu 4: nghĩa từ “lem luốc”: người, quần

áo bị dây bẩn, dính dơ nhiều chỗ

Câu 5: Bạn A nghịch bẩn trông mặt mày

lem luốc

PHIÊU HỌC TẬP SỐ 2: Đọc đoạn

trích sau và trả lời câu hỏi: “ Lợi là

thằng “trùm sò” nổi tiếng trong lớp tôi

Lúc nào nó cũng nghĩ đến chuyện “thu

vén cá nhân” Đứa nào nhờ chuyện gì

nó cũng làm nhưng………Tôi nhinjn

ăn sáng một tuần, đem năm đồng bạc

năn nỉ nó bán con dế lửa cho tôi, nó

vẫn nghênh nghênh lắc đầu thấy ghét

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt

chính của đoạn trích?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn

trích?

Câu 3: Theo lời nhận xét của người

kể nhân vật Lợi là người thế nào?

Câu 4: Vì sao Lợi nhất quyết không

bán hay đổi chú dế lửa cho bạn?

Câu 5: Giải nghĩa từ “trùm sò”

Câu 6: Cảm nhận của em về nhân vật

Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của

Nguyễn Nhật Ánh

GỢI Ý:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của

đoạn trích: Tự sự

Câu 2: Nội dung đoạn trích: Nói về nhân

vật Lợi- người bạn tuổi thơ của nhân vật

“tôi”

Câu 3: Theo lời nhận xét của người kể

nhân vật Lợi là người có vẻ “trùm sò”, tínhtoán, có phần ích kỉ

Câu 4: Lợi nhất quyết không bán hay đổi

chú dế lửa cho bạn vì:

- Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế

lửa vì dế lửa đánh nhau không ai bì được

- Con này nổi tiếng lì đòn, có hàm răngkhỏe, dễ dàng cắn đứt những con dế than togấp đôi Lợi có dế lửa trong tay như nắmchắc phần thắng

Câu 5: nghĩa từ “trùm sò”: chỉ người ích kỉ,

luôn tìm cách thu lượi cho mình

Câu 6:

Tham khảo đoạn văn:Văn bản “Tuổi thơ tôi”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã thành

công với sự khắc họa một cách dí dỏm và chân thực các nhân vật học trò trong đó nổibật với cậu bé Lợi Lợi là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, lúc nào cũng nghĩ đếnchuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình “Chép bài giùm là hai viên bi Giữdép dùm là một viên bi,…” Cách khắc họa đó khiến người đọc không khỏi bật cười

vì sự ngộ nghĩnh của tuổi thơ và không ít người trong chúng ta thấy bóng dáng mìnhtrong đó Sự việc đẩy tới cao trào khi Lợi có con dế lửa “nổi tiếng lì đòn” Đám trẻ vìghen tị nên đã bày trò và dẫn đến cái chết của dế Cuối cùng, chúng đã cùng nhau tổchức một đám tang đúng nghĩ để tưởng niệm chú dế lửa xấu số Đám trẻ không còn

Trang 14

cảm thấy ganh tị hay ghét Lợi, giờ đây trước mắt chúng không phải là hình ảnh củacậu bạn luôn tìm cách “thu vén cá nhân” mà là hình ảnh cậu bạn đang khóc rưng rức

và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu Đám trẻ cũng cảm thấy có lỗi

và ra sức đào, cuốc cho thật sâu để chú dế được an nghỉ Qua việc xây dựng nhân vậtLợi với giọng văn dí dỏm, hài hước, không ít người trong chúng ta đã nhìn thấy chínhbản thân mình của một thời ấu thơ với những khoảnh khắc khó quên bên bè bạn Vàcũng qua nhân vật, chúng ta học được bài học về sự cảm thông, yêu thương và trântrọng bạn bè mình nhiều hơn nữa

PHIÊU HỌC TẬP SỐ 3: Đọc đoạn

trích sau và trả lời câu hỏi: “ Lợi

khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm

méo mó từ tay thầy………Chẳng còn

tâm trạng nào mà ghét nó nữa.”

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt

Câu 4: Thái độ của các bạn đối với

Lợi cho thấy họ là người như thế nào?

Câu 5: Viết đoạn văn trình bày suy

nghĩ của em về tình bạn của tuổi học

trò

Câu 6: Viết một đoạn văn nêu cảm

nhận của em về văn bản “Tuổi thơ tôi”

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của

- Thái độ của các bạn đối với lợi cho thấy

họ không phải là những người xấu Chỉ vì

sự ganh tị với Lợi khi có con dế lửa nên bàytrò trọc cậu

- Sau khi thấy Lợi khóc vì con dế đã chết,lòng họ cũng chùng xuống, không thể vuinổi vì đã vô ý làm tổn thương Lợi, thấy cólỗi với Lợi rất nhiều

Câu 5: Có thể viết đoạn văn theo hướng

sau:

-Tình bạn tuổi học trò là tình bạn nảy nở khicòn ngồi trên ghế nhà trường, kết thân hoàntoàn tự nguyện dựa trên sự hiểu biết về tínhtình, sở thích, sự đồng cảm, chia sẻ vớinhau trong quá trình học tập, công tác, sinhhoạt vui chơi

+ Tình bạn tuổi học trò đẹp là động lực để

ta noi gương bạn, hỗ trợnhau học tập

+ Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu

Trang 15

nghị lực hơn trong cuộc sống, giúp ta cảmthấy cuộc

sống trở nên vô cùng ý nghĩa

(HS có thể lấy dẫn chứng về những tình bạnđẹp: Lưu Bình và Dương Lễ, nhà thơNguyễn Khuyến và Dương Khuê)

- Tình bạn cần được xây dựng trên nhữngtình cảm, cảm xúc chân thành nhất Đây là

cơ sở để tình bạn được bền vững

- Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụnglẫn nhau Tình bạn ấy sẽn không bao giờ lâudài và vĩnh cửu Phê phán những ngườisống tự cô lập mình, không hòa mình vàobạn bè, thức tỉnh những người chưa thấyđược ý nghĩa của tình bạn trong cuộc đời

- Để xây dựng một tình bạn tốt ở lứa tuổihọc trò, mỗi chúng ta cần:

Thẳng thắn đấu tranh với sai lầm khuyếtđiểm của bạn mình, giúp bạn sửa lỗi lầm;biết tha thứ và độ lượng bao dung với bạn,biết đặt niềm tin vào bạn; biết quan tâmchân thành và tôn trọng lẫn nhau

Câu 6:

Tham khảo:

“Tuổi thơ tôi” trích trong hồi ký “Sương khói quê nhà” của Nguyễn Nhật Ánh đã đểlại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra những suy ngẫm về tình bạn, tìnhthầy trò Với giọng văn dí dỏm, hài hước, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hìnhảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt văn bản với chân dung đẹp đẽ, sống động.Những cậu bé trong “Tuổi thơ tôi” đã đưa người đọc bật cười với những khoảnh khắcngộ nghĩnh của tuổi thơ Những cậu bé trong câu chuyện là những cậu bé nghịchngợm với đủ trò chơi thôn quê, dân dã Đám trẻ vì ghen tị với Lợi nên đã bày trò đểLợi không còn huênh hoang với “chiến binh bất bại” của mình Sau khi đạt được mụcđích, làm cho chú dế thân yêu của Lợi chết oan, các cậu bé nghịch ngợm lại cảm thấyhối lỗi và ra sức chuộc lỗi bằng cách đến dự đám tang và chuẩn bị chu đáo cho chú dếmột nơi an nghỉ rộng rãi Có thể nói, những trò nghịch ngợm và tư duy trẻ con củacác nhân vật trong truyện đã khiến chúng ta nhìn thấy chính bản thân mình của tuổithơ và cũng khiến chúng ta suy ngẫm về tình bạn, về cách cư xử trong cuộc sống và

tự nhủ mình sẽ sống tốt hơn từng ngày Với giọng điệu dí dỏm và cách xây dựngnhân vật độc đáo, tác phẩm không cần quá nhiều cuộc đối thoại mà chỉ thông qua conchữ, độc giả đã dễ dàng thấy được vẻ đẹp ẩn sâu trong mỗi nhân vật và từ đó tự rút ranhững bài học quý giá cho chính mình

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài, nắm chắc kiến thức văn bản và kiến thức vừa ôn tập

- Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Ôn tập: VĂN BẢN “CON GÁI MẸ”

Trang 16

Ôn tập: VĂN BẢN “CON GÁI MẸ”( Báo tuổi trẻ)

Tiết PPCT: ………

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

I MỤC TIÊU

a.Năng lực đặc thù:

Đọc và tóm tắt được sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại, về Văn bản “ ……… ” mà các em đã đượchọc thông qua các phiếu học tập và các đề luyện tập

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách

báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề Xây dựng

thái độ hoà nhã khi tham gia làm việc nhóm Có trách nhiệm trong việc trình bày lắngnghe và phản biện

II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

* Chuyển giao nhiệm vụ: Chia sẻ tình cảm của em với mẹ?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs chia sẻ

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi ôn tập

văn bản “ ………… ”

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung về tác phẩm

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

Trang 17

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

* Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận

"Mẹ đâu có khóc, con ơi "

"Mẹ ơi! Con hạnh phúc vì được làm con của mẹ"

 Nhận xét: Dựa vào tiêu đề và các tiểu mục trong bài báo, ta có thể nhanh

chóng nắm được:

+ Thông tin quan trọng nhất+ Đối tượng trung tâm+ Các ý chính trong nội dung bài báo

* Bài học ý nghĩa

Tình cảm của mẹ con Lam Anh:

+ Hạnh phúc đôi khi đến từ những điều rấtgiản dị, từ trong những hoàn cảnh khó khăn.+ Phải luôn biết ơn, kính trọng, yêu thương

Mẹ vì tình thương và công ơn của Mẹ dànhcho ta vô cùng bao la

Sự nỗ lực vượt khó của Lam Anh:

+ Hoàn cảnh khó khăn không thể ngăn bướcchúng ta thành công

+ Cần có ý thức tự giác, tự lập để san sẻnhững vất vả cùng Ba Mẹ

a) Mục tiêu: Hs khái quát những kiến

thức trọng tâm của văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện

phiếu học tập

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia

sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chứchoạt động:

II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

* Chuyển giao nhiệm vụ

Nhóm 1: Khái quát về chân dung mẹ

1, Chân dung mẹ và con.

+ Người mẹ tần tảo, sẵn sàng làm mọinghề, cố gắng đem đến cuộc sống tốt nhất

có thể cho con gái

+ Người con gái thấu hiểu mọi khó khăncủa gia đình, nỗ lực vươn lên hoàn cảnh,học tập hết mình không để bản thân gục ngãtrước số phận

2, Hành trình của hai mẹ con

Suốt 18 năm nhọc nhằn vất vả nhưng hai

mẹ con luôn yêu thương nhau, cùng nhauqua những khó khăn trong cuộcsống

3, Sức mạnh của tình mẫu tử

Trang 18

-Mẹ là điểm tựa tịnh thần của Lan Anh Nhờ

có mẹ, Lan Anh đã trải qua một tuổi thơ cơcực nhưng đầm ấm, nuôi dưỡng nhữngphẩm chất tốt đẹp để trưởng thành mạnh mẽkiên cường như một nhành xương rồng

-Lan Anh là điểm tựa tịnh thần của mẹ Sựhồn nhiên, vui vẻ của Lan Anh ngày còn bébỏng đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ, làđộng lực để mẹ không quản ngại vất vả nuôinấng con Sự chăm chỉ, giỏi giang, hiếuthảo của Lan Anh theo mỗi ngày lớn khôncũng là sự tự hào, là niềm hạnh phúc củamẹ.-> Tình mẫu tử thiêng liêng chính làđiểm tựa cho cả hai mẹ con Lam Anh

a) Mục tiêu: Hs thực hiện các phiếu

học tập tìm hiểu từng đoạn văn bản của

truyện nhằm hiểu sâu hơn về văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện

* Báo cáo kết quả:

- GV gọi bất kì cá nhân nào trình

trích sau và trả lời câu hỏi: “ Nhịp

sống trẻ ghi lại tâm sự của chị Nguyễn

Thị Thu Hà, như nhật kí của mẹ viết

cho con gái:………

…….như một nhành xương rồng trồi

lên mọi thiếu thốn, khô khát.”

( Trang/16)

Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản

nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn

trích?

GỢI Ý:

Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản

“ Con gái mẹ” Văn bản đó thuộc thể loạivăn bản thông tin

Câu 2: Nội dung đoạn trích: Kể về cuộc

hành trình 18 năm vất vả của hai mẹ con

Câu 3: Người mẹ làm công việc bán vé số Câu 4:

- Năm 200, rời quê vì hoàn cảnh khó khăn,đến Đà Nẵng

- Năm 2002, hai mẹ con được người tốt

Trang 19

Câu 3: Người mẹ đã làm công việc gì

đẻ nuôi con?

Câu 4: Em hãy điểm lại hành trình 18

năm của hai mẹ con? Qua đó em có

nhận xét gì về hành trình 18 năm đó?

Câu 5: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và

nêu tác dụng có trong câu văn : “ Con

gái bé bỏng của mẹ kiên cường và

Câu 5: Biện pháp nhệ thuật so sánh, cho ta

thấy được niềm tin, nghị lực, sức mạnh phithường của người con vươn lên trong cuộcsống nghèo khổ, khó khăn

PHIÊU HỌC TẬP SỐ 2: Đọc đoạn

trích sau và trả lời câu hỏi: “ Thương

mẹ vất vả, Lam Anh đã chăm chỉ học

Câu 2: Nêu các chi tiết thể hiện tình

cảm của con dành cho mẹ.

Câu 3: Theo em, đều gì đã giúp người

con có được thành công?

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày suy

- Chẳng bao giờ đòi hỏi

- Chăm chỉ học tập, đỗ vào trường chuyêncấp 3 và dành được học bổng đại học toànphần

- Tranh thủ làm thêm những con búp bêbằng len, để có thêm trang trải chi phí khivào đại học

- Muốn ra trường, đi làm có tiền để muatặng mẹ một đôi dép, một bộ quần áo mới

và đãi mẹ một bữa ăn ngon

Câu 3: Theo em, tình mẫu tử đã giúp người

con có được thành công

Câu 4: Hướng dẫn viết đoạn văn:

* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

Ví dụ: Tình mẫu tử là một trong những tình

cảm rất đỗi thiêng liêng của mỗi người

* Thân đoạn: Đảm bảo các ý sau:

- Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, gắn

bó giữa mẹ và con

- Mẹ yêu thương, che chở, hi sinh tất cả vìcon

- Con kính trọng, yêu thương, biết ơn mẹ

- Là tình cảm thiêng liêng, cao quý, giúphình thành nhân cách cho con, dạy con biếtyêu thương, sống có lòng biết ơn

- Là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá tiếpsức cho cả mẹ và con trên đường đời để có

Trang 20

thể vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn.

- Là niềm an ủi, vỗ về, chở che, bao dungkhi con vấp ngã hay mắc sai lầm

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề

Ví dụ: Có thể nói, tình mẫu tử là điểm tựa

vững chắc trong cuộc đời mỗi con người, làtình cảm tự nhiên, thiêng liêng và bất diệt

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài, nắm chắc kiến thức văn bản và kiến thức vừa ôn tập

- Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Ôn tập:THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ‘ DẤU NGOẶC KÉP”

Trang 21

Ôn tập: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT DẤU NGOẶC KÉP- VĂN BẢN ĐOẠN VĂN

Tiết PPCT: ………

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

I MỤC TIÊU

a.Năng lực đặc thù:

Đọc và tóm tắt được sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại, về Văn bản “ ……… ” mà các em đã đượchọc thông qua các phiếu học tập và các đề luyện tập

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách

báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề Xây dựng

thái độ hoà nhã khi tham gia làm việc nhóm Có trách nhiệm trong việc trình bày lắngnghe và phản biện

II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

* Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy nêu công dụng của dấu ngoặc kép?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs chia sẻ

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi ôn tập

văn bản “ ………… ”

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung về tác phẩm

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

Trang 22

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

* Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận

nhóm bàn

Nhắc lại thế nào là dấu ngoặc kép?

? Nhắc lại thế nào là văn bản?

? Nhắc lại thế nào là đoạn văn?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu

Đánh dấu từ ngữ theo cách hiểu khác

Đánh dấu phần được trích dẫn trực tiếp từvăn bản

Đánh dấu phần lời đối thoại, lời nói trựctiếp được trích dẫn

Đánh dấu tên văn bản

2, Văn bản

Văn bản là sản phẩm củahoạt động giao tiếp bằngngôn ngữ

Văn bản thường là tập hợpcủa các đoạn văn, các liênkết hoàn chỉnh về nội dung

và hình thức, có tính liênkết chặt chẽ

Văn bản được tạo lập nhằm đạt một mụctiêu giao tiếp nhất định

3, Đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị trực tiếptạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạothành và có những đặc điểm sau:

- Biếu đạt nội dung tương đối trọn vẹn

- Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng

và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắtđoạn

- Có có câu chủ đề hoặc không có câu chủ

đề Câu chủ đề nêu ý chính trong đoạn Câuchủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.a) Mục tiêu: Hs thực hiện các phiếu

học tập nhằm hiểu sâu hơn về kiến

Trang 23

* Báo cáo kết quả:

- GV gọi bất kì cá nhân nào trình

ngoặc kép trong một bài học ở SGK

Ngữ văn 6, tập một và giải thích công

dụng của chúng

Ví dụ:

“Ngày xưa ông tôi nuôi nhiều ong; đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật Sau ngày ông tôi chết, cha và chú tôi còn nuôi một ít

đõ, nhưng không “vượng” như xưa nữa Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm Chiều lỡ buổi (khoảng 4 giờ chiều) thì ong bay ra họp đàn trước đõ, và tôi hay ra xem, nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi….”

(SGK Văn 6 tập 1, Huy Cận, Thương nhớ

bầy ong)

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng

ý của tác giả

thái pháttriển theohướng đilên

Các đõong hiệnnay khôngcòn pháttriển nhưngày xưanữa

Sây Sai, trĩu,

đông đúc Có hai đõong nhiều,

đông đúclắm

Bài 2: Đọc phần văn bản sau và

thực hiện các yêu cầu:

Sơn xúng xính rủ chị ra chợ

chơi Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ,

cạnh một dãy nhà lá của những người

nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ

vẫn vào vay nurợn ở nhà Sơn Sơn biết

lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ

đương đợi mình ở cuối chợ để đánh

khăng, đánh đáo.

Không phải ngày phiên, nên chợ

vắng không Mấy cái quán chơ vơ lộng

gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng

Gợi ý

a Phần văn bản gồm bốn ý và được viếtthành bốn đoạn

b Giải thích được hai ý:

- Dựa vào dấu hiệu về hình thức: bắt đầu từchỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúcbằng dấu chấm câu ngắt đoạn

- Dựa vào dấu hiệu về nội dung: mỗi đoạnbiểu đạt một ý trọn vẹn

Trang 24

của cây đề Gió thổi mạnh làm Sơn

thấy lạnh và cay mắt Nhưng chân trời

trong hơn mọi hôm, những làng ở xa,

Sơn thấy rõ như ở gần Mặt đất rắn lại

và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu

vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của

hai chị em.

Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ

đang quây quần chơi nghịch Chúng

nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui

mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa,

không dám vồ vập Chúng như biết cái

phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy

Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với

lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh

khỉnh như các em họ của Sơn.

Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý,

con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm

bộ quần áo mới của Sơn Sơn nhận

thấy chúng ăn mặc không khác ngày

thường, vẫn những bộ quần áo nâu

bạc đã rách vá nhiều chỗ Nhưng hôm

nay, môi chúng nó tím lại, và qua

những chỗ áo rách, da thịt thâm đi.

Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên,

hàm răng đập vào nhau.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa, in

trong Văn chương Tự lực văn đoàn,

tập 3,NXB Giáo dục, 2001)

a Phần văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi

ý được viết thành mấy đoạn?

b Em dựa vào những dấu hiệu nào để

nhận biết đoạn văn?

Bài 3: Đọc đoạn văn sau: Học lớp

ba, lớp bốn tôi “luyện” gần hết các bộ

truyện Tàu của Tín Đức Thư Xã trong

rương sách của ông thợ hớt tóc trong

làng Thấy tôi còn bé mà ham đọc, ông

tỏ ra “rộng rãi” Nhưng ông không cho

tôi mượn sách đem về, sợ mất Ngoài

lúc đến trường và hai bữa cơm nhà,

thời gian còn lại tôi ngôi lì ở nhà ông,

hôm nào cũng chúi mũi vào những

trang sách đến tối mịt Truyện Tàu của

Tín Đức Thư Xã chữ nhỏ li ti, nét rất

Gợi ý:

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng

ý của tác giả

Luyện Chế biến

cho tốthơn quatác dụngcủa nhiệt

độ cao;

nhào, trộn

Đọc mộtcách chămchỉ, tậptrung

Trang 25

mảnh, giấy lại vàng khè, thế mà trong

một mùa hè tôi đã “ngốn” sạch Phong

thần diễn nghĩa, Phi Long diễn nghĩa,

Tiết Nhơn Quý chinh Đông, Tiết Đinh

San chinh Tây, Chung Vô Diệm, Tây

Du, Vạn Huê Lầu

(Nguyễn Nhật Ánh, Sương khói quê

nhà, NXB Trẻ, 2012)

Tìm các từ ngữ được đặt trong dấu

ngoặc kép Chỉ ra nghĩa thông thường

và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng

cách điền thông tin vào bảng sau (làm

Nghĩa theo dụng

ý của tác giả

kĩ cho thậtdẻo vànhuyễn

dụng đượcRộng rãi Rộng, tạo

cảm giácthoải mái

Vui vẻchiều theoyêu cầuNgốn Ăn nhanh

và nhiềumột cáchthô tục;

tiêu thụ(nhiênliệu) mấtnhiều vànhanh quámức bìnhthường

Đọcnhanh, cóphần hamthích

Phiếu học tập:

Bài 1: Cho biết công dụng của dấu

ngoặc kép trong những trường hợp

dưới đây:

a “Sông núi nước Nam” và “Bình Ngô

đại cáo” được coi là những bản tuyên

ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam

thời phong kiến.

b Đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở

lắm” thì lại bảo “Bài thơ của anh

chưa được hay lắm”.

c Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao

Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở

Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa,

phải chăng là những biểu hiện của

lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập” và

“không ngần ngại”.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 5

câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ

em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép

để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu

những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt

Gợi ý:

Bài 1: Công dụng của dấu ngoặc kép:

a Đánh dấu tên tác phảm được dẫn

b Đánh dấu câu dẫn trực tiếp

c Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo ý mỉamai

Bài 2: Con hình dung ra một cuộc họp mọi

người sẽ nói gì, bàn về chủ đề gì rồi xâydựng hội thoại

1 Mở đầu cuộc họp sáng nay của tổ em, tổtrưởng đưa ra một thông báo hấp dẫn đặcbiệt.:

2) “Chủ nhật tuần này lớp tổ chức lên thị

xã tham quan công viên nước”

3) Cả tổ đều xôn xao

4) Minh “nhí” và Hoa “bự” là ồn ào nhất.5) Chưa chi, họ đã “lên kế hoạch dự trù”

đủ thứ cả

Bài tập: Viết đoạn văn (khoảng 150 –

200 chữ) kể về kỉ niệm với một người

thân mà em xem là điểm tựa tinh thần

của mình Trong đoạn văn có sử dụng

Tham khảo đoạn văn:

Chúng ta chắc hẳn ai cũng có những kỉniệm đáng nhớ và bản thân tôi cũng vậy

Có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi đó là

Trang 26

dấu ngoặc kép hồi hè được bố mẹ đưa đi chơi ở Vịnh Hạ

Long Đó là một ngày nắng đẹp, thời tiếtthật dễ chịu Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã

có mặt ở Hạ Long Ở đây, không khí thậttrong lành và dễ chịu khác hẳn với khói bụi

ở thành phố ồn ào Từ trên cao nhìn xuống,vịnh Hạ Long như một bức tranh thiênnhiên sống động Tôi đi tắm biển ở BãiCháy nằm theo bờ vịnh Hạ Long đây là nơitôi thích nhất Sóng biển thổi vào khiếnngười ta có cảm giác thật dễ chịu Mọingười thích thú với Vịnh Hạ Long bởi vì ởđây không chỉ có biển đẹp mà còn có khuvui chơi rất hay Đó là chuyến đi rất đángnhớ với tôi nhờ chuyến đi ấy cả gia đình tôi

có thêm nhiều kỉ niệm hơn Chuyến đi ấy sẽ

là kỉ niệm đẹp trong tôi

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài, nắm chắc kiến thức văn bản và kiến thức vừa ôn tập

- Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Ôn tập:VĂN BẢN “ CHIẾC LÁ CUỐI

CÙNG”

Trang 27

Ôn tập: VĂN BẢN “ CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG”( Ô-hen-ri)

Tiết PPCT: ………

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

I MỤC TIÊU

a.Năng lực đặc thù:

Đọc và tóm tắt được sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại, về Văn bản “ ……… ” mà các em đã đượchọc thông qua các phiếu học tập và các đề luyện tập

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách

báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề Xây dựng

thái độ hoà nhã khi tham gia làm việc nhóm Có trách nhiệm trong việc trình bày lắngnghe và phản biện

II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

* Chuyển giao nhiệm vụ: ? Trong cuộc sống có cần tình yêu thương chia sẻ không?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs chia sẻ

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi ôn tập

văn bản “ ………… ”

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung về tác phẩm

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

Trang 28

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

* Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận

Nhóm 4: Nhắc lại bài học ý nghĩa?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu

1, Bối cảnh câu chuyện

- Không gian: Khu nhà trọ dành cho ngườinghèo, phía tây công viên Oa-sinh-tơn

- Thời gian: Mùa đông

Nhận xét:

• Hình dung được không gian sống và hoàn cảnh sống có phần nghèo khổ của

nhân vật

• Hình dung được thời gian diễn ra câu

chuyện: mùa đông khắc nghiệt

• Hình dung được tình thế của nhân vật:

- Giôn-xi tuyệt vọng, buông xuôi

- Lại một đêm bão, hôm sau Giôn-xi lại nhờ

Xu kéo màn và phát hiện chiếc lá vẫn cònđó

- Cụ Bơ-mơn thăm Giôn-xi

- Sau một đêm bão, buổi sáng hôm sau

Giôn-xi nhờ Xu kéo màn lên và nhìn thấy chỉ cònmột chiếc lá thường xuân cuối cùng bámtrên tường gạch

- Giôn-xi lấy lại tinh thần

3, Đề tài và chủ đề của văn bản?

- Đề tài: Cuộc sống chật vật, nghèokhổ của những người họa sĩ nghèo

và tình yêu thương họ dành chonhau

Trang 29

- Sứ mệnh cao cả của nghệ thuật.

a) Mục tiêu: Hs khái quát những kiến

thức trọng tâm của văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện

phiếu học tập

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia

sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chứchoạt động:

II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

* Chuyển giao nhiệm vụ

Nhóm 1: Khái quát về nhân vật Giôn

chiếc lá đã rơi xuống chưa)

Hành động: Yêu cầu Xu kéo màn lên hai

lần Vui vẻ đan khăn choàng len

Ý nghĩ: Nghĩ rằng chiếc lá nhất định rơi và

mình sẽ chết Cảm thấy cô đơn và chuẩn bịsẵn cho chuyến đi xa xôi, bí ẩn của riêngmình Cảm thấy mình là một con bé hư,nhận ra mình đã tệ thế nào Mong muốnđược vẽ vịnh Na-pô-li

Ngôn ngữ:

- Từ thều thào (“Kéo nó lên, em muốn xem”) chuyển sang khẩn thiết, sôi nổi (“Em thật là một con bé hư… Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang…”)

Giôn xi là một cô hoạ sĩ trẻ nhạy cảm Quá trình chuyển biến của cô tạo điều kiện cho các nhân vật khác bộc lộ rõ tính cách và góp phần quan trọng thể hiện chủ đề, truyền tải thông điệp của tác phẩm.

2, Nhân vật cụ Bơ-men Ngoại hình:

Trang 30

tiết, tuy nhiên cụ đóng vai trò vô cùng quantrọng trong việc phát triển câu chuyện, thểhiện chủ đề và truyền tải thông điệp của tácphẩm.

a) Mục tiêu: Hs thực hiện các phiếu

học tập tìm hiểu từng đoạn văn bản của

truyện nhằm hiểu sâu hơn về văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện

* Báo cáo kết quả:

- GV gọi bất kì cá nhân nào trình

Câu 1: Cho biết nhân vật chị và em

trong đoạn trích trên là ai?

Câu 2: Tìm một từ láy tượng hình có

trong đoạn trích và nêu tác dụng?

Câu 3: Trong đoạn trích trên, nhà văn

đã bỏ qua không kể sự việc cụ Bơ-men

vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa

tuyết Em hãy hình dung và kể lại sự

việc đó bằng một vài câu văn

Câu 4: Xiu cho rằng chiếc lá cụ

Bơ-men vẽ là một kiệt tác, em có đồng ý

không? Hãy viết một đoạn văn ngắn

trình bày suy nghĩ của em về điều ấy?

Gợi ý:

Câu 1: Nhân vật chị và em trong đoạn trích

trên là Xiu và Giôn-xi

Câu 2: Tìm một từ láy tượng hình : rung

rinh-> Cho thấy một sự chuyển động nhẹcủa một vật nào đó

Câu 3: Tối hôm đó là một đêm mưa to, gió

lớn, cụ Bơ-men mang theo những thứ cầnthiết để vẽ bức vẽ của mình Mặc dù phải vẽtrong hoàn cảnh rất khó khăn nhưng cụ vẫn

cố gắng để hoàn thành bức tranh Cụ tỉ mỉ

vẽ từng chi tiết một và cuối cùng trên bứctường đối diện với cưả sổ phòng Giôn-xibức vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng cũnghoàn thành Cụ trở về nhà trong bộ quần áomưa ướt sũng Cụ lên giường và thiếp đi.Tài liệu Thu Nguyễn

Câu 4: Tôi đồng ý với ý kiến của Xiu khi

cô cho rằng chiếc lá cuối cùng là một kiệttác của cụ Bơ-men Chiếc lá mà cụ đã vẽ rấtsinh động và nó hoàn toàn giống như mộtchiếc lá thật Chiếc lá đó không được vẽ

Trang 31

trong một căn phòng có đầy đủ tiện nghihay đơn thuần là trong điều kiện tốt mà làtrong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt- trongmột đêm mưa gió rất khó khăn Khôngnhững thế, kiệt tác ấy còn được vẽ bởi mộtngười có tấm lòng cao thượng, hi sinh vàlao động đến quên bản thân mình Nó đượcXiu coi như một kiệt tác Có lẽ cũng bởi vìchính chiếc lá đó đã đem lại niềm tin choGiôn- Xi Chiếc lá như có một sức mạnhtiềm tàng tiếp thêm nghị lực về sự sống cho

cô gái trẻ Đối với tôi, chiếc lá như thay mặtcho cụ Bơ-men trao niềm tin cho Giôn- xi

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập

và những cơn gió phũ phàng kéo dài

suốt cả một đêm, tưởng chừng như

không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc

lá thường xuân bám trên bức tường

gạch Đó là chiếc lá cuối cùng trên

cây Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh

sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã

nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng

cảm treo bám vào cành cách mặt đất

chừng hai mươi bộ.

(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri)

Câu 1: Nêu Phương thức biểu đạt của

đoạn trích?

Câu 2: Chỉ ra nghệ thuật được sử

dụng trong câu văn : Ở gần cuống lá

còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa

là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng

úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám

vào cành cách mặt đất chừng hai mươi

bộ

Câu 3: Theo em, bức tranh chiếc lá

thường xuân mà họa sĩ già trong văn

bản có đoạn trích trên vẽ có xứng đáng

là một kiệt tác không? Vì sao? Từ đó,

em hiểu thế nào về quan điểm nghệ

thuật của tác giả?

Câu 4: Nêu ý nghĩa của hình tượng

chiếc lá trong đoạn văn trên

Câu 5: Từ ý nghĩa đoạn trích trên, hãy

trình bày suy nghĩ về nghị lực sống của

+ Không chỉ vậy, bức tranh ấy còn cứu sốngmột mạng người, mang lại niềm tin, hi vọngsống cho Giôn-xi

+ Chiếc lá ấy còn được vẽ bởi tình yêuthương, sự hi sinh của cụ Bơ-men giành choGiôn-xi

- Quan niệm nghệ thuật cả tác giả: một tácphẩm nghệ thuật chân chính là khi nó đượcsinh ra để phục vụ con người

Câu 4: Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá

trong đoạn văn trên:

- Tác dụng trong việc xây dựng tình huốngtruyện (thắt nút, mở nút bất ngờ mà hứngthú)

- Gợi nhiều liên tưởng:

- Gợi liên tưởng đến số phận con người Vìnghèo đói và bệnh tật mà Giôn-xi tuyệtvọng, bi quan về cuộc sống

- Chiếc lá còn gợi liên tưởng đến ý chí, nghịlực của con người

- Đặc biệt, chiếc lá cuối cùng là hình tượngđẹp thể hiện tình yêu thương giữa nhữngngười nghèo khổ

Câu 5:

a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận:

Trang 32

con người bằng một đoạn văn diễn

dịch khoảng 150- 200 chữ Mở đoạn: giới thiệu được vấn đề. Thân đoạn: triển khai được vấn đề.

Kết đoạn: khái quát được vấn đề.

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Nghị lực sống của con người

c Triển khai vấn đề nghị luận thành cácluận điểm: Triển khai luận điểm theo trình

tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; dụng tốtthao tác lập luận để làm rõ luận điểm; biếtkết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫnchứng phải phù hợp, cụ thể sinh động Họcsinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưngcần làm nổi bật các ý sau:

- Giới thiệu tác giả và vấn đề nghị luận

- Nghị luận về đoạn trích: Đoạn trích làm

hiện lên hình ảnh chiếc lá cuối cùng trêncây thường xuân Trước sự dữ dội của thiênnhiên, chiếc lá vẫn kiên cường treo bám vàocành Từ sức sống mãnh liệt ta nghĩ về nghịlực của con người trong cuộc sống

- Nghị luận về nghị lực sống của con người

Nghị lực sống của con người chính là bảnlĩnh, ý chí, sự cố gắng để vượt lên tất cảnhững khó khăn, dám nghĩ, dám làm, dámsống

- Vai trò, ý nghĩa của nghị lực sống:

+ Tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm, tựtin trong cuộc sống

+ Ứng phó và cải biến được khó khăn, thửthách

+ Ngoài trí tuệ và tài năng, tìnhcảm và nhiệt huyết thì nghị lựcsống là một nhân tố quan trọng, làđộng lực giúp cho con người thànhcông trong cuộc sống

+ Nghị lực sống là thước đo phẩm chất conngười

(Nêu và phân tích những tấm gương cụ thểtrong đời sống trên các mặt: vượt khó đểhọc tập, lập nghiệp, lao động và sáng tạo…)

- Phê phán những biểu hiện tiêu cực: thiếunghị lực, bản lĩnh, chỉ biết sống trong sựbao bọc, chở che, không dám đối diện vớikhó khăn, thử thách

- Rút ra bài học:

Trang 33

+ Rèn luyện nghị lực sống để vượtqua khó khăn, gian khổ và vượtqua chính mình

+ Kiên định mục đích sống củamình, không chán nản, bi quan, bỏcuộc

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các

yêu cầu :

“Đó là chiếc lá cuối cùng”,

Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất

định trong đêm vừa qua nó đã rụng.

Em nghe thấy gió thổi Hôm nay nó sẽ

rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ

chết”.

“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi

khuôn mặt h ốc hác xuống gần gối,

“Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không

còn muốn nghĩ đến mình nữa Chị sẽ

làm gì đây?”.

Nhưng Giôn-xi không trả l ời Cái cô

đơn nh ất trong khắp th ế gian là m ột

tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho

chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình Khi

những dây ràng buộc cô với tình bạn

và v ới thế gian cứ l ơi lỏng dần từng

sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như

càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ

hơn.

Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả

trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể

trông thấy chiếc lá thường xuân đ ơn đ

ộc níu vào cái cuống của nó trên t

ường Thế rồi, cùng với màn đêm

buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong

khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và

rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp

kiểu Hà Lan…

(O Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng )

Câu 1: Xác định ngôi kể và phương

thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Cụm từ in nghiêng trong câu

“Cái cô đơn nhất trong kh ắp thế gian

là m ột tâm h ồn đang chuẩn bị sẵn

sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của

- Biện pháp tu từ: nói giảm, nói tránh

- Ý nghĩa cụm từ “chuyến đi xa xôi bí ẩn”:

+ Chiếc lá được vẽ bằng tình yêuthương, sự hi sinh cao thượng, đãcứu sống Giôn-xi

Câu 5 : Hs tự trình bày ý kiến cá nhân Câu 6:

* Về hình thức: viết đoạn văn diễn dịch từ

15 chữ – 200 chữ.( tương đương khoảng

15-20 dòng)

* Về nội dung: Cần đảm bảo các ý sau:

- Giải thích “Tình yêu thương con người” làgì: Yêu thương con người là biết quan tâm,

sẻ chia, thấu hiểu, cảm thông, với nhữngngười xung quanh

- Biểu hiện của tình yêu thương con người.+ Trong gia đình là tình yêu thương của ông

bà đối với con cháu, của cha mẹ đối với cáccon, gia đình luôn kề vai sát cánh vượt quamọi khó khăn

+ Cuộc sống cũng vì thế mà trở nên ấm áp,

Trang 34

Cụm từ đó có ý nghĩa gì?

Câu 3: Hôm nay nó sẽ rụng thôi và

cùng lúc đó thì em sẽ chết” Chỉ ra

trạng ngữ và nêu tác dụng của trạng

ngữ có trong câu văn

Câu 4: Kết thúc truy ện, Xiu đã nói

với Giôn-xi rằng chiếc lá thường xuân

cuối cùng ở trên tường là kiệt tác của

cụ Bơ-men Vì sao?

Câu 5: Theo em, sự yếu đuối buông

xuôi, chờ đón cái chết của Giôn-xi

đáng thương hay đáng trách? Hãy trình

bày ý kiến của em

Câu 6: Từ văn bản có đoạn trích trên

và bằng hiểu biết của mình, em hãy

viết một đoạn văn diễn dịch khoảng

150-200 chữ câu nói về tình yêu

thương con người

- Lòng yêu thương con người là một nghĩa

cử cao đẹp, cần nhân rộng hơn nữa trong xãhội hiện đại

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài, nắm chắc kiến thức văn bản và kiến thức vừa ôn tập

- Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Ôn tập:VIẾT BIÊN BẢN VỀ MỘT CUỘC HỌP, CUỘC THẢO LUẬN HAY MỘT VỤ VIỆC.

Trang 35

Ôn tập: VIẾT BIÊN BẢN VỀ MỘT CUỘC HỌP, CUỘC THẢO LUẬN HAY MỘT VỤ VIỆC.

Tiết PPCT: ………

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

I MỤC TIÊU

a.Năng lực đặc thù:

- Củng cố khái niệm, mục đích tạo lập và vai trò của biên bản

- Nắm rõ các yêu cầu đối với biên bản

- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách

b Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh

ảnh để hiểu về khái niệm, mục đích tạo lập và vai trò của biên bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tácgiải quyết vấn đề để hiểu về khái niệm, mục đích tạo lập và vai trò của biên bản đãhọc

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trướclớp

2.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách

báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề Xây dựng

thái độ hoà nhã khi tham gia làm việc nhóm Có trách nhiệm trong việc trình bày lắngnghe và phản biện

II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

* Chuyển giao nhiệm vụ: Viết biên bản để nhằm mục đích gì?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs chia sẻ

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi ôn tập

văn bản “ ………… ”

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung về tác phẩm

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

Trang 36

d) Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận

Nhóm 3: Ai là người viết biên bản?

Nhóm 4: Biên bản cần có yêu cầu như

thế nào về hình thức và nội dung? Quy

trình viết biên bản gồm mấy bước?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời

1, Khái niệm, phân loại biên bản.

a, Khái niệm: Biên bản là loại văn bản ghichép một cáchngắn gọn, trung thực, chính xác, đầy đủ những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

b, Phân loại biên bản

- Biên bản ghi lại một cuộc họp, hộinghị,

- Biên bản ghi lại một sự kiện.Biên bản ghi lại một hành vi cụ thể (nhưhành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàngiao tài sản, bàn giao ca trực, )

2, Vai trò của biên bản

- Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thihành mà chủ yếu được dùng làm minhchứng các sự

việc thực tế đã xảy ra, cung cấp thông tin đểlàm cơ sở cho các quyết định xử lý, hoặcminh chứng cho các nhận định, kết luậnkhác

- Biên bản giúp cho những người

có liên quan có thể theo dõi vàkiểm tra tính chính xác của côngviệc cần thực hiện, góp phần vàoviệc điều chỉnh, sắp xếp và giảiquyết công việc hiệu quả hơn

3,Người viết biên bản

Trong cuộc họp, thư kí đảm nhiệm việcđiểm danh các thành phần tham gia và ghichép các thông tin trong cuộc họp, lập biênbản cuộc họp

Trong các trường hợp khác, ngườilập biên bản là người có thẩmquyền và nhiệm vụ lập biên bảntheo quy định của văn bản hànhchính do cơ quan, người có thẩmquyền ban hành

4 Yêu cầu của biên bản

Trang 37

Thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản

Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội

dung cơ bản, ghi đầy đủ ý kiếnphát biểu các bên, lập luận các bên, ýkiến của chủ tọa, )

Phần kết thúc (ghi thời gian cụ thể, chữ

kí của thư kí và chủ tọa)

Về nội dung, thông tin

a) Mục tiêu: Hs thực hiện các bài tập

để hiểu sau hơn về biên bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện

* Báo cáo kết quả:

- GV gọi bất kì cá nhân nào trình

Có nhiều loại biên bản: biên bản ghilại một sự kiện, biên bản ghi lại cuộc họp,biên bản hội nghị,… biên bản ghi lại một

Trang 38

hành vi cụ thể (như hành vi vi phạm phápluật, biên bản bàn giao tài sản, bàn giao catrực,…)

Bài tập 2: Biên bản có thuộc thể loại

truyện không? Giải thích? Bài tập 2: Truyện là một loại tác phẩm vănhọc, sử dụng phương thức kể chuyện, bao

gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bốicảnh, nhân vật,…

Biên bản không thuộc thể loại truyện Vì:biên bản không có các đặc điểm của truyệnnhư cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,… Biênbản chỉ là ghi lại sự kiện một cách ngắngọn, trung thực, chính xác những sự việcđang xảy ra

Bài tập 3: Đọc biên bản sau và xác định biên bản này đạt hoặc chưa đạt các yêu cầuđối với biên bản (dựa vào bảng kiểm bên dưới):

BIÊN BẢN

Về việc lấy ý kiến tổ chức hoạt động “Xuân yêu thương” nhằm gây quỹ trao học bổng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường

1 Thời gian, địa điểm và thành phần tham dự

- Cuộc họp bắt đầu lúc 10 giờ 15 ngày 28 tháng 12 năm 2020, tại phòng B302(phòng học của lớp 6A7)

- Thành phần tham dự:

+ Cô Nguyễn Quỳnh An - Giáo viên chủ nhiệm;

+ Học sinh tham dự: 34/35 bạn, vắng 01 bạn (có phép, bạn Hà Kiều Loan bị sốt);+ Chủ toạ: bạn Trần Khánh Linh - Lớp trưởng;

+ Thư kí: bạn Nguyễn Văn Kiệt

+ Trang trí gian hàng và bày bán sản phẩm: đồ ăn, nước uống, quà lưu niệm

- Các bạn thảo luận ý kiến về chọn lựa hình thức tham gia hội chợ “Xuân yêuthương”

+ Bạn Vũ Hoàng Lân (lớp phó) nêu ý kiến: lớp mình nên bán quầy hàng lưu niệmnhư: móc khoá, sổ tay ghi chép, quyển lịch nhỏ năm mới, thiệp chúc mừng năm mới

và bao lì xì Như vậy, mình thấy đơn giản, không mất thời gian chuẩn bị mà các bạntrong lớp tham gia đầy đủ

+ Bạn Trịnh Thuỳ Linh nêu ý kiến: mình đề xuất bán bánh tráng trộn, bò bía, xoài lắc

và trà đào, trà sữa Vì các bạn tham gia hội chợ sẽ có nhu cầu ăn Đặc biệt là các bạntham gia trò chơi xong sẽ khát nước

+ Cô Nguyễn Quỳnh An (giáo viên chủ nhiệm) phát biểu ý kiến: lớp mình có hai ýkiến trái chiều Cô nghĩ bạn Trần Khánh Linh nên tổ chức biểu quyết Ý kiến bạn nàođược số đông đồng ý thì chúng ta chọn phương án bạn đưa ra

- Kết quả biểu quyết:

Trang 39

+ Đồng ý với phương án bạn Vũ Hoàng Lân: 09/34 phiếu.

+ Đồng ý với phương án bạn Trịnh Thuỳ Linh: 25/34 phiếu

3 Kết luận

Lớp 6A7 tham gia hội chợ “Xuân yêu thương” với phương án là bán bánh tráng trộn,

bò bía, xoài lắc và trà đào, trà sữa Mỗi bạn lớp mình tham gia bán nước uống thìđăng kí với bạn Lân, tham gia bán đồ ăn thì đăng kí với bạn Linh trong tuần này.Tuần sau Ban cán sự lớp và bạn Linh sẽ viết kế hoạch và phân công cụ thể

THƯ KÍ(đã kí)

Nguyễn Văn Kiệt

CHỦ TOẠ(đã ký)

Trần Khánh Linh Bảng kiểm biên bản

Yêu cầu đối với biên bản Đạt Chưa đạt Câu trả lời

Biên bản đủ ba phần: phần đầu, phần chính, phần cuối

Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự

Phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng người

theo đúng trình tự diễn ra

Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ kí

của thư kí và chủ toạ

Ngôn ngữ của biên bản chính xác, ngắn gọn, không làm cho

người đọc hiểu nhầm ý người nói

HS đọc và tích vào ô đạt , chưa đạt

Yêu cầu đối với biên bản Đạt Câu trả lời Chưa đạt

Biên bản đủ ba phần: phần đầu, phần chính, phần cuối x

Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điểm, thành phần

Phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng

Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ

Ngôn ngữ của biên bản chính xác, ngắn gọn, không làm

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài, nắm chắc kiến thức văn bản và kiến thức vừa ôn tập

- Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Ôn tập: TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY

CỦA NGƯỜI KHÁC

Trang 40

Ôn tập: TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NGƯỜI KHÁC

Tiết PPCT: ………

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

Ngày dạy:……… Lớp 6A…

I MỤC TIÊU

a.Năng lực đặc thù:

- Hiểu được ý nghĩa của việc tóm tắt nội dung trình bày của người khác

- Xác định được những yêu cầu đối với việc tóm tắt nội dung trình bày của ngườikhác

b Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh

ảnh để hiểu được ý nghĩa của việc tóm tắt nội dung trình bày của người khác

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tácgiải quyết vấn đề để hiểu được ý nghĩa của việc tóm tắt nội dung trình bày của ngườikhác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trướclớp

2.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách

báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề Xây dựng

thái độ hoà nhã khi tham gia làm việc nhóm Có trách nhiệm trong việc trình bày lắngnghe và phản biện

II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs chia sẻ

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi ôn tập

văn bản “ ………… ”

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung về kiến thức cơ bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

Ngày đăng: 25/01/2024, 23:06

w