1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CÔNG BẰNG

205 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án Thủy Điện Công Bằng
Tác giả Công Ty Cổ Phần Thủy Điện 369
Trường học Công Ty Cổ Phần Thủy Điện 369
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bắc Kạn
Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

- Đánh giá nguồn dữ liệu: Các tài liệu, số liệu do Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng lập chủ yếu là kết quả nghiên cứu khảo sát thực địa, đo đạc thí nghiệm, phân tích mẫu

Trang 1

CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CÔNG BẰNG ĐỊA ĐIỂM: XÃ CÔNG BẰNG, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

Trang 2

CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CÔNG BẰNG ĐỊA ĐIỂM: XÃ CÔNG BẰNG, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

Bắc Kạn, năm 2024

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Thủy điện Công Bằng là Dự án đầu tư mới của Công ty Cổ phần Thủy điện 369 là Chủ đầu tư, được xây dựng trên suối Nậm Sai thuộc xã Công Bằng, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn và được UBND tỉnh Bắc Kạn chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số: 2665/QĐ-UBND ngày 31/12/2021

Dự án thuỷ điện Công Bằng phát điện với công suất lắp máy Nlm= 4,0MW, sản lượng điện trung bình năm khoảng 12,45 triệu KWh sẽ được đưa lên lưới điện quốc gia Đồng thời, công trình thuỷ điện Công Bằng còn là nguồn dự phòng cho hệ thống điện của tỉnh Bắc Kạn trong trường hợp sự cố lưới điện quốc gia

Công trình thủy điện Công Bằng là dự án đầu tư xây dựng mới có công suất 4,0MW thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (căn cứ theo Mục 9, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ) Thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là UBND tỉnh Bắc Kạn Đây sẽ là

cơ sở để Công ty Cổ phần Thủy điện 369 triển khai thực hiện dự án

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

- Thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư đối với Dự án thủy điện Công Bằng:

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (Quyết định số 2665/QĐ-UBND ngày 31/12/2021)

- Thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: Công ty cổ phần Thủy điện

- Dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2078/QĐ-TTg ngày 22/12/2017; Quyết định số 197/QĐ-UBND ngày 01/02/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

- Quyết định số 1772/QĐ-BTC ngày 18/5/2017 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020 có xét đến năm 2035;

Trang 4

- Quyết định 594/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110KV Bắc Kạn giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035;

- Quy hoạch sử dụng đất của huyện Pác Nặm đã được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số: 1544/QĐ-UBND ngày 07/8/2021;

* Mối quan hệ của dự án với các dự án khác

- Trên địa bàn xã Công Bằng hiện tại không có dự án nào đang thực hiện và dự kiến thực hiện

- Trên lưu vực suối Nậm Sai mà thượng lưu là suối Nà Tậu, suối chủ yếu phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp của người dân trong khu vực Trên lưu vực suối không có công trình khai thác nước lớn cung cấp cho sản xuất điện hay công nghiệp

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM:

2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

* Lĩnh vực môi trường:

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và

xử lý nước thải

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên

và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

* Tài nguyên nước

- Luật Tài Nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/06/2012;

- Nghị định số: 201/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số: 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Thông tư số: 56/2017/TT-BTNM ngày 24/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài

Trang 5

nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước;

- Thông tư số: 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về khả năng tiếp nhận nước thải sức chịu tải của nguồn nước sông hồ

- Quyết định số: 09/2015/QĐ-UBND ngày 21/7/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy chế quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

* Lĩnh vực xây dựng

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014; Luật số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm

2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;

- Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính Phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Thông tư số 05/2017/TT-BXD ngày 10/3/2017 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Thông tư số 06/2017/TT-BXD ngày 10/3/2017 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Thông tư 16/2017/TT-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ Xây dựng

Trang 6

hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 59/2017/NĐ-CP ngày 18/6/2017 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

* Lĩnh vực quy hoạch:

- Luật quy hoạch số 21/2017/ QH14 , ngày 24/11/2017;

- Luật số 35/2018/ngày 20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến Quy hoạch;

- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/08/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định về

hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù;

* Lĩnh vực đầu tư

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư

- Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quán đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư

* Lĩnh vực điện lực

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13;

- Nghị định số: 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện;

- Nghị định số: 14/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện;

- Nghị định số: 134/2013/NĐ-CP ngày 01/12/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Thông tư số: 05/2021/TT-BCT ngày 22/09/2021 của Bộ Công thương Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện

* Quy chuẩn, tiêu chuẩn

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

Trang 7

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy định về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;

- QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung;

- QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;

- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;

- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

* Hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

- Thông tư 10/2021/BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường

- Thông tư 02/2022/BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của bộ TNMT về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10/2009 của bộ TNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

Trang 8

Nặm, tỉnh Bắc Kạn;

+ Các số liệu điều tra, khảo sát về yếu tố môi trường khu vực dự án đã được Công

ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng nghiên cứu tháng 01/2024

+ Số liệu đo đạc và phân tích mẫu đất, nước, không khí khu vực dự án do Công ty

Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng thực hiện tháng 01/2024

- Đánh giá nguồn dữ liệu:

Các tài liệu, số liệu do Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng lập chủ yếu là kết quả nghiên cứu khảo sát thực địa, đo đạc thí nghiệm, phân tích mẫu khu vực dự án của các đơn vị chuyên môn phục vụ nghiên cứu thiết kế và lập báo cáo ĐTM -

Dự án Thủy điện Công Bằng nên có độ tin cậy phù hợp

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1 Tóm tắt quá trình thực hiện lập ĐTM

Công ty cổ phần Thủy điện 369 là chủ dự án thủy điện Công Bằng Đơn vị tư vấn

đã phối hợp với Chủ đầu tư tiến hành công tác khảo sát điều tra thực địa khu vực dự án: Lấy mẫu, đo đạc quan trắc hiện trạng các yếu tố môi trường nền trong khu dự án (không khí, tiếng ồn, nước, đất); Khảo sát hiện trạng hệ sinh thái vùng dự án, nắm bắt tình hình diễn biến hệ sinh thái trong thời gian gần đây; Tiến hành khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu

về hiện trạng dân sinh kinh tế xã hội khu dự án và phụ cận, thực hiện các cuộc tham vấn cộng đồng theo luật định trong xã ảnh hưởng bởi dự án

Sau khi khảo sát thực địa, tiến hành xử lý số liệu, tài liệu, quan trắc môi trường và tổng hợp kết quả, tiến hành lập ĐTM Dự án Thủy điện Công Bằng Nội dung của báo cáo ĐTM đáp ứng hướng dẫn của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

3.2 Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM

Tham gia lập ĐTM dự án Thủy điện Công Bằng gồm:

*Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thủy điện 369

- Địa chỉ: Tổ 4, phường Đức Xuân, Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

- Đại diện: Ông Lưu Văn Thịnh - Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: 0965048 585

- Cung cấp các số liệu, tài liệu liên quan đến dự án

- Phối hợp cùng đoàn khảo sát của Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng thu thập số liệu, điều tra, đánh giá, lấy mẫu, đo đạc tại khu vực dự án và xung quanh

để làm cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực dự án

- Tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng về việc thực hiện dự án

Trang 9

* Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng

- Đại diện đơn vị: Ông Nguyễn Văn Tản - Chủ tịch HĐQT

- Địa chỉ liên hệ: Tòa nhà 75, DV02, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Tp Hà Nội

- Lập đoàn nghiên cứu ĐTM, thu thập số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế

xã hội và điều tra xã hội học trong phạm vi khu vực dự án

- Lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường trong và ngoài khu vực xây dựng dự án theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam

- Dự báo các tác động môi trường do dự án và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực

- Đề xuất chương trình quan trắc, giám sát môi trường cho dự án

- Xây dựng báo cáo tổng hợp

- Báo cáo trước hội đồng thẩm định

- Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo

Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đảm bảo theo cấu trúc của Thông

tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngQuy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường bao gồm các Chương sau:

Chương 4: Chương trình quản lý và giám sát môi trường

Chương 5: Kết quả tham vấn

Trang 10

Bảng 1: Danh sách người tham gia lập báo cáo ĐTM

I Công ty Cổ phần Thủy điện 369

II Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng

1 Nguyễn Văn Tản ThS Công nghệ Môi

trường

Xem xét, duyệt ĐTM trước khi trình thẩm định, phê duyệt

2 Đỗ Trung Đức ThS Khoa học môi trường Phụ trách chung kế hoạch, tiến độ thực hiện ĐTM

3 Phạm Ngọc Điệp Thủy văn – Môi trường Tổng hợp báo cáo chính

4 Lê Anh Minh Kỹ sư Thủy văn – Môi

trường

Viết báo cáo, biên tập bản đồ liên quan đến Dự án

Trang 11

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường:

4.1 Phương pháp ĐTM

Các phương pháp được sử dụng để lập báo cáo ĐTM bao gồm:

(1)- Phương pháp đánh giá nhanh: dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ

các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của Dự án dựa vào các hệ số ô nhiễm Kết quả của phương pháp này phụ thuộc vào việc sử dụng hệ số ô nhiễm

Tại Việt Nam chỉ số về hệ số ô nhiễm cho các ngànhnghề chưa đầy đủ, chỉ có hệ

số cho một số loại hình sản xuất chính.Vì vậy, việc tính toán đa phần áp dụng hệ sốphát thải của nước ngoài của Cơquan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập, phương pháp của Aveirala, phương pháp tính của WHO

Nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra khi thi công xây dựng hoạt động của Dự án.Đối với bụi và khí thải phát sinh do phương tiện giao thông có Đề tài “Tính toántải lượng ô nhiễm do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” của Nguyễn Đình Tuấn, 2006 Nội dung phương pháp này sử dụng trong tính toán bụi, khí thải, nước thải vàtiếng ồn tại Chương 3 của báo cáo

(2)- Các phương pháp mô hình hóa:là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn

biến quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm theo không gian và thời gian Đây là một phương pháp có mức độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gâyô nhiễm

Báo cáo sử dụng mô hình Sutton, mô hình nguồn đường tính toán nồng độ bụi vàkhí thải phát tán trong môi trường không khí do phương tiện vận chuyển sinh ra Môhình Gifford & Hanna dùng để xác định nồng độ trung bình của chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình thi công san nền, đào đắp Mô hình HEC-RAS dùng để tính toán lượng bùn cát lắng đọng lòng hồ khi đi vào vận hành.Các phương pháp mô hình hóa áp dụng tại Chương 3 của báo cáo

(3)-Phương pháp lập bảng liệt kê:dựa trên việc lập bảng thể hiện rõ mối quan

hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động nhằm mục tiêu nhận dạng tác động Phương pháp được áp dụng tại Chương 3 của báo cáo xây dựng bảng liệt kê nguồn gây tác động chínhtrong quá trình thi công và hoạt động, đối tượng tác động và nêu nguyên nhân gây tácđộng Từ đó xây dựng biện pháp giảm thiểu hiệu quả

Trang 12

4.2 Các phương pháp khác

(1)- Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường:Trước và khi tiến hành thực

hiện ĐTM, Đơn vị tư vấn và Chủ Dự án đã tiến hành khảo sát thực địa để xác định đối tượng xung quanh, nhạy cảm có khả năng chịu tác động trong quá trình thi công và hoạt động của Dự án Khảo sát sơ bộ công trình cơ sở hạ tầng, điều kiện vi khí hậu, xác định sơ bộ chất lượng môi trường nền Hiện trạng sử dụng đất, cây cối thực vật, HST trên cạn trong và xung quanh khu vực Dự án, áp dụng vào chương 1, 2

(2)- Phương pháp kế thừa: Kế thừa, tham khảo một số tài liệu về HST trong và

xung quanh khu vực:thuyết minh Đồ án Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020,định hướng đến năm 2030, năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn; Hoàng ThịThúy Hằng, Trần Đình Lý, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Điều tra thống kêvà đánh giá đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn, 2015; Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật,Điều tra thống kê và đánh giá đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Kạn, nghiên cứu đề xuấtcác giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học 2011 và một số các tài liệu khác có liên quan.Từ đó đưa ra thống kê số liệu HST trong và xung quanh Dự án

Phương pháp này chủ yếu áp dụng vào Chương 1, 2 của Báo cáo

(3)- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý

các số liệu về: Khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án

(4)- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các vấn đề về môi trường và kinh

tế xã hội thông qua phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện dự

án Phương pháp thực hiện chủ yếu tại chương 5 của Báo cáo

(5)- Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh

với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; quy chuẩn môi trường Việt Nam Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án Phương

pháp thực hiện chủ yếu tại chương 2, chương 3

(6) - Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:Trong quá trình điều tra,khảo sát hiện trường, tiến hành lấy mẫu và đo đạc các

thông số môi trường không khí,đất, nước Quá trình đo đạc và lấy mẫu được tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành.Các mẫu môi trường nền sau khi lấy tại hiện trườngđược bảo quản và chuyển về phòngthí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường

để phân tích đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quantrắc môi trường số hiệu VIMCERTS 100 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 20/6/2019 (được đính kèm phụ lục Báo cáo) Kết quả phân tích được thể hiện cụ thểtại Chương 2 báo cáo

Trang 13

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án:

1.1.1 Tên dự án: Dự án Thủy điện Công Bằng

1.1.2 Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần Thủy điện 369

- Địa chỉ: Số 4, ngõ 9, đường Trường Chinh, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

- Đại diện: Ông Lưu Văn Thịnh –Giám đốc

- Tháng 01/2022: Hoàn thiện thủ tục môi trường, đất đai, xây dựng và các thủ tục khác có liên quan, khởi công xây dựng công trình

- Tháng 01/2023 – Tháng 3/2024: Thực hiện xây dựng các hạng mục công trình

Trang 14

STT Các thông số Đơn vị Trị số

+ Nhà máy thủy điện 22°36'32'' Vĩ độ Bắc

105°35'46'' Kinh độ Đông

Tọa độ vị trí các hạng mục chính của Dự án như sau:

Bảng 1.1: Tọa độ vị trí các hạng mục chính của dự án thủy điện Công Bằng

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Diện tích đất và mặt nước chiếm dụng của Dự án là 7,81ha trong đó:

+ Diện tích đất xây dựng hạng mục công trình: 3,34ha

+ Diện tích lòng hồ: 3,86ha

+ Diện tích đường vào công trình: 0,6ha

Hiện trạng quản lý và sử dụng đất như sau:

Bảng 1.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của dự án

TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Diện tích

I Diện tích chiếm đất theo loại đất ha

2 Đấtbằng trồng cây hàng năm khác BHK ha 0,086

hợp cho người dân bị chiếm dụng đất

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

- Hệ thống giao thông:

Trang 15

+ Gần Dự án có tuyến đường liên thôn từ Trung tâm xã Công Bằng vào thôn Nậm Sai ngay sát vị trí dự kiến xây dựng đập Mặt đường rộng khoảng 3m, lề đường mỗi bên rộng 0,3 m, kết cấu bê tông, độ dốc trung bình từ 5-10%, chất lượng đường trung bình Đây là tuyến đường chính để vận chuyển các nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ thi công xây dựng và vận hành của Dự án Tuyến đường này sẽ bị chiếm dụng để thực hiện xây dựng đập dâng thủy điện, do đó Công ty sẽ có phương án thực hiện điều chỉnh xây dựng con đường sang bên trái đảm bảo điều kiện giao thông đi lại của người dân trong thôn Nậm Sai

+ Ngoài ra xung quanh cụm công trình đầu mối và lòng hồ còn có một số tuyến đường đất nhỏ đường hình thành do quá trình đi lại, canh tác của người dân địa phương với bề rộng khoảng 1m nằm trong diện tích đất rừng sản xuất của xã Công Bằng Trong quá trình thi công xây dựng Dự án người dân vẫn sẽ tiếp tục sử dụng các tuyến đường này

để phục vụ canh tác, sản xuất

- Về dân cư: Các khu dân cư gần công trình đi qua có bị ảnh hưởng gồm: Nậm Sai,

Nà Tậu, xã Công Bằng, huyện Pác Nặm

+ Căn cứ vào bản đồ tỷ lệ 1:500 đo vẽ chi tiết hạng mục công trình và đi điều tra thực địa cho thấy ứng với phương án mực nước chọn MNDBT 540m + nước dâng tần suất 1,5% thì trong khu vực dự án không phải di rời hộ dân

+ Khoảng cách từ Nhà máy đến khu vực trồng lúa, khu vực cánh đồng lớn trồng lúa nước là 200m về phíaĐông Khoảng cách từ Đập đến khu vực làm nương rẫy, trồng màu gần nhất là 700m, đến khu vực điểm trường tiểu học Đôn Phong là 2.500m về phía Nam Các khu vực làm nương rẫy, trồng màu, cây ăn quả, khu vực thường xuyên tập trung dân gần nhất đều lấy nước từ các khe suối trong lưu vực

Trong khu vực Dự án, khi nước dâng lên MNDBT là 540m không có hộ dân nào trong phạm vi phải thu hồi và tái định cư Các khu vực thu hồi đất còn lại của dự án chủ yếu là đất rừng sản xuất, đất ruộng nương, hoang hóa, và sông suối do đó mức độ ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp của bà con vùng hồ là không lớn Công ty sẽ tiến hành

đo đạc thống kê chi tiết và có phương án đền bù thỏa đáng cho bà con nhân dân

Khu vực hạ lưu đập thuộc các thôn, xã Công Bằng canh tác nông nghiệp chủ yếu lấy nước của suối Nậm Sai, nước suối Nậm Sai được đưa vào các cánh đồng bằng đập tràn dâng nước thủy lợi Mặt khác một lượng nước cung cấp cho nông nghiệp tại các thôn

hạ lưu được lấy từ các khe suối nhỏ thuộc lưu vực do đó việc tích nước hồ sẽ ảnh hưởng không lớn tới quá trình canh tác tại đây

Khoảng cách tới các công trình, đối tượng khác có khả năng chịu ảnh hưởng của

Dự án

Các công trình, đối tượng xung quanh khu vực như: Trạm y tế xã Công Bằng, trường Tiểu học Công Bằng, UBND xã Công Bằng cách khu vực đập thủy điện khoảng 4-5km về phía Nam

Tuyến đập và cụm đầu mối cách vị trí nhà máy thủy điện Công Bằng khoảng 5km

về phía Đông Nam

Trang 16

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô; công suất; công nghệ của dự án

a/ Mục tiêu của dự án

- Mục tiêu của dự án thuỷ điện Công Bằng là đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện góp phần cung cấp điện năng, phát điện với công suất lắp máy Nlm= 4,0MW, sản lượng điện trung bình năm khoảng 12,45 triệu KWh sẽ được đưa lên lưới điện quốc gia Dự án

sẽ mang lại các hiệu quả kinh tế đối với Chủ đầu tư nói riêng và mang lại các hiệu ích kinh

tế cho đất nước nói chung

- Công trình nhằm mục tiêu khai thác triệt để và hiệu quả nguồn tài nguyên nước, phù hợp với quy hoạch đã được Bộ Công thương phê duyệt, không ảnh hưởng đến các công trình khác có liên quan

- Ngoài ra, khi dự án thi công xây dựng, việc sử dụng nhân công địa phương sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực dự án, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế của người dân trong lân cận khu vực dự án

b/ Quy mô dự án

Quy mô dự án: Dự án nhóm C phân loại theo tiêu chí của Luật Đầu tư công đối với ngành Công nghiệp điện

Quy mô công suất: Công suất lắp máy: 4,0 MW

Quy mô kiến trúc xây dựng: Xây dựng 01 tổ máy, theo QCVN 03:2012/BXD, công trình thủy điện có niên hạn sử dụng 20 – 50 năm thuộc độ bền vững bậc III và cấp công trình là cấp III Hạng mục công trình đập dâng theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT có cấp công trình là cấp III

c/ Công suất dự án

Bảng 1.2 Công suất nhà máy thủy điện Công Bằng

2 Công suất đảm bảo Nđb MW 0,39

Trang 17

- Công nghệ NMTĐ Công Bằng sử dụng 02 tổ máy tuabin trục ngang

- Loại hình dựán: Dự án được đầu tư xây dựng mới ngành công nghiệp điện

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1 Các hạng mục công trình chính

Các hạng mục công trình chính của Dự án bao gồm: Tuyến đập, Nhà máy, cửa lấy nước, kênh xả nước, Trạm phân phối

a/ Tuyến đập

- Đập dâng: Đập dâng được bố trí nối tiếp hai vai cụm công trình đầu mối, kết cấu

đập là dạng đập bê tông trọng lực Nền móng đập được thiết kế đặt trên nền đá IB

Đập dâng có các thông số chính như sau:

- Đập tràn: Đập tràn có cửa van được bố trí giữa lòng sông, đáy móng được đặt

trên nền đá thuộc đới IB, IIA cứng chắc Nhiệm vụ chính của đập tràn xả lưu lượng lũ kiểm tra Qkt = 483 m3/s và lưu lượng lũ tính toán Qtt = 364 m3/s

+ Chiều cao lớn nhất của đập tràn : 18m

+ Hình thức nối tiếp và tiêu năng : dòng chảy đáy

Bê tông trong thân đập tràn được thiết kế với bê tông M150 Bề mặt tràn nước của đập tràn được thiết kế với kết cấu bê tông cốt thép M250 Các tường biên, mặt thượng hạ lưu và bản đáy có kết cấu bê tông cốt thép M200

Trang 18

Tại mặt tiếp giáp đập dâng và đập tràn bố trí các khe cấu tạo

b/ Tuyến năng lượng

- Cửa lấy nước: Cửa lấy nước đầu mối được bố trí nằm ở bờ trái bên cạnh cống

xả cát, kết cấu cửa lấy nước bằng bê tông cốt thép M200, nền móng cửa lấy nước đặt trên nền đá IB Kích thước lỗ cửa lấy nước b*h = 2,6*2,6m, cao trình ngưỡng 534,0m Cửa van vận hành cửa lấy nước là dạng van phẳng nâng hạ bằng máy trục vít

- Cống hộp dẫn nước: Kênh dẫn nước được thiết kế bằng bê tông cốt thép dạng

kín, được bố trí nối tiếp sau cửa lấy nước để dẫn nước về bể điều áp Chiều dài kênh dẫn khoảng 2.700m, độ dốc dọc 0,2%, kích thước thông thủy của cống b*h = 1,6*1,6m, chiều dầy thành cống 0,25m

- Bể điều áp: Bể điều áp bố trí nối tiếp cống hộp và đường ống áp lực Bể điều áp

có nhiệm vụ cắt áp lực nước va khi mở hoặc dừng tổ máy Kết cấu bể bằng bê tông cốt thép M250, nền móng bể đặt trên nền địa chất đá IA2 và IB kích thước bể B*L*H=4*10*23m

- Đường ống áp lực: Đường ống áp lực được thiết kế đặt hở trên hệ thống mố néo

và mố đỡ, với tổng chiều dài khoảng500m Toàn bộ chiều dài ống được chia làm 10 đoạn, trên tuyến đường ống có 2 mố néo và 14 mố đỡ trung gian Phía sau mỗi mố néo bố trí một khớp nhiệt, phía trước mỗi mố néo bố trí một cửa kiểm tra Các mố đỡ được bố trí cách nhau 8m

Các mố đỡ và mố néo được thiết kế đặt trên nền tự nhiên Kết cấu mố néo bằng bê tông M150, mố đõ bằng bê tông cốt thép M200 Toàn bộ hành lang dọc tuyến ống được gia cố bằng bê tông và đá xây, có bố trí rãnh thoát nước hai bên và bậc thang cho người

đi bộ phục vụ công tác sửa chữa và bảo dưỡng

Các thông số đường ống như sau:

+ Lưu lượng : Q = 3,88m3/s

+ Đường kính trong : D0 = 1,2/1,0/0,6m

+ Chiều dài : L=824m

+ Cột nước tính toán : Htt = 89,2m

- Nhà máy thủy điện

Nhà máy thủy điện có kết cấu bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá lớp IB và IIA Nhà máy có công suất 4MW, gồm 02 tổ máy trục ngang với tua bin tâm trục có công suất 4,0MW

Gian máy có kích thước trên mặt bằng là 22x12m, cao độ sàn gian máy là 308,95m Gian lắp ráp có diện tích trên mặt bằng là 10,8x9,2m, cao độ sàn lắp ráp là 314,45m Trong gian máy và gian lắp ráp có bố trí cầu trục nhịp 9,8m, sức nâng 30/5T để phục vụ lắp đặt và sửa chữa thiết bị trong nhà máy Trong nhà máy còn bố trí phòng điều khiển

Trang 19

trung tâm, các phòng cơ sở dầu, cơ sở khí nén, gian thiết bị phân phối hợp bộ 6,3kV, phòng máy và thiết bị phụ

Các cao trình chính trong nhà máy:

+ Cao trình đặt tuabin : 345m

+ Cao trình sàn gian máy : 351,2m

+ Cao trình sàn lắp máy : 351,2m

+ Cao trình đáy ống hút : 316,25m

+ Cao trình đáy kênh dẫn ra : 318,10m

Kênh dẫn ra được bố trí nối tiếp cửa ra hạ lưu Nhà máy, đảm bảo chế độ thủy lực theo yêu cầu Tua bin để đạt hiệu suất phát điện cao nhất

-Trạm phân phối

Trạm phân phối điện được đặt tại gần Nhà máy với kích thước BxH=12x22m đặt

ở cao độ 314,45m Kết cấu trạm bao gồm hệ thống mương cáp, bệ móng máy, xung quanh

có hệ thống thoát nước, cổng và hàng rào bảo vệ Trạm phân phối điện được bố trí bên phải cạnh Nhà máy, thuận lợi cho việc dẫn cáp từ Nhà máy tới trạm và thuận lợi hướng xuất tuyến để nối điện vào điện Quốc gia

c/ Thiết bị phục vụ vận hành nhà máy thủy điện

- Thiết bị cơ khí thủy công

Thiết bị cơ khí thuỷ công được bố trí ở các hạng mục sau:Cửa nhận nước khu đầu

mối,Cống xả cát,Đường ống áp lực, Hạ lưu khu vực nhà máy

Bảng 1.Tổng hợp thiết bị cơ khí thuỷ công

Trang 20

+ Máy phát điện xoay chiều

Hai máy phát điện công suất 4,0 MW nối trực tiếp với tuốc bin Máy phát điện là loại đồng bộ xoay chiều 3 pha, từ trường quay, nắp kín, làm mát bằng không khí

Công suất biểu kiến định mức (MVA) 5,0

Công suất hữu công định mức (MW) 2,5

Số lượng máy biến áp: 01 máy

Công suất định mức máy biến áp chính Sđm = 4 MVA

+ Thiết bị và biện pháp dẫn dòng điện mạch điện áp máy phát điện 6,3kV

Máy cắt điện loại 3 pha, cách điện chân không lắp đặt trong tủ trọn bộ

Dao nối đất

Máy biến dòng điện

Máy biến điện áp

Chống sét van

+ Hệ thống tự dùng điện xoay chiều 400/230V

Do khu vực nhà máy được bố trí tập trung và các phụ tải đều sử dụng điện áp 380/220 V nên cấp điện áp được chọn thống nhất là: 380/220V cho toàn bộ nhà máy

Trang 21

+ Hệ thống phân phối tự dùng điện một chiều 220V

Hệ thống cung cấp điện một chiều được thiết kế làm việc theo nguyên lý: thiết bị chỉnh lưu và ắc qui được thiết kế để làm việc ở chế độ vận hành song song dự phòng, nghĩa là ắc qui chỉ cung cấp điện trong trường hợp mất nguồn xoay chiều và được phụ nạp thường xuyên trong quá trình vận hành

+ Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng điện và cấp nguồn công suất nhỏ được thiết kế để đảm bảo điều kiện làm việc theo yêu cầu cho người vận hành và đảm bảo tính an toàn khi vận hành nhà máy

+ Hệ thống nối đất và chống sét toàn công trình

Hệ thống nối đất được thiết kế nhằm đạt được hai mục tiêu chính là:

Trong điều kiện làm việc bình thường cũng như khi có sự cố, hệ thống đảm bảo tiêu tán dòng điện đi vào đất mà không để vượt quá giới hạn chịu đựng của thiết bị và giới hạn vận hành

Trong điều kiện làm việc bình thường cũng như khi có sự cố, hệ thống đảm bảo cho người đang ở trong phạm vi lân cận hệ thống nối đất không bị nguy cơ điện giật trầm trọng (đảm bảo điện áp tiếp xúc và điện áp bước nằm trong giá trị cho phép)

+ Hệ thống báo cháy

Các thiết bị thuộc hệ thống bao gồm:

Một (01) Trung tâm báo cháy tự động theo địa chỉ kiểu kỹ thuật số khả lập trình, cho phép kiểm soát toàn bộ các khu vực báo cháy, được đấu nối với các đầu báo khói, báo nhiệt và báo cháy điện tử, các hộp nút ấn tại chỗ và các tiếp điểm phụ có liên quan

Các đầu cảm biến báo cháy loại S (báo khói quang điện), RH (báo nhiệt theo trị số gia tăng)

Các chuông báo cháy

Hộp nút ấn báo động cháy tại chỗ

+ Hệ thống điều khiển, giám sát, bảo vệ rơ le và đo lường cho nhà máy

Hệ thống điều khiển, giám sát và bảo vệ rơle (ĐGB) toàn nhà máy bao gồm tất cả các phương tiện kỹ thuật cần thiết nhằm điều khiển, giám sát, bảo vệ và quản lý tối ưu mọi phần tử và thiết bị của các hệ thống thuộc và liên quan trực tiếp đến nhà máy với độ

an toàn và tin cậy cao

+ Thiết bị phân phối 35 kV

Bao gồm: Máy cắt điện 35kV, Máy biến dòng điện, Dao cách ly 35 kV các loại, Máy biến điện áp 35 kV, Chống sét van 35 kV

Trang 22

- Thiết bị cơ khí thuỷ lực

+ Tua bin thủy lực

Tua bin thủy lực là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống thiết bị cơ khí thủy lực,

nó biến thủy năng thành cơ năng làm quay rô to máy phát điện nên phải lựa chọn tua bin phù hợp với dải cột nước, lưu lượng của trạm, phù hợp với quá trình diễn biến dòng chảy năm và vị trí làm việc của trạm trong hệ thống Tua bin được chọn cho nhà máy Công Bằng A là tua bin Francis trục ngang

Các thông số kỹ thuật chính của tua bin thủy lực được lựa chọn như sau:

Kiểu tua bin: Francis - Trục ngang – Buồng xoắn kim loại – Ống hút thẳng bố trí xiên

Công suất định mức tại cột nước tính toán NT = 1,42 MW

Lưu lượng qua tua bin QT = 2,70 m3/s

Đường kính bánh xe công tác D1 = 0,72 m

Tốc độ quay định mức n = 1000 vòng/phút

Tốc độ quay lồng nl = 2000 vòng/phút

Hiệu suất ứng với Nđm và Htt  = 90,0%

Chiều cao khí thực cho phép Hs = + 0,8 m

Trọng lượng toàn bộ GT = 18,0 T

Trọng lượng bánh xe công tác GBX = 2,52 T

+ Van trước tua bin

Van trước tua bin là loại van đĩa điều khiển bằng thuỷ lực có đường kính qua nước

Dy=800 mm Van chỉ có hai trạng thái: Đóng hoặc mở hoàn toàn

Van trước tua bin có nhiệm vụ đóng không cho nước vào tua bin khi không vận hành, khi cần sửa chữa, kiểm tra và bảo dưỡng phía trong tua bin Van còn có nhiệm vụ rất quan trọng là dừng máy sự cố để bảo vệ tổ máy khi máy điều tốc bị sự cố không làm việc được

Van tua bin được thiết kế và chế tạo sao cho vận hành êm Và có khả năng đóng được bằng đối trọng khi có dòng chảy lớn nhất đi qua tương ứng với công suất toàn phần của tua bin

Van được mở bằng xi lanh thủy lực Dầu cấp cho xi lanh được lấy từ hệ thống dầu

áp lực của máy điều tốc

Từ điều kiện làm việc của các tổ máy xác định được van trước tua bin có các thông

số cơ bản trong sau:

Trang 23

Bảng 1 các thông số cơ bản của các van trước tua bin

Loại Đóng bằng đối trọng- mở bằng thủy lực

Cột nước làm việc lớn nhất Hmax = 93 m

Nguồn: Thuyết minh dự án Thủy điện Công Bằng

+ Thiết bị tự động hoá cho van trước tua bin:

Van được trang bị các thiết bị điều khiển tự động cần thiết bảo đảm sự làm việc tin cậy của tổ máy trong mọi chế độ vận hành:

Tự động báo trạng thái của van (đóng hay mở), góc quay của van…

Tự động đo và báo tín hiệu áp lực nước trước và sau van về phòng điều khiển trung tâm

Tự động đo và báo tín hiệu áp lực dầu về phòng điều khiển trung tâm Khi áp lực dầu giảm quá giới hạn cho phép sẽ có tín hiệu báo và ra lệnh cho cơ cấu điều khiển cho chạy bơm dầu hoặc máy nén khí Khi dầu đã đủ áp suất làm việc bơm dầu hoặc máy nén khí sẽ dừng

Tự động đóng khi có sự cố

+ Máy điều tốc

Điều tốc là thiết bị tự động hóa quan trọng nhất trong trạm thủy điện, nó có chức năng điều chỉnh lưu lượng nước vào tua bin để công suất phát ra từ tổ máy luôn luôn cân bằng với công suất yêu cầu của phụ tải

Điều tốc còn có chức năng cùng với hệ thống để tự động hòa điện: Khi có lệnh khởi động máy, hệ thống tự động hóa sẽ điều khiển điều tốc mở bộ phận cánh hướng dòng

và tự động điều chỉnh tổ máy hoạt động, khi đảm bảo các điều kiện hòa điện hệ thống tự động hóa sẽ đóng điện lên lưới

Ngoài ra điều tốc còn là cơ cấu bảo vệ cấp 1 cho tổ máy, khi có các tín hiệu sự cố (quá nhiệt độ ổ, mất nước làm mát, sự cố lưới điện ), điều tốc sẽ tự động đóng bộ phận cánh hướng dòng để dừng máy

Cùng với sự phát triển của điện tử kỹ thuật số, các điều tốc ngày càng có kích thước nhỏ gọn khả năng điều chỉnh đảm bảo độ chính xác cao, an toàn và thuận tiện trong khi

sử dụng Qua tính toán xác định được năng lực làm việc của điều tốc là 1000Kgm

Các thông số chính của điều tốc như sau:

Kiểu : Điện tử- Thủy lực với bộ PID kỹ thuật số

Trang 24

Năng lực điều làm việc : A= 100 Kgm

Thiết bị dầu áp lực được dùng chung cho cả máy điều tốc và van trước tua bin với

áp suất làm việc bình thường 2,5 MPa

Thiết bị dầu áp lực gồm máy bơm dầu chạy điện, bình chứa áp lực, bể chứa dầu và các van tự động duy trì áp lực trong bình chứa ở giới hạn quy định

+ Máy phát điện

Chọn máy phát kiểu trục ngang

Kiểu loại: Đồng bộ, 3 pha, đấu nối trực tiếp với tua bin thủy lực

Công suất định mức Nn = 3,0 MW

Điện áp định mức Uđm = 6,3 kV

Hiệu suất khi phát công suất định mức η = 95,4 %

Hệ số công suất Cos = 0,8

Tốc độ quay đồng bộ n = 1000 vòng/phút

Số vòng quay lồng nl = 2000 vòng/phút

Mô men đà GD2 = 4,38 Tm2

Khối lượng toàn bộ Gmf = 21,5 T

Khối lượng rôto Groto = 10 T

Kiểu kích thích Thyristor

Điều chỉnh điện áp tự đông AVR

Trang 25

+ Các hệ thống thiết bị phụ

Hệ thống thiết bị phụ được bố trí để phục vụ cho trạm thủy điện và các thiết bị chính hoạt động bình thường cũng như có sự cố

Tại nhà máy dự kiến đặt các hệ thống thiết bị phụ như sau:

Hệ thống cung cấp nước kỹ thuật;

Hệ thống tiêu nước và thoát nước;

Hệ thống khí nén;

Hệ thống dầu;

Hệ thống đo lường các thông số thủy lực;

Hệ thống phòng chống cháy;

Hệ thống thống gió và điều hoà nhiệt độ;

Bảng Thống kê thiết bị cơ khí thủy lực chính

STT Tên gọi Thông số kỹ thuật Đơn

vị

Số lượng

Khối lượng:T Đ.V T bộ Thiết bị thuỷ lực chính 123,3

1 Tua bin thuỷ lực Tua bin Francis

- Htt = 89,3 m

- NT = 3,0 MW -nđm =1000 vòng/phút -nlồng=2000vòng/phút

- nl =1829 vòng/phút

Trang 26

Nguồn: Thuyết minh Dự án thủy điện Công Bằng

1.2.2 Các công trình phụ trợ

Các công trình phụ trợ cho 2 giai đoạn chính của Dự án là giai đoạn xây dựng cơ bản và giai đoạn vận hành dự án, cụ thể như sau:

A Công trình phụ trợ phục vụ giai đoạn thi công xây dựng

Các công trình phụ trợ chiếm diện tích 4,1 ha, bao gồm: đường tạm, đường vận hành trong thời gian thi công, bãi thải, lán trại phụ trợ

a/ Đường thi công trong công trường:

* Đường giao thông ngoài công trường

Dự án thủy điện Công Bằng có điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông rất thuận lợi, tuyến công trình cách thành phố Bắc Kạn khoảng 18km,đường từ Bắc Kạn vào khu vực công trình thông qua tuyến đường giao thông liên xã.Tuyến đập, nhà máy thủy điện nằm gần đường liên xã Công Bằng-Bắc Kạn,khoảng 0,5km

* Các tuyến đường thi công công trình thủy điện Công Bằng như sau:

Xây dựng các tuyến đường để phục vụ thi công vận hành và đường thi công cho toàn bộ công trường Hệ thống đường trong công trường được chia làm 2 loại đường thi

công vận hành và đường tạm thi công

b/ Các công trình phụ trợ

Quy mô cụ thể của từng khu nhà ở và các cơ sở phục vụ khác được xác định trên

cơ sở cường độ của các loại công tác xây lắp trong tổng tiến độ thi công, chỉ tiêu sử dụng, công suất thiết bị, chỉ tiêu sử dụng thời gian

Về mặt kết cấu, các hạng mục phụ trợ và nhà ở chỉ sử dụng trong 02 năm xây dựng

Vì vậy, ngoại trừ một số hạng mục được sử dụng sau khi kết thúc xây dựng công trình, kết cấu của các hạng mục phụ trợ sẽ chủ yếu là kết cấu tạm, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ

Bảng 1.7.Tổng hợp máy móc, thiết bị thi công chính

TT Loại thiết bị – công suất(kw) Đơn vị Hoạt động Dự phòng Tổng số

1 Máy khoan cầm tay có chống Cái 15 2 17

2 Máy nén khí 10-20m3/ph Cái 10 2 12

6 Bơm tiêu nước hố móng 100-250m3/h - 3 1 4

Trang 27

22 Goòng vận chuyển đá Cái 18 2 20

23 Máy khoan Boomer 282 Cái 3 - 3

Nguồn: Thuyết minh Dự án Thủy điện Công Bằng

B Các công trình phụ trợ trong giai đoạn hoạt động Dự án

a Nhà quản lý vận hành: Nhà quản lý vận hành được thiết kế trên tiêu chí đảm

bảo đủ diện tích để phục vụ công tác quản lý vận hành nhà máy, được bố trí khung cốt thép và xây gạch, mái bằng, 2 tầng bốtrí các phòng như: phòng ăn, phòng nấu ăn, phòng

ở, nhà vệ sinh.Nhà quản lý vận hành thiết kế tại khu vực sân nhà máy

b Khu vệ sinh: Móng, tường nhà xây gạch chỉ đặc, trát tường bằng VXM#75 dày

15,mái lợp tôn, nền lát gạch chống trơn màu sáng 200x200

c Kho lưu chứa: diện tích khoảng 30 m2 Tường xây gạch đặc, mái lợp tôn, nền bêtông M200

d Nhà để xe: được bố trí dạng khung thép tiền chế, nền đổ bê tông, mái lợp tôn,

có hệthống máng thoát nước mưa bao quanh mái

e Sân đường nội bộ: được đổ bê tông M200, chiều dày 20cm; mặt bằng có độ dốc

thoát nước mặt là 1,5% tập trung vào hố ga thoát ra điểm thoát nước chung của Dự án

1.2.3 Các hoạt động của dự án

a/ Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng các hạng mục công trình

- Hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng;

- Thu dọn lòng hồ, phát dọn thảm thực vật;

Trang 28

- Lắp đặt công trình phụ trợ, lán trại công nhân phục vụ giai đoạn thi công xây dựng;

- Vận chuyển máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho quá trình thi công

- Thi công tuyến đập, nhà máy thủy điện và các hạng mục phụ trợ khác

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công

- Tháo dỡ, dọn dẹp khu vực phụ trợ sau khi hoàn thành thi công xây dựng

b/ Giai đoạn vận hành nhà máy thủy điện

- Hoạt động vận hành nhà máy thủy điện

- Hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên vận hành nhà máy

- Hoạt động sửa chữa các thiết bị công trình khi có hỏng hóc và sự cố

1.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

A Các hạng mục công trình xử lý chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng

a/ Mương thoát nước mưa

Mương thoát nước công trình được xây dựng như sau:

Thoát nước dọc: sử dụngrãnh thoát nước hình thang là mương đất đào tại cácđoạn tuyến có độ dốc dọc id >=6% Kích thước rộng mặt 1,5m, đáy 1 m, cao 0,5m Tổng chiều dài hệ thống mước thoát nước khoảng 800m Được bố trí tại các khu vực nhà ở công nhân, điều hành, bãi đậu phương tiện máy móc, bãi thải đất đá, tuyến đường

b/ Hệ thống thu gom và thoát nước thải

Dự án Thủy điện Công Bằng trong giai đoạn xây dựng Công ty xây dựng nhà vệ sinh, bể tự hoại để sử lý nước thải sinh hoạt của công nhân

- Khu nhà ở công nhân bố trí nhà vệ sinh 5 buồng với dung tích bể tự hoại 12,5m3,kích thước 2,5x2x2,5m

c/ Công trình lưu trữ xử lý chất thải rắn

- Bãi thải đất đá

Bãi thải của Dự án gồm 01 bãi có tổng diện tích 0,05ha với chiều cao đổ thải trung bình là 7m được bố trí phía Đông khu phụ trợ với dung tích là 3.500 m3.tại vị trí đuôi bãi thảixây dựng kè gia cố bãi thải bằng rọ đá với chiều dài kè 20m

- Kho chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại bao gồm dầu thải từ xe máy thi công, bóng đèn, ac quy, pin hỏng từ các khu phụ trợ Tổng lượng này sẽ được thu gom bằng các thùng chuyên dụng (bằng nhựa HDPE chống chịu được va đập và có nắp đậy) dự kiến dung tích khoảng từ 60-120L, số lượng 5 thùng, sau đó được lưu giữ tại các kho, trước khi được đơn vị có

Trang 29

chức năng thu gom xử lý chất thải nguy hại (được chủ đầu tư thuê) đem đi xử lý Kho bãi chứa chất thải nguy hại sẽ được xây dựng tạm tại các vị trí thi công có nền được lát xi măng, có mái che và diện tích kho 20m2

- Hố đốt chất thải rắn sinh hoạt:

CTR sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của CBCNV trong giai đoạn thi công xây dựngtạikhu phụ trợ sẽ được bố trí 3 thùng chứa dung tích 60 lít đặt gần khu vực nhà vệ sinhvà cuối ngày được thu gom, vận chuyển đến khu tập kết CTR sinh hoạt

Khu tập kết CTR sinh hoạt được bố trí phía Đông Nam của Công trường Do khu vựcDự án chưa có đội vệ sinh môi trường do đó lựa chọn phương án đem về hố xây đốt hợp vệ sinh cùng với lượng sinh khối phát quang Hố đốt rác được xây dựng với kích thước 2(m)x2(m)x1(m) được bố trí tại khu tập kết CTR có diện tích 20m2

B Các hạng mục công trình xử lý chất thải trong giai đoạn vận hành Dự án

a Kho chứa CTNH: được xây dựng với diện tích 50m2 Tường xây gạch đặc, mái lợptôn, nền bên tông M200, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn về PCCC

b Khu tập kết CTR: diện tích khoảng 20m2 Tường xây gạch đặc, mái lợp tôn Hố đốt rác được tận dụng từ giai đoạn thi công xây dựng với kích thước 2x2x1(m)

c Khu vực XLNT (được đặt chìm dưới đất): Phần móng sửdụng móng cọc BTCT

Tường bể xây gạch chỉ 220, trát VXM#75, quét chống thấm Sikabên trong 2 lớp, bên ngoài sơn nước loại sơn ngoài trời Mặt bể đổ BTCT toàn khối Gồm 2 khu:

- Khu vận hành bố trí nhà vệ sinh 2 buồng với dung tích bể tự hoại 3m3,kích thước 1x1,5x2m

- Khu nhà ở của CBCNV: 4 nhà vệ sinh với dung tích bể tự hoại 12,5m3, kích thước 2,5x2x2,5m

d Hệ thống mương thoát nước mưa:Dự án bố trí là mương xây với chiều dài toàn

tuyến khoảng 400m được bố trí xung quanh nhà máy, khu nhà ở của CBCNV, có kích thước rộng 0,4x sâu 0,4m sau đó chảy vào hố ga lắng cặn có kích thước rộng mặt 1m, rộng đáy 0,8m sâu 0,8m bố trí 50m 1 hố ga Tại hố ga bố trí song chắn rác, nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1cm chảy theo nước mưa, sau đó theo đường vận hành thoát ra

hệ thống thoát nước chung của NMTĐ và xả ra suối Nậm Sai

e Các công trình ứng phó sự cố

Trong quá trình đi vào hoạt động nhà máy thủy điện có thể xảy ra các sự cố về vận hành các cửa thu nước, cửa xả nước, hệ thống tuabin, do đó Công ty xây dựng các công trình đề phòng và ứng phó với sự cố khi xảy ra

- Cửa van sửa chữa đập tràn có kết cấu kiểu phẳng bánh xe kết cấu thép tổ hợp hàn Cửa van được được nâng hạ thực hiện bằng cầu trục chân đê 2x55 tấn thông qua dầm cặp

Thông số cửa sửa chữa sự cố

Trang 30

+ Kiểu loại cửa van: Phẳng bánh xe

+ Số cửa van: 01 bộ

+ Máy đóng mở: Cầu trục 2x55T (Dùng chung cùng cửa vanđập tràn)

- Các sự cố về đường dây, máy biến áp, lưới điện

Về quản lý kỹ thuật được các đơn vị lập sổ theo dõi quản lý vận hành đường dâyvà TBA lưu trữ tại đơn vị, số liệu cơ bản được cập nhật thường xuyên Hành lang lướiđiện cao áp, hạ áp, các trạm biến áp và trang thiết bị bảo vệ, đóng cắt thường xuyênđược kiểm tra thí nghiệm định kỳ, bảo dưỡng, thay thế và bổ sung hàng năm Các thiết bị đo đếm như thiết bị đo điện trở tiếp đất (Teromet), đo điện trở cách điện(Megomet)… đều được đơn vị thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn và dán tem, kẹp chìniêm phong theo đúng quy định

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy:Bố trí hệ thống bình chữa cháy tại khu vực nhà máy thủy điện, tại các khu vực có khả năng xảy ra cháy nổ cao

1.2.5 Công trình đảm bảo dòng chảy thối thiểu

- Công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu: Theo kết quả tính toán trong giai đoạn lập dựán, lưu lượng duy trì dòng chảy tối thiểu là 0,16 m3/s Để đảm bảo duy trì tròng chảy tối thiểu nêu trên, giải pháp là xả qua cống xả môi trường bố trí trong thân đập hoặc theo cống xảđáy củađập

Cống được bố trí nằm giữa đập tràn và đập dâng bờ trái, kết cấu cống là dạng đập

bê tông trọng lực Nền móng đập được thiết kế đặt trên nền đá IB

Các thông số cơ bản:

Cao trình đỉnh : 405 m

Cao độ ngưỡng : 403 m

Kích thước : b*h = 2*2 m

- Biện pháp chống xói mòn khu vực dự án:Để chống xói mòn bề mặt và giảm lắng

lòng hồ tăng tuổi thọ công trình ngoài việc tăng tỷ lệ che phủ rừng sẽ áp dụng các biện pháp trồng rừng kết hợp khoanh nuôi để phục hồi tự nhiên thảm thực vật rừng khu vực công trình: Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để nhanh chóng nâng cao độ che phủ thảm thực vật rừng trong vùng dự án Ngoài ra phục hồi rừng bằng khoanh nuôi sẽ thích ứng với môi trường sinh thái, được cấu thành bởi những loài cây bản địa có khả năng bảo vệ

và cải tạo môi trường cao, giữ đất giữ nước tốt

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấpđiện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1 Nhu cầu nguyên, vật liệu cho giai đoạn thi công xây dựng

Trang 31

a Nhu cầu xăng dầu

Lượng xăng dầu tiêu thụ vào thời gian thi công cao điểm dự kiến vào khoảng

500 lít/ngày Công ty sử dụng bồn chứa xăng dầu với dung tích 1500 lít, sử dụng trong 3 ngày

b Nhu cầu vật liệu xây dựng

Vật liệu đất đắp và đá XD dự kiến tận dụng đất đá đào kênh dẫn/kênh xả và hố móng Cát sẽ được Công ty thu mua tại các mỏ cát trên địa bàn Các loại vậtliệu như: xi măng, sắt thép, chủ yếu sẽ được mua ở thành phố Bắc Kạn vận chuyểnbằng ô tô theo các đường TL257 và đường liên xã đến công trình, cự ly vận chuyển khoảng 20km

Bảng 1.10 Khối lượng vật liệu chính dự án TĐ Công Bằng

Nguồn: Thuyết minh Dự án Thủy điện Công Bằng

c Nhu cầu điện, nước thi công

* Cung cấp điện thi công

Nhu cầu cấp điện thi công cho toàn bộ công trình thủy điện Công Bằng cần khoảng 1,0MVA Dự kiến làm mới 0,3km đường dây đấu nối từ hệ thống điện địa phương cấp điện thi công cho toàn bộ công trường, đồng thời bố trí 01 trạm máy biến áp 35/0,4kV tại

vị trí sử dụng điện

- Công suất và vị trí các máy biến áp dự kiến như sau:

- Tại khu vực công trình: đặt 01 máy biến áp 500kVA

Nguồn điện dự phòng chủ yếu cấp cho khu vực thi công có trạm trộn bê tông phục

vụ thi công khi mất điện lưới khu vực hoặc chất lượng điện áp không đảm bảo vào giờ cao điểm, sử dụng các máy phát điện DIESEL làm nguồn dự phòng

Việc chuyển đổi nguồn điện dự phòng MBA và máy phát DIESEL được thực hiện

tự động qua bộ chuyển nguồn ATS

* Hệ thống cấp nước phục vụ thi công và sinh hoạt

+ Nước sử dụng để ăn uống:

Bố trí 01 hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt công suất 10m3/ngày đêm cạnh khu vực lán trại để cấp nước sinh hoạt

Trang 32

30

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thủy điện 369

Nước lần từ khe suối được thu vào bể điều hòađể ổn định lưu lượng và nồng độ (tại đầu bơm sẽ bố trí màng lọc để giữ lại các loạirác) Sau đó được đưa sang bểlọc được thiết kế gồm 2 lớp: lớp cát thạch anh và lớpsỏi đảm bảo lọc bỏ các hạt cặn lơ lửng còn sót lại, cuối cùng tới bể chứa nước sạch

+ Cấp nước phụcvụ thi công: được dự kiến chủ yếu bơm từ suối Nậm Sai, vào mùa mưa có thể lấy từ nguồnnước tự chảy của các sông suối gần khu vực xây dựng công trình

1.3.2 Nhu cầu nguyên, vật liệu cho giai đoạn vận hành

a Nhu cầu điện, nước

- Nhu cầu sử dụng điện: Điện trong giai đoạn vận hành được lấy tại nhà máy qua trạm điều phối cung cấp cho các hoạt động của nhà máy

- Nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV tại nhà máy được dẫn từ khe nước sạch trong khu vực, đưa về qua bể lắng, lọc cặn với nhu cầu sử dụng nước là 3m3/ngày

b Nhu cầu sử dụng dầu máy thủy lực

- Dầu tuabin được sử dụng bôi trơn cho vòng bi của máy phát điện Việc vận hành trong thời gian dài làm gia tăng hợp chất oxit và những mạt kim loại bị mài mòn có trong dầu, điều này có thể dẫn đến tình trạng xấu của tuabin và máy phát điện, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhà máy Dầu nhớt sử dụng trong quá trình bảo dưỡng tuabin, máy phát điện khoảng 20 lít/lần đại tu Thời gian đại tu khoảng 7-8 năm 1 lần

c Sản phẩm đầu ra trong quá trình vận hành của dự án

Khi dự án đi vào vận hành phát điện tạo ra sản phẩm là điện năng với điện lượng trung bình năm Etb= 3,0MW (tương đương 9,06 triệu KWh)cấp lên lưới điện Quốc gia

1.4 Công nghệ vận hành

* Công nghệ sản xuất điện

Nước được tích tại hồ chứa chảy qua cửa lấy nước, đường ống áp lực và đi vào bên trong Nhà máy đến Tuabin Nước chảy mạnh làm quay Tuabin của máy phát điện

và tạo ra điện Điện tạo ra từ Tuabin quay được đưa qua MBA tạo ra dòng điện cao thế

và đấu nối vào mạng lưới phân phối điện

Sơ đồ vận hành:

Tích nước hồ chứa

Cửa lấy nước

Tuabin quay Thủy năng dòng nước

- Hệ sinh thái

- Phú dưỡng hồ

- Chiếm dụng đất;

- Đường giao thông

- Thủy văn dòng chảy

- Chất thải rắn từ hồ chảy vào

Trang 33

Hình 1.1 Sơ đồ vận hành Nhà máy thủy điện Công Bằng

Vận hành hoạt động của nhà máy thủy điện chủ yếu là quá trình vận hành hồ chứa nước Quá trình vận hành máy móc thiết bị tại trạm điều phối OPY là quá trình tự động điều khiển bằng các hệ thống các thiết bị điện như Máy biến áp, hệ thống đường dây và

rơ le bảo vệ an toàn điện

* Cơ sở lựa chọn công nghệ

Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên như chế độ dòng chảy, điều kiện địa hình, địa chất và các đặc điểm dân sinh kinh tế trong khu vực đã đưa ra phương án nghiên cứu, thiết

kế công trình thuỷ điện Công Bằng nhằm đáp ứng tối đa được các nguyên tắc:

1 Tận dụng tối đa nguồn thủy năng cho phép tại bậc này

2 Đảm bảo được các nhiệm vụ của dự án thủy điện Công Bằng

3 Không ảnh hưởng đến bậc thang thủy điện trên suối Nậm Sai

4 Giải pháp và quy mô công trình khả thi về kỹ thuật

5 Hiệu quả đầu tư dự án cao

6 Giảm tối đa những ảnh hưởng bất lợi về môi trường, di dân, tái định cư

Từ những nguyên tắc trên, cùng với điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất) của khu vực dự án, giải pháp khai thác thủy năng ở thủy điện Công Bằnglà nhà máy thủy điện đường dẫngồm: Cửa nhận nước →Đường dẫn→ Nhà máy thủy điện → Kênh xả

Áp dụng cho kiểu NMTĐ đường dẫnvà phù hợp với điều kiện dòng chảy cao, nhỏ,

do đó Công ty lựa chọn Tua bin Francis trục ngang

Trang 34

Quá trình vận hành nhà máy thủy điện chủ yếu là vận hành hồ chứa theo mùa nhằm đảm bảo sản xuất điện và không làm ảnh hưởng đến khu vực hạ lưu

Chế độ vận hành hồ chứa điều tiết ngày đêm

*) Vận hành hồ chứa vào mùa lũ: Quy định thời kỳ vận hành trong mùa lũ từ

tháng 6 đến tháng 10 hàng năm Cao trình mực nước trước lũ của hồ chứa thời kỳ mùa

lũ không vượt quá cao trình MNDBT 540m Duy trì mực nước hồ ở cao trình MNDBT bằng chế độ xả nước qua tổ máy phát điện, chế độ đóng mở cửa van đập tràn, đảm bảo công suất hoạt động của Nhà máy là 3,0 MW Trong mọi trường hợp vận hành từthời điểm lũ vào hồ đến khi đạt đỉnh, việc vận hành hồ chứa được tiến hành lần lượt đểtổng lưu lượng nước xả qua tổ máy phát điện, đập tràn và cống xả không được lớn hơn lưu lượng tự nhiên vào hồ

Sau đỉnh lũ, phải đưa mực nước hồ về cao trình MNDBT 540m Tùy theo điều kiện thực tế công trình, hạ lưu và dự báo lưu lượng vào hồ, mực nước hồ chứa,tiến hành đóng dần các cửa van đập tràn theo trình tự ngược với trình tự mở cả về thứ tự cửa van và thứ

tự độ mở

*) Vận hành hồ chứa vào mùa kiệt: Quy định thời kỳ vận hành trong mùa kiệt

từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau Đảm bảo phát điện và dòng chảy tối thiểu xả về hạ lưu Tích nước trong các giờ thấp điểm để phát điện trong các giờ cao điểm.Giờ cao điểm gồm 05 giờ, 2 giờ buổi trưa (từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30) và 3 giờbuổi tối (từ 17 giờ đến

20 giờ); Giờ bình thường gồm 13 giờ: từ 04 giờ đến 09 giờ 30;từ 11 giờ 30 đến 17 giờ; từ

20 giờ đến 22 giờ; Giờ thấp điểm gồm 06 giờ: từ 22 giờđến 04 giờ sáng ngày hôm sau

- Khi mực nước hồ đang ở MNDBT:

+ Nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn lưu lượng thiết kế nhà máy, phát điện với lưu lượng lớn nhất có thể qua Tuabin Lưu lượng còn lại được xả qua đập tràn

+ Nếu lưu lượng về hồ lớn hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường của một Tuabin và nhỏ hơn hoặc bằng lưu lượng thiết kế nhà máy, theo nhu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượng đến hồ, lưu lượng thiếu được lấy

từ phần dung tích hữu ích của hồ chứa

+ Nếu lưu lượng về hồ nhỏ hơn lưu lượng cho phép làm việc bình thường của một Tuabin, theo nhu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượngcho phép làm việc bình thường của một Tuabin, lưu lượng thiếu được lấy từphần dung tích hữu ích của hồ chứa

- Khi mực nước hồ nằm trong khoảng cao trình từ MNC 538m đến dưới MNDBT 540m:

+ Trường hợp lưu lượng về hồ lớn hơn lưu lượng thiết kế Nhà máy, theo nhu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng theo khả năng điều tiết nước của hồ chứa để tận dụng tối đa lưu lượngnước đến hồ tăng khả năng phát điện, giảm xả thừa

Trang 35

+ Trong trường hợp lưu lượng về hồ lớn hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của một Tua bin và nhỏ hơn hoặc bằng lưu lượng thiết kế nhà máy, theo nhu cầu thực tế, phát điện với lưu lượng bằng hoặc lớn hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của một Tuabin, lưu lượng còn lại sau khi phát điện được tích vào hồ chứa Trong trường hợp nhàmáy dừng phát điện để tích nước vào hồ chứa hoặc do sự cố, việc vận hành công trìnhduy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu theo quy định

- Khi mực nước hồ đang ở cao trình MNC 538m mà lưu lượng nước về hồ nhỏhơn lưu lượng tối thiểu cho phép của một Tua bin, nhà máy ngừng phát điện.Bảng điều tiết hồ chứa thủy điện Công Bằng theo lưu lượng bình quân ngày đêmnăm điển hình

hồ chứa, đập dâng với giá trị là 0,16m3/s

- Từ chuỗi dòng chảy trung bình tháng tại tuyến đập thủy điện Công Bằng xác định được dòng chảy tháng nhỏ nhất Qthmin = 0,16 m3/s

*) Vận hành công trình trong thời kỳ lũ:

Để đảm bảo an toàn chống lũ tuyệt đối cho công trình, an toàn dân cư, kinh tế vùng hạ lưu, quy định 4 thời kỳ lũ như sau:

1.5 Biện pháp tổ chức thi công

1.5.1 Cơ sở lựa chọn biện pháp, công nghệ thi công xây dựng

Trang 36

Đặc điểm chung củacông trình thuỷ điện Công Bằng là dạng công trình thuỷ điện đường dẫn, nhà máy bố trí riêng biệt.Các hạng mục công trình chính bao gồm: cụm công trình đầu mối, tuyến năng lượng Do đó Công ty lựa chọn công tác thi công như sau:

1.5.2 Biện pháp tổ chức thi công

a/ Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn chuẩn bị được thực hiện trước 3 đến 6 tháng trước khi khởi công công

trình chính Công tác chuẩn bị bao gồm:

Theo sơ đồ dẫn dòng thi công, việc lấp sông sẽ được tiến hành để chuyển dòng chảy sông tự nhiên qua cống dẫn dòng bờ trái Tần suất lưu lượng tính toán trong thời đoạn lấp sông được xác định theo QCVN 04-05:2012 là P=10%

Thời gian thực hiện dự kiến 24 tháng từ khi bắt đầu thi công công trình chính Trên

cơ sở khối lượng công tác chính và sơ đồ dẫn dòng thi công công trình, kiến nghịcác mốc tiến độ thi công chính như sau:

Công tác chuẩn bị 06 tháng: từ tháng 4 đến tháng 10 năm XD1;

Hoàn thành đường thi công, vận hành: tháng 10 năm XD1;

Lấp suối: tháng 12 năm XD2;

Phát điện tổ máy 1 vào: tháng 09 năm XD3;

Phát điện tổ máy 2 vào: tháng 10 năm XD3;

c Biện pháp thi công

*Biện pháp thi công đào đất đá hở

Đào đất chủ yếu ở khu vực vai đập bờ trái, vai đập bờ phải và các tuyến kênh Mái đào đất có chiều cao đào lớn nhưng bám theo mặt đất tự nhiên nên chiều sâu tầng đào không lớn, mặt bằng đào hẹp Biện pháp thi công chủ yếu đối với khu vực có tầng đào mỏng là dùng máy ủi làm đường công vụ ủi từ trên cao xuống phía dưới, dùng máy xúc

có dung tích gầu 1-2m3 xúc lên ôtô chuyển ra bãi thải Tại các khu vực có tầng đào lớn sử

Trang 37

dụng máy đào 2-3m3 xúc trực tiếp lên ôtô chuyển ra bãi thải Công tác bạt sửa mái đào theo đúng thiết kế được thực hiện bằng máy xúc đào gầu sấp

Đối với công tác đào đất ở các đường thi công chủ yếu dùng máy ủi kết hợp máy xúc có dung tích gầu 1,5m3, do chiều dày tầng đào không lớn và cự ly vận chuyển ngắn

Đất đào, ngoài một phần nhỏ được sử dụng để đắp trực tiếp vào các đê quai, đường thi công, và đập dâng nước phải được thải tập trung tại khu vực dành riêng cho bãi thải

để không làm ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy trong suối, bồi lấp hạ lưu và cảnh quan môi trường

* Biện pháp thi công bê tông

Tiêu chuẩn cần thực hiện: TCVN 4055-85, 2682-92, 4506-87, 4452-87, 4453-95, 170-89, 4724-93, TCVN 7570 : 2006

Bê tông sử dụng cho công trình có hai loại hở và ngầm, mác bê tông công trình có: M150, 200 Mác 250 và 300 dùng cho kiến trúc phần trên nhà máy, lớp vỏ bọc đập và các kết cấu xây dựng khác Có thể sử dụng phụ gia hóa học và phụ gia khoáng hoạt tính để chống nứt cho bêtông khối lớn và phụ gia đông kết nhanh đối với kết cấu để tăng nhanh tốc độ thi công bê tông

Biện pháp bê tông đập

Do khối lượng không lớn, đường vào thi công không cho phép cần trục lớn vào, đập bê tông thi công theo công nghệ bê tông độn đá hộc nên sử dụng biện pháp đổ bê tông bằng máng trút và cẩu tự hành Sử dụng cẩu tự hành để lắp đặt cốp pha, cốt thép, thứ tự

đổ các khối được thực hiện cùng lúc cả 2 bên vai đập Bê tông được trộn bằng các trạm trộn có công suất 60m3/h được đặt gần khu tuyến đập

Biện pháp thi công bê tông kênh dẫn nước

Đổ bê tông kênh dẫn được thực hiện bằng máng trút, trút từ phễu trút của xe mix đến khối đổ

Biện pháp thi công bể điều áp

Thi công lắp đặt cốp pha, cốt thép bằng cẩu tự hành, đổ bê tông vào khối bằng phễu

bê tông và cẩu tự hành, đầm bê tông bằng đầm dùi Bê tông được trộn bằng trạm trộn khu phụ trợ số 1, 2

Biện pháp thi công bê tông mố néo, mố đỡ, lắp đặt tuyến đường ống

Mố néo, mỗ đỡ đường ống áp lực có khối lượng mỗi mố không lớn, tuyến đường thi công hoàn thành kết nối bể điều áp đến M1, khu nhà máy với M2 Thi công bê tông

mố néo, mố đỡ bằng máng trút kết hợp thủ công

Biện pháp thi công bê tông nhà máy

Do địa hình khu vực nhà máy rộng, tương đối thoải, có đường vận hành đi vào, chiều cao và chiều sâu nhà máy không lớn nên sử dụng biện pháp đổ bê tông bằng cẩu tự hành bao gồm lắp đặt cốp pha, cốt thép và đổ bê tông vào khối đổ

Một số vị trí khó đổ bằng cẩu tự hành, vị trí bê tông chèn thiết bị và do yêu cầu đẩy nhanh tiến độ có thể sử dụng đổ bê tông vào khối đổ bằng máy bơm bê tông

Trang 38

* Công tác khoan phun xi măng

Khoan lỗ phun chống thấm sử dụng máy khoan anke xoay đập có đường kính mũi Φ105mm khoan tạo lỗ Công tác phụt xi măng chống thấm nền đập phải được thực hiện từng đoạn phụt dài từ 5m đến 10m, tuỳ theo từng hố khoan sẽ thực hiện theo cả hai phương pháp phụt: Phụt từ trên xuống và phụt từ dưới lên Công tác khoan phụt xi măng chống thấm nền đập được thực hiện bằng các thiết bị phụt xi măng chuyên dùng Màn khoan phụt xi măng chống thấm nền đập được đánh giá là đạt yêu cầu khi kết quả kiểm tra ép nước tại các hố khoan kiểm tra cho thấy lượng mất nước đơn vị ở khu vực màn chống thấm có giá trị q≤ 3lu

* Công tác vận chuyển và lắp đặt thiết bị

- Công tác vận chuyển thiết bị

Thiết bị được vận chuyển vào công trường và các hạng mục công trình bằng các phương tiện chuyên dùng thông qua các tuyến đường vận hành và đường thi công

- Công tác lắp đặt thiết bị

Thiết bị đập tràn, cống dẫn dòng, cửa nhận nước: lắp đặt chi tiết đặt sẵn bằng cần trục ô tô loại nhỏ (dùng cho thi công bê tông), lắp đặt thiết bị chính bằng cần trục xích, tời 10 tấn, thử khô van bằng xi lanh thủy lực

Đường ống áp lực: lắp đặt bằng xe goòng và tời thả ống kết hợp tời 10 tấn, định vị bằng hệ thống kích thủy lực và hệ giàn chống đỡ

Thiết bị nhà máy: lắp đặt bằng cẩu tự hành và cầu trục gian máy

Bảng 1.14: Tổng hợp khối lượng thi công chính

5 Thiết bị cơ khí thủy lực MW 3

6 Đường thi công vận hành Km 4,6

7 Đấu nối, truyền tải điện Km 3

Nguồn: Thuyết minh dự án Thủy điện Công Bằng

1.6 Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án

Căn cứ Quyết định chủ trương đầu tư số 26369/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn Tiến độ thực hiện dự án bắt đầu vào Quý III/2019 và kết thúc vào Quý IV/2023 cụ thể như sau:

- Quý IV/2021 – Quý I/2022: Hoàn thiện thủ tục môi trường, đất đai, xây dựng và các thủ tục khác có liên quan

Trang 39

37

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thủy điện 369

- Quý IV/2020 – Quý IV/2022: Thực hiện xây dựng các hạng mục công trình

- Quý II/2022 – Quý I/2024: Xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị

- Quý II/2024: Hoàn thành dự án và phát điện thương phẩm

a/ Giai đoạn thi công xây dựng Dự án

- Công đoạn thi công xây dựng: Vào thời kỳ cao điểm, số lượng người thi công trêncông trường có thể tối đa là 100 người Trong đó có khoảng 30 người là lao động địa phương, còn lại 70 ngườilà cán bộ, kỹ thuật lành nghề từ nơi khác đến

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức quản lý Dự án giai đoạn thi công

Hành chính – Kinhdoanh

Trang 40

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức quản lý vận hành Nhà máy

- Số lượng CBCNV làm việc tại NMTĐ Công Bằng là 25 người, được bố trí ăn ở,làm việc tại khu nhà quản lý vận hành

*) Bộ phận trực tiếp sản xuất: 18 người

+ Giám đốc phụ trách chung: 01

+ Phó giám đốc: 02

+ Trưởng ca (cán bộ kỹ thuật): 03

+ Công nhân vận hành cơ: 04

+ Công nhân vận hành điện: 04

+ Công nhân quản lý công trình đầu mối:04

*) Bộ phận gián tiếp sản xuất: 7 người

+ Tổ chức lao động và tiền lương: 01 + Kế toán tài vụ: 01

+ Lái xe kiêm vật tư: 01 + Nhân viên y tế: 01 + Nhân viên nhà ăn: 01 + Nhân viên bảo vệ, VSMT: 02

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực Dự án

2.1.1.1 Vị trí địa lý khu vực dự án

Dự án thuỷ điện Công Bằng dự kiến được xây dựng trên suối Nậm Sai thuộc xã Công Bằng huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn, suối Nặm Cắt là nhánh suối bờ phải của suối Nậm Sai, suối Nậm Sai là nhánh suối bờ tráihợp cùng với suối Nặm Cắtlàm nhánh suối cấp I của Sông Cầuđoạn qua thành phố Bắc Kạn

Ngày đăng: 25/01/2024, 11:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w