- Năm 1985, I.I Pirogionic cho rằng: du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm ng
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA KINH TẾ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
TP Hồ Chí Minh, Năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
Chương I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 5
VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH 5
I KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH 5
1 Các định nghĩa về du lịch 5
2 Khái niệm về khách du lịch 6
3 Các khái niệm khác 6
II CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM: 8
1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi 8
2 Căn cứ theo mục đích chuyến đi 8
3 Căn cứ vào loại hình lưu trú 9
4 Căn cứ vào thời gian của chuyến đi 9
5 Căn cứ vào hình thức tổ chức 9
Chương II. KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI 10
I NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 10
1 Khái niệm về du lịch sinh thái (DLST) 10
2 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác 12
3.Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 12
4 Các nguyên tác cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái 14
5 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 14
6 Đặc điểm của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái 14
II TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI 15
1 Khái niệm về tài nguyên DLST: 15
2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái 16
3 Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản 16
III QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN 18
1 Du lịch sinh thái với bảo tồn đa dạng sinh học 18
2 Du lịch sinh thái với phát triển cộng đồng 20
3 Du lịch sinh thái với phát triển bền vững 21
Chương III:TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 24
I TIỀM NĂNG PHÁT TRlỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 24
1.Các hệ sinh thái điển hình 24
2 Đa dạng sinh học 36
3 Hệ thống rừng đặc dụng 39
4 Các tiềm năng khác 41
II HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 43
1 Các loại hình du lịch sinh thái 43
2 Khách du lịch sinh thái 45
3 Hiện trạng đầu tư phát triển du lịch sinh thái 47
Trang 3Chương IV: KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA 48
I.ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA DU LỊCH VĂN HÓA 48
1 Quan niệm về du lịch văn hoá: 48
2 Quan niệm về văn hoá du lịch 48
3 Phân biệt du lịch văn hoá và văn hoá du lịch 49
4 Kỹ năng và nghiệp vụ du lịch văn hoá 50
5 Đối tượng và mục tiêu của du lịch văn hoá 50
6 Nhiệm vụ và yêu cầu của du lịch văn hoá: 50
II MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN 51
1 Tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch xã hội 51
2 Môi trường văn hoá trong du lịch 51
3 Giao tiếp, ứng xử văn hoá trong du lịch 52
4 Sản phẩm du lịch văn hoá 53
III KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TRÊN THẾ GIÓI VÀ Ở VIỆT NAM 54
1 Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá trên thế giới 54
2 Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá ờ Việt Nam 58
Chương V: TIỀM NĂNG VÀ CÁC NGHIỆP VỤ DU LỊCH VĂN HÓA 61
I TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TẠI VIỆT NAM 61
II CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN KHI NHẬN DIỆN VÀ KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA 63
1 Tài nguyên nhân văn vật thể và nhân văn phi vật thể 63
2 Kỹ năng cơ bản khi nhận diện và khai thác các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của di sản để phục vụ du lịch văn hoá: 63
III NHẬN DIỆN VÀ KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ 64
1 Kỹ năng nhận diện: 64
2 Kỹ năng khai thác: 65
IV NHẬN DIỆN VÀ KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 69
1 Lễ hội truyền thống : 69
2 Văn hoá ẩm thực: 71
3 Phong tục tập quán: 72
V XÂY DỰNG, XÚC TIẾN VÀ BÁN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VĂN HÓA: 72
1 Định nghĩa và phân loại chương trình du lịch văn hoá: 72
2 Quy trình và một số lưu ý khi xây dựng chương trình du lịch văn hoá: 73
3 Xây dựng, xúc tiến và bán chương trình du lịch văn hóa 74
VI NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC VÀ HƯỚNG DẪN DU LỊCH VĂN HÓA 75
1 Cung cấp các thông tin cần thiết trên đường (dân tộc, địa lý, lịch sử và kinh tế xã hội) 75
2 Thu thập thông tin du lịch 76
3 Tổ chức và chuẩn bị tham quan 77
Trang 44 Bán chương trình tham quan và chương trình tự chọn 78
5 Nguyên tắc cơ bản về thái độ và cách thuyết trình: 78
VII ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA, XÃ HỘI: 80
1 Các nguyên tắc đánh giá 81
2 Phương pháp đánh giá 81
3 Các chỉ tiêu đánh giá: 81
VIII GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG DU LỊCH 82
1 Giao tiếp, ứng xử giữa nhà cung ứng du lịch với người tiêu dùng du lịch 82
2 Giao tiếp, ứng xử giữa chính quyền địa phương, dân cư địa phương với người tiêu dùng du lịch 82
3 Giao tiếp, ứng xử của HDV với khách du lịch (người tiêu dùng du lịch đang trong quá trình tiêu dùng) 83
Chương VI: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ DU LỊCH SINH THÁI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 86
I ĐỊNH HƯỚNG, XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG: 86
1 Hiểu đúng về du lịch sinh thái: 86
2 Trách nhiệm của toàn dân 87
II ĐỊNH HƯỚNG, XU THẾ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.88 1 Hằng số văn hóa Việt Nam và ảnh hưởng tới du lịch văn hóa Việt Nam: 88
2 Định hướng phát triển bền vững 89
3 Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa 90
Trang 5Chương I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH
Chương này trình bày được các khái niệm cơ bản về loại hình du lịch, các loại
hình du lịch tại Việt Nam Khảo sát được các nhu cầu và tiềm năng phát triển du lịch
I KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH
1 Các định nghĩa về du lịch
- Ngày nay, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và ngày nay phát triển với tốc độ rất nhanh, tuy vậy khái niệm về du lịch lại được hiểu khác nhau tại các quốc gia khác nhau và ở các góc độ khác nhau Năm 1925, Hiệp hội Quốc tế các tổ chức Du lịch được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về du lịch Ban đầu, du lịch được hiểu là việc đi lại từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong một thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh Cho đến nay, người ta cho rằng
về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm đều mang ý nghĩa du lịch
- Năm 1985, I.I Pirogionic cho rằng: du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về văn hóa - thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh thế và văn hóa …
- Luật du lịch Việt Nam năm 2017 đưa ra khái niệm du lịch: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác
- Như vậy, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh
để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh
- Những hoạt động du lịch ngày càng đa dạng, phức tạp để đáp ứng các nhu cầu của du khách (về phương tiện di chuyển, khoảng cách di chuyển, các nhu cầu về ăn uống, đồ dùng cá nhân, đồ lưu niệm, nhu cầu nhận thức, ) Vì thế, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép: một mặt là việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, và mặt khác là một hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra
Trang 62 Khái niệm về khách du lịch:
- Khách thăm viếng (Visitor) là một người đi tới một nơi (khác với nơi họ thường
trú) với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó) Khách thăm viếng được phân chia thành hai loại:
- Khách tham quan (Excursionist) là khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó
dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm
- Khách du lịch (Tourist) là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc một
vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao Các định nghĩa về khách du lịch nhìn chung đều đề cập đến các điểm sau:
- Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình
- Khách du lịch khởi hành với nhiều mục đích khác nhau (trừ mục đích kiếm tiền) Thời gian lưu lại nơi đến ít nhất là 24 giờ (hoặc có sử dụng ít nhất 1 tối trọ)
3 Các khái niệm khác:
3.1 Sản phẩm du lịch (SPDL):
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ du lịch nhằm phục vụ du khách trong quá trình đi du lịch Những bộ phận hợp thành SPDL bao gồm: Hàng hóa (yếu tố hữu hình) và dịch vụ (yếu tố vô hình)
Có thể tổng hợp các thành phần của SPDL gồm các nhóm cơ bản sau: Dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống; đồ ăn, thức uống; dịch vụ tham quan, giải trí; hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm; các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
3.2 Đơn vị cung ứng du lịch (Tourism Supplier)
Đơn vị cung ứng du lịch là một cơ sở kinh doanh cung cấp cho du khách một phần hoặc toàn bộ sản phẩm du lịch
Ví dụ các đơn vị cung ứng du lịch: một điểm vui chơi giải trí, một khách sạn, một nhà hàng, một công ty vận chuyển
3.3 Tài nguyên du lịch
Có nhiều định nghĩa về tài nguyên du lịch:
- Theo Pirôjnik (1985): “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực, tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”
- Theo Ngô Tất Hổ (2000): “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh
tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”
Trang 7- Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa
3.5 Khu du lịch
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế nổi bật về tài nguyên
du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường
3.6 Tuyến du lịch
Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch, cơ sở cung cấp dịch
vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách
Các tuyến du lịch được coi là một sản phẩm du lịch đặc biệt Tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức không gian du lịch được tạo bởi nhiều điểm du lịch với nhau trên lãnh thổ Cơ sở cho việc xác định tuyến là các điểm du lịch và hệ thống giao thông
3.7 Kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
Theo Điều 38 - Luật Du lịch Việt Nam (2017): Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm: Dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch và dịch vụ
Là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ du khách
Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, bãi cắm trại cho thuê,… trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu
Trang 8II CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM:
Việt Nam có hầu hết các loại hình du lịch dựa trên cách phân loại du lịch Cụ thể cách phân loại là:
1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi
Du lịch quốc tế: Là những chuyến đu lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi
đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới và tiêu ngoại
tệ ở nơi đến du lịch Du lịch quốc tế bao gổm:
+ Du lịch quốc tế đến (du lịch quốc tế nhận khách): Là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó Quốc gia nhận khách du lịch nhận được ngoại tệ do khách mang đến nên được coi là quốc gia xuất khẩu du lịch
+ Du lịch ra nước ngoài (Du lịch quốc tế gửi khách): Là chuyến đi của một cư dân
trong một nước đến một nước khác và tiêu tiền kiếm được ở đất nước của mình Quớc gia gửi khách được gọỉ là quốc gia nhập khẩu du lịch
Du lịch trong nước: Là hình thức đi đu lịch và cư trú của công dân trong một
nước đến địa phương khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình Hay nói cách khác là nơi đến du lịch và nơi cư trú của du khách ở trên cùng một quốc gia
2 Căn cứ theo mục đích chuyến đi
Du lịch thiên nhiên: Hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài
trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoang dã
Ví dụ:Vườn quốc gia Cúc Phương, Ngũ Hành Sơn
Du lịch văn hóa: Thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là
truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của nơi đến
Ví dụ:Thăm viện bảo tàng, tham dự các lễ hội truyền thống
Du lịch xã hội: Hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với
những người khác là quan trọng
Du lịch hoạt động: thu hút khách du lịch bằng một hoạt động được xác định
trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi
Ví dụ: Hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi ra nưóc ngoài
Du lịch giải trí: Thu hút những người mà lý đo chủ yếu của họ đối với chuyến đi
Trang 9là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ
Ví dụ: Khách du lịch thích đến bờ biển đẹp, tắm dưới ánh mặt trời
Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất,
sức khỏe
Ví dụ: Khách du lịch tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền, trượt tuyết
Du lịch chuyên đề: Liên quan đến một ít người đi du lịch cùng với một mục đích
chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó của riêng họ
Ví dụ: Một nhóm sinh viên đi một tour du lịch thực tập, những người kinh doanh
đi thăm một nhà máy
Du lịch tôn giáo: Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo
đạo phái khác nhau Họ đến nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí tôn giáo được tôn kính
Du lịch sức khỏe: Hấp đẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể
chất của mình như các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển là nơi tạo ra thể loại du lịch này
Du lịch dân tộc học: Đặc trưng cho những người quay trở về nơi quê cha đất tổ
tìm hiểu lịch sử nguồn gốc của quê hương dòng dõi gia đình
3 Căn cứ vào loại hình lưu trú
Câu hỏi ôn tập
Câu 1 Trình bày khái niệm du lịch?
Câu 2 Trình bày khái niệm khách du lịch?
Câu 3: Trình bày sự phân loại các loại hình du lịch?
Trang 10Chương II : KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI
Chương này trình bày các khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái, tài nguyên du lịch sinh thái và đánh giá vai trò của du lịch sinh thái đối với sự phát triển ngành du lịch
I NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 Khái niệm về du lịch sinh thái (DLST):
- "Du lịch sinh thái" (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau Đây
là một khái niệm rộng, được tiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau Đối với một
số người, "du lịch sinh thái" đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép
"du lịch" và "sinh thái" vốn đã quen thuộc, Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niêm mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1800 (Ạshton, 1993) Với khái niệm này, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi đều được hiểu
là DLST
- Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác như:
+ Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
+ Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - Based Tourism)
+ Du lịch môi trường (Environmental Tourism)
+ Du lịch đặc thù (Partỉcular Tourism)
+ Du lịch xanh (Green Tourism)
+ Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
+ Du lịch bản xứ (Indìgenous Tourism)
+ Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
+ Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)
+ Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
+ Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
- Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector Lascurain đưa ra năm 1987 : "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá"
Ceballos Cùng với thời gian, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra, điển hình là :"Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực cồn tương đối hoang
sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương
- Nói một cách khác, DLST là loại hình du lịch với những hoạt động có sự nhận
Trang 11thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội Thuật ngữ
"Responsible Travel" (Du lịch trách nhiệm) luôn gắn liền với khái niệm DLST, hay nói một cách khác DLST là hình thức du lịch có ưách nhiệm là không làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đổng người dân địa phương
- Khái quát lại, có thể coi DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản: + Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hoá bản địa + Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái
+ Có giáo dục và diễn giải về môi trường
+ Có đóng góp cho những nồ lực bảo tổn và phát triển cộng đồng
- Còn rất nhiều định nghĩa khác về DLST, trong đó Buckiley (1994) đã tổng quát như sau: Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn, và
cô giáo dục môi trường mới được xem là đu lịch sinh thái" Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao hàm cả nội dung hỗ trợ phát triển cộng đồng
- Ở Việt Nam, để có được sự thống nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn phát triển DLST, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều Tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức Hội thảo quốc gia về "Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam" từ ngày 7 đến 9-9-1999 Một trong những kết quả quan trọng của Hội thảo
là lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó:
"Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương"
- Mặc dù khái niệm về DLST còn có những điểm chưa thống nhất và sẽ còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩa về DLST cũng đã được Tổ chức Dư lịch thế giới (WTO) tóm tắt lại như sau:
- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ỏ các vùng thiên nhiên đó
- DLST phải bao gồm những hoạt động giáo đục và diễn giải vể môi trường
- Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy
mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế
- DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và vãn
Trang 12hoá - xã hội
- DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách :
+ Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản
lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó
+ Tạo ra các cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương + Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá
- Tuy nhiên, mối quan hệ giữa phát triển DLST với bảo tồn tự nhiên không phải lúc nào cũng theo một chiều mà là mối quan hệ qua lại thể hiện ở 3 dạng
+ Quan hệ cùng tồn tại : khi có rất ít mối quan hệ giữa hoạt động du lịch và bảo tồn tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập
+ Quan hệ cộng sinh : trong đó cả du lịch và bảo tổn tự nhiên đều nhận được những lợi ích từ mối quan hộ này và có sự hổ trợ lẫn nhau
+ Quan hệ mâu thuẫn : khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại chúng, làm tổn hại đến nỗ lực bảo tồn tự nhiên
2 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác
- DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - Based tourism) mặc dù trong hoạt động của loại hình du lịch này bao gồm cả tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương
- Các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên như nghỉ dưỡng, tham quan, mạo hiểm chủ yếu mới chỉ đưa con người về với thiên nhiên, còn việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho khách du lịch về thiên nhiên và môi trường, văn hoá cộng đồng địa phương là rất ít Hầu như không có Tuy nhiên nếu như trong hoạt động của những loại hình du lịch này có gắn với việc thực hiện các nguyên tắc của DLST, bao gồm việc nâng cao nhận thức để du khách có trách nhiệm với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa cộng đồng, tạo việc làm và lợi ích cho người dân địa phương thì bản thân chúng đã chuyển hoá thành một dạng của DLST,
3 Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đạc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:
- Tính đa ngành: Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ
du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo ) Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá )
- Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi
Trang 13chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch
- Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao (ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội
- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch và một quần thể các điểm
du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau
- Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt dộng du lịch tập trung với cường độ cao trong năm Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm
du lịch với việc bảo vệ môi trường
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt dộng bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững
- Thu hút sự tham gia của cộng đổng địa phương : Cộng đồng địa phương chính
là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguổn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng
Trang 144 Các nguyên tác cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
- Bảo vệ mói trường và duy trì hệ sinh thái
- Bảo vệ và phát huy bản văn hoá cộng đồng
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
5 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
- Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái
tự nhiên điển hình với tính da dạng sinh thái cao
-Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST ở 2 điểm: + Người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương
+ Hoạt động DLST đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc
- Yêu cầu thứ ba:DLST cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định
về "sức chứa" Khái niệm "sức chứa" được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm
lý học và xã hội Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm
6 Đặc điểm của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái
6.1 Các nhà hoạch định chính sách
Các nhà hoạch định chính sách thường là các nhà khoa học làm công tác quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển DLST trong các viện nghiên cứu, cư quan quản lý nhà nước Vai trò của họ là nghiên cứu để xác định các định hướng phát triển phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tế, đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện những định hướng đó Vi vậy họ là những người có vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng
Trang 15Chính vì vậy họ phải là những người có hiểu biết toàn diện về tổ chức kinh doanh, song phải luôn tôn trọng nhữn nguyên tắc của du lịch sinh thái
6.4 Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch phải là những người có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hoá cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du khách về những vấn
đề mà họ quan tâm
Hướng dẫn viên DLST có thể là người dân địa phương hoặc nhà quản lý lãnh thổ
- đặc biệt ở các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên
6.5 Khách du lịch sinh thái
Khác với khách du lịch thông thường, khách DLST là những người quan tâm hơn
cả đến các giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn ở những khu vực thiên nhiên hoang dã Những đặc điểm cơ bản của khách DLST là :
- Đó thường là những người đã trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và
có sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên
- Khách DLST thường là những người thích hoạt động ngoài thiên nhiên Tỷ lệ khách nam, nữ là ngang nhau và đay thường là những khách du lịch có kinh nghiệm
- Khách DLST thường có thời gian đi du lịch dài hơn và mức chi tiêu/ ngày nhiều hơn so với khách du lịch ít quan tâm đến thiên nhiên
- Họ không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp đầy đủ tiện nghi, mặc dù họ
có khả năng chỉ trả cho các dịch vụ này Điều này phản ánh nhận thức của họ rằng
"các cơ sở vật chất mà họ sử dụng ít ảnh hưởng nhất đến môi trường tự nhiên"
II TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI
1 Khái niệm về tài nguyên DLST:
- Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình
- Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn hoá gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội
- Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa (Luật du lịch Việt Nam 2017)
- Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các
Trang 16giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó
- Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung DLST nói riêng, mới được xem là tài nguyên DLST
- Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên một số loại tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách DLST bao gồm:
+ Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, dặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, các sân chim )
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh )
+ Các giá trị văn hoá bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tổn tại của
hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng
2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
- Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch chủ yếu dược hình thành từ tự nhiên, mà bản thân tự nhiên lại rất đa dạng và phong phú, vì thế tài nguyên DLST cũng có đặc điểm này
- Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động: So với nhiều dạng tài nguyên du lịch khác như các bãi biển, thác nước, các công trình di tích lịch sử vãn hoá , tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm đối với những tác động của con người
- Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau: Trong các loại tài nguyên DLST, có loại có thể khai thác được quanh năm, song cũng có loại mà việc khai thác ít nhiều lệ thuộc vào thời vụ
- Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch
- Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
3 Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản
Ở Việt Nam, do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình và hình thái lãnh thổ trải dài trên
15 vĩ tuyến với hơn 3200 km đường bờ biển, tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng mà tiêu biểu là một trong 5 loại sau:
3.1 Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học
Trang 17-HST rừng nhiệt đới:
+ HST rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh (HST ừng ẩm nhiệt đới)
+ HST rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi ;HST karst)
+ HST xavan nội chí tuyến gió mùa khô (HST rừng xavan)
du lịch thường gắn liền với các khu vực này
Dựa trên sự phân bố địa lý, cấu trúc quần thể động, thực vậ sự khác nhau về tổ hợp loài và giới hạn phân bố các loài mang tính chỉ thị, lãnh thổ Việt Nam được chia thành các đơn vị địa 1 sinh học (đơn vị sinh học) chính, bao gồm:
+ Đơn vị sinh học Đông Bắc
+ Đơn vị sinh học Tây Bắc - Hoàng Liên Sơn
+ Đơn vị sinh học đồng bằng sông Hồng
+ Đơn vị sinh học Bắc Trung Bộ (Bắc Trường Sơn)
+ Đơn vị sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
+ Đơn vị sinh học Đông Nam Bộ (Nam Trung tâm Đông Dương
+ Đơn vị sinh học đổng bằng sông Cửu Long
Đây là cơ sở quan trọng để xác định tó chức không gian DLST Việt Nam
3.2 Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù
- Miệt vườn:
Đây là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp Miệt vườn là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh rất hấp dẫn đối với khách du lịch Tính cách sinh hoạt của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn giữa tính cách người nông dân và người tiểu thương Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hoá bản địa riêng được gọi là "văn minh miệt vườn"
Trang 18và cùng với cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên DLST đặc sắc
- Sân chim:
Là một hệ sinh thái đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài hécta đến hàng trăm hécta, hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc di cư theo mùa của một số loài chim Thường đây cũng là nơi cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy các sân chim cũng thường được xem là một dạng tài nguyên DLST đặc thù có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch
- Cảnh quan tự nhiên:
Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch
3.3 Văn hoá bản địa
- Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của một đất nước có 54 dân tộc, từ lâu đã hình thành những địa vực cư trú truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác gắn với các vùng sinh thái khác nhau, trải qua các quá trình: thích nghi – tồn tại - phát triển với những kiến thức, văn hóa bản địa đặc trưng có giá trị truyền thống Các giá trị văn hóa bản địa này thể hiện rõ đặc trưng sinh thái nhân văn trên góc độ kiến thức bản địa về thiên nhiên, sinh thái nơi cộng đồng đó cư trú Việc khai thác các giá trị văn hóa bản địa để đưa vào nội dung các chương trình DLST ở từng vùng sinh học khác nhau được xem là một phần hữu cơ không tách rời của DLST, hoàn toàn không lẫn với du lịch văn hóa
- Các giá trị văn hoá bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên DLST bao gồm:
+ Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng
+ Đặc điểm sinh hoạt vãn hoá với các lễ hội truyền thống
+ Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực
+ Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng
+ Các di tích lịch sử văn hoá, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng
III QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN
1 Du lịch sinh thái với bảo tồn đa dạng sinh học
- Như đã nêu ở trên, DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, do vậy mà sự phong phú của thế giới tự nhiên tại các điểm DLST chính là giá trị của sản phẩm du lịch Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học hiện nay không chỉ là mục tiêu của riêng DLST
Trang 19Việt Nam mà là của rất nhiều ngành, nhiều quốc gia khác nhau trong sự nghiệp bảo vệ môi trường sống chung của nhân loại
- Đa dạng sinh học là sự khác biệt trong giới sinh học thuộc mọi nguồn, bao gồm các hệ sinh thái ở đất liền, địa quyển, ở biển và các phức hợp về sinh thái mà chúng là một bộ phận, đồng thời cũng bao gồm đa dạng trong các giống loài, giữa các giống loài và các hệ sinh thái
- Việt Nam được đánh giá là một trong số 20 nước đứng đầu thế giới về đa dạng sinh học, Việt Nam đã và đang có những chủ trương, hành động thực tiễn nhằm bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên này Trong số 21 công ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam tham gia, có công ước đa dạng sinh học đã được Việt Nam ký vào tháng 6/1992 tại Riô
đê Gianêrô (Braxin)
- Nguyên nhân gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học của Việt Nam là từ nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố liên quan đến lịch sử phát triển của đất nước Tuy nhiên, tốc độ suy giảm về đa dạng sinh học trong thời gian xây dựng và phát triển đất nước gần đây là ờ mức tương đối cao, trong đó có phần đóng góp của hoạt động du lịch Các tác động tiêu cực chính có thể bao gồm :
+ Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sẽ làm mất đi khu hệ cư trú của các loài hoang dã, phá vỡ các nhân tố sinh sản/nuôi dưỡng, tuyệt chủng cục bộ, làm chết các cá thể sinh vật
+ Việc đổ đất tôn cao các vùng đất trũng, phá rừng ngập mặn để làm các công trình du lịch ở vùng ven biển sẽ làm mất đi các khu cư trú của nhiều loài sinh vật phát triển trong môi trường sinh thái đất ngập nước ;
+ Việc phá rừng lấy mặt bằng và vật liệu cho các cồng trình du lịch, đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu phục vụ khách du lịch sẽ làm mất đi môi trường cư trú, phát triển của nhiều loài sinh vật trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới
+ Ô nhiễm không khí gia tăng do hoạt động vận chuyển khách du lịch sẽ tác động đến sự tăng trưởng của nhiều loài sinh vật, thậm chí còn là nguyên nhân di chuyển nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã nhạy cảm với môi trường không khí;
+ Khách du lịch và phương tiện vân chuyển khách có khả năng đem đến một số loài sinh vật ngoại lai, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của những hệ sinh thái vốn đã hoàn chỉnh;
+ Hoạt động của khách du lịch có thể gây tác động làm ảnh hưởng đến sinh lý của động vật, các nhân tố sinh sản/nuôi dưỡng;
+ Việc xây dựng các công trình phục vụ du lịch như sân golf, bến tàu có thể làm thay đổi cấu trúc địa mạo, thuỷ vực địa phương;
Trang 20+ Việc sử dụng thuốc trừ sâu/ phân hoá học để chăm sóc cỏ ở các sân golf có thể làm ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến gây bệnh và trong nhiều trường hợp là nguyên nhân làm chết một số loài động thực vật sống ở vùng phụ cận;
+ Việc xây dựng các công trình du lịch trên các cồn cát nhạy cảm thường gây ra xói mòn, thay đổi tính chất đổi bờ và dần dần làm mất đi một số loài sinh vật phát triển trong hệ sinh thái cát ven biển;
+ Các chất thải và nước thải từ các khu du lịch thiếu kiểm soát sẽ làm nhiễm bẩn các nguồn nước, là nguyên nhân gây bệnh và làm chết nhiều loài động thực vật dưới nước;
+ Chất thải từ các tàu thuyền du lịch, bao gồm cả dầu máy, tiếng ồn của động
cơ sẽ trực tiếp làm ô nhiễm các thuỷ vực ; việc neo đậu tàu thuyền không đúng quy định cũng là nguyên nhân phá huỷ nhiều rạn san hô có giá trị;
+ Những hành vi thiếu ý thức của khách du lịch khi khám phá các bãi san hô và việc khai thác san hô làm hàng lưu niệm của dân địa phương - trong nhiều trường hợp,
sẽ góp phần làm xói mòn nghiêm trọng vùng bờ và làm mất đi lớp bảo vệ bờ biển ; + Việc sử dụng nước thiếu tính toán cho nhu cầu phát triển du lịch dẫn đến tình trạng thiếu nước cục bộ và làm tăng khả năng bị nhiễm mặn ở khu vực ven biển - phá huỷ các nhân tố sinh sản/nuôi dưỡng, làm chết cây cối;
+ Việc phát triển thiếu quy hoạch các khu vui chơi giải trí/ thể thao lớn trong phạm vi các VQG hoặc vùng đệm có thể sẽ phá huỷ môi trường cư trú, gây ô nhiễm và tiếng ồn ; ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật hoang dã và trong nhiều trường hợp là nguyên nhân làm chết hoặc di cư của nhiều loài động vật nhạy cảm quý hiếm Tuy nhiên, khi DLST được thực hiện một cách đúng nghĩa thì đa số các tác động tiêu cực trên đều được giảm thiểu và loại bỏ vì chính bản thân sự phong phú của đa dạng sinh học và các cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn là sản phẩm của loại hình du lịch này Thêm vào đó, với mục tiêu chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương - những người đã gắn bó với các hệ sinh thái nơi họ sinh ra và lớn lên qua nhiều thế hệ, DLST
sẽ tạo cơ hội sinh sống cho họ và nhờ đó sẽ góp phần hạn chế sức ép của cộng đồng đến môi trường và bảo vệ các hệ sinh thái Ngoài ra, với tính giáo dục trong hoạt động của mình, DLST sẽ không chỉ đem lại cho du khách những hiểu biết mới về môi trường tự nhiên, mà còn tạo cho họ ý thức đối với việc bảo vệ thiên nhiên nói chung, các hộ sinh thái và đa dạng sinh học nói riêng
2 Du lịch sinh thái với phát triển cộng đồng
Khái niệm cộng đồng bao gồm bốn yếu tố:
+ Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác
+ Có sự liên hệ về tình cảm
+ Có sự tự nguyên hy sinh đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả;
Trang 21+ Có ý thức đoàn kết với mọi thành viên trong tập thể
Trong những năm gần đây, các nhà bảo tồn đang ngày càng trở nên quan tâm đến tác động của du lịch ở các nước đang phát triển Bất chấp sự cám dỗ của du lịch với tư cách là một sự đầu tư có hiệu quả kinh tế cao, du lịch phổ thông có thể mang lại các hậu quả tiêu cực sâu xa cho những cư dân bản địa và môi trường Nó có thể làm thoái hoá môi trường thông qua sự quá tải, dẫn đến lạm phát địa phương, làm tăng khoảng cách về văn hoá và kinh tế giữa người dân địa phương với những người du lịch giàu
có
DLST không chỉ là loại hình du lịch đang phát triển nhanh nhất mà nó còn được xem như một cách tiếp cận mới đầy triển vọng trong việc duy trì những khu vực tự nhiên đang bị đe doạ và tạo cơ hội phát triển cộng đồng ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển
DLST thực thụ phải dựa vào một hệ thống quan điểm về tính bền vững và sự tham gia của địa phương, của cư dân nông thôn ở những nơi có tiềm năng lớn về phát triển DLST DLST phải là một nỗ lực kết hợp giữa nhân dân địa phương và những khách tham quan để duy trì những khu hoang dã và những thế mạnh về sinh thái và văn hoá, thông qua sự hỗ trợ phát triển của cộng đồng địa phương Phát triển cộng đồng ở đây có nghĩa là giao quyền hạn cho những nhóm địa phương để họ kiểm soát
và quản lý các tài nguyên có giá trị theo cách không chỉ sử dụng tài nguyên bền vững
mà còn đáp ứng được các nhu cầu xã hội, văn hoá và kinh tế của họ
Có thể nói du lịch là một ngành kinh tế có nhiều tác động tới môi trường hơn bất
cứ một ngành kinh tế nào khác, bởi vì việc khai thác các tài nguyên du lịch phụ thuộc phần lớn vào những người từ bên ngoài, cả những người lập kế hoạch lẫn khách du lịch Việc lập kế hoạch và các hoạt động quản lý, giám sát không đúng đắn thường dẫn đến những tác động tiêu cực mà hậu quả của nó khó có thể lường hết, đôi khi không thể phục hồi lại được như sự thoái hoá và xói mòn, suy giảm da dạng sinh học, ô nhiễm, v.v
Do vậy vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý và kinh doanh du lịch là làm thế nào
để vừa đẩy mạnh các hoạt động khai thác kinh doanh du lịch trong khi vẫn bảo tồn được các tài nguyên nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững Đây hiện là mối quan tâm không những của từng nước, từng khu vực mà còn mang tính chất toàn cầu Rất nhiều mô hình tiên tiến về bảo tồn thiên nhiên và môi trường trong khu vực cũng như trên thế giới hiện đang hoạt động có hiệu quả
3 Du lịch sinh thái với phát triển bền vững
Khái niệm "du lịch bền vững" được nghiên cứu phát triển để tìm ra những nguyên nhân làm suy giảm tính hấp dẫn của du lịch bởi sự xuống cấp của tài nguyên môi trường, nhằm mang lại những lợi ích về kinh tế không chỉ cho ngành du lịch mà
Trang 22còn cho cộng đồng địa phương
Du lịch bền vững là quá trình quản lý hoạt động du lịch vì mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn khách du lịch tới một vùng nào đó Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được nguồn lợi lâu dài từ các hoạt động du lịch Cách gọi "du lịch bền vững" có thể được dùng như một danh từ hoặc như một trạng từ Khi ”bền vững" là trạng từ thì "du lịch bền vững" được hiểu với ý nghĩa hiệu quả của hoạt động du lịch là bền vững Khi là danh từ, "du lịch bền vững” mô tả hiệu quả của hoạt động du lịch nằm trong giới hạn những thay đổi cho phép và bền vững là kết quả của quá trình đó
Phát triển du lịch bền vững cần phải tính đến 3 yếu tố:
+ Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyền tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế + Quá trình phát triển trong thời gian lâu dài
+ Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp theo
Trong thực tế, nhiều người cho rằng "du lịch bền vững" đơn giản chỉ là sự "duỵ trì tăng trưởng về du lịch" và mục tiêu này cần được ưu tiên trong chính sách phát triển
du lịch Song điều có ý nghĩa đối với du lịch không đơn giản là việc phải đạt dược những chỉ tiêu về số lượng khách du lịch, công suất buồng phòng, doanh thu mà còn cần phải đạt được những điều lớn hơn Trong những điều kiện hiện nay ở nhiều nước, đặc biệt ở các nước đang phát triển, ngành du lịch luôn phải đứng trước thách thức để
có thể theo đuổi mục tiêu phát triển du lịch bền vững với đúng ý nghĩa của nó
Liên quan đến khái niệm bền vững là khái niệm về những giới hạn Giới hạn ở đây có nghĩa là sự kiểm soát những việc được phép, không được phép, hoặc được phép từng phần Các chỉ tiêu này được xác lập trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về tài nguyên môi trường, về chỉ số xã hội và về sức chứa của không gian hoạt động du lịch Những khái niệm này dặc biệt có ý nghĩa đối với DLST
DLST có bản chất và mục tiêu hoạt động là đảm bảo cho cả việc bảo tồn và mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phương quản lý các tài nguyên của họ Đây chính là điểm mấu chốt về bản chất để coi DLST như một hoạt động bảo tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường Khái niệm về tài nguyên và môi trường ở đây không chỉ được hiểu đơn thuần về mặt tự nhiên mà còn mang tính vãn hoá - xã hội Các cộng đồng địa phương có thể mang lại những điều hấp dẫn cho khách du lịch thông qua nền văn hoá truyền thống và các di sản xã hội, qua sự tiếp xúc thân mật và cởi mở mà họ dành cho du khách Chính vì vậy những di sản văn hóa, những phong tục tập quán cùng với cách cư xử của người dân trong cộng đồng địa phương là một phần của sản phẩm du lịch và được nhìn nhận như một tài nguyên du lịch có giá trị bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên Những
Trang 23tài nguyên nhân văn này cũng cần được bảo tồn và phát triển bền vững
Sự phát triển DLST theo đúng nghĩa sẽ giành được sự ủng hộ của cộng đồng địa phương bởi trực tiếp đem lại công ăn việc làm và lợi ích kinh tế, văn hoá cho họ + Các nhà bảo tồn đã phát triển khái niệm DLST với mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phương quản lý nguồn tài nguyên mà họ đang sử dụng Hoạt động du lịch ở đây được xem như một phương tiện hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi sự tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch của người dân địa phương
sẽ làm hạn chế nhu cầu sử dụng tài nguyên mà trước đây khi chưa có du lịch họ phải khai thác để phục vụ cuộc sống hằng ngày
Ngoài ý nghĩa đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên môi trường, hoạt động DLST cũng mang tính bền vững bởi được sự ủng hộ của người dân địa phương Nếu người dân địa phương phản đối sự có mặt của khách du lịch hoặc có những cư xử không làm hài lòng khách du lịch do họ không được lợi ích gì từ du lịch thì đó là nguyên nhân làm hạn chế' và thậm chí dẫn đến phá vỡ hoạt động du lịch
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm du lịch sinh thái?
Câu 2: Trình bày các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái?
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển?
Trang 24Chương III :TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Chương này trình bày một số kiến thức cơ bản về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, các nguyên tắc của qui hoạch và thiết kế du lịch sinh thái Xây dựng và thiết
kế được các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
I TIỀM NĂNG PHÁT TRlỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
1.Các hệ sinh thái điển hình
1.1 Đặc điểm hình thành các hệ sinh thái ở Việt Nam
Môi trường cho sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật (sinh thái cảnh) hay các điều kiện sinh thái có liên quan chặt chẽ đến lịch sử hình thành và vị trí địa lý của lãnh thổ Đặc điểm địa lý của lãnh thổ Việt Nam tạo nên những đặc thù về sinh thái không tìm thấy sự tương đồng ở các nước khác trong khu vực
Việt Nam có vị trí chuyển tiếp trong bình đồ kiến tạo châu Á là nơi chuyển tiếp
từ lục địa xuống đại dương, từ vùng núi cao châu Á (cao nhất hành tinh) xuống vực sâu dại dương (sâu nhất hành tinh), là đới tiếp xúc giữa miền nền Hoa Nam và miền nền Inđôxini Đông Dương Chính vì vậy mà địa hình Việt Nam cấu trúc thành các dải thung lũng xen kẽ nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở phẩn lớn lãnh thổ và hướng vòng cung ở vùng núi Đông Bắc Các dòng sông chảy trên địa phận Việt Nam theo hướng cấu trúc địa hình, lúc chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam khi chạy vòng giữa các cánh cung núi, rồi đổ ra Biển Đông
Việt Nam nằm ở giữa ô gió mùa châu Á, là nơi tiếp xúc của 3 khu vực gió mùa: Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á Vì vậy, không nơi nào cùng vĩ tuyến (nhiệt đới) lại có mùa đông lạnh như ở phần lãnh thổ miền Bắc Việt Nam
Một đặc điểm lý thú khác là Việt Nam vừa được xem như cái nôi của các loài sinh vật bản địa, vừa là nơi giao tiếp của các luồng sinh vật từ khu hệ sinh vật phía Bắc (Hymalaya - Nam Trung Hoa), đến khu hệ sinh vật phía Nam (Malaixia - lnđônêxia)
và khu hệ sinh vật phía Tây (An Độ - Miến Điện)
Những đặc điểm này được sâu sắc thêm bởi tính kế thừa trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam, nghĩa là các cấu trúc lãnh thổ vẫn còn được lưu giữ từ giai đoạn này qua giai đoạn khác Lãnh thổ Việt Nam không bị ảnh hưởng trực tiếp của các đợt băng hà Đệ Tứ xảy ra trên hành tinh mà chỉ chịu ảnh hưởng của các đợt khí hậu lạnh xen với các đợt biển tiến của thời kỳ này Do vậy, sinh vật ở Việt Nam có lịch sử phát triển từ Đệ Tam, thậm chí có những loài thực vật tồn tại từ Trung Sinh cùng với sự hội nhập qua các đợt di cư của các sinh vật từ phía Nam đi lên (trong điều kiện khí hậu nóng lên, vào thời kỳ gian băng), từ phía Bắc đi xuống (thời kỳ lạnh đi, khi có bãng hà
Đệ Tứ) cũng như sự di chuyển của các sinh vật từ đất liền ra hải đảo khi nước biển
Trang 25rút vào thời kỳ băng hà
Những đặc điểm cơ bản về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ và sự đa dạng
về các diều kiện địa lý đã tạo ra sự phong phú, đa dạng và có tính chất pha trộn của các HST vởi tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam Đây chính là đặc điểm tạo nên tài nguyên DLST đạc sắc, đảm bảo cho phát triển DLST ở nước ta
1.2 Các hệ sinh thái điển hình ở Việt Nam
1.2.1 Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới
a Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh (HST rừng nhiệt đới thường xanh)
HST rừng mưa mưa được xem là một trong những HST giàu có và cổ nhất trên Trái Đất, thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, khách DLST trong và ngoài nước
HST rừng thường xanh ưa mưa chỉ phân bố tại một số khu vực thuộc sườn Đông của dãy núi Trường Sơn - từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi
Ở Việt Nam, HST này cho trữ lượng gỗ lớn nhất trong tất cả các loại rừng, thường được 200m3/ha, nơi tốt nhất có thể tới 300m3/ha, tương đương với rừng mưa ở Xumatra
Trong các HST này, quần xã động vật đa dạng, tập hợp được rất nhiều loài có tập tục sống khác nhau, phù hợp với nhiều tầng cây cỏ Giới động vật ưu thế là các loài ăn thực vật, các loài sống trên tán cây, nơi tập trung khối lượng căn bản thức ăn của chúng
b Hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá với (HST trên núi đá vôi)
Quá trình hình thành và phát triển HST trên núi đá vôi rất dài vì thảm thực vật ở đây, đặc biệt là cây rừng phát triển rất chậm
Ở HST này hường chỉ tồn tại và phát triển những loài động vật có khả năng leo trèo giỏi như Sơn dương Hươu xạ (núi đá vôi Cao Bằng), các loài gặm nhấm như Don, Sóc bụng xám, Sóc bụng đỏ phổ biến là các loài linh trưởng như Khỉ vàng, Khỉ cộc, Voọc Các loài chìm phổ biến, đặc thù ở HST này bao gồm chim Cắt, Sảo đá, Khướu đá, Cu sen
Việc tổ chức các tuyến DLST trong các HST rừng trên đá ve thường gắn liền với tham quan, thám hiểm hang dộng làm tăng thêm giá trị của sản phẩm du lịch và sức hấp dẫn du khách Trên các núi đá vôi còn có thể tổ chức loại hình du lịch thể thao leo núi, du lịch mạo hiểm
c Hệ sinh thái rừng khô hạn
HST rừng khô hạn, điển hình là rừng khộp, là loại rừng nhìệi đới đặc trưng ở khu vực Đông Nam Á HST này phát triển trong điều kiện mùa mưa tập trung và mùa khô
Trang 26kéo dài đến 7 tháng Với hoàn cảnh tự nhiên khắc nghiệt như vậy, rừng khô hạn, ngoài giá trị vễ gỗ, lâm sản và nguồn tài nguyên động vật rừng, còn có giá trị nhiều mặt về môi trường như tác dụng điều hoà khí hậu, chống rửa trôi đất cũng như giá trị về đa dạng sinh học
Trong HST rừng khô hạn tồn tại và phát triển nhiều loài gỗ quý như dáng hương
Cà te , Trắc, Gụ mật Ở đây có các loài đặc biệt cho dầu nhựa tự nhiên mà ở rừng ẩm thường xanh không có được, như quần thể Dầu rái, Dầu đồng
Một đặc tính sinh thái quan trọng của các loài cây ở rừng khô hạn là khả năng chống chịu cao với nạn cháy rừng Vào mùa khô, lớp lá rụng và thảm tươi làm mồi dẫn lửa rừng lan rộng và thiêu rụi lớp cây tái sinh Tuy nhiên không phải toàn bộ lớp cây tái sinh đều bị chết cháy, các loài cây họ dầu ở rừng khộp có lớp vỏ dày và có búp bao chồi giúp chúng chống chọi với lửa rừng, những cây xấp xỉ 2m trở lên hầu như thoát khỏi sự tiêu diệt của lửa
Nguồn gen động vật quý hiếm trong HST khô hạn rừng khộp có Bò tót, Trâu rừng, Bò rừng, Bò xám, Hươu cà tông …Đây là nguồn gen tự nhiên quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với khu vực và quốc tế, vì trong số 51 loài động vật quý hiếm và 10 loài đặc hữu của Đông Dương thì ở HST rừng khộp Việt Nam có tới
38 loài quý hiếm và 5 loài đặc hữu (những loài này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam)
Voi được xem là một trong những loài động vật đặc trưng của HST rừng khô hạn
ở Tây Nguyên Voi nhà được thuần dưỡng từ voi rừng không chỉ là phương tiện vận chuyển quan trọng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân mà còn là phương tiện vận chuyển khách du lịch không thể thiếu trong các tour DLST, tham quan cảnh quan
tự nhiên núi rùng Tây Nguyên
Nhiều loài cây dược liệu quý được phát triển trong HST rừng khô hạn như Địa liên, Thiên niên kiện, Sâm bố chính, Hà thủ ô, Mã tiền, Chai cục là những sản phẩm
tự nhiên có hoạt tính sinh học cao, từ lâu đã được đồng bào Tây Nguyên khai thác để chữa trị nhiều bệnh nan y và bồi bổ sức khoẻ cho con người
1.2.2 Hệ sinh thái rừng xa van nội chí tuyến gió mùa khô (HST xa van)
Đây là HST khá đặc biệt, phát triển trong điều kiện sinh - khí hậu nội chí tuyến gió mùa khô với tương quan nhiệt - ẩm dưới 1, là nơi lượng mưa nhỏ hơn khả năng bốc hơi, rừng cây gỗ cao không thể phát triển, còn cây bụi và có cũng phải có cơ chế thích nghi với chế độ gió mùa: đời sống ngắn, phát triển nhanh vào mùa mưa chỉ kéo dài khoảng vài ba tháng
Ở Việt Nam, HST rừng xa van chỉ tổn tại ở Ninh Thuận, nơi không chỉ có khí hậu khô, mà đất cũng khô Các “xa van” quan sát thấy ở những nơi khác như Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (có tên gọi là “trảng”) chỉ là kiểu “xa van” thứ sinh, hình
Trang 27thành ở những vùng có tương quan nhiệt - ẩm từ ẩm đến hơi ẩm hoặc hơi khô, nơi thảm rừng bị tác động nhân sinh làm thoái hoá
Thảm cỏ là tầng ưu thế sinh thái của trảng, bao gồm chủ yếu là cỏ Tranh ,ngoài
ra còn có Lau ,Lách Cây thân gỗ rải rá có Me rừng, Thành ngạnh, Lộng bàng, Sổ bà Cây bụi có Tóc rối, Hoắc quang, Thẩu tấu, Sim, Mua Ở miền Nam có nhiều loài phổ biến như Tre gai, Găng, Xương rồng
Quần xã động vật ở HST xa van nguyên sinh kém phát triển, chỉ có vài loài chim nhỏ ăn sâu bọ và ăn hạt như Cun cút lưng hung, Cun cút lưng nâu, Chèo bèo xám, Chèo bẻo mỏ quạ, Chèo bẻo rừng Thú ở đây chủ yếu là những loài ăn cỏ, lá, rễ cây hay hạt dưới đất như Chuột chù, Sóc vằn lưng, Thỏ nâu Tuy nhiên loài động vật đặc trưng phải kể đến ở HST này là rắn
1.2.3 Nhóm hệ sinh thái núi cao
Với 3/4 diện tích lãnh thổ trên đất liền là đồi núi thì các HST trên núi đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu hệ thống sinh thái cảnh ở Việt Nam Địa hình núi Việt Nam thuộc hai xứ khác nhau là xứ núi Hoa Nam và xứ núi Đông Dương mà ranh giới giữa chúng là đứt gãy sông Hồng, có thể chia thành 5 miền địa hình : miền Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc Bắc Bộ, miền Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và miền Nam Bộ Các miền địa hình là cơ sở để các nhà sinh thái và địa lý phân chia các sinh quần, các đơn vị sinh học hoặc các hệ địa - sinh thái
Cấu trúc núi, hướng núi và các dạng địa hình thường được xem như các ngưỡng cho sự phát triển của các hệ địa - sinh thái, đặc biệt là sự biến đổi của các điều kiện sinh thái theo độ cao địa hình, theo hướng phơi của các dãy núi hay các dạng thung lũng đặc thù Các hướng núi chính ở Việt Nam gồm hướng Tây Bắc - Đông Nam là hướng cấu trúc địa hình của các miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, hướng vòng cung là hướng cấu trúc địa hình của miền Đông Bắc Bắc Bộ và Nam Trung Bộ
Độ cao của địa hình là yếu tố chi phối khá mạnh đến sự hình thành và phát triển của các HST trên núi, tuy vậy trong số các bậc địa hình thì bậc địa hình thấp dưới 500
m chiếm đến 50 diện tích, sau đó đến bậc địa hình 600 - 900 m, còn địa hình núi cao trên 1000m chỉ chiếm 10% diện tích Các HST núi cao tuy chỉ phân bổ trên khoảng 10% diện tích vùng núi Việt Na nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc hình thành
và phát triển các điểm DLST, du lịch tham quan và nghỉ dưỡng trên núi cao (thường ở
độ cao khoảng 1500m) như các vùng núi Sa pa,Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã, Bà Nà, Đà Lạt, và hầu hết các HST núi cao này nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên, các VQG, vì vậy ý nghĩa sinh thái của các HST núi cao là rất lớn
1.2.4 Nhóm hệ sinh thái đất ngập nước
Thuật ngữ "Đất ngập nước" được dịch từ "Wetland" trong tiếng Anh Đất ngập nước là "các vùng đầm lầy, sình lầy, vùng than bùn hoặc vùng ngập nước, bất kỳ tự
Trang 28nhiên hay nhân tạo, nước ngập thường xuyên hay tạm thời, nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, lợ hay mặn, bao gồm cả các vùng ven biển có độ sâu thường không quá 6m khi thuỷ triều xuống thấp" (Công ước bảo vệ đất ngập nước Ramsar, 1971)
Các HST đất ngập nước có những đặc thù sinh thái riêng mà nhiều nhà sinh thái vẫn mô tả chung là các HST thuỷ vực Quỹ đất ngập nước (các HST thuỷ vực) ở Việt Nam rất lớn và phong phú, bao gồm dải đất ven biển, vùng nước quanh các đảo có độ sâu không quá 6m khi thuỷ triều xuống thấp, những cửa sông rộng lớn với những vùng đầm lầy, các bãi triều, rừng ngập mặn, các đầm phá ven biển, những cánh đồng muối, những vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn ngập nước theo mùa được khai thác chủ yếu
để trồng lúa, những rừng tràm bát ngát, những ao, dầm nuôi trồng thuỷ sản, những hồ nước ngọt tự nhiên và hồ nhân tạo, cùng hàng trăm vực nước sông suối Đây là tiềm năng và là những đối tượng quan trọng của DLST Việt Nam
Vùng đất ngập nước ở Việt Nam là nơi có mật độ dân cư trú cao nhất, do vậy đất ngập nước không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn là nơi tập trung tiềm năng sinh thái nhân vãn cao nhất, lâu đời nhất và tiêu biểu nhất cho nền văn minh đất Việt
Vùng đất ngập nước ở Việt Nam có những đặc trưng riêng theo lãnh thổ
Vùng đất ngập nước có các HST khác nhau, từ các HST ngập mặn đến các HST ngập nước nội địa vùng châu thổ sông Cửu Long, các HST đầm phá Mỗi HST có đặc trưng sinh thái khác nhau, tạo nên những tiềm năng đặc thù cho phát triển DLST Ngay trong cùng một loại HST ngập mặn nhưng ở các khu vực khác nhau cũng có những đặc điểm riêng về sinh thái cảnh và da dạng sinh học, tạo nên những sắc thái riêng cho từng điểm du lịch
1.2.5 Các hệ sinh thái ngập mặn ven biển
Trong các HST đất ngập nước ở Việt Nam nổi bật là các HST ngập mặn ven biển Các HST này được xếp vào nhóm hệ “địa sinh thái vùng cửa sông - ven biển”, phát triển trên địa hình phù sa bồi tụ bằng phẳng, ngập nước định kỳ hoặc thường xuyên ; ở đây, thực vật và động vật thuỷ sinh hoặc ưa nước đã trở thành quan trọng đến ưu thế tuyệt đối
Theo đánh giá của các nhà khoa học, HST rừng ngập mặn nội chí tuyến gió mùa cửa sông - ven biển ở Việt Nam chiếm một diện tích rất rộng, tới 450.000 ha, đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau rừng ngập mặn cửa sông Amazôn ở Nam Mỹ và trên cả rừng ngập mặn cửa sông Hằng ử Ấn Độ
Nằm trong vùng á xích đạo, Nam Bộ là lãnh thổ có các HST ngập mặn điển hình nhất với diện tích trên 300.000 ha (riêng Cà Mau chiếm gần một nửa) Ở miền Bắc do
có mùa đông lạnh, đồng thời các vùng cửa sông cũng hẹp hơn ở Nam Bộ, nên HST ngập mặn ít điển hình hơn với diện tích rừng ngập mặn chỉ khoảng 80.000 ha Dọc
Trang 29miền Trung, do đặc điểm về địa hình, các bãi lầy cửa sông - ven biển kém phát triển Trên suốt chiều dài hơn 1.000 km bờ biển, chủ yếu là các cồn cát Các HST ngập mặn chỉ là những khu vực nhỏ phân bố không tập trung, với tổng diện tích khoảng 50.000
ha
HST rừng ngập mặn có sinh khối và năng suất sinh học ngang với của rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh, đặc biệt là sình khối động vật nước lợ, mà động lực chính là tương tác sông- biển Có thể chia ra ba phân hệ có quan hệ với nhau, đổng thời mỗi phân hệ cũng có những đậc điểm ricng, tài nguyên riêng và phương hướng khai thác kinh tế riêng, đó là vùng dưới triều, vùng triều và vùng trên triều Đặc trưng cơ bản của hệ địa - sinh thái cửa sông - ven biển là nước lợ mà độ muối dao dộng rất lớn theo không gian và theo mùa
Cho đến nay đã thống kê được 51 loài thực vật bậc cao thuộc 27 họ có mặt trong các rừng ngập mặn ở Việt Nam
Nếu HST rừng ngập mặn ở Việt Nam có thành phần loài khá phong phú so với các nước khác ở khu vực Đông Nam Á, thì sự da dạng này tập trung chủ yếu ở các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long Điều này được giải thích bởi sinh thái cảnh
ở đây rất thuận lợi, với nền nhiệt cao, ổn định quanh năm, cùng với sự trao đổi nước hai mùa : mùa lũ - nước từ lục địa đổ ra, mùa khô - nước biển tràn vào Không chỉ vậy, triều cường và triều rút cũng tác động đến lưu thông nước tạo nên nguồn thức ăn phong phú cho động vật và là điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển Sinh cảnh này là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động vật như Khỉ, Lợn rừng, Kỳ đà, Chồn, Trăn Đặc biệt, đây là nơi cư trú của nhiều loài chim nước, nơi tập trung một
số lớn loài chim di cư, trong đó có một số loài đang hoặc sắp bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu Rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích khoảng 35.000 ha, được công nhận
là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam và khu vực
Các điểm tiêu biểu cho HST đất ngập nước ven biển đồng bằng sông Cửu Long
và có giá trị thu hút khách DLST là khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi (Cà Mau) và rừng ngập mặn Duyên Hải (Trà Vinh)
1.2.6 Các hệ sinh thái đầm lầy nội địa
Các HST đầm lầy nội địa điển hình phát triển chủ yếu ở vùng đồng Hà Tiên (Kiên Giang), Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp) và u Minh (Cà Mau - Kiên Giang), nơi
có chế độ ngập nước thường xuyên hoặc ngập nước theo mùa do ảnh của lũ từ các hệ thống sông Nguồn nước lũ hằng năm cung cấp các chất dinh dưỡng và thay nước định
kỳ cho các vùng đầm lầy nội địa Đây là hệ địa - sinh thái được hình thành tại vùng trũng úng nước, trước kia đã có thời kỳ là rừng ngập mặn, trong đất còn có nhiều chất phèn tiềm tàng cùa đất mặn Sú, Vẹt, Đước, nay đã thoát khỏi ảnh hưởng của thuỷ triều Thảm thực vật ưu thế của HST này là rừng Tràm và các trảng cỏ ngập nước theo
Trang 30mùa bao gồm:
+ Trảng cỏ trên những vùng đất ngập nước ngọt sâu và kéo dài
+ Trảng cỏ trên đất phèn ưu thế (những vùng này thường bị ngập nước ngọt trong thời gian vừa phải)
+ Trảng cỏ trên đất cát hoặc đất phù sa cổ (đây là những vùng chỉ ngập nước nông trong thời gian ngắn)
+ Trảng cỏ bị ảnh hưởng bởi nước lợ (đây là những vùng có xu hướng nước lợ và
có thể bị ngập nước theo ngày do thuỷ triều)
Các trảng cỏ ngập nước theo mùa phát triển điển hình ở vùng Hà Tiên với những trảng cỏ rộng lớn cuối cùng, bao gồm những quần xã thực vật đặc trưng còn lại ở đồng bằng sông Cửu Long Nơi đây có sự chuyển tiếp từ các quần xã nước lợ đến đất phù sa bồi tụ Đây cũng là nơi sinh sống không thể thay thế của hàng loạt các loài bị đe doạ trên toàn cầu, trong đó có hơn 10% số lượng quần thể toàn cầu của loài Sếu cổ trụi phương Đông Với đặc điểm này, vùng đồng Hà Tiên được xác định là một trong bốn vùng đặc biệt quan trọng cho công tác bảo tồn tại đồng bàng sông Cửu Long
Rừng Tràm mọc trên đất ngập phèn là một loại rừng sinh thái đặc biệt Cây Tràm
có có thể phát triển cả trên đất ngập phèn, ngập nước ngọt và trên đất cao Hệ địa - sinh thái rừng Tràm rộng nhất là ở u Minh với diện tích tới 120.000 ha, tiếp sau đó là ở Đồng Tháp Mười, ở phía Bắc đèo Hải Vân, rừng Tràm cũng có thể phát triển trên các dải đất lầy bùn nằm phía sau các dải rừng ngập mặn, nhưng cây thấp bé, kém phát triển hơn
Rừng tràm u Minh phân bố gần biển và các rừng ngập mặn, nên thành phần các loài chim cư trú ở đây không khác mấy so với các sân chim rừng đước, trong đó có một số loài di cư Đáng chú ý là các loài Gà nước, Vịt trời, Chim rẽ, Choắt, Hạc cổ trắng
Đồng Tháp Mười là nơi có nhiều loài chim nước định cư hoặc di cư, tập trung vào mùa khô khi nước rút Đông nhất là các loài Vịt trời (Vịt mốc, Vịt đầu vàng), có khi đến 20.000 - 30.000 con
Một trong những đặc điểm quan trọng của các sinh cảnh HST đầm lầy nội địa (đứng ở góc độ tài nguyên DLST) là việc ghi nhận được một số loài chim đang hoặc sắp bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu, thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học và khách du lịch
Các HST đầm lầy nội địa kết hợp với các vùng sình lầy của sông tạo nên các vùng đất ngập nước lớn ở hai châu thổ, nơi có số lượng lớn chim cư trú và chim di cư hằng nãm
Ngoài hai HST trên, trong nhóm HST đất ngập nước nội địa còn có HST đặc trưng là Láng sen (hay còn gọi là Đìa sen, Đầm sen) hiện còn tồn tại ở một số khu vực
Trang 31thuộc Đồng Tháp Mười, tiêu biểu là ở Tãn Hưng (Long An)
Các đầm phá tiêu biểu của Việt Nam tập trung ở dải ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận, trên chiều dài hơn 600 km, bao gồm : đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Lãng Cô, đầm Trường Giang, đầm An Khê, đầm Nước Mặn, đầm Trà 0, đầm Nước Ngọt, đầm Thị Nại, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, đầm Thuỷ Triểu và đầm Nại Như vậy, cứ trung bình trên chiều dài khoảng 50km đường bờ
ở khu vực này lại có một đầm phá Các đầm phá ven bờ miển Trung nằm ở vùng bờ vi triều với biên độ triều không quá 2m, chịu ảnh hưởng thường xuyên của sóng (thường
là cấp III) và theo mùa của sông, với 3 kiểu hình thái thông ra biển :
1.2.8 Hệ sinh thái hồ
Việt Nam là quốc gia có số lượng hồ khá lớn - khoảng 4.000 hồ tự nhiên và nhân tạo, với diện tích từ vài chục ha đến hàng nghìn ha Các hồ nước lớn ở Việt Nam thường là các hồ tổng hợp đa mục tiêu, trong đó ngoài các mục tiêu chính như trữ nước để tưới tiêu, làm thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản, điều hoà dòng chảy còn là nơi khai thác kinh tế du lịch với nhiều loại hình như tắm hồ, thể thao trên mặt nước hồ, tham quan, vãn cảnh Các hồ lớn có nhiều đảo như hồ Thác Bà, hồ Hoà Bình, hồ Trị
An, hồ Yaly, hồ núi Cốc được khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch hồ - đảo, rất hấp dẫn khách du lịch
Nước ta có nhiều hồ nổi tiếng và là nơi thu hút nhiều du khách như hồ Ba Bể nằm trong khu vực VQG Ba Bể, hồ Tây trong quần thể du lịch Hà Nội, hồ Tuyền Lâm,
hồ Than Thở, hồ Đan Kia - Suối Vàng trong quần thể du lịch Đà Lạt Các HST hồ khá đa dạng, ở mỗi hồ có đặc điểm sinh thái riêng phù hợp với điều kiện hình thành và sinh thái cảnh của hồ
1.2.9 Hệ sinh thái san hô
HST san hô ở Việt Nam khá giàu về thành phần loài, tương đương với các khu vực giàu san hô khác ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó ở vùng biển ven bờ phía Bắc bước đầu đã định tên được 95 loài thuộc 35 giống, 13 họ và ở vùng biển ven
Trang 32bờ phía Nam định tên được 255 loài thuộc 69 giống
Tính chất đặc thù của tự nhiên được thể hiện trong tính đa dạng của các loài san
hô ở Việt Nam Trong mỗi HST san hô đều có sự phong phú về thành phần loài, thường là trên 100 loài, với sự có mặt của hầu hết các loài san hô có ở những vùng biển khác Trên thế giới, những vùng biển có số lượng khoảng 75 loài đã được xem là vùng giàu san hô Sự phong phú về thành phần loài san hô của biển Việt Nam cho phép tổ chức các hoạt động DLST dưới nước ở nhiều vùng biển khác nhau, từ vịnh Hạ Long đến vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
Các rạn san hô là nơi quần tụ của nhiều loài sinh vật khác nhau, thường gặp là các loài thân mềm, nhiều loài đặc sản như Tu hài, Sò lông, Trai ngọc, Bào ngư, nhiều loài trai ốc đẹp như ốc nón, ốc bảo bối Nhóm động vật giáp xác cũng phong phú, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế như Tôm hùm, Ghẹ, Cua Các loài da gai có Hải sâm, Cầu gai, Huệ biển, Sao biển Nhiều loài cá ở rạn san hô có màu sắc sặc sỡ, tạo
sự huyền ảo và hấp dẫn Xen vào đó là các loài rắn, rùa biển Thực vật sống trên rạn với số lượng phong phú có Tảo vôi, Tảo lục, Tảo nâu, trong đó Rong mỡ là loài có giá trị kinh tế
Sự đa dạng về thành phần loài, về cấu trúc các rạn san hô của Việt Nam có ý nghĩa lớn về DLST Tuy nhiên những giá trị của HST này đang bị suy giảm bởi tác động của con người Cho đến nay mới chỉ có một số vùng biển trong phạm vi của Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, VQG Cát Bà, Côn Đảo là được bảo vệ Trên vùng biển phía Nam, nơi các rạn san hô đặc biệt phong phú, đa dạng vẫn đang chịu những tác động mạnh do bị khai thác cho những mục đích khác nhau Thực trạng này đòi hỏi cần nhanh chóng thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên hay VQG biển, nhằm bảo tồn da dạng sinh học biển nói chung, giá trị của HST san hô nói riêng
1.2.10 Nhóm các hệ sinh thái biển - đảo
Dọc theo chiều dài hơn 3.200 km vùng biển ven bờ của Việt Nam đã thống kê được 2.779 đảo lớn nhỏ, trong đó 1.295 (46,6%) đảo không có tên ; hơn 50 đảo có dân sinh sống thường xuyên, thống kê được tài nguyên sinh vật khoảng trên 10 đảo, như vậy còn 95,5% số đảo là đảo hoang
Toàn bộ diện tích các đảo ven bờ Việt Nam là 1.636,7 km2, trong tổng số 2.779 đảo chỉ có 3 đảo có diện tích từ l00km2 trở lên là Cái Bầu, Cát Bà và Phú Quốc, 23 đảo
có diện tích từ 10 đến 99,9 km2, diện tích của 1.295 đảo không tên (đảo nhỏ và cực nhỏ) chỉ có 23 km2
Hệ thống đảo ở vùng biển ven bờ Việt Nam phân bố không đều Khu vực tập trung nhiều đảo nhất là vịnh Bắc Bộ với 83% số đảo ; các đảo ở ven bờ Nam Bộ (cực Nam Trung Bộ, Đông và Tây Nam Bộ) chỉ chiếm 7% tổng số đảo Tuy nhiên tổng
Trang 33diện tích các đảo ở hai khu vực này lại gần tương đương nhau : 787,4 km2 (48%) cho các đảo ở ven bờ Bắc Bộ và 679,3 km2 (41%) cho các đảo ở ven bờ Nam Bộ
Căn cứ và đặc điểm phân bố các đảo, tồn tại ba HST đặc trưng:
+ Hệ sinh thái quần đảo với nhiều vũng, vịnh nhỏ và tùng, áng xen kẽ tạo nên cảnh quan và môi trường sinh thái rất đặc biệt và đa dạng Đặc trưng nhất là hệ thống quần đảo phía tây bắc vịnh Bắc Bộ
+ Hệ sinh thái là một hoặc hai đảo độc lập, hoặc cách nhau tương đối xa Tính chất sinh thái và khu hệ sinh vật trên đảo và vùng nước xung quanh các đảo của HST này tương đối thuần nhất, tính đa dạng sinh học không cao Đại diện cho HST dạng này là các đảo Bạch Long Vĩ, Hòn Mát, Cồn cỏ, Cù Lao Ré, Hòn Khoai, Hòn Tre + Hệ sinh thái vùng quần đảo nhỏ, bao gồm một đảo lớn và một số đảo nhỏ xung quanh Điển hình cho dạng này là Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc Đặc trưng của các HST này là vừa mang tính chất của HST đảo độc lập (khu
hệ sinh vật tập trung chủ yếu trên và quanh đảo lớn), vừa mang tính chất của HST quần đảo (có các vũng, vịnh và vùng cư trú nhỏ riêng rẽ giữa đảo lớn và các đảo nhỏ)
Do đó tính đa dạng sinh học của HST này nghèo hơn HST quần đảo phía Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, nhưng phong phú hơn HST các đảo độc lập
Các đảo và vùng nước quanh đảo là nơi bảo tồn, phát triển nguồn gen tự nhiên rất phong phú và lưu giữ những nguồn gen quý hiếm của khu hệ sinh vật Việt Nam Bước đầu đã phát hiện được 8 loài quý hiếm và ỉ loài đặc hữu trên cụm đảo Cát Bà ; 3 loài quý hiếm trên Cù Lao Chàm ; 4 loài quý hiếm và 1 loài đặc hữu trên cụm đào Côn Đảo
- Ba Cạnh ; bổ sung vào danh mục cá biển Việt Nam 113 loài cá san hô mới được phát hiện ở vùng nước quanh các đảo ven bờ
Vùng biển quanh hệ thống đảo ven bờ Việt Nam là nơi dừng chân thuân lợi cho các loài động vật di cư từ Bắc xuống Nam và ngược lại Đặc tính này làm cho khu hệ động vật trên đảo và dưới nước thêm phong phú, đa dạng Trong số 43 loài chim biển
đã phát hiện ở nước ta có 10 loài là chim di cư trú đông từ phương Bắc tới
HST đảo và vùng biển quanh các đảo ven bờ Việt Nam có đa dạng sinh học cao Đến nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về nguồn gen trong HST biển - đảo quanh 2.779 hòn đảo, tuy nhiên kết quả nghiên cứu ở một số cụm đảo cho thấy: trên các đảo hiện có khoảng 997 loài thực vật thuộc 578 chi, 156 họ, 5 ngành, khoảng 63 loài thú thuộc 24 họ, 8 bộ, khoảng 194 loài chim thuộc 50 họ, 20 bộ, khoảng 73 loài bò sát thuộc 18 họ, 3 bộ, khoảng 15 loài lưỡng cư thuộc 4 họ, 1 bộ ; tương ứng với 28,3% số loài thú, 23,7% số loài chim, 29,1% số loài bò sát và 18,8% số loài lưỡng cư đã thống
kê trong toàn quốc
Trong toàn vùng biển Việt Nam hiện đã phát hiện được 537 loài thuộc 4 ngành thực vật phù du, động vật phù du có 657 loài thuộc 7 ngành, động vật đáy có khoảng
Trang 346.000 loài cỡ lớn, cá biển có 2.038 loài thuộc 717 giống, 198 họ, 32 bộ, bò sát có 21 loài, động vật có vú sống dưới nước có 12 loài thuộc 10 giống, 4 họ thuộc 2 bộ cá Voi
và cá Cúi
Các HST biển - đảo hiện đang là nơi tiềm ẩn nguổn tài nguyên quý và đa dạng,
có giá trị trước mắt cũng như lâu dài để phát triển kính tế biển đặc biệt có giá trị cao đối với hoạt động phát triển DLST
1.2.11 Nhóm hệ sinh thái vùng cát ven biển
Vùng cát ven biển Việt Nam phân bố chủ yếu từ Nam Than Hoá đến Vũng Tàu, với diện tích khoảng 60 vạn ha
HST vùng cát ven biển là một trong những HST đặc trưng của Việt Nam, thu hút được sự quan tâm của du khách Thảm thực vật phát triển hạn chế trong các HST cát, chủ yếu là cỏ dại như cỏ Lống chông, cỏ gà, cỏ gấu, cỏ gừng, Muống biển , xen cây bụi như Xương Tổng, Dứa dại, Dứa sợi với độ che phù thấp, vì vậy nhiệt độ bề mặt cát vào trưa hè có thể tới 50 - 60°C Cây thân gỗ chỉ là cây trổng, phổ biến nhất là Phi lao Ở những nơi gió mạnh, Phi lao trên 10 năm tuổi có thể chỉ cao khoảng 30 - 40cm với tán xoè như cây bụi Quần xã động vật ở HST vùng cát chủ yếu là Nhông cát, Thằn lần, Rắn cát, Cò bợ, Cò lửa, sẻ đầu nâu, Chèo bẻo
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có tới 265.175 ha đất cát biển, chiếm trên 40% diện tích đất cát biển của cả nước và 17,7% diện tích đất địa hình đồng bằng của toàn vùng Tính đến năm 1997, diên tích được khai thác để trồng rừng ở khu vực này là khoảng 33.000 ha Diên tích chưa được sử dụng tập trung ở Quảng Nam, Đà Nẩng, Quảng Ngãi với khoảng 19.800 ha, ở Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên với khoảng 21.650 ha và ở Ninh Thuận, Bình Thuận với khoảng 84.920 ha
Các nhóm HST cát hình thành trên một số loại đất cát khác nhau : đất cồn cát trắng vàng, đất cát biển, đất cát đỏ
Trong 3 nhóm trên, nhóm các HST cồn cát trắng vàng phân bố ở hầu hết các tỉnh, nhưng tập trung nhiều ở vùng ven biển Nam Trung Bộ với khoảng 74.000 ha, chiếm 1,65% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung trong các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà và Bình Thuận Vào mùa mưa, nhiều cồn cát bị nước mưa xói mạnh tạo thành rãnh và suối cát Vào mùa khô, các hạt cát ờ các sườn thoải hướng đông bay theo gió biển đưa xuống sườn dốc đứng ở hướng tây và tạo nên hiện tượng các cồn cát
di động, tiến dần vào đất liền, thu hẹp diện tích đất canh tác, đất dân cư, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương Tuy nhiên đứng ở góc độ du lịch, hiện tượng này tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt, chỉ có ở HST vùng cát ven biển
Nhóm đất cát biển có diện tích khoảng 114.000 ha, chiếm 2,5% diện tích tự nhiên của vùng duyên hải Nam Trung Bộ ; tập trung ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, trên nền các dạng địa hình thấp hơn và kề liền với nơi
Trang 35phân bố các cồn cát trắng vàng Do phân bố ở nơi có mực nước ngầm nông nên mặc
dù độ mùn của đất cát biển không cao, dao động ở khoảng 1%, song vẫn thuận lợi cho phát triển sinh thái nông nghiệp, đặc biệt thích hợp với trồng các loại rau và cây công nghiệp ngắn ngày như khoai lang, đậu đỗ, thuốc lá, hoặc với các cây lâu năm như dừa, đào lộn hột, xoài,
Nhóm đất cát đỏ có tuổi tuyệt đối được xác định từ 19.000 đến 27.000 năm, là đối tượng du lịch đặc biệt hấp dẫn Nhóm đất này hiện phân bố chủ yếu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là 2 tỉnh Ninh thuận và Bình Thuận, với diện tích khoảng 77.000 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng Đến đây, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc độc đáo do thiên nhiên đẽo gọt trong hàng ngàn năm, tìm hiểu những chứng tích của đợt biển tiến cổ nhất của Việt Nam trước thời kỳ
Đệ Tứ - cách đây trên 1,6 triệu năm, còn được lưu giữ lại bởi bậc thềm biển cổ Maviec Các cồn cát đỏ còn chịu ảnh hưởng của quá trình xói mòn do gió, nên có những cồn cát di động Các cồn cát đỏ di động do gió tạo thành có khả năng vừa sử dụng trực tiếp cho du lịch nghiên cứu sinh thái, vừa là đối tượng của sinh thái canh nông trên đất cát (trồng hoa màu, dưa hấu, đào lộn hột ) tạo nên sức thu hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước
1.2.12 Nhóm hệ sinh thái nông nghiệp
HST nông nghiệp (hay hệ địa - sinh thái nông nghiệp) là HST nhân sinh, có tác động của con người và được con người duy trì để phục vụ cho đời sống của mình Tuy nhiên cây trồng và vật nuôi ở nhóm HST này phát triển theo những quy luật tự nhiên, phù hợp vởi môi trường và trong sự cân bằng sinh thái với các sinh vật hoang dã mà chủ yếu ở đây là cỏ dại và côn trùng
HST nông nghiệp ở Việt Nam rất quan trọng, chiếm tới 25,49% diện tích lãnh thổ (tổng số 8.422.000 ha, trong đó đất lúa là 4.350.000 ha, đất màu và cây công nghiệp ngắn ngày: 1.656.000 ha, đất trồng cây lâu năm: 2.000.000 ha và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 416.000 ha) Diện tích đất canh tác bình quân hiện nay là 1.108
m2/người đã tạo nên sự thúc ép phải mở mang thêm đất canh tác, nhưng diện tích HST rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn khoảng 9,15 triệu ha, chiếm có 27,7% diện tích lãnh thổ, do đó diện tích rừng cũng cần tăng thêm Vì vậy nông - lâm kết hợp có thể cho phép sử dụng hợp lý 46,81% diện tích đất đai còn lại, nhằm mục đích phát triển cả nông nghiệp và lâm nghiệp
Nhóm HST nông nghiệp bao gồm 3 phân hệ: phân hệ đồng ruộng (hay phân hệ trồng trọt), phân hệ vườn làng (hay phân hệ quần cư nông thôn) và phân hệ sông hồ, ao đầm (hay phân hệ thuỷ vực)
+Phân hệ đồng ruộng gồm 3 bậc địa hình chủ yếu là: ruộng cao thường để trồng màu 2 - 3 vụ hoặc 2 màu + 1 lúa, ruộng ưung bình thường cấy 2 vụ lúa + 1 màu, ruộng
Trang 36thấp thường cấy 1 vụ lúa còn 1 vụ nuôi cá hoặc nuôi trồng thuỷ sản khác Là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, đồng ruộng Việt Nam từ lâu đã đi vào thơ ca
và là mối quan tâm, thu hút khách du lịch, đặc biệt khách du lịch từ châu Âu Cảnh quan của những cánh đồng cùng những tập tục, những nét độc đáo trong sinh hoạt văn hoá truyền thống gắn liền với nương rẫy, ruộng đồng chính là nguồn tài nguyên DLST phong phú của Việt Nam
+ Phân hệ vườn làng được hiểu rộng là bao gồm vườn cây công nghiệp, cây ăn trái gắn liền với làng xã, nơi cư trú ngàn đời nay của phần lớn người dân Việt Nam Tuy nhiên, đối tượng của DLST ở đây thường chỉ giới hạn ở các trang trại cây công nghiệp đặc trưng của vùng nhiệt đới như cao su, cà phê, chè, điều, tiêu , các vườn cây
ăn trái đặc sản đặc trưng cho mỗi vùng địa sinh thái như nhãn lồng (Hưng Yên), vải thiều (Thanh Hà - Hải Dương), bưởi (Phúc Trạch - Hà Tĩnh, Năm Roi - Vĩnh Long, Đoan Hùng - Phú Thọ, Tân Triều – Đồng Nai), xoài cát (Tiền Giang), dừa (Bến Tre, Bình Định) đến các làng hoa, cây cảnh như Ngọc Hà, Nhật Tân, Đà Lạt
+Các hồ, ao trong hệ thống khép kín ruộng-vườn-ao-chuồng (RVAC) truyền thống không chỉ là một phần của mô hình kinh tế phổ biến hiện nay ở nông thôn Việt Nam mà còn là đối tượng của DLST làng quê Diện tích hệ thống hồ, ao ở đồng bằng hiện ước khoảng 60.000 ha, hồ đầm ở ven biển đến 300.000 ha, không chỉ là nơi nuôi
cá hằng năm cung cấp cho xa hội tới 200.000 tấn cá mà còn là nơi tổ chức du lịch hấp dẫn
HST canh nông (nông nghiệp) là tài nguyên DLST độc đáo, được khai thác để tạo nên các sản phẩm DLST làng quê, trang trại hấp dẫn và phổ biến hiện nay trên thế giới Ở Việt Nam, đặc biệt ở các vùng làng quê đồng bằng sông Cửu Long, DLST đã bắt đầu xuất hiện và phát triển, mặc dù còn chưa hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, song đã thu hút được sự quan tâm lớn của khách du lịch
2 Đa dạng sinh học
2.1 Tổng quan về đa dạng sinh học ở Việt Nam
Theo số liệu điều tra thì hiện ở Việt Nam đã phát hiện được 14.624 loài thực vật (9.949 loài sống ở đai rừng nội chí tuyến chân núi và 4.675 loài sống tại các đai rừng á nhiệt đới và ôn đới trên núi) thuộc gần 300 họ, trong đó có khoảng 1.200 loài đặc hữu
và 15.575 loài động vật, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2.000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng nghìn loài nhuyễn thể, thuỷ sinh vật khác Trong số các loài động vật đã được phát hiện có tới
172 loài đặc hữu với 14 loài thú Khoảng 58% số loài thực vật và 73% số loài động vật quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên
Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao, tuy không có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% số chi là đặc hữu, nhưng số loài đặc hữu chiếm khoảng 33% số loài
Trang 37thực vật ở miền Bắc Việt Nam và hơn 40% tổng số loài thực vật của toàn quốc Phần lớn số loài đặc hữu này tập trung ở bốn khu vực chính : khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực rừng nhiệt đới ẩm ở Bắc Trung Bộ, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung và khu vực cao nguyên Lang Biang ở phía Nam Tuy nhiên, nhiều loài đặc hữu địa phương chỉ gặp ở những khu vực rất hẹp với số cá thể rất hạn chế Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu trúc nên các kiểu rừng nhiệt đới không có loài chiếm ưu thế rõ rệt, số lượng cá thể của từng loài thường bị hạn chế, vì thế một khi bị khai thác không hợp lý thường dẫn đến tình trạng nhanh chóng bị kiệt quệ
Cũng như giới thực vật, giới động vật Việt Nam có nhiều loài đặc hữu bao gồm hơn 100 loài và phân loài chim, khoảng 80 loài và phân loài thú ; trong đó có rất nhiều loài đặc trưng nhiệt đới có giá trị bảo tồn
Việt Nam còn được biết đến như một trong những cái nôi của cây nông nghiệp Trong số 8 trung tâm cây trồng trên thế giới thì có 3 trung tâm ở khu vực Đông Nam Á bao gồm Nam Trung Hoa - Hymalaya, Ân Độ - Miến Điện và Đông Dương - Inđônêxia với 270 loài cây nông nghiệp, trong đó trung tâm lớn nhất là Nam Trung Hoa - Hymalaya có 136 loài Lãnh thổ Việt Nam nằm ở nơi giao nhau của 2 trung tâm, với khoảng hơn 200 loài cây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng của trung tâm Nam Trung Hoa - Hymalaya, 70% cây trồng của trung tâm Ân Độ - Miến Điện Đây là tiềm năng to lớn để tổ chức DLST canh nông ở Việt Nam
Các sinh vật tồn tại, liên kết với nhau trong mối quan hệ tương hỗ bền chặt với môi trường sinh thái xung quanh, hình thành nên các đơn vị sinh học Mỗi đơn vị sinh học bao gồm các cá thể sinh vật tồn tại với những chức năng riêng trong một khu vực nhất định và tác động liên kết với môi trường xung quanh (sinh thái cảnh)
2.2 Sự phân hoá các đơn vị địa lý sinh học trên lãnh thổ Việt Nam
Đất nước Việt Nam với 3/4 diện tích trên đất liền là đồi núi, hệ thống núi với các hướng sơn văn khác nhau đã có tác động phân chia lại chế độ nhiệt ẩm, tạo nên sự phân hoá về tự nhiên trên toàn lãnh thổ Sự phân hoá phức tạp về tự nhiên đã tạo nên các HST làm nền tảng cho sự phát triển các quần hệ động vật, thực vật, trong đó nhiều vùng có nhiều loài đặc hữu cao được thế giới công nhận
Căn cứ kết quả nghiên cứu của các nhà sinh vật Việt Nam dựa trên sự phân bố địa lý, cấu trúc quần thể động, thực vật, sự khác nhau về tổ hợp loài và giới hạn phân
bố các loài mang tính chỉ thị, lãnh thổ Việt Nam được chia thành các đơn vị địa lý sinh học chính như sau :
+ Đơn vị địa lý sinh học Đông Bắc
+ Đơn vị địa lý sinh học Tây Bắc - Hoàng Liên Sơn
+ Đơn vị địa lý sinh học đồng bằng sông Hồng
+ Đơn vị địa lý sinh học Bắc Trung Bộ
Trang 38+ Đơn vị địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
+ Đơn vị địa lý sinh học Đông Nam Bộ
+ Đơn vị địa lý sinh học đồng bằng sông Cửu Long
Các HST ở Việt Nam được hình thành trong quá trình phát triển đấu tranh sinh tồn tự nhiên lâu dài, là kết quả của sự phân hoá đa dạng và phức tạp của tự nhiên cả về không gian và thời gian
Việt Nam là quốc gia có cấu trúc lãnh thổ khá đặc thù: hẹp về bề ngang và kéo dài theo phương Bắc - Nam, nơi địa hình được xem là nhân tố chủ đạo trong phân hoá
tự nhiên Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên, phần đồng bằng chủ yếu là đồng bằng châu thổ sông Hồng ở phía Bắc và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ở phía Nam, cùng với các dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp ở miền Trung và một bộ phận nhỏ ở Đông Bắc
Bên cạnh tác động của địa hình thì tác động của các yếu tố khí hậu đến sự hình thành và phát triển các HST cũng không kém phần mạnh mẽ Vị trí của lãnh thổ Việt Nam nằm trên miền chuyển tiếp của ba khu vực gió mùa châu Á đã dẫn đến sự có mặt
và tranh chấp của nhiều hệ thống gió mùa, trong đó có các hệ thống gió mùa nội chí tuyến, hệ thống gió mùa ngoài chí tuyến và hệ thống gió mùa khu vực Hệ quả là không nơi nào cùng vĩ độ lại có được một mùa đông lạnh giá như ở miền Bắc nước ta, thậm chí có thể chiêm ngưỡng tuyết rơi trên các vùng núi cao ở phía Bắc lãnh thổ Tác động tổng hoà của vị trí địa lý, hoàn lưu và địa hình đã tạo nên bức khảm đa dạng của sinh thái cảnh từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao ; ngoài
ra, các đặc trưng sinh thái còn biến đổi theo nhịp điệu mùa trong năm Trong điều kiện tổn tại như vậy và lại trải qua quá trình tiến hoá hàng triệu năm đã hình thành các hệ địa - sinh thái chính ở Việt Nam với sự phát triển đa dạng các HST Việc phân chia các
hệ địa - sinh thái của các nhà nghiên cứu là tương đối thống nhất, mặc dù có các tên khác nhau, nhất là phần về điều kiên môi trường, theo đó lãnh thổ Việt Nam bao gồm
12 hệ địa - sinh thái chính:
+ Hệ địa - sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh
+ Hệ địa - sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa hơi ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá
+ Hệ địa - sinh thái rừng thưa nội chí tuyến giớ mùa hơi khô, rụng lá hay lá kim + Hệ địa - sinh thái xa van nội chí tuyến gió mùa khô
+ Hệ địa - sinh thái rừng rậm á chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh núi thấp + Hệ địa - sinh thái rừng thưa á chí tuyến gió mùa hơi ẩm lá kim núi thấp + Hệ địa - sinh thái rừng rậm á chí tuyến gió mùa ẩm hỗn giao núi trung bình + Hệ địa - sinh thái rừng ôn đới gió mùa cây lùn đỉnh núi cao
+ Hệ địa - sinh thái rừng ngập mặn nội chí tuyến gió mùa
Trang 39+ Hệ địa - sinh thái rừng tràm nội chí tuyến gió mùa
+ Hệ địa - sinh thái cồn cát ven biển nội chí tuyến gió mùa
+ Hệ địa - sinh thái nông nghiệp nội chí tuyến gió mùa
3 Hệ thống rừng đặc dụng
3.1.Tổng quan về hệ thống rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng hay còn được gọi là Khu bảo tồn, Khu bảo vệ, Khu bảo tồn thiên nhiên, là loại rừng được sử dụng để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn HST rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch
sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch (Quy chế quản lý Rừng đặc dụng được Chính phủ ban hành ngày 11/1/2001)
Rừng đặc dụng được phân thành 3 loại:
- Vườn quốc gia
- Khu bảo tồn thiên nhiên, gồm:
+ Khu dự trữ thiên nhiên
+ Khu bảo tồn loài (sinh cảnh)
+ Khu rừng Vãn hoá - Lịch sử - Môi trường (hoặc khu rừng Bảo vệ cảnh quan) Vườn quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều HST, phải bảo đảm các yêu cầu:
+ Phải bao gồm mẫu chuẩn của các HST cơ bản (còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động), các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động, thực vật, các khu địa mạo có giá trị về mật khoa học, giáo dục và du lịch ;
+ Phải đủ rộng để chứa đựng được một hay nhiều HST không bị thay đổi bởi những tác động tiêu cực của con người, tỷ lệ diện tích của HST tự nhiên phải đạt từ 70% trở lên;
+ Có điều kiện về giao thông để tiếp cận tương đối thuận lợi
Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm đảm bảo diễn thế tự nhiên, được chia thành hai loại:
- Khu dự trữ thiên nhiên: là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học cao, được quản lý bảo vệ nhằm bảo đảm diễn thế tự nhiên, phục
vụ cho bảo tồn, nghiên cứu khoa học và là vùng đất thoả mãn các điều kiện:
+ Có HST tự nhiên tiêu biểu, còn giữ được các đặc trưng cơ bản của tự nhiên, ít chịu tác động có hại của con người, có hệ động, thực vật phong phú;
+ Có các đặc tính địa sinh học, địa chất học, sinh thái học quan trọng hay các đặc tính khác có giá trị khoa học, giáo dục, cảnh quan và du lịch
+ Có các loài động, thực vật đặc hữu đang sinh sống hoặc các loài đang có nguy
cơ bị tiêu diệt
+ Phải đủ rộng nhằm đảm bảo sự nguyên vẹn của HST, tỷ lệ diện tích của HST
Trang 40tự nhiên cần bảo tồn đạt từ 70% trở lên
+ Đảm bảo tránh được sự tác động trực tiếp có hại của con người
- Khu bảo tồn loài (sinh cảnh) là vùng đất tự nhiên được quản lý, bảo vệ nhằm đảm bảo sinh cảnh (vùng sống) cho một hoặc nhiều loài động, thực vật đặc hữu hoặc loài quý hiếm và phải thoả mãn các điều kiện:
+ Có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, duy trì cuộc sống và sự phát triển của các loài, là vùng sinh sản, nơi kiếm ăn, vùng hoạt động hoặc nơi nghỉ, ẩn náu của động vật
+ Có các loài thực vật quý hiếm, hay là nơi cư trú hoặc di trú của các loài động vật hoang dã quý hiếm
+ Có khả năng bảo tồn những sinh cảnh và các loài dựa vào sự bảo vệ của con người, khi cần thiết thì thông qua sự tác động của con người vào sinh cảnh
+ Có diện tích tuỳ thuộc vào nhu cầu về sinh cảnh của các loài cần bảo vê
Khu rừng Văn hoá - Lịch sử - Môi trường (hoặc khu rừng bảo vệ cảnh quan) là khu vực bao gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu và có giá trị văn hoá - lịch sử, nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hoá, du lịch hoặc để nghiên cứu thí nghiệm, bao gồm:
+ Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo;
+ Khu vực có các di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng hoặc có các cảnh quan như thác nước, hang động, nham thạch, cảnh quan biển, các di chỉ khảo cổ hoặc khu vực riêng mang tính lịch sử truyền thống của dân địa phương;
+ Khu vực dành cho nghiên cứu thí nghiêm
3.2 Hệ thống các vườn quốc gia (VQG)
Năm 1961, VQG đầu tiên được thành lập tại Cúc Phương (Ninh Bình) Cho đến nay hệ thống VQG ở Việt Nam đã phát triển lên 16 vườn Đây là các điểm tiềm năng