1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng mô hình kế toán quản trị chí phí trong tổng công ty bưu chính việt nam

110 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Mô Hình Kế Toán Quản Trị Chi Phí Trong Tổng Công Ty Bưu Chính Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 136,83 KB

Nội dung

Hiện nay, trong Tổng Công ty Bưu chính Việt Nammới chỉ có Hệ thống Kế tốn tài chính là tương đối hồn chỉnh còn Hệ thống Kếtoán quản trị còn chưa ban hành thực hiện do vậy đề tài đi vào p

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều luôn quan tâm đến việcquản trị chi phí bởi chi phí là một trong những yếu tố quyết định tạo ra lợi nhuậncủa đơn vị Khi quản trị được chi phí, doanh nghiệp sẽ xác định được giá thành sảnphẩm sát với thực tế để từ đó có thể đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lýngược lại thông tin không chính xác về chi phí sản phẩm sẽ dẫn đến chiến lượt cạnhtranh không hiệu quả Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí nhằm cung cấp cácthông tin cần thiết, chủ yếu và cụ thể về chi phí cho các nhà quản trị doanh nghiệp.Những thông tin này giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp phân tích, đánh giá và

dự báo tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và xu hướng phát triển củadoanh nghiệp Trên cơ sở đó các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ đề ra những quyếtđịnh đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Bưu chính là một ngành dịch vụ thực hiện cầu nối trao đổi thông tin giữa conngười và con người từ các vùng, miền, quốc gia này đến các vùng, miền, quốc giakhác Nó còn là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong tiến trình toàn cầuhoá thương mại Trước đây khi còn là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông ViệtNam chưa chuyển sang mô hình Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cơ chếhạch toán là bù chéo giữa Viễn thông và Bưu chính, trong đó lao động thuộc lĩnhvực Viễn thông chiếm khoản 55% số lao động nhưng lại tạo ra khoản 95% doanhthu, ngược lại lĩnh vực Bưu chính chiếm khoản 45% số lao động nhưng chỉ tạo ra5% doanh thu trong tổng số doanh thu Bưu chính Viễn thông Mặt khác, lợi nhuậncủa Tổng Công ty là lợi nhuận từ lĩnh vực Viễn thông, các hoạt động kinh doanhdịch vụ Bưu chính không hiệu quả phải lấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Viễnthông bù lỗ Cơ chế này vô hình chung là trở lực của hoạt động kinh doanh Viễnthông đồng thời gây tâm lý thụ động, ỷ lại vào Viễn thông của kinh doanh Bưuchính, từ đó gây lãng phí, thiệt hại lớn về các nguồn lực cho doanh nghiệp cũng nhưcho nhà nước

Trang 2

Khi chuyển sang mô hình Tập đoàn(Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) cùng với việc thành lập Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam được nhà nước

giao vốn thông qua Tập đoàn với số vốn ban đầu tối thiểu là 8.122 tỷ đồng và chínhthức hoạt động từ ngày 01/01/2008 cơ chế hạch toán bù chéo giữa Bưu chính vàViễn thông sẽ được thay bằng cơ chế hạch toán riêng rẽ Tổng Công ty Bưu chínhViệt Nam sẽ tiếp nhận toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Bưuchính và thực hiện hạch toán độc lập trong Tập đoàn Tổng Công ty Bưu chính sẽđược Tập đoàn hỗ trợ các khoản cụ thể do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh theo một cơ chế rõ ràng chứ không như trước đây Viễn thông bù chéo cho Bưuchính mà không biết khoản bù chéo là bao nhiêu, bù vào lĩnh vực hoạt động nào

Chính vì vậy, xây dựng mô hình Kế toán quản trị chi phí dịch vụ Bưu chínhtrong Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thôngViệt Nam hiện nay là hết sức cần thiết Nó là tiền đề, là cơ sở cho việc ra quyếtđịnh, chiến lượt gắn hạn cũng như dài hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà

từ đó Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam từng bước tiến lên là một doanh nghiệpnhà nước làm ăn có hiệu quả Hiện nay, trong Tổng Công ty Bưu chính Việt Nammới chỉ có Hệ thống Kế toán tài chính là tương đối hoàn chỉnh còn Hệ thống Kếtoán quản trị còn chưa ban hành thực hiện do vậy đề tài đi vào phân tích chu trìnhhạch toán xác định chi phí các dịch vụ Bưu chính từ đó xây dựng mô hình Kế toánquản trị chi phí dịch vụ Bưu chính phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp đồng thời

có thể tham khảo để áp dụng xây dựng mô hình Kế toán quản trị chi phí tại cácdoanh nghiệp khác cùng kinh doanh dịch vụ Bưu chính

Đề tài: “Xây dựng mô hình Kế toán quản trị chí phí trong Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam” được lựa chọn.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài sẽ vận dụng những cơ sở lý luận, phương pháp phân tích khoa học đểphân tích quá trình tính toán chi phí tại một số đơn vị đại diện tiêu biểu trong TổngCông ty, từ đó sẽ đề xuất một số phương hướng để giải quyết thực trạng và đề xuất xâydựng mô hình kế toán quản trị chi phí phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp

Trang 3

3 Phạm vi Đối tượng nghiên cứu

Hiện tại, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam cung cấp các dịch vụ Bưuchính, Phát hành báo chí, Tài chính Bưu điện và đại lý cung cấp các dịch vụ Viễnthông Trong đó, hoạt động sản xuất kinh doanh Bưu chính là hoạt động trung tâm,mang lại nguồn thu chính cho doanh nghiệp cũng như chi phí cho lĩnh vực Bưuchính chiếm tỷ trọng rất lớn Do vậy, trong phạm vi Đề tài này tác giả chỉ trình bày

Xây dựng mô hình Kế toán quản trị chi phí kinh doanh dịch vụ Bưu chính.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số doanh nghiệp tiêu biểu thuộc TổngCông ty Bưu chính Việt Nam gồm các đơn vị như: Trung tâm Khai thác Vận

chuyển thuộc Bưu Điện Tỉnh Bình Định(Trung tâm Khai thác Vận chuyển tiền thân

là kết hợp của hai đơn vị Bưu điện Thành phố Quy Nhơn và Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế KV3 thuộc Công ty Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế là một đơn

vị được phân cấp tương đương Bưu điện cấp huyện, vừa thực hiện chức năng SXKD như là một đơn vị Bưu điện cấp huyện đồng thời vừa được Tổng Công ty phân công là một trong 5 đơn vị trong toàn Tổng Công ty thực hiện công tác khai thác liên tỉnh và vận chuyển Bưu chính trên tuyến đường thư cấp I), Bưu Điện Tỉnh

Bình Định và Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam Đối tượng nghiên cứu của đề tàigồm các nội dung về chi phí, phương pháp tập hợp chi phí, giá thành và phươngpháp tính giá thành các dịch vụ Bưu chính

Nguồn số liệu là số liệu thực tế tại phát sinh tại các đơn vị nêu trên

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sởphương pháp luận duy vật biện chứng Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung qua cáctài liệu giáo khoa trong và ngoài nước trên cơ sở khảo sát thực tế, thống kê, phântích các dữ liệu trong cơ chế hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp thuộc TổngCông ty Bưu chính Việt Nam

5 Những đóng góp của đề tài

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp.Nghiên cứu thực trạng hạch toán chi phí kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại

Trang 4

Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, những ưu điểm, thiết sót bất cập còn tồn tạitrong quá trình xác định chi phí và tính giá thành.

Đề xuất Xây dựng mô hình Kế toán quản trị chi phí kinh doanh dịch vụ Bưuchính phục vụ cho việc quản trị nội bộ doanh nghiệp

6 Tên và kết cấu của luận văn

Tên luận văn:

“Xây dựng mô hình Kế toán quản trị chí phí trong Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam”

Đề tài này gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận chung về Kế toán Quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Chương 2 Thực trạng công tác kế toán chi phí Bưu chính tại Tổng Công

ty Bưu chính Việt Nam

Chương 3 Phương hướng và giải pháp xây dựng mô hình Kế toán Quản trị chi phí Bưu chính tại Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm chung về Kế toán Quản trị

Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cungcấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Kế toán nói chung đã ra đời từ rất lâu, nó tồn tại

và phát triển qua các hình thái kinh tế xã hội Nền kinh tế sản xuất hàng hóa càngphát triển thì kế toán càng có vai trò quan trọng, nó vừa là công cụ quan trọngphục vụ cho quản lý, điều hành, kiểm soát đáng tin cậy nhất, vừa là một phân hệthông tin quan trọng cấu thành nên hệ thống thông tin kinh tế tài chính của đơn

vị Chức năng của Kế toán nói chung là cung cấp thông tin về hoạt động kinh tếtài chính của một đơn vị, một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thông tin, nhằm

- Thứ ba, kiểm soát kết quả các hoạt động của đơn vị(đối tượng bên trong)

Có nhiều cách thức khác nhau để phân loại Kế toán tuy nhiên cách phân

loại được sử dụng rộng rãi đó là dựa tên tiêu thức chức năng cung cấp thông tin, bởi vì mục đích kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm,

mà có rất nhiều đối tượng mỗi đối tượng lại quan tâm đến doanh nghiệp vớinhững mục tiêu khác nhau Theo tiêu thức phân loại này Kế toán được chiathành: Kế toán tài chính và Kế toán quản trị Sự chia tách Kế toán thành Kế toántài chính và Kế toán quản trị là để thực hiện các mục đích cụ thể của các đối

Trang 6

tượng sử dụng thông tin, đáp ứng yêu cầu cụ thể và hữu ích hơn hơn, đối với cácđối tượng đó Kế toán tài chính phục vụ mục đích thứ nhất là cung cấp thông tincho các đối tượng bên ngoài(chủ yếu) và các đối tượng bên trong, còn mục đíchthứ hai và thứ ba thì do Kế toán quản trị thực hiện, đáp ứng nhu cầu thông tincho các đối tượng bên trong đơn vị.

Kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý

và cung cấp cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuấtkinh doanh, hay nói cách khác kế toán quản trị giúp Ban lãnh đạo doanh nghiệpcân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tếcao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, tiêu thụcác sản phẩm đó ra sao, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực và phát triển khả năng sản xuất Các quyết định này gồm hai loại:

- Quyết định mang tính chất ngắn hạn: Các quyết định này giúp doanhnghiệp giải quyết các bài toán kinh tế trong thời kỳ ngắn hạn Ví dụ:

+ Trong trường hợp nào doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thấphơn giá ở điểm hoà vốn?

+ Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên tự chế hay đi mua một vài bộphận của sản phẩm?

+ Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên bán ra bán thành phẩm thay vìtiếp tục hoàn thiện thành sản phẩm cuối cùng?

- Quyết định mang tính dài hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệpgiải quyết các bài toán kinh tế hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn như: Trongtrường hợp nào doanh nghiệp quyết định thay thế mua sắm thêm các máy mócthiết bị hay thực hiện phát triển thêm lĩnh vực kinh doanh

Từ đó rút ra bản chất của Kế toán quản trị như sau:

- Kế toán quản trị không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin vềcác nghiệp vụ kinh tế đã thực sự hoàn thành, được Kế toán tài chính ghi chép hệthống hóa trong sổ kế toán mà còn xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho

Trang 7

việc ra quyết định quản trị Để có được các thông tin này, Kế toán quản trị phải

sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích, xử lý chúng một cách cụ thể,phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị Các thông tin này được hệ thốnghóa theo một trình tự dễ hiểu và thuyết minh quá trình phân tích theo các chỉ tiêu

cụ thể, phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp

- Kế toán quản trị chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tàichính trong phạm vi yêu cầu quản trị nội bộ của doanh nghiệp Những thông tin

đó chỉ có ý nghĩa đối với người lao động, nhân viên quản lý và Ban quản trị,không có ý nghĩa đối với các đối tượng bên ngoài như: cổ đông, chủ nợ, cơ quanthuế… Vì vậy người ta cho rằng Kế toán quản trị là loại kế toán dành cho nhữngngười làm công tác quản trị trong khi đó Kế toán tài chính không trực tiếp phục

vụ mục đích này

- Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và làmột công cụ quan trọng không thể thiếu được đối với công tác quản trị nội bộdoanh nghiệp

Quá trình nghiên cứu phát triển cũng như những kinh nghiệm rút ra đượctrong quá trình áp dụng vào thực tiễn, khi bàn về Kế toán quản trị đã có nhiềuđịnh nghĩa khác nhau, chẳng hạn:

- Theo nhóm các Giáo sư Jack.L.Smith; Robert.Keith và Milian.L.Stenphens

Trường Đại học South Florida, Hoa Kỳ cho rằng: “Kế toán Quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ

cần để hoạch định và kiểm soát”.

- Theo Viện Kế toán Quản trị Hoa Kỳ đã định nghĩa Kế toán Quản trị như

sau: “Kế toán quản trị là quy trình xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, giải trình, và truyền đạt những thông tin tài chính(hay phi tài chính) tới các nhà quản trị, để sử dụng cho mục đích lập kế hoạch, đánh giá và điều chỉnh trong tổ chức, đảm bảo sử dụng hợp lý và chịu trách nhiệm giải trình cho nguồn thông tin đó”.

Trang 8

Tại Việt Nam môn học Kế toán Quản trị được đưa vào giảng dạy trongcác trường Đại học từ những năm đầu của thập niên 90 từ thế kỷ trước, ở mỗiTrường Đại học đều nêu ra các định nghĩa riêng của về Kế toán quản trị Trên cở

sở Luật Kế Toán ban hành vào năm 2003(điều 4) đã quy định “Kế toán Quản trị

là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán ” Ngày 12/06/2006 Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư

53/2006/TT-BCT hướng dẫn áp dụng Kế toán Quản trị trong các doanh nghiệp, cóthể nói đây là lần đầu tiên Kế toán quản trị được chính thức thừa nhận và thể hiệntrong các văn bản pháp quy Tại Thông tư này, Kế toán quản trị được định nghĩa:

“Kế toán Quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật Kế toán, khoản 3, điều 4).

Kế toán Quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh; nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và

ra quyết định kinh tế Kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện”.

Tóm lại, lý do duy nhất để một đơn vị tổ chức thực hiện công tác kế toánquản trị chính là để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh Đương nhiên, một hệ thống Kếtoán quản trị của đơn vị này cũng sẽ không giống đơn vị khác Khi đáp ứng đượcnhu cầu cạnh tranh sẽ làm cho: Nhu cầu về thông tin phục vụ quản lý tăng nhanhđồng thời khả năng cung cấp thông tin nhanh và nhạy hơn Ta có thể mô hình

Trang 9

Đầu vào Quá trình xử lý Đầu ra

Các sự kiện

kinh tế

Đối tượng sử dụng

Các phương pháp KTQT

Các Báo cáo KTQT

Sơ đồ 1.1: Hệ thống thông tin Kế toán quản trị

hóa Hệ thống thông tin Kế toán quản trị như sau:

1.1.2 Vai trò, Chức năng của Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 1.1.2.1 Vai trò của Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Kế toán quản trị chi phí dựa trên cách thức huy động và tiêu dùng(sử dụng)các nguồn lực Như vậy, Kế toán quản trị chi phí phải gắn liền với tổ chức vàcông nghệ của doanh nghiệp, do đó nhà quản trị doanh nghiệp phải được cungcấp đầy đủ những thông tin của Kế toán quản trị chi phí Trong hệ thống quản lýcủa doanh nghiệp, Kế toán quản trị chi phí có những vai trò chủ yếu sau:

- Cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí giúp nhà quản trị doanhnghiệp làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra giám sátviệc thực hiện kế hoạch

- Cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí giúp nhà quản trị doanhnghiệp đánh giá mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng trên cơ sở

đó có những căn cứ xác thực để ra các quyết định kinh doanh hợp lý và có hiệuquả Đặc biệt, các thông tin của Kế toán quản trị chi phí giúp nhà quản trị có thểđánh giá kết quả của từng trung tâm trách nhiệm về chi phí trong doanh nghiệp

- Cung cấp hệ thống tài liệu dự toán sản xuất và tình hình thực hiện các dựtoán ngân sách doanh nghiệp từ đó giúp nhà quản trị phát hiện ra những khả

Trang 10

Chức năng quản trị chi phí

Xác định mục tiêu

Xây dựng kế hoạchChi phí

Tổ chức thực hiện

Kiểm tra, đánh giá

Quá trình Kế toán quản trị chi phí

Xác định các chỉ tiêu kinh tế

Lập các bảng dự toán chi phí

Thu thập kết quả chi phí thực hiện

Lập các báo cáo chi phí thực hiện

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng Quản trị chi phí và quá trình Kế toán quản trị chi phí

năng tiềm tàng và tìm mọi biện pháp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh

Vai trò của thông tin Kế toán quản trị chi phí với công tác quản trị chi phí

có thể được mô tả qua sơ đồ sau:

1.1.2.2 Chức năng của Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Mục đích yêu cầu của Kế toán quản trị chi phí là phải tính toán được chi

phí sản xuất từng loại sản phẩm, từng ngành hoạt động, từng công tác dịch vụ ,

phân tích được kết quả tiêu thụ từng loại sản phẩm, kết quả cung cấp từng công

trình, dịch vụ để từ đó tập hợp được các dữ kiện cần thiết để dự kiến phương

hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp Ngoài ra, Kế toán quản trị

chi phí còn phải biết theo dõi thị trường để ổn định một chương trình sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm hợp lý, mặt khác đáp ứng các nhu cầu do thị trường đòi hỏi

đồng thời tìm ra các biện pháp cạnh tranh để tiêu thụ sản phẩm Nghiên cứu các

Trang 11

chính sách về giá cả, tính toán được các bước phát triển, mở rộng hay thu hẹp doanhnghiệp trong từng thời kỳ, từng giai đoạn theo chiều hướng có lợi Như vậy, trongdoanh nghiệp Kế toán quản trị chi phí đóng vai trò thực hiện các chức năng:

- Xác định nguồn lực doanh nghiệp đã sử dụng(chi phí) cho việc sản xuất sản

phẩm hoặc dịch vụ, bán hàng và quản lý để nhà quản trị Kiểm soát hoạt động.

- Đánh giá hiệu quả và chất lượng của các công việc đã thực hiện để nhà

quản trị Điều hành hoạt động.

- Xây dựng các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động, kiểmsoát thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí theo dự toán

và thực tế để nhà quản trị Đánh giá trách nhiệm quản lý của từng cấp quản lý.

- Ước lượng tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, điều kiện thị

trường, thị hiếu khách hàng và những cải tiến kỹ thuật để nhà quản trị Xây

dựng chiến thuật, chiến lượt trong kinh doanh.

1.1.3 Đối tượng của Kế toán Quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Các nhân viên kế toán thường định nghĩa “chi phí như là một nguồn lực hy

sinh hoặc mất đi để đạt được một mục đích cụ thể” Hầu hết mọi người đều xem

chi phí là hao phí nguồn lực tính bằng tiền để đổi lấy hàng hoá và dịch vụ Đốitượng của Kế toán chi phí nói chung cũng như Kế toán quản trị chi phí nói riêng

chính là quá trình hình thành và hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp.

Theo phương pháp kế toán chi phí truyền thống, giá thành sản phẩm chỉbao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phísản xuất chung Trong đó, chi phí sản xuất chung thường được phân bổ cho từngsản phẩm theo một tiêu thức nhất định(VD: phân bổ theo tỷ lệ nhân công trựctiếp) Việc phân bổ chi phí chung theo một tiêu thức cố định như vậy là khôngphù hợp bởi chi phí chung bao gồm nhiều khoản mục có bản chất khác nhau, cóvai trò và tham gia với mức độ khác nhau vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm, như chi phí khấu hao máy móc, chi phí ngiên cứu và phát triển sản phẩm,chi phí khởi động dây chuyền sản xuất không tỷ lệ thuận với chi phí nhân công

Trang 12

trực tiếp Vì vậy, áp dụng một tiêu thức phân bổ cố định cho toàn bộ chi phí sảnxuất chung sẽ khiến cho giá thành thực tế của sản phẩm bị sai lệch Hai là, theophương pháp kế toán chi phí truyền thống khái niệm giá thành thường được hiểu

là “Giá thành sản xuất”, các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp khôngđược tính vào giá thành sản phẩm Trên thực tế, các doanh nghiệp khi tính “Giáthành toàn bộ” có phân bổ hai loại chi phí trên vào sản phẩm và tiêu thức thườngđược chọn là sản lượng tiêu thụ thì thường cũng không phù hợp Ngoài ra, trongcác phân tích có sử dụng thông tin giá thành các doanh nghiệp cũng thường sửdụng giá thành sản xuất chứ ít khi sử dụng giá thành toàn bộ

Cùng với sự phát triển nền sản xuất hàng hóa, dịch vụ của kinh tế thịtrường, phương pháp kế toán chi phí truyền thống với hai nhược điểm trên đã tỏ

ra không phù hợp, làm giảm thông tin kế toán đối với công tác quản trị doanhnghiệp Trong nền kinh tế còn kém phát triển chi phí trực tiếp để cấu thành sảnphẩm chiếm tỷ trọng lớn, do đó việc phân bổ chi phí gián tiếp dù không hợp lýthậm chí bỏ qua cũng không ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm Ngày nay,nền kinh tế thị trường đã phát triển đến đỉnh cao, việc ứng dụng tiến bộ khoa họccông nghệ vào sản xuất diễn ra rất nhanh, chi phí gián tiếp ngày càng đóng vaitrò quan trọng và chếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Ví dụ: chi phí nghiên cứu sản phẩm của công ty dược, chi phíquảng cáo của công ty nước giải khát, các nhà sản xuất phim Do mức độ trọngyếu của chi phí gián tiếp này, việc phân bổ không hợp lý sẽ khiến cho giá thànhsản phẩm bị phản ảnh sai lệch, cản trở việc ra quyết định của nhà quản lý

Để giải quyết hai nhược điểm trên, những năm giữa thập niên 80 của thế kỷtrước kế toán chi phí theo phương pháp ABC(Activity – Based – Costing) đã đượcgiới thiệu lần đầu tiên bởi Robert Kaplan và Robin Cooper và đã được nhiều công tylớn ở các nước phát triển áp dụng cho đến nay Theo phương pháp ABC, giá thànhsản phẩm không phải là giá thành sản xuất mà là giá thành sản xuất kinh doanh, baogồm cả chi phí gián tiếp(chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) Do tỷ trọng chi

Trang 13

phí gián tiếp ngày chiếm càng lớn việc không phân bổ chi phí này vào giá thành sẽgây ngộ nhận về mức lợi tức sản phẩm dễ dẫn đến sai lầm trong kinh doanh Cùng vớiviệc phân bổ toàn bộ các chi phí vào giá thành, phương pháp ABC còn một hệ thốngcác tiêu thức phân bổ được xây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết mối quan hệ nhânquả giữa: chi phí phát sinh cho từng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạtđộng vào quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm thay vì chi sử dụng một tiêu thứcphân bổ như phương pháp truyền thống Các tiêu thức phân bổ do đó phản ảnh chínhxác hơn mức độ tiêu hao nguồn lực thực tế của từng loại sản phẩm Từ đó phươngpháp ABC sẽ giúp các nhà quản trị tránh được những quyết định sai lầm do sử dụngthông tin không chính xác về giá thành, ngoài ra phương pháp ABC còn cung cấpthông tin chi tiết hơn về cơ cấu chi phí của từng loại sản phẩm giúp cho nhà quản trị

có thể linh hoạt hơn trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như điều chỉnh các chínhsách, chiến lượt sản phẩm của doanh nghiệptrong điều kiện thị trường luôn biến động.Cuối cùng phương pháp ABC còn giúp nhà quản trị xác định mức độ đóng góp củatừng hoạt động vào từng sản phẩm từ đó sẽ có kế hoạch quản trị phù hợp cho từnghoạt động Có thể mô hình hóa phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động(ABC )như sau:

Trang 14

Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3

Tổng chi phí

Phát sinh

Sơ đồ 1.3: Mô hình hóa phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động

1.1.4 Các phương pháp sử dụng trong Kế toán Quản trị chi phí

Là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp, Kế toán quản trị nóichung và Kế toán quản trị chi phí nói riêng tất nhiên cũng sử dụng các phươngpháp chung của kế toán là: phương pháp Chứng từ kế toán; phương pháp Tàikhoản kế toán; phương pháp Tính giá; phương pháp Tổng hợp cân đối để thuthập, xử lý và cung cấp thông tin Tuy nhiên, việc vận dụng các phương phápnày cũng có những đặc điểm khác nhất định so với Kế toán tài chính

Ngoài ra, thông tin Kế toán quản trị chi phí chủ yếu nhằm phục vụ quátrình ra quyết định của các nhà quản trị mà các thông tin này thường thườngkhông có sẵn do vậy Kế toán quản trị chi phí phải vận dụng một số phương phápnghiệp vụ để xử lý chúng thành dạng phù hợp với nhu cầu của các nhà quản trị.Các phương pháp thường được vận dụng là:

+ Nhận diện chi phí ở từng góc độ khác nhau

+ Phân loại chi phí

+ Thiết kế thông tin trên các báo cáo đặc thù

+ Trình bày các thông tin dưới dạng mô hình, phương trình và vẽ đồ thị

Trang 15

1.2 NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Phân loại chi phí

Trên góc độ Kế toán tài chính chi phí được nhìn nhận như những khoảnphí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các chiphí phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh thông thường và các chi phíkhác Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền, các khoản tương đương tiền,hàng tồn kho, khấu hao tài sản, được kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, bằngchứng, tài liệu chứng minh việc phát sinh chúng

Mục đích của Kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin thích hợp vềchi phí, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Vìvậy , đối với Kế toán quản trị chi phí không đơn thuần nhận thức chi phí như Kếtoán tài chính mà chi phí còn được nhận thức theo cả khía cạnh nhận diện thôngtin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh Do đó, chi phí có thể là phí tổnthực tế đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổchức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định và cũng có thể là chi phí ước tính khithực hiện dự án hay giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn thực hiện phương án này

mà bỏ qua cơ hội thực hiện phương án khác Khi đó, trong Kế toán quản trị chiphí lại cần chú trọng đến việc nhận diện chi phí phục vụ cho viện so sánh, lựachọn phương án tối ưu trong từng tình huống ra quyết định kinh doanh cụ thể mà

ít chú ý hơn vào chứng minh chi phí phát sinh bằng các chứng từ kế toán Chính

vì vậy, Kế toán quản trị chi phí thường sẽ xoay quanh các câu hỏi:

- Những chi phí nào thuộc về quyết định đang xem xét?

- Những nguyên nhân nào khiến ta chọn giải pháp này thay vì chọn giảipháp khác?

- Những chi phí nào đi kèm với giải pháp được chọn?

- Ta có thể tác động lên chi phí như thế nào?

Để giải quyết các câu hỏi trên, trong Kế toán quản trị đã hình thành một

Trang 16

số các phương pháp phân loại chi phí tùy theo yêu cầu của nhà quản trị Trongphạm vi luận văn này em xin nêu ra hai trong ba cách phân loại chi phí, đó là:Phân loại chi phí để ra các quyết định kinh doanh và Phân loại chi phí để kiểmtra, đánh giá chi phí.

* Phân loại chi phí để ra các quyết định kinh doanh:

Để phục vụ thông tin cho việc ra các quyết định, chi phí sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức:

- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Với cách phân loại này

giúp nhà quản trị doanh nghiệp thấy rõ, chức năng hoạt động của chi phí trongquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời nó còn là căn cứ đểxác định giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và cung cấp những thông tin mộtcách có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính và báo cáo Kế toán quản trị củadoanh nghiệp Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được chia thành:

+ Chi phí sản xuất: bao gồm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(TK 621); Chi

phí nhân công trực tiếp(TK 622); Chi phí sản xuất chung(TK 627) Dưới góc độ Kếtoán quản trị Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tách thành 2 loại, một loại chỉ liênquan đến 1 sản phẩm duy nhất, một loại liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhaukhông thể tách bạch riêng cho từng loại sản phẩm được vì vậy phải tập hợp vào chiphí chung để phân bổ Tương tự, đối với Chi phí nhân công trực tiếp cũng như chi phísản xuất chung cũng có những loại chi phí không thể tách bạch riêng cho từng loại sảnphẩm mà nó còn đóng góp để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau do vậy chúng phảiđược tách riêng để phân bổ cho từng loại sản phẩm, từng công việc Ngoài việc phânchia chi phí sản xuất thành 3 khoản mục chi phí cơ bản như trên, Kế toán quản trị cònchia chi phí sản xuất thành 2 loại là: Chi phí ban đầu và Chi phí chuyển đổi

+ Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí ngoài khâu sản xuất sản phẩm

của doanh nghiệp, bao gồm 2 khoản mục chi phí cơ bản: Chi phí bán hàng(TK641) và Chi phí quản lý doanh nghiệp(TK 642)

Trang 17

- Phân loại chi phí theo cách ứng xử lý của chi phí: Cách ứng xử của

chi phí có nghĩa là những khoản chi phí này tăng giảm như thế nào đối với cácmức độ thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Theo cáchphân loại này, tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia làm 3 loại: Chiphí biến đổi(Biến phí), Chi phí cố định(Định phí) và Chi phí hỗn hợp Cách phânloại như trên cho phép các nhà quản trị biết được chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp sẽ biến động như thế nào khi mức độ sản xuất kinh doanh thay đổi

Do đó, nó đáp ứng được yêu cầu của việc lập kế hoạch, kiểm soát và chủ độngđiều tiết chi phí sản xuất kinh doanh của nhà quản trị Cụ thể:

+ Chi phí cố định(Biến phí): Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ

thuận với sự biến động của mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Biến phí sản xuất kinh doanh gồm các khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Một bộ phận của chi phí sản xuất chung(nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu,động lực, công cụ lao động nhỏ, lao động gián tiếp…)

Nếu xét về tính chất tác động, Biến phí lại được chia làm hai loại là Biếnphí tỷ lệ và Biến phí cấp bậc:

- Biến phí tỷ lệ: Là những khoản chi phí có liên quan tỷ lệ thuận trực tiếp

với sự biến động của mức độ hoạt động cơ bản Biến phí tỷ lệ gồm các khoản chiphí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp

- Biến phí cấp bậc: Là những khoản chi phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạtđộng thay đổi nhiều và rõ ràng Biến phí loại này không thay đổi hoặc thay đổikhông rõ ràng khi mức độ hoạt động căn bản thay đổi ít Hay nói một cách khác,biến phí loại này có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt độngcăn bản, như: Lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng…

Biến phí sản xuất kinh doanh có 3 đặc điểm cơ bản:

- Biến phí đơn vị sản phẩm thường ổn định, không thay đổi

Trang 18

- Tổng Biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi.

- Biến phí xấp xỉ bằng 0 khi doanh nghiệp không hoạt động

+ Chi phí cố định(Định phí): Định phí là những khoản chi phí không đổi

khi mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi Tuynhiên, Định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động.Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa hoạt động tối thiểu và mức độ hoạt động tối đa

mà doanh nghiệp dự định hoạt động sản xuất kinh doanh Định phí bao gồm cáckhoản chi phí như: Khấu hao tài sản, Chi phí cho tiếp thị bán hàng, tiền lươngcủa bộ phận quản lý doanh nghiệp Định phí được chia làm hai loại:

- Định phí bắt buộc: là Định phí không thể thay đổi một cách nhanhchóng vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc cơ bản củadoanh nghiệp

- Định phí tùy ý: là định phí có thể được thay đổi một cách nhanh chóngbằng hành động quản trị Các nhà quản trị có thể quyết định các chi phí này vềmức độ và số lượng trong các quyết định hằng năm của doanh nghiệp như: Chiphí tiếp thị bắn hàng, chi phí đào tạo, chi phí nghiên cứu…

Định phí có 2 đặc điểm cơ bản sau đây:

- Tổng Định phí giữa nguyên khi mức độ hoạt động của doanh nghiệpthay đổi trong phạm vi phù hợp

- Định phí cho một đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi trongphạm vi phù hợp

Khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi ngoài phạm vi phù hợpthì Định phí cũng sẽ thay đổi theo từng bậc Vì vậy, việc xác định phạm vi phù hợptrong Kế toán quản trị là một vấn đề rất quan trọng bởi doanh nghiệp cần phải biếtviệc tăng mức độ hoạt động hoạt động lên một mức nào đó thì Định phí không đổi,còn khi tăng vượt quá mức này thì tự khắc Định phí cũng thay đổi theo

+ Chi phí hỗn hợp: là những khoản chi phí bao gồm cả yếu tố Biến phí lẫn

Định phí Ở mức độ hoạt động căn bản, Chi phí hỗn hợp thường biểu hiện đặc điểm

Trang 19

như Định phí Ở mức độ hoạt động quá mức căn bản, nó lại được biểu hiện điểm củaBiến phí Chẳng hạn như: chi phí điện thoại, điện, nước, sửa chữa, vận chuyển…

Phần Định phí của chi phí hỗn hợp phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu đểduy trì sự phục vụ và giữ cho dịch vụ đó luôn ở trạng thái phục vụ Phần Biếnphí ở Chi phí hỗn hợp phản ảnh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng vượt quáđịnh mức Do đó, yếu tố Biến phí sẽ biến thiên tỷ lệ với dịch vụ phục vụ hoặc sửdụng quá định mức

Như vậy, chỉ có Chi phí sản xuất chung mới có đặc điểm là Chi phí hỗnhợp Để phục vụ cho mục đích lập kế hoạch và kiểm soát chi phí cần phải táchriêng Chi phí hỗn hợp thành 2 bộ phận Biến phí và Định phí Sau đó đưa chúng

về dạng công thức để sử dụng cho quá trình dự đoán chi phí khi mức độ hoạtđộng dự kiến có thay đổi

* Phân loại chi phí nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá chi phí:

Để kiểm tra đánh giá được chi phí sử dụng trong quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, chi phí được chia thành các loại sau đây:

+ Chi phí kiểm soát được: Là những khoản chi phí pản ánh phạm vi,

quyền hạn của các nhà quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp với các loạichi phí đó Các nhà quản trị cao cấp có phạm vi quyền hạn rộng đối với chi phíhơn nhà quản trị cấp thấp hơn Nghĩa là, họ có nhiều quyền quyết định và kiểmsoát chi phí hơn

+ Chi phí không kiểm soát được: Là những khoản chi phí mà ở cấp quản

lý thấp không có khả năng kiểm soát được Chẳng hạn: Chi phí tiếp khách, chiphí khấu hao tài sản cố định thì ở cấp quản lý phân xưởng, tổ đội sản xuất không

có quyền để kiểm soát

+ Chi phí chênh lệch: là khoản chi phí chênh lệch giữa các phương án

với nhau khi đem ra so sánh Phần phí chênh lệch này có thể có ở phương án này

mà không có ở phương án khác

Trang 20

Số liệu chi phí các kỳ trước

Số liệu chi phí kỳ này

Chi phí

dự toán Chi phí thực tế

phát sinh

Báo cáo biến động chi phí

Hành động hiệu chỉnh chi phí

Sơ đồ 1.4: Quy trình lập dự toán chi phí

Kế hoạch chi phí Kiểm soát chi phí

1.2.2 Lập dự toán chi phí

Hoạch định và Kiểm soát là hai chức năng của quản trị Kiểm soát là đolường, chấn chỉnh thực hiện nhằm bảo đảm cho kế hoạch đạt kết quả tốt Hoạchđịnh bao gồm việc vạch ra các mục tiêu tương lai và dự toán kế hoạch để đạtmục tiêu đó

Dự toán là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng vốn,các nguồn lực khác theo từng định kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thốngdưới dạng số lượng và giá trị Tác dụng lớn nhất của dự toán đối với nhà quản trị

là cung cấp thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp.Một khi dự toán đã được công bố thì không còn sự nghi ngờ gì về mục tiêu

doanh nghiệp muốn đạt và đạt bằng cách nào Ngoài ra, dự toán còn có nhữngtác dụng sau:

- Xác định rõ các mục tiêu cụ thể làm căn cứ đánh giá thực hiện sau này

- Lường trước được những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để có phương

án đối phó kịp thời và đúng đắn

- Kết hợp toàn bộ hoạt động doanh nghiệp bằng dự toán của từng bộ phậnkhác nhau cũng như đảm bảo cho kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mụctiêu chung của doanh nghiệp

Trang 21

∑ Lượng thời gian lao động hao phí cho loại sản phẩm i Dự toán chi phí

nhân công trực

∑ Khối lượng sản phẩm i cần sản xuất đã dự toán trong kỳ Dự toán chi phí

nhân công trực

tiếp trong kỳ = x Đơn giá tiền lương của một đơn vị

sản phẩm i

* Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ mà doanh nghiệp xâydựng Dự toán về nguyên vật liệu trực tiếp Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp phảithỏa mãn nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất và nhu cầu nguyên vậtliệu trực tiếp cho dự trữ(tồn kho) Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp được xácđịnh theo công thức:

* Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp có tác dụng giúp doanh nghiệp chủđộng trong việc sử dụng lao động, đảm bảo đủ lao động và sử dụng lao động mộtcách có hiệu quả nhất Dự toán chi phí nhân công trực tiếp có thể căn cứ vàotổng mức thời gian lao động đã hao phí theo giờ công và đơn giá tiền lương chomột giờ công hao phí Có thể xác định cho số lượng thời gian lao động và đơngiá tiền công khác nhau để sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ khác nhau Dựtoán chi phí nhân công trực tiếp có thể dựa vào công thức sau:

Hoặc có thể căn cứ vào khối lượng sản phẩm hay công việc đã dự toántrong kỳ với chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm hay công việc để xácđịnh tổng mức chi phí nhân công trực tiếp theo công thức sau:

* Dự toán chi phí sản xuất chung

Để giúp nhà quản trị thuận tiện trong việc lập kế hoạch và kiểm soát chiphí sản xuất chung một cách thuận tiện, dự toán chi phí sản xuất chung thườngđược xây dựng theo định phí và biến phí sản xuất chung căn cứ trên đơn giáphân bổ chi phí sản xuất chung và tổng mức độ hoạt động căn cứ kế hoạch Chi

Đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm i

Trang 22

Tổng thời gian lao động trực tiếp của công nhân

Dự toán tổng chi phí sản xuất chung

x

= Đơn giá chi phí sản xuất chung

Dự toán số lượng sản phẩm tiêu thụ

Dự toán tổng Biến phí bán hàng

x

phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp nên được phân bổ theo nhiều tiêu thức

khác nhau như: Số giờ máy hoạt động, Tổng thời gian lao động trực tiếp của

công nhân, Tổng mức chi phí nhân công trực tiếp, Tổng chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp…, có thể lập dự toán chi phí sản xuất chung theo Tổng thời gian lao

động trực tiếp và đơn giá chi phí chung theo công thức:

Dự toán chi phí sản xuất chung cũng là căn cứ để xây dựng dự toán tiền

mặt Tuy nhiên cần lưu ý: chi phí Khấu hao tài sản cố định cần trừ bớt đi vì đó là

một khoản chi phí sản xuất chung không phát sinh tiền mặt

* Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản

chi phí ước tính sẽ phát sinh trong kỳ dự toán ở lĩnh vực ngoài sản xuất Dự toán

chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là dự toán ở khâu tiêu thụ sản

phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng và chi phí

quản lý doanh nghiệp gồm nhiều khoản khác nhau, được phân chia thành biến

phí và định phí Khi lập dự toán, các khoản chi phí này phải căn cứ vào dự toán

tiêu thụ, dự toán chi phí sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đối với chi phí bán

hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như: Phương thức bán hàng, phương thức

quản lý, địa điểm kinh doanh, tiêu thụ…

Đối với Biến phí bán hàng có thể dự toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm

tiêu thụ và đơn giá biến phí của 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ hoặc là căn cứ vào

doanh thu tiêu thụ và tỷ suất biến phí tiêu thụ(số tiền biến phí tính cho 1 đơn vị

tính doanh thu bán hàng) theo công thức:

Hoặc

Trang 23

Dự toán doanh thu bán hàng Dự toán tổng Biến phí bán hàng

x

= Dự toán tỷ suất biến phí bán hàng

Doanh Thu

Khối lượng Sản phẩm tiêu thụ

* Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận

Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi

nhuận(Cost-Volume-Profit) là xem xét nội tại của các nhân tố: Giá bán, Sản lượng, Chi phí

khả biến, Chi phí bất biến đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó

đến Lợi nhuận doanh nghiệp Mối quan hệ giữa ba nhân tố này được thể hiện ở

phương trình cơ bản sau:

Trong đó:

Chi phí bao gồm: Định phí, Biến phí và Chi phí hỗn hợp

Để phân tích C-V-P, Kế toán quản trị thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Số dư Đảm phí: Số dư Đảm phí = Doanh thu – Chi phí Biến đổi.

Tỷ lệ Số dư Đảm phí: Là tỷ lệ phần trăm của Số dư Đảm phí trên

Doanh thu Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm hoặc một

loại sản phẩm

Tổng Doanh thu Tổng Biến phí Tổng Định phí Lợi Nhuận

Trang 24

+ Điểm hòa vốn: Theo quan niệm thông thường, Điểm hòa vốn của doanh

nghiệp được xem xét là mức độ hoạt động có thể biểu hiện bằng không Cónghĩa là tại mức độ hoạt động này, doanh thu của doanh nghiệp chỉ bù đắp cácchi phí của doanh nghiệp Tại Điểm hòa vốn, Tổng Số dư Đảm phí bằng TổngĐịnh phí hoạt động

+ Hệ số an toàn: Hệ số an toàn được định nghĩa là tỷ lệ giữa doanh thu

với độ lệch giữa doanh thu và doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp

1.2.3 Đối tượng Kế toán chi phí và Phương pháp tập hợp chi phí

* Đối tượng kế toán chi phí:

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất kinh doanh(hay gọi tắt là đối tượng tậphợp chi phí) là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểmsoát chi phí và tính giá thành sản phẩm Giới hạn, phạm vi để tập hợp chi phí sảnxuất có thể là:

- Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, Tổ đội sản xuất, Bộ phận chức năng…

- Nơi gánh chịu chi phí: Sản phẩm, lao vụ dịch vụ doanh nghiệp đang cungcấp, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng…

Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định chính xácnơi các chi phí đã phát sinh và các đối tượng gánh chịu chi phí Xác định đốitượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong toàn bộ tổ chứccông tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Khi xác địnhđối tượng tập hợp chi phí phải dựa vào và cân nhắc các yếu tố sau:

- Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Khả năng, trình độ quản lý nói chung và tổ chức hạch toán nói riêng

- Đặc điểm của sản phẩm(đặc điểm về: kỹ thuật, sử dụng…)

- Quy trình công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm

- Đặc điểm, công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất

- Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán hạch toán kinh

tế nội bộ của doanh nghiệp

Trang 25

* Phương pháp tập hợp chi phí:

Tùy thuộc vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí,

kế toán sẽ áp dụng phương pháp nào tập hợp chi phí một cách phù hợp

- Phương pháp tập hợp trực tiếp:

Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với các chi phí có liên quan trựctiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác ghi chép ,hạch toán ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp chi phí này vào từng đối tượng tậphợp chi phí có liên quan Thông thường theo phương pháp này thì chi phí phátsinh cần tập hợp chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí

- Phương pháp phân bổ:

Phương pháp phân bổ được áp dụng khi chi phí cần tập hợp có liên quanđến nhiều đối tượng chịu chi phí, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượngđược Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chí hợp lý để tiến hành phân bổ chi phícho các đối tượng chịu chi phí theo công thức:

Ci¿ ∑C

i=1

n Ti

¿ Ti

Trong đó:

Ci: Chi phí phân bổ cho đối tượng chịu phí thứ i.

∑C: Tổng chi phí sản xuất tập hợp cần phân bổ.

i=1

n

Ti

: Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ.

Ti: Đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i.

Đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ được lựa chọn tùy chọn tùythuộc vào từng trường hợp cụ thể Độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộcvào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn

Tóm lại, Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí và tập hợp chi phímột cách kịp thời chính xác theo đúng đối tượng và phương pháp là tiền đề quantrọng để kiểm tra, kiểm soát quá trình phát sinh, dịch chuyển của chi phí từ đó

Trang 26

tăng cường trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận, đồng thời cung cấp số liệucần thiết cho việc tính các chỉ tiêu giá thành theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp.

1.2.4 Xác định Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là những bộ phận trong doanh nghiệp mà nhà quản trị ở

bộ phận đó chịu trách nhiệm về những biến động chi phí phát sinh trong kỳ Việcxác định Trung tâm chi phí phụ thuộc vào quy trình sản xuất và quy mô của từngdoanh nghiệp Trong doanh nghiệp trung tâm chi phí có thể là: Phân xưởng sảnxuất, một nhà hàng-khách sạn, một bưu cục giao dịch, phòng ban chức năng Các Trung tâm chi phí thường được phân loại là :

- Trung tâm chính: Trung tâm mua hàng, Trung tâm sản xuất(Phân xưởng,

Tổ đội sản xuất…)

- Trung tâm phụ: Trung tâm hành chính, quản trị, tài chính, thống kê, kế toán…

1.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

1.3.1 Yêu cầu của tổ chức công tác Kế toán quản trị chi phí

Kế toán quản trị nói chung cũng như Kế toán quản trị chi phí nói riêng như

đã trình bày ở trên, là công việc riêng của từng doanh nghiệp Nhà nước không bắtbuộc tổ chức thực hiện cũng như đòi hỏi phải công khai các thông tin về nó Tuynhiên, để thực hiện đúng chức năng: Thu thập, Xử lý, và Cung cấp những thôngtin cho các cấp quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp thì việc tổ chức côngtác Kế toán quản trị chi phí phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin kế toán theo yêu cầu quản lý vềchi phí của từng công việc, bộ phận, dự án, sản phẩm…

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin thực hiện, các định mức đơn giá,

… phục vụ cho việc lập kế hoạch , kiểm tra, điều hành và ra các quyết định

- Xác lập các nguyên tắc, phương pháp kế toán phù hợp để đảm bảo tínhchất so sánh được giữa các loại thông tin của Kế toán quản trị

- Đảm bảo cung cấp những thông tin chi tiết, cụ thể cho việc quản trị cáccấp trong doanh nghiệp

Trang 27

1.3.2 Nguyên tắc của việc tổ chức công tác Kế toán quản trị chi phí

Việc tổ chức công tác Kế toán quản trị phải chú trọng đến những nguyêntắc cơ bản sau:

- Tổ chức Kế toán quản trị chi phí phải phù hợp với đặc điểm về tổ chức và quản

lý, quy trình công nghệ và loại hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp

- Tổ chức công tác Kế toán quản trị chi phí phải đảm bảo cung cấp thôngtin về chi phí một cách nhanh chóng, kịp thời với yêu cầu ra quyết định của từngcấp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như việc điều chỉnh kịp thời nhữngbiện pháp quản lý và kiểm soát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

- Tổ chức công tác Kế toán quản trị chi phí phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu vàtrình độ quản lý của từng doanh nghiệp Đồng thời, phải tính đến xu hướng phát triểncủa công tác quản lý cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp

- Tổ chức công tác Kế toán quản trị chi phí phải căn cứ vào những đặc điểm

và yêu cầu của nền kinh tế thị trường đối với từng doanh nghiệp để xác địnhnhững nội dung Kế toán quản trị phù hợp đối với riêng từng doanh nghiệp

- Cuối cùng, Tổ chức công tác Kế toán quản trị phải có sự kết hợp hài hòavới hệ thống Kế toán tài chính, tránh sự trùng lắp giữa Kế toán quản trị và Kếtoán tài chính

1.3.3 Nội dung tổ chức Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Nội dung cơ bản của tổ chức công tác Kế toán quản trị chi phí trongdoanh nghiệp bao gồm:

+ Tổ chức hệ thống thông tin Kế toán quản trị chi phí

+ Tổ chức hệ thống tài khoản Kế toán quản trị chi phí

+ Tổ chức hệ thống sổ sách Kế toán quản trị chí phí

+ Tổ chức hệ thống báo cáo Kế toán quản trị chi phí

1.3.4 Tổ chức bộ máy Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Việc tổ chức bộ máy Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp phải phù

Trang 28

hợp với những đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư, địa bàn tổ chức sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, mức độ phân cấp quản lý kinh tế – tài chính của doanhnghiệp Tổ chức bộ máy Kế toán quản trị chi phí phải khoa học, hợp lý, gọn nhẹ vàphát huy hiệu quả cao trong nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanhnghiệp Khảo sát mô hình tổ chức bộ máy Kế toán quản trị chi phí nói riêng cũng như

Kế toán quản trị nói chung ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho đến thờiđiểm hiện nay tồn tại dưới hai mô hình: Mô hình kết hợp và Mô hình tách rời

1.3.4.1 Tổ chức bộ máy Kế toán quản trị chi phí theo mô hình kết hợp

Là mô hình tổ chức kết hợp giữa Kế toán quản trị và Kế toán tài chínhtheo từng phần hành kế toán như: kế toán chi phí sản xuất kinh doanh, kế toántính giá thành sản phẩm kế toán viên phụ trách phần hành kế toán nào sẽ thựchiện hai nhiệm vụ cả Kế toán tài chính và Kế toán quản trị Theo mô hình này hệthống Kế toán quản trị và Kế toán tài chính được được tổ chức thành một bộ máythống nhất, Kế toán tài chính sử dụng các tài khoản kế toán, sổ kế toán theo quyđịnh của pháp luật còn Kế toán quản trị sử dụng các tài khoản kế toán chi tiếthơn để từ đó bằng các phương pháp riêng của mình để lập các báo cáo phục vụcông việc quản trị doanh nghiệp Mô hình này thường được áp dụng ở nhữngdoanh nghiệp có hệ thống quản lý chủ yếu dự trên nền tảng từng quá trình hoạtđộng (được hiểu là bao gồm tất cả các công đoạn, bộ phận như nghiên cứu vàphát triển sản phẩm, sản xuất, dịch vụ, thiết kế, tiến trình sản xuất sản phẩm,marketing, phân phối, dịch vụ sau phân phối hoặc bao gồm một nhóm côngđoạn, bộ phận gắn kết nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh), thì nội dung

kế toán quản trị được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin định lượng vềtình hình kinh tế - tài chính theo từng quá trình hoạt động để phục vụ cho việchoạch định, tổ chức, phối hợp thực hiên, đánh giá hiệu quả của từng nhóm thựchiện quá trình hoạt động (những người có chuyên môn khác nhau cùng thực hiệnmột quá trình kinh doanh) Cụ thể là:

- Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng quá trình hoạt động

- Dự toán ngân sách của từng quá trình hoạt động và đánh giá hiệu quảcủa từng nhóm thực hiện quá trình

Trang 29

- Thu thập, phân tích dữ liệu để xây dựng thông tin thích hợp, phục vụ choviệc lựa chọn từng quá trình hoạt động và phối hợp thực hiện của nhóm thựchiện quá trình.

- Phân tích, dự báo các chỉ số tài chính của theo từng quá trình hoạt động.Theo mô hình này Kế toán quản trị đặt trọng tâm vào việc xây dựng, kiểmtra, xác định và hoạch định các chi phí trong từng sản phẩm hoặc từng nhóm sảnphẩm, từ đó nhà quản trị có thể so sánh đánh giá chi phí giữa các sản phẩm, cáchoạt động với nhau

1.3.4.2 Tổ chức bộ máy Kế toán quản trị chi phí theo mô hình tách rời

Là hình thức tổ chức trong đó bộ phận Kế toán tài chính và Kế toán quảntrị được xây dựng độc lập Kế toán quản trị sử dụng hệ thống tài khoản kế toán,

sổ kế toán riêng và lập báo cáo kế toán nội bộ phục vụ công tác quản trị doanhnghiệp tách rời với bộ phận Kế toán tài chính Mô hình này thường được ápdụng với những doanh nghiệp có hệ thống quản lý dựa chủ yếu trên nền tảngchuyên môn hóa sâu theo từng bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh, từng hoạtđộng quản lý Kế toán quản trị chi phí đặt trọng tâm vào việc xác định và kiểmsoát chi phí bằng cách chia chi phí theo những trung tâm chi phí Từ đó, đặt rayêu cầu dự toán, phân tích, đánh giá và kiểm soát chi phí tại từng trung tâm Nộidung Kế toán quản trị được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin định lượng

về tình hình kinh tế – tài chính theo từng bộ phận chuyên môn hóa để phục vụhoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định của từng nhà quản lý ởtừng cấp quản trị Nội dung mô hình Kế toán quản trị này thường bao gồmnhững lý luận và nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản về:

- Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng phạm vi chuyên môn hóa,cấp bậc quản trị

- Xác định, kiểm soát, đánh giá Giá thành sản phẩm chủ yếu là Giá thànhsản phẩm của từng quá trình sản xuất

- Dự toán ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm theo từng bộphận và đánh giá trách nhiệm quản lý ở từng cấp bậc quản trị

- Thu thập, phân tích thông tin để thiết lập thông tin thích hợp xây dựng giá

Trang 30

bán, phương án kinh doanh ngắn hạn, phương án kinh doanh dài hạn theo từng

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà việc truy cập và trao đổi thôngtin được coi là trái tim của hầu hết các hoạt động của con người Thông tin vềhàng hóa và dịch vụ ngày càng chi phối thị trường toàn cầu, mặt khác nếu không

có dịch vụ Bưu chính thì việc trao đổi thông tin và các ý tưởng, các tài liệu giáodục, văn hóa và nghệ thuật sẽ bị hạn chế gây ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triểnvăn hóa, kinh tế, xã hội của con người và các quốc gia

Ngày nay, cùng với sự phát triển thần tốc của ngành công nghệ thông tincác dịch vụ Bưu chính truyền thống chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ phía cácphương tiện thông tin, công nghệ mới như thư điện tử(Email), nhắn tin điện tửqua điện thoại di động và Internet Tuy nhiên, bản thân Bưu chính cũng đã thuđược lợi ích từ việc áp dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ, mở rộng sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng từ phíakhách hàng Theo các nghiên cứu gần đây của UPU(Liên minh Bưu chính thếgiới), lưu lượng thư toàn cầu được dự báo sẽ tăng hơn 2% từ năm 2006 đến năm

2010 Ở một vài khu vực trên thế giới tỷ lệ tăng còn cao hơn rất nhiều đó lànhững nơi còn nhiều tiềm năng trong một số lĩnh vực như thư quảng cáo, Bưuphẩm không địa chỉ(thư trực tiếp-direct mail) còn chưa được khai thác hết

Trang 31

1.4.2 Đặc điểm Kế toán Quản trị chi phí dịch vụ Bưu chính

Sản phẩm Bưu chính không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, khôngphải là hàng hóa cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ

người gửi đến người nhận, sản phẩm dịch vụ bưu chính là sản phẩm vô hình

được thể hiện dưới dạng dịch vụ Sản phẩm Bưu chính không phải là sản phẩmvật chất cụ thể, không tồn tại ngoài quá trình sản xuất nên không thể đưa vàokho, không thể thay thế được Để tạo ra sản phẩm các doanh nghiệp Bưu chínhkhông cần đến những nguyên vật liệu chính mà chỉ cần đến những nguyên vậtliệu phụ như: ấn phẩm, túi bưu chính, dây buộc, nhiên liệu… điều này ảnhhưởng mạnh đến cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh: chi phí nguyên vật liệuchiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí lao động sống(tiền lương) chiếm tỷ trọng lớn

Quá trình truyền đưa tin tức là quá trình diễn ra từ hai phía(người gửi tin vàngười nhận tin) Thông thường để thực hiện một đơn vị sản phẩm bưu chínhhoàn chỉnh phải có từ hai hay nhiều đơn vị cùng tham gia trở lên, mỗi đơn vị chỉ

thực hiện một hay một số công đoạn nhất định.Vì vậy, quá trình sản xuất kinh doanh Bưu chính mang tính dây chuyền điều này cũng có nghĩa sản phẩm

dịch vụ bưu chính là sản phẩm có tính dây chuyền, trong Bưu chính tồn tại haikhái niệm về sản phẩm đó là: Sản phẩm hoàn chỉnh và Sản phẩm công đoạn

Trong ngành Bưu chính, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm Người sử dụng dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với nhiều khâu sản xuất

của doanh nghiệp Bưu chính Chất lượng dịch vụ Bưu chính ảnh hưởng trực tiếpđến khách hàng và ngược lại trình độ sử dụng các dịch vụ Bưu chính của kháchhàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bưu chính Do đặc điểm này chonên cước phí bưu chính thường được thu trước điều này dẫn dến doanh thu dịch

vụ Bưu chính phát sinh tại một nơi trong khi chi phí lại phát sinh ít nhất từ haiđơn vị cùng tham gia trong dây chuyền sản xuất kinh doanh trở lên

Trang 32

Ngành Bưu chính là ngành truyền đưa thông tin, để thực hiện quá trìnhtruyền đưa ắt phải có thông tin và mọi thông tin đều do khách hàng mang lại Nhucầu sử dụng dịch vụ bưu chính rất đa dạng, nó xuất hiện không đồng đều về thờigian lẫn không gian, phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội và mật độ dân cư.

Để đảm bảo lưu thoát hết mọi nhu cầu về truyền đưa tin tức cần phải có một lựclượng dự trữ đáng kể về các phương tiện, thiết bị, lao động…Bởi sự không đồngđều này đã làm phức tạp thêm rất nhiều cho việc tổ chức quá trình sản xuất

Chính vì các đặc điểm nêu trên, trong một đơn vị kinh doanh Bưu chínhdoanh thu và chi phí được hạch toán tập trung Toàn bộ doanh thu được hạchtoán về một mối, chi phí cân đối từ một nguồn, những đơn vị có doanh thu caothực hiện phân chia lại cho những đơn vị có doanh thu thấp, chi phí được tổnghợp từ những đơn vị thực hiện công đoạn trong dây chuyền tạo ra sản phẩm Kếtoán quản trị chi Bưu chính cũng phải được tổ chức thực hiện ở tại các cấp, đơn

vị cùng tham gia để tạo ra sản phẩm, chi phí để tạo ra từng loại dịch vụ Bưuchính khác nhau được phân chia hạch toán rạch ròi từ khâu chấp nhận qua cáckhâu trung gian cho đến khâu phát, là phương án được áp dụng rộng rãi

1.5 KINH NGHIỆM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Đại gia đình Bưu chính thế giới hoạt động dưới sự chỉ đạo của Liên MinhBưu Chính Thế Giới(UPU- Universal Postal Union là một tổ chức liên chính phủđược thành lập vào năm 1874) Về mặt bản chất hoạt động Bưu chính trong cácdoanh nghiệp ở tất cả các nước đều giống nhau(Người gửi – Bưu cục gửi – Cácđơn vị trung gian – Bưu cục phát – Người nhận), tuy nhiên tùy thuộc vào mức độphát triển mà mô hình tổ chức sản xuất, quy mô, công nghệ và ứng dụng côngnghệ và trình độ quản lý Bưu chính mỗi nước lại khác nhau Theo thống kê củaUPU, trên thế giới có khoản 205 quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng kế toánchi phí và tính giá thành dịch vụ Bưu chính Trong đó có thể kể đến là Anh vàNhật Bản, đây là hai quốc gia có dịch vụ Bưu chính phát triển mạnh, sản lượngbưu gửi lớn, các dịch vụ phong phú và đa dạng, đồng thời cách thức tổ chức vàquản lý dịch vụ Bưu chính đều rất tiên tiến đây cũng là điều mà Tổng Công tyBưu chính Việt Nam cần học hỏi

Trang 33

1.5.1 Kinh nghiệm Kế toán quản trị chi phí và tính giá thành dịch vụ Bưu chính Anh(Royal Mail):

Quy trình quản trị chi phí và tính giá thành theo công đoạn của Bưu chínhAnh được mô tả:

- Tập hợp các loại chi phí theo nhóm(Căn cứ vào sổ cái tổng hợp) đối với từng trung tâm chi phí:

Theo kinh nghiệm của Bưu chính Anh, để thực hiện việc tính giá thành theocông đoạn cần xác định:

+ Các loại nguồn lực: gồm nguồn nhân lực (cần được phân loại theo trình

độ và thời gian làm việc thực tế) và các nguồn lực phi nhân lực như nhà xưởng,phương tiện vận tải

+ Mức độ sử dụng (tiêu hao) mỗi loại nguồn lực của từng bộ phận hoặchoạt động

Việc sử dụng nguồn lực sẽ làm phát sinh chi phí (sử dụng nguồn nhân lựclàm phát sinh chi phí về lao động, tiền lương… ; sử dụng phương tiện vận tải…làm phát sinh chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao…) Tính được mức độ sử dụngnguồn lực sẽ tính được chi phí phát sinh, trên cơ sở đó tính được cả chi phí cầnphân bổ cho từng bộ phận, từng hoạt động

- Phân bổ chi phí của các trung tâm chi phí cho từng bộ phận chịu trách nhiệm.

Việc phân bổ chi phí được tiến hành theo nguyên tắc là mỗi loại chi phí sửdụng một tiêu thức và phương pháp phân bổ khác nhau

+ Chi phí nhân lực được phân bổ căn cứ vào trình độ và chức danh, thâmniên công tác

+ Chi phí phi nhân lực gồm 27 loại (nhóm) Có thể lấy ví dụ về việc phân

bổ 1 loại chi phí phi nhân lực: chi phí nhiên liệu được phân bổ từ các trung tâm

Trang 34

chi phí tới các bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp theo mức độ sử dụng phươngtiện vận tải (số lượng và chủng loại).

- Phân bổ chi phí của từng bộ phận chịu trách nhiệm cho các hoạt động thông qua việc sử dụng các tiêu thức phân bổ nguồn lực

Bưu chính Anh đưa ra danh mục các hoạt động gồm hơn 1000 hoạt động,được mô hình hoá thành cây thư mục các hoạt động với khoảng 300 hoạt độngchính (hoạt động cấp cao) và hơn 800 hoạt động nhánh (hoạt động cấp thấp) –

mô tả toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ bưu chính

- Phân bổ chi phí của các hoạt động cho từng loại sản phẩm, nhóm khách hàng hoặc loại kênh phân phối (tuỳ theo yêu cầu cụ thể) theo nguyên tắc:

+ Sử dụng những tiêu thức khác nhau để thực hiện phân bổ các nhóm chiphí khác nhau (nhóm chi phí liên quan đến lao động, phương tiện vận chuyển,nhà xưởng, máy móc thiết bị…)

+ Đối với từng nhóm chi phí, tiêu thức phân bổ cũng có thể chia thành loại:loại liên quan trực tiếp đến sản lượng và không liên quan đến sản lượng (số đơnđặt hàng…)

1.5.2 Kinh nghiệm Kế toán quản trị chi phí và tính giá thành dịch vụ Bưu chính Nhật Bản:

Dịch vụ Bưu chính ở Nhật Bản gồm: dịch vụ Thư tín, dịch vụ Tiết kiệmBưu điện, dịch vụ Bảo hiểm Bưu điện Tất cả các dịch vụ này đều sử dụng một

hệ thống kế toán đặc biệt dành riêng cho Bưu chính

Việc tập hợp và phân bổ chi phí được thực hiện theo nguyên tắc:

- Chi phí riêng của dịch vụ thì được tập hợp thẳng cho dịch vụ đó từ hệthống tài khoản riêng (hệ thống tài khoản của dịch vụ thư tín, dịch vụ tiết kiệmbưu điện, dịch vụ bảo hiểm bưu điện)

Trang 35

- Chi phí chung khác được phân chia giữa các dịch vụ Cụ thể:

+ Chi phí tiền lương, bảo hiểm cho nhân viên làm việc tại các chi nhánhBưu điện và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến từng loại dịch vụ (dịch

vụ thư tín, dịch vụ tiết kiệm bưu điện và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ) được tínhvào chi phí của dịch vụ đó

+ Chi phí quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước (cấp trung ương, cấpđịa phương), chi phí của bộ phận quản lý tập trung của Bưu chính Nhật Bảnđược phân bổ cho các nhóm dịch vụ cụ thể vì từng loại chi phí đã được hạchtoán riêng rất rõ ràng, do ở từng cấp quản lý, mỗi dịch vụ đều có những phòng,ban quản lý tương ứng

+ Các chi phí khác được phân bổ một cách linh hoạt, chính xác và hợp lýtương đối Ví dụ chi phí của trung tâm đào tạo được phân bổ cho từng dịch vụdựa vào tỷ lệ cán bộ của từng lĩnh vực được đào tạo trong năm; Chi phí phòngnhân sự được phân bổ cho các dịch vụ theo tỷ lệ lao động của từng dịch vụ (dịch

vụ thư tín, dịch vụ tiết kiệm bưu điện và dịch vụ bảo hiểm bưu điện)

+ Các chi phí khấu hao thiết bị hoặc tương tự được tách riêng cho từng dịch

vụ Ví dụ: chi phí khấu hao cho máy phân loại thư tín được tính thẳng vào chiphí cho dịch vụ thư tín

Trang 36

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BƯU CHÍNH VÀ TỔNG CÔNG TY VIỆT NAM 2.1.1 Sơ lượt lịch sử phát triển ngành Bưu Chính và Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam

Có thể nói: Thông tin liên lạc là yêu cầu không thể thiếu và được hìnhthành, phát triển cùng với sự hình thành, phát triển của xã hội loài người Khichưa có ngôn ngữ, chữ viết, muốn thông tin cho nhau điều gì, người ta dùngđộng tác, những tiếng hú hoặc những hình vẽ Khi con người sáng tạo ra chữviết, người ta bắt đầu viết trên lá, thanh tre và dần tiến bộ hơn là trên da, trêngiấy… để mang đi truyền tin cho nơi xa biết Để tiết kiệm sức lao động cũng nhưhợp lý hóa đẩy nhanh tốc độ truyền tin thời kỳ ấy người ta còn chia quãng đườngtruyền tin thành nhiều chặn, mỗi đầu chặn là một điểm nút có trạm nghỉ chân vàchuyển tiếp gọi là “dịch trạm” Từ đó hình thức Bưu chính sơ khai đã ra đời vàđược gọi là Bưu dịch Ở Việt Nam ta Bưu dịch được người Trung Quốc đưa vàotrong thời kỳ bắc thuộc và sau đó được các triều đại phong kiến nước ta tiếp tục

áp dụng và phát triển Đến thời Minh Mạng(1820 - 1840) hệ thống Bưu dịchnước ta được phát triển với quy mô lớn hầu như trên phạm vi toàn quốc Đến khingười Pháp vào đô hộ nước ta, Thực dân Pháp tổ chức hệ thống Bưu điện theo

mô hình của nước Pháp và dựa trên cơ sở trình độ kỹ thuật lúc đó Để phục vụcho mục đích thực dân, trong lĩnh vực Bưu điện người Pháp chủ yếu phát triển

hệ thống liên lạc bằng vô tuyến điện Trong lĩnh vực Bưu chính, năm 1886 họphát hành con tem đầu tiên dùng cho Nam kỳ và đến năm 1889 phát hành contem dùng chung cho 3 nước Đông Dương Tháng 01 năm 1929, mở thêm tuyếnhàng không Bưu chính giữa Hà Nội với Paris, sau đó mở thêm các tuyến Hà Nội

- Sài Gòn, Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - Viêng Chăn, Hà Nội - Phnom Pênh Từnăm 1954 đến năm 1975 do đất nước có chiến tranh hệ thống Bưu chính cả hai

Trang 37

miền vẫn áp dụng trên hệ thống do người Pháp để lại và hoạt động chủ yếu là phục

vụ cho chiến trường, riêng tại miền nam do ảnh hưởng của Hoa Kỳ nên vào thờiđiểm đó đã có một số Công ty dịch vụ Bưu chính của các nước tư bản hoạt động.Sau năm 1975 đến trước thời kỳ đổi mới 1986, nền kinh tế nước ta là nềnkinh tế bao cấp tập trung do vậy dịch vụ Bưu chính chủ là một ngành do nhànước độc quyền quản lý mang tính chất chủ yếu là phục vụ, được nhà nước baocấp với sản lượng thông tin chuyển phát rất thấp Bước sang thời kỳ đổi mớithực hiện chủ trương chung của nhà nước, ngày 29/4/1995, Thủ tướng Chínhphủ ra Quyết định số 249/TTg về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễnthông Việt Nam trực thuộc Chính phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vịdịch vụ, sản xuất lưu thông, sự nghiệp về Bưu chính-Viễn thông thuộc Tổng cụcBưu điện

Năm 2003, ngành Bưu chính cũng như Viễn thông Việt Nam mới thực sựđược chuyển từ độc quyền công ty sang cạnh tranh, hai đơn vị đầu tiên là Công

ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SAIGON POSTEL) và Công

ty Điện tử Viễn thông Quân đội (VIETTEL) đã được cấp phép kinh doanh khaithác mạng lưới dịch vụ Bưu chính Từ đó đến nay hàng loạt các Công ty tư nhân,

cổ phần, có vốn đầu tư nước ngoài… được cấp phép kinh doanh hoạt động tronglĩnh vực Bưu chính, tuy nhiên với tiềm lực, kinh nghiệm, thương hiệu còn nhiềuhạn chế hoặc phụ thuộc chiến lượt, mục tiêu kinh doanh khác nhau mà các công

ty này thường chỉ đẩy mạnh hoạt động trên địa bàn các thành phố trực thuộctrung ương hoặc trung tâm tỉnh lỵ ở các địa phương Sự tham gia hoạt động củanhiều công ty với đa thành phần sở hữu này đã thổi một luồng gió mới vào thịtrường kinh doanh Bưu chính nước ta mà người thụ hưởng nhiều nhất chính làngười sử dụng dịch vụ

Trong thời gian chuyển sang hoạt động kinh doanh đến trước ngày01/01/2008, trong Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam dịch vụ Bưu chính

và Viễn thông được hạch toán chung, lợi nhuận mang lại cho Tập đoàn là từ các

Trang 38

hoạt động ở lĩnh vực Viễn thông Bưu chính cũng có một số thành tựu nhất địnhnhưng chủ yếu là phục vụ công ích và các mục tiêu chính trị Năm 2006, nước tađược gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) để đáp ứng tình hình kinhdoanh có hiệu quả trong thời đại mới, Chính phủ đã cho phép Tập đoàn Bưuchính-Viễn thông Việt Nam tách riêng hoạt động Bưu chính và hoạt động Viễnthông thành hai đơn vị kinh doanh độc lập Tổng công ty Bưu chính Việt Namtên viết tắt là VNPost, được thành lập theo Quyết định ngày 15/06/2007 của Bộtrưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, hoạt động chính thức từ ngày 01/01/2008.Tổng công ty BCVN là Tổng công ty nhà nước, do Nhà nước quyết định thànhlập và giao vốn thông qua VNPT; thực hiện chế độ hạch toán và hoạt động theoquy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Điều lệ tổchức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; có tư cáchpháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng theo quy định của pháp luật; cótrách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp về hoạtđộng kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính của Tổng công ty BCVT Việt Namtrước đây theo quy định của pháp luật.

2.1.2 Một số Đặc điểm và Mục tiêu trong hoạt động kinh dịch vụ doanh Bưu Chính hiện nay

Có thể nói về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh, ngành Bưu chính có mộtđặc điểm ít thấy được ở các ngành khác đó là sự thống nhất toàn mạng lưới,toàn hành trình trong nước cũng như nối mạng ra quốc tế Hệ thống dịch vụ Bưuchính trong nước và quốc tế phải được thống nhất tương đối về tổ chức mạnglưới, quy trình nghiệp vụ… nếu không có sự thống nhất này thì sản phẩm Bưuchính không thể được đảm bảo Mặt khác, tại bất kỳ quốc gia nào dịch vụ Bưuchính là ngành vừa có tính chất kinh doanh vừa có tính chất phục vụ Về mặtkinh doanh ngành Bưu chính cũng đóng góp vào nền kinh tế quốc dân như tất cảcác ngành nghề sản xuất kinh doanh khác, ở mặt phục vụ ngành Bưu chính thực

Trang 39

hiện nhiệm vụ công ích hoặc mục tiêu phát triển bền vững theo chính sách củaChính phủ tại các quốc gia đó trong từng thời kỳ nhất định.

Ngày nay, hàng tỷ Bưu phẩm, Bưu kiện và Chuyển phát nhanh được Bưuchính chuyển tới mọi người trên toàn thế giới Danh sách các loại hàng hóa hoặccác tài liệu quan trọng, các phiếu chuyển tiền của những người xa quê gửi chogia đình họ, sách và báo chí đang được tiếp tục bổ sung Ngược lại với những

dự báo trước đây không lâu về sự sống còn của Bưu chính, các dịch vụ Bưuchính vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng hơn baogiờ hết Thư điện tử, Internet không thể thay thế cho các dịch vụ Bưu chính,không những thế nó còn tạo nhiều cơ hội mới cho dịch vụ Bưu chính phát triển.Chúng ta đang sống trong thời đại mà các phương tiện thông tin bổ sung, hỗ trợlẫn nhau Ngành Bưu chính cung cấp một dịch vụ quý giá, không chỉ cho bất kỳ

ai mua hoặc bán hàng trực tuyến, mà còn cho những ai chưa có điều kiện sửdụng các công nghệ mới và dành cho những ai mà thư từ là phương tiện liên lạcsống còn với thế giới bên ngoài Với sự phát triển thương mại quốc tế và liênkhu vực, cần phải thu hẹp khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các nhà khaithác dịch vụ Bưu chính trên thế giới để các doanh nghiệp và cá nhân được hưởnglợi nhiều hơn từ các dịch vụ Bưu chính

Với việc thông qua một Chiến lược Bưu chính thế giới mới, các nước thànhviên tham dự Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới lần thứ 24 tại Giơ-ne-vơtháng 07và 08 năm 2008 vừa qua đã đưa ra lộ trình phát triển dịch vụ Bưu chínhtrong tương lai Chiến lược mới này khuyến khích việc phát triển thị trường, kếtnối các mạng lưới dịch vụ Bưu chính và quản lý chặt chẽ hơn trong lĩnh vực Bưuchính toàn cầu

Các mục tiêu cụ thể yêu cầu đối với nhà khai thác dịch vụ Bưu chính là xácđịnh vị trí của mình tốt hơn trong một môi trường đặc trưng với các đặc điểm:cạnh tranh gay gắt, toàn cầu hóa, tự do hóa thị trường và sự thay đổi nhanhchóng công nghệ mới Lộ trình được UPU thông qua khuyến khích các nhà khai

Trang 40

thác cung cấp dịch vụ nhanh hơn, tin cậy hơn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu củatất cả người sử dụng, của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp Các ưu tiêncủa UPU trong những năm tới bao gồm: đẩy mạnh dịch vụ phổ cập, nâng caochất lượng dịch vụ, hiện đại hóa các dịch vụ thanh toán, thực thi chính sách địachỉ hóa (địa chỉ Bưu chính là một thành phần thiết yếu để xác định người nhận),vấn đề môi trường và phát triển bền vững Các nhà cung cấp dịch vụ Bưu chính,với tính chất toàn cầu của mình, đảm bảo là cầu nối liên lạc giữa mọi người trêntoàn thế giới Điều này đặc biệt quan trọng vào thời điểm hiện nay, khi mà hàngtriệu người còn chưa được thụ hưởng quyền được trao đổi thông tin

2.1.3 Các hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam

Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam được phê duyệt thành lập theo Quyết định

số 674/QĐ-TTg ngày 01/06/2007 của Thủ Tướng Chính Thủ về việc “Phê duyệt đề

án thành lập Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam” và Quyết định số BBCVT ngày 15/06/2007 của Bộ Bưu Chính, Viễn Thông về việc “Thành lập TổngCông ty Bưu chính Việt Nam” Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là Tổng Công tynhà nước, do Nhà nước quyết định thành lập và giao vốn thông qua Tập đoàn Bưuchính Viễn thông Việt Nam; thực hiện chế độ hạch toán và hoạt động theo quy địnhcủa Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạtđộng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; có tư cách pháp nhân, condấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhànước, các ngân hàng theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm kế thừa cácquyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vựcBưu chính của Tổng công ty BCVT Việt Nam trước đây theo quy định của phápluật Trụ sở chính được đặt tại Thành phố Hà Nội, Vốn điều lệ: không thấp hơn8.122 tỷ đồng tại thời điểm thành lập, được hình thành từ vốn, tài sản thuộc sở hữunhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và được Tập đoàn Bưuchính Viễn thông Việt Nam bàn giao cho Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam

16/2007/QĐ-* Các lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty:

- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng,

Ngày đăng: 23/01/2024, 11:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w