1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài Thuyết Trình - Bảo Tàng Phụ Nữ Việt Nam

21 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Tàng Phụ Nữ Việt Nam
Trường học Bảo Tàng Phụ Nữ Việt Nam
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Bài Thuyết Trình
Năm xuất bản 1987
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 80,11 KB

Nội dung

Đó là Hai Bà Trưng, Bà Triệu,Dương Vân Nga, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ thị Sáu,Hoàng Ngân, Mạc thị Bưởi, Nguyễn thị Chiên… Trang 2 Trong hành trình tham quan tại bảo tàng ch

Trang 1

BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM

Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh của dân tộc chống lại các thếlực xâm lăng, đấu tranh với thiên tai để bảo về tổ quốc, xây dựng vàphát triển đất nước, duy trì nòi giống con Rồng cháu Tiên, PNVN đãchứng tỏ được sức mạnh của lòng yêu nước, trì thông minh, ý chíquật khởi, tinh thần hy sinh xả thân vì nước, lòng nhân từ và đức hysinh cao cả Biết bao tấm gương liệt nữ kiên trung bất khuất đã để lạidanh thơm cho con cháu muôn đời Đó là Hai Bà Trưng, Bà Triệu,Dương Vân Nga, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ thị Sáu,Hoàng Ngân, Mạc thị Bưởi, Nguyễn thị Chiên…

Để giáo dục cho những thể hệ mai sau về nhũng tấm gương dũngcảm, ý chí bất khuất của những người nũ anh hùng, và giới thiệu đếnbạn bè trong nước và quốc tế những vẻ đẹp của người Phụ nữ trênkhắp mọi miền đất nước ngày 10/01/1987 Bảo tàng Phụ nữ ViệtNam trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập theoQuyết định số 09/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bảo tàngphụ nữ Việt Nam có trụ sở tại 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội,với diện tích trưng bày gần 2000m2 và hệ thống kho lưu giữ hơn25.000 tài liệu, hiện vật phản ánh những đóng góp của phụ nữ ViệtNam trong lịch sử và cuộc sống đương đại Bảo tàng là trung tâmtruyền thông kiến thức về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam chocông chúng Đây cũng là nơi giao lưu văn hoá giữa phụ nữ Việt Nam

và phụ nữ thế giới vì mục tiêu bình đẳng, hoà bình và phát triển Đadạng, luôn đổi mới là những gì Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã, đang

và sẽ hướng tới để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan Sau bốnnăm thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống trưng bày, Bảo tàng

mở cửa đón khách trở lại từ 20/10/2010

Hệ thống trưng bày thường xuyên gồm các chủ đề: Phụ nữ trong giađình; Phụ nữ trong lịch sử; Thời trang nữ: Truyền thống và hiện đại.Bên cạnh đó, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn tổ chức các chươngtrình dành cho công chúng, các hoạt động giáo dục và triển lãmchuyên đề, lưu động, tổ chức hội thảo, liên kết, hợp tác, phát triển…

Trang 2

Trong hành trình tham quan tại bảo tàng chúng ta sẽ tìm hiểu về bảotàng qua 5 chuyên đề:

- Phụ nữ Việt Nam trong gia đình

- Phụ nữ trong lịch sử

- Trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - nơi lưu giữ, trưng bày và tái hiện hìnhảnh biểu tượng của người phụ nữ đất Việt từ thời xa xưa cho tới hiệnđại

Bao gồm 4 tầng với hàng nghìn các loại tư liệu và hiện vật, Bảo tàngPhụ nữ Việt Nam đã mất gần 10 năm để tìm kiếm và thu thập trênkhắp cả nước: từ những hình ảnh cho đến các bộ trang phục, tất cảđều mang đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam

Ân tượng đầu tiên khi bước chân vào Bảo tàng là bức tượng "MẹViệt Nam" dát vàng, cao 3,6m, do nghệ sĩ Phú Cường thực hiện Hìnhảnh người mẹ khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống, dịu dàng và nhân hậu.Bàn tay phải của bà mở rộng thể hiện sự vượt qua mọi thử thách khókhăn; tay trái nâng một em bé hai tay đang vươn về phía trước Trêntrần nhà được bố trí những chùm đèn trắng thể hiện cho dòng sữa

mẹ, một nguồn sống bất tận nuôi bao thế hệ Bức tượng là biểutượng cho sức mạnh, vẻ đẹp và khát vọng cuộc sống của phụ nữ ViệtNam mái nhà hình vòm được thiết kế độc đáo, giúp tận dụng ánhsáng mặt trời tối đa, đảm bảo chiếu sáng cả tầng một nhưng khôngquá nóng vào mùa hè

I Phụ nữ trong gia đình

Trong xã hội nguyên thuỷ:

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định vai trò và những đóng góp

to lớn của phụ nữ Việt Nam trên các lĩnh vực trong các thời kỳ xâydựng và phat triển đất nước Theo những tài liệu khảo cổ học, ở ViệtNam đã tồn tại thời kỳ Mẫu quyền khá dài trong xã hội nguyên thủyvới vai trò quan trọng,quyết định của người phụ nữ trong gia đình và

xã hội

Trang 3

Trong buổi bình minh của lịch sử và trong giai đoạn phát đạt của xãhội nguyên thủy, dân tộc nào cũng trải qua một thời kỳ mẫu hệ vàchế độ mẫu quyền Trong đó phụ nữ làm chủ gia đình, dòng họ; phụ

nữ có vai trò lớn lao trong sinh hoạt kinh tế, đời sống xã hội cũngnhư trong đời sống văn hóa tinh thần

Ở Việt Nam, mỗi người đều ghi nhớ chuyện Mẹ Âu Cơ và Bố Lạc LongQuân là những người khai sáng ra lịch sử dân tộc Mẹ đẻ ra trămtrứng trong cùng một bọc, nở thành trăm chàng trai Mẹ và Bố lạichia đều con đi ở miền núi và miền biển, thành nhân dân miền núi vàmiền xuôi bây giờ Công lao to lớn của Mẹ Âu Cơ đã được truyềntụng hàng ngàn đời nay ở vùng đất Tổ (Phú Thọ) chứng tỏ mẹ làngười “mang nặng đẻ đau” và cũng là người khai sáng văn hóa dântộc

Phụ nữ trong xã hội Phong kiến:

Theo cố Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng: Khi bước sang chế độ phụquyền không phải bất cứ đâu và lúc nào cũng đều mang hình thức cổđiển, hà khắc (người phụ nữ bị truất hẳn vai trò và quyền hành xãhội, trở thành nô lệ gia đình như cách nói của Lê Nin - điển hình là

Hy Lạp), nhiều xã hội chuyển sang phụ quyền dưới một hình thức

“êm dịu hơn” Theo đó, bước vào thời đại văn minh, phụ nữ nhiềunước vẫn được coi trọng và có ảnh hưởng đối với nhiều công việc,Phụ nữ Việt Nam xưa ở trong trường hợp thứ hai này Do đó, ở ViệtNam, nếu trong thời đại nguyên thủy, phụ nữ là người chủ yếu giữviệc hái lượm, tham gia săn bắt, rồi làm nghề nông nguyên thủy,chăn nuôi, thủ công cùng với công việc trong nhà, thì đến thời đại xãhội có giai cấp, người phụ nữ vẫn là người tham gia đầy đủ vào tất

cả các khâu lao động trong xã hội và gia đình Trong khi đó ở nhiềunước trên thế giới cổ đại, người phụ nữ chỉ còn tham gia các côngviệc gia đình

Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết đã viết: “Nếu ở hầu hết thời đại nguyênthuỷ, phụ nữ là người đứng đầu cộng đồng thân tộc của họ, thì đếnthời đại xã hội có giai cấp, trong khi ở nơi này nơi khác, gia đình là

do người đàn ông làm chủ nhưng ở Việt Nam, điều đó chỉ có trêndanh nghĩa, còn trong thực tế, người phụ nữ vẫn là người điều khiểnhầu hết công việc gia đình Nếu ở hầu hết thời đại nguyên thuỷ, phụ

Trang 4

nữ là người lãnh đạo và tham gia vào tất cả các hoạt động xã hội, thìđến thời đại xã hội có giai cấp, trong khi ở nơi này nơi khác, phụ nữmất hẳn chức năng ấy, thì ở Việt Nam, đông đảo phụ nữ vẫn lànhững “công dân chính trị” rất độc đáo.” Đây chính là tiền đề đểngười phụ nữ Việt Nam cổ đại vẫn tiếp tục có những cống hiến lớnlao vào lịch sử dân tộc.

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực cội nguồn của nền nôngnghiệp lúa nước Lịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình pháttriển của nền văn minh lúa nước, người phụ nữ luôn đóng vai trò trụcột trong lao động sản xuất

Tục thờ nữ thần của người Việt đã xuất hiện từ lâu đời và phát triểntrải qua các thời kỳ lịch sử trên cơ sở truyền thống coi trọng vai tròcủa người phụ nữ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được xây dựng

và lưu truyền từ huyền Mẹ Âu Cơ, Bố Lạc Long Quân đến việc thờcác nữ thần nông nghiệp như bà Dâu (Chùa Dâu),bà Đậu (chùa BàĐậu); thờ các Mẫu Tam Phủ (Trời- Đất- Nước), Mẫu tứ phủ (Trời-Đất- Nước-Địa), Mẫu Tứ pháp (Mây-Mưa-Sấm-Chớp) đến các nghi lễthờ cúng “Mẹ Lúa” của nhiều dân tộc ở Việt Nam Điều đó đã phảnánh vai trò quan trọng của người phụ nữ trong nghề nông từ thời cổđại và xuyên suốt tiến trình lịch sử cho đến ngày nay

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng đã khẳng định: “Trên chặngđường chuyển hóa từ mẫu hệ sang phụ hệ và cả mãi về sau này nữa– xã hội Việt Nam cổ truyền đã thừa hưởng và vẫn bảo lưu mộttruyền thống vững chắc và tốt đẹp: đó là vai trò quan trọng củangười đàn bà, người mẹ, trong gia đình, ngoài xã hội”

Từ ngàn xưa, vai trò của người Mẹ, người phụ nữ được tôn trọng, đềcao trong xã hội Việt Nam Trong dân gian, chúng ta thấy nhân dânlao động Việt Nam vừa kính cha vừa ơn mẹ - Chữ hiếu hai vai

"Công cha như núi Thái sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Người mẹ Việt Nam có tầm quyết định đối với sự phát triển của cáccon về nhiều mặt (thể chất, tình cảm, đạo lý làm người…) Do đó lờicửa miệng dân gian nói: “Con dại cái mang”, “Phúc đức tại mẫu”,

“Cha sinh chẳng tày mẹ dưỡng”

Trang 5

Có khi trong xã hội Việt Nam cổ truyền người vợ được coi trọng hơn

cả chồng “Lệnh ông không bằng cồng bà” Chính việc thực hiện vaitrò to lớn đó, trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều nét độc đáo của ViệtNam, đã hun đúc nên những phẩm chất đạo đức truyền thống tốtđẹp của người phụ nữ Việt Nam

Trong xã hội hiện đại

Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong côngcuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đạihóa hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, làđộng lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội Vai trò này đangđược khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết

Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng củangười phụ nữ trong gia đình Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc

và sự ổn định của gia đình Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng,sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùngchồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống,

từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội Không chỉ chăm sócgiúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyênthiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành côngtrong sự nghiệp của chồng Là những người mẹ hết lòng vì con cái,

họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo Người mẹ ngàynay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, độngviên kịp thời Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở nhữngngười phụ nữ, người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sựcân bằng bình yên trong cuộc sống Chính họ đã tiếp sức cho chúng

ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích

Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình,người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội Ngàycàng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng,nhà quản lý năng động … Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặc của ngườiphụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, may mặc, du lịch, côngnghệ dịch vụ …

Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đấtnước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí

Trang 6

của mình đối với sự phát triển của xã hội Khi nền kinh tế của chúng

ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn Nó phá vỡ sựphân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham giavào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệmchăm sóc gia đình Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ

nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạtđộng khác Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ

II Phụ nữ trong lịch sử

Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, qua nhữngchặng đường vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộcViệt Nam, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống cần cù, chịu khó,thông minh, sáng tạo và chiến đấu dũng cảm

Ngay từ buổi đầu lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có vaitrò quan trọng trong việc giữ nước Năm 40 sau công nguyên Hai bàTrưng đã lãnh đạo nhân dân đánh đổ ách đô hộ của nhà Đông Hán,giành độc lập cho đất nước Trưng Trắc được tôn lên làm vua hiệu làTrưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh Thế kỉ thứ III, bà Triệu ThịTrinh, 23 tuổi quê ở Triệu Sơn, Thanh Hóa cùng anh trai khởi nghĩachống giặc Ngô Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân, một tướng tài của vuaQuang Trung chỉ huy đội tượng binh góp phần đánh tan 29 vạn quânThanh xâm lược Họ còn đóng góp trong xây dựng và phát triển đấtnước như thái hậu Dương Vân Nga, Huyền Trân công chúa, Nguyênphi Ỷ Lan

Nếu ở gian trưng bày thứ nhấtgiới thiệu vai trò phụ nữ tronggia đình, thì đến gian thứ hai này vai trò xã hội của phụ nữ Việt Namđược tái hiện lại một cách sinh động, giúp cho du khách tham quan

có thể hiểu thêm về hình ảnh người phụ nữ trong vận nước lâmnguy

Gian trưng bày thứ 2 tâp trung khắc họa hình ảnh người phụ

nữ Việt Nam kiên cường, bất khuất trong công cuộc bảo vệ, xâydựng và phát triển đất nước qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: từ năm 1930 – 1954 (kháng chiến chống thực dânPháp)

Giai đoạn 2: Từ năm 1954 – 1975 (Cách mạng dân tộc dân chủnhân dân ở miền Nam)

Giai đoạn 3: Thống nhất đất nước (năm 1975)

Trang 7

Giai đoạn 1930 - 1954 đánh dấu một bước ngoặt lớn khi phụ

nữ bước ra từ xã hội phong kiến, lần đầu tiên được tham gia vào tổchức Đảng cộng sản và tự đứng ra thành một một tổ chức cho riêngmình là Hội phụ nữ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, phụ nữ đã có nhiều đóng góp vào

sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và kháng chiến chốngthực dân Pháp Họ là lực lượng nòng cốt trong công tác giao liên,nuôi giấu bảo vệ cán bộ, dân công phục vụ chiến dịch, du kích bảo

vệ xóm làng, chăm sóc cứu chữa thương binh và tích cực ủng hộ tàichính, lương thực cho kháng chiến

Trong khi các anh dồn sức cho tiền tuyến đánh địch, thì phụ nữ

là lực lượng sản xuất chủ yếu ở nông thôn, gánh vác công việc đồng,đảm bảo cung cấp lương thực, vừa nuôi gia đình, vừa đóng góp chocách mạng Các chị vừa lo việc nước vừa gách vác việc nhà thaychồng nuôi con, làm tròn thiên chức làm mẹ, thủy chung với chồng

để các anh yên tâm đánh giặc Hình ảnh phụ nữ xay lúa phục vụkháng chiến đã thể hiện vai trò của họ trong việc xây dựng một hậuphương vững chắc, là hình ảnh âm thầm phía sau những chiến thắnglớn của các anh

Trong thời gian này có rất nhiều nữ anh hùng đã chiến đấu dũngcảm, để lại tiến thơm cho đời như chị Nguyễn Thị Minh Khai, chịNguyễn Thị Chiên, chị Hồ Thị Bi, Chị Mạc Thị Bưởi, hay người anhhùng bất khuất Võ Thị Sáu

Chị Sáu quê ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu Năm 14 tuổi chị tham gia đội công an xung phong Đất Đỏ,phục vụ cách mạng Chị đã trực tiếp diệt nhiều lính Pháp Năm 1950chị bị địch bắt và kết án tử hình ở Khám Chí Hòa – Sài Gòn.Chưa đủtuổi thi hành án nên chị bị đưa ra Côn Đảo và trở thành nữ tù nhânđầu tiên tại đây Ngày 23 tháng 12 năm 1952 chị bị xử bắn tại nghĩatrang Hàng Dương khi chưa đầy 18 tuổi

Mỗi một hiện vật trưng bày tại đây là mỗi câu chuyện thật ýnghĩa, chiếc đền chai của sư thầy Đàm Duyên trụ trì chùa Nam Ngạn,Thanh Hóa đã cho ta thấy sự sáng tạo của người phụ nữ Việt Namtrong kháng chiến:

“Năm 1942 tôi về trụ trì ở chùa Nam Ngạn, thị xã Thanh Hoá.Tuy không thuộc thành phần tham gia kháng chiến nhưng đầu năm

1954 tôi đã hai lần xung phong đi dân công gánh bộ, vận chuyển

Trang 8

lương thực từ Thanh Hóa lên Tây Bắc phục vụ chiến dịch Điện BiênPhủ Mỗi đoàn có hàng trăm người, mỗi chuyến đi khoảng 3 tháng.Chuẩn bị cho chuyến đi, tôi tự làm chiếc đèn này từ chai thuỷ tinh0,65 lít để soi đường đi trong đêm Đèn chai rất phổ biến vì tiện choviệc vận chuyển trong đêm, không bị tắt khi trời mưa, gió to Tôicùng những người khác gánh hai bồ gạo nặng hơn 20kg, buộc đèn ởđầu đòn gánh, vượt qua hàng trăm ki lô mét đường rừng để đưa gạođến các chiến trường được kịp thời.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ cây đèn trở thành đồ dùng sinhhoạt của nhà chùa và dùng để thắp sáng phục vụ tiếp tế cơm nước,cứu chữa cho anh em thương binh trong suốt hai cuộc chiến tranhphá hoại của Mĩ” Sư thầy kể lại

Những đóng góp đó của các chị đã làm góp phần làm nên thànhcông của chiến dịch Điện Biên Phủ, đánh đuổi được thực dân Pháp rakhỏi đất nước Việt Nam

Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, đãkết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp

Mĩ đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia Đất nước ta tạm thời

bị chia cắt thành 2 miền Nam – Bắc Hai ngày sau khi Hiệp định được

kí kết, ngoại trưởng Mĩ đã tuyên bố can thiệp vào miền Nam ViệtNam để “ngăn chặn sự bành trướng của Chủ nghĩa cộng sản ở ĐôngNam Á” Từ đây đất nước ta tiếp tục đấu tranh với âm mưu mới của

Mĩ - Diệm ở miền Nam

Trong từng giai đoạn đấu tranh kết hợp với hoạt động của lực lượng

vũ trang, phụ nữ đã chuẩn bị gậy gộc, dao mác, dây, súng bập dừa,

mõ, trống, ban đêm áp đảo tinh thần kẻ địch, ban ngày kéo nhauthành đoàn biểu tình tiến thẳng vào các công sở, đồn bốt vừa đấutranh trực diện, vừa lôi kéo, làm tan rã các lực lượng kìm kẹp củađịch Hình ảnh những người phụ nữ phá hàng rào dây thép gai đểđòi hòa bình đã làm nao lòng nhân dân khắp thế giới

Khi chiến tranh mở rộng, chiến trường đòi hỏi một đội ngũ dâncông đông đảo để phục vụ chiến đấu Số đông dân công đó là phụ

nữ, nhất là nữ thanh niên, được tổ chức trong các đội: nữ dân công,

nữ thanh niên xung phong Chị em làm các việc cấp dưỡng, nuôiquân, tiếp tế đạn dược, lương thực, tải thương, xây dựng công sựchuẩn bị chiến trường Ưu điểm nổi bật của các đội nữ dân công,

nữ thanh niên xung phong là bám sát tiền tuyến, nhanh chóng đưa

Trang 9

thương binh, tử sĩ về tuyến sau, biểu lộ một tình yêu thắm thiết vàtinh thần trách nhiệm cao.

Về nữ thanh niên xung phong không thể không nhắc tới mười côgái ở Ngã ba Đồng Lộc Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường TrườngSơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh Tất cả mọi conđường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua nơi đây Nơi đây là trọngđiểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại kẻđịch âm mưu ném bom huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sứcngười, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực của hậu phương lớnmiền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam

Hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung phong đượclệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửachữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước

ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua.Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ:

1.Võ thị Tần- 22 tuổi - tiểu đội trưởng2.Hồ Thị Cúc- 21 tuổi - tiểu đội phó3.Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sĩ4.Nguyễn Thị Xuân- 20 tuổi - chiến sĩ5.Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ6.Trần Thị Rạng- 19 tuổi - chiến sĩ7.Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ8.Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi - chiến sĩ9.Võ Thị Hạ-19 tuổi - chiến sĩ

10.Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ

Nhận nhiệm vụ xong, các chị đến tại hiện trường gấp rút triển khaicông việc với cả niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nênkhông hề sợ hãi Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa

ý ới gọi nhau Bỗng một tốp máy bay phản lực từ hướng Bắcvào Nam vượt qua trọng điểm Tất cả các chị nhanh chóng nằm rạpxuống đường Hết tiếng máy bay các chị lại chồm dậy làm việc Bấtngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bomrơi đúng vào đội hình 10 cô gái Các tiểu đội thanh niên xung phong

đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng lao

ra gọi tên từng người Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hốbom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn

Trang 10

thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người Cả 10 cô gái trẻ ấy đã

hy sinh

Để ghi sâu tội ác và ghi lại chiến tích của 10 cô gái tại trọngđiểm lịch sử này Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu Anh hùng cho 10 cô gái hysinh tại ngã ba Đồng Lộc

Cũng sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnhthân yêu, chị La Thị Tám là một nữ anh hùng Quân đội nhân dânViệt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

Năm 1967, lúc vừa tròn 18 tuổi, La Thị Tám gia nhậpđội thanh niên xung và được biên chế vào đơn vị chủ lực Đại đội 2-Giao thông vận tải đóng tại xã Đồng Lộc Chị được giao nhiệm vụđứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào nhữnglúc máy bay Mĩ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống.Sau khi máy bay Mĩ vừa đi là La Thị Tám chạy xuống cắm tiêu đánhdấu cho công binh đến phát nổ Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đãđếm và cắm tiêu được một số lượng bom lớn: 1205 quả Ngày 22tháng 12 năm 1969 chị được chủ tịch nước phong tặng danh hiệuAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 20 tuổi

Năm 1970, nhạc sĩ Doãn Nho đã viết ca khúc Người con gáisông La (dựa trên lời thơ Phương Thúy) lấy từ hình ảnh chị La ThịTám và 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc

Gian trưng bày này cũng lưu giữ nhiều hiện vật như Các vậtdụng của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn, Dụng cụ sửa xe của Đội nữlái xe Nguyễn Thị Hạnh

Trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việtnam, phụ nữ miền Nam là lực lượng xung kích, là "đội quân tóc dài"trên mặt trận đấu tranh chính trị; trong đấu tranh vũ trang, phụ nữmiền Nam cũng không kém nam giới về mưu trí và lòng dũng cảm

Ở thành thị, các đội biệt động nữ cũng đã thực hiện nhiều trậnđánh vào cơ quan đầu não của địch gây cho địch nhiều tổn thất nặng

nề Trong chiến dịch Mậu Thân 1968 biệt động nữ đã lọt vào đượcnhiều cứ điểm quan trọng như bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn,tòa Đại sứ Mĩ để nắm bắt tình hình và báo cho cơ sở kháng chiến

Có một nữ biệt đông mà lịch sử không thể không nhắc tới, người

mà đã 9 lần được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mĩ, và 20 tuổi

đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhândân sau 5 năm "đi ở" cho địch, đánh 17 trận và diệt được 174 tên

Ngày đăng: 23/01/2024, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w