Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ TÚ TRINH
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THIẾT KẾ CHẾ THỬ
QUẦN TẬP THỂ THAO ÁP LỰC
CHO PHỤ NỮ TUỔI TRUNG NIÊN
CÓ SỬ DỤNG BĂNG HỖ TRỢ GIẢM BÉO
CHỨA VI NANG TINH DẦU QUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ DỆT, MAY
Hà Nội – 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ TÚ TRINH
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THIẾT KẾ CHẾ THỬ
QUẦN TẬP THỂ THAO ÁP LỰC
CHO PHỤ NỮ TUỔI TRUNG NIÊN
CÓ SỬ DỤNG BĂNG HỖ TRỢ GIẢM BÉO
CHỨA VI NANG TINH DẦU QUẾ
Ngành: Công nghệ Dệt, May
Mã số: 9540204
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ DỆT, MAY
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS CHU DIỆU HƯƠNG
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung nghiên cứu trong luận án là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Chu Diệu Hương Các kếtquả của luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được tác giả khác công bố
Một phần kết quả của luận án được chính tôi thực hiện trong khuôn khổ đềtài đồng thời là cô hướng dẫn luận án làm chủ nhiệm Tôi đã được chủ nhiệm đề tàiđồng ý cho phép sử dụng các kết quả này trong báo cáo của luận án (Có giấy xácnhận của chủ nhiệm đề tài)
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2024
Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Chu Diệu Hương
Tác giả
Nguyễn Thị Tú Trinh
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TL GIÁM ĐỐC TRƯỞNG BAN ĐÀO TẠO
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đếnPGS.TS Chu Diệu Hương, người đã tâm huyết, tận tình hướng, động viên khích lệ,dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiệnluận án
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo Khoa Dệt may - Da giầy và Thờitrang, Bộ môn Công nghệ dệt, Ban đào tạo của Đại học Đại học Bách Khoa Hà Nội
đã tiếp nhận tôi làm Nghiên cứu sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốtthời gian học tập tại đây
Tôi xin cảm ơn các Phó giáo sư, Tiến sĩ là chủ tịch hội đồng, phản biện, thư
ký và ủy viên hội đồng đã dành thời gian quý báu để đọc, tham gia hội đồng chấmluận án với những góp ý cụ thể, bổ ích, giúp tôi hoàn thiện tốt hơn nội dung nghiêncứu của luận án
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ban giám hiệuTrường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện chotôi được học tập và hoàn thành luận án
Tôi xin cảm ơn tập thể thầy, cô giáo thuộc Khoa Thiết kế thời trang và Chămsóc sắc đẹp, cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuậtThành Phố Hồ Chí Minh đã luôn động viên, khích lệ hỗ trợ trong suốt quá trình tôithực hiện luận án
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người thân yêu, gần gũinhất đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi yên tâm hoàn thành luận án.Trong suốt quá trình thực hiện luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót vàhạn chế, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báo của các thầy cô vàđồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn
Tác giả
Nguyễn Thị Tú Trinh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của luận án 2
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Nội dung nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Những điểm mới của luận án 5
8 Ý nghĩa khoa học 5
9 Giá trị thực tiễn 5
10 Hướng phát triển tiếp theo của luận án 5
11 Kết cấu của luận án 6
CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 7
1.1 Trang phục thể thao 7
1.1.1 Phân loại trang phục thể thao 7
1.1.2 Đặc trưng của trang phục thể thao 8
1.1.3 Quần tập thể thao nữ (quần leggings nữ) 10
1.2 Sản phẩm may mặc áp lực 17
1.2.1 Ứng dụng của sản phẩm may mặc tạo áp lực 17
1.2.1.1 Ứng dụng trong lĩnh vực y tế 18
1.2.1.2 Ứng dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ chỉnh hình 19
1.2.1.3 Ứng dụng trong lĩnh vực thể thao 21
1.2.2 Vật liệu sử dụng cho sản phẩm may mặc tạo áp lực 24
1.2.3 Mô hình tính toán biến dạng của vải dệt kim 26
1.2.4 Phương pháp xác định áp lực của quần áo 30
1.2.4.1 Phương pháp xác định áp lực trực tiếp 31
1.2.4.2 Xác định áp lực gián tiếp 34
1.3 Khái quát về phụ nữ tuổi trung niên 38
1.3.1 Đặc điểm nhân trắc của phụ nữ trung niên 38
1.3.2 Các phương pháp giảm cân 40
1.3.2.1 Phương pháp ăn kiêng 41
1.3.2.2 Phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ 42
1.3.2.3 Phương pháp tập luyện thể dục 42
1.3.2.4 Phương pháp sử dụng hoạt chất giảm béo 44
1.3.3 Tổng quan về phương pháp đánh giá thể trạng béo cơ thể 45
1.3.4 Phương pháp đánh giá gián tiếp 46
1.3.5 Phương pháp đánh giá trực tiếp 47
1.4 Vi nang và ứng dụng 48
1.4.1 Giới thiệu về vi nang 48
1.4.2 Cấu trúc và chức năng hoạt động của vi nang 49
1.4.3 Một số ứng dụng của vi nang 50
1.4.4 Ứng dụng của vi nang trong ngành dệt may 50
1.4.5 Khái quát về tinh dầu quế 51
Trang 61.4.6 Công dụng của tinh dầu quế 52
1.5 Kết luận tổng quan 53
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55
2.1 Đối tượng nghiên cứu 55
2.1.1 Vi nang tinh dầu quế 56
2.1.2 Quần tập thể thao leggings nữ 56
2.2 Phạm vi nghiên cứu 56
2.2.1 Vải dệt kim CVC và TC 56
2.2.2 Phụ nữ tuổi trung niên 59
2.3 Nội dung nghiên cứu 59
2.3.1 Nghiên cứu thiết kế, đánh giá lựa chọn vải dệt kim để thiết kế quần leggings tạo áp lực 59 2.3.2 Nghiên cứu thiết kế quần tập thể thao leggings có áp lực phù hợp ở vùng bụng
59 2.3.3 Nghiên cứu độ bền mùi và khả năng giải phóng hoạt chất tinh dầu quế từ vi nang của băng hỗ trợ giảm béo 60
2.3.4 Đánh giá hiệu quả giảm béo 60
2.4 Phương pháp nghiên cứu 60
2.4.1 Nghiên cứu tổng quan 60
2.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm 60
2.4.2.1 Nghiên cứu thiết kế, lựa chọn vải dệt kim để thiết kế quần leggings tạo áp lực 60
2.4.2.2 Nghiên cứu thiết kế quần tập thể thao leggings có áp lực phù hợp ở vùng bụng 64
2.4.2.3 Nghiên cứu độ bền mùi và khả năng giải phóng hoạt chất của vi nang chứa tinh dầu quế 72 2.4.2.4 Đánh giá hiệu quả giảm béo của quần leggings được thiết kế 74
2.5 Kết luận chương 2 76
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 78
3.1 Kết quả nghiên cứu lựa chọn vải dệt kim để thiết kế quần leggings tạo áp lực 78 3.1.1 Đánh giá khối lượng của vải g/m 2 78
3.1.2 Đánh giá độ dầy của vải 80
3.1.3 Đánh giá mật độ của vải 81
3.1.4 Đánh giá độ thoáng khí 83
3.1.5 Kết quả đường cong tải trọng – độ giãn của vải dệt kim CVC và TC 85
3.1.6 Kết quả xây dựng hàm rão của vải dệt kim từ sợi CVC và từ sợi TC 87
3.2 Kết quả thiết kế quần tập thể thao leggings tạo áp lực phù hợp ở vùng bụng 99
3.2.1 Xác định thông số nhân trắc cơ thể 100
3.2.2 Kết quả lựa chọn áp lực và độ giãn cho thiết kế quần leggings 100
3.3 Kết quả nghiên cứu khả năng giải phóng hoạt chất tinh dầu quế từ băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang 109
3.3.1 Xây dựng phương pháp xác định định lượng độ bền mùi 109
3.3.2 Kết quả đánh giá độ bền mùi của vi nang chứa tinh dầu quế ảnh hưởng bởi 4 mức độ giãn. 110 3.3.3 Kết quả đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất bằng phương pháp phân tích quang phổ UV-vis 112
3.4 Đánh giá hiệu quả giảm béo của quần tập leggings có sử dụng băng chứa vi nang hỗ trợ giảm béo 114
3.4.1 Phương thức luyện tập thể dục cho phụ nữa béo 114
3.4.2 Kết quả đánh giá hiệu quả giá trị nhiệt độ vùng bụng 119
3.5 Kết luận chương 3 122
Trang 7KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN 124
HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO CỦA LUẬN ÁN 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phương pháp giảm béo bụng phẫu thuật thẩm mỹ 42
Bảng 1.2 Một số phương pháp đánh giá gián tiếp 46
Bảng 1.3 Một số phương pháp đánh giá thành phần cơ thể trực tiếp 47
Bảng 2.1 Bảng thông số máy dệt kim dệt vải mẫu 57
Bảng 2.2 Phương án cài sợi chun trên vải CVC 57
Bảng 2.3 Bốn phương án cài sợi chun trên vải TC 58
Bảng 2.4 Thông số máy dệt 59
Bảng 2.5 Các thiết bị và tiêu chuẩn đánh giá một số tính chất cơ lý của vải 61
Bảng 2.6 Mốc đo và phương pháp đo các kích thước cơ thể 65
Bảng 3.1 Tải trọng tác dụng lên bốn mẫu vải TC với 86
độ giãn ngang là 200% 86
Bảng 3.2 Tải trọng tác dụng lên bốn mẫu vải CVC với 87
độ giãn ngang là 200% 87
Bảng 3.3 Phương trình rão của các loại vải dệt kim được nghiên cứu 90
Bảng 3.4 Đặc điểm nhân trắc nhóm phụ nữ tình nguyện tham gia nghiên cứu 99
Bảng 3.5 Bảng thông số đo kích thước cơ thể của 8 đối tượng nữ 100
Bảng 3.6 Lực kéo giãn của vải tại các kích thước cơ thể được tính toán theo phương trình Laplace 101
Bảng 3.7 Độ giãn của vải tại các kích thước cơ thể được xác định theo kết quả đường cong tải trọng kéo giãn 101
Bảng 3.8 Kích thước của quần leggings trước và sau khi mặc có áp lực là 11mmHg 102
Bảng 3.9 Kích thước giảm của các chu vi quần sau khi mặc để đạt được áp lực 11mmHg 103
Bảng 3.10 Áp lực đo trực tiếp bởi thiết bị có cảm biến lực cho 8 chu vi vòng bụng khi mặc quần leggings 108
Bảng 3.11 Kết quả đo hấp thụ phân tử tinh dầu của dung dịch chuẩn 113
Bảng 3.12 Kết quả đo hấp thụ phân tử tinh dầu của dung dịch với 4 mức độ giãn 113
Bảng 3.13 Kết quả phân tích kiểm định số liệu về hiệu quả giảm béo trước và sau tập của 2 nhóm nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp 118
Bảng 3.14 Kết quả đo nhiệt độ trung bình trước và sau tập thể dục nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp 120
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình truyền nhiệt trong hoạt động thể thao 9
Hình 1.2 Mô phỏng quá trình thẩm thấu không khí và mồ hôi qua quần áo 9
Hình 1.3 Quần leggingss thế kỷ 14 10
Hình 1.4 Mối liên hệ giữa các đường kích thước ngang với chiều cao cơ thể 12
Hình 1.5 Mối quan hệ giữa rập quần với chiều cao và chiều rộng cơ thể 13
Hình 1.6 a Các mẫu quần thử nghiệm: Mẫu quần leggings của Oh, Sun-Hee (A) và Mẫu quần jean không li của ESMOD (B) 15
Hình 1.6 b (A) Mẫu quần leggings của Oh, Sun-Hee và (B) Mẫu quần jean không li của ESMOD 16
Hình 1.7 Một kỹ thuật băng bó kém bị phù quanh đầu gối và các ngón chân 19
Hình 1.8 Băng đàn hồi tùy chỉnh với thiết bị PicoPress đo hướng dẫn áp lực 19
Hình 1.9 (a) Nẹp lưng trên; (b) nẹp toàn bộ cột sống 20
Hình 1.10 Các khu vực chính của cơ thể thường giãn da khi chuyển động 22
Hình 1.11 Giá trị áp lực được phân bố ở các phần thân dưới của quần thể thao leggings 22
Hình 1.12 Các mô hình biến dạng đàn hồi-nhớt của vải dệt kim 27
Hình 1.13 Mô hình Voigt 3 thành phần và 6 thành phần đặc trưng cho biến dạng đàn hồi nhớt của vải dệt thoi và keo dán (mex ) 28
Hình 1.14 Mô hình maxwell phi tuyến mở rộng 29
Hình 1.15 Vị trí các cảm biến khí nén tại 3 điểm đo 31
Hình 1.16 Thiết bị đo cảm biến áp suất không khí 32
Hình 1.17 (a) Đo áp lực trên cánh tay, (b) Đo áp lực trên cẳng chân 32
Hình 1.18 Cảm biến áp suất đa năng Novel-Pliance với 5 đầu đo cùng lúc 32
Hình 1.19 Hệ thống thiết bị đo áp lực sử dụng cảm biế áp khí MPX10DP 33
Hình 1.20 Thiết bị đo áp lực bằng cảm biến điện trở với 4 đầu đo 33
Hình 1.21 (a) Sơ đồ nối dây Fritzing (b) Cảm biến áp suất 1lb Flexiforce A201 (c)Thiết lập thí nghiệm 34
Hình 1.22 Mô hình trụ mô phỏng chân người khi mặc quần tạo áp lực và thiết bị đo áp lực 37
Hình 1.23 Mô hình mô phỏng cơ thể người 3D 37
Hình 1.24 Các hình dáng phụ nữ 38
Hình 1.25 Các kiểu hình dáng cơ thể phụ nữ Hàn Quốc theo tuổi 40
Hình 1.26 Các hình thái khác nhau của vi nang 49
Hình 1.27 Sơ đồ biểu diễn của sự đóng gói và giải phóng chất trong vi nang polyelectrolyte 50
Hình 2.1 Vi nang chứa tinh dầu quế đưa lên vải 56
Hình 2.2 Cân điện tử phân tích 61
Hình 2.3 Đồng hồ đo độ dầy vải độ chính xác 0,1mm 61
Hình 2.4 Kính soi mật độ vải – Trung Quốc, kim gẩy sợi, thước thẳng độ chính xác 1 mm 61
Trang 10Hình 2.5 Máy đo độ thoáng khí SDLATLAS 61
Hình 2.6 Máy kéo giãn Mesdanlab Tốc độ: 200mm/p, chiều dài mẫu: 100mm, bề rộng: 50mm, lực căng ban đầu: 2N dùng loadcell: 1000N 62
Hình 2.7 Thiết bị độ biến dạng của vải do khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa Hà Nội 62
Độ chính xác 0.01 mm 62
Hình 2.8 Mô hình cơ học 3 phần tử mô tả quá trình rão và phục hồi rão 63
Hình 2.9 Các mốc đo cơ thể người theo TCVN 5781:2009 65
Hình 2.10 Đặc điểm hình dáng sản phẩm thiết kế 66
Hình 2.11 Bộ thanh cài được sử dụng cho băng cài tùy chỉnh 67
Hình 2.12 Máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ SIRUBA 67
Hình 2.13 Máy bằng 1 kim Juki 67
Hình 2.14 Máy Kansai hiệu Kingtex 68
Hình 2.15 Bộ vi điều khiển Arduino uno 68
Hình 2.16 Cổng vào/ra của Arduino 69
Hình 2.17 Sơ đồ chân LCD 16x2 69
Hình 2.18 Module I2C 70
Hinh 2.19 Sensor cảm biến lực FSR402 70
Hình 2.20 Sơ đồ khối của hệ thống đo áp lực 70
Hình 2.21 Sơ đồ mạch của thiết bị đo 71
Hình 2.22 Sơ đồ khối của cảm biến nhiệt DS18B20 71
Hình 2.23 Hình ảnh vi nang tinh dầu quế được đưa lên bề băng vải 73
Hình 2.24 Mẫu vải với 4 độ giãn được ngâm vào 20ml dung dịch Heptan 74
Hình 2.25 Bốn lọ dung dịch vi nang chứa tinh dầu quế có nồng độ 0,75 ppm, 1,5 ppm, 3 ppm và 6ppm 74
Hình 2.26 Máy đo quang phổ UV-Vis (Bộ môn hóa phân tích Đại học Bách Khoa Hà Nội) 74
Hình 2.27 Các đối tượng được chia thành 2 nhóm (nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp) 75
Hình 2.28 Các tình nguyện viên thực hiện bài tập xoay eo trên đĩa 75
Hình 2.29 Dụng cụ tập và đo kết quả giảm béo trước và sau tập 76
Hình 3.1 Khối lượng (g/m 2 ) của các mẫu vải dệt kim single CVC 78
Hình 3.2 Khối lượng g/m 2 của các mẫu vải dệt kim single TC 79
Hình 3.3 Độ dày của các mẫu vải dệt kim CVC 80
Hình 3.4 Độ dầy của các mẫu vải dệt kim TC 80
Hình 3.5 Mật độ dọc của các mẫu vải dệt kim CVC 81
Hình 3.6 Mật độ ngang của các mẫu vải dệt kim CVC 82
Hình 3.7 Mật độ dọc của các mẫu vải dệt kim TC 82
Hình 3.8 Mật độ ngang của các mẫu vải TC 83
Hình 3.9 Biểu đồ đường cong thoáng khí của các mẫu vải CVC 84
Trang 11Hình 3.10 Biểu đồ đường cong thoáng khí của các mẫu vải TC 84
Hình 3.11 Biểu đồ đường cong tải trọng- độ giãn ngang của 4 loại vải TC 85
Hình 3.12 Biểu đồ đường cong tải trọng- kéo giãn ngang của 4 loại vải CVC 86
Hình 3.13 Mô hình biến dạng đàn hồi-nhớt 88
Hình 3.14 Kích thước dọc của các mẫu vải CVC khi chịu tải trọng không đổi tại 6 thời điểm 91
Hình 3.15 Kích thước dọc của các mẫu vải TC khi chịu tải trọng không đổi tại 6 thời điểm 92
Hình 3.16 Kích thước ngang của các vải CVC khi chịu tải trọng không đổi tại 6 thời điểm 92
Hình 3.17 Kích thước ngang của các mẫu vải TC khi chịu tải trọng không đổi tại 6 thời điểm 93
Hình 3.18 Kích thước dọc của các mẫu vải CVC khi bỏ tải trọng tại 6 thời điểm 94
Hình 3.19 Kích thước dọc của các mẫu vải TC khi bỏ tải trọng tại 6 thời điểm 94
Hình 3.20 Kích thước ngang của các mẫu vải CVC khi bỏ tải trọng tại 6 thời điểm 95
Hình 3.21 Kích thước ngang của các mẫu vải TC khi bỏ tải trọng tại 6 thời điểm 96
Hình 3.22 Các thành phần biến dạng của vải CVC và TC có cùng tỷ lệ vòng sợi cài spandex theo hướng dọc 97
Hình 3.23 Các thành phần biến dạng của vải CVC và TC có cùng tỷ lệ vòng sợi cài spandex theo hướng ngang 97
Hình 3.24 Các đường kích thước cơ sở của quần 104
Hình 3.25 Tạo mẫu thân quần leggings theo các kích thước dọc và kích thước ngang 105
Hình 3.26 Tạo mẫu decoup hông cho quần leggings 105
Hình 3.27a.Các chi tiết rập được bóc tách ở vị trí bụng và hông 106
Hình 3.28 Tạo mẫu cho băng cài tùy chỉnh trước bụng 106
Hình 3.29 Băng vải tráng phủ vi nang chứa tinh dầu quế 107
Hình 3.30 Thiết bị đo áp lực được thiết kế với cảm biến điện trở 107
Hình 3.31 Áp lực đo tại vùng bụng bởi sensor FSR402 108
Hình 3.32 Mười một lọ dung dịch pha loãng mùi chuẩn có vi nang tinh dầu quế theo tỷ lệ từ 0% đến 100% 109
Hình 3.33 Mẫu vải được tạo độ giãn theo các mức độ 21,25%, 57,5%, 68,75%, 83,75% 110
Hình 3.34 Đánh giá độ bền mùi bằng phương pháp chuyên gia, phân tích xếp hạng cùng với thang đo cường độ mùi 110
Hình 3.35 Kết quả đánh giá định lượng nồng độ mùi bị ảnh hưởng bởi độ giãn tại thời điểm 60 phút và 120 phút bằng phương pháp chuyên gia 111
Hính 3.36 Ảnh của lớp vỏ vi nang polyme được chụp bằng SEM 112
Hình 3.37 Kết quả đo hấp thụ phân tử tinh dầu của dung dịch chuẩn 113
Hình 3.38 Kết quả trung bình chỉ số cân nặng của 2 nhóm tập 115
Hình 3.39 Kết quả trung bình chỉ số BMI của 2 nhóm tập 116
Hình 3.40 Kết quả trung bình chỉ số mỡ cơ thể của 2 nhóm tập 116
Hình 3.41 Kết quả trung bình chỉ số vòng eo của 2 nhóm tập 117
Trang 12Hình 3.42 Kết quả trung bình chỉ số vòng bụng của 2 nhóm tập 117 Hình 3.43 Nhiệt độ vùng bụng trước và sau khi tập của nhóm can thiệp 120 Hình 3.44 Nhiệt độ vùng bụng trước và sau khi tập của nhóm không can thiệp 120
Trang 13CVC Chief Value of Cotton Vải pha bông và polyeste có tỷ
lệ phần trăm bông lớn hơn
TC Terylene Cotton Vải pha bông và polyeste có tỷ
lệ phần trăm polyeste lớn hơnFSR402 Force Sensing Resistor 402 Cảm biến lực 402
I2C Inter – Integrated Circuit Sử dụng hai dây để truyền dữ
liệu giữa các thiết bị
SPSS Statistical Products for the
Social Services
Phần mềm ứng dụng trongphân tích thông kê
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
của Việt Nam
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
IDI &WPRO Western Pacific Regional
Offic
Hiệp hội đái đường các nướcchâu Á
WHR Waist-hip ratio Tỷ lệ vòng eo chia cho vòng
môngWHtR Waist to Height Ratio Tỷ lệ vòng eo chia chiều caoWTR Waist-to-thigh ratio Tỷ lệ vòng eo chia vòng đùiBIA Body Impedance Analysis Phân tích trở kháng điện sinh
Trang 14MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại, xu hướng thời trang mặc quần bó sát đang được
ưa chuộng và sử dụng phổ biến, loại trang phục này giúp cho người mặc cóđược phong thái gọn gàng, thoải mái và nhanh nhạy trong mọi hoạt động.Quần bó sát không chỉ đơn thuần là một xu hướng thời trang mà còn đượcxem là liệu pháp hỗ trợ điều trị trong lĩnh vực y tế bằng cách tùy chỉnh áp lựctrên sản phẩm điều trị cho các bệnh nhân suy tĩnh mạch, điều trị sẹo lồi,phỏng, hỗ trợ hồi phục sau phẩu thuật Đối với lĩnh vực thể thao thì áp lựccủa sản phẩm may mặc dùng cho mục đích cải thiện hiệu suất, phục hồinhanh sau luyện tập, thi đấu Ngoài ra, trong lĩnh vực thẩm mỹ, sản phẩmquần bó sát còn có chức năng định hình tạo dáng Tùy theo mục đích và đốitượng sử dụng, mỗi sản phẩm được thiết kế với các chỉ tiêu áp lực riêng Tuynhiên, mặc thoải mái là yêu cầu cơ bản của sản phẩm đối với người tiêudùng, trong số đó có sự thoải mái sinh lý nhiệt, cảm giác về da, thoải máitrong mọi cử động di chuyển, phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật thiết kế vàtính chất cơ lý của vật liệu Do đó thiết kế sản phẩm may mặc ôm sát có chứcnăng nén cần dựa vào mục đích sử dụng, đặc tính vật liệu, đặc điểm cấu tạonên trang phục và đối tượng sử dụng trang phục đó
Leggings là loại quần bó ôm sát vào chân, vật liệu sử dụng thôngthường là vải dệt kim có thành phần từ sợi tổng hợp như nylon, polyester,lycra (còn gọi là spandex) pha trộn với sợi tự nhiên hoặc các vật liệu khác đểtăng độ bền, mịn, độ đàn hồi tốt Sự lựa chọn quần leggings khi tham gia thểthao cho phụ nữ trung niên là vấn đề rất được quan tâm Vào giai đoạn nàyphụ nữ thường bị thay đổi nhiều về hình dáng như bị tình trạng thừa cân, béobụng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi mặc trang phục Tập thể dục làphương pháp tích cực phù hợp với nhiều lứa tuổi vì đây là phương pháp dễthực hiện, an toàn và có hiệu quả tích cực, bên cạnh đó trang phục thể thaocũng là yếu tố góp phần nâng cao hiệu suất luyện tập Sử dụng quần leggingskhi tập thể dục có áp lực phù hợp sẽ giúp cho cơ thể có sự vận động linh hoạt
và thêm chức năng định hình bụng là sự lựa chọn phù hợp cho phụ nữ.Ngoài ra, việc sử dụng thêm hoạt chất giảm béo sẽ tăng thêm hiệu quả củaquần leggings trong quá trình luyện tập
Ngày nay, công nghệ vi nang đã được phát triển mạnh ở các nước Tây
Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ được ứng dụng rất nhiều vào các lĩnh vực côngnghệ Sản phẩm dệt may có ứng dụng vi nang với các tính chất như chống vikhuẩn, chống cháy, chống hóa chất độc hại, đổi màu… Trong công nghệ
Trang 15thẩm mỹ, vi nang đã được sử dụng cho các sản phẩm làm đẹp như nước hoa,kem dưỡng… Sử dụng tinh dầu để giảm béo đã được giới thiệu bằng nhiềuphương pháp ăn, uống, hít, xông hơi tuy nhiên sử dụng bằng phương phápbôi trực tiếp đã được khuyến cáo gây kích ứng da do hoạt tính mạnh của tinhdầu, thông thường tinh dầu đươc pha loãng với loại dầu khác Do đó, bọctinh dầu trong vi nang là giải pháp tốt để khắc phục khuyết điểm trên, hỗ trợcho việc kiểm soát giải phóng tinh dầu phát huy hoạt tính
Thiết kế quần tập thể thao tạo áp lực có chức năng hỗ trợ giảm béobằng phương pháp kết hợp vi nang chứa hoạt chất tinh dầu giúp cho phụ nữgặp tình trạng béo bụng có thêm giải pháp cải thiện vóc dáng cũng chính là
mục đích nghiên cứu của luận án với tên đề tài: “Nghiên cứu cơ sở thiết kế
chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế”
Quá trình thực hiện luận án được tiến hành tại Đại học Bách khoa HàNội, là cơ sở đã có nhiều năm đào tạo tiến sĩ chuyên ngành rất thành công và
đã được đầu tư nhiều thiết bị cần thiết hổ trợ cho các nghiên cứu sinh thựchiện các thí nghiệm chuyên môn hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu của đề tài.Ngoài ra, đội ngũ giảng viên của Đại học Bách khoa Hà Nội có kinh nghiệmthực tiễn và trình độ chuyên môn cao và có uy tín trong công tác hướng dẫnchuyên sâu
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Quần thể thao leggings là một sản phẩm dệt may có thiết kế bó sát giúp địnhhình vùng bụng dưới, đùi và mông giúp làm eo thon gọn Vật liệu sử dụng để mayquần thường mỏng nhẹ, co giãn tốt giúp mặc thoải mái nên rất thông dụng
Quần leggings định hình là một sự cải tiến kết hợp của trang phục y tế, ứngdụng áp lực trên quần leggingsnhư chiếcquần bó tạo ra áp lực lên bộ phận cơ thể
Áp lực là yếu tố quan trọng khi thiết kế quần bó sát vì có ảnh hưởng đến sự tiệnnghi sản phẩm và sức khỏe của người mặc có thể gây ra cảm giác dị cảm như ngứa,rát, khó thở Áp lực gây ra của sản phẩm may mặc phụ thuộc vào tính chất, cấutrúc vật liệu và cấu trúc sản phẩm do đó sự lựa chọn vật liệu phù hợp cũng là cơ sởcủa quá trình thiết kế sản phẩm áp lực.Xác định áp lực cho sản phẩm may mặc bósát là rất cần thiết
Hiện tượng béo bụng ở phụ nữ ngày càng tăng cao, gây mất thẩm mỹ hìnhdáng và ảnh hưởng đến sự tiện nghi khi mặc quần bó sát Nhu cầu giảm béo bụngrất cần thiết, tập thể dục là phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả, sử dụng quần
Trang 16tập thể thao leggings có áp lực vừa có chức năng định hình bụng vừa hỗ trợ cho quátrình tập thể dục giảm béo hiệu quả hơn
Vi nang chứa tinh dầu tự nhiên chiết xuất từ thực vật đã được nghiên cứunhiều do tinh dầu có nhiều đặc tính tốt như kháng khuẩn, giải độc cơ thể, tăng tuầnhoàn máu, trị ho, cảm lạnh, đau đầu Ngoài ra, tinh dầu quế khi dùng để massagegiúp giảm căng thẳng nên tinh dầu có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực trong đờisống từ thực phẩm, y dược và mỹ phẩm và còn là liệu pháp điều trị giảm béo
Nghiên cứu thiết kế quần tập thể thao tạo áp lực kết hợp sử dụng băng có vinang chứa tinh dầu quế để hỗ trợ cho quá trình tập thể dục giảm béo vùng bụng làgiải pháp cần thiết và hữu ích Nếu mặc quần nịt bụng đúng cách kết hợp với việctập thể dục, sẽ có hiệu quả giảm mỡ và vòng eo thon gọn hơn rất nhiều
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Có được cơ sở thiết kế và chế thử quần tập thể thao leggings áp lực
Có được quy trình kiểm soát quá trình giải phóng hoạt chất tinh dầu quếcủa vi nang để hỗ trợ giảm béo
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Vi nang chứa tinh dầu quế có kích thước trung bình 25-30 µm, hoạt chất làtinh dầu quế tự nhiên được bọc trong lõi của vi nang
Quần tập leggings tạo áp lực kết hợp băng tráng phủ vi nang chứa tinh dầu quế
hỗ trợ giảm béo bụng
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với đối tượng nghiên cứu là quần tập thể thao leggings tạo áp lực nên luận án
đã tiến hành nghiên cứu thiết kế lựa chọn vật liệu phù hợp để thiết kế sản phẩmđồng thời thực hiện đánh giá hiệu quả ứng dụng của sản phẩm nên luận án có phạm
vi nghiên cứu:
- Vật liệu phục vụ cho nghiên cứu là vải dệt kim single từ sợi CVC và từ sợi
TC được thiết kế dệt vòng kép với sợi spandex trên vòng sợi với 8 tỷ lệ khác nhau
- Sản phẩm quần leggings được thiết kế cho phụ nữ tuổi trung niên
5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu thiết kế, đánh giá tính chất cơ lý của vải dệt kim và lựa chọn vải
để thiết kế quần leggings áp lực
-Thiết kế quần tập thể thao leggings theo áp lực tiện nghi phù hợp cho quátrình tập và có thể kiểm soát giải phóng hoạt chất tinh dầu quế
- Nghiên cứu khả năng giải phóng hoạt chất tinh dầu quế từ băng vải chứa vinang tinh dầu quế với các độ giãn khác nhau của vải
Trang 17- Đánh giá hiệu quả giảm béo bụng của quần tập leggings có băng chứa vinang tinh dầu quế hỗ trợ giảm béo.
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tổng quan: Nghiên cứu và tổng hợp phân tích các tài liệu, cáccông trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và trên thế giới có liên quan tới cácvấn đề của luận án Nhận xét, đánh giá những vấn đề còn chưa hoàn thiện của cácnghiên cứu Từ đó, định hướng nghiên cứu của luận án cho phù hợp với điều kiệnViệt Nam
- Nghiên cứu thực nghiệm:
+ Nghiên cứu thiết kế và đánh giá tính chất cơ lý của vải dệt kim single CVC
và TC có cài sợi spandex:
Đánh giá khối lượng, độ dày, mật độ, độ thoáng khí
Đánh giá các biến dạng, thiết lập đường cong tải trọng - độ giãn của vải Đánh giá biến dạng rão và phục hồi theo các thời điểm Xây dựng phươngtrình rão của vải dệt kim single CVC và TC ứng dụng vào thiết kế quần leggings.+ Nghiên cứu thiết kế quần leggings dựa trên cơ sở áp lực, độ giãn của vải,kích thước cơ thể:
Ứng dụng áp lực tiện nghi theo các nghiên cứu phân tích tổng quan để tínhtoán lực kéo giãn tương ứng dựa trên phương trình Laplace
Xác định độ giãn của vải theo đường cong tải trọng- độ giãn
Xác định lượng dư cử động và thiết kế quần leggings
Ứng dụng cảm biến điện trở lực FSR402, thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị đo
áp lực và nhiệt độ để kiểm tra giá trị áp lực trực tiếp của quần leggings khi mặc vào
Ứng dụng phương pháp đo độ hấp thụ quang phổ hồng ngoại khả kiến UV-vis
để đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất của vi nang chứa tinh dầu quế khi bị ảnhhưởng bởi độ giãn của vải
+ Nghiên cứu đánh giá hiệu quả giảm béo bụng của quần leggings tạo áp lựckết hợp băng vải có vi nang chứa tinh dầu quế:
Xây dựng chương trình tập thể dục giảm béo bụng kết hợp sử dụng sản phẩmquần leggings có băng tráng phủ vi nang chứa hoạt chất tinh dầu quế hỗ trợ giảmbéo bụng cho các đối tượng là phụ nữ trung niên
Trang 18Đánh giá các thông số nhân trắc cơ thể của 8 đối tượng nữ (chiều cao, cânnặng, vòng eo, vòng bụng, vòng mông) trước và sau khi tập xoay eo
- Xử lý bằng phần mềm Excel và thống kê bằng SPSS 25
7 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Xây dựng được cơ sở thiết kế quần tập leggings áp lực cho phụ nữ tuổi trungniên có sử dụng băng chứa vi nang tinh dầu quế để hỗ trợ giảm béo trên cơ sở tínhtoán xác định được giá trị áp lực phù hợp tại vùng bụng
- Xây dựng được cơ chế kiểm soát khả năng giải phóng tinh dầu quế ra cơ thểngười thông qua việc điều chỉnh áp lực lên băng vải chứa vi nang tinh dầu quế
8 Ý NGHĨA KHOA HỌC
- Xây dựng cơ sở khoa học cho phép từ 8 loại vải dệt kim co giãn, chọn đượcloại vải phù hợp nhất để làm quần tập leggings cho phụ nữ tuổi trung niên là vảiCVC dệt vòng kép với sợi spandex trên 100% hàng vòng
- Xây dựng được cơ sở thiết kế quần leggings đảm bảo đạt được áp lực mongmuốn cho trước
- Xây dựng được phương pháp đánh giá định lượng việc giải phóng tinh dầuquế ra cơ thể người qua định lượng mùi hương bằng phương pháp chuyên gia kếthợp bằng UV-Vis
- Bước đầu đã đánh giá được hiệu quả hỗ trợ giảm béo của sản phẩm luận ánbằng phương pháp đo lường trực tiếp trên cơ thể người sử dụng sản phẩm
9 GIÁ TRỊ THỰC TIỄN
-Thiết kế được sản phẩm quần tập thể thao áp lực có ứng dụng vi nang chứahoạt chất tinh dầu quế để hỗ trợ giảm béo bụng cho đối tượng là phụ nữ tuổi trungniên Sản phẩm quần tập có thể phát triển theo hướng thương mại, ứng dụng chonhu cầu tập thể thao giảm béo hay định hình bụng
-Thiết kế chế tạo được hệ thống đo lường áp lực có kết hợp đo nhiệt độ gópphần kiểm tra, đánh giá áp lực tiện nghi cho sản phẩm may mặc
- Xây dựng được phương pháp đánh giá định lượng việc giải phóng tinh dầuquế ra cơ thể người bằng phương pháp chuyên gia và định lượng bằng UV-Vis phùhợp áp dụng trong thực tế
Trang 19- Nghiên cứu xác định tuổi thọ của băng giảm béo chứa vi nang tinh dầu quếdựa trên định lượng giải phóng hoạt chất tinh dầu dưới tác dụng của áp lực của quầntập.
- Nghiên cứu tìm hiểu cơ chế giảm béo của quần leggings tạo áp lực sử dụng
vi nang chứa tinh dầu quế
- Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc hình dáng đùi của phụ nữ trung niên phục vụcho việc thiết kế quần leggings sử dụng vi nang chứa tinh dầu hỗ trợ giảm béo vùngđùi
Phần chính của luận án gồm có 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về trang phục thể thao, sản phẩm may mặc tạo áplực, đặc điểm nhân trắc phụ nữ tuổi trung niên, vi nang và các ứng dụng
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Trang 20CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Trang phục thể thao
Trang phục thể thao được thiết kế đặc biệt cho hoạt động thể chất nhưđua xe đạp, quần vợt, bơi lội, điền kinh, Aerobic… Sản phẩm có thiết kế dễdàng sử dụng, thuận tiện khi mặc và có thể phối hợp với nhau: quần dài,quần short, váy mặc kết hợp với áo Mục đích của trang phục thể thao là đểnâng cao hiệu quả luyện tập và phục hồi nhanh.Trang phục may mặc thể thao
đã được tiếp thị và phát triển mạnh mẽ trên thị trường quần áo thời trangtrong hai thập kỷ qua [1]
Trang phục thể thao là trang phục chức năng đã trải qua nhiều thời kỳphát triển với nhiều kiểu dáng thay đổi Những tiến bộ trong công nghệ dệtvải và những đổi mới trong thiết kế về sự vừa vặn để tạo ra trang phục thểthao gọn nhẹ và thoải mái cho phép người mặc tự do chuyển động và hỗ trợtối ưu hóa mức độ thành tích thể thao [1]
1.1.1 Phân loại trang phục thể thao
Trang phục thể thao có thể được phân loại dựa trên một số yếu tố như: Mức
độ hoạt động thể chất Theo mức độ hoạt động thể chất của người chơi thể thaotrang phục thể thao có thể được phân loại thành trang phục thể thao hoạt động vàtrang phục thể thao giải trí
Trang phục thể thao hoạt động còn được gọi là trang phục thể thao chuyênnghiệp là trang phục thể thao mặc trong thời gian ngắn khi tham gia các hoạt độngthể chất có cường độ cao, có tính chất nghiêm ngặt như trượt tuyết, nhảy xa, nhảycao và các môn thể thao mạo hiểm khác…Việc thiết kế loại trang phục này khôngđòi hỏi quá cầu kỳ mà mục đích chỉ tập trung vào các chức năng của trang phụcmang lại khi tham gia thể thao
Trang phục thể thao giải trí là trang phục thể thao được sử dụng trong các hoạtđộng thể thao không liên tục với các giai đoạn hoạt động xen kẽ thời gian nghỉ ngơicủa người chơi thể thao và tham gia ở các điều kiện môi trường khác nhau Trangphục thể thao giải trí được sử dụng cho các nhóm tuổi và giới tính khác nhau Thờilượng, tần suất mặc và điều kiện môi trường xung quanh đều có thể thay đổi trongquá trình hoạt động Việc thiết kế trang phục giải trí cần xem xét đặc biệt đến cácyêu cầu sinh lý của người mặc và các điều kiện môi trường thay đổi mà vận độngviên sẽ tiếp xúc trong khi đam mê hoạt động thể thao sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ,phong cách, sự thoải mái và chức năng ở chế độ ít cạnh tranh hơn cũng có thể đượcđưa vào danh mục trang phục giải trí [2]
Trang 21Gupta [3] cho rằng quần áo thể thao được đặc trưng bởi hai loại: quần áo thểthao hàng ngàyvà quần áo thể thao chức năng Giá trị của quần áo thể thao hàngngày được đặc trưng bởi các đặc tính như điều chỉnh nhiệt độ, quản lý độ ẩm, cogiãn, khử mùi và trọng lượng nhẹ và luôn có sẵn trên thị trường Quần áo thể thaochức năng là loại trang phục có mục đích hỗ trợ cho các vận động viên thi đấu nângcao thành tích trong thi đấu Hai yếu tố chính chi phối của trang phục này là thiết kế
và ứng dụng áp lực lên các bộ phận cơ thể để tăng lưu lượng máu, các nguyên tắckhí động học để giảm sức cản của gió hoặc không khí, cải thiện khả năng phục hồisau khi tập thể dục, tính thẩm mỹ cũng là một tiêu chí thiết kế quan trọng
Theo nhu cầu thị trường về mục đích sử dụng trang phục thể thao, MManshahia và cộng sự [4] đã phân loại quần áo thể thao thành bốn nhóm: quần áothể thao hiệu suất (thành tích), quần áo thể thao cơ bản, quần áo thể thao giải trí(mặc thường ngày) và quần áo thể thao thời trang mặc vào các sự kiện thể thao và
có thể thay đổi theo mùa Trong đó quần áo thể thao hiệu suất là quần áo địnhhướng kỹ thuật cao giúp nâng cao hiệu quả với chức năng đặc biệt Yêu cầu đặctrưng quần áo thể thao hiệu suất phụ thuộc vào bản chất của bộ môn thể thao, điềukiện khí hậu và mức độ hoạt động thể dục [5]
Việc phân loại trang phục thể thao được thảo luận trong phần trước nhấn mạnhrằng trang phục thể thao được phân loại dựa trên mức độ hoạt động thể chất củangười mặc, môn thể thao cụ thể và điều kiện xung quanh Các yêu cầu đối với từngloại quần áo thể thao sẽ rất khác nhau vì quần áo được mặc trong các điều kiện môitrường hoàn toàn khác nhau, với thời lượng và tần suất khác nhau
Ngày nay, trang phục thể thao được sử dụng rộng rãi trong đời sống, chúng trởthành một trang phục có thể mặc hàng ngày như đi dạo, chạy bộ, yoga và các hoạtđộng thể dục hàng ngày vì tính chất thoải mái, thuận tiện và thời trang YaminiJhanji cũng đã cho biết rằng chỉ có 30% quần áo thể thao được sản xuất cho cácloại hình thể thao chuyên nghiệp, lựa chọn vải để sản xuất cho quần áo thể thao này
là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất, hiệu quả, đảm bảo an toàn và sự thoải mái
về thể chất
1.1.2 Đặc trưng của trang phục thể thao
Trong các môn thể thao yêu cầu về sự năng động, sức bền và hiệu suấtnên trang phục thể thao phải đáp ứng được các đặc tính tiện nghi cần thiết.Trang phục thể thao mặc thoải mái là một tiêu chí quan trọng về chất lượng
có ảnh hưởng đến hiệu suất, hiệu quả và sức khỏe của người mặc
Trang 22Hình 1.1 Mô hình truyền nhiệt trong hoạt động thể thao [3]
Khi hoạt động thể chất tích cực làm cho mức độ sinh nhiệt của cơ thểtăng cao có thể từ 800W đến 1300W, lượng nhiệt này sẽ làm tăng nhiệt độ cơthể từ 1,5oC đến 20C Quá trình tạo mồ hôi chính là cơ chế làm mát tự nhiêncủa cơ thể để điều hòa thân nhiệt không tăng đến mức nguy hiểm [3] Điềunày cho thấy, quần áo thể thao cần có hai đặc trưng chính:
- Quản lý độ ẩm: là khả năng mang chất lỏng trong vải và độ ẩm từ dađến bề mặt của quần áo, sau đó giải phóng vào không khí phụ thuộc vào khảnăng hấp thụ, tốc độ hấp thụ và bay hơi của quần áo [6]
Hình 1.2 Mô phỏng quá trình thẩm thấu không khí và mồ hôi qua quần áo [18]
Hình 1.2 cho thấy tầm quan trọng của lớp quần áo trong việc đóng vaitrò lưu thông không khí từ bên ngoài vào vùng vi khí hậu giữa quần áo và cơthể người và giải phóng mồ hôi từ cơ thể ra môi trường bên ngoài
-Tính đàn hồi: Khi cơ thể vận động và di chuyển, da sẽ giãn ra từ 50%, do đó trang phục thể thao cần phải có độ mềm dẻo đối với các sảnphẩm thể thao mặc vừa và bó sát, để tạo cảm giác thoải mái cho việc tự dovận động và mang lại sự vừa vặn khi mặc [7]
Trang 2310-Các đặc trưng này phụ thuộc vào tính chất cơ lý và cấu trúc của vải, sợi 10-Cácloại vải được sử dụng cho quần áo thể thao hoạt động tích cực thường có cấu tạođặc biệt về mặt hình học, mật độ và cấu trúc sợi [3], [8] Các tính chất của vải rấtcần thiết khi được gắn kết với hiệu suất của vận động viên khi mặc Có bốn yếu tố
để xác định sự thoải mái khi mặc đó là sinh lý, tâm lý, thiết kế phù hợp và cảm giácthoải mái cho da Yếu tố sinh lý bị ảnh hưởng bởi các tính chất vật lý của vải đó làcách nhiệt, thoáng khí, tải nhiệt và độ ẩm Yếu tố tâm lý ảnh hưởng bởi sở thích cánhân, thời trang, hệ tư tưởng Yếu tố thiết kế phù hợp chủ yếu phụ thuộc vào hoavăn, độ đàn hồi của vải ảnh hưởng đến độ vừa vặn của quần áo và sự tự do vậnđộng Cuối cùng là yếu tố về cảm giác của da chính là các cảm giác cơ học do quần
áo tiếp xúc trực tiếp với da (độ mềm, độ mịn) [9], [10] Đối với trang phục thể thao,khi xét về khía cạnh sinh lý là điều cần thiết vì nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả vàthành tích của các vận động viên
Như vậy, các đặc tính cần thiết đối với quần áo thể thao bao gồm cânbằng nhiệt độ, thoáng khí, khô nhanh, ổn định kích thước, kiểm soát mùi, độ
co giãn, độ bền, cảm giác nhẹ và quản lý độ ẩm Ngoài ra, người tiêu dùngkhi lựa chọn trang phục thể thao luôn muốn có sự hợp nhất giữa thời trangkết hợp với đặc trưng của quần áo [11], [12]
1.1.3 Quần tập thể thao nữ (quần leggings nữ)
Quần leggings là một loại quần tất dày có độ dài từ trên hông xuống gót chânkiểu dáng ôm bó sát vào chân Quần xuất hiện đầu tiên vào năm 1950 được sử dụngbởi những người đàn ông ở Scotland, quần chưa có tính co giãn được thiết kế là hainhánh ống quần riêng biệt, cao ngang hông, được làm bằng da hoặc dây xích dànhcho cả trang phục thường ngày và trang phục quân sự Về sau đã phát triển thànhnhững chiếc quần dày, giống như quần bó và được mặc như đồng phục quân sựtrong thời kỳ Phục hưng Quần leggings vẫn là xu hướng chủ yếu dành cho namgiới cho đến thế kỷ 19 thì phụ nữ bắt đầu mặc những kiểu quần riêng của mình [13],[14], [15]
Hình 1.3 Quần leggingss thế kỷ 14 [14]
Trang 24Quần leggings, cũng như các trang phục thể thao khác, đã được ứng dụng rộngrãi khi chúng được đưa vào thể loại quần áo đi chơi, quần áo bảo hộ lao động chongười tiêu dùng và hình thành thị trường thể thao Phân khúc này của ngành maymặc đã trở nên thành công vào năm 2016.
Quần tập thể thao bó sát có thể tạo áp lực nhẹ cho một số bộ phận cơ thể khivận động Quần bó sát hỗ trợ cho vận động viên giảm mỏi cơ và nhanh phục hồinăng lực cơ bắp khi luyện tập với cường độ cao Độ nén là một yếu tố quan trọngảnh hưởng đến chức năng và sự thoải mái của trang phục thể thao tạo áp lực Mức
độ nén hợp lý có thể loại bỏ tác động tiêu cực như gây khó chịu, cản trở việc tậpluyện, tăng hiệu suất tập luyện Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thểthao bó sát, tuy nhiên, ảnh hưởng của áp lực có thể chưa được đo lường bằng mộttiêu chuẩn thống nhất, các đặc tính kéo của vải, độ cong bề mặt cơ thể sẽ có ảnhhưởng đến áp suất của quần áo
Có hai phương pháp cơ bản trong thiết kế trang phục: thiết kế bằng công thứctính toán và thiết kế trên ma nơ canh hoặc thiết kế trên phần mềm 3D
Khi thiết kế các thông số có thể được xác định khi kích thước các chi tiết đượcđiều chỉnh trên cơ sở những kích thước cơ thể cộng thêm hoặc giảm trừ lượng dưphù hợp đối với loại sản phẩm (lượng dư cử động trong thiết kế được tạo thành dođặc điểm co giãn của vật liệu, mục đích tạo dáng và lượng dư công nghệ) sau đóứng dụng phương pháp thống kê toán học để đơn giản hóa công việc vẽ rập
Công thức thiết kế quần áo bằng phương pháp tính toán phân tích và xây dựngthường có 3 dạng [18]:
Công thức trực tiếp: KTTK = KTCT + Cđ (1.1)
Công thức không trực tiếp: KTTK = a.KTCT1 + b.Cđ + c (1.2)
Công thức dựa trên kích thước đã thiết kế trước đó: KTTK = a.KTTK1+b (1.3)Trong đó: KTTK là kích thước thiết kế (kích thước các chi tiết của quần áo tại các
vị trí thiết kế);
KTCT: kích thước đo trên cơ thể người tương ứng với kích thước thiết kế; KTCT1: kích thước cơ thể người không tương ứng với kích thước thiết kế; KTTK1: sử dụng kích thước thiết kế khác làm cơ sở tính toán;
Cđ: lượng dư cử động; a, b, c là các tham số điều chỉnh
Trong nghiên cứu thiết kế quần áo đua xe đạp với vật liệu là vải dệt kim cogiãn bốn chiều có thành phần 70% polyamide, 18% elastane và 12% polyester tácgiả Lã Thị Ngọc Anh và cộng sự đã xác định tính lượng dư cử động là giá trị âmcho các kích thước thiết kế theo chiều rộng Còn kích thước chiều dài sẽ có lượnggia giảm thiết kế bằng không [18]
Trang 25Quá trình tạo mẫu là một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng trong thiết kế
và sản xuất quần áo Độ vừa vặn của trang phục phụ thuộc vào khoảng cử động giữa
cơ thể với quần áo nên cần được xác định chính xác và đặc tính của vải cũng cầnđược xem xét trong quá trình thiết kế Kaixuan Liu và cộng sự [19] đưa ra một môhình tham số tạo mẫu quần bó sát dựa trên các kiểu dáng của quần jean Quá trìnhthực hiện có ba bước: đo nhân trắc các số đo cơ thể, phân tích nhân tố; phân tích hồiquy; xác định các quan hệ tuyến tính giữa chiều cao cơ thể người, vòng hông, vòng
eo và các kích thước khác Nghiên cứu cho thấy rằng chiều dài từ eo xuống hông vàđáy quần là hai kích thước chính để tạo mẫu đáy Khu vực giữa đường eo và đường
hạ đáy quần là vùng thiết kế vừa vặn Mối quan hệ giữa các tham số kích thước ràngbuộc và chiều của cơ thể con người được sử dụng bởi các thông số (mông, eo vàchiều cao)
Hình 1.4 Mối liên hệ giữa các đường kích thước ngang với chiều cao cơ thể [19]
Mối quan hệ giữa các đường kích thước ngang với chiều cao cơ thể được tácgiả Kaixuan Liu thể hiện tại hình 1.4 như sau:
Các đường eo của quần có eo cao, eo trung bình và eo thấp tương ứng vớiđường eo cơ thể người, đường eo dưới là khoảng giữa của đường thắt lưng vàđường bụng của cơ thể con người
Như vậy, đường hạ từ ngang eo đến ngang đáy được chia thành 3 đoạn bằngnhau tại các đường ngang eo, ngang bụng, ngang mông và ngang đáy Đây cũng là
cơ sở để thiết kế đường đáy của các kiểu quần cơ bản Có 3 vị trí xác định đườngngang lưng quần đó là lưng cao (ngang eo), lưng trung bình (ngang eo dưới) vàlưng thấp (ngang bụng) Đường hạ mông và hạ đáy của quần được xác định nhưsau:
Hạ mông của quần = số đo hạ mông cơ thể + hệ số cao eo (1.4)
Hạ đáy của quần = số đo hạ đáy cơ thể + hệ số cao eo (1.5)
Trang 26Hệ số cao eo = 0 (nếu quần lưng cao)
Hệ số cao eo = - ½ cao bụng (nếu quần lưng trung bình) (1.6)
Hệ số cao eo = - chiều cao bụng (nếu quần lưng thấp) (1.7)
Hình 1.5 Mối quan hệ giữa rập quần với chiều cao và chiều rộng cơ thể [19]
Các kích thước chu vi được xác định bằng với chu vi cơ thể người tương ứngkết hợp với lượng cử động
Wj = Wh + ew (1.8)
Hj = Hh + eh (1.9)Trong đó: Wj là vòng eo của quần (cm); Wh là vòng eo cơ thể con người (cm);
Hj là vòng mông của quần (cm); Hh là vòng mông của cơ thể người (cm); ew làlượng cử động ở eo (cm); eh là lượng cử động ở mông (cm), các giá trị này phụthuộc vào yêu cầu thiết kế
Trong cấu trúc quần áo bó sát với vật liệu đàn hồi mẫu xây dựng có lượng dư
cử động là âm Nghĩa là kích thước thiết kế mẫu được cắt nhỏ hơn kích thước cơ thểthực tế Độ giãn của vải là yếu tố quyết định cuối cùng đến kích thước của chi tiếtthành phẩm quần áo, thông thường, việc tính toán tỷ lệ phần trăm độ giãn vẫn cònmang tính chủ quan của người thợ may [20]
Pratt J & West [21] đã đề xuất một công thức tính toán để vẽ thiết kế mẫu Về
cơ bản, tất cả các phép đo chu vi đều giảm 20% và các phép đo chiều dài thườnggiảm 20-25% trên tổng chiều dài của chúng Nhưng các tác giả cho rằng việc ápdụng công thức này không đơn giản và cần sự điều chỉnh chủ quan dựa trên kinhnghiệm của người thiết kế
Kim Soon Boon cùng đồng sự [22] nghiên cứu và phát triển mẫu quần bó vớivật liệu có thành phần 92% cotton và 8% là spandex Tác giả đã xem các yếu tố cơbản cần để thiết kế mẫu quần bó sát là chu vi vòng eo, vòng mông, độ sâu đáy và
Trang 27chiều dài quần Độ co rút theo chiều rộng 15%, theo chiều dài đũng quần là 10% vàchiều dài bên trong ống quần là 20% Kết quả nghiên cứu được đánh giá bằng cácgiác quan và cho điểm số về chức năng, ngoại hình và hình thức vận động tốt hơn
so với 5 mẫu thị trường
Hye-Won Lim và cộng sự [23] đãnghiên cứu đánh giá bốn phương pháp tạomẫu quần được đặt tên là 'Aldrich', 'Armstrong', 'Bunka' và 'ESMOD' Cả bốnphương pháp đều cho thấy số đo cơ thể chính để phát triển mẫu quần là kích thướcchu vi vòng eo, chu vi vòng mông, chiều dài của mông và chiều dài đáy quần.Ngoài ra, số lượng và vị trí chiết li trên quần bị ảnh hưởng bởi hình dạng và độthoải mái của quần Các bộ mẫu quần được so sánh bằng cách sử dụng từng phầncủa công thức xây dựng và kích thước thực tế Nghiên cứu tập trung đánh giá vế độvừa vặn của người mặc Các phương pháp cho thấy chiều cao đáy quần và phần mởrộng đáy quần rất quan trọng đối về tính thẩm mỹ và chức năng của quần tây, quyếtđịnh hình dáng tổng thể và độ thoải mái
Về mặt lý thuyết các phương pháp không khác biệt đáng kể Tuy nhiên, mức
độ cử động được đề xuất có ảnh hưởng đến hình dạng tổng thể của quần áo Phươngpháp Armstrong và Aldrich được các chuyên gia đánh về khả năng di chuyển dolượng cử động quá nhiều tạo ra sự lỏng lẻo và hình dáng tổng thể không vừa vặnvới cơ thể Phương pháp Bunka và ESMOD đánh giá là thấp nhất trong tư thếchuyển động và ngồi xổm vì có chiều dài đáy quần thấp nhất.ESMOD có thiết kế
mở rộng đáy quần ngắn nhất cả mặt trước và mặt sau nên quần ESMOD có đũngquần chật hơn các phương pháp khác
Park Sanghee và cộng sự [24] đã nghiên cứu thử nghiệm dựa trên cấu trúc cácmẫu quần cơ bản là mẫu leggings của Oh,Sun-Hee11) (A) hình 1.6 a và mẫu quầnjean không có chiết li của ESMOD12) (B) hình 1.6 a đây là những mẫu phù hợpnhất để xây dựng quần leggings vì chúng vừa khít không có li
Trang 28Hình 1.6 a Các mẫu quần thử nghiệm: Mẫu quần leggings của Oh, Sun-Hee (A) và
Mẫu quần jean không li của ESMOD (B) [24]
Mẫu quần leggings của Oh, Sun-Hee11)(A) ban đầu được có đường nối haithân ở đường sườn trung tâm sau đó tạo thành mẫu rập liền phẳng với 2 kiểu dángquần dài đến mắt cá chân và dài đến bàn chân, hở gót chân và 2 loại vật liệu vải dệtkim từ sợi cotton (cotton 97%, polyuretan 3%) và modal (Rayon 76.6% Polyester18.2%, Polyuretan 5.2%) Tác giả chọn hai kiểu quần leggings phổ biến trên thịtrường để tiến hành đánh giá sơ bộ sự tiện nghi về ngoại hình và sự thoải mái khimặc: quần dài đến mắt cá chân và quần hở gót, mỗi loại được làm từ ba chất liệuphổ biến nhất: vải modal and cotton jersey là chất liệu vải dệt kim hơi dầy cho quần
hở gót Quần dài đến mắt cá chân được làm bằng ba loại vải: rayon pha (Rayon vàPE), vải single jersey cotton span và vải cotton twill span Quần đã được cải tiến tạomẫu như (hình 1.6 b) tác giả đã giảm lượng dư cử động ở hông 9 cm, chiều cao lưngtrước giảm 6,5 cm theo tính chất của vật liệu để cải tiến cho độ dư của lưng trước và
độ võng của lưng sau Kết quả đánh giá cho thấy quần có chất liệu cotton spandexmay theo mẫu B dễ bị bai dão, cổ chân bị kéo lên cao khi di chuyển, độ võng ở lưngsau khá nhiều Các kích thước cần được giảm bớt khi xét đến tỷ lệ độ giãn của vảitheo chiều rộng xung quanh vòng hông và đầu gối Vải modal cho thấy có độ giãnphù hợp và mẫu quần A được cho điểm đánh giá tốt nhất
Trang 29Hình 1.6 b (A) Mẫu quần leggings của Oh, Sun-Hee và (B) Mẫu quần jean không li
của ESMOD [24]
Nhận xét:
-Trang phục thể thao là trang phục dành do hoạt động thể chất nên đặc trưngcần thiết của quần áo thể thao là phải đáp ứng các tính chất thoáng khí, thấm hút vàthải nhiệt tốt, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng và bảo quản dễ dàng Vật liệu choquần thể thao tạo áp lực phải có tính đàn hồi cao tạo sự tiện nghi cho những hoạtđộng của cơ thể, đảm bảo duy trì được áp lực trong suốt quá trình luyện tập
- Quần leggings bó sát phần thân dưới cơ thể để định hình bụng, tạodáng thon gọn cho chân làm cho người mặc có cảm giác linh hoạt, năng độnghơn Thiết kế tạo mẫu quần cần xác định lượng dư cử động phù hợp để tạo sựvừa vặn, đạt được tính thẩm mỹ và tạo sự thoải mái cho người mặc Phươngpháp tạo mẫu quần bằng tính toán, phân tích dựa trên hệ thống công thứcthiết kế là phương pháp cơ bản cho đến nay được ứng dụng phổ biến Yêucầu quan trọng của phương pháp này là biết được tính chất vật liệu, tính toán
độ giãn và các tham số về lượng dư cử động phù hợp ứng dụng vào côngthức thiết kế
- Quần leggings hỗ trợ chỉnh hình tạo dáng nên sẽ tạo ra áp lực tác dụnglên cơ thể Nếu mặc quần bó sát có áp lực không phù hợp có thể ảnh hưởngđến một số chức năng của cơ thể như gây rối loạn cơ xương do chuyển động
Trang 30và tư thế bất thường ở cột sống thắt lưng và xương chậu [25] Điều này chothấy tầm quan trọng của việc xác định các chỉ tiêu áp lực cho quần áo bó sát,đây cũng là cơ sở cần thiết khi tiến hành thiết kế một sản phẩm may mặc tạo
áp lực nhằm sử dụng sản phẩm đạt được hiệu quả tốt nhất
- Việc xây dựng công thức thiết kế quần leggings dựa trên áp lực và độgiãn của vải còn ít được đề cập trong các công trình được công bố
1.2 Sản phẩm may mặc áp lực
Quần áo tạo áp lực là một sản phẩm chức năng, trong thành phần vải cóchứa sợi đàn hồi để tạo áp lực cơ học tác động lên bề mặt của vùng cơ thểnhằm ổn định lực nén và hỗ trợ các hiệu ứng vật lý, sinh lý nhằm làm giảmdao động các cơ và cải thiện khớp xương [26] Loại trang phục này đượcthiết kế có kích thước nhỏ hơn so với kích thước cơ thể để khi mặc sẽ tạo độ
ôm sát vào cơ thể người mặc đồng thời tạo áp lực tác dụng lên một số vùng
cơ thể [27] Tùy vào mục đích sử dụng mà sản phẩm có mức độ áp lực khácnhau, lực này thường lớn nhất ở mắt cá chân và giảm dần khi di chuyển lênphần thân trên cơ thể Bên cạnh đó, quần áo áp lực còn được xem như là mộtphương pháp để phục hồi cho các vận động viên thể thao trong luyện tập vàthi đấu [28]
Tính chất cơ học của vật liệu, đặc tính của vải và độ vừa vặn của quần
áo có ảnh hưởng nhiều đến áp lực may mặc Các đặc tính cơ học kéo giãn vàphục hồi cần được xác định để duy trì được độ nén của quá trình sử dụng vàđánh giá được tuổi thọ của quần áo [29] Kích thước của trang phục thể thao
áp lực thường nhỏ hơn kích thước đó của cơ thể người dùng khoảng từ 20% Vì vậy, tính chất bề mặt vải và mức độ áp lực của trang phục phần lớnđánh giá bằng xúc giác và cảm giác áp lực của ngườisử dụng Nhiệt độ bêntrong cơ thể gần như không đổi từ 36,1ºC và 37,8ºC Quần áo và môi trường
15-ẩm ướt có thể làm cơ thể thay đổi khả năng đạt được trạng thái sinh lý nhiệt
và cảm giác thoải mái Điều này có ảnh hưởng chặt chẽ bởi tính thoáng khí,thấm hút tính chất, độ ẩm… Phương pháp tạo áp lực chính là thay đổi độgiãn và đàn hồi của vật liệu Tuy nhiên, hàng may mặc áp lực chỉ áp dụng áplực cục bộ trên cơ thể để hỗ trợ các quá trình sinh lý không thể đảm bảo tăngcường hiệu suất cho vận động viên vì có nhiều nguyên nhân có thể ảnhhưởng đến hoạt động của vận động viên [30], [56]
1.2.1 Ứng dụng của sản phẩm may mặc tạo áp lực
Sản phẩm may mặc tạo áp lực được sử dụng phổ biến hiện nay như tấtchân, ống tay áo, quần áo thân trên (che toàn thân trên hay chỉ một phần tay)
Trang 31và quần áo cho thân dưới (từ thắt lưng, che toàn bộ hoặc một phần chân).Sản phẩm may mặc tạo áp lực đã được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiềutrong các lĩnh vực như y tế, tạo dáng thẩm mỹ cơ thể và thể thao [31] nênyêu cầu về giá trị áp lực phù hợp cho từng bộ phận cơ thể là cần thiết đểkhông ảnh hưởng đến sự thoải mái khi sử dụng.
độ nén khác nhau Vớ nén được phân thành các mức áp lực dựa trên cơ sởcủa áp lực tác dụng lên mắt cá chân;
- Mức áp lực từ 20–30 mmHg được khuyến nghị điều trị giãn tĩnhmạch, phù nhẹ, hoặc mỏi chân,
- Mức áp lực từ 30–40 mmHg cho điều trị bệnh giãn tĩnh mạch nặnghoặc mãn tính vừa phải,
- Mức áp lực ở mức 40–50 mmHg hoặc lớn hơn 60 mmHg có thể được
sử dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch mãn tính nặng và có biến chứng Vớthường sử dụng có hiệu quả trong vòng 4-6 tháng [27]
Băng nén cũng là một sản phẩm y tế sử dụng điều trị cho các bệnh lýnhư giãn tỉnh mạch, phù bạch huyết, phỏng, sẹo lồi và hỗ trợ hồi phục sauphẫu thuật Kỹ thuật băng bó với áp lực không phù hợp có thể dẫn đến tổnthương mô, đau, phù nề và hoại tử Băng nén được chia thành hai loại chính:
- Độ giãn lớn là loại băng làm từ vải dệt kim hoặc dệt thoi có chứa sợitổng hợp làm từ polyamit hoặc polyurethane Áp lực tối ưu là 35–40 mmHgtùy thuộc vào kích thước của chi và bệnh nhân
- Độ giãn nhỏ là loại băng không co giãn thường được làm từ 100% sợibông Độ giãn của băng đạt tối đa 100% để tạo thành một lớp vải cứng baoquanh chi, hạn chế hoạt động cơ bắp
Băng có thể được kéo giãn để có áp lực dưới 60 mmHg ở chân và 30–
40 mmHg ở cánh tay được chỉ định ở những bệnh nhân có những biếnchứng: Chân tay sưng to không thể mặc quần áo nén, biến dạng hình dạngtay chân, thay đổi da và mô, loét, bạch huyết [33], [34], [35]
Trang 32Hình 1.7 Một kỹ thuật băng bó kém bị phù quanh đầu gối và các ngón chân [33]
Nuttawut Sermsathanasawadi [36] nghiên cứu sử dụng băng nén đànhồi tùy chỉnh có thành phần là 35% cotton, 30% polyester và 35% Spandex.Băng sử dụng cho các bệnh nhân bị suy tĩnh mạch mãn tính ở độ tuổi 18–70tuổi Kết quả đã chỉ ra rằng băng nén đạt mức áp lực từ 35–45 mmHg ở vùngphía trên khớp mắt cá chân là có hiệu quả điều trị an toàn cho bệnh suy tĩnhmạch mạn tính
Hình 1.8 Băng đàn hồi tùy chỉnh với thiết bị PicoPress đo hướng dẫn áp lực [36]
Lợi ích của phương pháp nén trong y tế đã được đề cập như hỗ trợ cơbắp, thực hiện phục hồi chức năng tim, thúc đẩy sự thoải mái và tăng cườngtình trạng của da Phương thức nén có thể thay đổi mức độ căng nhờ tính đànhồi của vật liệu, cả về bản chất lẫn hình dáng, tùy theo cách thức áp dụngchúng [37]
1.2.1.2 Ứng dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ chỉnh hình
Ngày nay, cuộc sống xã hội và cá nhân của mọi người bị ảnh hưởng bởinhững thói quen xấu, chẳng hạn như cúi người trong khi ngồi học và làmviệc, sử dụng máy tính và thiết bị thông minh quá thường xuyên, đeo mangtúi nặng, sử dụng bàn và ghế có chiều cao không phù hợp với thể trạng…Tất
cả những điều này ảnh hưởng đến hình dạng cơ bắp, làm biến dạng khungxương và gây ra các dị tật tư thế
Sản phẩm áp lực hỗ trợ chức năng chỉnh hình nhằm thay đổi các đặctính cấu trúc và chức năng của hệ thống cơ xương, để cố định, giảm bớt hoặc
Trang 33điều chỉnh cột sống, tay, chân khi bị biến dạng Các sản phẩm bao gồm cácloại nẹp lưng, nẹp cột sống, nẹp cổ, áo nịt ngực Chức năng chính của sảnphẩm là cố định tạm thời và bảo vệ an toàn một số bộ phận cơ và hệ thốngxương, hay hỗ trợ cho các chi và bộ phận cơ thể bị thiếu chức năng Thờigian đeo chỉnh hình được quy định bởi bác sĩ Dụng cụ chỉnh hình (thắt lưng/
áo nịt ngực/áo vest) được sử dụng để giảm đau, hạn chế thêm tổn thương,giúp cơ yếu và ngăn ngừa hoặc giúp điều chỉnh biến dạng bằng cách duy trì
sự ổn định bộ phận của cơ thể bằng lực nén [38], [39], [40]
(a) (b)
Hình 1.9: (a) Nẹp lưng trên; (b) nẹp toàn bộ cột sống [38]
Sản phẩm may mặc bó sát còn được lựa chọn để làm đẹp bằng cách néntrên các vùng cơ thể để tạo ra các hình dạng cần thiết, đối tượng sử dụngthường là những phụ nữ có vấn đề về hình dáng cơ thể và muốn tái định hìnhphần thân dưới bằng cách nâng hông, nén bụng để tăng cường vẽ ngoài thẩm
mỹ
Đai thắt lưng là một dạng sản phẩm áp lực điển hình được nhiều ngườilựa chọn sử dụng Dựa theo các khả năng chịu đựng áp lực, đai được phânloại như nhẹ, trung bình và cấp độ mạnh có kiểm soát Mức độ nén được tạobởi loại vật liệu bền chặt và có nhiều lớp vải hơn Đối với sản phẩm tạo hình
ở phần dưới cơ thể của phụ nữ thì không nên tạo ra cảm giác khó chịu haybất kỳ tác động bất lợi về sinh lý học của người mặc Độ nén ép của sảnphẩm còn hỗ trợ hiệu quả giảm kích thước cơ thể sau giải phẫu cho ngườibéo, khả năng đàn hồi của cơ bắp và cấu trúc xương của con người Việcđánh giá hiệu quả của đai thắt lưng dựa trên các cảm giác chủ quan như cảmgiác xúc giác, cảm giác nóng, ướt và các biện pháp khách quan như thay đổihình dạng cơ thể [41] Đai thắt lưng ở phần bụng với thời gian sử dụng trong
từ 9 đến 16 giờ thì chỉ tiêu áp lực da được áp dụng ở vùng bụng là 15,5 ± 0,4mmHg và ở vùng hông là 13,6 ± 0,6 mmHg [42]
Kaiyue Zuo và cộng sự [43] đã nghiên cứu thiết lập mô hình phân loạihiệu quả định hình cho áo nịt ngực bằng áp lực và hiệu quả định hình trênchín nữ sinh viên đại học Trung Quốc ở độ tuổi 20–25 Áp lực được đo tại 31
Trang 34điểm trước và sau khi mặc áo nịt ngực Các đối tượng được quét cơ thể bachiều trước và sau khi mặc áo nịt ngực, mô hình phân loại hiệu quả định hìnhđược đặc trưng bởi áp lực đã được thiết lập bằng phương pháp gián tiếp: khicác giá trị áp lực toàn diện của chu vi ngực, chu vi vòng eo và chu vi bụng là1,4 kPa đến 3,4 kPa
Nguyễn Thị Thu Thủy và cộng sự [44] cũng đưa ra mức áp lực tối ưuđối với quần hoặc băng gen bụng tại vị trí vòng eo trước là từ 6,98 đến 10,91mmHg, vòng eo sau từ 8,98 đến 14,27 mmHg, vòng eo cạnh từ 11,89 đến17,65 mmHg Trong phạm vi áp lực này kích thước vòng eo giảm từ 3,1 đến4,7 cm
Đai quấn bụng thường có dạng ống dùng để bó trên phần bụng chonhững phụ nữ sau sinh Các sản phẩm áp lực được dùng cho bụng thườngđược chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ vùng bụng, giúp chongười bị đau lưng có cảm giác dễ dàng hơn trong lao động hàng ngày, cũngnhư giúp phụ nữ cải thiện các vấn đề có khả năng xảy ra sau khi sinh
Sản phẩm dệt kim hỗ trợ chỉnh hình được chia thành ba loại: Hỗ trợphòng ngừa, hỗ trợ chức năng, hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật Chỉnh hìnhthường được thực hiện bằng cách tùy chỉnh cho từng đối tượng dựa trên sựkết hợp của khoa học công nghệ hỗ trợ xương phù hợp Các sản phẩm hỗ trợchỉnh hình thường được thiết kế và sản xuất bằng vải đàn hồi dệt kim, đốivới định hình giải phẫu sản phẩm có chèn bổ sung silicone, kim loại hoặc các
bộ phận khác để làm khung và các linh kiện gia cố các bộ phận để điềuchỉnh như dây đai, ốc vít và bản lề Tất cả các bộ phận hỗ trợ có thể làm thayđổi độ đàn hồi cũng như áp lực của toàn bộ sản phẩm [45]
1.2.1.3 Ứng dụng trong lĩnh vực thể thao
Trong lĩnh vực thể thao, quần áo nén đã trở nên phổ biến rộng rãi Mụcđích của sản phẩm là nâng cao hiệu suất cho các vận động viên, giảm khảnăng bị thương và đẩy nhanh quá trình phục hồi Có hai nguyên tắc cần đượcxem xét về thiết kế và kỹ thuật đó là áp dụng lực nén trên các cơ để tăng lưulượng máu và ứng dụng các nguyên lý của khí động học để giảm lực cảntrong các môn thể thao có tốc độ cao Bên cạnh đó chức năng thẩm mỹ cũng
là một tiêu chí quan trọng trong thiết kế Mục đích của quần áo thể thao có
áp lực là làm tăng lactate máu, tăng cường cung cấp oxy, có tác dụng trợ lựcgiảm chấn thương và cải thiện phục hồi sau khi tập thể dục và thi đấu Một
số lợi ích khác của đồ thể thao như giữ ấm cho cơ bắp để ngăn ngừa sự giãn
cơ, thải mồ hôi ra khỏi cơ thể để hạn chế sự ma sát giữa vật liệu với da sẽ
Trang 35gây ra phồng rộp cho bộ phận cơ thể Giúp giảm sự cứng cơ và đau nhức cơbắp, giảm thời gian cho cơ tự phục hồi.
Một chuyển động cơ thể đơn giản và thông thường sẽ làm da giãn rakhoảng 10–50% [46] do đó, quần áo bó sát cần phải có độ giãn tương ứng đểtạo điều kiện chuyển động thuận lợi cho cơ thể đồng thời vẫn đảm bảo đượctính tiện nghi cho người mặc (hình 1.10)
Hình 1.10 Các khu vực chính của cơ thể thường giãn da khi chuyển động [46]
Makabe và đồng sự [47] đã quan sát thấy rằng trong phạm vi áp lựccủa quần áo thấp hơn 15 gf/cm2 người mặc có cảm giác thoải mái, áp lựctrung bình của quần áo trong phạm vi 15–25 gf/cm2 sẽ gây cảm giác khó chịunhẹ và khi áp lực quần áo vượt quá 25 gf/cm2 thì sẽ cho giác cực kỳ khóchịu Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Toản và cộng sự [48] đã xác lậpđược khoảng giá trị áp lực tiện nghi của quần áo bó sát tại vùng bụng là từ4,56 mmHg đến 9,87 mmHg, vùng mông từ 6,04 mmHg đến 11,7 mmHg.Theo nghiên cứu của Partsch [49] thì với mức áp lực của quần áo trong phạm
vi từ 30-45 mmHg thì sẽ gây cảm giác khó chịu khi mặc Miền giá trị áp lựcphù hợp ở các phần leggings thể thao được thể hiện ở hình (1.11)
Trang 36Hình 1.11 Giá trị áp lực được phân bố ở các phần thân dưới của quần thể thao
Vớ nén thể thao có chiều dài từ đầu gối đến mắt cá chân có độ nén phùhợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất là khoảng 20 mmHg [52]
Trong các hoạt động thể thao, sự tương tác giữa đồ thể thao nén vớikích thích cơ thể con người sẽ gây nên những cảm thụ cơ thể khác nhau và
nó sẽ tạo ra sự cảm nhận qua các giác quan khác nhau khi chạm (mịn, gồghề, mềm mại và cứng), nhiệt (lạnh và ấm áp, ẩm ướt, thở), đau (đau nhói vàngứa ngáy), và trực quan (thẩm mỹ thoải mái) Da là cơ quan cực kỳ nhạycảm khi kích thích cơ học, và khi da dịch chuyển dưới 0,001 mm đã dẫn đếncảm giác áp lực hoặc tiếp xúc [53]
Sản phẩm may mặc áp lực có áp lực trên toàn bộ cơ thể từ khoảng: 17,8
± 2,2 mmHg ở mắt cá chân, 9,2 ± 1,6 mmHg ở hông, 5,9 ± 0,8 mmHg ở thắtlưng, 5,3 ± 0,5 mmHg ở ngực, 7,3 ± 2,5 mmHg ở cánh tay trên và 5,8 ± 1,0mmHg ở khu vực cẳng tay Áp lực tối ưu cho phần chi dưới là: 18 mmHg ởmắt cá chân, 8 mmHg ở đùi trên, 14,8 và 10 mmHg ở bắp đùi, đầu gối và đùidưới [54] Sự cải thiện hiệu suất đã được nghiên cứu có hiệu quả với áp lực
từ 1,1 đến 34,3 mmHg ở mắt cá chân và từ 9,3 đến 20,5 mmHg ở bắp chân [55]
Weirong Wang và cộng sự [56] đã thiết kế 2 kiểu quần leggings tậpYoga: Mẫu 1 có kiểu dáng phân vùng áp lực theo biến dạng bề mặt da khitập thể dục với cấu trúc vải gồm 5 loại vật liệu được chia thành ba độ giãn(thấp: loại vải 3 và 4; vải co giãn trung bình: loại vải 2, 5; và các loại vải có
độ co giãn cao: vải 1) và mẫu quần 2 có kiểu dáng quần liền mảnh được mayvới vật liệu co giãn cao Áp lực của 2 mẫu quần được đo 10 vị trí trên cơ thể.Kết quả áp lực của quần đo tại các điểm nằm trong khoảng từ 0,2 kPa đến1,2 kPa tương đương 1,5 mmHg đến 9 mmHg và thấp hơn 1,96 kPa tươngđương 14,25 mmHg, cho thấy rằng áp lực của quần nằm trong phạm vi thoải
Trang 37mái của quần áo bó sát Thiết kế theo cấu trúc phân vùng quần có phạm vithay đổi áp lực da nhỏ tác động lên cơ thể khi tập yoga và có áp lực ổn địnhtốt hơn
F Engel và cộng sự [57] nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng các thông số sinh lý,tâm lý trong và sau khi tham gia các môn thể thao sức bền đến hiệu suất, khả năngphục hồi và kiểm soát, so sánh các thử nghiệm nén và không nén đã được nghiêncứu dựa trên cơ sở 55 bài báo với 788 người tham gia cho thấy nếu mặc quần áo áplực trong và sau khi tập thể dục cường độ cao hoặc sức bền, các vận động viên sẽ cólợi như loại bỏ lactate, giảm đau cơ, tổn thương và viêm trong quá trình hồi phục.Các quá trình này có thể là do cơ giảm dao động trong khi tập luyện, cải thiện khảnăng thanh thải các chất chuyển hóa thông qua cải thiện lưu lượng máu
Tóm lại, sản phẩm dệt may tạo áp lực được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực củacuộc sống Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích khi sử dụng sản phẩm may mặc
có tạo áp lực trong các lĩnh vực y tế, thẩm mỹ và thể thao Tùy thuộc vào lĩnh vực
và mục đích sử dụng mà sản phẩm được thiết kế với các mức độ áp lực phù hợp vìtính an toàn cho người sử dụng và hiệu quả cho sản phẩm Vật liệu sử dụng cho sảnphẩm tạo áp lực chủ yếu là vải dệt kim vì đây là vật liệu có tính đàn hồi tốt so vớicác vật liệu khác
1.2.2 Vật liệu sử dụng cho sản phẩm may mặc tạo áp lực
Vải dệt kim thường được phân loại theo mức độ co giãn, vải dệt kim co giãnhai chiều có thể được sử dụng cho quần bó sát, vải dệt kim co giãn cao được sửdụng cho trang phục thể thao để nâng cao hiệu suất, vải có thể co giãn 100% hoặcthậm chí cao hơn theo chiều dọc và chiều ngang Sợi đàn hồi thường được sử dụngtrong trang phục thể thao để có thể linh hoạt co giãn và phục hồi hình dạng Các loạisợi như spandex có thể tăng thêm độ đàn hồi lên đến 30% hoặc có thể kéo dài gấpđôi chiều dài của chúng nhiều lần và phục hồi nhanh sau khi kéo giãn [58], [59],[60] Sợi elastane và spandex tên thương mại còn gọi là lycra có tính đàn hồi caonên thường được pha trộn với các loại sợi khác trong vật liệu may mặc; tỷ lệ phầntrăm được sử dụng tùy thuộc vào mục đích của nhà sản xuất đối với vải Vải dùngtrong trang phục thể thao thường chứa 15-40% tỷ lệ elastane [61] Ngành côngnghiệp đồ thể thao đã phát triển các dạng vải thun mới có tính năng hút ẩm, quản lý
độ ẩm và có độ mềm mại, co giãn nhiều hơn
Các loại sợi được sử dụng trong trang phục thể thao có các tính chất khácnhau, các nhà nghiên cứu hiện tại muốn cải thiện để tăng cường các thuộc tính tựnhiên cho vải bằng cách pha trộn nhiều loại sợi hoặc xử lý hoàn tất Nylon,
Trang 38polyester và spandex là những loại sợi tổng hợp được sử dụng thường xuyên nhấttrong công nghiệp trang phục thể thao [62]
Việc kết hợp các loại sợi khác nhau được thực hiện rộng rãi để nâng cao hiệusuất và chất lượng thẩm mỹ của vải Phối hợp sợi tự nhiên và sợi nhân tạo có những
ưu điểm cụ thể là kết hợp các đặc tính tốt của cả hai thành phần sợi Hỗn hợpviscose/polyester cho nhiều ưu điểm như ít vón cục, ít tĩnh điện, kéo sợi dễ dàng vàđồng đều hơn cho Tỷ lệ thành phần tốt nhất của loại vải này sẽ là 60% sợi cotton
và 40% polyester Thành phần sợi tự nhiên càng cao thì độ mềm của sợi sẽ càngtăng trong khi sợi tổng hợp sẽ tạo cho vải độ bóng, độ bền cơ học và độ bền màu.Những lợi ích này cũng cho ra nhiều loại sản phẩm mới và có đặc tính tốt hơn chovải trên thị trường sản phẩm may mặc [63]
Aziza B và cộng sự [64] cho rằng vật liệu cho quần áo thể thao nên sử dụngthành phần sợi hỗn hợp với tỷ lệ 75-55% cotton, 17-35% sợi poly-acryl-nitrile vàsợi đàn hồi-lycra 8-10% Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng của vải dệtkim mới khác với loại vải truyền thống về: cấu trúc, kích thước, độ bền khi có cùngcấu trúc đan Sử dụng các sợi đàn hồi trong cấu trúc, cho vải dệt kim có hình dạngtốt nhất, độ mài mòn và tính đàn hồi cao, và sợi nitron có tính năng cách nhiệt cao Kim Soon Boon và cộng sự [22] nghiên cứu và phát triển mẫu quần bó, vậtliệu được sử dụng có thành phần 92% cotton và 8% là spandex, kiểu mẫu đượcchọn từ 5 mẫu quần bó sát trên thị trường nhằm tìm ra mẫu tốt nhất về ngoại quan
và đạt được các chuyển động để cải tiến tạo ra mẫu nghiên cứu và đánh giá bằngcác giác quan, cho điểm số về chức năng và hình thức vận động Kết quả cho thấyhiệu quả cải thiện về chức năng và hình thức của mẫu nghiên cứu cao hơn so vớicác mẫu trên thị trường
Mounir Hassan và đồng sự [65] đã nghiên cứu ảnh hưởng các đặc tính của vảiquần áo thể thao đối với các phản ứng sinh lý và hiệu suất của ba loại vải khác nhau
có thành phần sợi 100% bông, hỗn hợp polyester/bông (65/35) và sợi polyester biếntính 100% Kết quả cho thấy mẫu có 100% sợi polyester cho hiệu quả phản ứngsinh lý và tăng hiệu suất cho các vận động viên tốt hơn do việc quản lý độ ẩm tốt,tính thấm hơi nước tương đối (68%) và độ dẫn nhiệt thấp nhưng chuyển tải mồ hôi
ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả so với hai loại vải còn lại Mẫu vải100% cotton thể hiện một số nhược điểm về khả năng thoát ẩm, mặc dù thấm hút
mồ hôi tốt, nhưng lại bám chặt vào cơ thể, tạo cảm giác khó chịu, nóng bức Khi vảithấm ướt mồ hôi bắt đầu mất khả năng cách nhiệt, gây cảm giác lạnh cơ thể sau khitập thể dục
Trang 39Tính chất tiện nghi khi mặc là mục tiêu chính trong thiết kế, thường bị ảnhhưởng bởi một số thuộc tính quan trọng của vải như độ xốp, độ dày và thành phần
xơ sợi Thành phần và số lớp của vải ảnh hưởng đến tính chất quản lý độ ẩm và điềunhiệt, các tính chất này có mối tương quan với nhau chặt chẽ Sự thoải mái khi mặc
là một nhu cầu đa dạng, có thể được chia thành bốn khía cạnh chính khác nhau [66]
Sự ổn định kích thước của sản phẩm may mặc có liên quan đến vải dệt là yếu
tố quyết định cho chất lượng sản phẩm Ứng xử cơ học trong một thời gian dài củavải dệt cũng như hệ thống vải dệt có thể được thể hiện đáng quan tâm bằng cáchphân tích rão và phục hồi rão của vật liệu
Vải và các sản phẩm dệt kim khi chịu nhiều loại ứng suất và tải trọng khácnhau sẽ gây ra các biến dạng trong quá trình sử dụng Quá trình chịu tải và bỏ tảihoặc ở trạng thái tự do của vải xen kẽ ảnh hưởng đến cấu trúc dệt kim và có thể gây
ra những thay đổi về kích thước tuyến tính hoặc dẫn đến biến dạng của các mặthàng dệt kim và sau cùng sẽ làm mất đi vẻ ngoài của sản phẩm hoặc các đặc tínhchức năng của vải [67] Có một số công trình nghiên cứu được thử nghiệm trênhành vi biến dạng của hàng dệt nói chung và tập trung vào các loại vải dệt kim Hầuhết các nghiên cứu được thực hiện dựa trên cấu trúc dệt kim đan ngang thông dụng.Vải tổng hợp là sự lựa chọn phù hợp cho quần áo thể thao vì chúng có khảnăng kết hợp các đặc tính tốt của các thành phần xơ và sợi với nhau để hình thànhnên tính chất chung của vải như quản lý độ ẩm, mềm mại, nhẹ, cách nhiệt và khônhanh Thành phần xơ polyester có nhiều tính chất vượt trội như có độ ổn địnhkích thước vượt trội và có khả năng chống bụi bẩn, kiềm, thối rữa, nấm mốc và cácdung môi hữu cơ phổ biến nhất Bền, nhưng nhẹ, độ đàn hồi và cảm giác êm ái thoảimái, khả năng chịu nhiệt và ổn định nhiệt cao, đây là những tính chất quan trọng đốivới nhu cầu của người tiêu dùng khi chọn lựa trang phục thể thao
1.2.3 Mô hình tính toán biến dạng của vải dệt kim
Vải dệt kim được sử dụng phổ biến trong quần áo thể thao Tính chất của vảidệt kim dễ bị biến dạng khi chịu tác dụng lực nên sử dụng phương pháp mô hìnhhóa biến dạng
Mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối tượng, cácquá trình bằng cách xây dựng mô hình của chúng và dựa trên mô hình đó để nghiêncứu trở lại đối tượng thực Mô hình vải dệt kim có thể phân thành:
- Mô hình đặc trưng bên trong : Mô tả cấu trúc, trạng thái của vải
- Mô hình đặc trưng bên ngoài: Mô tả tính chất, hiện tượng của vải
Hiện tượng vật liệu bị thay đổi hình dạng, kích thước và cấu trúc ban đầu donhững tác động bên ngoài được gọi là hiện tượng biến dạng, quá trình gây ra hiện
Trang 40tượng biến dạng đó được gọi là quá trình biến dạng.Trong quá trình gia công và sửdụng, vải luôn chịu những tác động của lực bên ngoài như kéo, nén, uốn, xoắnnhững yếu tố này làm cho chúng thay đổi hình dạng so với hình dạng kích thướcban đầu
Mô hình biến dạng của vải dệt kim được biểu diễn bằng mô hình biến dạngđàn hồi-nhớt Thành phần biến dạng đàn hồi được đặt trưng bằng một lò xo mô đun
đàn hồi E và thành phần biến dạng nhớt được đặc trưng bằng một hoãn xung có độ
nhớt động lực học ղ Có một số mô hình biến dạng đàn hồi-nhớt cơ bản của vảiđược biểu diễn như sau [68]:
Hình 1.12 Các mô hình biến dạng đàn hồi-nhớt của vải dệt kim [68]
Các nghiên cứu về mô hình biến dạng đã ứng dụng trong giải thích về cácthành phần biến dạng cho các loại vải dêt thoi và dệt kim được nhiều tác giả đề cập.Yanagawa và các cộng sự [69] đã phát triển phương pháp phân tích để tínhtoán các đặc tính kéo của vải dệt kim đơn tricot, nhưng nó bị giới hạn ở ứng suất haitrục của vải dệt kim từ sợi thông thường Biến dạng hoàn toàn và các thành phầnbiến dạng là những đặc điểm được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu mộtchu kỳ để đánh giá tính chất cơ học của vật liệu dệt Biến dạng đầy đủ bao gồm cácthành phần sau: biến dạng đàn hồi, biến mất ngay sau khi bỏ tải; biến dạng dẻotrong thời để tự do thường xảy ra với tốc độ chậm
Deng và cộng sự [70] nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và tải trọng đến độrão của cấu trúc vải dệt kim polypropylene Asayesh và cộng sự [71] đã nghiên cứu
dự đoán độ rão của vải dệt thoi từ sợi polyester trơn bằng cách sử dụng mô hình 3phần tử đàn hồi nhớt, trong khi đó Urbelis và cộng sự [72], cũng đã thực hiện thửnghiệm độ rão trên vải nhiều lớp khi ủi kết dính và theo từng phần của các lớp vảikhi không ủi kết dính và hướng sợi Họ phát hiện ra rằng ảnh hưởng của chất kếtdính đối với hành vi rão của vật liệu vải nhiều lớp theo hướng sợi là không đáng kể.Các tác giả đã giới thiệu một mô hình đàn hồi nhớt để xác định độ phục hồi biếndạng phụ thuộc vào ứng xử của vải, xác định các tham số của mô hình, trong thờigian là 30 phút có tải trọng là 40–50 N, theo hướng sợi Tác giả cũng tính toán sự